Từ việc nhân diện đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Quang Thân qua hai tác phẩm Con ngựa Mãn Châu và Hội thề, luận văn Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Quang Thân qua Con ngựa Mãn Châu và Hội thề đi đến khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả, đồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà văn trong việ đổi mới thể loại.
Trang 1PHAN THÙY GIANG
DAC DIEM TIEU THUYẾT LỊCH SỬ
CỦA NGUYÊN QUANG THÂN
QUA CON NGUA MAN CHAU VA HOI THE
Chuyên ngành: Văn học
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HQC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THÀNH
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
“Tác giả luận văn
Trang 3
1 Lí do chon dé tai 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu " 5 Đồng góp của luận văn "
6 Cầu trúc của luận văn 2
CHƯƠNG 1 NGUYEN QUANG THAN TRONG DIEN MAO TIỂU
THUYET LICH SU VIET NAM DAU THE KỶ XXI — 1.1 NGUYEN QUANG THAN - HANH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN
NIEM NGHE THUAT 1B
1.1.1 Hành trình sáng tạo 1
1.1.2 Quan niệm nghệ thuật 18 1.2 NGUYEN QUANG THAN TRONG DIEN MAO TIÊU THUYÉT LỊCH
SU VIET NAM THÊ KỈ XXI 23
1.2.1 Các khuynh hướng chính 3
1.2.2 Dấu ấn Nguyễn Quang Thân 32
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIÊM NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYÊN QUANG THÂN QUA CON NOVA
.MÃN CH.ÂU VÀ HỘI THẺ - -=e để
2.1 QUA CHỦ ĐÈ LỊCH SỬ 35
2.1.1 Vai t va thân phận của trí thức trong dòng xoáy lịch sữ 35
2.1.2 Nhân dân là cội nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi 47
2.1.3 Nhân nghĩa, hòa hiểu làm nên sự bền vững của dân tộc 52
2.2 QUA THE GIGI NHAN VAT 56
Trang 4CHƯƠNG 3 DAC DIEM PHUONG THỨC THÊ HIỆN TRONG TIỂU
THUYET LICH SU CUA NGUYEN QUANG THAN QUA CON NGUA
MAN CHAU VA HOI THE 83 3.1 KET CAU, 83 3.1.1 Kết cấu tuyến tính 8 3.1.2 Kết cấu tương phản 88 3.2 NGÔN NGỮ, 93 3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật 93 3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật 100 3.3 GIONG DIEU 104
3.3.1 Giọng triết lý, chiêm nghiệm 104
3.3.2 Giọng chất vấn hoài nghỉ trong Con ngựa Mãn Châu và giọng
ngợi ca hảo sảng trong Hội thé 107
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5“Trong không khí đổi mới văn học sôi nổi từ sau Đại hội Đảng lần VI
(1986), văn xuôi nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng có sự phát triển rõ
rét, Khong chỉ miêu tả các sự kiện lịch sử trọng đại, khắc họa những nhân vật
iểu thuyết
nỗi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, các nhà
còn mượn lịch sử để gửi gắm những vấn đề thế sự, nhân sinh, khơi mở những bí ấn, đồng thời thể hiện suy tư về các vấn đề liên quan đến con người và xã hội đương đại Các phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử như kết cấu, cốt truyện cho đến ngôn ngữ, giọng điệu cũng có nhiều đổi mới Diện
mạo tiêu thuyết lịch sử đương đại khá phong phú va da dạng, với hàng trim
tiểu thuyét nhu Bao táp cung đình, Huyền Trân cơng chúa (Hồng Quốc
Hai); Ving wie sao Kh (Hồng Cơng Khanh); Sông Côn mùa lĩ (Nguyễn
Mộng Giác); Gió lửa (Nam Dao); HỖ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên
chùa (Nguyễn Xuân Khánh); Quẩn sư Nguyễn Trãi (Trần Bá Chi); Lé Loi
(Hàn Thế Dũng); Giản thiếu (Võ Thị Hảo), Tây Sơn bỉ hùng truyện (Lê Đình Danh) v.v Trong đó, Nguyễn Quang Thân cũng góp mặt với hai tác phẩm và đã được ghỉ nhận bằng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam
Nguyễn Quang Thân sinh ngày 15 tháng 4 năm 1936 tại xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và tiểu thuyết Khởi nghiệp từ năm 20 tuổi, đến nay, Nguyễn Quang Thân đã
được người đọc biết đến qua các tập truyện ngắn như Những chùm cúc biển
(1979), Người không đi cùng chuyến tàu (1989), 15 truyện ngắn chọn lọc
(1994), Hoa cho một đời (1996), Truyện ngắn Nguyễn Quang Thân - Dạ
Trang 6thể loại tiểu thuyết lịch sử và cho ra đời hai tác phẩm Con ngựa Mãn Châu
(2001) và Hội thé (2008),
Với quan niệm: “người viết tiểu thuyết lịch sử không nên là nhà sử học,
cũng không nên là ông giáo dạy sử mà chỉ nên là nhà văn”, Nguyễn Quang
“Thân đã khẳng định tính độc lập trong sáng tác của người cằm bút khi đến với thể loại tiểu thuyết lịch sử Đó cũng là khát vọng dắn thân của một nhà văn đầy bản lĩnh trên con đường sáng tạo nghệ thuật vốn không bao giờ bằng
phẳng Con ngựa Mãn Châu và Hội thẻ thể hiện tư duy lịch sử độc đáo và
một lối viết mới mẻ, góp phẩn làm nên sự phong phú của tiểu thuyết lịch sử
¡ Đặc điểm
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Quang Thân qua Con ngựa Mãn Châu và
“Hội thề đề nghiên cứu trong khuôn khô một luận văn thạc sĩ 2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Con ngựa Mãn Châu
Đặt bút sáng tác từ năm 1998, hai năm sau, Nguyễn Quang Thân cho ra đời tiểu thuyết lịch sử Con ngựa Mân Châu với độ dài trên 700 trang Song
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Đó là lí do chúng tôi chọn đi
đến nay, cái tên Con ngựa Mãn Châu dường như vẫn còn khá xa lạ đối với
người đọc Số lượng bải viết, những công trình nghiên cứu có liên quan đến tác phẩm này cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay
Đầu tiên, phải kể đến bài viết Tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu của
Phan Ngọc Tác giả của bài viết đã đánh giá khả cao cuốn tiêu thuyết lịch sử
đầu tay của Nguyễn Quang Thân khi cho rằng Con ngựa Mãn Châu là một
Trang 7đồng hiện” để cho từng cá nhân có một chỗ trống qua đó thể hiện những sự khác nhau trong các hành vi” [70] Với những nhận định trên, có thể thấy
Phan Ngọc đã dành cho Con ngựa Mfân Châu nhiều sự ưu ái
Khác với Phan Ngọc, tác giả Nhật Tuấn có phẩn khắt khe hơn khi đánh
giá tiểu thuyết Can ngựa Mãn Châu Trong bài viết Con ngựa Mãn Châu, ngoài việc chỉ ra "trung tâm của cuốn sách” là "chuyện ngoại tình của bà chủ
trại, Dư An với ông bác sĩ Can”, đồng thời nhắn mạnh “nhà văn không chi
mô tả cuộc tình tay ba, ông muốn dựng lại một thời sôi động của cách mạng” dù “thiếu sự hoành tráng, thiểu mảu máu lửa vốn tượng trưng cho thời
”, Nhật Tuấn còn nêu lên một số hạn chế của tác phẩm như hình tượng con
ngựa Mãn Chau “chang thé nao tiêu biểu” cho nội dung cuốn sách, “cái chết
của cặp tình nhân Dư An và Can bởi bom đạn Pháp với hình ảnh ngôi mộ trên
đổi thông đầy bất ngờ và ngẫu nhiên nên hạn chế rất nhiều xúc động cho đọc
gia” Kết thúc bài viết, Nhật Tuần nhận xét: “Đọc xong 700 trang in, gấp sách lại, người ta thấy ngắn ngơ như vừa ra khỏi một chặng đường của lịch sử và thấy bồi hồi thán phục về một khối lượng lao động lớn mà nhà văn đã bỏ ra
trong cái thời buổi thị trường sôi động này” [82]
Tác giả Thúy Nga trong bài viết Con ngựa Mãn Châu
“Cuộc cách mạng được nhìn từ nhiều phía đã mang lại cho cuốn
sức sống của bản thân đời sống Cái đời sống khách quan mà ở đó mỗi nhân vật đều được tác giả chăm chút vẽ nên từng nét đậm nhạt Trừ ra có một
người Nguyễn Quang Thân không vẽ được, ông phủ lên đó từng nỗi thương
yêu dành cho người phụ nữ dịu dàng, mảnh mai mà quả cảm ấy của núi đồi ~
Trang 8Sau khi nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con ngựa Mãn Châu, Văn Ngọc trong bài Đọc Con ngựa Mãn Châu khẳng dink: “Con ngựa Mãn Châu
là một thiên tiểu thuyết về một thời kỷ lịch sử đầy những biến động to lớn và
dữ đội trên đất nước ta Đó là thời điểm năm 45, với nạn đói khủng khiếp,
với những ngày Cách mạng tháng Tám sôi sục và những ngày dầu Nam Bộ kháng chiến” [71] Bên cạnh đó, Văn Ngọc cũng chỉ ra cái hạn chế qua "nhịp
điệu hơi chậm trong cách kể chuyện của Nguyễn Quang Thân” đồng thời khẳng định “cái bí quyết riêng” để hấp dẫn người đọc ở tiểu thuyết Con ngựa
Mãn Châu là “tình yêu với tất cả những diễn biến ma quái của nó” bởi vì
“thực chất nó là một truyện
Trong bài viết Tiểu thuyết lịch sử: Việt Nam đương đại ~ suy nghĩ từ những tác phẩm vẻ chủ đ lịch sử, tác giả Phạm Xuân Thạch đã lẫy Con ngựa
Mãn Châu như một tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ nhận định “quá trình cá
nhân hóa hư cấu” trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại Theo đó, tác phẩm Con ngựa Mân Châu được Phạm Xuân Thạch giới thiệu với một số điểm nỗi bật như: phân rã cốt truyện bằng cách “giới hạn thời gian cốt truyện
tình yêu và lòng nhân ái” [71]
trong những thời diém khủng hoảng”; "sự linh hoạt trong việc luân chuyển
giữa trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật từ ngôi thứ ba” dẫn đến sự xuất
hiện kiểu nhân vật như là “những lập trường tư tưởng”; “mô thức chủ quan
hóa triệt để” khiến tiểu thuyết lịch sử trở thành “những ấn tượng và những suy
tư cá nhân về các vấn đẻ của lịch sử” Từ đó, Phạm Xuân Thạch đi đến nhận
định: “Sẽ là sai lầm và đại đột nếu đi tìm trong Cøn ngựa Mãn Châu một sự
xác thực có tính tư liệu nào đó về nạn đói và công cuộc cướp chính quyền ở tỉnh Nghệ An Qua số phận của những cá nhân, ông nói về những dẫn vặt
Trang 9rẽ giữa những người vô sản và những người trí thức Những nghỉ ky, những,
khác biệt văn hoá, những vấn đề của lịch sử mà để giải quyết không đơn giản
chỉ là sự "lột xác”, "tìm đường” của những người trí thức" [75]
'Bên cạnh việc khẳng định “tinh thần khát sống” là “phẩm chất đậm chất” Nguyễn Quang Thân, tác giả Hoài Nam trong bài viết Nhà văn Nguyễn Quang Thân, người khát sống còn chứng minh tỉnh thần ấy qua “niềm ham sống, sự
khát sống” của con người xứ Nghệ trong Con ngựa Mãn Châu Mặt khác, tác
giả còn nhấn mạnh “trong tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu sự trăn trở trước
thân phân người trí thức của Nguyễn Quang Thân đã có thêm được chiều kích của một trăn trở lịch sử” [64]
2.2 Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Hội thể
Kế từ khi ra đời, đặc biệt là từ khi Hội Nhà văn trao giải A trong cuộc thi tiểu thuyết lần thứ III (2006 ~ 2009), tiểu thuyết Hi thé của Nguyễn Quang, Than đã thu hút sự chú ý của đông đảo người đọc và giới phê bình Dưới đây
là những bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm Hội thé bao gồm cả
những phân tích, kiến giải đánh giá cao lẫn những tranh luận mang tính phản biện
Hoài Nam trong bai Hội thẻ, một cách nhìn
thuẫn giữa Nguyễn Trãi với các tướng lĩnh Lam Sơn như đã mô tả trong H6i
thẻ, hoàn toàn có thể hiểu tại sao sau này Nguyễn Trãi phải chịu thảm tử ở vụ
án Lệ Chỉ Viên Ngoài ra, phải kể tới ở Hợi đhẻ một ngôn ngữ văn xuôi mang
khả năng tạo dựng bối cảnh và không khí lịch sử khá cao Đó là những yếu tố
làm nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này [65] Với nhận định trên, Hoài
Trang 10“Trong bài viết Trớ trêu trí thức, bề bằng tình nhân, bên cạnh việc nhận
ra thân phận trớ trêu của Nguyễn Trãi trong mồi quan hệ với Lê Lợi và tướng
sĩ Lam Sơn, tác giả Văn Hồng đã đi vào phân tích “bốn mối tình, bốn cặp tình
nhân” trong tiểu thuyết Hới thẻ nhằm khẳng định “thân phận trớ trêu của người trí thức càng nỗi rõ nhờ được đặt trên cái nền bi khốc bẽ bàng của thân
phân tình yêu” [S9]
Tiếp nói chủ đề thân phận của người trí thức trong mối quan hệ với thể lực cằm quyền, tác giả Hoài Nam trong bài viết Khoảnh khắc hạnh phúc của
tri thức đã có nhận định khá xác đáng: "Hạnh phúc của Nguyễn Trai trong
“Hội thể” là hạnh phúc của người trí thức khi sự sáng suốt trí thức của anh ta được nhà cằm quyền lắng nghe và thực hiện Nhưng đó cũng là lúc bắt đầu
bị kịch thực sự của Nguyễn Trãi: người trí thức chân chính phải sống trong
một môi trường mà quyền lực của hoàng để chuyên chế là không bờ bến, nó
trùm lên tất thây, và quyền lực ấy đã đánh mắt định hướng vì dân tộc như lúc đầu” [66],
Tidp can Héi thể từ góc độ khác - góc độ truyền thống, tác giả Trần Thanh Giảng qua bai Doc Hi thé khéng chỉ ca ngợi “lối viết chừng mực,
thanh nhã”, “lột tả” được những tư tưởng sâu
Nguyễn Quang Thân, ông còn khẳng định: “Đọc /ội zhẻ để thấy lịch sử dân ich sử của nhà văn
tộc chúng ta hảo hing bi trang, tình người chúng ta dep không kém những
trường thiên tiểu thuyết được dịch đầy các nhà sách, hay những bộ phim dã sử nước bạn đang chiếu ngập tràn các kênh truyền hình Và hơn hết, #fội thẻ giúp
chúng ta thêm yêu, thêm tự hảo về đất nước Việt Nam” [54]
“Trong khi đó, tác giả Nguyễn Văn Hùng qua bài viết Hình tượng nhân
Trang 11phẩm chất đế vương”, “con người bi hùng”, “con người đời thường lăng mạn" và “con người của những suy tư, chiêm nghiệm” Nói về nghệ thuật xây dựng
nhân vật của Nguyễn Quang Thân, tác giả bài viết khẳng định: “RO rằng, tác
giả đã không làm công việc “kẻ lông mày cho xác chết” để cung cấp cho
người đọc những xác ướp lịch sử khô cứng, thiếu sức sống mà đã dựng lên
một chân dung bằng xương bằng thịt, khiến cho nhân vật một lần nữa “sống
cđây” những nét vừa gần gũi, quen thuộc, vừa độc đáo, mới lạ” [25]
Trong bài viết Tiểu thuyết lịch sứ không phải là cuộc chơi của người trẻ,
tác giả Thu An đã thông qua việc phân tích tiểu thuyết Hội thẻ để chứng minh
cho những "đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật" của tác phẩm đối với thể
loại tiểu thuyết lịch sử đương đại Qua đó, tác giả khẳng định /fồi thé là một
trong những “tiều thuyết xuất sắc ở thập kỷ đầu thể kỷ XI” [44]
Ngoài ra, còn phải kể đến các bài viết như “Hội thé” - đau đầu thể sự,
tình đời của V Minh, Trong tiếng người xưa vẫn vọng về của Ngô Thị Kim Cúc, Bi kịch vẻ nỗi cô đơn của người trí thức trong tiểu thuyết lich sử Hỗ Qúy: Ly (Nguyễn Xuân Khánh) và Hội thê (Nguyễn Quang Thân) của Nguyễn Thị thuyết Hội thẻ Hội thể, dư luận văn chương còn có những bài viết mang tính phản biện, thậm chí phê
phan H6i thé ciing như quyết định trao thưởng của Hội nhà văn Các bài viết
này tập trung trên các website, blog, tiêu biểu trong số đó là #lôi thể - tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sứ, Nguyễn Quang Thân cho các tướng lĩnh Lam
Sơn theo Mao khí sớm của Trần Mạnh Hảo, Đọc Hội thẻ của Phạm Viết Đào,
Trang 12Hầu hết các ý kiến phản biện /fội rhẻ đều cho rằng “Nguyễn Quang Thân
viết truyện lịch sử mà bắt chấp tính lịch sử, bit chắp sự thật lịch sử, bia dat rit chủ quan mọi điều lăng nhăng lên các nhân vật của mình” Trong phần trả lời
phỏng vấn về quyền hư cấu, tưởng tượng của nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch
sử, Trần Hoài Dương tự hỏi "sao quan quân Lê Lợi đáng buồn thết Một lũ
tướng tá nông dân quê mùa Còn giặc Minh sao mà “đáng yêu” đến thế!” Ngoài ra, các tác giả như Vương Quốc Hoa, Trần Mạnh Hảo còn chỉ ra “một
vài chỉ tiết “nhằm lẫn” đáng tiếc trong Hội thể”
Trước những ý kiến đang dậy sóng trên các diễn đàn văn học, với tư
cách là thành viên của Ban giám khảo, trong bài Hội ứ
thuyết, nhà phê bình Lê Thành Nghị khẳng định: “Cái hơn người của Lê Lợi là ở chỗ ông đã nhận ra tư tưởng lớn trong dự định của Nguyễn Trải Lịch sử
chỉ nói có cuộc dụ hàng của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đối với tướng nhà Minh
Lịch sử và tiểu
là Vương Thông qua những 7rung quân từ mệnh nhưng không nói nó đã được
hình thành, đã được trả giá như thể nào để đi đến một kết thúc chiến tranh
“chưa từng có trong lịch sử quân sự, đưa lại nền hòa bình kéo đài ba trăm năm
mươi năm sau đó cho Đại Việt Đấy là một trong những trang trắng của lịch sử mà Nguyễn Quang Thân muốn lắp đầy bằng tiểu thuyết” [69]
Mặt khác, Lê Thành Nghị cũng đối thoại với các ý kiến chỉ trích Nguyễn Quang Thân đã bôi nhọ nghĩa quân Lam Sơn bằng những kiến giải như:
“Nguyễn Quang Thân trong tiểu thuyết Hội thề đặt vào miệng những nhân vật
như Lê Sát, Lê Ngân những lời khá thô thiển, tục tu với mục đích cá thể hóa ngôn ngữ của những nhân vật nông dân ít học này, những điều rất có thể có
trong tính cách của họ Thực ra Nguyễn Quang Thân muốn chứng minh rằng
Trang 13Về ý kiến cho rằng tác giả Hội thể đã “chiêu tiết cho kẻ thù" Vương
Thông, Lê Thành Nghị lại có cách nhìn hoàn toàn khác: “Nhân vật cô gái Việt, người vợ cướp được của quan Tổng binh Vương Thông cũng là một
nhân vật hư cấu Ý đồ của nhà văn là muốn qua nhân vật này nói về tính cách
da tình, khát dục nhưng cũng còn chút ít ân nghĩa của tên tướng giặc Phải chăng ông cho rằng Vương Thông cũng là một con người, một kẻ có học, cho nên y không hề xa lạ với những tình cảm của con người Phải chăng đã qua
cái thời viết về kẻ thủ một cách đơn giản mà văn học trong quá khứ vẫn luôn luôn mắc phải” [69]
“Trong khi đó, đứng trên quan điểm “Quyền hư cấu của nhà văn”, Đỗ Ngọc Thạch bênh vực Øđi /hẻ rằng: “Chức năng cơ bản của tiểu thuyết hiện đại không phải là “minh họa” bằng một câu chuyện, một quan niệm vẻ thế
giới hay về lịch sử đã được xác lập, mà là làm phát lộ, bằng những con đường,
đặc trưng của nó, “cái mà chỉ có tiểu thuyết mới nói được”; vấn để là làm cho
bật ra cái không được nói bởi chính sử, các vùng trải nghiệm của con người
mà các nhà sử học đã bỏ qua; là phá vỡ những điều đã được coi là niềm tin chắc chắn, các tính chính thống, các quan niệm về thế giới đã được thiết lập;
là thám hiểm mặt lật ngược hay mặt trái của cái hình ảnh mà xã hội chúng ta đã tự xây dựng về chính mình” [74]
Tương tự, Nguyễn Văn Dân trong tiểu luận Máy vấn để chủ yếu trong
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại sau khi xếp Hội thẻ vào xu hướng tiêu
thuyết lịch sử luận giải đã kết luận: “Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử xuất
phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn Do đó cũng không nên tuyệt đối hóa nó để đánh giá thành công nghệ thuật của nhà văn Có nhà văn chủ trương,
Trang 14
Để “bảo vệ" Hội (hẻ, còn có ý kiến của các tác giả như Nguyễn Huy
Canh, Hoài Nam Ngoài ra, còn phải kể đến các luận văn nghiên cứu về tác
phẩm Hội chẻ như: Tiểu thuyết Nguyễn Quang Thân sau 1986 - Luận văn
“Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thương, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2010;
Tiểu thuyết Hội thẻ của Nguyễn Quang Thân từ góc nhìn thể loại - Luận văn
Thạc sĩ của Trịnh Thanh Tùng, trường Đại học Sư phạm ~ Dại học Vinh, năm
2011; Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly và Hội thẻ từ góc nhìn so sánh - Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Quê, trường Đại học Sư phạm - Đại học Quy
'Nhơn, năm 2012 Dưới lý thuyết của thỉ pháp học, tự sự học, tác giả của các
luận văn, khóa luận này đã khai thác Hội zhẻ ở nhiều góc độ khác nhau nhằm khẳng định những đóng góp của tác phẩm đối với thể loại tiểu thuyết lich sir
Việt Nam đương đại
Nhìn chung, trên diễn đàn văn học đã có những bài viết, công trình
nghiên cứu về hai cuốn tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Quang Thân - Con mgựa Mãn Châu và Hội thẻ Tuy nhiên, so với những tác phẩm khác thuộc thể
loại này thì số lượng công trình nghiên cứu như đã kể trên là còn ít ôi, lại chỉ mang tính chất nhỏ lẻ và trường hợp Con ngưa Mãn Châu vẫn chưa chú trọng, nghiên cứu Mặt khác, chưa có một tác giả nào khảo sát cùng một lúc hai
cuốn sách trên để nêu lên đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Quang
Than trong bối cảnh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đang né rộ Từ
thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử: của Nguyễn Quang Thân qua Con ngựa Mãn Châu và Hội thê trên cơ sở
Trang 15
¡ tượng khảo sát của luận văn là hai tiểu thuyết Con ngựa Mãn Cháu và Hội thẻ của nhà văn Nguyễn Quang Thân Trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu những đặc điểm vẻ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Trong khuôn khổ của để tài, người viết chủ yếu tìm hiểu những đặc điểm
về nội dung cũng như phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Quang Thân qua hai tic phim Con nga Man Chau và Hội thé
Ngoài ra, để xác lập một số luận điểm cần thiết, chúng tôi sẽ khảo sát thêm những tác phẩm văn xuôi về đẻ tài lịch sử sau 1975 để có cái nhìn so sánh với tác phẩm Nguyễn Quang Thân
4 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp thống kê - phân tích
Khảo sát thống kê, phân loại, đi sâu vào từng phương diện về nội dung
và nghệ thuật của hai tác phẩm từ đó rút ra những đặc điểm của tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Quang Thân
4.2 Phương pháp cấu trúc - hệ thẳng
“Thiết lập, sắp xếp các vấn đề một cách logic, khoa học, xem xét đánh giá
trong chỉnh thể của nó
4.3 Phương pháp so sánh - đối chiếu Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt giữa
u thuyết lịch sử của Nguyễn Quang Thân và các nhà tiểu thuyết đương đại
Trang 16lồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới thể loại
6 Cấu trúc của luận văn
phong cách nghệ thuật của tác giả,
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Nguyễn Quang Thân trong diện mạo tiểu thuyết lịch sử Việt ‘Nam đầu thế kỷ XXI
Chương 2: Đặc điểm nội dung tư tưởng trong tiểu thuyết lịch sử của
"Nguyễn Quang Thân qua Con ngwa Man Châu và Hội thẻ
Chương 3: Đặc điểm phương thức thể hiện trong tiểu thuyết lịch sử của
Trang 17TIỂU THUYẾT LỊCH SU VIET NAM DAU THE KY XXI
1.1, NGUYEN QUANG THAN - HANH TRINH SANG TAO VA QUAN
NIEM NGHE THUAT
1.1.1, Hành trình sáng tạo
Suốt quảng đời niên thiếu được đắm mình trong sông núi, đất trời quê
hương - nơi có bến phà Linh Cảm, có hai con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phó, có
núi Hồng Lĩnh và dây Giăng Màn (Trường Sơn), cùng với sự thừa hưởng, “nguồn gien” của một gidng họ đã bao đời đi theo con đường cử tử, lớn lên lại được học tập, trải nghiệm ở những ngôi trường ma theo ông là "có không khí trọng văn”, Nguyễn Quang Thân không chỉ “thành thân, thành người” như sự
kỳ vọng của gia
cầm bút ~ một nhà văn Với bản tính thích trải nghiệm, “không muốn lệ thuộc
mà cuộc đời còn đặt vào ông sứ mệnh của một người
nhiều vào những tín điều sẵn có”, Nguyễn Quang Thân say sưa tìm tòi, thể nghiệm ngôi bút trên nhiều lĩnh vực từ văn chương đến báo chí, trên nhiều thẻ
loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch bản văn học Ở mỗi thể loại, nhà
văn đều gặt hái được thành công và có những đóng góp nhất định Vào nghề
từ khi tuổi đời còn rất trẻ, con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Quang
‘Than trai dai trên cả hai giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử văn học
nước nhà: trước và sau năm 1986 a Giai đoạn trước 1986
'Về tổng thể, sáng tác của Nguyễn Quang Thân giai đoạn trước 1986 tập trung ở truyện ngắn Dây cũng là thể loại nhà văn lựa chọn để trình làng với
truyện ngắn Một chuyển đi Nga — tác phẩm viết về đề tài cải cách ruộng đất
Trang 18đầu, cùng với những nỗ lực tự học không ngừng và đặc biệt là sự rèn giữa từ
ngôi trường đào tạo nhà văn trẻ Quảng Bá, Nguyễn Quang Thân dần trưởng
thành, “dần dần tự thấy mình không thể làm nghề gì khác ngoài việc viết
văn” Nhiều ý tưởng sáng tạo được gợi dậy và mang đến cho nhà văn một số giải thưởng trong các cuộc thi viết truyện ngắn như: giải nhì truyện ngắn (không có giải nhất) Bức thư trong rừng trên báo Thống nhất (1960); giải ba truyện ngắn Cơn bão Hï ~ giải thưởng duy nhất giành cho truyện ngắn viết về những con người đang xói mòn về đạo đức do báo Văn học tô chức Kể tử đó, trong vòng 30 năm cầm bút, Nguyễn Quang Thân miệt mài viết và cho ra đời
gần chục tập truyện: Nước về (1957), Đềm phương Tây (in chung cùng Hoàng
Tuấn Nhã, 1960), Huong dat (1964), Cô gái Triều Dương (1961), Ba người
bạn (1910), Những người chính phục (1977), Nép gdp (1978), Những chùm cúc biển (1979)
Đa số truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân giai đoạn này đều đề cập đến vấn đề cuộc sống, con người trong chế độ xã hội mới với nhân vật trung tâm là người trí thức hăng say lao động và cống hiến hết mình Dù có chạm đến những vấn đề khá nhạy cảm song con người trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân trước 1986 vẫn là con người của cộng đồng, được xây dựng khá đơn giản, ít có những suy tư trăn trở về cuộc đời, số phận - kiểu nhân vật tiêu
biểu cho nền văn học mang sứ mệnh cỗ vũ con người lao động, chiến đấu trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đắt nước Tuy nhiên, là một nhà văn độc
lập, bản lĩnh, không ngừng trăn trở với nghề, đã có lúc Nguyễn Quang Thân
tự nhũ *không thể viết như trước, không thể nửa vời như trước Cuộc sống, cquả thật không cần ai mình hoạ nó" [77] Bằng chứng cho tuyên bố đó là sự ra
Trang 19cùng chuyển tàu một thời khiến Nguyễn Quang Thân phải lao đao bởi những nghỉ ky, “quan điểm sáng tác phức tạp” song nó như một tín hiệu cho thầy ý thức đổi mới của nhà văn trên hành trình sáng tạo, mà sau này chính ông đã
tâm sự: Người không đi cùng chuyển tàu đã giúp ông tìm được "lối trở lại với văn học cho mình và có thêm được nhiều bạn bẻ và độc giả tâm đắc” [77],
Cùng với truyện ngắn, sáng tác của Nguyễn Quang Thân giai đoạn này còn có sự góp mặt của tiểu thuyết Với sự ra đời của tiểu thuyết Lựa chọn
(1977), Nguyễn Quang Thân tiếp tục thể hiện những vất
thể loại truyện ngắn song ông vẫn luôn day dứt vì chưa đi đến tận cùng những
l từng quan tâm ở
vấn đề này Bởi theo tác giả, cuộc kháng chiến chống Mỹ dù đã đi đến thắng
tơi nhưng kỹ luật tư tưởng vẫn nghiêm khắc Trong bối cảnh ấy, những người
viết và in như ông, íLai đi được đến cùng Hơn năm năm sau, Nguyễn Quang, Thân cho xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ hai = Chứ bé có rài bé khóa (1983)
'Với tác phẩm này, Nguyễn Quang Thân đã khiến bạn đọc không khỏi bắt ngờ bởi nhà văn không chỉ sung mãn ở thể loại truyện ngắn mà còn có thế mạnh khi thể nghiệm ngòi bút ở một thể loại hoàn toàn mới - tiểu thuyết viết cho
thiếu nhỉ Ngay từ khi ra dời, Chú 5é có tài bé khóa đã được dư luận đánh giá
rất cao và là cuốn sách mang
giá của Hội Nhà văn Việt Nam (1983) Đến nay, Chú bé có dải bẻ khóa vẫn là :ho Nguyễn Quang Thân giải thưởng danh một trong những tác phẩm được các em nhỏ yêu thích và được tái bản lên đến
6 lan
4 Giai dogn sau 1986
Được tiếp lửa từ công cuộc đổi mới văn học của Đảng, Nguyễn Quang, Thân thật sự tìm được chính mình trên hành trình sáng tạo nghệ thuật Hơn
Trang 20Nếu ở giai đoạn trước đó, hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân
tập trung ca ngợi vẻ đẹp con người trong lao động thì từ năm 1986 trở về sau,
các tập truyện của ông đều hướng đến phơi bày hiện thực cuộc sống muôn
màu muôn vẻ với nguồn cảm hứng chủ đạo là cảm hứng thế sự đời tư Bằng
cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Quang Thân đã sớm phát hiện ra bao vấn
đề nhức nhối của cuộc sống con người sau chiến tranh Đó là một xã hội đầy phức tạp luôn có sự nhập nhoạng giữa tốt — xấu, đúng — sai, that — giả, phải —
trái, một xã hội mà ở đó các giá trị đạo đức bị chao đảo một cách nghiêm
trọng bởi sự xuất hiện của lối sống thực dụng, tình trạng lửa lọc,
\g, Nguyễn
‘Quang Than phát hiện ra bì kịch của con người trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là bi kịch của những người trí thức, Họ hoặc bị
trù dập, bị dồn đẩy vào cảnh đơn độc, sống trong ghen ghét, đố kị của người
đời hoặc phải hùa theo thói thường để tồn tại, luôn phải sống trong đau đớn,
lợi Trên hành trình khám phá những buồn - vui của cuộc s
trăn trở, dẫn vặt Với các tập truyện ngắn in sau năm 1986 như: Người không
đi cùng chuyến tàu (1989), Vũ điệu cái bô (1991), Hoa cho một đời (1996), Giữa những điều bình dị (2007), Nguyễn Quang Thân đã thể hiện quan niệm
nghệ thuật hoàn toàn mới về hiện thực Đó là hiện thực cuộc sống bề bộn,
phức tạp của thời kỳ mở cửa Ở đó, nhà văn đào sâu vào những bí ẩn bên
trong đời sống tâm hỗn con người, soi chiếu họ từ nhiều góc độ, cả cái tốt lẫn cái xấu, cả mặt cao cả lẫn thấp hèn Nhiều tác phẩm trong các tập truyện ấy đã tạo được hứng thú cho cả người viết lẫn bạn đọc, được trao giải, được in đi in
lại nhiều lần Tiêu biểu là Chẩn đưng, Vũ điệu cát bổ, Thanh minh và một số
Trang 21Bên cạnh sự khởi sắc của truyện ngắn, sau công cuộc đôi mới văn học, Nguyễn Quang Thân còn gặt hái không ít thành công ở thể loại tiểu thuyết
Năm 1988, Nguyễn Quang Thân cho ra đời cuốn tiểu thuyết Một dhời hoa
mẫu đơn - tác phẩm viết về tình yêu và số phận của con người trong cải cách ruộng đất và kháng chiến chống Pháp Kế đến là tiểu thuyết Ngoài khơi miễn đất hứa (1990) — tác phẩm được nhà văn Huy Phương đánh giá là “cuốn sách
đáng chú ý trong năm”, được Trin Dao (Phan Huy Dường) ngợi ca: “Ngoài
khơi miền đất hứa, một huyền thoại của thời hậu chiến” [77] Cuỗn sách còn
được Kim Bayard dịch sang tiếng Pháp, được nhà xuất bản Philippe Piequier (Pháp) phát hành năm 1997
‘Tro di trở lại trong những trang tiểu thuyết viết về dé tài thế sự sau 1986
như: Một thời hoa mẫu đơn, Ngoài khơi miễn đắt hứa, Nguyễn Quang Thân
đã thể hiện nỗi trăn trở của mình trước sự thay đổi nhân cách con người trong
hoàn cảnh sống mới Đó là lối sống chạy theo đồng tiền, lạnh lùng, vô cảm,
sông phẳng đến đáng sợ hay tâm lý chuộng danh, dạo đức giả, tệ tham nhũng, cquan liêu, đục khoét của một bộ phận những kẻ có chức, có quyền trong bộ
máy lãnh đạo nhà nước, sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức, nhân phẩm
con người Trong xã hội ấy, những người lao động chân chính, những người
trí thức đầy hoài bão và khát vọng sáng tạo lại đang dần mắt đi chỗ đứng, trở
nên cô đơn, lạc loài trước thời cuộc Dù vậy, mỗi trang viết của Nguyễn Quang Thân vẫn lấp lánh ánh sáng của niềm tin vào vẻ đẹp tâm hỗn và nhân cách của con người Trong bất kì hoàn cảnh nảo, những con người ấy vẫn
Trang 22Bước sang thể kỉ XI, Nguyễn Quang Thân lần lượt cho ra đời hai tác
phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử: Con ngựa Mãn Châu (2001), Hội thé
(2008) Trong đó, tiểu thuyết Hi ;hẻ đã mang về cho ông giải Nhất cuộc thi
tiểu thuyết lần thứ ba do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, đưa tên tuổi Nguyễn Quang Thân trở thành một trong những nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương dai, Không chỉ chuyên viết về truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Quang kịch, nhà báo Năm 1993, ông viết kịch bản Cay bạch dan v6 danh, dat giai Ba kich bản phim báo Văn Thân còn được biết đến trong vai trò của nhà vi
nghệ (1994) Năm 1998, Nguyễn Quang Thân cho ra đời kịch bản phim Con mgựa Mãn Châu Đặc biệt, năm 2008, với kịch bản H6i thé, Nguyén Quang
Thân đã giành giải Nhất kịch bản phim truyện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Nguyễn Quang Thân còn là tác giả của hàng trăm bài báo, bài ký được
đăng bằng các tên gọi khác Với ông, công việc viết báo không đơn thuần là cách thức lấy ngắn nuôi dài, hỗ trợ cho nhà văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật Một khi dấn thân vào nghiệp viết, dù ở trong lĩnh vực nào, ông đều ý
thức rất rõ trách nhiệm của người cầm bút Qua các diễn đàn báo chí, Nguyễn
'Quang Thân đã kịp thời phản ánh đến dư luận những có tính chất nóng
bỏng của xã hội Đó cũng là một đóng góp, một phương diện tải năng nữa của ông
1.1.2 Quan niệm nghệ thuật
a Quan niệm về văn chương
Sinh ra và lớn lên từ vùng đất lắm tai ương nhưng giàu truyền thống văn
hóa, văn học, Nguyễn Quang Thân mang trong mình tính cách hồn hậu,
Trang 23“phát tiết" ra đằng miệng, Nguyễn Quang Thân chiếm được cảm tình của đa
số phụ nữ khi trò chuyện, tiếp xúc với ông Sau mười một năm yêu đương, chờ đợi, bat chấp tắt cả để được sống bên nhau, tình yêu của Nguyễn Quang,
Thân và nhà văn Dạ Ngân có thể xem là tình yêu “đặc biệt” nhất trong giới văn chương Vượt qua mọi nhàm chán không tránh khỏi từ cuộc sống hôn
nhân, ở cái tuổi tám mươi, Nguyễn Quang Thân vẫn không ngừng khát sống, khát yêu, vẫn luôn thấy mình “yêu hơn cả thưở ban đầu” và “không thể sống
nếu thiểu nhau”
'Cũng như trong tình yêu, với văn chương, Nguyễn Quang Thân luôn dấn
thân, chấp nhận trả giá để đi đến cùng những khát vọng của mình Ơng tâm
sự: "Tơi là người coi trọng cuộc sống và khao khát được sống, được tự do
sáng tạo, được hưởng mọi niễm vui và đau khổ của cuộc sống” [48] Yêu văn
chương ngay từ thưở nhỏ, mới bảy, tám tuổi, Nguyễn Quang Thân đã thuộc
thơ của các thi sĩ Pháp như: Lamartine, V Hugơ hay Vigny Ơng ngốn ngấu không thương tiếc nhiều bài thơ mới của Xuân Diệu, Huy Cận , từng đoạn
văn hay của Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan Nghe lõm những, buổi bình thơ của các bậc cha chú, Nguyễn Quang Thân còn thuộc lòng
những bài thơ Đường nỗi tiếng Trong trí tưởng tượng hồn nhiên của cậu bé Thân, những nhà văn, nhà thơ ấy giống như “những vị thần linh ngụ trên những ngọn núi xa vời” ám ảnh ông suốt một thời thơ ấu Phải chăng, đó
chính là lí do cho thấy, dù có thể chọn cho mình những ngành nghề khác
nhưng Nguyễn Quang Thân đã đánh đổi tat cả dé viết văn, chung thân với nó,
gắn bó với nó từ tuổi thanh xuân cho đến nay - khi đã ở tuổi xế chiều? Thật khó để Nguyễn Quang Thân lí giải rõ rằng duyên cớ đến với văn
Trang 24người ta viết văn? Điều này rất khó lý giải rạch ròi, cũng như khó mà giải
thích được tình yêu Chỉ có thể nói, có rất nhiều thứ, vừa thiêng liêng lại vừa
rất đời thường - thúc đầy người ta cằm bút viết văn Đó có thể là nhu cầu bức thiết của nội tâm, sự phát tiết của thiên năng hay mong muốn để lại một dấu
ấn rong cuộc đời, tạo dựng một tên tuổi Các nhà văn nói chung là thế, tôi cũng không ngoại lệ” [48] Dù vì lí do gì, một khi đã cằm bút sáng tác,
Nguyễn Quang Thân quan niệm phải hết sức tâm huyết, dụng công với nghề Không như nhiều nhà văn xem việc viết văn chỉ là cuộc dạo chơi, ông gọi văn
chương là một thứ "lao động khổ sai” mà ở đó nhà văn là những "phu chữ”
đầy gian lao, khó nhọc: “Tôi chưa bao giờ xem vi
văn là cuộc dao choi hay
việc tầm phảo, vui đâu chầu đấy Viết văn - nhất là văn xuôi, là lao động khổ
sai, đòi hỏi người viết phải có nghề và phải hao tốn nhiều tâm lực, thời
gian " [48]
Nguyễn Quang Thân rất quan tâm đến phong cách, cá tính sáng tạo của người cằm bút Con người Nguyễn Quang Thân trong cuộc đời và Nguyễn
Quang Thân trong sáng tác là thống nhất: “Cái tôi của nhà văn thể hiện rõ trên từng chữ, từng dòng, từng trang viết Nếu rời khỏi cái tôi thì không còn là nhà văn nữa Ngoại trừ một số nhà văn cố ý dùng một ngòi bút khác vì lý do nào đó, thì những nhà văn chân thành sống như thế nào sẽ viết như thế ấy” [48]
Theo ông, một khi nhà văn tự đánh mắt hoặc bị lấy mắt khá nhiều cái tôi của
mình, hiển nhiên nhà văn ấy sẽ bị đảo thái ra khỏi quỹ đạo của văn học chân
chính Và một nền văn học hội nhiều nhả văn như vậy chắc chắn nền văn học
ấy không thể lớn mạnh được “Không có dấu ấn cá nhân, giống nhau như cỏ thì đến đưa một cái tin trên báo cũng không ai đọc huống gì viết văn” [48],
Khảo sát sáng tác của Nguyễn Quang Thân trên nhiều thể loại, có thể
thấy người trí thức là nhân vật chiếm vị tí quan trọng Lí giải về điều này,
Trang 25độc lập “Thức ăn” duy nhất của người trí thức là tự do” [48] Xây dựng nhân
vật người trí thức thành hình tượng xuyên suốt trong những sáng tác văn học,
Nguyễn Quang Thân đễ dàng bày tỏ quan điểm của mình trước nhiều vấn đẻ
đang được đặt ra của cuộc sống Tác phẩm của ông, vì vậy, thường mang tính
phản biện sâu sắc, giảu tính nhân bản và nóng bỏng chất thời sự, là minh
chứng cho tỉnh thần dân chủ, tư duy độc lập, bản lĩnh của nhà văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật
Doi theo quá trình vận động của đời sống văn học đương đại, Nguyễn ‘Quang Than nhận thấy có một bộ phân nhà văn tự phủ nhận mình Trong quá
trình nhận thức, những nhà văn ấy nhận ra có lúc mình nghĩ sai, nói sai, viết
nghĩ
Nguyễn Quang Thân trân trọng sự tìm lại chính mình ấy: “Nếu sự nói lại, viết
sai nên sửa sai bằng cách nói lại, viết lại đúng với những gì
lại này là chân thật và đằng hồng, khơng vụ lợi thì chúng ta nên chấp nhận “Tôi đánh giá cao những nhà văn dám nói lại, viết lại một cách chân thật” [48]
'Ông trân trọng bởi ông có thể “không viết hết được 100% những suy nghĩ của
mình”, nhưng ông “không bao giờ viết ngược lại những điều mình nghĩ” [48]
Với Nguyễn Quang Thân, văn chương là bức tranh muôn màu của đời sống,
là “hơi thở liên tục ghi dấu ấn của mọi kiếp người đã đến và đi qua”, nó có tác dụng thanh lọc xã hội, thanh lọc tâm hồn con người và hướng họ đến những
giá trì chân — thiện ~ mỹ Và “những gì xa lạ với con người, ở bên ngoài con người thì đồng thời ở ngoài văn chương” [48]
b Quan niệm vỀ tiểu thuyết lịch sie
“Viet vé lịch sử là nghiệp và là đam mê của tôi Tôi yêu thích lịch sử
Trang 26sử chỉ là cái đỉnh để nhà văn treo cái áo của anh ta lên thì theo tôi, cái đỉnh ấy
phải là cái định thực, có cùng niên đại với bối cảnh cuốn tiểu thuyết” [83]
nhưng Nguyễn Quang Thân luôn chú trọng, dé cao tính độc lập của nhà văn trong quá trình tái hiện, phản ánh lịch sử với "tham vọng” lắp đầy những trang trắng lịch sử: “Những gì đã được ghỉ trong sách giáo khoa về sử thì
không nên nói khác đi Nhưng có rất nhiều điều, nhiều sự kiện không được ghi trong chính sử Đó là những trang trắng, những khoảng trắng Nhà văn là những người có tham vọng, bằng sự hiểu biết, bằng trí tưởng tượng không giới hạn lắp đầy những trang trắng ấy theo cách của mình” [83]
\y những trang trắng lịch sử ấy, Nguyễn Quang Thân quan niệm người viết tiểu thuyết lịch sử không nên làm công việc của một người chép
sử, kể chuyện lịch sử mà làm một “cuộc marathon với từng con chữ”, "cuộc đánh vật với trí tưởng tượng và lòng kiên nhẫn” Ở đó:
'Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử không phải vẽ một bức tranh mới
mà sáng tạo, nhào nặn và tái hiện một bức tranh 3D trên nền chính sử nhưng phong phú, đa dạng hơn đã đành mà còn có cái khác biệt rất lớn với những bức trướng chính sử là nó hướng tới độc giả thời nay, nó lôi độc giả thời nay vào cũng suy nghĩ, hành động với nhân
vật lịch sử của tiểu thuyết [83]
Vi thé, trước nhiều ý kiến đặt ra, tiểu thuyết lịch sử, đã sử về thời phong kiến khó có thể sống được trong bồi cảnh xã hội hiện nay khi nhiều nhà văn có thiên hướng tập trung khai thác những vấn đề của xã hội đương đại, sex,
giới trẻ Nguyễn Quang Thân cho rằng mỗi một nhà văn khi viết trước hết là
Trang 27
tạp mà thôi”; “viết về lịch sử thì chính là tôi đang viết về thời nay đấy!” Nói
cách khác, thông qua tưởng tượng, hư cầu, nÌ thuyết tái hiện những hiện
tượng đã từng xảy ra trong lich sử để từ đó gửi gắm bài học nhắc nhở con người hiện tại Tiểu thuyết lịch sử chưa bao giờ tách rời hiện thực, ngược lại,
luôn song hành, bắt kịp và phản ánh tức thời những vận động, những chuyển
biến mang tính thời đại của đất nước Đó cũng là cách làm cho tiểu thuyết lịch
sử sống, nghĩa là có độc giả theo quan niệm của Nguyễn Quang Thân
Những quan niệm trên về tiểu thuyết lich sử của Nguyễn Quang Thân cho thấy sự tương đồng trong tư duy sáng tạo giữa ông với một số nhà văn cùng thời Ở đó, ông trả cho lịch sử những gì vốn có của nó song vẫn luôn đề cao khả năng hư cấu, sáng tạo của người viết Đồng thời, qua việc dựng lại
những trang sử hào hùng, bi trắng của cha ông, Nguyễn Quang Thân hướng,
đến phản ánh những vấn đề của cuộc sống hiện tại, gửi gắm những suy nghĩ
và rút ra bài học cho con người hôm nay Với quan niệm ấy, Nguyễn Quang,
Thân đã ghi được dấu ấn trong lòng người đọc bởi sự độc đáo của riêng mình
"Tuy không tránh khỏi những thiệt thòi của một người "dám xông thẳng vào
bụi rậm gai góc để lần mò một lối đi riêng” song ông luôn mãn nguyện vì đã làm đến cùng niềm say mê và trách nhiệm của một người cằm bút, niềm hạnh phúc của một con người khát sống, khát yêu và sáng tạo
1.2 NGUYÊN QUANG THÂN TRONG DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM THÊ KỈ XXI
1.2.1 Các khuynh hướng chính
Được đánh dấu bằng sự ra đời của bộ tiểu thuyết lịch sử chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia Văn phái, tính đến thời điểm này, tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn ba thế kỉ Từ đấy đến nay, thể loại văn học này đã trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau, có lúc
rằm rộ, sôi nổi song có khi lại trim ling Da
Trang 28
học khác, tiểu thuyết lịch sử đã làm cho vườn hoa văn học Việt Nam thêm
nhiều màu sắc, hương thơm, góp phần phản ánh đời sống tâm tư người Việt
qua mỗi thời đại Bước sang thế kỉ XXI, với sự góp mặt của nhiều nhà văn như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo, Nam Dao, Hàn
Thế Dũng thễ loại văn học này thực sự đã làm nên sự phong phú cho văn
xuôi đương dai Dai theo su vận động của văn học Việt Nam dau thé kỷ XI,
có thể nhận thấy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam có hai khuynh hướng sáng tác chính: “lịch sử hóa” tiểu thuyết và “tiểu thuyết hóa” lịch sử
4a Khuynh hướng “lịch sử hóa” tiểu thuyết
Khuynh hướng “tịch sử hóa” tiểu thuyết là khuynh hướng sáng tác mà ở
đó, các nhà văn xem việc tái hiện chính xác các sự kiện lịch sử là đặc trưng
phản ánh của thể loại Với những tác phẩm thuộc khuynh hướng sáng tác này, lịch sử thường được dựng lên đúng như những gì đã được lưu lại trong sách sử Ở đó, cái nhìn của nhà văn, sự đánh giá của các sử gia cũng như quan
điểm được thống nhất từ lâu nay gần như trùng khớp với nhau Mọi sự hư cấu
nếu có, chỉ là những chỉ tiết có tác dụng điểm tô màu sắc nghệ thuật cho tác phim và tất nhiên, vấn để chính sử vẫn là “ngôi đền thiêng” mà nhà văn
không muốn làm sai lệch, méo mó Tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này,
nhà văn Thái Vũ - tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử như Thất thú kinh đô Huế 1858 (2002); Hung Đạo Vương, t
(2003) quan niệm: “Viết tiểu thuyết lịch sử trước hết phải tôn trọng lịch sử,
trận những dòng sông
không hư cấu, bịa đặt, tùy tiện Viết cuốn nào, mình cũng vẽ bản đỗ khu vực diễn ra những sự kiện chính để tránh nhằm lẫn” [43]
“Cũng theo Thái Vũ, một khi viết tiều thuyết lịch sử thì người viết không
viết tiểu thuyết mà viết lịch sử Quan niệm của Thái Vũ rất tiêu biểu cho tư duy về tiểu thuyết lịch sử theo kiểu truyền thống của một nhóm nhà văn đi
Trang 29sứ quân; Hào kiệt Lam Sơn;_ Bắn rụng mặt trời - 2000), Ngô Văn Phú (Gươm thần Vạn Kiếp - 2001), Hà Ân (Khúc khái hoàn đang dở - 2002), Hàn Thế
Ding (Lé Lợi, Hào kiệt Lạc Việt - 2003; Bà Triệu, Đình Bộ Linh - 2004, Lý
Nam Đề - 2006); Đan Thành (Đắt Việt trời Nam - 2007) Cách tiếp cận lịch sử một cách trung thành với sử liệu như thế này đã định hình từ Nguyễn Huy
Tưởng trước cách mạng tháng Tám và một số nhà văn trong hai cuộc kháng,
chiến chống Pháp và chống Mĩ
Hầu hết các nhà tiểu thuyết theo khuynh hướng này đều xem lịch sử như
một đối tượng được chiêm bái và ngưỡng vọng Họ thường lựa chọn những thời đi
lich sử vinh quang, chói sáng, qua đó tạo dựng nên bức tranh toàn
cảnh về đời sống xã hội, gợi nên hào khí oanh liệt của thời đại Đó có thể là
thời Lạc Việt cách chúng ta trên 1.300 năm với hình ảnh nữ tướng Triệu Thị "Trình cười voi đánh giặc (Bà Triệu - Hàn Thể Dũng); là thế kỉ XIII, quân dân
nhà Trần ba lần đại thắng quân Mông Nguyên (Gươm thân Vạn
Van Phi); la thé ki XV, Lé Loi đánh tan quân Minh đưa Đại Việt bước sang thời dai méi (Lé Loi ~ Hin Thé Dũng) Trong quá trình dựng lại bite tranh
đời sống xã hội, không khí đấu tranh, hào khí của từng thời đại, các nhà tiểu
thuyết đã không quên điểm mặt, vinh danh những người anh hùng của dân
tộc Họ thường là những con người có tầm vóc khổng lỗ về bản lĩnh, tài trí,
áp - Ngô
khát vọng Trong những thời khắc nguy nan của Tổ quốc, họ xt iện như
những vị cứu tỉnh, những con người mang sứ mệnh mở đường cho cuộc đầu tranh đánh duéi ngoại xâm Đó là Triệu Thị Trinh kiên trinh bắt khuất với chí nguyện "cười cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kinh ở biển Đông,
đánh duỗi quân Ngô, giảnh lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm t thiếp cho người” (Bà Triệu ~ Hàn Thể Dũng), là Lý Nam Để - con người văn vỡ toàn tài, một trang hào kiệt ở thể kỉ VI, một trong mười bốn vị
Trang 30Thế Dũng); là vị tướng lỗi lạc Trần Hưng Đạo - nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần, “giúp nên cơ nghiệp Trùng Hưng công lao hàng bậc nhất” (Gươm thần Vạn Kiếp - Ngô Văn Phú) hay người anh hùng áo vải Lê Lợi —
thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan giặc Minh xâm lược, chấm
dứt hai mươi năm Bắc thuộc và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất
‘trong lich sir Vigt Nam (Lé Loi — Han Thế Dũng) Dù xuất thân khác nhau, sống khác xa nhau nhiều thời đại song họ đều là những con người mang lí tưởng chống giặc ngoại xâm, khát vọng giải phóng dân tộc, là đại diện cho tầm vóc, tỉnh thần của dân tộc, là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự hảo, tự tôn dân tộc muôn thưở không thể phai mờ Cuộc đời, sự nghiệp của những người anh hùng ấy, mãi mãi là những tắm gương sáng cho con cháu
đời đời ngưỡng mộ, noi theo
Bên cạnh việc dụng công tạo dựng lại bức tranh về đời sống, xã hội, con
người Việt Nam qua từng thời đại, các nhà tiểu thuyết lịch sử thuộc khuynh
hướng này rất có ý thức trong việc làm mềm hóa những biên niên sử khô khan
bằng cách xúc cảm hóa những dữ liệu lịch sử Họ xác định rất rõ viết tiểu thuyết lịch sử không phải chỉ để cung cấp những kiến thức về quá khứ cha ông mà còn biểu đạt đầy đủ những cung bậc cảm xúc của chủ thể sáng tạo trước sự kiện Vì vậy, khi cùng đồng hành với tác giả trong những trang tiểu
thu
lịch sử này, bạn đọc sẽ cùng xúc động, tự hảo, vui buồn, đau khổ, tran
trở, dẫn vặt trước những được mắt, trước sự dấn thân của mỗi con người trong lịch sử Có thể xem, tiểu thuyết lịch sử lúc này là những truyện kể lịch
sử Cũng là con người, dữ kiện ấy nhưng người đọc sẽ thấy thích thú với những trang tiểu thuyết hơn là những dòng sử biên niên khô khan Bằng cách cụ thể hóa, sinh động hóa những chân lí lịch sử, các nhà tiểu thuyết đã làm sống đây những trang sử hào hùng của ông cha Qua đó, giúp người đọc ôn lại
Trang 31tự hào dân tộc, như tác giả Nguyễn Thị Bình đã từng khẳng định: “Đây (tiêu thuyết lịch sử) là loại hình có tác dụng mạnh trong việc giáo dục tư tưởng cho quần chúng, nó đem kiến thức lịch sử đến cho người đọc, không bằng dữ liệu,
số liệu mà bằng con đường tình cảm” [46],
Một phương diện biểu hiện của tiểu thuyết lịch sử viết theo khuynh
hướng này là người viết phản ánh lịch sử ở tằm vĩ mô hay nói cách khác là theo mô hình “đại tự sự” Với quan niệm tiểu thuyết là bộ “bách khoa toàn
thư về đời sống”, nhà tiểu thuyết là “thư kí trung thành của thời đại”, những nhà văn chủ trương “lịch sử hóa” tiểu thuyết đã hướng đến phản ánh, bao quát hiện thực ở diện rộng với chiều kích vĩ mô nhằm dựng lại bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội ở thời đại mà họ lựa chọn để phản ánh Để làm nên những
pho biên niên sử hoành tráng, sống động ấy, hầu hết các tác gi: ủ, thai
nghén đứa con tinh thin trong một thời gian dài, nghiên cứu tư liệu lịch sử một cách kì công, kĩ lưỡng Tiêu biểu trong số đó là tác giả Vũ Ngọc Đĩình với
bộ tiểu thuyết Aười hai sứ quân - 2003(§ tập); Bắn rụng mặt trời - 2003 (8
tập); Lê Đình Danh với Tây Sơn bí hùng truyện — 2006 (2 tập); Đan Thành
với Đất Việt trời Nam — 2007 (3 tập) Do đặc biệt chú ý đến việc bao quát sự kiện nên hầu hết các tác phẩm không tránh khỏi những hạn chế trong phản
ánh hiện thực, xây dựng nhân vật Dù vậy, những nhà văn này đã góp vào cho
nền văn xuôi đương đại Việt Nam những bộ tiểu thuyết trường thiên, có sức
chứa lớn, làm sống đây cả một giai đoạn, thời đại đã qua của dân tộc và qua
đó, truyền đến bạn đọc niềm tự hảo về quá khứ hảo hùng, anh dũng của cha ông Trong cuộc sống hôm nay, những trang tiểu thuyết ấy, đã - đang và sẽ tiếp tục khơi dậy trong lòng người hiện tại niềm tin yêu, gắn bó với quá khứ
vẻ vang của dân tộc, khơi dậy tỉnh thần yêu nước, tiếp thêm sức mạnh cho con người trong sự nghiệp xây dựng và giữ gìn đất nước đến muôn đời sau
Trang 32Bên cạnh khuynh hướng “lịch sử hóa” tiêu thuyết, các nhà tiểu thuyết
đương đại còn chủ trương "tiểu thuyết hóa” lịch sử Đây là khuynh hướng sáng tác mà ở đó nhà văn đã biến những tư liệu chính xác của lịch sử thành
tiểu thuyết, thành những sản phẩm hư cấu, tưởng tượng của cá nhân người
nghệ sĩ Tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này, tác giả Nam Dao cho rằng
“Một tác phẩm tự sự viết về đề tài lịch sử được công nhận là một tác phẩm nghệ thuật, một cuốn tiểu thuyết hay không, tùy thuộc vào mức độ hư cấu và
khả năng tưởng tượng của nhà văn trên cơ sở những sự kiện và nhân vật lịch
sử theo đúng đặc trưng và nguyên tắc thể loại” [9]
'Quan niệm trên đã cho thấy các nhà tiểu thuyết thuộc khuynh hướng này rất đề cao vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật Đồng quan điểm với Nam Dao, tác giả Nguyễn Xuân Khánh khẳng định: “Đã là tác
phẩm thì phải hư cầu Khi hư cấu người viết vận dụng toàn bộ văn hóa tỉnh
thần của mình, toàn bộ đời sống kinh nghiệm của mình Đó là sự tổng hợp, sự
hòa trộn nhuần nhuyễn giữa thực và hư, giữa lịch sử và hiện tại, giữa trí thức
và cảm thức” [15, tr.116] Chỉ với vài trang, đôi khi vải đồng trong nguồn sử
liệu, nhà tiểu thuyết đã có thể tưởng tượng, sáng tạo ra cả thế giới nghệ thuật Tiểu thuyết lịch sử lúc này không chỉ đơn thuần là tái hiện chính xác các sự
kiện trong sách sử mà nhà văn còn đào sâu vào những "góc khuất”, “trang
trắng”, lật mở những ,, xung đột của lịch sử, từ đó phản ánh số phận con người Viết tiểu thuyết lịch sử đồng nghĩa với việc sáng tạo ra một lịch sử khác, mà ở đó, các nhà tiểu thuyết có thể “phán xét” lại lịch sử
cai ngằm với
các nhà sử học về nhân sinh, thế sự để nhận thức thêm, nhận thức lại lịch sử
Đến lượt người đọc, họ tiếp nhận, đánh giá lịch sử cũng bằng một cách riêng
Với nhu cầu thể hiện sự thật lịch sử đến tận cùng, hẳu hết các nhà tiều
thuyết đều hình dung lịch sử như một đối tượng phân tích và giả định Theo
Trang 33sử được đề cập trong tác phẩm đều được nhà văn phân tích bằng cái nhìn dân
chủ Trong tư duy của các nhà tiểu thuyết này, lịch sử dù là cái đã qua nhưng
vẫn luôn tiềm ẩn những bắt ngờ, những khả năng mà ta chưa nghĩ đến, chưa phân tích rõ rằng, nhất là khi các sự kiện ấy lại bị bao phủ bởi một lớp thời
gian đài trong quá khứ Bằng vốn sống, sự hiểu biết, khả năng tưởng tượng,
các nhà tiểu thuyết đã không ngừng đặt ra những câu hỏi vớ;
phân tích những bí ẩn của lịch sử, đưa ra nhiều giá thiết để đối thoại, nhận 'thức tiếp về lịch sử Chẳng hạn, trong chính sử, Hồ Qúy Ly là nhân vật bị kết lối đời để tiếm ngôi”, khiến cơ đồ đất nước rơi vào tay giặc thì Nguyễn
lịch sử, đi vào
án
Xuân Khánh, trong tiểu thuyết #!ô Qúy Ly lại có cái nhìn khách quan và công 'bằng hơn với nhân vật lịch sử vốn đã gây ra rất nhiều tranh cãi này Nhà văn không phủ nhận Hồ Qúy Ly khá tàn nhẫn đối với nhà Trần, nóng vội trong
những dự hoạch cách tân đắt nước, nhưng cũng thừa nhận những việc làm của
họ Hồ có ý nghĩa như một sự thay máu đối với một dân tộc đang rơi vào tình trạng ốm yếu, tri trệ Mặt khác, nhà văn còn mạnh dạn đặt ra vấn đề: nhà Trần
còn, liệu đất nước có tránh khỏi bi kịch ngoại xâm? Có thể nói, vấn để nhận
thức lại lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo của người viết Tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này còn có các tác giả như: Võ Thị Hảo với
tiểu thuyết Giàn thiêu, Nam Dao với Đắt trời, Lưu Văn Khuê với Mac Dang
Dung
Dưới ngồi bút của các nhà tiểu thuyết, lịch sử không chỉ được phản ánh
ở những “vùng tối”, “góc khuất” mà còn được phân tích gắn liền với số phận
của con người Lịch sử trong quan niệm của họ không chỉ mang lại hảo quang
cho bao người anh hùng mà còn mang đến sự nghiệt ngã cho bao số phận Ở
đó, con người chính là những nạn nhân của lịch sử Trong cơn bỉnh biển, bão lịch sử xoay vần trở thành
tắp của thời đại, họ bơ vơ, ngơ ngắc, bị cị
Trang 34con người bị lịch sử đặt vào tay sứ mệnh “làm vua” như ông vua già Trần
Nghệ Tông, vị vua trẻ Trần Thuận Tông trong tiêu thuyết ##ồ Qúy Ly Đó còn
la bi kịch của những người trí thức đầy hoài bão, sẵn sảng nhập cuộc, tận hiền
sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng kết cục lại vô cùng thảm
hại như giáo Hiến trong Sống Côn mùø fữ của Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn
Trải trong Vực hiểm chắn thâm cung của Duy Phi Trong vòng xoáy của lịch
sử, biết bao phận nữ nh yếu đuối cũng bị đây vào biển lửa, những âm mưu chính trị, có thể kể đến như Nhuệ Anh, Ngạn La trong Giản thiêu của Võ Thị Hão; Huy Ninh, Quỳnh Hoa, Thanh Mai trong /#ỏ Qúy Ly của Nguyễn Xuân
Khánh Dù là ơng hồng, bà chúa, kẻ
được nhà văn soi chiều từ hay nữ nhỉ yếu đuối , tất cả đều nhìn thân phận đẩy tính
nhân văn Câu chuyện lịch sử vì thể trở thành câu chuyện của đời người, phản
ii nhìn đời thường, c‹
ánh được bao số phận con người
Không chỉ tiếp cận nhân vật lịch sử từ cái nhìn thân phận, các nhà tiểu
thuyết còn giải thiêng thần tượng, kéo nhân vật lịch sử về với đời thường
“rong lịch sử, Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116) tue gọi là đức Thánh Láng, là một thiền sư nổi tiếng Việt Nam thời nhà Lý Thế nhưng, đọc Giản hiếu của
Nguyễn Thị Hảo, người đọc sẽ còn biết đến một Từ Đạo Hạnh đầy những khát vọng tự do, yêu đương và trần tục Bên ngoài, vị thiỀn sư này thuyết
giảng và làm theo những điều răn dạy của Phật nhưng bên trong lại là một con
người trần thế với những ham muốn rất đỗi đời thường Con người ấy chắc
hin không thể
nhất Bằng cách soi chiếu nhân vật ở nhiều chiều phức tạp, chứa nhiều mâu
một thánh nhân mà là một con người ở nghĩa bình thường
thuẫn cả kiếp trước lẫn kiếp sau, Võ Thị Hảo đã “giải thiêng” cho nhân vật
lịch sử, đưa Từ Đạo Hạnh trở về với một con người hoàn toàn bằng xương, thịt Cách kiến giải về nhân vật này như Võ Thị Hảo nói "sẽ là những kiến
Trang 35thiéu,V Thi Hao 48 di chuyén những tượng đãi lịch sử như Thái hậu Dương, Vân Nga, Nguyên phi Ÿ Lan từ chốn uy nghiêm được thờ vọng tong tâm
thức dân tộc đến chốn phàm trần với nhiều toan tính, ân oán, thù hẳn Với
cách kiến giải Ấy, nhà tiểu thuyết đã kéo nhân vật lịch sử về gần hơn với cuộc
sống đời thường và gần gũi hơn với con người hiện tại, lịch sử vì thế cũng
được hiện lên một cách sinh động, hắp dẫn
“Trong quan niệm của các nhà tiểu thuyết, viết về lịch sử còn là cách để tác giả nối liền quá khứ với hiện tại, suy nghĩ về những vấn để hiện tại Từ hình tượng nhân vật Hồ Qúy Ly — nhân vật lịch sử gắn với một thời đại day biến động, Nguyễn Xuân Khánh đặt ra vấn đề cách tân, đổi đất nước ở
thế ki XV Đồng thời cũng đặt ra cho con người hiện tại những bài học có ý nghĩa như: đổi mới hay bảo thủ? Đổi mới đắt nước phải được thực hiện như thế nào? Những phẩm chất, cần có của một nhà lãnh đạo? Từ mấy thế kỉ
trước, Thân Nhân Trung đã xác định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”,
thế nhưng trong lịch sử dân tộc lại có bao thân phận trí thức bẽ bằng, khổ đau, bất hạnh, Đem tài tí phụng sự cho minh chủ, hết mình trong sự nghiệp đầu
tranh giải phóng dân tộc nhưng kết cục họ lại bị chính triều đại ấy nghỉ kị, ruồng bỏ như ông giáo Hiến trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Trãi trong Vực hiểm chốn thâm cung của Duy Phi Thông qua các tác phẩm này, các nhà tiểu thuyết đã đặt ra cái nhìn về vai trò và thân phận
của người trí thức trong lịch sử, đồng thời nhắn nhủ con người hiện tại phải
trân quý, tạo mọi diéu kiện để người trí thức phát huy tải trí, thực hiện khát
vọng và làm tròn trách nhiệm với dân tộc, đất nước Mỗi câu chuyện lịch sử hiển nhiên trở thành “cái cớ” để người viết trao đổi những suy ngẫm về cuộc
Trang 36như một lẽ đương nhiên thì cái hồn của nó phải là những bài học soi sáng cho
đương đại” [19]
“Trong tương quan với khuynh hướng “lịch sử hóa” tiểu thuyết, “tiểu thuyết hóa” lịch sử là khuynh hướng sáng tác đảm bảo những đặc trưng của
thể loại, phát huy được tỉnh thần sáng tạo của nhà văn trong quá trình chiếm
lĩnh, thể hiện lịch sử Bằng cái nhìn phân tích, giả định, gắn lịch sử với số
phân con người, kéo nhân vật lịch sử về với đời thường lịch sử trong các sáng tác thuộc khuynh hướng “tiéu thuyết hóa” lịch sử được phân tích cặn kẽ,
sâu sắc, giàu sức thuyết phục và gần gũi hơn với con người đương đại Ở đó, các nhà tiểu thuyết không chỉ làm sống dậy lịch sử mà còn cho nó một sức
sống mới để lịch sử có thể song hành cùng hiện tại Sau những ồn ảo tử các
cuộc tranh luận vị thuyết lịch sử, đặc biệt là cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu lịch sử thì sự ra đời và thành công của các
tác phẩm thuộc khuynh hướng này đã là bằng chứng cho thấy sự cần thiết của
hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Đó cũng là bằng chứng đánh dấu
'bước cách tân trong mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết 1.2.2 Dấu Ấn Nguyễn Quang Thân
Lấy bối cảnh xã hội - lịch sử Việt Nam từ 1945 - 1946, (ngoài phần V7 thanh), tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu kể về những sự kiện diễn ra ở một
huyện lị thuộc tính Hà Tĩnh từ giai doạn Nhật bá chủ Đông Dương cho dé
những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều
đất con người trước những lựa
biến cố quan trọng đối với vận mệnh dân tí
chọn mang tính chất quyết định Những sự kiện có thật trong lịch sử chiến tranh ở nước ta như chuyện Nhật hồng hách chém người, chuyện hàng vạn người chết đói, chuyện cách mạng bắt đầu vận động quần chúng để giành chính quyền và những khó khăn của chính quyền cách mạng buổi đầu đều
Trang 37không sa đà, ngập chìm vào các sự kiện ấy Trên cái phông nẻn lịch sử những năm 1945 - 1946, Nguyễn Quang Thân đã “đặt mỗi con người trước bao ngả
rẽ", “phải tự mình trả lời bao câu hỏi của lẽ sinh tổn, phải chọn lựa và quyết
định” [74] Trong đó, nhà văn đặc biệt chú ý đến sức mạnh của quần chúng
nhân dân, vai trò của người trí thức trong những cuộc biến dời của lịch sử Đồng thời, ông còn nhận ra sự chia rẽ trong nhận thức của người vô sản với
tầng lớp trí thức, tình trạng nhập nhằng mắt phương hướng của một bộ phận trí thức Có thể thấy, với Con ngựa Mãn Châu, Nguyễn Quang Thân khẳng định viết tiểu thuyết lịch sử không đơn thuần là tái hiện các sự kiện lịch sử
Đi
có tính chất phức tạp ẩn chứa đằng sau những sự kiện lịch sử Lịch sử vì thé ông thực sự quan tâm là thể hiện vả cắt nghĩa những vấn đề, hiện tượng
chỉ là cái cớ để nhà văn bày tỏ chính chia sẽ những trăn trở về con người, thời cuộc
Cũng như Con ngựa Mãn Châu, với Hội thẻ, Nguyễn Quang Thân không có tham vọng dựng lại cả thời kì lịch sử rộng lớn, phản ánh sự kiện, con
người lịch sử ở chiều kích vĩ mô như một số nhà văn thuộc khuynh hướng
"lịch sử hóa” tiểu thuyết Viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn oanh liệt của dân tộc nhưng Nguyễn Quang Thân không bao quát toàn bộ mười năm Lê Lợi và
nghĩa quân từ lúc bắt đầu dựng cờ khởi nghĩa cho đến khi quân Minh thua trận về nước mà chỉ chọn thời điểm nghĩa quân Lam Sơn kéo vẻ trại Bỏ Đề
chuẩn bị cho việc kết thúc kháng chiến Với hơn 400 trang sách, Nguyễn Quang Thân tập trung khắc họa những mâu thuẫn trong nội bộ nghĩa quân Lam Sơn, một bên là các võ tướng như Lê Sát, Phạm Vấn, một bên là Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn Từ mối mâu thuẫn đó, Nguyễn Quang Thân đặt ra
vấn đề về thân phận người trí thức trong cơn bão táp thời đại, tìm ra lời đáp cho vụ oan án mười mấy năm sau của gia đình Nguyễn Trãi Viết tiễu thuyết
Trang 38những bí ẩn của lịch sử Đối với hình tượng Lê Lợi — linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bằng cảm hứng giải thiêng, nhà văn phục hiện lên một người anh hùng với vẻ đẹp của cả một bậc để vương lẫn con người đời thường, có
phần gần gũi với con người hiện tại Các nhân vật là tướng lĩnh của nghĩa
quân Lam Sơn như Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân cũng được Nguyễn Quang,
Thân nhìn nhận một cách đa diện, giải phóng khỏi cái nhìn sùng bái lịch sử
theo kiểu chỉ ca ngợi một chiều Cái nhìn ấy còn được nhà văn thể hiện khi đi
vào miêu tả những nhân vật như Hồng Phúc, Vương Thơng
Từ những nhận định khái quát trên, có thể khẳng định Nguyễn Quang Thân là một trong số những nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử theo khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử Đọc các tiểu thuyết viết lịch sử của Nguyễn
(Quang Thân, chúng ta có thể nhận thấy nhà văn không di quá sâu vào các
biến cố sự kiện mà mượn lịch sử đẻ gửi gắm những vấn đề về thân phận con
người, vén những tắm màn bí ẩn chưa từng đề cập trong chính sử Đó cũng là
cái nhìn dan chủ trong tư duy phân tích lịch sử của nhà văn nói riêng và văn
Trang 39CHUONG 2
DAC DIEM NOI DUNG TU TUGNG TRONG TIEU THUYET
LICH SU CUA NGUYEN QUANG THAN QUA CON NGUA
MAN CHAU VA HOI THE
2.1 QUA CHỦ ĐÈ LỊCH SỬ:
2.1.1 Vai trò và thân phận cũa trí thức trong đồng xoáy lịch sử:
Song hành cùng dòng chảy lịch sử, trải qua mấy chục thể kỉ, dẫu không ít thăng trầm nhưng người trí thức vẫn luôn giữ vững tâm thế, khẳng định tài
năng, khí tiết của mình trong hành trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ
Nam tháng trôi đi, có thể "không ai nhớ mặt đặt tên'
nhưng trong mạch nguồn trong trẻo, ấm nóng của lịch sử dân tộc, vẫn còn đầy những bia đá khắc ghi, còn đó những trang sử vàng vinh danh các vị anh hùng dân tộc, chí sĩ yêu nước, trí thức Nho gia Người trí thức luôn khẳng khái tôn thờ lý tưởng chân — thiện ~ mỹ, một lòng "trung quân ái quốc” Trí thức mãi mãi là hiển tải, là
nguyên khí quốc gia, là nhân tố quyết định sự trường tồn, hưng thịnh của
nước nhà
Là nhà văn thuộc tạng “ưa” thể hiện những vấn di Nguyễn Quang Thân có cái nhìn khá toàn diện về
người trí thức,
vai tro cua tang lop nay Lấy bối cảnh xã hội những năm 1945 — 1946, nhan vat tri thức trong Con
ngựa Măn Châu là lực lượng góp mặt nỗi bật trong lịch sử Việt Nam giai đoạn tiền khởi nghĩa và cách mạng tháng Tám Họ không chỉ có tình cảm dân
tộc sâu sắc, trọng nghĩa khinh lợi, bất hợp tác với giặc như trường hợp ông
Đốc Kha - một trí thức đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm nhưng không
Trang 40Trình ~ mot tri thức trẻ, sinh ra trong gia đình khá giả tại một huyện nghèo Hà
Hà Nội, Trình về quê lập đồn điền cà phê, bí mật xây
Tĩnh Học xong tú
dưng đội quân Việt Minh, lãnh đạo du kích cướp chính quyền thành công rồi
tiếp tục chỉ đạo công tác cách mạng tại địa phương Qua Trình, hình ảnh
người trí thức Việt Nam đi theo kháng chiến đã hiện lên bằng tắt cả tắm lòng
yêu nước và nhiệt huyết của tuổi trẻ Anh đến với cuộc cách mạng chỉ với một
ý nghĩ đơn giản "mỗi người góp cho nền độc lập những gì mình có Mình
không mồ hôi, cơ bắp hay máu xương thì mình góp trí tuệ của mình cho việc chung” [37, tr651] Với tâm thế ấy, người trí thức trong anh tạm thời xếp lại
mọi khác biệt với những người nông đân đang đứng trong hảng ngũ của mình ip tự nguyện sàng dấn thân vào cuộc cách mang Anh đã đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của gi: đứng về phía những người cùng khổ, sỉ
long trời lở đắt với một lẽ sống cao đẹp: “người trí thức chỉ tìm được lẽ sống
khi biết hi sinh vi giai cấp cần lao toàn thé giới” [37, 576]
Lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược của con dân
Đại Việt thế ki XV, hình ảnh Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn trong Hội thé
cũng là trường hợp tiêu biểu cho người trí thức xả (hân vì đại nghĩa Sinh ra
trong cảnh nước mắt nhà tan, nhân dân điêu đứng, lầm than dưới ách cai trị
tàn độc của giặc ngoại xâm phương Bắc, những con người hiện thân cho “hồn
thiêng sông núi” ấy đã gạt bỏ mọi lợi ích của cá nhân, giòng tộc, quy tụ dưới
trướng của Lê Lợi để cùng mưu sự phục quốc Với Nguyễn Trãi, con đường
trở thành mưu sĩ, thực hành hai chữ "trung hiếu” được định hướng bởi Nguyễn Phi Khanh - cha ông Biết Trãi từ nhỏ là đứa con ham học, trí tuệ
sáng láng, Nguyễn Phi Khanh đặt kì vọng rất nhiều ở người con này Trong
Gia vign lac, ông từng viết về con trai của mình:
C6 viên loạn hậu hữu tiên he