Hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 44 - 48)

đến nay

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Hà Nam đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ về sức khỏe, năng lực đối với người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động. Ngoài ra, các ban, ngành của tỉnh đã phát huy sáng tạo tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, ban hành các quy định tạo điều kiện cho lao động nhằm triển khai có hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, đảm bảo các chế độ cho người lao động về nâng cao thể lực, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện tốt các chính sách cho người lao động; qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng lao động, hỗ trợ, phối hợp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.

Tỉnh Hà Nam đặc biệt chú trọng thực hiện hệ thống chính sách của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, cụ thể như sau:

Quyết định số 584/QĐ-UBND ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2011 về

việc phê duyệt đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”.Quyết định đưa ra mục tiêu tổng quát:

Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 6.000 lao động nông thôn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động

nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2015: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh là 45%.Đến năm 2020: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh là 60%.

Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo của tỉnh và các chương trình kinh tế- xã hội khác nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân vùng nông thôn. Đảm bảo khoảng 75-80% lao động nông thôn tham gia học nghề có việc làm sau đào tạo.

Tạo điều kiện để các nghề truyền thống, các làng nghề của từng địa phương được nhân rộng và phát triển bền vững.

Kế hoạch số 1624/KH-UBND ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2011 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Nội dung của Quyết định cụ thể như sau:

- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020. Trong đó ghi rõ:

* Về giáo dục:Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dụctrung học cơ sở; phấn đấu đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến năm 2015, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 60% trường mầm non, 100% trường tiểu học (trong đó 30% đạt chuẩn mức 2), 60% trường trung học cơ sở, 70% trường trung học phổ thông. Đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 80% trường mầm non, 100% trường tiểu học (trong đó 60% đạt chuẩn mức 2), 80% trường trung học cơ sở, 80% trường trung học phổ thông. Chuyển đổi 112 trường mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công lập từ năm 2012 để đến năm 2015 hoàn thành việc chuyển đổi.

Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Trong giai đoạn 2011 - 2015, 50% số cán bộ công chức tuyển mới phải thông thạo 1 ngoại ngữ.Sau năm 2015, đối với cán bộ công chức tiếp nhận về đều phải thông thạo 1 ngoại ngữ.Thực hiện đưa môn học tiếng Anh vào dạy đại trà cho học sinh từ lớp 3 bắt đầu từ năm học 2011 - 2012.

 Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm:Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

- Thời kỳ 2011 - 2020: Giải quyết việc làm mới cho từ 150.000 lao động trở lên; giải quyết việc làm thêm cho từ 190.000 lao động trở lên.

- Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45% trở lên.

- Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng dưới 3%.

* Về đội ngũ cán bộ, công chức, lãnh đạo doanh nghiệp:Đến năm 2015, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học là trên 85%, năm 2020 là trên 90%; viên chức có trình độ đại học và trên đại học là trên 50%, năm 2020 là trên 70%; chưa qua đào tạo giảm còn tối đa là 5%. 100% cán bộ công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định. Cán bộ, công chức cấp xã đến 2015 có trình độ đại học 30%, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 20% trở lên; năm 2020 tỷ lệ trình độ tương ứng là 40% và 30%. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ đại học năm 2015 khoảng 80%, năm 2020 khoảng 90%.

 Về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân:Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế dự phòng, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

giảm còn khoảng 15%, tuổi thọ trung bình người dân đạt trên 74 tuổi (trên mức bình quân chung cả nước), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,76%. Đến năm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nam trên 75 tuổi (trên mức bình quân chung cả nước), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,76%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn khoảng 11%.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực.

- Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển nhân lực.

- Tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành một số công việc trọng tâm. - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực.

Quyết định số: 1742/QĐ-UBND ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2011

về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020. Quyết định đã đưa ra 04 quan điểm và 05 mục tiêu cụ thể, trong đó

nhấn mạnh:Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Phát triển toàn diện nguồn nhân lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo mục tiêu trước mắt và lâu dài; Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội, của từng gia đình và mọi người dân.

Quyết định số 973/KH - UBND ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2014 về

việc Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014. Nội dung của

Quyết định cụ thể như sau:

- Thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 4.600 lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg, trong đó lao động nữ chiếm hơn 50%, khoảng 80% có việc làm sau đào tạo.

- Đối tượng học nghề là lao động nông thôn, trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học; ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2014

về việc Ban hành Quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 44 - 48)