2.2.1 .Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ
2.2.3. Thực hiện chính sách phát triển trí lực và kỹ năng
Thông qua các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Hà Nam, hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường được cải thiện, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện chương trình phổ cập giáo dục... được chú trọng góp phần làm nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động.
Mạng lưới các cơ sở đào tạo ngày càng phát triển. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học (Trường đại học Hà Hoa Tiên, Trường đại học Công nghiệp), 6 trường cao đẳng (Trường cao đẳng Y tế Hà Nam, Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Trường cao đẳng Phát thanh Truyền hình I, Trường cao đẳng Thuỷ lợi Bắc Bộ, Trường cao đẳng chế biến gỗ), các trường trung cấp (Trường trung cấp Bưu chính chính viễn thông và công nghệ thông tin I,...) và 21 cơ sở dạy nghề, trong đó có 17 cơ sở dạy nghề của tỉnh, 04 cơ sở dạy nghề của trung ương
Ngoài ra còn có Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và một số trung tâm khác cũng tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng, liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.
Ngành nghề đào tạo cũng được mở rộng, đa dạng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trước năm 2009, các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo 8-10 nghề như: sửa chữa xe cơ giới; cơ điện; tin học; điều dưỡng, y tá; cơ khí ô tô; cơ khí nông nghiệp; mộc, xây; gò hàn; may… Đến nay các cơ sở dạy nghề đã đào tạo thêm các nghề mới như: Điện lạnh, điện dân dụng, sửa chữa xe và
máy, thêu ren, mây giang đan, chăn nuôi - thú y, trồng trọt…, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động vừa khôi phục và phát huy ngành nghề truyền thống của địa phương.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề của tỉnh còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lao động qua đào tạo nghề. Trong các năm qua đã từng bước thực hiện xã hội hoá trong công tác đào tạo và dạy nghề, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Liên kết trong đào tạo giữa các cơ sở trong và ngoài tỉnh còn hạn chế.