Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
310,5 KB
Nội dung
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ NHẬPKHẨU HÀNG HOÁ
1.1 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐỀ TÀI
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã trở thành một việc làm cần thiết, tạo ra một bước ngoặc
quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta, được bạn bè quốc tế quan tâm và đánh giá
cao. Đường lối chính sách ấy được khơi nguồn từ Đại Hội Đảng tòan quốc Việt Nam lần thứ
VI. Tại đại hội Đảng đã phân tích đúng đắn nguyên nhân của cuộc khủng hỏang kinh tế xã hội
và đề ra giải pháp để thóat khỏi tình trạng ấy, đồng thời đưa ra đường lối đổi mới tòan diện cho
nền kinh tế nước nhà. Thương mại nước ta từ đó cũng liên tục vận động cho phù hợp với thời
kỳ đổi mới, trong đó phải kể đến một bộ phận vô cùng quan trọng đó là thương mại quốc tế mà
cụ thể là lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Nhập khẩutừ lâu đã được thừa nhận là một mặt họat động cơ bản của kinh tế đối ngọai
là phương tiện quang trong để phát triển nền kinh tế. Nhậpkhẩu cho phép khai thác tiềm năng
thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc
sản xuất không đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam cũng như một số nước nghèo và chậm phát triển khác
nhu cầu nhậpkhẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, là rất cao. Vì vậy việc
nhập khẩu như thế nào để phù hợp với điều kiện nền kinh tế của Việt Nam và đạt hiệu quả cao
là vấn đề mà các doanh nghiệp, các ngành, các cấp liên quan cần quan tâm.
Là một sinh viên được đào tạo qua trường lớp, được thầy cô trang bị những kiến thức cơ
bản trên lí thuyết, cùng với thời gian thực tập được tiếp cận thực tế, em đã rút ra một số kinh
nghiệm cho bản thân, em xin trình bày những hiểu biết của mình về đề tài “ TỔCHỨC
THỰC HIỆNHỢPĐỒNGNHẬPKHẨUTẠICÔNGTYTHIẾTBỊVẬTTƯDU
LỊCH II”
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo
-Chỉ ra thế nào là nhậpkhẩu để người đọc hiểu đúng về nhập khẩu.
-Nêu lên vai trò, lợi ích và những thiệt hại mà nhậpkhẩu mang lại cho nền kinh tế.
-Tìm hiểu về quy trình nhậpkhẩu hàng hoá tạicôngtyTHIẾTBỊVẬTTƯDULICH II
-Đưa ra giải pháp kiến nghị cho hoạt độngnhậpkhẩu của công ty.
1.1.3 Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập, ghi chép và phân tích rồi đưa ra kết luận.
-Nghiên cứu trong sách vở, giáo trình,
-Tìm hiểu tình hình nhậpkhẩuhiện nay qua các phương tiện truyền thông như báo, tạp
chí, đài truyền hình, internet.
-Khảo sát thực tế thông qua quá trình đi thực tập ở cảng, ở cơ quan thực tập.
-Nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến quá trình thựchiện thủ
tục hải quan.
1.1.4. Bố cục bài báo cáo
Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận về nhậpkhẩu hàng hoá
Chương 2: Thực trạng về vấn đề nhậpkhẩutạicôngtyThiếtBịVậtTưDuLịch II
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
1.2 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NHẬP KHẨU
khái niệm
Có thể hiểu nhậpkhẩu là quá trình mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài để phục vụ
cho nhu cầu trong nước và táinhập nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nhậpkhẩu có thể bổ sung những hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được
hoặc chi phí sản xuất quá cao hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Nhập khẩu cũng nhằm tăng cường cơ sở vật chất kinh tế, công nghệ tiên tiến hiện đại….tăng
cường chuyển giao công nghệ, tiết kiệm được chi phí sản xuất, thời gian lao động, góp phần
quan trọng phát triển sản xuất xã hội một cách có hiệu quả cao. Mặt khác nhậpkhẩu tạo ra sự
cạnh tranh giữa hàng hoá nội địa và hàng hoá ngoại nhậptừ đó tạo ra động lực thúc đẩy các nhà
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
sản xuất trong nước phải tối ưu hoá tổchức sản xuất, tổchức bộ máy để cạnh tranh được với
các nhà sản xuất nước ngoài.
CÁC HÌNH THỨC CỦA HỌAT ĐỘNGNHẬP KHẨU
1. 2 1. nhậpkhẩu trực tiếp
Hoạt độngnhậpkhẩu trực tiếp là hoạt độngnhậpkhẩu độc lập của một doanh nghiệp
kinh doanh nhậpkhẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế , tính toán
chính xác các chi phí ,đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu , tuân thủ đúng chính sách , luật
pháp quốc gia và lụât pháp quốc tế . trong hình thức này , doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác , đàm phán ,ký kết hợpđồng …. và phải bỏ
vốn để tổchức kinh doanh hàng nhập khẩu.
1.2.2. Nhậpkhẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn
ngoại tệ riêng và có nhu cầu muốn nhậpkhẩu một số loại hàng hoá nhưng lại không có quyền
tham gia các hoạt độngnhậpkhẩu trực tiếp đã uỷ thác cho một doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ
giao dịch trực tiếp và tiến hành nhậpkhẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình . Bên uỷ thác phải tiến
hành đàm phán với đối tác nước ngoài và làm thủ tục nhập hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác
.bên nhận uỷ thác sẽ được hưởng một phần thù lao được gọi là phí uỷ thác .
1. 2.3. Nhậpkhẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh
tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó ít nhất một bên là doanh nghiệp kinh
doanh nhậpkhẩu trực tiếp nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương ,
hướng hoạt động này sao cho có lợi nhất cho tất cả các bên , cùng chia lợi nhuận và cùng chịu
lổ.
1.2.4. Nhậpkhẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu đổi hàng cùng trao trôi đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán
đối lưu, đó là hình thứcnhậpkhẩu đi đôi với xuất khẩu. thanh toán cho hoạt động này không
dùng tiền mà hàng hoá. mục đích của nhậpkhẩu hàng đổi hàng là vừa thu lãi từ hoạt động kinh
doanh nhậpkhẩu và vừa xuất khẩu được hàng hoá trong nước ra nước ngoài.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
1.2.5. Nhậpkhẩutái xuất
Họat độngnhậpkhẩutái xuất là hoạt độngnhập hàng hoá vào trong nước nhưng không
phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba để thu lợi nhuận , những mặt hàng
này không được qua chế biến ở nơi tái xuất. như vậy, trong hình thức này có sự tham gia của ít
nhất ba quốc gia : nước xuất khẩu hàng hoá, nước nhậpkhẩu hàng hoá để tái xuất, nước nhập
khẩu hàng đã được tái.
1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNGNHẬP KHẨU
Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, nhậpkhẩu là việc giao dịch buôn
bán giữa các cá nhân, tổchức có quốc tịch khác nhau ở các quốc gia khác nhau, hoạt động nhập
khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước: thị trường rộng lớn; khó kiểm soát;
chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp…
của các quốc gia khác nhau; thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ; hàng hoá được vận chuyển qua
biên giới quốc gia; phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.
Nhập khẩu là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, nó rất phong phú
và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính sách, luật pháp, văn hoá, chính
trị, ….của các quốc gia khác nhau.
Nhà nước quản lý hoạt độngnhậpkhẩu thông qua các công cụ chính sách như: Chính
sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui định các mặt hang nhập khẩu.
1.4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNGNHẬP KHẨU
Vai trò quan trọng của nhậpkhẩu đối với sự phát triển của một quốc gia được thể hiện
cụ thể qua những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất nhờ có họat độngnhậpkhẩu mà người tiêu dùng trong nước có nhiều sự lựa
chọn hơn đối với hàng hóa, dịch vụ, bổ sung những thiếu hụt về nhu cầu do sản xuất trong nước
không có khả năng đáp ứng, giúp đáp nhu cầu của thị trường nội địa, nâng cao mức sống của
người dân, đa dạng hóa chủng lọai hàng hóa.
Thứ hai nhậpkhẩu sẽ phá vỡ tình trạng độc quyền trong nước, phần lớn các mặt hàng
nhập khẩu thường có tính cạnh tranh cao về chất lượng, kiểu dáng, giá cả, vì vậy các nhà sản
xuất trong nước muốn tồn tại được cần phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, từ đó tình trạng độc
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
quyền bị xoá bỏ và người hưởng lợi là người tiêu dùng trong nước. Nhậpkhẩu cũng là cầu nối
giữa nền kinh tế trong nước và nước ngoài. Nó là công cụ hữu hiệu giúp chúng ta xoá bỏ nền
kinh tế tự cung tự cấp để tiến đến nền kinh tế thị trường.
Thứ ba nhậpkhẩu giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của
nước nhà, chuyển giao công nghệ giữa các nước. Nhậpkhẩu là khi quốc gia không có khả năng
sản xuất hoặc sản xuất không đủ nhu cầu vì thế các sản phẩm nhập thường có hàm lượng chất
xám cao, trình độ thiếtbị máy móc hiện đại giúp giảm chi phí sản xuất. Thông qua nhập khẩu
công nghệ được chuyển giao giúp bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới góp phần
hoạt động sản xuất trong nước phát triển.
Thứ tưnhậpkhẩuthúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Thông qua hoạt độngnhậpkhẩu các
máy móc thiếtbịhiện đại được nhập về, các nguyên liệu có chi phí thấp, góp phần nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành qua đó tăng ưu thế cạnh tranh không những ở thị trường nội
địa mà còn thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là các nước kém phát triển có giá nhân công rẻ như
Việt Nam là một lợi thế lớn.
Thứ năm nhậpkhẩuthúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của quốc gia diễn ra nhanh hơn
vì nhậpkhẩu sẽ làm cho môi trường cạnh tranh diễn ra gây gắt hơn, các doanh nghiệp phải luôn
tự đổi mới hoàn thiện mình mới có thể đứng vững trên thị trường. Trong quá trình cạnh tranh
chỉ các chủ thể áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến mới tồn tai được và điều này kéo theo sự
phát triển của xã hội.
Thứ sáu, thông qua hoạt độngnhậpkhẩu các chủ thể kinh tế giữa các quốc gia có cơ hội
giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau, tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động và hợp
tác kinh tế quốc tế ngày càng phát triển đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của mỗi quốc
gia. vì mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh nên hoạt độngnhậpkhẩu nó tạo điều kiện thuận lợi
cho cả hai bên trên cơ sở hợp tác hoá cùng có lợi.
Thứ bảy, nhậpkhẩu nó đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong
nước, góp phần làm cho quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nước diễn ra thường xuyên và ổn
định vì không phải lúc nào thị trường trong nước cũng cung cấp được các yếu tố đầu vào đáp
ứng cho sản xuất trong nước diễn ra. thông qua hoạt độngnhậpkhẩu quan hệ hợp tác kinh tế
quốc tế ngày càng được mở rộng, góp phần tăng năng suất lao động, trình độ phân công lao
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
động ngày càng cao, đời sống người dân được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần. điều này được
thể hiện rõ ở các nước kém và đang phát triển điển hình như việt nam. chúng ta đã chủ động
tiến hành hoạt độngnhậpkhẩu để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp, tác động đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, sinh học hoá, phục vụ
công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản để nâng cao chất lượng phục vụ cho xuất khẩu. thúc
đẩy sự ra đời của ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp may mặc… tạo ra những sản
phẩm có giá trị cao.
1.5. NHỮNG MẶT TỒN TẠI CỦA NHẬP KHẨU
-Trong định hướng mà Đảng và Nhà Nước đã đề ra thì một vấn đề quan trọng là đẩy
mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu. Thực tế hiện nay ta chưa thựchiện triệt để theo định
hướng này, việc nhậpkhẩu còn tràn lan, chưa có chọn lọc dẫn đến tình trạng nhập phải công
nghệ thiếtbị cũ, lạc hậu diễn ra thường xuyên.
-Tình trạng đáng báo động là nhậpkhẩu hàng hoá kém chất lượng, do khâu kiểm tra chất
lượng chưa -nghiêm ngặt bằng chứng là trong thời gian gần đây đã phát hiện rất nhiều lô hàng
không đảm bảo an toàn gây hoang man cho người tiêu dung ( trứng gà làm bằng hoá chất, sữa
có melamine, nhập bình ga cũ,…)
Vì vậy để thựchiện theo định hướng đã đề ra và phát huy sức mạnh thực sự của nhậpkhẩu là
làm một hậu phương vững chắc cho xuất khẩu thì cần có sự kết hợp của cả nhà nước và doanh
nghiệp, tránh việc trở thành bãi rác của thế giới.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH NHẬPKHẨU HÀNG HÓA
- Sử dụng vốn nhậpkhẩu tiết kiệm, hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong điều
kiện nền kinh tế thế giới hiện nay có nhiều biến động, không ổn định và nguồn ngoại tệ nhập
khẩu cũng có hạng
+Xác định mặt hàng nhậpkhẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa
học kỹ thuật cuả đất nước.
+ Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhậpvậttư cho sản xuất và đời sống, khuyến
khích sản xuất trong nước thay c ho hàng nhập khẩu.
+Nghiên cứu thị trường để nhậpkhẩu được hàng hoá đúng chủng loại, đủ số lượng, kịp
thời, giá cả phù hợp.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
-Nhập khẩu trang thiếtbịhiện đại, phù hợp với nền kinh tế nước ta. Việc nhập khẩu
máy móc thiếtbị phải nắm vững phương châm đón đầu, đi thẳng và tiếp thu công nghệ hiện đại.
nhập khẩu phải hết sức chọn lọc, tránh nhậpcông nghệ lạc hậu.
-Mặt khác cần phải kết hợp với điều kiện quản lý và sử dụng tránh tình trạng nhập
khẩu thiếtbị về lại chậm đưa vào sản xuất, lâu phát huy tác dụng, mang nặng tính chất trưng
bày, phô trường không phát huy hết công suất.
-Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu. với điều
kiện sản xuất cuả Việt Nam hiện nay, giá một số mặt hàng nhậpkhẩu rẻ, và chất lượng tốt
hơn so với hàng trong nước, nhưng nếu ỷ lại vào nhậpkhẩu sẽ hạn chế thâm chí là bóp chết nền
sản xuất trong nước.
Vì những lý do trên, hàng năm các quốc gia đều công bố danh mục thuế nhập khẩu,
quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép,…nhằm đảm bảo cân đối giữa nhậpkhẩu và sản xuất trong
nước.
1.6 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NHẬPKHẨU THEO HƯỚNG
PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì nhậpkhẩu của nước ta càng cần phải cải
thiện tốt hơn. Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhậpkhẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ
mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt thương mại của
Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tương đương với GDP của năm 2007.
Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây - tỷ lệ này luôn trên
10% - và lên tới gần 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước
trên thế giới. Trên thế giới, nhiều nước còn tính thêm cán cân thanh toán vãng lai, bao gồm cán
cân thương mại và các khoản thu chi về dịch vụ. Nếu cộng các khoản này thì thâm hụt cán cân
thanh toán vãng lai của Việt Nam cao hơn. Trong khi đó, theo IMF, nếu tỷ lệ thâm hụt tài
khoản vãn lai so với GDP trên 5% thì sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế, mà thâm hụt thương
mại lại chiếm đến 70-85% của tài khoản vãn lai, cho nên việc tỷ lệ thâm hụt thương mại so với
GDP của Việt Nam luôn trên 10% trong những năm gần đây là điều đáng báo động. Đây là
nguy cơ đối với nền kinh tế.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
Hạn chế nhậpkhẩu luôn là mục tiêu của các chính sách kinh tế đối ngoại và vĩ mô của
Việt Nam, tuy nhiên, việc hạn chế nhập siêu một cách triệt để, không chỉ đơn giản là vấn đề
làm suy giảm kim ngạch chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, mà quan trọng hơn, là phải
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, làm sao để có thể làm giảm nhập siêu
nhưng vẫn không ảnh hưởng tới động lực phát triển kinh tế. Do vậy, trong thời gian tới, ngoài
việc phải tìm cách để điều tiết nhập siêu ở mức độ phù hợp, thì còn phải khắc phục được
nguyên nhân sâu xa, là sự kém hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó mới có thể phát
triển kinh tế bền vững và giải quyết được tận gốc bài toán nhập siêu.
- Khả năng sản xuất hàng hoá trong nuớc còn hạng chế: Một số mặt hàng của Việt Nam
chưa cải tiến mẫu mã, hình thức, thiếu đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công
nghệ, tìm hiểu thị trường và thị hiếu của người dân. Bên cạnh đó, còn phải tính tới những chi
phí cho sản xuất một sản phẩm của Việt Nam còn cao, cụ thể là chi phí cho địa điểm sản xuất
kinh doanh còn rất cao, do giá bất động sản thuộc loại cao trên thế giới; phí cảng biển, bưu
chính viễn thông, giá điện của Việt Nam cao gấp 2-3 lần so với nước có mức giá trung bình
trong khu vực, ngoài ra còn nhiều phí tiêu cực khác.
Các biện pháp hạn chế nhậpkhẩu thái quá sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và thực
hiện các cam kết hội nhập. Chính vì vậy, biện pháp chủ yếu là kiểm soát nhập khẩu, hoàn thiện
chính sách nhập khẩu, xây dựng cơ cấu nhậpkhẩuhợp lý để khuyến khích nhậpkhẩu cạnh
tranh nhằm đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh
của hàng xuất khẩu và hàng sản xuất thay thế nhập khẩu.
1.7 NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH
- Luật hải quan sửa đổi năm 2005
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP cấp ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Hải Quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Thông tư 79/2009QĐ-TCHQ ngày 20/04/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu, và quản lý thuế xuất nhập khẩu.
- Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 của Tổng Cục Hải Quan về ban hành
quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhậpkhẩu thương mại.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
- Thông tư 43/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Quyết định 1447/QĐ-TCHQ ngày 21/08/2007 về ban hành quy định tạm thời, định
dạng một số chứng từ điện tử khai hải quan từ xa đối với hệ thống thông tin hải quan.
- Quyết định 153/2002/QĐ-BTC ngày 17/02/2002 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về
việc ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhậpkhẩutại chỗ và mẫu tờ
khai hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Thông tư 87/2004/TT-BTC ngày 31/08/2004 hướng dẫn thi hành thuế xuất nhập
khẩu.
- Quyết định 56/2003/QĐ-BTC ngày 16/04/2003 của Bộ Tài Chính quy định về hồ sơ
hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhậpkhẩu theo hợpđồng mua bán.
- Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 qui định chi tiết một số điều của Luật
Hải Quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
Và một số quyết định, thông tư, nghị định khác.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH THỰCHIỆN
THỦ TỤC NHẬPKHẨU HÀNG HOÁ TẠICÔNGTYTHIẾTBỊ VẬT
TƯ DULỊCH II
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNGTYTHIẾTBỊVẬTTƯDULỊCH II
2.1.1 Giới thiệu chung
CôngtyTHIẾTBỊVẬTTƯDULỊCHII là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về
kinh doanh nhậpkhẩu hàng hóa, các thiếtbị dùng cho việc tổchứcdu lịch, các lọai hàng hóa
gia dụng, và nhiều lọai chủng lọai hàng hóa gia dụng khác.
Đây là côngty nhà nước được thành lập với:
Tên thương mại: CÔNGTYTHIẾTBỊVẬTTƯDULỊCH II
Tên giao dich: TOURIST MATEIRALS AND EQUIPMENT CORP II
Trụ sở: số 79 Trương Định, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM
Điện thọai: (08) 38 226 402
Fax: (08) 38 290955
Email: toma_teco@yahoo.com
Số tài khỏan: 200014851115571 tại ngân hàng xuất nhậpkhẩu Eximbank
Vốn điều lệ: 5.600.000.000 VND
Quyết định thành lập côngty nhà nước số: 76/QĐ-TCCB ngày 26/03/1993 của tổng Cục Du
Lịch thuộc Bộ Văn Hoá Thông Tin Du Lịch
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 10
[...]... Thoả thuận: Nếu cuộc đàm phán thành công thì côngty và đối tác sẽ tiến hành kí kết hợpđồng bao gồm các điêù khoản mà các bên đã tham gia thoả thuận Sau khi hai bên đã đồng ý với những thoả thuận trên thì tiến hành kí kết hợpđồng Bước tiếp theo đó là thực hiệnhợpđồngnhậpkhẩu đó, thì cả hai bên đều có nghĩa vụ thựchiện Đối với côngtyThiếtBịVậtTưDuLịchII quá trình giao dịch, đàm phán được... Sau khi kí kết hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xác định, thì việc thựchiện các bước của quá trình nhậpkhẩu là việc tự nguyện Các bước của quá trình thựchiệnhợpđồngnhậpkhẩu gồm: Bước1: Xin giấy phép nhậpkhẩu & mở L/C A.Xin giấy phép nhậpkhẩu -Xin giấy phép nhậpkhẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhậpkhẩu Vì vậy sau khi ký kết hợp đồngnhậpkhẩu doanh nghiệp... ghi vào hợpđồng điều khoản tên hàng thì phải ghi rõ: “ nhậpkhẩu linh kiện xe máy dạng IKD nhãn hiệu xe Wake up 110 cc “ Và cụ thể côngtynhập về hai loại xe chính là Wake up 110 cc và Prealm II, tuỳ vào tình hình biến động về mặt hàng xe trên thị trường mà côngty tiến hành đàm phán nhập về với số lượng như thế nào Số lượng: Đối vớp côngtyThiếtBịVậtTưDuLịchII thì xin giấy phép nhậpkhẩu theo... côngty là thị trường Trung Quốc, một thị trường quen thuộc của công ty, côngty thường có những đợt đi khảo sát trực tiếp thị trường, trước khi thựchiện đàm phán kí kết hợp đồngnhậpkhẩu Lập phương án kinh doanh: -Qua nghiên cứu thị trường côngty đưa ra phương án kinh doanh cụ thể của mình về số lượng hàng cần nhập khẩu, giá nhập khẩu, phương thức thanh toán với phía đối tác, tiến trình tổ chức. .. của côngty phía đối tác -Tình hình kinh doanh của côngty và thị trường nước ngoài trước sự biến động của thị trường -Tình hình kinh tế chính trị – xã hội, văn hoá và những tập quán trong kinh doanh của phía đối tác SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 32 Lớp: C8E2B BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG -Đối với côngtyThiếtBịVậtTưDuLịchII thì thị trường nhậpkhẩu xe máy của công. .. danh mục hàng hoá được phép xuất nhậpkhẩu của nhà nước cho tổchức trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước Tổchức sản xuất , gia công hàng xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổchức trong và ngoài nước Dựa vào nhu cầu của thị trường quốc tế và khai thác sử dụng các phương thức mua bán thích hợp với các Côngty nước ngoài và sơ sở sản xuất... mặt hàng và thị trường xuất nhậpkhẩu Kết quả kinh doanh của CôngtyTHIẾTBỊVẬTTƯDULỊCHII qua các năm 2007– 2010 (đơn vị: Triệu đồng) STT Tên mục 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu 286.380 287.389 327.468 678.444 2 Lợi nhuận 2.100 2.163 2.200 2.890 3 Tổng kim ngạch (USD) 31.051.660 24.882.653 25.892.479 46.768.816 4 Xuất khẩu( USD) 11.777.870 5.853.891 17.227.990 5 Nhậpkhẩu (USD) 19.273.790 19.028.762... chung và các phòng nói riêng rất vững Nên các hợpđồng của Côngty được ký kết thựchiện chôi chảy, hiếm khi bị xảy ra tranh chấp khiếu nại và uy tín được nâng cao Chức năng nhiệm vụ của công ty: •Xuất nhậpkhẩu các mặt hàng tạp phẩm , hàng tiêu dùng, vật tư, nguyên liệu, máy móc để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong và ngoài nước •Nhận xuất nhậpkhẩu uỷ thác, làm đại lý, môi giới mua bán các... trường -Nghiên cứu của côngty về các chính sách pháp luật của Nhà Nước quy định về việc nhậpkhẩu xe máy, chính sách thuế và những chính sách khác của nhà nước liên quan đến hoạt động này -Xu hướng biến động của thị trường đối với lãi suất tiền vay, tỷ giá hối đoái hiện hành giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác Phương pháp thu thập thông tin tạicôngtyThiếtBịVậtTưDuLịchII đó là phương pháp... nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất cùng các chứng từ khác chuyển đến côngty bảo hiểm trong thời gian ngắn nhất SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC NHẬPKHẨU HÀNG HÓA Nghiên cứu thị trường Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương Tổchứcthựchiệnhợpđồng ngoai thương Xin giấy Thuê Phép tiện vận nhậptải phương Mua bảo hiểm hoá Làm thủ tục hải quan khẩu SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 29 Nhận . TRÌNH THỰC HIỆN
THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT
TƯ DU LỊCH II
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH II
2.1.1. đề tài “ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU
LỊCH II
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 1
BÁO CÁO THỰC TẬP