2.2.1 .Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ
2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tạ
2.3.2. Sự đổi mới về chất lượng nguồn nhân lực
* Thể lực
Trong những năm qua, mạng lưới khám chữa bệnh từng bước được đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế được mở rộng, chất lượng công tác khám chữa bệnh được nâng cao, chú trọng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền và bước đầu triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị làm cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân trong tỉnh ngày càng được đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần làm cho thể lực của người dân Hà Nam nói chung và nguồn nhân lực của Hà Nam nói riêng tăng lên.
Tuy nhiên, thể lực của nhân lực tỉnh Hà Nam vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cường độ làm việc của xã hội công nghiệp hiện đại. Sức bền của thanh thiếu niên ở các độ tuổi từ 6-20 tuổi (được đánh giá theo chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút) đều kém và thấp hơn so với những tiêu chuẩn thấp nhất của người Nhật Bản. Theo tiêu chuẩn về sức bền của Nhật Bản (có 10 cấp, từ thấp nhất là 1 đến 10 là cao nhất) thì điểm sức bền của thanh thiếu niên Việt Nam nói chung, ở Hà Nam nói riêng chỉ đạt từ 1 đến 3 điểm.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi theo chiều cao (tỷ lệ thấp còi) còn cao (năm 2010 là 26%, năm 2014 là 18,9%), cao hơn nhiều so với các tỉnh trong cả nước. Điều này còn tiếp tục tác động tiêu cực đến thể trạng và thể lực của người lao động trong tương lai. Theo đánh giá chung, so với thể lực của thanh thiếu niên trên thế giới thì thể chất người Việt Nam nói chung, ở tỉnh Hà Nam nói riêng từ 6-20 tuổi còn kém hơn về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức bền và chỉ tương đương về sức nhanh, sự khéo léo và mềm dẻo.
*Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa thể hiện trí thức, kiến thức khoa học, thể hiện khả năng nhận thức xã hội của mỗi cá nhân, là nền tảng ban đầu để tiếp thu những kiến thức mới, khả năng nắm bắt vấn đề cũng như thái độ và cách ứng xử của mỗi cá nhân trong quan hệ với người khác.
Văn hóa là gieo trồng, lĩnh hội và sáng tạo các giá trị trong quá trình con người, cộng đồng sinh hoạt và hoạt động. Văn hóa được duy trì và phát triển bằng con đường giáo dục và tự giáo dục nên có thể hiểu văn hóa bao gồm cả giáo dục, khoa học, văn học và giáo dục đồng nghĩa, nói trình độ văn hóa thực ra là trình độ học vấn.
Nói về trình độ văn hóa trước hết phải khẳng định rằng văn hóa là một trong những yếu tố quyết định và có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá năng lực làm việc của mỗi người.
Hà Nam là một tỉnh có truyền thống hiếu học nên hàng năm chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng cao. Năm 2014, trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động có 0,31% người chưa biết chữ, 3,69% người chưa tốt nghiệp Tiểu học (thấp hơn bình quân vùng đồng bằng sông Hồng); 19,28% người đã tốt nghiệp Tiểu học, 60,3% người đã tốt nghiệp THCS (cao hơn bình quân vùng đồng bằng sông Hồng)…
Hà Nam đứng trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục. Đến năm 2014, thu hút được trên 95% trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, 99,8% trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1; 99% học sinh học hết tiểu học vào lớp 6,70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10. Chất lượng giáo dục toàn diện có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả xếp loại học lực khá, giỏi và số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học ngày càng tăng. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ngày càng nhiều, luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm: năm học 2010-2011: 45 giải xếp thứ 6 trong 71 đoàn tham dự; năm học 2011-2012: 42 giải, xếp thứ 7/71; năm học 2012-2013: 51 giải, xếp thứ 8/69; năm 2013-2014: 57 giải. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2009 - 2010 đến nay liên tục đạt xấp xỉ trên 95%.
Nhìn chung, nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam có trình độ văn hóa tương đối đồng đều và ở mức trung bình so với các tỉnh ở Việt Nam. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Hà Nam vẫn cần rất quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa hơn nữa cho đội ngũ lao động nơi đây, theo đúng tinh thần của nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI là đào tạo, bồi dưỡng người lao động Việt Nam có tinh thần yêu nước, yêu chế độ dân chủ nhân dân, có trật tự và tôn trọng pháp luật, hiểu biết rõ và biết so sánh hiệu quả lợi ích có liên quan, biết thực hiện nghĩa vụ, có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, xây dựng công chức trở thành người có trình độ văn hóa, có chuyên môn, có khả năng tích cực và biết tiết kiệm, liêm chính, có sức khỏe, có văn minh.
*Trình độ chuyên môn - kỹ thuật
Chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ văn hóa, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn - kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo.
Bảng 2.3:Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Hà Nam năm 2014
(Đơn vị tính: người) Ngành kinh tế Tổng số Công nhân kỹ thuật Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học trở lên 76.760 59.856 10.318 2.202 4.384
Nông, lâm nghiệp 3.746 3.246 419 34 17
Thủy sản 19.242 19.107 86 07 42
Công nghiệp khai thác đá 1.378 1.376 02 0 0
Công nghiệp chế biến 17.904 17.457 239 35 173
Xây dựng 5.999 5.634 206 08 151
Sửa chữa xe, động cơ 4.874 4.330 411 55 75
Khách sạn, nhà hàng 177 76 71 07 23
Vận tải, kho bãi, thông tin 6.641 5.356 243 21 21
Tài chính, tín dụng 573 49 232 21 267
Khoa học, công nghệ 235 126 87 25 21
Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng
2.633 465 1.177 01 905
Giáo dục, đào tạo 9.317 350 5.304 86 1.849
Y tế và cứu trợ xã hội 2.355 514 1.324 1.814 477
Văn hóa thể thao 264 85 72 40 88
Đảng, đoàn thể 694 144 342 19 165
Hoạt động làm thuê 110 76 23 43 11
(Báo cáo tham luận về tạo việc làm và dạy nghề cho lao động, ngày 13/2/2014, Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Nam)
Trong tổng số 76.760 lao động từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nam, có 59.856 công nhân kỹ thuật, chiếm tỷ lệ cao nhất (77,97%). Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 10.318 người, chiếm tỷ lệ 13,44%. Đặc biệt số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên còn quá ít so với tổng số lực lượng lao động trong toàn tỉnh. Cụ thể: có 2.202 lao động có trình độ cao đẳng, chiếm 2,8%; có 4.384 có trình độ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ 5,71%. Số lao động có trình độ từ đại học trở lên chủ yếu chiếm đại bộ phận ở ngành giáo dục đào tạo (1.849 người, chiếm 42,17%); các ngành kinh tế khác lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất ít.
Qua bảng số liệu cũng thể hiện trình độ của người lao động ở Hà Nam còn thấp (mặc dù số lượng lại rất đông) bố trí không đều. Điều này đòi hỏi phải nâng cao trình độ cho người lao động để họ có được một trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao mới đáp ứng được đòi hỏi của quá trình lao động thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Hà Nam, nhất là trong bối cảnh khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, kinh tế thị trường đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.