Đề tài Vai trò Tản Đà trong quá trình vận động của văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đã nghiên cứu về vai trò của Tản Đà trong bối cảnh văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX; Tản Đà - Người mở đầu lối truyện Lịch sử - Giả tưởng trong văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX; Tản Đà - Người thể nghiệm một lối văn xuôi hiện đại.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHẠM THỊ LỆ THỦY
VAI TRO TAN DA TRONG QUA TRINH VAN DONG
CUA VAN XUOI QUOC NGU BAU THE KY XX
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN PHONG NAM
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tối
Cúc cứ liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bồ trong bắt kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 3MỤC LỤC MO DAU 1 Lý do chon 48 ti 1 2 Lịch sử vấn đẻ 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
-4 Phương pháp nghiên cứu 1s
5 Bồ cục luận văn 1s
CHƯƠNG 1 TAN DA TRONG BOI CANH VĂN HỌC VIỆT NAM
DAU THE KY XX — oo reve 6
1.1 CUQC DOI VA SU'NGHIEP VAN CHUONG TAN DA 16 1.1.1 Cuộc đời 16 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác, 19 1.2 TAN DA TRONG LICH SỬ VĂN HỌC - BẢO CHÍ VIỆT NAM ĐÀU THÊ KY XX 28 1.2.1 Đặc điểm văn hoá - xã hội và văn học Việt Nam giai đoạn đầu thể kỳ XX 28
1.2.2 Tan Da - người mang "lân gió mới” cho văn học Việt Nam 37 1.2.3 Những đóng góp nỗi bật của Tản Đà đối với văn học, báo chí Việt
Nam 39
Tiểu kết: 41
CHUONG 2, TAN DA - NGUOI MO DAU LOI TRUYEN “LICH SỬ - GIÁ
TUONG” TRONG VAN XUOI QUOC NGU DAU THE KY X: 43
2.1 THE GIỚI THỰC ~ MONG TRONG VAN XUOI TAN DA 43
2.1.1 Không - thời gian được nhào nặn từ kinh nghiệm thực tế, từ kiến thức
sách vở, từ những mơ mộng phiêu diêu 44
2.1.2 Thể giới mộng ảo được biển thành hiện thực và được nhìn nhận bằng
Trang 42.2 HINH TUONG NHÂN VẶT *LỊCH SỬ GIÁ TƯỞNG” TRONG VAN
XUÔI TẤN ĐÀ SI
2.2.1 Những danh nhân lịch sử - văn hóa trong văn Tản Đà 2 2.2.2 Những giai nhân, những nhân vật văn chương trong văn của Tân Đà
37
Tiểu kết 66
CHUONG 3 TAN DA - NGUOI THE NGHIEM MOT LOI VAN XUOL HIỆN ĐẠI
3.1 TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG VĂN XUÔI TẢN ĐÀ 69
3.1.1 Cốt truyện mới mẻ, hiện đại 70
3.1.2 Năng lực tưởng tượng, hư cấu tuyệt vời T6
3.2 GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGU DOC DAO CUA VAN XUÔI TẢN ĐÀ 80
3.2.1 Lỗi văn kể chuyện, năng về lối văn nói, khẩu ngữ 81
3.2.2 Chất thơ trong văn xuôi Tân Da 86
Tiểu kết 9
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
Keo 97
Trang 5MO BAU 1 Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy lich sử của văn học Việt Nam, Tản Đà - Nguyễn
Khắc Hiếu là một trường hợp rất đặc biệt, một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ XX Những đóng góp của Tản Đà đối với văn học Việt Nam trong thế kỷ XX đã quá hiển nhiên Mở đầu
cuốn Thí nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chan trong bài Cung chiều anh hôn Tản Đà đã viết những l‹ người sau kẻ trước, nhưng ai trân trọng về thi sĩ Tân Đà: “Anh em ở đây, tuy lòng của thế kỷ hai mươi
Trên hội Tao Đàn, chỉ Tiên sinh là người của hai thể kỷ Tiên sinh sẽ đại diện cho một lớp người để chứng giám công việc ở người kế tiếp Ở địa vị
có ai xứng đáng hơn Tiên sinh Đôi bài thơ của Tiên sinh ra đời từ hơn hai mươi năm trước, đã có một giọng phóng túng riêng Tiên sinh đã dạo những,
'bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa”
Bên cạnh mảng thơ mang đầy "hồn dân tộc”, sự nghiệp văn chương của
Tân Đà cũng cần phải kể đến văn xuôi, không chỉ có một mà hàng chục tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau Trong văn học Việt Nam, ông là một trong số ít những người đầu tiên lấy “mình” làm nhân vật trung tâm trong tác phẩm và ông cũng là văn sĩ chuyên nghiệp đầu tiên sống bằng lao động sáng
tạo, bằng tài năng nghệ thuật của Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Tản Đà có thể kể đến Thể non nước (truyện ngắn), Giác mộng con Ï và
Giắc mộng con II (tiêu thuyết), Trần ai trí ký (truyện ngắn),
Tân Đà là người có công rất lớn trong việc đưa văn xuôi Việt Nam di vào quỹ đạo của văn học hiện đại Tân Đà là nhà văn chuyên nghiệp đầu tiên
Trang 6phôi thai thì Tản Đà đã xông xáo tim tồi và thử nghiệm ở nhiều lĩnh vực và
nhiều thể loại
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Tản
Đà Tuy nhiên, phần lớn các công trình bản nhiều về thơ ca Tản Đà, rất ít các nghiên cứu về văn xuôi của ông, nếu có thì cũng dừng lại ở những nhận định,
những bài viết sơ lược, không chuyên sâu Chúng ta còn thiếu nhiều công trình nghiên cứu có quy mô, chất lượng về văn xuôi Tản Đà và những đóng góp của văn xuôi Tản Đà trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam dau thé ky XX Dé c6 duge cai nhin toàn diện hơn về những đóng góp của Tản Đà đối thể kỷ ii "Vai rd Tin Ba trong quả với nền văn học Việt Nam cÿ XX nói chung và giai đoạn nửa XX noi rigng, chúng tôi đi vào nghiên cứu
trình vận động của văn xuôi quốc ngữ đầu thé ky XX" nhằm tiếp tục khẳng định vai trò của Tản Đà - người đã có công trong việc chuyển tiếp giữa hai
nên văn học cổ điển và hiện đại 2 Lịch sử vấn đề
“Trong lịch sử văn học Việt Nam, có thể nói Tản Đà là một trong những,
nhà thơ, nhà văn “phức tạp” nhất, bản thân là “khối mâu thuẫn lớn” (Tầm Dương), vì thế người ta ngại nghiên cứu về ông Người đương thời viết về
Tan Đà với tư cách là những người bạn nghề, thường luận bàn về một vấn đề
nào đồ chứ ít di sâu vào nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp sing tác thơ văn của
ông Sau khi Tản Đà mắt, giới nghiên cứu mới bắt đầu tìm hiểu về ông với tư cách là một tác gia Từ đó đến nay đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên
Trang 7Một trong những bài viết sớm nhất về Tản Đà có lẽ là của Phạm
Quỳnh Năm 1918, trên báo Nam Phong, học giả Phạm Quỳnh đã có bài viết về Tân Đà với tiêu đề Mông hay mị Trong bài viết này, tác giả đã thể hiện
một thái độ thân thiện, gần gũi nhưng hết sức kính trọng Tản Đà Phạm Quỳnh viết "Ông là một bực thiên tải có một không hai trong nước Nam, bởi khí thiêng của sông núi mà chung đúc nên” [5, tr.166] Đánh giá về sự nghiệp
văn chương của Tản Đà, Phạm Quỳnh cho rằng: “Ông Khắc Hiểu từ khi xuất bản tập Khối tình con, được mấy bài thơ văn từ khúc có giọng mới, có ý lạ, được quốc dân nhiều người cổ võ, cũng là để tưởng lệ ma mong cho cái văn
nghiệp của ông ngày tỉnh tiền mãi lên” [5, tr.166]
'Vào năm 1933, Thiểu Sơn có bài Ông Nguyén Khdc Hiéu; cing trong năm này, Chất Dương Hằng Tự Quán có bài Am Hiểu không thể làm tú khôi khay là một cái tỉ — hiệu — luận giữa Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiểu Cả
Thiếu Sơn và Chất Dương Hằng Tự Quản đều chủ yếu đánh giá về “ban tinh” của con người Tản Đà, phân tích về chí khí của nhà nho, cái ngông nghênh, cá tính của th nhân nhưng họ cũng không quên ca ngợi cái tải hoa trong thi ca
của Tân Đà Và Thiếu Sơn đã viết rằng: “Tân Đà tiên sinh là một nhà thi sĩ
vậy Ông đã có cái khí tiết thanh cao, lại có cái tâm hồn lãng mạn; ông đã có
cái tinh tinh đa cảm, lại có cây viết nên thơ” [5, tr 196]
Năm 1939 là năm mà các nhà nghiên cứu
È ông nhiều nhất đến 16 bài viết của các nhà nghiên cứu nói về Tản Đà Nỗi bật trong số đó có
Ngô Tắt Tổ với bài Tán Đà ở Nam Kì (ở Tao Đàn); Nguyễn Tuân với bài
Tản Đà một kiếm khách (Tao Đàn, số tháng 7); Lan Khai với Phác họa hình
dung và tâm tink thi st Tan Ba (Tao Đàn, s6 tháng 7); Phan Khôi với bài Tôi
Trang 8Tản Đà (Tao Đàn, số 16) và bài Ảnh hưởng của Tản Đà đắi với nhà văn lớp
saw (Tao Đàn, số đặc san về Tản Đà), Một vài ký niệm về yêu thơ Tản Đà
(Tao Đàn); đến Lê Thanh trong bài Mông và mộng; Nguyễn Xuân Huy Tản Đà dịch văn và Trúc Khuê Ngô Văn Triện với bài Tản Đà rriết học (Tao Đàn, số đặc san về Tản Đà) Tắt cả những bài viết trên đây đều có một điểm
chung là ca ngợi về cuộc đời, sự nghiệp vẻ tài năng và sự đóng góp của Tản
Đà — Nguyễn Khắc Hiếu đối với văn chương nói chung, thi ca nói riêng; khẳng định vai trò quan trọng của một thi sĩ có tính chất cầu nối giữa hai thời kỳ văn học Đặc biệt các nhà nghiên cứu nhắn mạnh đến uy tín của Tản Đà với giới văn nghệ và ảnh hưởng của ông đối với tiến trình hiện đại hóa văn
học nước ta mà rõ rằng nhất là sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới Các nhà
nghiên cứu đều tỏ ra thương tiếc khi nhà thơ ra đi, nước nhà mắt đi một nghệ
sĩ tài giỏi đang vào độ sung sức, đang ở đỉnh cao trí tuệ, bạn bè mắt đi một đồng nghiệp lớn
Nhà Thơ Xuân Diệu cũng là người rất hâm mộ Tản Đà, với bài Cổng
thi s? Tan Đà, Xuân Diệu đã khẳng định: "Tân Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thí sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái *tôi”[S, tr 227] Dù cái Tôi ấy "vô tâm” mà có, khi "ông tự nhiên dé cho bản ngã mình trần ra ngoài khuôn khổ” thì Tân Đà vẫn "có một bản ngã” [5, tr 228] Và trong lời giới thiệu cho tập Thơ Tản Đà, chính Xuân Diệu đã khẳng định thơ Tân Da là "những hoa quả đầu mùa của chủ nghĩa lãng mạn”
[3, tr 29] Ông đã đọc đúng tên cho cái bản ngã thể hiện trong thơ Tản Đà
Ông vi lầu tiên trong thơ Việt Nam hiện đại, là cái
“La ngudi thi si
mầm thứ nhất của thơ chân thành, Tản Đà còn là một thi sĩ rất An Nam, có ¡ viết Công
thể nói là hoàn toàn An Nam, đó là một điều không dễ” Cuối
của thí sĩ Tản Đà, tác giả kết luận: *Thơ Tản Đà xuống tới những lớp dưới xã
Trang 9của người hát dạo mãi mãi truyền đi m6t céich man ma thm thia céi “tai tinh”
của Tân Đà thỉ sĩ” [5, tr228-229]
Hoài Thanh ~ Hoài Chin trong thi nhân Việt Nam rất đề cao thơ ca Tản Đà, đánh giá rất đúng về vai trò của Tản Đà trong việc góp công xây dựng, một nền thơ ca hiện đại: “Tản Đà là người đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại Tân Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thỉ sĩ một cách đường, hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi” [22, tr.11] Tắt cả
những thành tố đó đã tạo nên vai trò của Tản Đà trong lịch sử văn học Việt
Nam thé ky XX
Dang chú ý hơn cả là một số bài viết, bài nghiên cứu của các nhà thơ, nhà văn cùng thời đánh giá về vai trò và công sức của Tản Đà đồi với văn chương của dân tộc Trước hết là nhà văn Nguyễn Tuân với bài Chén rượu
vĩnh biệt Qua b
Mặc dù là người nổi tiếng về “ngông nghênh”, "khinh bac”, nhưng với ban
iét, chúng ta thấy rõ hơn cuộc đời, tính cách của Tản Đà
bè, dù chênh lệch nhau đến vài chục tuổi, ông vẫn luôn luôn trân trọng tình huynh đệ, anh em thân mật
“Trương Từu, trong bài Những cái hay của Thơ Tản Đà, đã đánh giá cao
về tư tưởng và nghệ thuật thơ của Tản Đà Trương Tửu đã hết lòng để cao, tán dương Tản Đà bằng những từ ngữ, lời lẽ rất ấn tượng: “Những thi tứ chớp
nhoáng của Tân Đà” hay "` Những chữ thần trong thơ Tan Ba” Nhà nghiên
cứu viết: “Thơ Tản Đà sở đĩ chịu được cái đọc bởi nó có một cái gì hơn cái bề mặt Nó có bề sâu Nó như cuộc sống Nó lả một tỉnh hoa nay tôi ngụp lặn vào cái tình hoa ấy” [5, tr.183] Khi nói về cách sử dụng từ ngữ, sữ dụng câu
chữ, Trương Tửu đã hết lời khen Tản Đà, ông cho rằng: “Tản Đà điều khiển
cái máy từ ngữ Việt Nam với một tự chủ đứng trên tắt cả các lời khen Tiên
Trang 10nhận được giá trị thì tính của mỗi chữ, mỗi âm thanh, mỗi vằn điệu, như nhà
kỹ sư tiên đoán được lực lượng và hiệu quả của từng luồng điện” [5, tr.189]
Khi phân tích và chứng minh chữ thần trong Thơ 7án Đà, Trương Tửu đã dẫn chứng rằng: “Hôm nay, tôi muốn dẫn ra đây một vài chữ thần của Tản Đà để các bạn cùng thưởng thức Chữ chơi tong bài ?ừ khúc Tiểu chân lưu, Nguyễn, chữ mở trong bài Thăm má cũ bên đường, chữ tà tà trong bài Cảm
thư tiễn thư” [5, tr.190]
Với Nguyễn Mạnh Bổng, hoàn cảnh xuất thân của Tản Đà đã được
đánh giá như một thuận lợi đến với nhà thơ Được sinh ra trong một gia đình
có truyền thống học hành, quan chức, vì vậy, ngay từ nhỏ Tản Đà đã được
chăm sóc và cho học hành một cách chu đáo Nguyễn Mạnh Bồng đã nhận xét về Tản Đà: “Vì tiên sinh là một người đã lấy cái ý muốn làm “Á châu Không phu tử chỉ đồ” từ lúc bé, nên phàm cái gì trái với đạo đức Khổng - Mạnh, tiên
sinh đều cho là một sự không trong sạch cả” [5, tr 283] Năm 1951, Ngô Bằng
'Giực trong bai Gép phan tìm hiểu Tản Đà đã phân tích và đánh giá cao về ý
chí tự vươn lên, ý thức tự khẳng định chính bản thân mình của Tân Đà Mặc cdù đã qua mắy ky thi vẫn không đỗ đạt nhưng Tân Đà không chán đời một cách tuyệt vọng Có thể Tân Đà nghĩ, lẽ đương nhiên việc thỉ cử thì có đỗ, có trượt Và Tan Da đã đứng dậy, “Tan Da tiên sinh cũng vẫn là đáng khen vì có
nghị lực chứ không như những hạng tục tử khi thất vọng thì chán đến nỗi tự hủy cả thân thế Trái lại, tuy tiên sinh sao khi hỏng thi, có mượn rượu tiêu sầu, nhưng vẫn lấy văn chương làm khiển hứng Vì vậy, tiên sinh có bỏ thi,
mà không bỏ cái chí tự tạo lấy sự nghiệp, sự nghiệp này là sự nghiệp văn chương của những bậc văn hào thì sĩ muốn lưu danh đời đời” [5, tr.305]
Trang 11văn học mà Tản Đà đã sáng tác, đã dé lại cho đời Đặc biệt đánh giá về con
người Tản Đà, Hà Như Chỉ đã viết *Trong tư tưởng của Tản Đà, trọng tâm vẫn là luân lý, đạo đức Đối với ông lương trí là biết đâu là thiện, đâu là ác, có lương tâm là quan niệm được điều thiện, để hướng dẫn hành động, lương năng là hoạt động để thực hiện điều thiện” [5, tr.320] Những đóng góp của
Tản Đà với nền văn học dân tộc không ai là không công nhận, nhưng về
những thú vui của thì nhân thì cũng không phải ai cũng cảm thông Hà Như “Chỉ bên cạnh việc đưa ra nhận xét khái quát về thơ Tản Đà và có chứng minh khá rõ, “tơn thờ khối lạc” Cũng đồng quan điềm như Hà Như Chi, trong bài Nguyễn Khắc Hi
ì tác giả còn nói về “fhứ ăn chơi” của thỉ sĩ, ông đã cho ring Tan Da
, Vũ Ngọc Phan đã viết: “ Nếu đọc tắt cả thơ của Tản Đà, ta sẽ
thấy ông có một tư tưởng rỡ rệt ông theo chủ nghĩa khoái lạc, ông theo chủ
nghĩa vật chất, thờ tình yêu, ham chơi, ham rượu ” [5, tr.266] Danh ring,
trong cách sinh hoạt của Tản Đà cũng có một số điểm không thật đúng nhưng nếu đồi hỏi Tân Đà phải thay đổi thì chúng ta làm gì còn có một Tản Đà ~ nhà thơ nữa Chúng ta yêu thơ ông thi cũng nên tôn trọng những cái riêng rất con
người ấy của ông
Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học iệt Nam (xuất bản lần thứ nhất
năm 1961 của nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội, tái bản năm 197), Nguyễn
Đình Chú đặc biệt quan tâm đến phong cách Tản Đà và tính chất quá độ trong nghệ thuật thơ của ông Nguyễn Đình Chú đã nhấn mạnh đến vấn đẻ “Nội
dung ảnh hưởng của Tản Đà đối với Xuân Diệu, cũng là nội dung ảnh hưởng
của ông đối với những người khác Họ là những thanh niên tiểu tư sản (phần
tìm cảm
lớn là tiểu tư sản học sinh), bề tắc, ngạt thở trước cuộc đời, muối
Trang 12năm ngày mắt thì sĩ Tan Đà, Nguyễn Đình Chú đã có bài viết với tựa đề Đền
với Tán Đà đăng trên báo Văn nghệ, số ra ngày 15 tháng 7 năm 1989, sau này
được in trong Tuyển sập Tản Đà Qua bài viết trên Nguyễn Đình Chú đã
khẳng định: “7án Đà nhà thơ của hai thé ký”; tuy nhiên Nguyễn Đình Chú vẫn tự nhận rằng: “Dù mình rất yêu Tản Đà, nhưng với Tản Đà, mình vẫn khó
tiếp cận, khó nắm bắt quá” [5, tr 693] Cũng trong bài viết trên đây, Nguyễn
Đình Chú đã đưa ra nhiều dẫn chứng dé so sánh Tân Đà với một số nhà thơ
khác; đồng thời nhắc lại sự việc hồi lỗi của không ít nhà thơ đương thời khi nhìn nhận và đánh giá về Tân Đà- Nguyễn Khắc Hiểu lúc thi
còn sống
Trần Ngọc Vương trong Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung có bài bình luận về “Tính dân tộc và tính hiện đại, truyền thống và cách
tân qua nhà thơ Tản Đà” Nét đặc sắc của thơ Tản Đà được tác giả đánh giá
cao chính bởi tính chất giao thời giữa hai nền thơ ca cổ điển - hiện đại Tản
Đà là đại diện cuối cùng giữ được vẻ đẹp của thơ ca truyền thống và là người đầu tiên dạo bước dạo đầu cho sự ra đời của phong trào Thơ mới Cũng như Phạm Văn Diễu với bài viết Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà trong Tản Đà tác
phẩm và lời bình chủ yếu tập trung khai thác nét đặc sắc của thơ Tản Đà về
"hình thức thể hiện rõ ở ngôn ngữ và giọng diệu thơ, với "cái vẻ tự nhiên” và “dat dio tinh cảm” thơ Tản Dà dễ di sâu vào cảm nhận người đọc Trong cuốn
Tản Đà thơ và đời, Nguyễn Khắc Xương cung cấp cho chúng ta những thông
tin rất ti mi về quê hương, về gia thế, về những bước trưởng thành của cuộc
đời Tân Đà Bên cạnh đó, ông cũng nói đến một *Tản Đà - hưởng lạc” [32, tr.80], "Tản Đà-một cách ngông” [32, tr.99] Và ông khẳng định * Tản Đà là lên
điển hình cuối cùng của nho sĩ quân tử và nhỉ si tai tử, là điển hình
của nghệ sĩ chuyên nghiệp kiểu mới, của nghệ sĩ lãng mạn dân chủ tư sản”
Trang 13Tam Dương với đầu đề Tán Đà - khối mâu thuẫn lớn cũng đã đặt ra
nhiều vẫn đề về văn thơ của Tân Đà Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm nhất
theo Tâm Dương vẫn là những vấn đẻ thuộc về kỹ thuật văn chương của Tân
Đà Ông đánh giá cao Tản Đà trong tư cách người chịu khó tìm tòi hình thức
nghệ thuật mới đề thể hiện nội dung, tư tưởng của mình
Trong bài Hữu — Võ tương tác trong thí pháp Tản Đà, Tầm Dương lại đi sâu khám phá những phương diện khác của Tản Đà khi hành nghề “bán văn
buôn chữ kiếm tiền tiêu” Theo Tầm Dương, Tản Đà là một người có tính
cách rất đa dạng Trong nhà thơ này, đường như có đến ba loại nhân cách chủ yếu, đó là: "Con người suy tưởng, con người hành động và con người vui
chơi, suy tưởng qua triết thuyết Thiên lương hành động nhập thế với hoài
bão lớn” [5, tr455] Đối với nghệ thuật thì ca của Tản Đà, Tầm Dương đã
phân tích và dẫn chứng một cách cụ thể về những cảm hứng của Tản Đà trong
sáng tác đó là: cảm hứng lịch sử, cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư và cảm hứng vũ trụ Trong thơ của Tản Đà, giữa kỹ thuật và cảm hứng, giữa cái hữu và cái vô luôn tác động, quan hệ với nhau một cách biện chứng °Xem xét
những bài thơ thuộc loại đặc sắc của Tản Đà, ta thấy không khi nào chúng
“trơ gốc bật rỄ” chỉ toàn cái có, mà thường xuyên dành cho người đọc những,
vùng không, nhằm khơi gợi hoạt động đồng sáng tạo” [5, tr.457] Tim Duong rút ra kết luận: “Tản Đả là hiện tượng văn chương buổi giao thời của một xã hội phức tạp, do đó trong thơ ông ít nhiều có mặt hầu như tất cả những cảm
hứng thơ đương đại: lịch sử như thơ yêu nước, thế sự như thơ hiện thực, dời
tư như thơ lăng mạn và tổn tại song song với các thi hứng phần nào có tính cách tân ấy làm một cảm hứng thơ truyền thống: cảm hứng vũ trụ” [5, tr.463]
Trin Đình Hượu cũng là một trong những người đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về Tân Đà Trong chương: Tân Đà Nguyễn Khắc
Trang 14bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988), tác giá đã khảo sát rất kỹ lưỡng từ cuộc đời đến sự nghiệp văn chương của Tản Đà và đưa ra
những nhận định, đánh giá hết sức sắc sảo Nhà nghiên cứu tỏ rõ sự trân trọng
về những đóng góp to lớn của Tản Đà đối với văn chương nước nhà Trần Đình Hượu khẳng định: Tản Đà là “Nhà nho tài tử, nhà văn chuyên nghiệp”,
“Nhà nho đem văn chương bán phố phường” Có thể dễ dàng hiểu điều nhà
nghiên cứu muốn chứng minh công của Tản Đà trong việc góp phần chuyên nghiệp hóa văn chương là rất lớn Trần Đình Hượu đã kết luận về Tan Da rằng đây là một người “ái quốc bằng đạo đức” và là nhà thơ rất thành công ở
để tải "non nước”
Nguyễn Huệ Chỉ trong Từ điển văn học Việt Nam - Tập II đánh giá:
“Tân Đà đã khai sinh cho nhiều thể văn trong văn học Việt Nam buổi đầu thé
kỷ Văn xuôi Tản Đà với giọng triết lý trữ tinh sâu sắc, với sự khơi mở của
một tâm trạng, ngay khi lần đầu đăng trên Đông dương tạp chí đã làm cho bạn đọc cảm thấy một sự mới lạ so với những bài văn xuôi đương thời Sau này
trên An nam tạp chí, chính ông đề xuất Việt Nam nhị thập thế kỷ - xã hội ba
đào kí và tự mình khai bút và đó là bước phôi thai của những truyện ngắn hiện thực mà Nguyễn Công Hoan sẽ thừa hưởng để dạt được một thành tựu
rực rỡ” [5, tr476] Tầm Dương trong bài Tản Đà - nhà văn hoá tiển đạo đã nhấn mạnh ý nghĩa mở đầu văn chương quốc ngữ, khai phá chủ nghĩa lãng
mạn ở Tân Đà 2, tr.383]
'Khi đánh giá về thi ca Tản Đà, đa số các nhà phê bình, các nhà thơ đều
dành cho Tân Đà những mỹ từ hay nhất, dành cho ông sự thán phục Nhưng
Trang 15
đồng góp lớn trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ XX
Ngô Bằng Giực trong bài Góp phản tìm hiểu Tán Đà nhận xét: “Văn
vần thì xưa nay chưa ai viết được nhiều lối như tiên sinh còn văn xuôi thì
xuôi mà có thi điệu, đã ly lỳ lỗi lạc lại giải tưởng tư tưởng Đông Tây, cũng
hay về phương diện nghệ thuật như văn vần mà lại còn bổ ích cho đời hơn văn vần về đường thực tế” [30, tr.264] Cũng như Xuân Diệu là người thích thú với văn xuôi Tản Đà bởi ông cho rằng: “muốn tìm bản ngã của Tản Đà
phải tìm ở văn xuôi, một bản ngã hiện diện phô bày, xuyên suốt mọi tác
„ bản ngã sửng sững đứng, tự khẳng định, độc đáo, gai góc, sắc cạnh,
một bản ngã lần đầu tự xưng danh, nói về mình, đặt mình làm nhân vật trung,
tâm của tác phẩm, lấy mình đối thoại với người đọc mình” (Tựa tuyển tập Tản
Đài,
Trong cuốn lăn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930 của Trần Đình
Hượu đã đánh giác "Đối với Tân Đà văn xuôi là chỗ tỉnh túy nhất của ông, nhưng đối với mọi người Tản Đà chỉ là nhà thơ, thơ mới chính là tài năng của ông”, và “VỀ văn xuôi thành công của Tân Đà không lớn như trong thơ” [11,
tr.§6], nhưng Trần Đình Hượu cũng thừa nhận: “Bằng cách nói cái nếm trải
của riêng mình Tân Đà đã chuyển sang nhìn cuộc sống, nói về cuộc sống cụ
thể, bình thường của con người trong xã hội Điều đó làm ông gặp các nhà
văn lớp sau” [11, tr.87]
Phải thừa nhận rằng trong văn xuôi của Tản Đà chứa đựng một nội dung tư tưởng lớn và cả sự quyết liệt, thiết tha trong hành trình đi đến hiện đại không kém gì văn vần Đúng như lời nhận xét của Nguyễn Tiến Lãng trong
im quá quyết mà đáp rằng: giá trị văn xuôi của
Trang 16Nam 2003, trong cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam, Nguyễn Phong
Nam đã có một chương viết về Cuộc đời và sự nghiệp văn chương; vai trỏ, vị
Nguyễn Khắc Hiễu đối với lịch sử văn học dân tộc 6 phan
nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương, tác giá cho rằng: “Tản Đà là tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ
trung đại sang thời kỳ hiện đại Ông là gạch nối giữa hai thế hệ nhà văn, là mẫu nhà nho tài tử cuối cùng của một nghìn năm văn học phong kiến cũng
trí của Tản Đài
là nhà văn chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam” [19, tr.140]
vị trí của Tân Đà trong lịch sử văn học dân tộc, Nguyễn Phong Nam đề cập và luận bàn từ những nét có tính chất “cá tính” của Tản Đà như ng, quan niệm tình yêu và kế cả cái “ngông” mà trời đã "phú!
cho từ nhỏ đến ảnh hưởng của ông đối với văn chương dân tộc; ảnh hướng
của nhà thơ đến lớp thỉ sĩ cằm bút đương thời cả về sáng tác và lỗi sống
“Theo Nguyễn Phong Nam *"Tản Đà là người đã để lại ảnh hưởng đáng kể cho sự hình thành của văn học Việt Nam hiện đại Trước hết, ông đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca dân tộc Tân Đà có công lớn trong việc thúc
đây nhanh sự xuất hiện của một “thời đại thi ca mới” [19, tr 145],
Có thể nói, từ trước tới nay, việc nghiên cứu về Tản Đà là một hoạt động rất sôi nổi, thu hút rất nhiều người tham gia Tắt cả đều tập trung
đánh giá cao về nhân cách và văn tài của ông trên mọi phương diện sáng ta
„ đặc biệt là thi ca Công trình nghiên cứu gần như đẩy đủ nhất về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tản Đà là Tản Đà về (ác gia và tác phẩm
h, bình
Đây là công trình tập hợp nhiều nhất các bài nghiên cứu phê
luận về tư tưởng, quan niệm văn chương Tán Đà
Dù trực tiếp hay gián tiếp, hay sự tự ý thức về đối tượng có khác nhau, song bản thân vấn đề văn xuôi trong sáng tác của Tản Đà vẫn là đối
Trang 17
cách mạng tháng Tam cho đến nay, đã có hàng chục bài báo, công trình
viết về vấn đề này hoặc về một tác phẩm văn xuôi, hoặc liên quan ít nhiều
đến những vấn đẻ chung của văn xuôi Tan Đà
Tân Đà xuất hiện lần đầu tiên trên văn đàn với Khối tinh con, sau đó là Giác mộng con, Thần tiên và cuối cùng là Giấc mộng lớn Thời kỳ đầu
người ta đón nhận ông bằng tắt cả sự háo hức, nhiệt thành của cái tỉnh thần
yêu chuộng cái mới và người ta xem ông là “một văn tài” dem dén "cơn gió
lạ” giữa cái buổi đầy u uất của xã hội Công chúng tư sản hoan nghênh Tản Đà vì ông đã nói hộ một phần của họ tâm trạng thời đại, đó là nhu cầu khẳng định mình Chính thời điểm ấy Phạm Quỳnh là người cho rằng Tản
Đà đã "dựng ra một văn phái mới” và không ngới lời tán tụng ông Thế
nhưng chẳng bao lâu sau cuốn Giấc mộng con ra đời thì người ta lại bắt
säp một sự phê phán khác và khá quyết liệt của Phạm Quỳnh Thể rồi một
thời gian dài, người ta đã lăng quên văn xuôi của ông, nhất là khi những
tiểu thuyết mới ra đời, người ta lại cảng nhanh chóng lãng quên ngay cây
cầu bắc qua bến cũ Mãi đến khi Tản Đà mất năm 1939, cả văn đàn mới
giật mình Cũng trong năm này, Lê Thanh trong cuốn 7h sĩ Tản Đà đã nói
đến cái ảnh hưởng của văn xuôi Tản Đà với các văn sĩ đương thời Càng về sau, người ta càng chú ý đến văn xuôi Tản Đà, và có nhiều ý kiến khen chê
khác nhau
Qua nghiên cứu lịch sử vấn đề về một số công trình nghiên cứu phê bình, một số ý kiến nhận định về văn chương của Tản Đà trong suốt thể kỷ qua, bước đầu chúng tôi có một số nhận xét chung như sau:
Thứ nhất, việc nghiên cứu về Tản Đà đã có nhiều thay đổi theo sự
biến động thăng trằm của lich sử - xã hội Việt Nam trong suốt thế kỷ qua
Trang 18được ghi nhận, khẳng định Mặc dù vậy, sự quan tâm của các nhà phê bình nghiên cứu những năm gần đây và các nhà văn, nhà thơ qua các thời kỳ đã
cho thấy rõ được vai trò của Tản Đà trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ
XX
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về Tản Đà chủ yếu tập trung tìm
hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực thơ của ông Rất ít công trình nghiên cứu về vai trò của Tân Đà trong văn xuôi đầu thế kỷ XX Không thể khẳng định là mọi chuyện về Tân Đà đã được giới nghiên cứu tìm hiểu đầy đủ, giải quyết thấu đáo Trái lại, Tân Đà là một con người rất đặc biệt, một tài năng rat da dạng cho nên vẫn còn nhiều vấn đề thuộc về tư tưởng, tải năng nghệ thuật của ông chưa được nắm bắt đầy đủ, nhất là mảng văn xuôi Do đó, cần đặt ra vấn đề nghiên cứu dành cho lĩnh vực này một cách thoả đáng để có cái
nhìn toàn diện hơn, có sự đánh giá đẩy đủ hơn đối với Tản Đà Đó là nội dung mà luận văn này đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn để về cuộc đời và sự nghiệp của Tân Đà, về những đóng góp của Tản Đà đối với lĩnh vực văn xuôi trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX qua những tác phẩm văn xuôi
tiêu biểu của Tân Đà Trên cơ sở đó làm rõ hơn những đóng góp của ông
trong việc khai mở lối truyện “lịch sử - giả tưởng” trong văn xuôi quốc ngữ cũng như là nhà văn tiên phong trong thể nghiệm lối văn xuôi hiện đại
Các tác phẩm được tập trung khảo sát gồm:
~ Giắc mộng con Ï
- Giắc mộng con II
Trang 19~ Thể non nước
~ Trần ai tri ky
4 Phương pháp nghiên cứu
‘Tan Đà là một hiện tượng văn học rất phức tạp Để tiếp cận và nghiên
cứu về Tản Đà cần phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau Tuy nhiên,
trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các phương pháp chính sau đây:
- Phuong pháp phân tích, đối chiếu: Đây là phương pháp nhằm tim hiểu, phát hiện những đặc điểm của văn xuôi Tản Đà qua đó làm rõ vai trò của ông trong quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam dau thé ky XX
- Phương pháp hệ thống: Tức là nghiên cứu văn học với tư cách là một inh
chinh thể gồm nhiều yếu tổ có mối quan hệ hữu cơ với nhau như chủ đề,
tượng nhân vật, phong cách, ngôn ngữ rong các tác phẩm văn xuôi của Tản Đà Phương pháp này cho phép chúng tôi khảo sát, lý giải các vấn đề một cách trọn vẹn và thấu đáo hơn
~ Và một số phương pháp bỏ trợ khác § Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương I: Tản Đà trong bồi cảnh văn học Việt Nam đầu thể kỷ XX
Chương 2: Tản Đà - người mở đầu lỗi truyện "lịch sử - giả tưởng” trong,
văn xuôi quốc ngữ đầu thé ky XX
Trang 20CHUONG 1 TAN DA TRONG BOI CANH VAN HQC VIET NAM DAU THE KY XX 1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG TAN DA 1.1.1 Cuộc đời
Trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tản Đà
sao sáng, vừa độc đáo, vừa dỗi dào năng lực sáng tác Ông là một cây bút
lên như một ngơi
phóng khống, xông xáo trên nhiễu lĩnh vực Ông đã để lại nhiều tác phẩm
với nhiều thể loại, là
“Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 25 tháng 5 năm 1889 (nhằm ngày 20 tháng 4 năm Mậu Tý) tại làng Khuê Thượng, huyện Bắt Bạt,
tỉnh Sơn Tây, nay là thành phố Hà Nội Ông xuất thân trong một gia đình
quan lại phong kiến suy tàn Thân sinh là Nguyễn Danh Kế, đỗ cử nhân thời
Tự Đức, từng giữ chức trí huyện Lý Nhân, phủ Xuân Trường, thăng chức đến Án sát Ninh Bình và từng giữ chức Ngự sử Mẹ ông là bà Nhữ Thị Nghiêm
nổi tiếng tài sắc, giỏi văn chương, từng làm khá nhiều thơ Nôm Bà kết duyên với Nguyễn Danh Kế khi ông làm tr phủ Xuân Trưởng
Năm Tân Đà lên ba tuổi thì Nguyễn Danh Kế qua đời; năm ông lên
bốn tuổi thì cũng là năm mẹ bỏ nhà, trở lại nếp sống với một đào hát
Bị mồ côi cha từ khi còn quá nhỏ, lại thiếu bàn tay ôm ấp, che chở,
chăm sóc của người mẹ, nhưng thật may mắn, Nguyễn Khắc Hiếu được
người anh cùng cha khác mẹ là Phó bảng, trỉ huyện Nguyễn Tái Tích nuôi
day, kèm cặp và nhiệt tình hướng vào con đường cử nghiệp Theo hồi ký thì
Trang 21làm thơ văn Ông thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã
thạo các lỗi từ, chương, thi, phú Năm 15 tuổi, ông đã nỗi tiếng là thần đồng
của tỉnh Sơn Tây
“Tân Đà là người thông minh, hiểu sâu về Hán học và đa tài, nhưng lại không có duyên với khoa cử Năm 1907, Tản Đà theo anh ra Hà Nội học tại trường Quy Thức ở phố Gia Ngư Năm 1909 (Kỷ Dậu), ông tham dự kỳ thí
hương ở Nam Định nhưng bị trượt trong lần đi thi đầu tiên này Năm 1912 (Nhâm Tý) ông đi thi Hương vẫn hỏng Mấy lần thi trượt, trở về Hà Nội,
chứng kiến cảnh người yêu đi lấy chồng ông đâm ra chán nản, lâm vào thế tuyệt vọng Vừa thất bại trên khoa cử, vừa thất bại trên tình trường ông lâm vào nỗi bề tắc tỉnh thần Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến văn chương Tản
Đà
Nhờ sự giới thiệu của anh rẻ là Nguyễn Thiện Kế, Tản Đà kết giao với
nhà tư sản Bạch Thái Bưởi Hai người bạn mới gặp đã như quen, cùng vào
day Hương Sơn, ngọn Chùa Tiên, đêm ngày uống rượu, làm thơ, đọc sách, thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc" Lúc này lần đầu tiên ông đọc Tân thư,
sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi "Nhiều bài thơ và tư tưởng đặc biệt của ông ra đời trong giai đoạn này
én năm 1915, lần đầu tiên tác phẩm của Tản Đà được ra mắt bạn đọc trên Đồng Öương tạp chí Đây là cột mốc mở đầu trong sự nghiệp văn chương của Tản Đà Cũng trong năm này ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng,
co gái một người trì huyện ở Hà Đông và bốt đầu có bải viết trên Đông
Dương tạp chỉ với chuyên mục Một lối văn Nöm Năm 1916, sau khi người
anh cả Nguyễn Tái Tích qua đời, gia đình trở nên nghèo túng và thiếu thốn,
ông phải tự xoay xở kiếm sống Ông tiếp tục cộng tác với tờ Đồng Duong tap
Trang 22
chon con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp
Ngoài viết văn, làm thơ, ông còn viết tuổng, đựng vở cho các rạp Tân
Đà là người rất tích cực viết bài cho các báo như Đồng Dương rạp chí, Nam
phong
Nam 1925, khi phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân dấy lên
mạnh mẽ ở nhiều vùng của đắt nước, ông tham gia hoạt động xã hội tích cực hơn, xông xáo hơn và viết bài trên nhiều báo thể hiện tinh thần này Tháng 2
năm 1928, Tản Đà chuyển đến vùng Yên Lập thuộc tỉnh Vĩnh Yên định cư, nhưng chưa được bao lâu, bị quan lại địa phương gây khó dễ, ông lại phải
xuống Hải Phòng, rồi trở về Hà Nội
Nam 1937, Tản Đà chuyển về sống ở làng Hà Tri (Hà Đông) Thời
gian nay Tan Đà tham gia dịch thuật, viết báo, làm thơ Tại đây, ông lại xung
khắc với giới chức dịch địa phương, bị chúng thù ghét, gây khó dễ nên lại
phải chuyển ra Hà Nội mở lớp dạy Quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn giảng kiêm cả xem lý số Hà lạc để kiếm sống Đây cũng là quãng thời gian khó
khăn nhất của ông Tuy nhiên với cốt cách của một nhà nho tài tử, dù trong hoàn cảnh nào, lối sống phong cách của ông vẫn khơng thay đổi Ơng luôn thể hiện một phong thái tự tại, ung dung, hào hoa ngay cả trong cơn túng
quấn
Do ảnh hưởng của phong trào Thơ Mới và phong trào *Tân học”, Tản
Đà, con người thuộc phe “cựu học”, làm thơ cũ đã dẫn dẫn trở nên cô độc
"Tên tuổi ông gần như bị đấy lùi vào đĩ văng, nhường chỗ cho các nhà thơ
mới Với việc "An Nam tạp chí" đình bản vĩnh viễn, cuộc sống của Tản Đà
vốn nghèo túng lại cảng trở nên thiếu thốn hơn Những năm cuối đời Tản Đà
bỗng được mọi người quan tâm trở lại Phe "Thơ mới" sau chiến thắng, đã
Trang 23xưa nay, họ ca ngợi Tân Đà, xem ông như một ông Thánh của làng thơ
Tan Da — Nguyễn Khắc Hiếu
Hà Nội trong sự thương tiếc của bạn bè, đồng nghiệp và độc giả yêu mến
ông Sau khi qua đời, thì hài ông được người thân và bạn bè mai táng tại
nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội
t vào ngày 07 tháng 06 năm 1939 tại
Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân trong tác phẩm Thí nhân Việt
"Nam, đã cung kính đặt Tân Đà lên ngồi ghế "chủ suý” của hội tao đàn, coi
ông như một người mở lồi cho thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới Cuộc đời của Tân Đà giống như một bản nhạc, lúc trằm, lúc bồng “Chính trong hoàn cảnh cuộc sống như vậy, những trải nghiệm cuộc đời tưởng
chừng như không thể vượt qua ấy đã cho Tản Đà thêm nghị lực, thêm kinh
nghiệm sống để sáng tác nên những áng văn chương hay như vậy Có người tiếc thay cho Tân Đà, ước cho ông được sinh ra trong một hoàn cảnh khác, có cuộc sống sung túc hơn, giàu sang hơn Nhưng nếu điều đó xảy ra thật, chưa chắc chúng ta đã có một Tản Đà với những câu văn như ám ảnh lòng người
như thế,
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Với một di sản tác phẩm khá đồ sộ gồm thơ, văn xuôi, kịch bản sân khấu, tác phẩm báo chí, tác phẩm dịch thuật Tản Đà xứng đáng được coi là hiện tượng tiêu biểu của văn học Việt Nam dau thé ky XX Trong lich sir van
học nước nhà, sau Nguyễn Khuyến, Tú Xương những con người đại diện
cho lớp nhà văn kiểu truyền thống thì Tản Đà là một kiểu mẫu nhà văn mang tính chất chuyển tiếp Nếu không có sự xuất hiện của Tản Đà thì lịch sử văn
Trang 24~ Thơ ca Tản Đà
Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam
không có một nhà thơ nào nỗi tiếng và được yêu mến như Tản Đà Kế cả khi
phong trào Thơ mới xây ra, thì Tân Đà, sau khi bị "phái thơ mới” đã kích kịch liệt lại được chính những người đã kích mời về ngồi chiếu trên Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân đã đặt bài tưởng niệm Tân Đà
u, với lời lề tôn kính
lên những trang
Thơ cũng là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú của Tân Đà Ông sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại Thơ ông hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi \g, những mối tình
với người tri kỷ xa xôi, song cũng có những bải mang tính ẩn dụ, gần gũi đời sống hiện thực
Tan Đà luôn thể hiện một tinh thần, một thái độ lao động nghiêm túc,
không mệt môi trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Điều này được thể hiện
rất rõ không chỉ ở số lượng tác phẩm đồ sộ, mà còn thể hiện trên từng tác
phẩm thi ca của ông Năm 1916 ông xuất bản cuốn Khdi tình con 1 Tiếp sau tác phẩm mở đầu này là một loạt các tác phẩm lần lượt ra đời như: Giác mộng con Ï (1911), Giắc mộng con II (1932), Khối tình con II (1918), Khối tình con THĨ (1932), Lên sáu (1919), Lên tám (1920), Giấc mộng lớn (1928), Thể non nước (1932), Tân Đà xuân sắc (1934)
“Tân Đà chưa phải là một nhà thơ mới như các nhà thơ mới lớp sau ông Nhưng rõ rằng, ông là nhà thơ đã có tư tưởng cách tân, có nhiều tìm tỏi, sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngồi khn sáo cũ:
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
tiễn oanh đưa luỗng ngậm ngùi
Trang 252 Một phút trần ai Cửa động Đầu non Đường lỗi cũ 'Nghìn năm thơ thần bóng trăng chơi (Tống biệt)
Trong thời buổi mà lối thơ niêm luật gò bó đang còn phổ biến, thì lối thơ như bài Tổng biệt này của Tản Đà quả thật là mới, rất mới! Chính cái sự mạnh dạn vượt ra ngồi khn sáo cũ ấy đã tạo nên “một giọng phóng
túng riêng” trong phong cách thơ Tân Đà
Loại thơ phóng túng của Tản Đà còn nhiễu, đọc những bài như thế, có thể n tưởng đến giọng thơ Nguyễn Công Trứ, Tú Xương Song cũng đúng như các tác giả ƒ
nhân Việt Nam đã nhận xét: “Cai dáng điệu ngang tang chúng tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở tiên sinh không bao giờ có vẻ vay mượn” Cái phóng túng, cái ngang ting ấy chính cũng là cái ngông mà Tân Đà đã tự nhận
Nhưng bao trùm và sâu lắng trong hồn thơ Tan Da vẫn là cái đi
'buổn vẫn vơ, cái nỗi sầu man mác và cái tình bâng khuâng, những yếu tố
muôn đời của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng mang sắc thái riêng của Tản Đà Đó là "chủ nghĩa lãng mạn Tân Đà”
Mùa thủ là mùa gợi buồn cho thỉ tứ và cũng là mùa muôn thuở của thì ca lăng mạn Nhưng thơ thu của Tản Đà không phải chỉ có buồn mã còn có nhớ, một nỗi buồn nhớ vơ vẫn, bâng khuâng
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trang 262
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cảnh đa xin chị nhắc lên chơi
(Muốn làm thằng Cuội)
Trong thực tế, Tản Đà không phải là con người thoát ly, nhắm mắt
trước thời cuộc Thơ ông cũng không hiểm những bài hướng vào hiện thực xã hội, bộc lộ những tình cảm yêu nước, thương nồi:
"Này những ai, này những ai,
Ai có nghe rằng việc thủy tai,
Tinh Bac,
Đông cùng tỉnh Thái,
Rudng ngập nhà chìm thây chết trôi
(Khuyên người giúp dân lự)
Là một người dân mắt nước, lo cho vận mệnh của tổ quốc, lại chịu
cảnh hưởng sâu s
của những phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ, Tản Đà có những vần thơ cảm khái, nói đến các anh hùng dân tộc, nói đến
đân vong quốc, nói đến nòi giống Tiên Rồng thể hiện tư tưởng yêu nước một cách kín đáo Tiêu biểu cho dòng thơ này của Tản Đà là bài Thể non
nước, một bài thơ đã đi sâu vào lòng người và được lưu truyền rộng rãi
trong các tầng lớp nhân dân
Tân Đà là nhà thơ của xứ Đồi như ơng đã tự khẳng định: "Tôi là
người gì? ở phía Nam Đông Á, ở phía bắc Việt Nam, ở phía tây Bắc Kỳ,
một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!” (Giác mộng lớn) Nhưng vượt khỏi "Đà Giang, Tân Lĩnh nước non quê”, Tản Đã còn là nhà thơ, nhà văn,
nhà báo tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Đúng như Nguyễn
Trang 2723
xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?” Và Tản Đà cũng hoàn
toàn xứng đáng như đánh giá của nhà thơ Xuân Diệu: “Tan Đà là người thì
sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại”
Ngoài thơ tự sáng tác, thơ dịch của Tan Đà cũng được đánh giá rất cao Những bài thơ lục bát địch từ thơ Đường của Tân Đà thường được cho là hay hơn các bản dịch khác, có bài hay hơn cả nguyên tác, vì sự tự nhiên,
không bị gò bó mà chuyển tải cả tâm hồn mình vào đó
- Văn xudi Tân Đà
'Văn xuôi của Tản Đà không được thành công như văn vẫn của ông, vi vay khi nghiên cứu về Tản Đà các nhà nghiên cứu thường ít chú ý đến
văn xuôi, mà tập trung chủ yếu vào thơ ca Tuy nhiên cần phải thấy rằng, chính Tản Đà là một trong số ít những người tiên phong trong việc sử dụng chữ quốc ngữ để sáng tác văn xuôi
Các tác phẩm tiêu biểu của Tản Đà gồm: Giấc mộng con 1 (tiểu thuyết, 1917), Thể non nước (truyện ngắn, 1920), Chuyện thế gian 1 và II
(1922-1924), Giắc mộng lớn (nhật ký, 1932), Giắc mộng con tập II (du kí, 1932), Trần ai trí ký (truyện ngắn, 1932), Liệt nữ truyện (1938), Kiếp phong trần (truyện ngắn) và một số tác phẩm khác
Tân Đà là người học chữ Hán, theo lối học cử nghiệp, vốn quen
thuộc với văn sách, với phú, với lối văn tứ lục, với thơ luật Đường thế mà ông văn xuôi lại rất hay, rất sắc sảo, rất nhuần nhuyễn, thuần thục
Nam 1917, khi tác phẩm Giấc mộng con ï ra đời, Dương Ba Trac dé tua
cho Tân Đà đã phải khen: "Mới mươi mười lãm năm nay, sĩ phu trong nước mới có cái khuynh hướng về văn quốc âm, giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt đã lập lòe một tia lửa sáng xuất hiện trong văn
Nguyễn Khắc Hiếu, Sơn Tây, chính là một tay kiện tướng trên trường hàn
Trang 28”
mặc ấy!" Giấc mộng con l cũng như Giác mộng con II là hai tập du ký
tưởng tượng, có thể coi đây là tiểu thuyết viễn tưởng của Tản Đà Qua hai
cuộc viễn du tưởng tượng, tác giả muốn đưa mọi người đến những thế giới
lý tưởng, diệu kỳ, đến với những cảnh sắc tươi đẹp, gặp gỡ những nhân vật tài hoa Ở đó chỉ có cái đẹp, cái cao thượng, tình yêu thương và lòng tôn
trọng lẫn nhau, khác hẳn cái xã hội xấu xa nơi trần giới Tác phẩm vừa có
giá trị hiện thực phê phán lại vừa có ý nghĩa lãng man, thé hiện những ước vọng nhân văn của tắc giả tưởng tượng rất phong phú, song nÌ Tân Đà là người có một
khi mơ mộng, tưởng tượng chỉ là những yếu tổ thi pháp trong cá tính sáng tao của ông, và điều đó không hề làm giảm giá trị phản ánh hiện thực xã
hội và ý nghĩa phê phán của tác phẩm Trường hợp tiểu thuyết Thân tiển chẳng hạn, là như vậy Ở đấy, với giọng văn châm biếm hài hước, tác giả
đã mượn lời hai chị em đồng tiền nói với nhau để tố cáo thói ăn tiền bắn
thiu của bọn quan lại: "Khi đã vào trong cửa quan, trên thời quan nha, dưới
thời lính tráng, dân sự, mà các ông dy
công đường Lúc ấy thẹn phải chết Ngồi đấy, rồi thấy quan cũng thét
ê mình nằm trần truồng ra trước mắng luôn, nhưng về các dân sự chứ không phải là quát mắng mình, mà mình thỉnh thoảng thấy quan nhìn mình thời nó như có ý thương yêu lắm!” Cách kể chuyện như vậy thật là hóm hinh và hấp dẫn
Tuy nhiên, trong nhiều bai văn ngắn, tùy bút, bút ký, nghị luận, ngọn bút Tản Đà có khi chẳng cẳn bóng gió mà đã kích trực diện vào bon quan
li bắt lương, vào dng lap trên vô liêm sĩ, đẳng thờï tỏ ý bênh vực những
Trang 2925
tham, xiểm nịnh, bắt nghĩa vô lương, hút máu mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, hiển vợ con cho người ta để giữ bền phú quý, như thế có phải là
hạng người hạ lưu hay không?” Hoặc một đoạn khác ông viết: “Nếu trong
hạ đẳng xã hội ta mà có những ai biết thờ cha kính mẹ, yêu nước thương
nòi, thời tức là người thượng lưu vậy” Tác giả lấy đạo đức con người mà
không lấy sự giàu nghèo làm tiêu chuẩn để phân biệt thượng lưu, hạ lưu Trong xã hội phong kiến thực dân, đạo đức suy đổi, luân thường đảo ngược, cái ác đang ngự trị, cái lợi cái danh đang chỉ phối cuộc sống ma Tan Đà lại công nhiên viết trên báo như vậy, chứng tỏ ông là một nhà văn, nhà
'báo đầy khí phách, đầy dũng kỈ
Nam 1932, Gide mộng lớn vừa mới phát hành đã gây được sự chú ý của bạn đọc Tác phẩm này được trình bày như là hồi ký, ghỉ chép lại phẩn nào cuộc đời của tác giá về những kỷ niệm, những thăng trầm từ tuổi thiếu niên cho đến những năm gần cuối đời Mở đầu tác phẩm là những kỷ niệm, những sự kiện của bản thân đã trải qua “Ki
chi tiết bộc lộ rõ nhất thiên hướng, cá tính của mình Cái cuộc đời — gide
mộng này được nhìn nhận, quan sát qua nhân quan của một người lịch lãm
c nhà văn dừng kĩ ở những
và có phần mỏi mệt khi đã nếm trải đủ vị cuộc đời ” Tác phẩm Giấc mộng lớn hắp dẫn bởi cách viết của Tản Đà với những mẫu kí sự giàu chất nghệ thuật của một nhà văn lớn; những câu chuyện trong tác phẩm được sắp xếp
logic về mặt thời gian Thể giới Giấc mộng lớn là thể giới tập hợp của
nhiều khái niệm cả về không gian, thời gian đến vấn đẻ tư tưởng Đọc
rất mí
Trang 30
26
tiểu thuyết này, cốt truyện có vẻ như dung di hơn Giá trị đáng kể của cuốn
sách có lẽ được nằm ở những ý tứ của hình tượng nước non và đôi lứa
thông qua câu chuyện về mối tình giữa một tao nhân với cô đào Tỉ
nước phần nào đã thể hiện sự lãng mạn trong tư tưởng của nhà thơ
'Văn xuôi Tân Đà còn có những thiên tùy bút, bút ký, tiểu phẩm, chan
chứa tình cảm nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện sự thông cảm sâu sắc với
những nỗi khổ nhục của đồng bào Đó chính là loại văn mà Tân Đà gọi là “van vị đời” Các bài Cánh nhà nghèo lấy vợ, Cảnh túng đi vay tiển là những tác phẩm như vậy
Thực ra, văn xuôi của Tản Đà chưa phải là thể loại thảnh công như thơ ca, nhưng sơ với những nhà văn đương thời, thì văn xuôi của ông có
những dấu ấn đáng kể Lối thể hiện của ông trong tác phẩm đã bắt nhịp
được với thời cuộc mới, hoàn toàn khác với những cái của thời kỳ trước mà các văn sĩ khác chưa thể hiện được Tản Đà là người đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn từ ngữ và âm điệu khi thể hiện trong tác phẩm Rõ rằng Tản
Đà là một tài năng rất đa dạng Đối với văn xuôi, dù đây chưa phải là phần
đóng góp lớn nhất của ông đối với văn học nước nhà; nhưng qua các tác
phẩm văn xuôi mà ông để lại, chúng ta thấy rõ cá tính, phong cách sáng tác của một con người có am hiểu sâu sắc đối với đời sống xã hội Cũng như hiểu rất rõ khát vọng về cái đẹp và tâm tư, tình cảm của người dân, mà ông
là người luôn luôn muốn chia sẻ Văn xuôi Tản Đà chan chứa tỉnh cảm
nhân đạo, thể hiện sự thông cảm sâu sắc đối với người cùng khổ trong xã hội Văn xuôi của ông đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội thời bấy giờ và được diễn tả qua những trang viết giàu tính nghệ thuật, hấp dẫn, sáng
tạo đầy cá tính riêng Chính vi thế mà không chỉ trong thơ, ngay ở văn
xuôi, Tản Đà là một trong những người tiên phong đẻ hiện đại hóa văn học
Trang 31a
Đối với thể loại tiéu thuyết và truyện ngắn, Tản Đà đã có những thử
nghiệm bước đầu Tuy nhiên, khả năng phản ánh, tái hiện diện mạo về hiện
thực của chúng vẫn còn nhiều hạn chế Nhưng dù sao thì việc tìm đến với
những thể loại như truyện ngắn và tiểu thuyết của Tân Đà tự thân nó là một sự kiện văn học, bởi đây chưa phải là những thể loại văn học truyền thống, mà hoàn toàn còn mới mẻ Thi sĩ Tản Đà không phải là nhà nho đầu tiên hòa nhập vào cuộc sống chốn đô thị mới, nhưng ông thuộc vẻ thế hệ những ng đổi mới văn học Là nghệ sĩ có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, biết tiếp thu một cách tân
¡ cảm nhận được một cách rõ rằng, cụ thể áp lực của nhu
cách khôn ngoan thành tựu văn học truyền thống và văn học nước ngồi,
ơng đã vượt qua được sức ép đó và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi nước nhà Nhì đương thời, bằng một lối văn giàu tính nghệ thuật, hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, có bản lĩnh, bản sắc riêng chung, văn xuôi Tân Đã đã đỀ cập đến nhiễu vấn đề của xã hội = Cée thé loại khác
Tân Đà còn được coi là một trong số những nhà báo chuyên nghiệp đầu tiên của nước ta Ngay từ năm 1921, Tân Đà đã được mời làm chủ bút
tờ Hữu Thanh, cơ quan truyền thông ngôn luận của Bắc Kỳ công thương ái
hữu hội Tuy nhiên thời gian làm chủ bút của Tản Đà chỉ kéo dai sáu tháng,
sau đó ông rời Hữu Thanh về Sơn Tây viết văn Sang năm 1922, ông quay trở lại với báo chí xuất bản Ông lập Tản Đà thư điểm trong năm này và hoạt động một thời gian cho đến năm 1924 thì sáp nhập Tản Đà thư
với Nghiêm Hàm ấn quán thành Tân Đà tu thư cục, chuyên xuất bản các phẩm kinh điển và một số sáng tác của bản thân Sau đó, ông đi làm tro bút
Trang 3228
Sống, báo Hitu ich, hay bio S Có thể nói, ở hầu khắp
các tờ báo liên quan đến văn học đều thấy bài viết với bút danh Tản Đà
Tân Đà còn là người hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực sân khấu
Những vở kịch ông soạn rất giàu chất văn học, có những vở tạo được tiếng
vang như Người cá, Tây Thi, Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai, Dương Quý Phi
Rõ rằng Tân Đà là một tài năng rất đa dạng Suốt một chặng đường
dài cằm bút, Tản Đà đã để lại một di sản văn chương đồ sộ gồm nhiều thẻ loại khác nhau Ông là người có nhiều cống hiến quan trọng cho sự vận động, phát triển của văn chương dân tộc giai đoạn đầu thế kỷ XX
12 TÂN ĐÀ TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC - BAO CHÍ VIỆT NAM DAU THE KY XX 1.2.1 Đặc điểm văn hoá - xã hội và văn học Việt Nam gi: đầu thế kỹ XX đoạn ~ Đặc điểm văn hóa ~ xã hội đầu thế kỷ XX
Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh một nền văn học nhất định mà còn là nhân tố làm nảy sinh chính nền văn học ấy Theo thể kỷ XX, xã hội nước ta đã xuất hiện đầy đủ tiền đề cho một nền văn học hiện đại ra đời
mối quan hệ biện chứng nảy thì vào
Đến đầu thập kỷ 30 của thế kỷ này, thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt "Nam hai cuộc khai thác thuộc địa lớn nhằm bù đắp những thiệt hại kinh tế ở
chính quốc do cuộc đại chiến t gây ra, xã hội Việt Nam do đó cũng biển đổi theo Các đô thị mọc lên rất nhanh theo đà phát triển của
thành phố
lớn Bộ máy viên chức của thực dân và phong kiến đã có qui mơ hồn chỉnh
Trang 33”
Một tầng lớp tiểu tư sản được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến đầu thập kỷ 30 đã phát triển đông đảo và chiếm một tỷ lệ không nhỏ
trong dân số các đô thị Theo thống kê niên giám của Đông Dương năm 1932 - 1933, số trí thức tân học bao gồm học sinh, sinh viên và viên chức đã lên tới 35 vạn người
Có thể nói, thắng lợi của thực dân Pháp trong cuộc chiến được khởi phát từ giữa thế kỷ XIX về thực chất là sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối
voi cl độ phong Chính vì thế mà tác động của nó đối với xã hội Việt
'Nam là hết sức lớn lao Mô hình làng xã cổ truyền ở nông thôn thay đổi về tổ chức, thiết chế, nông dân bị thay đổi nhanh chóng Trong xã hội xuất
lên
ngày càng nhiều các tằng lớp cư dân khác như công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, công chức Và khi các cộng đồng cư dân bị xáo trộn tận gốc như thế thì sự ổn định về văn hóa cũng không còn, do đó kéo theo sự chuyển biến về ý
thức, tư tưởng Tư tưởng Nho giáo lâm vào con đường bế tắc trằm trọng,
nhiều nguồn tư tưởng khác nhau bắt đầu xuất hiện Sự xuất hiện của những tư
tưởng mới lạ như tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng duy tân, tư tưởng
XHCN theo nhiều con đường, nhiều phương thức khác nhau du nhập vào
'Việt Nam khiến cho tình hình tư tưởng xã hội hết sức da dạng, phong phú,
phức tạp Trong quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hoá, chủ thể văn hoá Việt "Nam xuất hiện những thái độ khác nhau đối với văn hố Đơng - Tây Một số cho rằng cần phải kết hợp để Âu hố hồn tồn Một bộ phận khác nhìn nhận
những mặt trái của văn hoá phương Tây để phê phán di theo văn hoá phương, Tây là không thoả đáng Từ những thái độ khác nhau với văn hố Đơng —
Tây, chủ thể văn hoá Việt Nam phân hoá thành hai trường phái văn hoá: phái cựu học và phái tân học Nền văn minh vật chất mà phương tây đem đến cho
xã hội Việt Nam du thé ky XX là nhân tổ làm nên sự biển động diễn ra trong
Trang 34đổi Tắt nhiên ở đây cũng cần nhìn vấn để ở một góc độ khác: đồng thời với
việc phá vỡ những cương thường đạo lý phong kiến, yếu tố tư sản đã góp phần giải phóng cá nhân, mang lại ít nhiều tự do cho người phụ nữ, và cho
những lứa đôi yêu nhau, lầy nhau, mở cửa để các nhà Nho An Nam có điều
kiện nhìn rộng ra thế giới bên ngoài cộng đồng của họ Nói chung, nó cũng
đã mang lại ít nhiều đỗi mới trong cuộc sống và xã hội
Năm 1915, thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt buộc phải bãi 'bỏ thi Hương ở Bắc Kỳ Năm 1919 khoa thi Hội cuối cùng ở Huế đã kết thúc chế độ khoa thi cử phong kiến Từ đây, trong các trường học, học sinh bắt đầu say sưa với văn hoá Pháp mà đặc biệt là văn học lãng mạn Pháp xúc văn hoá trên đây đã đem đến cho tẳng lớp thanh niên tiểu
tư sản (hành thị những năm 30 của thế ky này những tỉnh cảm mới, những
rung động mới Họ yêu đương mơ mộng, vui buồn không giống các cụ ngày
xưa nữa Điều này đã được Lưu Trọng Lư nêu lên công khai trong buổi diễn thuyết ở nhà Học Hội Quy Nhơn hồi tháng 6 năm 1934: “Các cụ ta ưa những màu đô chót ta lại ưa những màu xanh nhạt Các cụ bằng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ Nhìn một cô gái
xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như làm một điều tội lỗi ta thì cho là mát mẻ
như đứng trước một cánh đồng xanh Cái ái tỉnh của các cụ thì chỉ là sự hôn
nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng, cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tinh gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tinh ngàn thu Sự sho ý thức cá nhân nấy nở và phát triển rất nhanh lẫn at ý thức công đồng xưa xúc với văn hoá phương Tây và lỗi sống đơ thị hố cũng làm
cũ Những con người trong xã hội ngày càng muốn khẳng định cái tôi
Trang 3531
rõ trong văn học Vì vậy, một quan niệm mới về văn chương cũng đồng thời
iện Họ cho rằng những quy phạm chặt chẽ của thi pháp cổ đã trở thành
vật cản trên chặng đường tự do dân chủ hoá nền văn học nước nhà Họ lên tiếng chống lại sự trói buộc trái tự nhiên của thi pháp cổ mang tính phi ngã đã
một thời là mẫu mực cho các sáng tác văn chương nghệ thuật Họ đòi hỏi một
sự cách tân để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ mới và để kích thích cá tính sáng
tạo trong lĩnh vực nghệ thuật văn chương xuất
ói, lố
Có thể ống đơ thị hố và sự tiếp xúc văn hoá phương Tây của
một số tằng lớp dân chúng Việt Nam vào những năm 30 của thế kỹ này là
tiền để quan trọng cho xu hướng hiện đại hoá đời sống xã hội, trong đó có
văn học Ngồi ra, góp phần khơng nhỏ vào sự đổi mới của xã hội nói chung
và văn nghệ nói riêng còn phải kế đến vai trỏ của báo chi
Từ năm 1913, báo chỉ bắt đầu đổi mới và có khuynh hướng, chương
trình rõ rột hơn, hình thức báo chí í thời nay được xuất bản bằng các thứ tiếng Tàu, Pháp, quốc ngữ và đôi khi cả chữ Nôm nữa ing được cải tiến Báo
'Về sau, những trí thức tân học của ta đã cổ động cho chữ quốc ngữ và dùng nó làm phương tiện phổ biến Văn hoá, khoa học tiến bộ góp phần thúc đẩy bánh xe lịch sử tiến lên Chính báo chí đã hoạt động sôi nổi khiến chính quyền thực dân và Chính phủ Nam triều phải bãi bỏ cl
cho nền Hán học ở Việt Nam sụp đỗ hoản toàn Báo chí cũng là diễn đàn để
16 thi cử lỗi thời làm
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trao đổi ý kiến đánh giá tác phẩm, phổ
biến lý luận kinh nghiệm sáng tác Đặc biệt, báo chí còn góp phần đấu tranh cho sự thắng lợi của văn hoá tiền bộ, cho sự toàn thắng của chữ quốc ngữ, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự đôi mới văn học
Trang 36
32
Trung Quốc như Tản Đà, Nguyễn Bá Học, Hoàng Ngọc Phách, Phan Khôi nhưng chủ yếu vẫn là tằng lớp trí thức tân học Những cây bút này đã tạo nên
trên văn đàn công khai ở Việt Nam vào những năm 30 của thể kỷ hai trào lưu văn học là văn học hiện thực và văn học lăng mạn chủ nghĩa Hai trào lưu này đều đấu tranh thoát khỏi hệ thống thi pháp cổ trung đại và đã thực sự đóng góp có hiệu quả vào tiến trình hiện dai hoá nền văn học Việt Nam
'Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến đầu những năm 30, bối cảnh xã hội cũng như tư tưởng, ý thức hệ của các tầng lớp xã hội càng
chuyển biến một cách sôi động hơn Vai trò của giai cấp thống trị nhà nước
phong kiến cũng như ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với đời sống xã
hội ngày cảng bị suy giảm, thu hẹp Trong lỗi sống người Việt đã chịu ảnh
hướng của kinh tẾ hàng hoá, đẳng tiền chiếm vị trí trọng yếu trong đời sống
phá vỡ quan hệ luân thường truyền thống, tình nghĩa bị lép vế trước lợi
nhuận Cách nhìn nhận phong tục tập quán đã khác trước Một mặt tôn vinh bản sắc tỉnh tế riêng biệt của văn hoá dân tộc qua các lễ hội, sinh hoạt gia
đình, tình làng nghĩa xóm, đạo thầy trò, nghĩa cha con, vợ chồng, để cao sự khoáng đạt bao dung, thuỷ chung nhân hậu của văn hoá truyền thống Mặt
khác đã phê phán nhẹ nhàng những hủ tục lạc hậu Đây là lúc xuất hiện nhiều tổ chức, phong trảo chính trị quan trọng: phong trào yêu nước, phong trio din chủ, phong trảo công nhân, nông dân, phong trio tư sản, tiểu tư sản thành thi C6 thể nói lúc này, ở nước ta đang diễn ra một quá trình thử nghiệm,
tim kiếm ý thức hệ phủ hợp với xã hội Việt Nam Điều đặc biệt là trong cuộc tìm tòi, gạn lọc đầy gian nan này người ta đã tìm thấy một hướng đi triển
vọng Tư tưởng dân chủ đã được phát hiện và nó nhanh chóng trở thành một luồng tư tưởng mới đầy sinh khí
Trang 3733
dân ta Nhiều nhà yêu nước đã xuất ngoại tìm đường cứu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc Phong trào đấu tranh đòi độc lập tự chủ,
cải cách xã hội, chống sưu thuế diễn ra khắp mọi nơi Phong trào yêu nước
của nhân dân ta giai đoạn đầu thể kỷ XX đã có một bước chuyển quan trọng Đây là sự chuyên biến về quy mô và tính chất Điều này có tác động rất lớn
đối với đời sống xã hội và nó chỉ phối mạnh mẽ đến quy luật vận động văn
“chương giai đoạn này
- Đặc điểm Văn học Việt Nam đầu thể kỷ XX
Trước sự biến chuyển của đời sống xã hội, văn học phải thay đổi để hợp thời Người đọc cần những thông tin nhanh, thực tế và còn mang tính gỉ trí Và như tự thân nền văn học phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời
đại Văn học lúc này cần có những hình thức mới dé biểu đạt những thay đổi
đến trong cuộc sống Và bản thân nó đã thực sự khủng hoảng Sự khủng
hoảng dễ nhận thấy là sự suy tàn của văn chương chữ Hán, vốn là phương tiện để lập thân trên con đường khoa cử nay đã không còn vì sự tan vỡ của chế độ
khoa cử phong kiến Sự suy tàn ấy kéo theo sự suy tàn của văn chương chữ
Hân Nôm Lúc này nền văn học tồn tại cả cái cũ và cái mới, hai lực lượng, sáng tác, hai phương pháp thể hiện, bai quan niệm sáng tác, hai loại công, chúng Trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất có hiện có khi
tượng đan xen hai yết 'ũ và mới trong sáng tác của một tác gi:
trong cùng một tác phẩm Hai yếu tổ cũ và mới ở cả hai phương
n nội dung
và nghệ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn và phổ biến trên khắp các thể loại
Cuộc sống thay đổi đôi hỏi văn học cũng phải thay đổi để phản ánh
đúng với thực tế cuộc sống Vì thể, văn học Việt Nam đã chuyển minh theo
một xu hướng mới - một giai đoạn văn học mang tính chất giao thời Nói đến
Trang 38đời sống cũng có nghĩa là thừa nhận sự thiếu ồn định, chưa định hình và văn học cũng thế, Tuy nhiên không thể coi đó là một đặc điểm Có thể nêu lên một cách ngắn gọn, khái quát đặc điểm văn học giai đoạn này đó chính là tính chất quá độ, chuyển tiếp trên tắt cả các phương diện
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, cuộc sống đã bắt đầu có những thay đổi
khác trước, nền văn học đang chuyển biến với nhiều biến đổi sâu sắc Bên
canh quan niệm xã hội luân thường với con người đạo đức và chức năng của thời đại cũ vẫn được gìn giữ trong ký ức của công chúng thưởng thức văn hoe
và những tác giả sáng tác văn chương thì ý thức về một quan niệm văn học
mới cũng dẫn hình thành trong các sáng tác của người viết có trí thức mớ
chịu ảnh hưởng của văn minh, văn học phương Tây Ở giai đoạn đầu thế kỹ
XX, do tiếp thu ảnh hướng của văn học phương Tây, có nhiều tác giả viết tiểu
thuyết, truyện ngắn, kịch Đó là những thể loại mới - thể loại văn học hiện
đại Dù không tránh khỏi những hạn chế nhất định do thời dai và lịch sử tác
động nhưng các tác giả vẫn cố gắng thoát khỏi những đặc tính của văn học
trung đại mà điển hình là tính ước lệ khi xây dựng thế giới nhân vật Về mặt nghệ thuật, họ đã có những đổi mới đáng kể, tuy trong nội dung họ vẫn tiếp
tục thể hiện những vấn đề đạo lý trong quan niệm Nho giáo và dù đạo lý đó có phần nảo vượt ra ngoài, tiến gần đến đạo lý bình dân của người lao động
Day la giai đoạn mà văn đoàn tồn tại nhiều xu hướng, nhiều dòng mạch nhất Trong đó nỗi bật hơn hẳn là xu hướng văn chương yêu nước Dòng văn
chương này theo sát diễn biến chính trị - xã hội, mang đậm dấu ấn lịch sử cụ thể Những gương mặt tiêu biểu cho xu hướng này là Phan Bội Châu, Phan 'Châu Trinh, Đăng Nguyên Cần, Đặc biệt từ những năm 20 đã xuất hiện tên tuổi của nhà cách mạng, nhà văn yêu nước Nguyễn Ái Quốc Mỗi người một
Trang 3935
Xu hướng văn học hiện thực cũng bắt đầu lộ diện trong giai đoạn này nhưng chưa thành một dòng, một trào lưu thật rành mạch Một loạt các tác
phẩm văn xuôi xuất hiện đã có những thay đổi nhằm thoát ly khỏi lối mòn cũ,
xây dựng một lối văn mới đậm dấu tích của cuộc sống, gần gũi với cuộc đời thực Hầu hết các tác phẩm theo xu hướng này đã chọn hiện thực xã hội làm
đối tượng phản ánh, nhà văn có ý thức dựng nên những hình tượng gần gũi với đời sống thực, nhất là những cảnh sống của nhân dân, những mâu thuẫn của xã hội, những vấn đề có tính đạo đức thế sự Những nỗ lực của họ phần
nhiều chưa thành công, chỉ mới dừng lại ở mức sơ khai, ý tưởng nhưng dó là những khởi động tích cực cho một trảo lưu hiện thực sẽ có trong tương lai
Bên cạnh xu hướng hiện thực, xu hướng lãng mạn cũng phát triển khá mạnh và có nhiều thành tựu nỗi bật Nhìn chung, đây là dòng
văn chương có khuynh hướng thoát ly thực tế, muốn vượt ra khỏi
những rằng buộc thông thường của cuộc sống Xu hướng văn học này bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau: tình yêu đôi lứa, tuyệt đối hóa cái tôi cá thể, khát vọng hòa nhập vào thiên nhiên Xu hướng này được
hình thành từ nhiều nguyên nhân nhưng cái chính vẫn là sự bế tắc về
tư tưởng, sử ảnh hưởng của các luồng tư tưởng phương tây hiện đại, văn hóa, văn học Pháp Lớp nhà văn, nhà tho đầu tiên đại điện cho xu
hướng này là Tản Đà, Trần Tuấn Khải tiếp sau là Đông Hồ, Hoảng
Ngọc Phách,
Có một mảng văn chương khác tuy không thành dòng nhưng số lượng khá nhiều do một bộ phận nho sĩ xu thời, một số nhà văn lầm
lạc hoặc những tri thức Tây học, thành viên trong bộ máy nhả nước sáng tác Họ là những người it nhiều dính đáng đến thực đân Pháp nên
tác phẩm họ viết ra chủ yếu nhằm biện hộ cho hành vi của bản thân,
Trang 4036
mối quan hệ Pháp — Viét Trén thyc té, gia tri của những tác phẩm này
không đáng kể
Ngoài các xu hướng, các dòng văn học đã nêu vẫn còn nhiều bộ phận khác tồn tại trong giai đoạn đầu thế kỷ XX Day là mảng sáng tác của nhà Nho lỗi thời, những người cảm thấy không còn phù hợp với
cuộc sống nên quay lưng lại với cuộc sống để giữ gìn thiên lương, tiết
tháo
thé ky XX đã ảnh hưởng rất lớn đến tính chất văn học giai đoạn nảy Tính thuần
Rõ ràng, hoàn cảnh văn hóa - xã hội Việt Nam
nhất vốn có của văn học trung đại bị phá vỡ do có nhiều kiểu nhà văn
xuất hiện, hình thành và phát triển nhiều xu hướng, nhiều dòng, nhiều nhà văn chuyên nghiệp ra đời, bắt đầu manh nha tầng lớp trí thức
mới tạo nên sự đa đạng, phức tạp của một giai đoạn văn học
Về hình thức thể loại thì có thơ ca, văn xuôi, văn học sân khấu
nhất là kịch, văn học dich, nghiên cứu, phê bình văn học trong đó thành tựu thơ ca và văn xuôi là đáng chú ý đem lại giá trị, ý thức sáng tác đổi mới cao không chỉ ở nội dung mà cả nghệ thuật
Van học Việt Nam đầu thé ky XX la một giai đoạn văn học mang tính chất giao thời, chuyển tiếp giữa hai thời đại Xét về quan niệm, về ý thức nghệ thuật có sự đan xen, chuyển tiếp giữa những quan điểm truyền thống và hiện đại Trên bình diện thi pháp, tính chuyển tiếp đó
cảng bộc lộ rõ, các nhà văn giai đoạn này đều có ý thức xác lập cho
mình một phương thức, một cung cách thể hiện mới mẻ Nhiều nỗ lực
nhằm cách tân hình thức văn chương dân tộc đã được tìm tòi, thử nghiệm Từ các yếu tổ thuộc ngôn từ nghệ thuật, thế giới hình tượng