Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 65 - 70)

2.2.1 .Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ

2.4. Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam từ

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1.Những hạn chếchủ yếu

Ngoài những thành tựu đạt được, các chính sách phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam hiện nay còn bộc lộ những hạn chế sau:

+ Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chưa đồng bộ và chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới. Nhiều chủ trương, chính sách chưa được thể chế hóa và cụ thể hóa bằng các chính sách cụ thể ở cấp vi mô, cấp ngành phù hợp nền kinh tế chuyển đổi. Nhiều vấn đề mới phát sinh và cũng có nhiều vấn đề bức xúc trong thực tiễn chưa được nhận thức thống nhất và giải đáp về mặt lý luận, nên khó khăn trong việc cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách như là một công cụ quản lý trong điều kiện mới.

+ Quản lý chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề gay cấn nhất hiện nay ở tỉnh Hà Nam. Thực tế chất lượng quản lý nguồn nhân lực ở Hà Nam còn rất thấp. Chất lượng nguồn nhân lực làm cho khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế và lao động ở Hà Nam thấp. Đó là một thách thức to lớn của Hà Nam trên con đường phát triển và hội nhập.

+ Hệ thống cơ chế, chính sách chưa thực sự đưa ra những giải pháp khả thi để gắn giữa đào tạo với phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường lao động hình thành, phát triển và hoạt động theo những quy luật khách quan và đòi hỏi phải đổi mới căn bản trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực; phải gắn giữa đào tạo nguồn nhân lực với cầu lao động trên thị trường lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Nhưng hiện nay, ở tỉnh Hà Nam, nhiều ngành nghề không tuyển chọn được lao động có kỹ thuật, trong khi đó lại có những ngành nghề cố làm việc rất ít nhưng lại đào tạo quá đông, lao động kỹ thuật được đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, phải đào tạo lại. Một số nghề đòi hỏi trình độ cao, trong tỉnh và trong nước chưa đào tạo được nên phải sử dụng lao động kỹ thuật hoặc chuyên gia nước ngoài, nhất là ở các khu công nghiệp. Thị trường lao động phát triển không đồng đều giữa các huyện, các vùng. Việc tuyển dụng chủ yếu thông qua quan hệ cá nhân, thông tin thị trường lao động còn yếu kém... làm cho chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ chế thị trường ở tỉnh Hà Nam hiện nay trở nên khó khăn và bất cập.

+ Thách thức lớn nhất của Hà Nam là chưa có chính sách và giải pháp vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách trước mắt nhằm toàn dụng lao động. Hàng năm, tỉnh Hà Nam phải giải quyết việc làm mới cho một lực lượng lao động rất lớn, giảm cơ cấu lao động nông nghiệp, tăng cơ cấu lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Vì vậy, Hà Nam phải có một cuộc cách mạng về quản lý nguồn nhân lực và phân công lại lao động trong toàn tỉnh. Đây là một thách thức cực kỳ to lớn đối với Hà Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

+ Nâng cao tính khả thi của các chính sách phát triển nguồn nhân lực gắn với cải cách hành chính cũng là vấn đề bức xúc. Một khi rào cản về cơ

chế, chính sách, luật pháp về phát triển nguồn nhân lực được xóa bỏ thì vấn đề còn lại là khâu tổ chức thực hiện. Nhiều khi đây lại là rào cản không nhỏ, thậm chí quyết định trong chính sách phát triển nguồn nhân lực do bộ máy quan liêu, hành chính tiêu cực và tham nhũng gây ra.

+ Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Một bộ phận cán bộ, công chức sa sút, thoái hóa về đạo đức, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước vẫn diễn ra. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhân lực ở tỉnh Hà Nam đã có những bước trưởng thành nhất định, phần nào đáp ứng dần những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, song cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, bất hợp lý về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Có thể nói, ở Hà Nam hiện nay vẫn chưa có một đội ngũ cán bộ đủ tầm, ổn định, chuyên nghiệp, đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất, phong cách cần thiết để thực thi công vụ có hiệu lực, hiệu quả.

+ Chế độ đãi ngộ đối với lao động chưa thoả đáng. Chủ yếu các đãi ngộ chỉ là đãi ngộ ban đầu, đãi ngộ trong quá trình đào tạo và chỉ đãi ngộ một lần sau khi đào tạo xong. Các chế độ đãi ngộ trong quá trình làm việc như tiền công, tiền lương, chế độ bảo hiểm, bảo trợ xã hội... chưa tương xứng với sức lao động và trình độ tay nghề của người lao động.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Hà Nam cũng như cả nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới mọi mặt. Tuy nhiên, cơ chế quản lý kinh tế xã hội cũ chưa mất hẳn, thể chế chính sách mới được xác lập nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống một cách cơ bản, toàn diện, đã ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Cơ chế chính sách không đồng bộ, chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi và chưa tạo động lực mạnh để phát triển.

Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung có nhiều diễn biến phức tạp, trong khi đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn đã tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng, nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, chính sách. Chưa nhận thức đầy đủ về sự đổi mới vai trò, chức năng của nhà nước và quản lý kinh tế trong điều kiện chuyển đổi đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nên còn lúng túng, bị động trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Công tác tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước chưa nghiêm, kém hiệu lực, hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có phần thiếu nhanh nhạy, chưa thật sự chủ động tranh thủ thời cơ. Nhiều nhiệm vụ công tác lớn đã được đề ra nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn. Một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp.

Việc quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nam hiện nay chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang từng bước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường; chưa có sự phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý; chậm đề ra các định hướng chiến lược và các chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan lớn giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển nguồn nhân lực; năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nguồn nhân lực chưa được chú trọng nâng cao.

Sự chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương... là những yếu tố cản trở trong việc quản lý phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay tỉnh Hà Nam đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực nhưng công tác cải cách vẫn tiến hành chậm, thiếu kiên quyết cả về xây dựng

và hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức. Tổ chức bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, thiếu năng lực, tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, lãng phí... Một bộ phận do lợi ích cá nhân, cục bộ, không muốn đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, do quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, thu nhập bình quân thấp so với bình quân chung của cả nước (13,7 triệu đồng/người/năm), so với các tỉnh gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc, Hà Nam vẫn là tỉnh kém phát triển nên nguồn lực (tài chính, nhân lực) của địa phương còn hạn chế.

Mặt khác, thông tin thị trường lao động không đầy đủ; thiếu sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nhân lực (đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp...) còn hạn chế.

Những nguyên nhân về khách quan và chủ quan như trên đã làm hạn chế và cản trở rất nhiều những chính sách đi vào thực tế cuộc sống, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Nam giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦATỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)