1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart

58 3,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Trái lại, với một doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí củakhách hàng và được khách hàng công nhận, với một Thương Hiệu mạnh có thể giatăng giá trị thị trường của doan

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING

BỘ MÔN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ THƯƠNG HIỆU 6

1.1 Thương hiệu là gì? 6

1.2 Giá trị thương hiệu là gì? 6

1.2.1 Những yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu 7

1.2.1.1 Sự nhận biết tên và biểu tượng của thương hiệu 7

1.2.1.2 Sự cảm nhận về chất lượng của thương hiệu 8

1.2.1.3 Sự liên tưởng đến thương hiệu: 10

1.2.1.4 Tài sản có khác 11

1.2.1.5 Sự trung thành đối với thương hiệu 12

1.2.2 Tại sao cần phải nghiên cứu giá trị thương hiệu của doanh nghiệp? 13

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 3 SIÊU THỊ BIG C, COOPMART, LOTTEMART 14 2.1 Siêu thị Coopmart 14

2.1.1 Lịch sử hình thành: 14

2.1.2 Thông tin chi tiết: 14

2.1.2.1 Thông tin 14

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh 14

2.1.2.3 Loại hình doanh nghiệp 14

2.1.2.4 Những cột mốc quan trọng: 14

2.1.2.5 Mạng lưới phân bổ 15

2.1.3 Tầm nhìn, cam kết và giá trị văn hóa 16

2.1.3.1 Tầm nhìn 16

2.1.3.2 Cam kết 16

2.1.3.3 Giá trị văn hóa 16

2.1.4 Thành tích 16

2.1.5 Đặc điểm nổi bật 17

2.2 Siêu thị Big C 18

2.2.1 Lịch sử hình thành 18

2.2.2 Thông tin chi tiết 18

Trang 3

2.2.2.1 Thông tin 18

2.2.2.2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 18

2.2.2.3 Loại hình doanh nghiệp 18

2.2.2.4 Vốn đầu tư hiện nay 19

2.2.2.5 Hoạt động kinh doanh chiến lược(SBU) 19

2.2.2.6 Hệ thống siêu thị Big C 19

2.2.2.7 Hành lang siêu thị Big C 19

2.2.2.8 Mạng lưới phân bổ 20

2.2.3 Tầm nhìn, sứ mạng và tiêu chí hoạt động: 20

2.2.3.1 Tầm nhìn 20

2.2.3.2 Sứ mạng 20

2.2.3.3 Tiêu chí hoạt động 21

2.2.4 Thành tích 21

2.2.5 Những đặc điểm nổi bật 21

2.3 Giới thiệu về siêu thị Lotte 22

2.3.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Lottle 22

2.3.1.1 Lotte group 22

2.3.1.2 Lotte shopping 23

2.3.1.3 Lotte Mart 23

2.3.2 Lotte Mart Việt Nam 24

2.3.2.1 Sơ lược về Lotte Mart Việt Nam 24

2.3.2.2 Các hệ thống siêu thị thuộc hệ thống Lotte Mart Việt Nam 24

2.3.2.3 Hoạt động kinh doanh 27

2.3.2.4 Phương châm kinh doanh của Lotte Mart Việt Nam 28

2.3.2.5 Ngành hàng được trưng bày và bán tại Lotte Mart 28

2.3.2.6 Chính sách khyến mãi, hậu mãi 28

2.3.2.7 Dịch vụ chăm sóc khách hàng và trung tâm hỗ trợ 29

2.3.2.8 Các hoạt động xã hội 29

2.3.2.9 Sự khác biệt của Lotte Mart 30

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ THƯƠNG HIỆU QUA 5 YẾU TỐ 31

3.1 Sự biết đến thương hiệu 31

3.1.1 Phân tích ảnh hưởng của độ tuổi đến siêu thị được nghĩ đến đầu tiên 33

3.1.2 Kết luận chung 35

3.2 Chất lượng cảm nhận 35

3.2.1 Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn siêu thị của người đi mua sắm 35

Trang 4

3.2.1.1 Phân tích tác động của yếu tố giá đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 36

3.2.1.2 Phân tích tác động của yếu tố hàng hoá đa dạng đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 36 3.2.1.3 Phân tích tác động của yếu tố cách trưng bày đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 37 3.2.1.4 Phân tích tác động của yếu tố khuyến mãi đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 38

3.2.1.5 Phân tích tác động của yếu tố Phục vụ đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 39

3.2.1.6 Phân tích tác động của yếu tố dịch vụ sau bán hàng đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 40 3.2.1.7 Phân tích tác động của yếu tố Chính sách cho khách hàng thân thiết đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 41

3.2.1.8 Phân tích tác động của yếu tố thuận tiện đến việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm 41

3.2.2 Đánh giá của người đi mua sắm về siêu thị Big C 42

3.2.3 Đánh giá của người đi mua sắm về siêu thị Coopmart 43

3.2.4 Đánh giá của người đi mua sắm về siêu thị Lottemart 43

3.2.5 So sánh cảm nhận của người được khảo sát về hai siêu thị Big C và Coopmart 44

3.2.6 So sánh cảm nhận của người được khảo sát về hai siêu thị Big C và Lottemart 45

3.2.7 So sánh cảm nhận của người được khảo sát về hai siêu thị Coopmart và Lottemart.47 3.2.8 Kết luận 48

3.3 Tính liên kết của Thương Hiệu 50

3.3.1 CoopMart 50

3.3.2 Big C 51

3.3.3 Lottemart 51

3.4 Tài sản có khác của doanh nghiệp 51

3.4.1 CoopMart 51

3.4.2 Big C 51

3.4.3 Lotte Mart 52

3.4.4 Nhãn hàng riêng của các siêu thị 52

3.5 Sự trung thành với thương hiệu 52

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 54

4.1 Mức độ nhận biết 54

4.2 Cảm nhận của khách hàng 54

4.3 Tài sản khác 54

4.4 Liên kết thương hiệu 55

4.5 Mức độ tung thành 55

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời buổi kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Một doanhnghiệp không đủ sức xây dựng hình ảnh của công ty mình trong mắt người tiêu dùngvới một hình tượng và màu sắc tích cực thì khó có thể tồn tại và phát triển một cáchbền vững trong môi trường khốc liệt và nhiều biến động nhừ ngày nay Chính vì vậy,xây dựng và duy trì hình ảnh Thương Hiệu, linh hồn của một tổ chức là một điều hếtsức cần thiết và cấp thiết ngay lúc này

Trong thời kỷ khủng hoảng, một doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu rất khó khăntrong việc chóng đỡ trước những bất lợi từ thị trường như: suy giảm sức mua, ngườitiêu dùng khó khăn hơn trong lựa chọn sản phẩm (hầu hết sẽ lựa chọn những nhãn hiệuthực sự tin tưởng) Những khó khăn từ đối thủ cạnh tranh cũng như những thành viêntrong chuỗi hoạt động sẽ khiến doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu phải chật vật trongviệc tiếp cận và thu hút khách hàng

Trái lại, với một doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí củakhách hàng và được khách hàng công nhận, với một Thương Hiệu mạnh có thể giatăng giá trị thị trường của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư Với những sự gia tăng đó,góp phần giúp cho doanh nghiệp có điều kiện gia tăng thêm lợi ích cho khách hàng,đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, uy tín cũng như lợi thế trong đám phán với nhàcung cấp cũng như kênh phân phối Hơn thế nữa, với khả năng mạnh sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp có Thương Hiệu chiếm ưu thế và triển vọng M&A cao hơn

Vì vậy việc xây dựng một Thương Hiệu và Đo lường sức khỏe của Thương Hiệu

là một điều nên làm, nhưng cũng đòi hỏi nhiều cố gắng với nền tảng là sự nhận thức vàkhả năng của đội ngủ đầu tàu của doanh nghiệp

Để có thể hiểu rỏ hơn về cách nhìn nhận cũng như đánh giá một Thương Hiệutrong tâm trí của khách hàng là như thế nào, cũng như Đo lường sức khỏe ThươngHiệu của doanh nghiệp ra sao? Có thật sự tốt, bền vững và đi đúng hướng? Vì vậy,nhóm đã tiến hành bài khảo sát để Đo lường sức khỏe của 3 Thương Hiệu: Big C,Coop Mart và Lotte Mart

Rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy

Chân thành cảm ơnNhóm thực hiện

Trang 6

CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu được doanh nghiệp xây dựng

và người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng

trên thị trường

Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký với

cơ quan chức năng và được luật phápbảo vệ quyền sử dụng trên thị trườngKhái niệm trừu tượng và tài sản vô hình Giá trị cụ thể và tài sản hữu hình

Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng Hiện diện trên văn bản pháp lý

Doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dùng

Là phần linh hồn của doanh nghiệp Là phần thân thể của doanh nghiệp

1.2 Giá trị thương hiệu là gì?

Có nhiều quan điểm về giá trị của thương hiệu, nhưng trong bài tiểu luận nàychúng tôi xin sử dụng định nghĩa sau:

Giá trị thương hiệu là tập hợp những giá trị liên quan đến thương hiệu của mộtsản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo nên giá trị của doanh nghiệp và (hoặc) cho khách hàngcủa doanh nghiệp

1.2.1 Những yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu

Sau đây là 5 yếu tố quan trọng để tạo ra tài sản thương hiệu: Sự biết đến thươnghiệu, chất lượng cảm nhận, sự liên kết thương hiệu, tài sản có khác và sự trung thànhvới thương hiệu Các yếu tố này khi kết nối lại dịch chuyển khách hàng từ trạng thái

Trang 7

biết đến thương hiệu, đến thích thương hiệu, đến mua sản phẩm và trung thành vớithương hiệu.

Hình 1.2.1-1 Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu

1.2.1.1 Sự nhận biết tên và biểu tượng của thương hiệu

Nhận biết thương hiệu là một thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu Nó

đề cập đến khả năng của một khách hàng có thể nhận ra hoặc nhớ đến thương hiệu nhưmột yếu tố cấu thành của một sản phẩm nhất định Nhận biết thương hiệu giúp kháchhàng trở nên quen thuộc với thương hiệu và giúp họ quan tâm đến nó tại thời điểmmua Người mua thường chọn mua các thương hiệu mà mình đã biết kỹ càng vì họcảm thấy yên tâm và an toàn hơn Thông thường thì một thương hiệu được nhiềungười biết đến sẽ đáng tin cậy hơn và chất lượng sẽ cao hơn Vì vậy:

Nhận biết thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu

Hình 1.2.1.1-2Cấp độ sự nhận biết thương hiệu

Trang 8

Không nhận biết thương hiệu

Sự thừa nhận thương hiệu Nhớ lại thương hiệu

Nằm trong tâm trí

Thương hiệu được đánh giá

Những lợi ích mà sự nhận biết thương hiệu mang lại

Hình 1.2.1.1-3Lợi ích sự nhận biết thương hiệu

1.2.1.2 Sự cảm nhận về chất lượng của thương hiệu

Liên quan trực tiếp chất lượng cảm nhận Chất lượng cảm nhận là yếu tố căn bảncủa giá trị thương hiệu Đây chính là nhận thức của khách hàng về toàn bộ chất lượngsản phẩm, là sự chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được và những giá trị mà

họ mong đợi ở một sản phẩm Cảm nhận chất lượng cao cung cấp cho khách hàng một

Trang 9

lý do để mua thương hiệu,cho phép thương hiệu phân biệt chính nó từ đối thủ cạnhtranh, là cơ sở vững chắc để mở rộng thị phần bằng cách sử dụng chung một thươnghiệu cho nhiều loại sản phẩm

Một thương hiệu sẽ có được nhận thức về chất lượng toàn diện đối với kháchhàng mà không cần thiết phải dựa vào kiến thức với những giải thích chi tiết của nó vềchất lượng Sự nhận thức về chất lượng có thể cảm nhận theo nhiều dạng khác nhau từnhững loại hình khác nhau của những ngành công nghiệp khác nhau Sự cảm nhậnchất lượng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua và sự trung thành thương hiệu,đặc biệt khi một người mua không được thúc đẩy hoặc có sự phân tích kỹ lưỡng.Ngoài ra, cảm nhận chất lượng có thể là cơ sở cho việc mở rộng thương hiệu

Giá trị đích thực của thương hiệu xuất phát từ người tiêu dùng, nếu họ có nhữngcảm nhận tốt thì thương hiệu mới có giá trị cao Khi nói về giá trị thương hiệu thìchúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc,tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu Thứ hai, giá trị tài chính là giá trịcông ty, trong đó một số yếu tố tài chính (giá cả, doanh số…)có được từ hành vi tiêudùng của khách hàng, họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những đối thủcạnh tranh Tuy nhiên, có một số thương hiệu có được những tình cảm rất tốt củangười tiêu dùng nhưng họ lại không chọn dùng Ngược lại, một số thương hiệu đượcchọn dùng thì người tiêu dùng lại không có tình cảm tốt Trong hai trường hợp trên thìthương hiệu không mang lại nhiều giá trị cho tổ chức và vì thế không được định giácao Vấn đề ở đây là làm sao có thể khắc phục được các tình trạng trên? Khái niệm vềgiá trị cảm nhận sẽ mang đến lời giải đáp

Người tiêu dùng luôn chọn mua những sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cảmnhận cao nhất Điều này có nghĩa là họ luôn suy xét giữa những lợi ích nhận được vàchi phí mà họ phải trả cho từng thương hiệu Họ không hoàn toàn chọn thương hiệu cógiá cả thấp nhất khi những lợi ích mà họ mang lại thì không nhiều Ngược lại, họ vuilòng chấp nhận một giá cao để được sử dụng những sản phẩm uy tín

Giá trị người tiêu dùng nhận được chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị nhậnđược và tổng chi phí phải trả Tổng giá trị nhận được là những lợi ích mà người tiêudùng mong đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ Tổng chi phí là tất cả những chi phí màngười tiêu dùng phải trả trong việc so sánh, mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ

Khi nói đến giá trị nhận được thì người ta luôn hàm ý đó chính là giá trị cảmnhận Cùng một sản phẩm và dịch vụ thì giá trị nhận được hoàn toàn khác nhau đối vớimỗi người Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, nhận định khác nhau về mức

độ quan trọng và chi phí họ phải trả cho sản phẩm và dịch vụ Tóm lại, mỗi người tiêudùng đều có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ - đó chính làgiá trị cảm nhận Giá trị cảm nhận là một khái niệm rất quan trọng đối với tổ chức

Trang 10

Một nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra được sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì ngườitiêu dùng sẽ chọn mua Tuy vậy, một sản phẩm tốt chỉ khi người tiêu dùng cho rằng nótốt - một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cảm nhận rằng

nó phù hợp với những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu dùng sản phẩm

Ảnh hưởng đối với sự cảm nhận chất lượng?

 Mức độ cảm nhận chất lượng

 Mức độ cảm nhận chất lượng đối với trường hợp dịch vụ

 Chuyển giao chất lượng cao

 Cam kết đối với chất lượng

 Những dấu hiệu của chất lượng cao

 Giá như một khẩu hiệu chất lượng

 Làm cho cảm nhận thực tế phù hợp với chất lượng

1.2.1.3 Sự liên tưởng đến thương hiệu:

Liên tưởng thương hiệu là bất cứ điều gì "liên kết" trong bộ nhớ của khách hàng

về một thương hiệu Đây là những lưu trữ trực tiếp hoặc gián tiếp trong bộ nhớ củakhách hàng và được liên kết với các thương hiệu hoặc chủ sở hữu thương hiệu Kháchhàng sẽ liên tưởng đến ngay một hay một vài điểm đặc trưng của một thương hiệu nào

đó khi thương hiệu này được nhắc đến Liên tưởng thương hiệu tạo ra giá trị cho công

ty và khách hàng của mình bằng cách: cung cấp thông tin; tạo ra thái độ và cảm xúctích cực,cung cấp lý do để mua sản phẩm; phân biệt và định vị thương hiệu

Hình 1.2.1.3-4Giá trị của việc liên tưởng thương hiệu

Trang 11

Liên tưởng thương

- Thương hiệu như một sản phẩm

- Thương hiệu như một tổ chức

- Thương hiệu như một con người

- Thương hiệu như một biểu tượng

Các loại hình liên tưởng đến thương hiệu

Liên tưởng thương hiệu có nhiều hình thức Một trong những cách phân biệtthương hiệu là dựa trên cấp độ trừu tượng và thông tin được khái quát và cụ thể hóanhư thế nào trong các liên kết thương hiệu

Hình 1.2.1.3-5Các loại hình liên tưởng thương hiệu

Trang 12

Thương hiệu

Những thuộc tính sản phẩm

Lợi ích khách hàng

Nước/ khu vực địa lý

Những đặc điểm vô hình

Sử dụng/ Sự chú ý

Giá tương đối

Sự nổi tiếng/ con người

Hình 1.2.1.4-6 Các loại tài sản khác của thương hiệu

1.2.1.5 Sự trung thành đối với thương hiệu

Sau khi tiếp cận, sử dụng dễ dàng sản phầm của công ty và khách hàng cảm thấyhài lòng về chất lượng cũng như dịch của công ty thì kết quả là Lòng trung thànhthương hiệu: lòng trung thành là cốt lõi của giá trị thương hiệu lòng trung thành

Trang 13

SỰ TRUNG THÀNH

THƯƠNG HIỆU

Giảm chi phí Marketing

Đòn bẩy thương mại

Thu hút khách hàng mới:

Tạo ra lòng trung thành đối với thương hiêu

Cam kết đối với khách hàng mới

Thời gian làm việc phản lại sự đe doạ đối với những nguy cơ cạnh tranh

thương hiệu là thước đo sự bó của khách hàng đối với thương hiệu.Một khi sự trungthành thương hiệu cao thì khách hàng trung thành cao ít có khả năng chuyển thươnghiệu khác,sự tồn tại của khách hàng trung thành làm giảm cơ hội cho đối thủ cạnhtranh ,làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm kiếm lôi kéo khách hàng vì chiphí cao mà hiệu quả thấp.Ngoài ra khách hàng trung thành mang lại cho công ty mộtlợi ích khác thông qua việc giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các khách hàngkhác

Lòng trung thành thương hiệu có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu

Hình 1.2.1.5-7Lợi ích của sự trung thành thương hiệu

1.2.2 Tại sao cần phải nghiên cứu giá trị thương hiệu của doanh nghiệp?

Nghiên cứu về giá trị thương hiệu công ty giúp lãnh đạo, nhà quản lý nắm bắt rõhơn về giá trị thương hiệu và các thành phần của chúng., mối quan hệ giữa các thànhphần giá trị thương hiệu và hiệu ứng của thái dộ người tiêu dùng đối với các chươngtrình quảng cáo và khuyến mãi vào các thành phần của giá trị thương hiệu

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp bộ phận marketing và chăm sóc khách hàng của công

ty nắm bắt được những thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu cũng như cách

đo lường chúng Từ đó công ty có cơ sở để xây dựng các chương trình quảngcáo,khuyến mãi có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu cho công ty

Một hệ thống đo lường thương hiệu tốt sẽ giúp bạn trong việc:

Trang 14

- Đo lường tài sản thương hiệu ở nhiều khía cạnh khác nhau qua từng thời kỳ.

- Cung cấp được thông tin về lý do của sự thay đổi tài sản thương hiệu

- Đo lường và so sánh sự tiến triển của thương hiệu so với các mục tiêu đã định

- Đưa ra định hướng để hoàn thiện giá trị tài sản thương hiệu

- Cung cấp những cơ hội, đe dọa hay điểm mạnh điểm yếu của định vị thươnghiệu so với các đối thủ cạnh tranh

- Đưa ra được định hướng trong việc tái định vị thương hiệu

Trang 15

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 3 SIÊU THỊ BIG C, COOPMART, LOTTEMART

2.1 Siêu thị Coopmart

2.1.1 Lịch sử hình thành:

Với xu thế mở cửa phát triển và hội nhập

mức sống của người dân được nâng lên, đặc

biệt là người dân sống tại Tp HCM do đó nhu

cầu mua sắm văn minh, lịch sự đã được hình

thành trong mọt bộ phận dân cư từ đầu những

năm 1990 Đến năm 1994-1995, tại thành phố này đã xuất hiện một vài siêu thị tựchọn như Maximark, Citimark với quy mô không lớn và giá cả còn cao, trước tìnhhình đó Saigon Co-op quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhậpkhẩu và đầu tư sang hoạt động bán lẻ với hình thức siêu thị tự chọn

Siêu thị co-opmart Cống Quỳnh được ra đời đầu tiên vào ngày 9/2/1996 đã phá

vỡ tâm lý siêu thị là “siêu giá” người tiêu dùng trong giai đoạn này, thu hút nhiềukhách hàng và hoạt động có hiệu quả Từ đó đến nay, hệ thống siêu thị Co-op Martkhông ngừng phát triển lớn mạnh

2.1.2 Thông tin chi tiết:

2.1.2.1 Thông tin

Tên đầy đủ: thành viên của Liên hiệp HTX Thương Mại Tp Hồ Chí Minh

Tên viết tắt: Co.opmart

Trụ sở chính tại 199-205 Nguyễn Thái Học, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.HCMĐiện thoại: (84-8) 38.360.143 - Fax: (84-8) 38.370.560

Website: www.co-opmart.com.vn

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh

Phân phối bán

2.1.2.3 Loại hình doanh nghiệp

Co.op Mart là hệ thống siêu thị do Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM thànhlập với 100% vốn là do các xã viên đóng góp nên Vì thế, có thể nói Co.op Mart là hệthống siêu thị của Việt Nam 100%

2.1.2.4 Những cột mốc quan trọng:

Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quỳnh, quận 1,TP.HCM

Trang 16

Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xâydựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op

Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời Tiếp theo nhiều siêuthị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam và miền TrungNăm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắcđầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả nước

Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện

Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu mới Co.opmart

Qua quá trình 2 năm chuẩn bị với sự tư vấn của nhà tư vấn chiến lược thươnghiệu hàng đầu thế giới, công ty Landor, hình ảnh mới của Co.opmart được tiếp nối từsắc đỏ và xanh thân quen được chuyển hóa thành sắc hồng thắm biểu trưng cho tâmhuyết, sắc xanh dương đậm của niềm tin mạnh mẽ và sắc xanh lá tươi mới đầy năngđộng

Hình ảnh trái tim được cách điệu từ chữ Co.op của phong trào hợp tác xã sẽ là biểutượng cho sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văn cao đẹp của tinh thần hợptác xã Không bao giờ tự hài lòng với bản thân, luôn khát khao hướng tới những tầm

cao mới song vẫn duy trì giá trị cốt lõi của mình là thân thiện và tin cậy, bộ nhận diện thương hiệu và các trải nghiệm mua sắm mới đều xuất phát từniềm đam mê tận tâm

phục vụ.

2.1.2.5 Mạng lưới

phân bổ

Hiện nay, Co.opmart có tổng

cộng 59 siêu thị phân bổ khắp nơi

trên cả nước, cụ thể:

- Đông Nam Bộ (6 siêu thị)

- Miền Bắc (3 siêu thị)

- Miền Trung (11 siêu thị)

- Tây Nam Bộ (12 siêu thị)

- Tây Nguyên (3 siêu thị)

- Tp Hồ Chí Minh (24 siêu

thị)

Trang 17

2.1.3 Tầm nhìn, cam kết và giá trị văn hóa

2.1.3.1 Tầm nhìn

Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmart khẳng định Thương

hiệu siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực, nhằm đem lại lợi ích tốt

nhất cho khách hàng và cộng đồng

2.1.3.2 Cam kết

Co.opmart gắn bó và chăm sóc khách hàng bằng sự tận tâm và thấu

hiểu Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết

Liên tục cải tiến

Chúng tôi không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để mang lạinhững trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng

Khát khao vươn lên

Chúng tôi khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại những lợiích thiết thực nhất cho khách hàng

• Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (năm 2000)

• Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 – 2010)

• Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 – 2011)

• Thương hiệu Việt được yêu thích nhất (2007 – 2011)

• Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 – 2011)

• Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007)

• Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á- Thái Bình Dương (2004-2011)

Trang 18

2.1.5 Đặc điểm nổi bật

Hàng năm Co.opmart thực hiện các chương trình bình ổn giá với những mặt hàngthiết yếu để đảm bảo mức chi dùng hợp lý cho mỗi gia đình trong nỗi lo "bão giá" Bêncạnh nỗ lực bình ổn giá, Co.opmart định kỳ một năm tổ chức 4 đợt khuyến mãi sâu,quy mô lớn, nhằm tiếp tục mang đến cơ hội mua sắm hàng Việt chất lượng, giá cả phảichăng cho người tiêu dùng Việt

Co.op Mart, hướng đến đa phần là các khách hàng đã lập gia đình và các kháchhàng trẻ, bận rộn với công việc Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm truyền thống của 1siêu thị, Co.op Mart còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng nhưcung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú,mang đến sự lựa chọn thỏa mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không cónhiều thời gian Thêm vào đó, Co.op Mart có những yêu cầu rất khắt khe về chấtlượng nguồn cung sản phẩm cho siêu thị, họ đã từng tuyên bố: "Mọi sản phẩm nằmtrên kệ hàng siêu thị phải đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao"

Định vị của Co.op Mart là trở thành người bạn thân thiết của người tiêu dùng, vàphân khúc thị trường mà họ nhắm đến là các khách hàng đã lập gia đình là chủ yếu.Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mangđến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm Với phương châm “Hànghóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càngnhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày Thựcphẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú vớinhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng vớidịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý

do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”

Co.op Mart có độ bao phủ rộng với hệ thống 59 siêu thị trên cả nước

Co.op mart có kế hoạch hợp tác khá thân thiết với nông dân, ngư dân và cácdoanh nghiệp để luôn có nguồn cung ứng hàng ổn định, chất lượng đảm bảo với giá cảphải chăng để phục vụ khách hàng tốt nhất trong mọi trường hợp

Trang 19

2.2 Siêu thị Big C

2.2.1 Lịch sử hình thành

Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thươngmại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoànCasino (Tập đoàn mẹ của Big C) triển khai Casino là một trong những tập đoàn bán lẻhàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tạiViệt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar vàMauritius

Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998 Hiệnnay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, HảiPhòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP.HCM

2.2.2 Thông tin chi tiết

2.2.2.1 Thông tin

 Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big C

 Tên viết tắt của doanh nghiệp: Big C

 Trụ sở: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội

Trang 20

2.2.2.4 Vốn đầu tư hiện nay

250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên)

2.2.2.5 Hoạt động kinh doanh chiến lược(SBU)

Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực

phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì

Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm,

mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện

Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép

và túi xách

Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị

trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học

Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà,

những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xegắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi

2.2.2.7 Hành lang siêu thị Big C

Hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong vàngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C.Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạođược sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C Nhờ

đó, Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch

vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Kháchhàng tại siêu thị Big C

Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực

Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi

Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện

tử

Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)

Trang 21

2.2.2.8 Mạng lưới phân bổ

Tại thị trường Việt Nam: Sau 14 năm có mặt ở Việt Nam, hiện Big C đang khaithác hiệu quả 19 siêu thị Big C, 1 Trung tâm Đào tạo và Chế biến Thực phẩm tươisống, và 1 bộ phận xuất khẩu, sử dụng hơn 8.000 nhân viên, kinh doanh trên 50.000mặt hàng

Ngoài ra, Big C còn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường Châu Âu, Nam Mỹ, chocác siêu thị trong hệ thống của Casino, Jumbo Score và ngược lại

Sơ đồ mạng lưới phân bổ siêu thị Big C ở thị trường Việt Nam

2.2.3 Tầm nhìn, sứ mạng và tiêu chí hoạt động:

2.2.3.1 Tầm nhìn

Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng (Nourishing a world of diversity)

2.2.3.2 Sứ mạng

( Become the reference be the best retailer to satisfy our customer)

Năm giá trị siêu thị Big C:

Trang 22

2.2.3.3 Tiêu chí hoạt động

“Big” có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu

thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà Big C cung cấp Hiện tại, mỗi siêuthị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng

“ C ” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là

“Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết, họ là chìa khóa dẫnđến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C

Siêu thị Big C Big C cũng hợp tác với các nhà cung cấp địa phương đẩy mạnhviệc phát triển nhãn hàng riêng bao gồm “Wow! Giá hấp dẫn”, “Big C” và “Bakery byBig C”

Big C hướng tới mọi đối tượng khách hàng có thu nhập bình quân tầm trung –thấp trở lên

2.2.4 Thành tích

Siêu thị Big C Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng và chứng nhận uy tín

Top 3 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2010

Dịch vụ tốt nhất 2010

Giải thưởng Thương mại Dịch vụ Việt Nam 2010

Giải thưởng Rồng Vàng 2010

Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010

Top 40 Saigon Times 2009

Chứng chỉ HACCP…

2.2.5 Những đặc điểm nổi bật

 Siêu thị Big C là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước 95% hàng hóa phân phối trong toàn hệ thống

Trang 23

Big C là hàng sản xuất tong nước để hưởng ứng các chương trình kích cầu tiêu dùng

và quảng bá hàng Việt tại vùng sâu vùng xa do chính phủ phát động

 Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ

 Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại được sản xuất ở Việt Nam hoặc nhập từ nước ngoài Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn Chỉ cần đăng ký để nhận bản tin qua mail và bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ chương trình khuyến mãi nào của Big C nữa

 Hệ thống siêu thị Big C vớí chính sách “Giá rẻ cho mọi nhà”,đã và luôn cố gắng bình ổn giá thị trường nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm giá rẻ với chất lượng luôn đảm bảo Big C đã thực sự thành công với các chiến lược kinh doanh của mình Ngoài các chính sách về quảng cáo,chính sách về danh mục sản phẩm thì xây dựng chiến lược “Giá” đúng đắn là điều kiện để quan trọng để Big-C có thế thâm nhập,chiếm lĩnh thị trường nhờ đó hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao

 Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 8000 thành viên, Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả Bên cạnh

đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng

 Big C xây dựng kênh truyền thông tương tác với người tiêu dùng Siêu thịđược xem như một điểm quảng cáo cố định, phần lớn diện tích mặt tiền được sử dụngvới mục đích truyền thông xây dựng thương hiệu

2.3 Giới thiệu về siêu thị Lotte

2.3.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Lottle

2.3.1.1 Lotte group

Lottelà tập đoàn lớn thứ 5 của

Hàn quốc, hoạt động trên nhiều

lĩnh vực như Phân phối, Thực

phẩm, Hóa dầu, Xây dựng, Giải trí,

Du lịch…

Trang 24

Tính đến năm 2008, tập đoàn LOTTE có tổng cộng 52 công ty thành viên, trong

đó có 19 công ty trong lĩnh vực Thực phẩm - Tín dụng, 27 công ty trong lĩnh vực Hóachất nặng, Xây dựng, Du lịch và lĩnh vực kinh doanh trọng tâm là phân phối với 6công ty thành viên

Tập đoàn LOTTE khởi nghiệp từ việc thành lập công ty Bánh kẹo Lotte vào năm

1967 Bành trướng kinh doanh vào những năm 70 và phát triển thành doanh nghiệplớn nhất Hàn Quốc trong lĩnh vực thực phẩm Tiếp theo đó là các ngành Khách sạn,Trung tâm thương mại, Phân phối, Du lịch ra đời LOTTE còn tham gia vào các ngànhcông nghiệp mũi nhọn quốc gia như Xây dựng, Hóa dầu v.v… Sang những năm 80,với sự nở rộ của khoa học kỹ thuật và phát triển mạnh của nền tài chính trong nước,nâng cao sức cạnh tranh tới mức tối đa các ngành phân phối, du lịch, thực phẩm vàtăng trưởng thành doanh nghiệp lớn thứ 10 của Hàn Quốc Đến những năm 90,LOTTE chiễm giữ vị trí số 1 trong các lĩnh vực nêu trên và mạnh dạn đầu tư ra thịtrường thế giới

Hội đủ các yếu tố cạnh tranh trong các ngành kinh doanh huyết mạch, LOTTE cốgắng thay đổi để trở thành doanh nghiệp mang tầm cở toàn cầu trong thế kỷ 21

2.3.1.2 Lotte shopping

LOTTE Shopping là công ty đóng vai trò cốt lõi của tập đoàn và sở hữu toàn bộcác loại hình kinh doanh trong ngành phân phối như Trung tâm thương mại, Siêu thịcao cấp, siêu thị, cửa hàng liện lợi, home-shopping, internet-shopping, v.v… đồng thờiđược đánh giá là doanh nghiệp đứng dầu trong ngành phân phối của Hàn Quốc Doanh

số năm đạt 14 tỉ USD, chiếm 35% tổng doanh số của tập đoàn, LOTTE Shopping tựhào là doanh nghiệp có hệ thống tài chính vững mạnh và luôn được xếp vào thứ hạngcao trong đánh giá xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc

Bên cạnh việc mở rộng mô hình kinh doanh trong nước, Lotte Mart còn tập trungphát triển ra thế giới Cụ thể, Lotte Mart đánh dấu sự xuất hiện ở thị trường TrungQuốc bằng việc mua lại hệ thống đại siêu thị ‘Makro’ đang hoạt động ở Trung Quốcvào tháng 12 năm 2007, tổng số trung tâm đã mở ở Trung Quốc là 9 Tương tự, đãmua lại hệ thống “Makro’ ở Indonesia, và con số trung tâm ở Indonesia tính đến nay là

19 Với đà phát triển này, ngày 18 tháng 12 năm 2008, Lotte Mart đã khai trương

Trang 25

thành công đại siêu thị thứ nhất với qui mô vào loại bậc nhất tại Việt Nam, tọa lac tạikhu đô thị mới Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh Nâng tổng số đại siêu thị đãkhai trương ở nước ngoài đến nay là 29 điểm.

Lotte Mart còn sở hữu một hệ thống Trung tâm điều phối sản phẩm qui mô lớn.Điển hình là Trung tâm điều phối đặt tại Tỉnh Kyung Gy, có diện tích 108.900m2 bằng

12 lần diện tích của một sân bóng chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo lượng hàng hóa lưuthông cho các siêu thị, và có sản phẩm thương hiệu riêng tên ‘Wiselect’

2.3.2 Lotte Mart Việt Nam

2.3.2.1 Sơ lược về Lotte Mart Việt Nam

Lotte Mart có mặt tại Việt Nam bằng cách liên doanh với Doanh nghiệp MinhVân thành lập công ty TNHH Trung tâm Lotte Shopping Việt Nam với tỉ lệ vốn góp80:20 nghiêng về nhà đầu tư Hàn Quốc Mặc dù tính cho đến năm 2008 thì nhà bán lẻLotte đã có 90 siêu thị ở 4 quốc gia nhưng đây là liên doanh đầu tiên của Lotte ở nướcngoài

Lotte chính thức hoạt động tại Việt nam ngay trước thềm 1/1/2009 - thời điểmViệt Nam mở cửa hoàn toàn với thị trường phân phối theo cam kết WTO

Hiện nay, Lotte Mart Việt Nam có 2 siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh và dựkiến cuối năm 2012 sẽ mở rộng thêm 1 siêu thị ở Đồng Nai và 1 siêu thị ở Đà Nẵng

Và cuối năm 2013 sẽ đưa siêu thị Lotte Mart Bình Dương vào hoạt động Từ nay đếnnăm 2018, Lotte Mart dự kiến sẽ đầu tư 5 tỷ USD xây dựng 30 trung tâm thương mạitại 5 thành phố lớn của Việt Nam

2.3.2.2 Các hệ thống siêu thị thuộc hệ thống Lotte Mart Việt Nam

Tính đến tháng 10 năm 2012, Lotte Mart Việt Nam có 2 chi nhánh:

i LOTTEMart Nam Sài Gòn

Địa chỉ: 469 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM

Điện thoại: (08) 377 18989

Fax: (08) 5775 1577

Website: www.lottemart.com.vn

Trang 27

Siêu thị Lotte Nam Sài Gòn là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam với hơn33.000 m2, lại nằm ở vị trí đắc địa gần Phú Mỹ Hưng Gần 10% hàng hóa tại đây đượcnhập khẩu từ Hàn Quốc, còn lại chủ yếu là hàng nội địa Lotte Mart đầu tiên này hứahẹn sẽ trở thành một trung tâm văn hóa, mua sắm, giải trí của khu Nam Sài Gòn, đưa

cả nhà văn hóa phụ nữ, rạp chiếu phim vào siêu thị Lotte cũng đang hướng đến việc tựsản xuất hàng Việt Nam để xuất khẩu

Trang 28

Lotte Mart Phú Thọ là Trung Tâm Thương Mại thứ II tại Việt Nam của tập đoàn LotteHàn Quốc, gồm 5 tầng lầu của tòa nhà thuộc khu phức hợp căn hộ cao cấp EVERICH.Tọa lạc tại góc đường 3 tháng 2 và Lê Đại Hành, quận 11 Với diện tích kinh doanhtrên 22000m2 Lotte mart Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07năm 2010 với hình thức kinh doanh siêu thị cao cấp, trung tâm thương mại hết hợpgiải trí nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm và vui chơi giải trí của khách hàng mộtcách thuận lợi nhất.

Tầng 1 tập trung các gian hàng mỹ phẩm, đồ trang sức, giày dép, quần áo thờitrang cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước Bên cạnh một số dịch

vụ tiện ích như Ngân hàng EXIM BANK, Dịch vụ giao hàng miễn phí, nhà hàng thức

ăn nhanh KFC, LOTTERIA, cà phê ANGEL IN US

Tầng 2 là khu siêu thị tự chọn về thực phẩm tập trung tất cả các sản phẩm vớinhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng uy tín chất lượng hàng đầu tại Việt Nam từ các nhàcung cấp ACE COOK, VISSAN, VINAMILK, DUTCH LADY, VINAMIT … Cácsản phẩm Châu Á được ưa chuộng nhất của Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc cũngđược bày bán ở đây Đặc biệt, các mặt hàng thực phẩm tươi sống được chọn lựa thật

kỹ trước khi vào siêu thị, Lotte Mart luôn thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về vệsinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng

Tầng 3 cũng là khu siêu thị tự chọn cho tất cả các mặt hàng hóa mỹ phẩm, vănphòng phẩm và nơi đây khách hàng có thể dễ dàng tìm cho mình những sản phẩm nộithất và gia dụng cao cấp đầy thẩm mỹ của LOCK & LOCK, LATEX, EVERON,HOME TEX…

Tầng 4 - Công viên kỹ thuật số - kinh doanh các mặt hàng về điện thoại, điện tử

TV, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh v.v…của các thương hiệu nổi tiếng SANYO,SAMSUNG, HITACHI, LG giá cả thật sự hấp dẫn và ấn tượng Khu PLAY TIME lànơi đặc biệt lôi cuốn các em thiếu nhi với khu vui chơi giải trí thật hoành tráng, lộnglẫy rất nhiều trò chơi cho các em nhỏ thỏa sức vui đùa khi đi mua sắm cùng bố mẹ.Tầng 5 – Khu vực ẩm thực - là nét đặc biệt độc đáo nhất tại Lotte mart Phú Thọ

từ các món ăn mang đậm nét hương vị Việt Nam PHỞ 24H, WRAP & ROLL…đến các món ăn mang hương vị Hàn Quốc: HANGANG, hương vị Nhật Bản: CASYA…

2.3.2.3 Hoạt động kinh doanh

Lotte Mart có rất nhiều dịch vụ tiện ích cũng như trang thiết bị hiện đại, mới lạ

và khác biệt

Trang 29

Để phục vụ cho hoạt động của siêu thị thì Lotte Mart Việt Nam có nguồn hànghóa rất đa dạng, phong phú, tươi mới với giá cả hợp lý Ngoafu ra còn có nhiềuchương trình khuyến mãi, đãi ngộ khách hàng với sự hiện diện của thẻ MembershipCard.

Ngoài hoạt động chủ yếu là trung tâm mua sắm, siêu thị thì Lotte Mart Việt Namcòn hoạt động:

- Trung tâm văn hóa.

- Rạp chiếu phim.

- Spa, Beauty Salon.

- Khu vui chơi giải trí.

- Khu vui chơi trẻ em.

- Nhà hàng ẩm thực Đông –Tây.

2.3.2.4 Phương châm kinh doanh của Lotte Mart Việt Nam

Phát triển và nâng cao ngành phân phối của Việt Nam

- Đóng góp vào sự tăng trưởng thị trường trong nước của Việt Nam.

- Mở rộng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống toàn cầu

của Lotte Mart

Cùng lớn mạnh với doanh nghiệp bán lẻ nội địa

- Hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau thay cho chạy đua và cạnh tranh.

- Chia sẻ kiến thức về bán lẻ toàn cầu vì sự nghiệp cùng lớn mạnh.

- Đóng góp cho thị trường đang đổi mới của Việt Nam.

2.3.2.5 Ngành hàng được trưng bày và bán tại Lotte Mart

- Thực phẩm tươi sống: thịt(heo, bò, gà), hải sản(cá, tôm, cua, mực), các loại trái

cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì,

- Đồ gia dụng: Vật dụng trong gia đình: khăn, giấy lau, tủ,…

- Điện máy: tivi, tủ lạnh, máy hút bụi,…

- Thời trang: thời trang nam nữ, thời trang công sở và thời trang dành cho các bé 2.3.2.6 Chính sách khyến mãi, hậu mãi

Nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá, quà tặng thường xuyên áp dụng tạiLotte Mart thông qua ấn phẩm khuyến mãi hoặc được thông báo tại các bảng thông tinkhuyến mãi đặt tại siêu thị Ấn phẩm khuyến mãi được phát tận nhà cho khách hàng

Ngày đăng: 06/03/2014, 23:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2.1.1 Cấp độ sự nhận biết thương hiệu - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Hình 1.2.1.1 Cấp độ sự nhận biết thương hiệu (Trang 5)
Hình 1.2.1.4 Các loại tài sản khác của thương hiệu - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Hình 1.2.1.4 Các loại tài sản khác của thương hiệu (Trang 10)
Hình ảnh trái tim được cách điệu từ chữ Co.op của phong trào hợp tác xã sẽ là biểu  tượng cho sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văn cao đẹp của tinh thần hợp  tác xã - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
nh ảnh trái tim được cách điệu từ chữ Co.op của phong trào hợp tác xã sẽ là biểu tượng cho sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văn cao đẹp của tinh thần hợp tác xã (Trang 14)
Bảng 3.1– Siêu thị nghĩ đến đầu tiên - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.1 – Siêu thị nghĩ đến đầu tiên (Trang 29)
Bảng 3.1.1– Mối liên hệ giữa độ tuổi và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.1.1 – Mối liên hệ giữa độ tuổi và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 31)
Bảng 3.1.1– Kiểm định chi bình phương mối liên hệ giữa độ tuổi và việc lựa chọn siêu  thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.1.1 – Kiểm định chi bình phương mối liên hệ giữa độ tuổi và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 32)
Bảng 3.2.1.1– Giá và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.1 – Giá và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 33)
Bảng 3.2.1.1– Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa giá và việc lựa chon - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.1 – Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa giá và việc lựa chon (Trang 34)
Bảng 3.2.1.2– Hàng hoá đa dạng và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.2 – Hàng hoá đa dạng và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 34)
Bảng 3.2.1.2– Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa sự đa dạng và việc lựa - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.2 – Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa sự đa dạng và việc lựa (Trang 35)
Bảng 3.2.1.3– Cách trưng bày và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.3 – Cách trưng bày và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 35)
Bảng 3.2.1.3– Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa cách trưng bày và việc - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.3 – Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa cách trưng bày và việc (Trang 36)
Bảng 3.2.1.4– Khuyến mãi và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.4 – Khuyến mãi và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 36)
Bảng 3.2.1.4– Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa khuyến mãi và việc - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.4 – Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa khuyến mãi và việc (Trang 37)
Bảng 3.2.1.5– Phục vụ và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.5 – Phục vụ và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 37)
Bảng 3.2.1.5– Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa phục vụ và việc lựa - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.5 – Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa phục vụ và việc lựa (Trang 38)
Bảng 3.2.1.6– Dịch vụ sau bán hàng và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.6 – Dịch vụ sau bán hàng và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 38)
Bảng 3.2.1.7– Chính sách cho khách hàng thân thiết và việc lựa chọn siêu thị đi mua - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.7 – Chính sách cho khách hàng thân thiết và việc lựa chọn siêu thị đi mua (Trang 39)
Bảng 3.2.1.6– Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa dich vụ sau bán hàng - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.6 – Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa dich vụ sau bán hàng (Trang 39)
Bảng 3.2.1.8– Sự thuận tiện và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.8 – Sự thuận tiện và việc lựa chọn siêu thị đi mua sắm (Trang 40)
Bảng 3.2.1.8– Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa sự thuận tiện và việc - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.1.8 – Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa sự thuận tiện và việc (Trang 40)
Bảng 3.2.2– Đánh giá về siêu thị Big C - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.2 – Đánh giá về siêu thị Big C (Trang 41)
Bảng 3.2.4– Đánh giá về siêu thị Lottemart - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.4 – Đánh giá về siêu thị Lottemart (Trang 42)
Bảng 3.2.6–So sánh cảm nhận của người được khảo sát về hai siêu thị Big C và - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.6 –So sánh cảm nhận của người được khảo sát về hai siêu thị Big C và (Trang 44)
Bảng 3.2.7–So sánh cảm nhận của người được khảo sát về hai siêu thị Coopmart và - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.7 –So sánh cảm nhận của người được khảo sát về hai siêu thị Coopmart và (Trang 46)
Bảng 3.2.8– Siêu thị bạn nghĩ đến khi nói đến sự tiện lợi - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.8 – Siêu thị bạn nghĩ đến khi nói đến sự tiện lợi (Trang 48)
Bảng 3.2.8– Siêu thị bạn nghĩ đến khi nói đến giá rẻ - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.2.8 – Siêu thị bạn nghĩ đến khi nói đến giá rẻ (Trang 49)
Bảng 3.5– Mối quan hệ Phản ứng khi hết hàng * Siêu thị thường đi nhất - đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu big c, coop mart và lotte mart
Bảng 3.5 – Mối quan hệ Phản ứng khi hết hàng * Siêu thị thường đi nhất (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w