Bối cảnh mới tác động đến hoạch định chính sách phát triển nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 70 - 73)

2.2.1 .Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ

3.1. Bối cảnh mới tác động đến hoạch định chính sách phát triển nguồn

nhân lực của tỉnh Hà Nam

3.1.1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và sự phát triển rất nhanh của khoa học- công nghệ trên toàn thế giới tác động đến sự phát triển nói chung và phát triển nhân lực nói riêng của tất cả các quốc gia.

Với việc là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức quốc tế khác, Việt Nam sẽ hội nhập một cách toàn diện và ngày càng sâu, rộng vào các quá trình phát triển của thế giới. Tất cả những điều đó đòi hỏi nhân lực nước ta phải phát triển nhanh, toàn diện, nhiều phương diện phải đạt đẳng cấp quốc tế (nhân lực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, pháp luật, ngoại giao, các ngành, lĩnh vực khoa học- công nghệ mũi nhọn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp và quản lý kinh doanh…). Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam thực sự tham gia vào những cuộc cạnh tranh một cách bình đẳng và không khoan nhượng với 150 quốc gia - thành viên của WTO và các quốc gia khác trên thế giới. Để đạt được thắng lợi và không ngừng nâng cao vị thế của mình trong quá trình phát triển vừa hợp tác vừa cạnh tranh đó, Việt Nam phải có đội ngũ lãnh đạo, các nhà ngoại giao, chuyên gia tư vấn, hoạch định chính sách, pháp luật và doanh nhân giỏi, đạt đẳng cấp quốc tế, sánh vai ngang tầm với lãnh đạo và chuyên gia của các quốc gia trên thế giới.

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển rất nhanh các thị trường vốn, hàng hoá, dịch vụ, công nghệ

và lao động..., trong đó có dòng di chuyển nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển để chiếm giữ những vị trí then chốt về quản lý, kinh doanh, dịch vụ chất lượng cao, gồm cả trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải phát triển nhân lực để chủ động tiếp cận tri thức thế giới, tiếp nhận chuyển giao tri thức để nắm bắt và tiến tới làm chủ kiến thức, công nghệ, những bí quyết, kỹ năng làm việc để cạnh tranh thắng lợi ngay tại thị trường nhân lực trong nước.

3.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự thâm nhập của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia vào Việt Nam nhập của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia vào Việt Nam

Toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ngày càng rộng và sâu, trong đó các hoạt động kinh tế liên kết các quốc gia vào quá trình sản xuất-phân phối-tiêu dùng tạo thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu (tức là quá trình làm ra một sản phẩm và giá trị gia tăng tạo ra từ quá trình đó được thực hiện ở nhiều quốc gia, trong đó nhiều nước cùng tham gia vào sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh nhất định, theo đó mỗi quốc gia tham gia ngày càng sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế). Trong môi trường toàn cầu hoá, với việc áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, mọi quốc gia đều có thể tiếp cận, tham gia trực tiếp vào các khâu, các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu nếu có nguồn nhân lực được chuẩn bị và đào tạo tốt. Để tránh tụt hậu và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, nguồn nhân lực nước ta phải được đào tạo và trang bị những kiến thức và kỹ năng hiện đại, tiên tiến, tương ứng với trình độ phát triển khoa học-công nghệ của các nước tiến tiến, đáp ứng yêu cầu của quá trình phân công lao động quốc tế để tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Khoa học-công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh trên quy mô thế giới, thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu. Thế giới chuyển nhanh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin. Công nghệ thông

tin tạo ra nhiều việc làm kể cả trực tiếp trong ngành và gián tiếp trong các ngành khác. Nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin rất lớn, song hiện tại trên thế giới ngành công nghệ thông tin đang thiếu hơn 1 triệu lao động và dự báo đến năm 2020 sẽ thiếu 3 triệu người. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kiến thức trở nên lạc hậu sau 2 năm, giá thành phần cứng giảm một nửa sau 18 tháng và sinh viên học đến năm thứ tư thì kiến thức học được trong năm đầu trở lên lạc hậu.

Chu kỳ vòng đời của mỗi loại sản phẩm ngày càng ngắn lại, sản phẩm mới liên tục xuất hiện, khu vực dịch vụ phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia về giá trị gia tăng và việc làm. Các ngành, nghề biến đổi liên tục, ngày càng nhiều ngành nghề hiện có mất đi, nhiều ngành nghề mới nhanh chóng xuất hiện, yêu cầu kỹ năng tổng hợp thay cho kỹ năng hẹp, đòi hỏi cao về trí thức và trí tuệ. Những “ngành nghề xanh” (những ngành nghề liên quan đến môi trường), công nhân cổ trắng (làm việc trong ngành công nghệ thông tin), công nhân cổ vàng (những người có trình độ đại học) ngày càng tăng và chiếm vị trí áp đảo, công nhân cổ xanh giảm.

Tất cả những biến đổi nhanh chóng đó đòi hỏi trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực Việt Nam phải không ngừng nâng lên và thường xuyên đổi mới để phù hợp và kịp bắt nhịp với những yếu tố mới do tiến bộ khoa học- công nghệ đem lại. Phải tạo dựng được “Xã hội học tập”, xây dựng được nền giáo dục liên ngành, đa ngành, liên thông với các nước tiến tiến và mọi người phải có ý thức “Học tập suốt đời”.

Đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với những cuộc cạnh tranh diễn ra hàng ngày với mức độ ngày càng gay gắt, đào tạo thế hệ mới doanh nhân, đội ngũ giáo viên trình độ quốc tế, lao động trí thức khoa học, công nghệ hiện đại, năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh trở thành mục đích hàng đầu của quá trình phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt với xu thế bảo hộ của các quốc gia có tiềm lực kinh tế, khoa học-công nghệ mạnh vẫn còn chi phối các mối quan hệ kinh tế-thương mại, bắt buộc các quốc gia với trình độ phát triển kém hơn phải vươn tới chiếm lĩnh càng nhiều càng tốt công nghệ nguồn và tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Nếu nước ta không có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao và không biết khai thác, nắm bắt cơ hội sẽ không thể tham gia vào các quá trình đó và sớm muộn đều bị tụt hậu. Muốn có được thành tựu phát triển lớn và được xếp vào loại các quốc gia tương đối phát triển (năng suất lao động đóng góp trên 80% gia tăng GDP và tỷ lệ chất xám, trí tuệ trong sản phẩm chiếm tới mức ngày càng cao (đạt từ 30% trở lên) đòi hỏi phải có nhân lực chất lượng cao.

3.1.3. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN và khối Đông Á

Sự hợp tác và liên kết giữa các nước trong khối ASEAN (với việc hình thành cộng đồng ASEAN) vào năm 2015), hình thành khối Đông Á và tăng cường, mở rộng liên kết, hợp tác giữa ASEAN với các đối tác (ASEAN - Đông Á, ASEAN - G7, ASEAN - EU…) ngày chặt chẽ và toàn diện đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu liên kết và hội nhập quốc tế ngay từ khâu đàm phán, hoạch định chính sách chung đến việc tổ chức thực hiện các chính sách trên thực tế để hạn chế những rủi ro, bất lợi và thu lợi nhiều hơn từ các quá trình hợp tác và hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)