Mặt tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 64 - 65)

2.2.1 .Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ

2.4. Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam từ

2.4.1. Mặt tích cực

Xuất phát từ mục tiêu của đất nước, tỉnh Hà Nam đã và đang từng bước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu đó thì nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất cho sự phát triển. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam nói riêng, của cả nước nói chung.

Nhìn tổng thể, cùng với đổi mới chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam và các sở, ban, ngành ở địa phương đã từng bước đổi mới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực. Luôn coi yếu tố con người là trung tâm, con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của Hà Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn của một tỉnh mới tái lập, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh rất quan tâm chỉ đạo phát triển con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chính sách cụ thể nhằm nâng cao sức khoẻ (trong đó yếu tố nền tảng là cải thiện dinh dưỡng), phát triển trí tuệ (trong đó yếu tố giáo dục là yếu tố cơ bản), đào tạo nghề nghiệp cho lực lượng lao động. Đến nay, đã đạt được những thành tựu cơ bản sau:

+ Hệ thống các chính sách ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Từ chỗ chỉ là thực hiện các quy định của Nhà nước, Hà Nam đã dần dần có các

chính sách riêng nhằm phát triển nguồn nhân lực địa phương. Các chính sách không những ngày một đầy đủ hơn mà còn thường xuyên được sửa đổi, cập nhật phù hợp để bảo đảm cho nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam ngày càng trở thành động lực chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương.

+ Các chính sách đều thống nhất theo quan điểm khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho nhân lực địa phương có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc làm.

+ Các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao thời gian qua là chính sách xã hội quan trọng để doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động có điều kiện đi xuất khẩu lao động... nhằm giảm tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hà nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)