Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 54 - 57)

2.2.1 .Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ

2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tạ

2.3.1. Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2014, tỉnh Hà Nam có 875.261 người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 511.116 người, chiếm tỷ lệ 58,39%. Cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể và theo hướng tích cực từ năm 2010 đến 2014. Trong đó cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% năm 2010 xuống 48,2% năm 2014; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 25,3% lên 29,4%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giảm từ 4,82% năm 2010 xuống 4,43% năm 2014. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam đang phát triển.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát triển kinh tế, xã hội.

Bảng 2.1: Thực trạng sử dụng lao động của tỉnh Hà Nam năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Tỷ lệ tăng (%)

I. Nguồn lao động 504.535 511.116 +1,3

1. Số người trong độ tuổi lao động 478.683 485.049 +1,329

- Có khả năng lao động 465.930 472.195 +1,34

- Mất khả năng lao động 12.753 12.854 +0,79

2. Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động

25.852 26.023 +0,66

-Trên độ tuổi lao động 12.402 12.570 +1,35

-Dưới độ tuổi lao động 13.450 13.633 +1,36

II. Sử dụng nguồn lao động

1.Lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế quốc dân 363.421 368.157 +1,3

2. Số người trong độ tuổi có khả

năng lao động 30.800 32.178 +4,47

-Học phổ thông 17.037 18.010 +5,71

-Học chuyên môn, nghiệp vụ, học nghề 13.763 14.168 +2,9

3. Số người trong độ tuổi có khả

năng lao động làm nội trợ 76.411 75.080 -1,75

4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc

7.650 7.155 -6,48

5. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang không có việc làm

13.500 12.778 -5,35

Qua bảng 2.1 cho thấy nguồn lao động ở tỉnh Hà Nam khá dồi dào, lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân khá đông đảo. Số người trong độ tuổi lao động đang đi học còn khá lớn (32.178 người, năm 2013). Đây là nguồn bổ sung lao động quan trọng và cũng là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm. Hàng năm ít nhất tỉnh cũng phải phấn đấu giải quyết cho hơn 1.200 lao động đang không có việc làm. Đặc biệt, lực lượng lao động làm nội trợ quá nhiều (khoảng 75.080 người, năm 2013). Điều này đòi hỏi phải tạo thêm được nhiều việc làm mới để góp phần tạo thêm sản phẩm cho xã hội, tiết kiệm lao động, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao mức sống người lao động và xã hội.

Lực lượng lao động xã hội đang làm việc ở các huyện, thành phố trong tỉnh Hà Nam được phân bổ tương đối đồng đều. Riêng huyện Duy Tiên có số lao động vượt trội do đây là một huyện lớn, dân số đông.

Bảng 2.2: Lao động đang làm việc phân theo đơn vị hành chính năm 2013 và2014

(Đơn vị tính: người)

TT Huyện thị Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ tăng

(%)

TỔNG SỐ 363.421 387.125 10,65%

1 Thành phố Phủ Lý 64.021 65.869 10,28%

2 Huyện Duy Tiên 86.452 90.085 10,42%

3 Huyện Thanh Liêm 47.922 50.564 10,55%

4 Huyện Lý Nhân 43.947 44.510 10,1%

5 Huyện Bình Lục 60.055 62.888 10,47%

6 Huyện Kim Bảng 61.024 64.209 10,52%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)