1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Di tích và lễ hội đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)

135 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 30,15 MB

Nội dung

Luận văn Di tích và lễ hội đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) giới thiệu tổng quan về xã Trung Nghĩa và đền Lăng Sương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ; trình bày di tích và lễ hội đền Lăng Sương; phân tích sự biến đổi của di tích, lễ hội đền Lăng Sương và những vấn đề đặt ra hiện nay.

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO V:

TRƯỜNG À DU LỊCH — BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AL HOC VAN HÓA HÀ NỘI ——

Nguyễn Thị Thanh Thịnh

Di tích và lễ hội đền Lăng Sương

(xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)

Luận Văn Thạc Sĩ Văn Hóa Học

Hà Nội, 2016

Trang 2

'B BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI vung sen

Nguyễn Thị Thanh Thịnh

Di tích và lễ hội đền Lăng Sương

(xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)

Phụ lục LUậN VĂN

Trang 3

Bộ VĂN HOá, THẺ THAO Và DU LỊCH Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRU@NG Dal HọC VĂN HOá Hà Nội

mm

Nguyễn Thị Thanh Thịnh

Di tích và lễ hội đền Lăng Sương

(xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

Luận Văn Thạc Sĩ Văn Hóa Học

Người hướng dẫn khoa học: GS.ts Lê Hồng Lý

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả

dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Lê Hồng Lý Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất

kỳ một nguồn nao và dưới bắt kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn

tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng

quy định

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT MỞ ĐÀU os _

Chuong 1: TONG QUAN VE XA TRUNG NGHĨA VÀ ĐÈN LÃI

HUYỆN THANH THỦY, TÍNH PHÚ THỌ 1.1 Khái quát về xã Trung Nghia

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.2 Lịch sử hình thành, quá trình tổn tại và phát triển xã Trung Nghĩa

1.1.3 Thành phần dân cư

1.1.4 Đời sống kinh tế

1.1.5 Văn hóa - xã hội

1.2 Tổng quan về di tích đền Lăng Sương

1.2.1 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đền Lãng Sương

1.2.2 Sự tích về nhân vật được thờ

Tiểu kết chương 1

Chương 2: DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÈN LÃNG SƯƠNG

2.1 Kiến trúc đền Lăng Sương

2.1.1 Không gian cảnh quan

2.1.2 Bố cục mặt bằng tông thể

2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc

2.1.4 Nghệ thuật trang trí, điêu khắc kiến trúc 2.2 Các di vật trong di tích 2.2.1 Di vật bằng đá 2.2.2 Di vật bằng giấy 2.2.3 Di vật bằng đồng 2.2.4 Di vật bằng gỗ 2.3 Lễ hội đền Lăng Sương

2.3.1 Diễn trình lễ hội đền Lăng Sương

Trang 6

2.3.2 Lễ hội đền Lăng Sương trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư

dân xã Trung Nghĩa 64

Tiểu kết chương 2 _ se

Chương 3: SỰ BIẾN ĐƠI CỦA DI TÍCH, LẺ HỌI ĐÈN LĂNG SƯƠNG VA NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẶT RA HIỆN NAY : ~ : 78 3.1 Những sự biến đối của di tích và lễ hội đền Lăng Sương hiện nay 78% 3.1.1 Sự biến đổi di tích - _.-

3.1.2 Sự biến đổi về việc tổ chức lễ hội 80 3.1.3 Những nhân tố tác động đến sự biến đổi di tích và lễ hội 86

3.2 Một số vấn đề đặt ra của lễ hội đền Lăng Sương 9 3.3 Một số ý kiến đóng góp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích và

lễ hội đền Lăng Sương sos 97

3.3.1 Nâng cao nhận thức của công đồng 97

3.3.2 Tăng cường công tác quản lý di tích và lễ hội 99 3.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa lol 3.3.4 Cải tạo không gian cảnh quan, mở rộng quy mô lễ hội, phục hồi các

trò chơi dân gian 102

3.3.5 Tổ chức nghiên cứu khoa học, tư liệu hoá, xuất bản sách về di tích và lễ hội đền Lăng Sương trong đời sống văn hóa cộng đồng 104 3.3.6 Định hướng phát triển du lịch gắn với việc phát huy giá trị văn hóa di tích và lễ hội đền Lăng Sương 105 Tiểu kết chương 3 107

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 7

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT Chữ viết tắt UBND TP GS PGS Chữ viết đầy đủ Ảnh Âm lịch Ban quan lý di tích

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dĩ tích lịch sử văn hóa là tai sản quý giá của công đồng các dân tộc

Việt Nam, là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của quá khứ, là tắm gương phản chiếu lịch sử dân tộc Mỗi di tích không chỉ là công trình

kiến trúc mà còn chứa đựng trong nó những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn

của các thời kỳ lịch sử, đồng thời nó còn được ví như là một bảo tàng sống về

trang trí kiến trúc, điêu khắc và cả phong tục, tín ngưỡng của người Việt

Phú Thọ được coi là cái nôi của dân tộc Việt Nam, vùng đắt Tổ - vùng đất địa linh nhân kiệt gắn liền với sự hình thành, phát triển của nhà nước Văn Lang cũng như nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của các vua Hùng Trên

mảnh đất linh thiêng đó đến nay vẫn còn lưu truyền biết bao giá trị văn hóa vật thé va phi vat thê gắn liền với thời đại Hùng Vương với tín ngưỡng sơ khai của

người Việt

Đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là

một trong những ngôi đền tiêu biểu nằm trong hệ thống các di tích liên quan đến

tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên vùng ven

sông Đà, đồng bằng trung du Bắc Bộ Tuy quy mô kiến trúc không hoành tráng đồ sộ (so với nhiều di tích thờ Thánh Tản) nhưng đền Lăng Sương lại chứa đựng

chiều sâu tỉnh thần lớn lao Theo tha

tích, thần phả và các câu chuyện truyền

thuyết còn lưu lại, Lãng Sương tự hào là mảnh

‘Thanh Tan Đền Lăng Sương cùng với tín ngưỡng thờ Tản Viên đã góp phần bổ

sung, hoàn thiện tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Với những giá trị lịch sử, ~ nơi sinh ra và nuôi dưỡng văn hóa đó, đền Lăng Sương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa

Thể thao và Du lịch) ra quyết định số 25/2005/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2005 xếp hang là di tích lịch sử cắp Quốc gia

Trang 9

di tích, lễ hội vùng Phú Thọ nói chung và Thanh Thủy nói riêng Những tác

động đó đã làm cho di tích và lễ hội có sự biến đổi, một số lễ hội yếu tố

truyền thống đã mai một Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “D¿ re và

lễ hội đền Lăng Sương ( xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ)" làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của mình Tôi hy vọng với

những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập, áp dụng vào một di tích cụ thể sẽ góp phần nhỏ cùng Ban quản lý đền và địa phương thấy được sự

biến đổi của di tích và lễ hội Từ đó một số giải pháp nhằm bảo tồn và

phát huy giá trị di tích và lễ hội trong giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về di tích và lễ hội vùng đồng bằng Bắc Bộ từ lâu đã là đề

tài được nhiều học giả trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu tiếp cận theo nhiều chiều hướng, khía cạnh khác nhau như: nghiên cứu tông thể di tích; nghiên cứu giá trị kiến trúc; nghiên cứu lễ hội; nghiên cứu cả di tích và lễ hội hoặc nghiên cứu tác động của nền kinh tế thị trường dẫn đến biến đôi di tích, lễ hội Di tích, lễ hội được tiếp cận nghiên cứu cả về mặt lý luận cho đến thực địa, từ đó có cái nhìn toàn diện đầy đủ về công trình tôn giáo - tín

ngưỡng cũng như giá trị vat thé, phi vat thé hàm chứa trong đó Học gid Dio Duy Anh với Đất nước Việt Nam qua các đời (nim 1994) [1], Vie

Nam văn

hóa sứ cương (năm 2000) [2] đã ghi chép chỉ tiết về cương vực lãnh thổ,

đơn vị hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử hay những nét khái quát về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo - tin ngưỡng cũng như các hoạt động sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật của người Việt cỗ Những phong tục, sinh hoạt văn hóa, hội hè cũng được nghiên cứu tập hợp trong Tìm hiểu phong tục Việt Nam nép cit (1992), Phong tục Việt Nam (2000), Hội hè đình đám (2005) [S] của Toan Ánh; Tín ngường thành hoàng làng Việt Nam (1996) của Nguyễn Duy Hình; Việt Nam phong tục (1990) của

Trang 10

Thời kỳ này xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về di tích và lễ hội như: Trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt (2002), Đỏ thờ trong di

tích của người Liệt (2003), Diễn biến kiến trúc truyền thống

thổ sông Hông (2008) của Trần Lâm Biền; Chùa Việt Nam, Đình Việt Nam (2008) của Hà Văn Tắn; Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam (2003) của

Chu Quang Trứ, Nguyễn Chí Bền với Lễ hội cổ truyền của người Việt (2013), I vùng châu

LỄ hội nông nghiệp Uiệt Nam (2002) của Lê Văn Kỳ; Vẻ tín ngưỡng và lễ hội

cổ truyền (2013) của Ngô Đức Thịnh; Quản lý lễ hội truyền thống của người

* (2009) Các công trình nghiên cứu của các học giả trên về di tích và lễ

hội vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung đã đóng góp quan trọng vào việc nhìn nhận, đánh giá, nâng cao sự hiểu biết về di tích và lễ hội Đó là những mảng kiến trúc, những di vật, hệ thống tượng, lễ hội cùng các

sinh hoạt văn hóa, tắm ảnh minh họa cho các di tích đó cũng như cách nhận diện kiến trúc, phong cách mỹ thuật qua các thời kỳ lịch sử

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu di tích và lễ hội được khai

thác ở nhiều phương diện hơn nó không chỉ bó hẹp trong việc mô tả nhận diện

kiến trúc, mỹ thuật ở cách thuần túy mà nó được nghiên cứu dưới dạng tìm

kiếm những tác động, những biến đi gắn lễ hội với việc phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay Công trình Sự: tác động của kinh rể thị trường vào lễ hội tín ngưỡng (2008), Quản lý di sản văn hóa với phát triển

dụ lịch của Lê Hồng Lý; Lễ hội truyền thống trong đời sống hiện đại (1994)

của Đỉnh Giá Khánh, Lê Hữu Tầng; LÊ hội Việt Nam trong sự phát triển du lich (2004) của Dương Văn Sáu; Ngô Đức Thịnh với Những giá trị của lễ hội

cổ truyền trong đời sóng văn hóa hiện nay (2001) Các công trình nghiên cứu này cung cấp thông tin, cách thức tiếp cận di tích, lễ hội theo một hướng mới từ bối cảnh xã hội để nhìn nhận, đánh giá tác động dẫn đến sự biến đỗi

của dĩ tích trong bối cảnh nền kinh tế thị trường; những thách thức đối với

Trang 11

“Trên địa bàn Phú Thọ việc nghiên cứu di tích và lễ hội cũng được quan

tâm, chú trọng Xuất hiện các công trình nghiên cứu văn hóa nhưng chủ yếu

tập trung nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ cúng Hàng Vương và Hảt xoan còn các di tich khác ở địa bàn huyện, xã như đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ thì chi dừng lại ở việc ghi chép, liệt kê mô tả thông qua: hồ sơ di tích, lịch sử đảng bộ, địa chí văn hóa

- Địa chí tỉnh Vĩnh Phú (năm 1974) của Nguyễn Xuân Lân, Nxb Ty Văn hóa tỉnh Vĩnh Phú có đề cập tới vùng đất Phú Thọ xưa Quyển dia chi này giúp tác giả luận văn có được cái nhìn toàn diện về vùng đất Phú Thọ xưa cũng như hiểu được phần nào những thay đổi từ cương vực lãnh thổ cho đến phong tục tập quán, tính cách con người vùng đất Tỏ

~ Hồ sơ lý lịch di tích đền Lăng Sương (bản đánh máy, lưu giữ tại bảo ting tinh Phú Thọ) có đề song mới chỉ dừng lại ở phần liệt kê chưa có những đánh giá nhận xét về sp: hệ thống kiến trúc, điêu khắc, di vật và lễ hội

để còn tồn tại trong lễ hội và giải pháp bảo tồn phát huy di tích, lễ hội đền Lăng Sương trong giai đoạn hiện nay

~ Hệ thống lễ hội Việt Nam, tập 2 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,

Cục văn hóa cơ sở xuất bản năm 2008, cuốn sách này đã thống kê gần như

đây đủ lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Đặc biệt tại trang 152 đến trang 154

có giới thiệu khái quát về lễ hội đền Lăng Sương: từ tính chất lễ hội, thời gian

tô chức, nhân vật được thờ cho đến các trò chơi dân gian trong hội

~ Dự án “Nghiên cứu xây dựng hỗ sơ khoa học đển Hùng và các di tích

thời đại Hùng Vương, vùng phụ cận (2001-2003) (2003) do tác giả Phạm Bá

Khiêm chủ nhiệm Dự án này đề cập tới một số di tích tiêu biểu liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đó có ghi chép ngắn ngọn về di tích

đến Lăng Sương như: tên gọi; địa điểm phân bồ, đường đi đến di tích; khảo tả di tích; các hiện vật trong di tích; những truyền thuyết liên quan tới di tích;

Trang 12

tả về di tích và lễ hội đền Lăng Sương; chưa có sự đánh giá về những biến đổi di tích và lễ hội, vai trò của lễ hội trong cộng đồng cư dân xã Trung Nghĩa

- Đề tài khoa học: “Nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương tại các di tích tiêu biểu trong cả mưỏc(2008-2010)° (2010) do tác giả Lưu Thị Minh Toàn

chủ nhiệm Đề tài đề cập tới một số vấn đề như: lịch sử di tích; lịch sử nhân vật được thờ; những di vật quý; kiến trúc di tích và lễ hội đền Lăng Sương;

xác định sự liên hệ của di tích tới đền Hùng và thời đại Hùng Vương; thực trạng và giải pháp quan lý dĩ tích, lễ hội đền Lăng Sương Tuy nhiên, đề tài khoa học này mới dừng lại ở việc liệt kê, mô tả chưa có những nhận xét về sự biến đổi của di tích và lễ hội cũng như đề xuất giải pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy di tích trong giai đoạn hiện nay

- Cuỗn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Trung Nghĩa (1948-2012) (năm 2013) do Ban chấp hành Đảng bộ xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy,

tỉnh Phú Thọ biên soạn Tại trang 12 và 13 viết về văn hóa truyền thống của xã Trung Nghĩa trong đó có đề cập tới đền Lăng Sương Cuốn sách đã cung cấp những thông tin cơ bản về nhân vật được thờ; lịch sử xây dựng và trùng

tu ngôi đền; di vật tiêu biểu trong di tích Tuy nhiên những thông tin này mới

chỉ dừng ở việc liệt kê chưa có sự giới thiệu chuyên sâu về di tích và lễ hội hoặc những vấn để còn tồn tại cần giải quyết khắc phục trong công tác tô chức quản lý di tích đèn Lăng Sương

Các công trình trên đã đề cập đến nhiều bài viết về di tích và lễ hội với

nhiễu nội dung, hướng khai thác khác nhau Tuy nhiên chưa có công trình nào

nghiên cứu chuyên sâu về đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa, Thanh Thủy, Phú

Thọ Vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu (di tích và lễ hội) của các học giả đi trước, tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu đánh giá giá trị của lễ hội đền Lãng Sương trong đời sống cộng đồng cư dân xã Trung Nghĩa;

Trang 13

~ Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là di tích và lễ hội đền Lãng

Sương xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy trong truyền thống và hiện nay 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

“+ Phạm vi không gian:

- Luận văn nghiên cứu không gian văn hóa xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - nơi di tích và lễ hội tồn tại

+ Phạm vỉ thời gian:

~ Đối với di tích, xác định nghiên cứu từ khi đèn được khởi dựng, trùng tu tu bổ cho tới nay

~ Đối với lễ hội, luận văn tập trung nghiên cứu lễ hội đền Lăng Sương Xưa và nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp

điền dã, khảo sát thực địa tại di tích trong đó thao tác cụ thể là: Nghiên cứu

tham dự các hoạt động từ trước, trong và sau lễ hội; Hỏi các cụ thủ từ và

những người dân xung quanh địa bàn nghiên cứu về di tích, lễ hội , Sử dụng một số thao tác phụ trợ: chụp ảnh, quay phim, ghi âm, ghỉ chép Tác giả luận

văn đã quan sát, tham dự tại di tích trong quá trình tổ chức lễ hội cũng như những địp không diễn ra hội

Tác giả luận văn thường xuyên đến đẻn và thực hiện cuộc phỏng vấn sâu vào ngày tô chức hội 15/1 (â.1) và một số ngày thường trong tuần Chúng tôi đã được tham dự và có địp tham gia các công việc của đền như: bao sái, lau chùi đồ thờ cùng các ông thủ từ Ngoài ra, tác giả luận văn cũng hỏi ông

thủ từ và người dân xung quanh để tìm hiểu về lịch sử ngôi đền và nhân vật được thờ; thời gian, nghỉ lễ diễn ra trong các kỳ tế lễ Cùng với việc phỏng vấn, chúng tôi cũng tiến hành quay phim, ghỉ âm, chụp ảnh di tích, các nghỉ thức, nghỉ lễ rước, tế thần và ghi chép ngắn gọn lịch trình, thành phần đại

Trang 14

Ngoài phương pháp điền dã dân tộc học, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp liên ngành: lịch sử học; bảo tàng học; mỹ thuật học để nghiên

cứu tìm hiểu kiến trúc, lịch sử ngôi đẻn, phong cách mỹ thuật cũng như sinh hoạt văn hóa tiềm ẩn trong hội

6 Những đóng góp của luận văn

Trên cơ sở kế thừa những thành quả của người đi trước, kết hợp với việc nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát trực tiếp tại di tích đề tài có những đóng

góp sau

~ Nghiên cứu khá toàn diện về di tích, lễ hội và giá trị đền Lăng Sương ~ Đánh giá thực trạng biến đổi của di tích và lễ hội, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay Đồng thời khẳng định vị trí vai trò của đèn Lăng Sương trong đời sống của cộng đồng cư

dan noi đây

7 Bố cục của luận van

Ngoài phần mở dau, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về xã Trung Nghĩa và đền Lăng Sương,

Trang 15

Chương I

TONG QUAN VE XA TRUNG NGHIA VA DEN LANG SUONG,

HUYEN THANH THUY, TINH PHU THQ 1,1 Khái quát về xã Trung Nghia

LLL Vj tri dja lý và điều kiện tự nhiên

“Trung Nghĩa là một xã trung du miền núi nằm bên tả ngạn sông Đà, phía

Nam huyện Thanh Thủy Với diện tích 752,6 ha (năm 201 1), p

Bắc giáp xã Tây giáp xã : phía Đông giáp sông Đà, qua sông Đà là xã

Trung Thịnh và Đồng Luận; phía Nam giáp xã Phượng Mao; pl

Thắng Sơn huyện Thanh Thủ

Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội Phía Đông Nam cách chừng Ikm đường

chim bay là ngọn núi Tản Viên sừng sững bốn mùa mây phủ

Địa hình Trung Nghĩa thuộc vùng bán sơn địa, đổi gò núi cao xen lẫn các đãi đá vôi; phía Đông Nam 1a dai dit phi sa chạy dọc sông Đà và tỉnh lộ 317 qua địa bàn xã với chiều đài khoảng 3km đã tạo cho xã vẻ đẹp sơn thủy hữu tình

Xã Trung Nghĩa có con sông Đà chảy qua tạo thành tuyến giao thông

đường thủy huyết mạch thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội ng

với các vùng lân cận trong khu vực Dòng sông còn là nơi đánh bắt nuôi

thủy sản, cung cắp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, huyện Thanh Thủy nói chung

và xã Trung Nghĩa nói riêng mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt

đới âm gió mùa với 4 mùa rõ rệt Nền nhiệt độ khá cao với nhiệt độ trung

bình năm khoảng 23-24°C Số giờ nắng trong năm khoảng 3000-3200h Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600-1800mm/năm Độ ẩm khoảng 85%, Đặc trưng thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông khác nhau, mỗi mùa mỗi thứ đã

Trang 16

thôn Phượng Mao thành xã riêng và nhập thêm xóm Việt Hùng thuộc thôn

Đan Nghệ, xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn Năm 1966, xã Đề Thám gọi là xã Trung Nghĩa

Nam 1968, hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành Vĩnh Phú, xã Trung Nghĩa thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Vĩnh Phú Năm 1978, hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy sát nhập thành huyện Tam Thanh Năm 1997, tách tinh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, xã Trung Nghĩa thuộc huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ Năm 1999 tách huyện Tam Thanh thành ‘Tam Nông và Thanh Thủy, xã Trung Nghĩa thuộc huyện Thanh Thủy

Hiện nay, xã Trung Nghĩa thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

1

Thanh phan dan cw

Với địa hình và khí hậu thuận lợi, lại có con sông Đà ngày đêm chuyên

chở phù sa bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ, vì thế cư dân sớm đến định

cư và sinh sống lâu đài ở vùng này Ban đầu Trung Nghĩa là vùng đất hoang

sơ, cây cối um tìm, có nhiều thú dữ nên cư dân còn thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và hái lượm

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Trung Nghĩa gồm 250 hộ với

1200 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề nông Trải qua nhiều biến động của lịch sử, dân số của xã ngày càng đông lên hình thành nên các làng xóm và

dòng họ lớn như: Nguyễn Trần, Nguyễn Tự, họ Phạm Sau cách mạng tháng

Tám đến năm 1999, toàn xã có khoảng 3.494 người, mật độ 465 người/km”

Trong những năm gần đây kinh tế phát triển, xu thế đô thị hóa cùng tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang xóa dần khoảng cách giữa nông,

thôn và thành thị Vì

ây, nhiều cư đân từ các tỉnh thành của mọi miền đất

Trang 17

nhân, thợ thủ công, nhà kinh doanh nhưng nông dân chiếm số lượng lớn trong xã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ

1.1.4 Đời sống kinh tế

Nông nghiệp

Trước cách mạng tháng Tám, Trung Nghĩa là vùng quê thuần nông,

chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai, sắn và một số cây công nghiệp như

chè, trdu, sở, sơn, cọ ở vùng đổi, trồng dâu nuôi tằm ở vùng đất bãi ven sông Do mưa bão, lũ lụt và kỹ thuật canh tác lạc hậu nên năng, suất thấp, thậm chí mắt mùa nên có khoảng 90% dân cư ở vào tinh trạng thiếu ăn thường xuyên 8, tr.14-15]

Ruộng đất chỉ có hàng đỉnh mới được chia, cứ 3 năm chia lại một lần

theo ngôi thứ Nông dân phan đông ít ruộng hoặc không có đất canh tác, lại không có nghề thủ công, nghề phụ nên phải đi làm thuê cấy rẽ cho nhà giàu hoặc đi canh điểm Thời kỳ này, người nông dân bị thực dân, phong kiến bóc lột nặng nề bởi sưu cao, thuế nặng, chúng bắt nhân dân chặt ngô đang ra bắp

non, phá lúa đang vào hạt để trồng đay, thầu dầu

Đời sống của nhân dân khổ cực, “đa số nông dân sống trong cảnh nhà tranh, vách đất dột nát, đêm ngủ phải dùng bằng rơm rạ, lá chuối khô làm đêm, đấp chiếu che thân; ăn đói, mặc rách, cơm độn, củ chuối, củ mài, thậm

chí cả rau nghề trừ bữa” [§, tr.16]

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất và thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, thủy lợi được

chú trọng nên đời sống nhân dân dần ồn định Từ tháng 6 năm 1954 - tháng 12 năm 1957, “xã đã cải tạo được 15 mẫu đất bãi, 12 mẫu trong đồng, trồng được 5 mẫu sơn, 14 mẫu sắn nâng tông số đất canh tác lên trên 300 mẫu, chưa ất ven đồi, soi bãi được nhân dân tận dụng gieo trồng” [8,

kể hàng trăm mẫu

tr41] Năm 1970, tổng sản lượng quy thóc đạt 185

Trang 18

quy ra thóc đạt 842 tắn; năm 1998, đạt 850 tấn Năm 2015, diện tích lúa 170.3

ha, năng suất 51.8/49.7 taha

Ngoài trồng lúa cư dân còn trồng một số cây hoa màu và cây công

nghiệp như: ngô, lạc, sắn, cây chè, sơn Tính đến năm 2015, diện tích trồng

lạc chiếm 49.46 ha đạt 23.3/21.8 tạ/ha; ngô chiếm 106.4 ha đạt năng suất 54.6/53.2 tạ/ha; sẵn chiếm 43.5 ha đạt 236/250 tạ/ha Các cây công nghiệp tuy chiếm số lượng ít nhưng cũng góp phần đáng kể vào cơ cấu kinh tế của xã Cây chè với diện tích 48 ha trong đó diện tích đang thu hoạch: 27.9 ha;

sản lượng chè búp tươi: 54.1 tắn; năng suất bình quân đạt 700kg chè búp tươi/

sảo/năm, ước tính đạt giá trị 2.434 tỷ đồng

Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản của xã có

bước tiến mới Quy mô và hình thức chăn nuôi được mở rộng theo hướng, đa dạng, chú trọng phòng trừ dịch bệnh nên không có dịch bệnh xảy ra Năm 2015, tổng đàn trâu, bò: 1.162/1.070 con đạt 108.6%, tăng 22.4% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn: 5.240/5.100 con dat 103%, ting 2% so với năm trước; đàn gia cầm: 39.800/42.500 con đạt 93.6%, giảm 4% so với

cùng kỳ; nuôi trồng thủy sản: 23.88 ha, sản lượng 46.9/46.5 tấn, tăng 1.5 so

với năm trước

Thủ công nghiệp: Trước cách mạng tháng Tám, nghề thủ công chưa phát triển còn manh mún, sản xuất nhỏ lẻ “ngh thủ công nhỏ lẻ chủ yếu do dân ngụ cư (người nơi khác đến ở nhờ, không được nhập tịch và chia ruộng canh tác) đưa vào địa phương như: làm bánh keo, làm tương và buôn bán nhỏ

ở xóm trợ, khu bến nước” [8, tr 5]

Sau cách mạng tháng Tám đến 2015, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã Trung Nghĩa tiếp tục phát triển với một số ngành nghề cơ bản như: sản

xuất gạch, bê tông, xi măng, gò hàn, nhôm kính, chế biển gỗ, sản xuất đồ mộc gia dụng, nghề đan lát, làm đậu, nấu rượu Quy mô sản xuất nhỏ, đáp ứng

nhu câu sản xuất tại chỗ và cung cấp một phần cho thị trường Giá trị sản xuất

Trang 19

'Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, hoạt động dịch vụ thương mại cũng từng bước phát triển đem lại nhiều việc làm và thu

nhập khá cho người dân Toàn xã có 189 hộ tham gia kinh doanh dịch vụ, ước

thu 14.9 tỷ đồng Đời sống nhân dân ngày càng khắm khá, nhà cửa khang

trang, không còn nhà tranh vách đắt mà thay vào đó là những ngôi nhà ngói, nhà mái bằng Cơ sở hạ tang như điện, đường, trường, trạm đều được đảm bảo, đường làng ngõ xóm đã được bê tơng hố, nhiều cửa hàng, cửa hiệu về thực phẩm, may mặc, điện tử, cây xăng mở đến tận thôn làng Hầu hết các gia đình đều có tivi, xe máy, con em được học hành, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và một lòng đi theo con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn

‘Tom lai, kinh tế xã Trung Nghĩa ngày càng phát triển, đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân và góp phần vào nền kinh tế nước nhà Trong những năm gần đây (2010-2015), tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng 11% Sản lượng

lương thực duy trì ở mức 1.600 tấn; bình quân lương thực theo đàu người tir

420-430 kg/người/năm Về cơ cấu kinh tế đến năm 2015 được dịch chuyển theo

ếm 51-52%; thủ công

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nông nghiệp cl

nghiệp và xây dựng chiếm 14-15%; thương mại dịch vụ chiếm 34% 1.1.5 Văn hóa - xã hội

* Tôn giáo, tin ngưỡng, ~ Tin ngưỡng

“Tín ngưỡng ra đời từ rất sớm từ buổi sơ khai của loài người Do nhận

thức còn hạn chế con người không thẻ giải thích các hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sắm, chớp, quy luật sinh diệt , họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên tổn tại ở đâu đó trong không gian và chỉ phối họ, họ cho rằng vạn vật đều có linh hồn Tín ngưỡng nảy sinh xuất phát từ lòng thành kính và nỗi sợ

hãi của con người Cũng như nhiều vùng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ, xã

Trang 20

xã Trung Nghĩa ln đồn kết, kiên cường vượt qua mọi khó khăn gian khổ,

thiếu thốn

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1954), chỉ bộ đã lãnh

dao nhân dân tiến hành kháng chiến theo phương châm "toàn d

|, toàn diện”

của Đảng và đạt được nhiều chiến công Cụ thể, trong hơn 6 năm trực tiếp

đánh giặc trên quê hương, nhân dân Trung Nghĩa đã kiên cường bám trụ giữ

đất, giữ làng chiến đấu quyết liệt với quân thù Dưới sự lãnh đạo của chỉ bộ, lực lượng dân quân du kích xã đã phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công góp phần vào chiến thắng Tu Vũ phá vỡ địch Bước đầu ngăn chặn sự tiếp tế, liên lạc bằng

đường bộ, đường thủy từ Trung Hà qua Tu Vũ đi Hòa Bình của địch Mặt

phòng tuyến sông Đà

khác, nhân dân trong xã cũng chỉ viện tối đa sức người, sức của cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đưa cuộc kháng

chiến đến ngày thắng lợi hoàn toàn chấm dứt vĩnh viễn ách đô hộ của thực

dân trên quê hương

Từ giữa năm 1954 đến cuối năm 1965, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Đảng bộ xã Trung Nghĩa đã lãnh đạo nhân dân tập trung cải

tạo và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần

thứ nhất

¿ tích cực chỉ viện cho miền Nam đánh Mỹ ngụy

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, những người con quê hương Trung Nghĩa theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã hăng hái lên đường, với lời thề sắc son “Đánh xong giặc Mỹ mới về quê hương” Tích cực sản xuất phục vụ chiến đầu và chỉ viện sức người, sức của cho tiền tuyến với khâu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt" Thời gian này, những gò đồi phía Tây

Nam trên địa bàn đã trở thành nơi sơ tán, xây dựng kho tàng và các trận địa phục kích pháo phòng không của quân ta

Trang 21

Cùng với truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, Trung Nghĩa còn là vùng đất cô có truyền thống văn hóa từ lâu đời “Nằm trong cái nôi của đất Tổ Hùng Vương dựng nước và giữ nước, trải qua chiều đài lịch sử, các thế hệ nhân đân Trung Nghĩa đã phát huy truyền thống yêu nước thương nòi, đoàn kết, kiên cường chống ngoại xâm, chế ngự thiên tai để

sinh tồn và phát triển, xây dựng quê hương tươi đẹp” [8, tr.11]

Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhân dân xã Trung Nghĩa đã tích cực đóng góp vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa của xã và huyện Thanh Thủy

Hệ thống cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa được chú trọng quan tâm Quy mô trường lớp, số lượng học sinh ổn định, chất lượng đào tao đáp ứng trường chuẩn của địa phương Năm học 2011-2012, số học sinh đến tuổi đi học được huy động tới lớp Trường mầm non 100% trẻ xếp loại khá trở lên,

tỷ lệ vào lớp 1 đạt 100% Học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông xếp loại khá giỏi tăng, số lượng học sinh yếu kém giảm đặc biệt năm

2011-2012, xã có trên 60 em đỗ vào các trường cao đẳng, đại học

Về y tế, các trạm y tế đều duy trì tốt nề nếp hoạt động, đảm bảo công

tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân Hàng năm,

bình quân cán bộ trạm y tế đã khám cho 5.000 lượt người Các chương trình y tế quốc gia và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quản lý, tổ chức

thực hiện theo kế hoạch

1.2 Tổng quan về di tích đền Lãng Sương

1.2.1 Lịch sử xây dựng và quá trình tần tại của đền Lăng Sương

Theo Ngọc phả đền Lăng Sương [37] có ghỉ rằng: Sau khi được vua Hùng Duệ Vương nhường ngôi, cảm kích công đức của Duệ Vương, Thục

Trang 22

Ma, thiên Cổ Tích chịu trách nhiệm thờ cúng tứ thời bát tiết đèn nhang không dứt phụng thờ

'Vua Thục đã nhận truyền ngôi, cảm động công đức ấy bèn đi xa giá xuống núi Nghĩa Linh xây dựng các miếu điện dé Nha nước cing tế, lại dựng hai hòn đá trăng trên núi giữa giới, chỉ lên giời thẻ rằng: Xin ước nguyện giới cao lồng lộng giám xét cho không sai thần tiểu

tử Thục An Dương Vương nhận nghiệp họ hùng, trải đời nối ngôi, ân sâu đức lớn, sánh cùng thiên địa, nay lập miếu đường thờ họ Hing dé làm nơi cúng tế ức vạn niên, đèn nhang không dứt phụng

sự theo nghỉ lễ, nếu như các vua đời sau nối ngôi bội ước quên thề

giới đất sông núi, không phụ lời thể này [37, tr.14-15]

Đồng thời, Thục Phán cũng xuống chiếu cho xã Trung Độ (nay là xã

Trung Nghĩa) xây đền phụng thờ Tản Viên: *Tản Viên Sơn Thánh trong bản huyện xã Trung Độ, chí

ruộng tế, các phủ xã châu động, công 2 vạn 70 mẫu để phụng sự hương hỏa”

quán động Lăng Sương, quán ngoài là xã Phí Xá, có

Theo tắm bia đá niên đại Tự Đức năm thứ nhất (1848) có ghi lại lịch sử

xây dựng, trùng tu và những người công đức xây dựng đèn: “Đền Mẫu là một

linh tích của trời nam Địa giới là núi Thiết Sơn, núi Cố Sơn theo mạch đất

nối lại như một bức trướng nỗi lên các ngọn núi như các ngôi sao về đến động Lăng Sương thì các ngọn núi dừng lại Nơi đây là quê hương của tam vị Đại

vương núi Tân, người sau lập miếu thờ, làng Lăng Sương có trách nhiệm

cúng tế Đền này có từ thời Thục An Dương Vương, đến thời vua Lê có trùng

tu lai Đến nay đã I1 thế kỷ (1.100 năm) Vì trải qua mưa nắng, gió lâu ngày: đã đỗ nát Năm Thiệu Trị thứ 7, Đinh Mùi, ngày 19/6 bắt đầu hưng công, đến

tháng 9 thì xong.Vào năm Tự Đức niên đầu tháng mạnh thu ngày 15 vâng mệnh khắc bia đá ghi lại thời gian, người tham gia đóng góp và xây dựng, tôn

tạo đền” [PL.4, tr.161]

Trang 23

phương đã tôn tạo tồn bộ cơng trình kiến trúc cũng như không gian cảnh quan đẻn trên diện tích 300m” Năm 2007, với những giá trị về lịch sử văn hóa, đền Lăng Sương được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cắp quốc gia

Hiện nay, qua khảo sát thực tế, đền còn khá mới mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn 1.2.2 Sựg tích về nhân vật được thời Đức Thánh Tản là một vị thánh - thành hoàng làng được thờ phụng khá phổ biến trong tín ngường dân gian của người Việt và người Mường Trong tâm

thức người Việt, người Mường, Tản Viên có một vị thế, vai trò rất quan trọng Trong đình làng người Việt, Ngài là vị thành hoàng ngự trị; trong hệ thống Đạo giáo Ngài là vị thần đứng đầu “Tứ bắt tử”; trong văn hóa của người Mường, Ngài được coi là vua thần, được phối thờ trong gia đình; trong tín ngưỡng nguyên thủy xưa Ngài hiện diện với tư cách là một vị thần Núi,

được thờ phụng ở rất nhiều nơi cả ở đồng bằng, miền núi nhưng đậm nét nhất cả về số lượng di tích, huyền thoại, truyền thuyết thì đó là vùng Sơn Tây,

'Vĩnh Phúc, Phú Thọ

Tín ngưỡng thờ Tản Viên ở nhiều nơi, có nơi thờ chính, có nơi thờ vọng, mỗi nơi lại có những ghỉ chép khác nhau về sự tích Thánh Tản Hiện

nay, có nhiều nguồn tư liệu để nghiên cứu về Đức thánh Tản Viên, trong đó

có hai nguồn tư liệu chính như: nghiên cứu thông qua ghi chép sử sách; qua

thần phả, thần tích và truyền thuyết dân gian Thứ nhất, qua ghỉ chép sử sách

Trong chính sử có khá nhiều cuốn sách ghi chép lại nguồn gốc, huyền thoại về Thánh Tân Viên như: Đại Việt sử ký toàn thư; Lĩnh nam chính quái; Việt điện u linh; Giao châu ký Tuy nhiên, phần lớn có nội dung tương tự nhau, các câu chuyện thường không có tính hệ thống và mang màu sắc dân

Trang 24

2 Tản Viên Thánh thực lục sự tích (A.1543) Nguyễn Tuấn, Nguyễn

Huệ, Nguyễn Chiên Dung, Thần Sư, Thần Vương, Tản Viên Sơn Thánh, Tản

Viên, Sơn Tỉnh, Sơn Thánh

3 Tân Viên Ngọc Phả (A.2365) Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tùng, Thần Sư,

Tân Viên Thánh, Tản Viên Son Tinh, Son Tinh, Sơn Thánh

4 Tan Linh Sơn Ngọc Phả (A.2135) Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tùng,

Than Su, Son Tinh, Son Thanh

5 Tan Vién Sơn Thánh Ngọc Pha (A.1249/39) Nguyễn Tuấn, Nguyễn

Tùng, Sơn Thánh Thần Sư, Tản Viên Sơn Thánh, Sơn Tỉnh

6 Tản Viên Sơn tam vị thượng đảng phúc thần cổ tích (A.2305)

Nguyễn Tuần, Sơn Thánh, Tản Viên Sơn Thánh

Riêng đối với người Mường thần núi Tản Viên còn mang các tên như:

Bua Tho, Bua Ba Vi, Thin Khu Riêng ở Mẫn Đức theo J.Cuisinier, Tân Viên còn mang 7 tên khác nữa: Đức mẹ Wang Da, Bua Pun, Bua Mai Bua Tít, Bua Ông, Bua Non, Bua Thai Hâu [19, tr21-22]

Tom lại, tuy có nhiều nguồn tư liệu khác nhau vẻ thân thế vị thần được thờ trong đền Lăng Sương nhưng đề

và lớn lên ở thôn Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ

Hồi nhỏ có tên là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tùng, là con nuôi

có đặc điểm chung là: Tản Viên sinh ra

vị thần núi -

cai quản vùng núi Ba Vì Ma Thị Cao Sơn thần nữ Là con rễ của vua Hùng 'Vương thứ 18 - Hùng Duệ Vương, có công đánh giặc Thục bảo vệ đất nước; sau đó về núi Tản Viên sinh sống Với những công lao đó, Tản Viên được

phong tặng là thượng đẳng tối linh thần, là phúc đăng thần, là một trong “tứ

bat tử” trong tin ngưỡng dân gian của người Việt và được nhân dân lập đền

Trang 25

“Tiểu kết chương 1

Trong chương | ching tôi tổng quan, đề cập đến điều kiện tự nhiên,

lịch sử văn hóa xã hội của xã Trung Nghĩa như là một cơ sở, tiền đề để hình thành nên di tích và lễ hội đền Lăng Sương

Xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy không chỉ biết đến là một vùng

đất có truyền thống văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của thời đại Hùng Vương Đặc

biệt ở đây còn thể hiện những giá trị văn hóa, bản sắc riêng biệt của vùng Thanh Thủy nói riêng và Phú Thọ nói chung Đó là những tập tục văn hóa

ứng xử xã hội, sự gắn kết giữa tình làng nghĩa xóm, giữa công đồng cư dân được đề cao Cách ứng xử này ngày nay đã trở thành truyền thống, bản sắc

văn hóa của địa phương

Lịch sử đền Lăng Sương và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tân trên vùng đất Thanh ving chic cho tinh thin đoàn kết toàn dân, hướng con người tới chuẩn mực tủy có vai trò to lớn trong việc cố kết cộng đồng tạo nền tảng

đạo đức, giá trị nhân văn chân - thiện - mỹ Từ đó phần nào giúp con người

giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống thường ngày

Đền Lăng Sương là một trong những di tích thờ Tản Viên vùng ven sông Đà, nơi lưu giữ, bảo tổn các giá trị văn hóa, sinh hoạt tâm linh của một

cộng đồng Đền được xây dựng khá sớm thừ thời Thục Phán An Dương Vuong, trải qua thời gian và biến cố của lịch sử đền được trùng tu tôn tạo với

kiến trúc như hiện nay và được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc qua Đền Lăng Sương thờ Đức Thánh Tản cùng gia đình của Ngài Tản Viên

tên gọi và sự tích khác nhau nhưng đều có điểm chung: sinh ra và huyện Thanh Thủy, tinh Phú Tho

và là con rễ vua Hùng Vương thứ 18, có công dẹp giặc Thục bảo vệ đất nước

Trang 26

Chương 2

DI TICH VA LE HOI DEN LANG SUONG 2.1 Kiến trúc đền Lăng Sương

2.1.1 Không gian cảnh quan

Không gian cảnh quan di tích đó là tồn bộ khơng gian mà di tích đó tồn tại Nó là yếu tố không thể thiểu trong xây dựng các công trình kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là các công trình kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng như: đình, chùa, én, miễu, lăng tẩm Vì vậy, việc lựa chọn không gian cảnh quan để xây dựng di tich đóng vai trò quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến tính "thiêng” của

di tích Các yếu tố như: vị trí, thế đất, dòng nước, hướng được lựa chọn kỹ lưỡng và cẩn trọng, mang nhiều yếu tố tâm linh và huyền bí, bày tỏ sự kính trọng với các vị thần linh Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trần Lâm Biễn:

“Trong tư duy của người Việt, thì trong vũ trụ bao la có một khối sinh lực nào đó ở tầng trên vô hình, bàng bạc không xác định được Dòng

sinh lực này dần dần đồng nhất với nguồn hạnh phúc, nó chảy xuống

mặt đất và làm nảy nở sự sống Cl nh từng con người cũng mượn của trời đất một mảnh sinh lực để làm linh hồn riêng Song dòng chảy của thứ “linh hồn thiêng liêng” đó chủ yếu xảy ra ở những

mảnh đất hội tụ được các điều kiện nhất định, mà người xưa bằng

nghiệm chứng đã nhận thức được Nơi đó họ chọn để xây dựng các

công trình kiến trúc tôn giáo Vì thế, đứng trong các di tích này tức là nhập vào sự ôm ấp của nguồn sinh lực vô biên [15, tr.111]

Các công trình kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là các công trình gắn với

đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân thường được xây dựng ở các khu đất tương đối cao so với xung quanh, có nền móng vững chắc,

có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, mặt trước có hỗ nước Theo quan niệm của người Việt, cảnh đẹp là cảnh không gần nhân gian mà cũng không xa nhân

Trang 27

ến trúc kiểu

Đại bái là ngôi nhà 3 gian 2 chái được xây bằng gạch,

tường hồi bít đốc, nền cao cách mặt đất 60cm, có 4 bậc dẫn lên Bậc thm được lát bằng đá xanh bản to, hai đầu được bó via, trên đắp nỗi hình tượng sư tử Thêm và nên nhà Đại bái và Hậu cung được lát bằng gạch đỏ kích thước

mỗi cạnh 30em Hiện nay, trong đền đã dải thảm đỏ để đảm bảo vệ sinh và

phục vụ các hoạt động sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng Khoảng sân phía trước

nhà Đại bái cũng được lát bằng gạch màu đỏ, kích thước mỗi cạnh 30cm

* Kết cấu bộ khung [PL.2, A.L1-12, tr.128]

Đây là kết cấu quan trọng, là bộ phận chịu lực cho tồn bộ cơng trình Hệ thống đỡ cột là các chân tảng vuông được làm từ một loại chất liệu đá xanh xám, có độ cao hơn mặt nền 3em Chân tảng này không trang trí, được

tạo với kiểu dáng mặt trên tròn, mặt dưới vuông Người ta gọi chân tảng này

là chân tảng âm dương Hình vuông phía dưới biểu tượng cho yếu

Hình tròn phía trên biểu tượng cho yếu tố dương Hay như chính phần cột

im

cũng là y( dương, chân tảng là yếu tố âm, âm dương đối đãi tạo nên sinh lực của trời đất, sinh lực của sự sống Do đã trùng tu và sửa chữa nhiều lần

nên các chân tảng này đã bi thay thế, tuy nhiên chất liệu vẫn được giữ nguyên

Các tảng kê chân cột không chỉ nhằm mục đích tôn cao hệ thống kiến trúc,

tránh bị lún nền và không cho chân các cột gỗ tiếp xúc với trực tiếp với mặt

đất, đồng thời nó còn có tác dụng phòng ngừa mối mọt và ẩm thấp của khí hậu nhằm bảo quản tốt cho kết cấu gỗ cũng như toàn bộ kết cấu ngôi đền được bền vững

Khoảng hiên đua mái rộng ra 1,2m, chúng được nói liền thông qua các

kẻ tỳ lực lên hệ thống cột quân và hệ thống cửa Hệ thống cửa nhà đại bái được

làm theo kiểu thượng song hạ bản gồm các con tiện ở trên và tắm ván gỗ ở dưới, tạo sự thơng thống và lấy ánh sáng vào đền Cửa được đặt trên ngưỡng

cửa cao 20cm cách mặt đất Theo quan niệm xưa, hệ thống cửa bao hàm ý

nghĩa ngăn sự xấu xa, tế tạp, là ranh giới giữa cửa thánh và trần tục Đồng thời

Trang 28

thờ trong đền bởi khi người ta nhắc chân cao để bước qua ngưỡng cửa đó cũng chính là thời điểm người ta rũ bỏ những vương vấn trần tục đề toàn tâm toàn ý

nghiêng mình kính cẩn trước vị thần, thánh

Đại bái dài khoảng 12,Im, chiều rộng lòng đền là 6,7m, trong đó gian

giữa dài khoảng 3,3m và được gọi là gian lòng thuyền nhằm phục vụ cho việc

tế lễ Các gian nhà Đại bái liên kết với nhau bởi 4 bộ vì với 6 hàng chân cột: 2

hàng cột cái, 2 hàng cột quân và 2 hàng cột hiên Độ cao và khoảng cách của

các cột đều nhau: các cột cái cao 4,1m, chu vi 1,59; cột quân có chiều cao 3,1,

chu vi 1,13m; các cột hiên có chiều cao 2,1m, chu vi 0.9m Khoảng cách giữa cột cái với cột quân là 1,51m và giữa cột quân với cột quân là 3,55m Hai cột

cái được nối với nhau bằng câu đầu, câu đầu đặt thăng lên đầu hai cột cái

thông qua hai mộng ngoàm lớn

* Kết cấu bộ vi [PL2, A.13-14, tr.129]

Bộ vì tòa đại bái được làm theo kiểu thức “chồng rường giá chiêng” Trên cùng là thượng lương, đỡ thượng lương là một đấu hình thuyền, hai đầu cắt vat Đấu này được đặt trực tiếp lên con rường thứ nhất thông qua đấu vuông thót đáy Con rường này đỡ đôi hoành thứ nhất và chồng lên con rường

thứ hai thông qua hai đấu vuông thót đáy đặt trên trụ trốn Con rường thứ hai được bám mộng vào cột trốn chồng lên con rường thứ ba thông qua hai đấu vuông thót đáy Con rường này có chức năng đỡ đôi hoành thứ hai Tiếp đến

, đỡ đơi hồnh thứ ba và

là con rường thứ ba được ém mộng vào hai cột

đặt trực tiếp lên câu đầu (hay quá giang) Câu đầu được bào nh

hoa lá cách điệu và được ăn mộng vào hai đầu cột cái Dưới câu đầu là hai đầu dư được tạo dạng nghé hình tam giác

trang trí

Bộ vì nhà đại bái được trang trí khá đơn giản với những con rường

được mãi nhẫn, soi gờ chỉ, bề mặt trang trí hoa lá cách điệu

Vì nách được tạo thành bởi sự liên kết các cấu kiện, giữa cột cái với cột

quân Vì nách nhà đại bái kết cấu theo kiểu “chồng rường”, gồm các con

Trang 29

tạo thành một khoảng không gian hình tam giác Bộ vì nách được đặt trên một thành xà nách to đày Thanh xà nách được trang trí hoa lá cách điệu ở phía

đầu ăn mộng với cột quân; phía đầu ăn mộng vào cột cái chỉ được bảo trơn

kẻ chỉ

Từ cột quân kéo dài ra đến hiên là một cấu kiện gỗ ăn mộng én xuyên qua đầu cột quân tạo thế cân bằng bởi một nghé tam giác đội vào xà nách, cấu

kiện này gọi là bẩy hiên Lưng bẩy hiên đỡ một ván nong dày có khoét 6 do

hoành Bẩy hiên có chức năng đờ mái hiên, đầu bảy đỡ tàu mái, vì vậy bẩy

hiên thường có kích thước khá to và dày Các bẩy được chạm ni cách điệu, đơn giản

* Kết cầu mái

Mái là kết cấu bao che bao gồm các lớp vật liệu lợp mái và các loại bờ mái ở giao tuyến của các mặt mái cùng với các chỉ tiết trên đó [14, tr.177]

Bộ mái xòe rộng ra bốn phía và kéo dài xuống thấp, chiếm 2/3 chiều

cao toàn bộ nhưng không nặng nề mà rất duyên dáng, rất sinh động, lối cấu

trúc bốn mái khiến cho quan sát từ hướng nào cũng như chính điện, mỗi mặt mái như một lưỡi rìu chém xuống, chắc chắn, dứt khốt mà khơng cứng nhắc sò theo hình học cơ bản [S1, tr.84] Khi đứng từ hai đầu hồi nhìn lên, mái đền hiện rõ với hình dáng rộng, thấp đua ra bao phủ và chiếm 2/3 diện tích của

tồn bộ cơng trình kiến trúc Đây cũng là bộ phân chính trong hệ thống kết cấu của tòa nhà

Chính bộ phận này tạo lớp bao che, bảo vệ nội thất từ phía trên, chủ

yếu là thoát nước mưa, chống dột, chống nắng và chống gió bão;

còn có tác dụng chống bức xã nhiệt (cách nhiệt), giữ âm và làm mát

không gian kiến trúc bên dưới, tạo điều kiện cải thiện khí hậu bên

trong công trình [14, tr.177]

Toàn bộ bề mặt của mái đại đình được lợp bằng ngói mũi hài, bên

Trang 30

được đắp cao như những đường gân chắc chắn giữ cho ngói khỏi bị bốc khi có gió bão và làm cho bộ mái thêm vững chắc Chính giữa bờ nóc đắp nỗi

đề tải “Lưỡng long chầu nhật” Rồng được tạo tác với trán cao, mõm dài, mắt lồi, râu đài cong ra phía trước, bờm tóc bay ngược ra phía sau, đuôi hình đốm lửa Mình và thân rồng uốn từng khúc mềm mại, hai chân rồng, quắp xuống ẩn hiện trong mây Rồng là một con vật linh thiêng tượng trưng cho điềm lành, cho sự phôn vinh và thịnh trị Từ xa xưa, rồng được

coi là một vật tổ của cư dân trồng lúa nước mang lại ước mơ mưa thuận gió

hòa mùa màng tốt tươi, 4m no hạnh phúc bởi rồng tượng trưng cho nguồn

nước, tóc tượng trưng cho tỉa sám, chớp Với đề tài “Lưỡng long chầu nhật” ông cha ta muốn gửi gắm vào đó những ước muốn của cư dân nông nghiệp và phần nào phản ánh tín ngưỡng cầu mưa của người Việt Ở hai đầu kìm được cách điệu bằng hình tượng Macara miệng ngậm đầu nóc và lưỡi vươn đài ra phía trước tạo kiểu vân mây, đuôi dạng vân xoắn lớn uốn khúc mềm mại Macara là sự tổng hòa các đặc điểm của cá sắu, voi và rắn, biểu tượng, cho nguồn nước đem lại sự sống cho vạn vật trên trái đất Là cư dân nông

nghiệp sinh sống bằng nghề trồng lúa nước nên người Việt rất coi trọng và tôn sùng các linh vật liên quan tới nước Vì vậy, Macara đã được đưa vào

trang trí trên bờ nóc của nhiều di tích khác với chức năng kìm giữ cho nóc

mái không bị xô

Bờ đải tòa đại bái được đắp xi măng, soi gờ Phần đầu guột đắp con

kìm và con chim phượng tạo vẻ duyên dáng cho mái đền Phượng là linh vật đại diện cho sự thanh cao báo hiệu sự xuất hiện của bậc thánh nhân quân tử, cho sự vẫn vũ của không gian và thời gian Bốn góc mái đền uốn cong theo hướng vút lên tạo thành các tàu đao Sự kết hợp giữa bờ nóc, bờ dải, cuối bờ giải và tàu đao đăng đối tạo thành hoa đao Trên các đầu đao, người nghệ

Trang 31

điệu Ba mặt còn lại không trang trí Bên trong miếu xây bệ thờ đặt bát

hương, ống hoa và ba pho tượng gỗ sơn son thếp vàng

* Lăng Thánh Mẫu [PL.2, A.10, tr.127]

Tương truyền là mộ của Thánh Mẫu Lăng mộ cách khu đẻn Lăng Sương 50m về phía trước cửa đền Lăng Thánh Mẫu kiến trúc hình tháp mộ gồm có ba tầng Trên nóc tháp đắp hình mặt trời với các tỉa lửa Mái được làm giả ngói ống, các góc mái uốn cong hình đầu đao Trong lòng tháp xây

rỗng bên trong đặt bát hương Tầng dưới cùng là mộ Thánh Mẫu Mộ được

xây hình khối chữ nhật

Lãng Thánh Mẫu được xây cách mặt đất 60em, sân lát bằng gạch đá

xanh Xung quanh lăng có hàng rào bảo vệ Đó là những đoạn tường được trang trí: chữ thọ, hoa lá cách điệu

2.1.4 Nghệ thuật trang trí, điêu khắc kiến trúc

Trang trí kiến trúc là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các

công trình kiến trúc nghệ thuật của người Việt, đặc biệt là các công trình

kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng Cái đẹp của các công trình kiến trúc ''ngoài hình khối kiến trúc và quan hệ giữa các bộ phận gần sát tỉ lệ vàng, còn phải đặc biệt chú ý đến nghệ thuật chạm khắc trang trí nội thất''[48, tr.96] Trang trí kiến trúc góp phần tạo nên diện mạo mới cho kiến trúc mà không làm mắt đi dáng vẻ uy linh cô kính của di tích

Từ xa xưa, những người thợ lành nghề với đôi bàn tay khéo léo của

mình đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mà còn có giá trị đến ngày nay Từ những khúc gỗ thô kệch to dày, những người nghệ nhân đã tạo tác thành những tác phẩm uyên chuyên, mềm mại mang tính thâm

mĩ cao giúp che đi dáng vẻ nặng nề thô mộc của kiến trúc Mỗi một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ đều gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của họ vào đó và phần nào phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan; đời

Trang 32

cũng là nguồn tư liệu nghiên cứu phong phú để hiểu biết thêm về xã hội

đương thời và phong cách mỹ thuật của từng thời kỳ khác nhau

Đề tài trang trí khá phong phú có thể là hình tượng rồng, phượng, phù và hoa lá cách điệu trong đó hình tượng rồng chiếm số lượng lớn tại các mảng chạm khắc Nếu như ở các ngôi đền khác lấy hình tượng rồng là đề tài chủ đạo xuyên suốt trong toàn bộ ở các mảng kiến trúc chính thì đền

Lãng Sương lại trang trí khá đơn giản với những đỗ án hoa văn dây lá cách

điệu soi gờ kẻ chỉ Trang trí kiến trúc ở đền Lăng Sương tập trung chủ yếu

ở nhà đại bái (chủ yếu ở các ửa võng, mái) và hậu cung (cửa võng), * Trang trí ở nhà đại bái

Trang trí ở nhà đại bái phong phú và đa dạng hơn so với các đơn

nguyên kiến trúc khác ở đẻn Tòa đại bái đền Lăng Sương trang trí tập trung chủ yếu ở hệ mái và bức cửa võng:

Trang trí hệ mái và bức cửa võng

Hệ mái nhà đại bái được trang trí với bố cục như sau: ở chính giữa

bờ nóc đắp nổi đề tài “Lưỡng long chầu nhật" Rồng được tạo tác với trán cao, mdm đài, mắt lồi, râu dài cong ra phí trước, bờm tóc bay ngược ra phía

sau, đuôi hình đồm lửa Mình và thân rồng uốn từng khúc mềm mại, hai chân

rồng quắp xuống ẩn hiện trong mây Hai đầu kìm được cách điệu bằng hình tượng Macara miệng ngậm đầu nóc và lười vươn dài ra phía trước tạo kiểu vân mây, đuôi dạng vân xoắn lớn uốn khúc mễn mại Bờ dải tòa đại bái được đắp xi măng, soi gờ Phần đầu guột đắp con kìm và con chim phượng tạo vẻ

duyên dáng cho mái đền Bốn góc mái đền uốn cong theo hướng vút lên tạo thành các tàu đao Sự kết hợp giữa bờ nóc, bờ dải, cuối bờ giải và tàu đao đăng đối tạo thành hoa đao Trên các đầu đao, người nghệ nhân đã sáng tạo hình con rồng đang trong tư thế uốn cong theo đầu đao trong đó thân rồng chạy theo điển uốn, đầu vươn cao theo đỉnh đao và hướng vào trung tâm của

Trang 33

Có thể thấy, đề tài trang trí trên hệ mái tòa đại bái chủ yếu là những

hoa văn mây, rồng, phượng Đây là những linh vật được tạo nên do trí tưởng

tượng của con người, nó đã trở thành biểu tượng cho quyền uy và cho tầng trên Đồng thời, thông qua hình tượng rồng nghệ nhân cũng gửi gắm vào đó

những ước muốn của người đân lao động, mong cho mưa thuận gió hòa,

mùa màng bội thu và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Bộ khung nhà đại bái được trang trí khá đơn giản với những đường gờ chỉ được mài nhẫn, hoa lá cách điệu Các bộ vì nhà đại bái được trang trí khá

giống nhau với bố cục như sau: thân các con rường chạm nỗi hình hoa lá

cách điệu Đỡ các con rường là các đấu vuông được bào nhẫn soi gờ, hai đầu

được cắt vat hinh thuyền làm giảm bớt sự thô kệch của kiến trúc gỗ

Bức cửa võng gian giữa nhà đại bái: Nằm trong khung của đoạn nối giữa xà thượng và hai cột cái của gian trung tâm Cửa võng được trang trí đề tài “Lưỡng long chầu nhật”, tứ linh, hoa lá cách điệu trong đó rồng được tạo tác khá tỉnh tế, điêu luyện theo kiểu đào hóa long mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn Từ những cảnh đảo gầy guột quen thuộc, người nghệ nhân đã cách điệu chúng trở thành những con rồng mạnh mẽ, uyễn chuyển

Rồng được chạm khắc với với tư thế ân mình trong mây, trong đó thân rồng

là những cành đào uốn khúc, những bông hoa đào được cách điệu thành

những đám mây Cách trang trí này thê hiện sự giao hòa giữa đất trời vạn

vật Rồng là linh vật biểu tượng cho tầng trên, cho uy quyền và là vật tổ của cư dân nông nghiệp, tượng trưng cho điềm lành, sự phổn thịnh; rồng còn là biểu tượng cho bậc để vương quân tử Đào là biểu tượng cho mùa xuân, mùa bắt đầu của năm, mùa của sự phồn vinh đem lại sinh lực, hạnh phúc mới,

đồng thời nó còn là biểu tượng cho sự trường tồn Hoa đảo là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ hay biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi Ở đây, mặt

Trang 34

ối góp phần

thể nói, bố cục trang trí ở cửa võng gian giữa đại bái khá cân tạo nên tính thẩm mỹ cho công trình kiến trúc

Trang trí cửa võng hậu cung

Bức cửa võng gian giữa bên trong hậu cung: Nằm trong khung của đoạn nối giữa xà thượng và hai cột cái của gian giữa hậu cung Cửa võng hậu cung trang trí với bố cục như sau: Chính giữa cửa võng trang trí đề tài “Lưỡng long chầu nhật”, hai bên điềm trang trí đề tài tứ linh Đây là đề tài

khá quen thuộc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Rồng được chạm nỗi, mắt lỗi, miệng rộng há to, đao mác, cụm tóc bay ngược ra phía sau uốn lượn kiểu làn sóng, râu rồng cong ngược lên phía trước, đuôi hình đốm lửa Thân rồng uốn lượn từng khúc ẩn hiện trong những đám mây Chim phượng được chạm trong tư thế dang bay lên, phan đầu nhìn thấy rất

rõ, phần thân chim chủ yếu tạo tác theo dáng bay của chim Phượng với mỏ

ngắn khoằm, mào nhô cao, mắt dài, cánh xòe rộng, các lông đuôi uốn lượn

mềm mại Lân cũng được chạm nổi, đầu như đầu rồng, thân như con ngựa trong tư thế đang chạy Rùa được chạm trong tư thế đang bơi, chân giang

rộng trên sóng nước Cả bốn con vật được chạm khắc với những đường nét chắc khỏe, ân hiện trong mây

2.2 Các dĩ vật trong di tích

Di vat là những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học còn lưu lại đến ngày nay Nó không chỉ là thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật mà ông cha ta để lại cho các thế hệ mai sau mà nó còn là bằng chứng khoa học phản ánh lịch sử xã hội, đời sống vật chất của thời đại sản sinh ra nó Đồng thời, các hiện vật trong di tích còn được ví như “giấy thông hành để

tầng dưới tiếp nhận tầng trên, con người tiếp cận với đắng vô biên các bậc tiền bối Mỗi thời có một nhận thức khác nhau, tư duy liên tưởng khác nhau dẫn đến cách cư xử khác nhau với thần linh” [13, tr.5]

Trang 35

đồng Lễ hội thường diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định và

được quy định khá chặt chẽ Không gian là nơi lễ hội tồn tại, thời gian thường

sắn với nhân vật được thờ (ngày sinh hoặc ngày mắt của vị thần được thờ) 3.3.1.1 Không gian và thời gian tổ chức lễ hội

* Thời gian tổ chức lễ hội

Theo tu ligu đang lưu giữ tại Phòng Văn hóa huyện Thanh Thủy và qua

lời kể của các cụ thủ từ trông đền cho biết: Lễ hội đền Lăng Sương diễn ra

trong thời gian 03 ngày (tir 14-16/1 4.1) để kỉ niệm ngày sinh của Đức Thánh

Tân Ngoài hội chính, đền Lăng Sương còn tô chức lễ tế tại đền để tưởng

niệm ngày Mẫu hóa (ngày 25 tháng 10 âm lịch)

* Không gian tổ chức lễ hội

Lễ hội đền Lăng Sương được tổ chức tại đền Lăng Sương, xã Trung

Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ với hai không gian chính đó là: không gian linh thiêng và không gian thường nhật trong đó: không gian linh

thiêng là nơi diễn ra các nghỉ thức, nghỉ lễ tế thần; không gian thường nhật là

nơi diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian và hiện đại

Đối với đền Lăng Sương, không gian thiêng liêng của lễ hội được tổ chức tại đền và không gian văn hóa xã Trung Nghĩa Còn không gian thường nhật, các trò chơi được diễn ra ngay ở khu đất ruông phía trước cửa đền

2.3.1.2 Công việc chuẩn bị lễ hội

Lễ hội có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người dân trong làng bởi lễ hội có suôn sẻ thành công hay không sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự yên ôn, may mắn của dân làng trong năm đó Trước khi lễ hội được diễn ra mọi thành PI đủ, chu đáo những vật dụng cần thiết Vì thế, công tác chuẩn bị lễ hội luôn có

: ban tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong làng đều tham gia chuẩn bị diy

ý nghĩa quan trọng và quyết định sự thành công của lễ hội Cũng giống như

nhiều lễ hội khác trong cả nước, công việc chuẩn bị cho lễ hội đền Lăng

Sương khá chu đáo và tỉ mỉ bao gồm các công việc sau:

Trang 36

Xưa kia, trước ngày vào đám, Lý trưởng, Lý phó cùng Hội đồng kỳ

mục, các cụ cao niên trong làng tập trung tai đền để họp bản phân công nhiệm

vụ cho từng người đề chuẩn bị tô chức trong lễ hội * Vẻ nhân lực trong lễ hội

Khi ngày hội sắp đến, thành phần trong ban tổ chức lễ hội họp lại để quyết định lựa chọn ban tế lễ, bầu chủ

khác Nhân lực trong lễ hội rất phong phú với nhiều độ tuôi và cách thức tham

, các thành viên trong ban tế và các thành viên

gia khác nhau bao gồm: đội tế; đội rước; đội múa xin tiền; đội chạy quân; đội

kèn sáo và các đoàn đại biểu cùng người dân địa phương va các xã xung quanh à 01phụ

~ Đội tế (gồm 14 người: 01chủ tế, 02 bồi 10quan viên):

Đối với ông chủ tế: Thường chọn người có chức sắc trong làng như: các bậc tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục Chủ tế phải là người biết chữ, người được dân làng tin tưởng, có đạo đức, có lối sống lành mạnh, gia đình gia giáo và

nhà không có tang

Đối với bồi tế và quan viên: Những người trong độ tuổi từ 55-65 tuổi,

nhà không có tang, ngoại hình không có khuyết tật và được dân làng tin tưởng

quý mến

~ Đội rước: Hàng năm, giáp nào được đăng cai tổ chức tiến hành phân công đội hình rước, người cằm cờ, cằm quạt lọng, cầm chấp kích, bat btu

và chịu trách nhiệm chính vẻ lễ cũng như việc phục vụ cho lễ hội

'Ngoài ra còn có các nhân lực khác như: Đội múa: gồm múa xin tiền và múa công chiêng Đội múa công chiêng (hơn 10 người) gồm những người phụ nữ trung tuôi biết đánh chiêng; đội múa xin tiền (12 thiếu nữ) gồm các em tuôi từ 15-18 tuổi, chăm ngoan, học giỏi; Đội chạy quân hơn 20 người là các

thanh niên độ tuổi từ 15 tuổi trở lên; Đội đàn sáo; các thiểu nữ dâng hoa, đoàn đại biểu và nhân dân thập phương cũng được lựa chọn và tập luyện kĩ cảng

Trang 37

'Ngày cử lễ, ban tế nam (14 người) trong đó gồm: 01 ông chủ tế có trách nhiệm lễ thần, lễ phục: Mũ, áo, quần màu đỏ; hia màu đỏ và có thêu kim

tuyến Hai ông bồi tế đứng sau chủ tế, hành lễ theo chủ tế, lễ phục: Mũ, áo, lế

hia mau vàng, quần màu trắng 01 ông phụ trách xướng nghỉ thức trong li đứng đối điện bên cạnh hương án, lễ phục: Mũ, áo, hia màu đỏ, quan tring 10

ông tế rước, là những người đứng hai bên phụ trách việc dâng hương, dâng rượu, lễ vật, chuyển chúc lễ phục: Áo, mũ, hia màu xanh, quần màu trắng Hai ông từ đứng trong Hậu cung có trách nhiệm đặt lễ vật nhận từ các ông chấp sự, lễ phục: Áo the, khăn xếp, quan tring

* Về đồ thờ phục vụ cho hội

'Vào chiều 14 tháng Giêng (â1), dân làng chuyển các đồ thờ có liên quan đến lễ rước thần như: kiệu, long, bat bửu, chấp kích, kiệu ra sân đền bao sái Trong những ngày hội ban tổ chức có cắm cờ thần dọc các đường

làng, ngõ xóm để báo hiệu chỉ dẫn tới khu vực sắp diễn ra lễ hội và đồng thời

còn góp phần tăng thêm tính linh thiêng cho lễ hội * Về lễ vật cúng thần

Việc cúng tế hàng năm thường giao cho giáp Đông và giáp Tây phụ trách Hai giáp tiến hành nuôi lợn để làm lễ vật dâng cúng, giáp Đông nuôi 05

con, giáp Tây nuôi 04 con Tiền mua lợn giống do các đỉnh của giáp đóng góp,

các giáp chọn gia đình phong quang, làm ăn thịnh vượng giao cho nuôi lợn

Trong thời gian nuôi lợn, gia chủ phải thường xuyên quét rửa chuồng, tắm cho lợn sạch sẽ, dùng nước giếng cho lợn ăn uống không được dùng nước rác Đến

ngày vào lệ thì rước lợn về mỗ thịt, cạo lông, bỏ ruột rửa đi rửa lại thật sạch

rồi sau đó đặt cả con lợn vào chiếc mâm đồng và lấy một nhúm lông gáy, một

Trang 38

* Về tài chính chuẩn bị cho hội: Kinh phí tổ chức lễ hội được lấy từ sản phẩm hoa mẫu làm ra trên ruộng công của

còn lại thì do dân đóng góp theo lệ làng

từ quỹ chung của làng và phần

3.3.1.3 Diễn trình lễ hội

Nhìn theo góc độ cấu trúc, lễ hội truyền thống của người Việt gồm có hai phần: phần lễ và phần hội, hai phần này có quan hệ chặt chẽ và được diễn ra song hành với nhau Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện

lòng tôn kính của dân làng với các bậc thần linh, đối với lực lượng siêu nhiên nói chung, với thành hoàng nói riêng LỄ mang tính quy phạm nghiêm ngặt và

được cử hành trong không gian linh thiêng (than điện ở đền, miếu, đình ) còn hội là sinh hoạt dân giã phóng khoáng được diễn ra trong không gian văn hóa

(sân đền, ao đền, sân đình, chùa ), ở đó cộng đồng được vui chơi thỏa thích

không bị rằng buộc bởi nghỉ lễ tôn giáo, tuôi tác hay địa vi xã hội

Cũng như các di tích khác trong vùng, lễ hội đền Lãng Sương gồm hai phần: phần lễ và phần hội Trong quá trình vận động, phần lễ và phản hội luôn có sự kết hợp uyễn chuyển song hành lẫn nhau và tạo thành thẻ thống nhất Nếu ở trong đền đội tế cùng với các vị lãnh đạo cung kính thực hiện các nghỉ lễ tế thần thì ngoài sân dân làng cũng rộn ràng với hội Diễn trình lễ hội đẻn

Lãng Sương như sau:

~ Phân lễ: Gồm các nghỉ thức, nghỉ lễ sau:

* Lễ mở cửa đền: Sáng ngày 14 tháng Giêng (â.1), dân làng tiến hành tổ chức lễ mở cửa đền và dâng lễ tế cáo xin Thánh cho phép được lễ tế vào ngày 15 Sau nghỉ lễ này mọi người bắt đầu lau chùi các đồ thờ, quét dọn trong và

xung quanh đền

* LỄ mộc dục: Hay còn gọi là lễ tắm tượng, được tiến hành vào chiều ngày 14/1(41) Nước được lấy từ sông Đà mang về để dùng cho các công việc

của đền, Công việc này do các ông chủ tế và các ông từ đảm nhiệm Họ thắp

Trang 39

Cờ tướng là một trò chơi trí tuệ dành cho 2 người Mỗi ván cờ lúc bắt

đầu phải có đủ 32 quân chia đều cho mỗi bên 16 quân, gồm 7 loại quân:

tướng, sỹ, tượng, xe, pháo, mã, tốt Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách

đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt tướng của đối phương và giành thắng lợi

Ban cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt

nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau Mỗi

bên có một cung tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện phía dưới sẽ là quân trắng (hoặc đỏ), phía trên sẽ là quân đen Các đường đọc bên trắng (đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái Các đường dọc bên đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái

Cờ tướng đã xây dựng nên hình ảnh của một quốc gia thu nhỏ có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, có quân ra trận Có thể nói, mỗi người chơi cờ là một vị vua của một quốc gia thu nhỏ, bởi vậy đòi hỏi người chơi phải cân nhắc trước những bước đi và vận dụng kỹ năng vào ván cờ của mình

để thu về những thuận lợi tốt nhất:

“Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ

Kiên quyết không ngừng thể tấn cong”

* Bịt mắt bắt đê

Bịt mắt bắt đê là trò chơi rèn luyện kỹ năng phán đoán dành cho nhiều người Bịt mắt bắt đê được chơi như sau

Ban tổ chức sẽ chọn ra hai người chơi, một người làm đê và một người đi bất đê, cả hai đều bịt mắt Những người còn lại sẽ tạo thành một vòng tròn to, vỗ tay cỗ vũ các bạn chơi Người điều khiển trò chơi sẽ dẫn hai bạn chơi vào trong vòng đứng quay lưng vào nhau, cách một cánh tay và quy định ai là

Trang 40

đê phải chú ý tiếng dê kêu mà đuổi bắt Người làm đê không được chạy ra khỏi vòng tròn nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt Nếu bắt được dê thì thắng cuộc, chọn hai bạn khác vào chơi lại từ đầu Nếu trong khoảng một thời gian quy định mà không bắt được đê thì coi như bên dê thắng thay hai người mới vào chơi

* Ném con [PL.2, A.39, tr.142]

Ném con là trò chơi dân gian thường diễn ra vào mùa xuân Quả còn

hình cầu to bằng nắm tay trẻ con được khâu bằng vải, bên trong nhỏi thóc và

hạt bông (thóc nuôi sống con người, bông cho sợi dét vai) biểu thị của sự cầu mong sinh sôi nảy nở Quả còn đính các tua vải nhiều màu, có tác dụng định hướng trong khi bay Dây còn cũng được khâu bằng vải dài độ nửa sải tay và được đính vào tâm quả còn

Sân ném còn là một bãi đất rộng, ở giữa chôn một cây tre cao 8-10m,

đầu trên cao có gắn một cái vòng tròn đường kính khoảng 50-70cm theo

phương thẳng đứng Vòng tròn được dán bằng giấy màu vàng (biểu tượng cho mặt trăng), chính giữa vòng tròn đán vòng tròn nhỏ hơn màu đỏ (biểu tượng cho mặt trời) Xung quanh vòng tròn có quấn các tua vải nhiều màu Người

ném còn gồm cả nam (bên tả) và nữ (bên hữu) xếp dàn hàng ngang Bên hữu các cô gái lần lượt tung quả còn sao cho quả còn bay vút lên, lọt qua vòng tròn ở trên đầu cây nêu Bên tả, các chàng trai thi nhau bắt Nếu chàng nào bắt được

quả còn coi như ý trời thành vợ thành chồng Họ quan niệm dó là ý Giảng (trời) đã định Ngày nay, quan niệm đó không còn nữa Ném còn là trò chơi có từ xa

xưa biểu tượng cho tín ngưỡng phỏn thực, tín ngưỡng thờ mặt trời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và triết lý âm đương của người Việt trong đó quả còn tượng trưng cho yếu tố đương, vòng tròn biểu tượng cho yếu tố âm

Ngoài các trò chơi kể trên, ngày hội còn tổ chức một số trò chơi và sinh hoạt văn hóa khác như: đánh bóng chuyền giữa các xã, tổ chức cuộc

thi cắm trại

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN