Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá giá trị và thực trạng của di tích, lễ hội đình làng Đức Hậu, qua đó luận văn Di tích và lễ hội đình làng Đức Hậu (xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy gái trị của di tích và lễ hội trong đời sống cộng đồng.
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOA HA NOL
v0 THI THUY
DI TÍCH VÀ LẺ HỘI ĐÌNH LÀNG ĐỨC HẬU
(XÃ ĐỨC HÒA, HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI)
Chuyên ngành : Văn hóa học
Mãsố :60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Hoài Thu
Trang 3
Hà Nội, ngày tháng - năm 2015
Người hướng dẫn khoa học
Trang 4Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn của TS Đăng Hoài Thu Các kết quả nghiên cứu và các
kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bắt kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả
Trang 5DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT MO DAU Chương 1: TONG QUAN VE LANG BUC HAU VA KHAI QUAT VE ĐÌNH ĐỨC HẬU 1.1.Téng quan về làng Đức Hậu 1.1.1.Vi trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.2.Quá trình hình thành làng Đức Hậu 1.1.3.Đặc điểm dân cư
1.1.4.Đời sống kinh tế - xã hội
1.1.5.Truyền thống văn hóa 1.2 Tổng quan về đình Đức Hậu
1.2.1 Quá trình xây dựng đình làng Đức Hậu
1.2.2 Lịch sử các vị thần được thờ
Chương 2: DI TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐỨC HẬU 2.1 Kiến trúc nghệ thuật đình làng Đức Hậu
Trang 63.1.2 Khâu chuẩn bị cho lễ hội
3.1.3 Các hoạt động diễn ra trong lễ hội 3.2 Các lễ tiết khác ở đình làng Đức Hậu
3.3 Giá trị của lễ hội đối với đời sống nhân dân làng Đức Hậu
3.3.1 Giá trị sáng tạo và thụ hưởng văn hóa 3.3.2 Giá trị cố kết cộng đồng
3.3.3 Giá trị bảo lưu và trao truyền văn hóa 3.3.4 Giá trị cân bằng đời sống tâm linh 3.3.5 Giá trị hướng về cội nguồn dân tộc
3.4 Lễ hội đình làng Đức Hậu trong hệ thống các lễ hội thờ
thánh Tam Giang
3.5 Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy lễ hội đình làng Đức Hậu
3.5.1 Thực trạng lễ hội đình làng Đức Hậu
3.5.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội đình
Trang 8Dat nude Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử gắn với công cuộc dựng nước, giữ nước và chống giặc ngoại xâm của nhân dân Những
năm tháng lịch sử hảo hùng đó đã tạo nên những nét văn hóa riêng biệt, mang
đậm nét của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, dũng cảm, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau Điều đó được thể hiện qua những trang sử hào
hùng, những di tích lịch sử, văn hóa đang tồn tại cùng với thời gian; những phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, qua đó truyền tải bức thông điệp từ quá khứ của cha ông cho những thế hệ sau tiếp bước truyền thống, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Theo suốt chiều dài lịch sử và trải dài trên đất nước Việt Nam, văn hóa
của mỗi vùng miền, mỗi khu vực sẽ được thẻ hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Khi nói đến miền Bắc, một trong những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng cho văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ đó là “Cây đa, bến nước, sân đình”, ở đó hiện hữu rõ nét ngôi đình làng cổ kính, trầm mặc và là tâm hỗn của người dân Việt Đình làng là một công trình kiến trúc công cộng của làng xã, là nơi diễn
ra các hoạt động chính tri, tinh than - văn hóa xã hội của nhân dân, là nơi thể hiện được sự tài hoa của các nghệ nhân khéo léo tạo nên những hình khối, hoa văn điêu luyện và đầy ý nghĩa, mang giá trị nhân văn, cộng cảm Thông qua những mảng chạm khắc, những nét kiến trúc của đình làng giúp ta nhận diện được lịch sử của một vùng đất, những lề thói của làng quê trong các thời kỳ khác nhau của lịch sử Đồng thời thông qua kiến trúc nghệ thuật ở đình làng ta hiểu được những khát vọng, ước mơ của nhân dân, cộng đồng làng xã
Trang 9trào ở thế kỹ XIX với một số ngôi đình tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ
như: đình Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Hương Canh (Vĩnh Phúc), đình Chu Quyến, đình Hạ Hiệp, đình Thụy Phiêu (Hà Nội),
Sóc Sơn một địa danh gắn với sự tích, truyền thuyết Thánh Gióng, ngoài ra dọc theo sông Cà Lồ (một nhánh của sông Cầu) ranh giới phân chia giữa Hà Nội và Bắc Ninh có rất nhiều nơi thờ Thánh Tam Giang Theo tương
truyền Thánh Tam Giang Trương Hồng và Trương Hát đã có công giúp Triệu Việt Vương đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương và sau khi mắt hai Thánh đã
hiển linh giúp Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt chống quân xâm lược nhà Tổng Và hiện nay dọc theo hai bên bờ sông Cầu và sông Cà Lỗ có nhiều nơi
thờ Thánh Tam Giang Trương Hồng, Trương Hát Trong đó có đình làng Đức Hậu - ngôi đình mang kiến trúc cổ nằm gần bên bờ sông Cà Lô, là nơi thờ Đức thánh Tam Giang Trương Hồng cùng vợ và con gái Đình làng Đức Hậu
đã được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cắp quốc gia năm 1994 và ngày nay vẫn còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn về kết cấu, kiến trúc, các mảng chạm khắc cũng như hoạt động diễn xướng dân gian Hát
quan họ diễn ra trong lễ hội
Các đình làng xưa theo thời gian đang dẫn bị xuống cấp nghiêm trọng, mắt dần đi nét đẹp cỗ kính vốn có của nó và đình làng Đức Hậu cũng không
phải là một ngoại lệ Chính vì vậy các giá trị văn hóa, nghệ thuật của đình
làng Đức Hậu cần phải được giữ gìn, bảo tồn và trao truyền cho các thé hé sau biết đến và là nguồn tư liệu quý giá giúp ích đắc lực cho sự nghiệp bảo tồn, gìn giữ di sản của đất nước, cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng nên
Trang 10
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu về đình
làng và đặc biệt là đình làng ở miền Bắc, Trong đây tác giả xin dua ra m6
công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo có liên quan đến đình làng của thế kỹ XVII ~ XVIII và nội dung có liên quan đến đình làng Đức Hậu
Trong tác phẩm “Aỹ thuật đình làng đẳng bằng Bắc Bộ” của tác giả Nguyễn Văn Cương, xuất bản năm 2006 đã nêu ra những đặc trưng kiến trúc nghệ thuật của đình làng Bắc Bộ qua các chủ đề chạm khắc nghệ thuật, nội
jn thông qua một số ngôi đình tiêu biểu như: đình Hương Canh,
|, dinh Đông Viên
dung
đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Hạ Hiệp, đình Chu Quyế:
(Hà Tây), đình Phù Lão (Bắc Giang) [16]
Trong cuốn “Đình và Đển Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thế Long, cuốn sách giới thiệu về 173 ngôi đình làng, trong đó đình làng Đức Hậu được tác giả khái quát với một số nội dung về: niên đại xây dựng, những lần trùng tu, lich sử nhân vật được phụng thờ, kiến trúc và các đi vật cô trong đình.[29]
inh Viet Nam” do tac gid Ha Văn Tắn (chủ biên) Cuốn
Trong cuén “
sách nói về đình Việt Nam, trong đó tác giả giới thiệu các đình làng tiêu biểu
ở nước ta và đình làng Đức Hậu được tác giả đề cập đến trong Danh mục các di tích xếp hạng cấp quốc gia của Hà Nội
Trong cuốn “Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội ” của tác giả Nguyễn Doãn
Tuân chủ biên Cuốn sách tập trung giới thiệu về các di tích ở Thủ đô Hà Nội,
và đình làng Đức Hậu được ghỉ trong danh mục các di tích đã được xếp hạng
Trang 11đó khi nói về văn hóa — xã hội, cuốn sách có giới thiệu về các di tích lịch sử văn hóa của làng Đức Hậu và có vài dòng viết về ngôi đình cổ của làng [5]
Trong cuốn “Hỗ sơ Khoa học di tích đình làng Đức Hậu ” do Ban quan
lý Di tích và Danh thắng Hà Nội lập Nội dung hồ sơ đề cập vẻ: Tên gọi của di tích, đường đi tới di tích, lịch sử vùng đất, đặc điểm kiến trúc, di vật cô, giá
trị tiêu biểu, hiện trạng di tích, giải pháp, Tuy nhiên hồ sơ khoa học chưa thể hiện rõ được các giá trị văn hóa - nghệ thuật của di tích thông qua các
mảng chạm khắc cũng như lễ hội của đình cũng chưa được để cập tới một cách chỉ tiết, cụ thê mà chỉ nêu ra thời gian tô chức lễ hội của đình [6]
Trong Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Bảo ting hoc “im hiéu di tích đình làng Đức Hậu (vã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) " của tác
giả Nguyễn Văn Ba (2014), khóa luận đề cập các nội dung: Làng Đức Hậu,
đình làng Đức Hậu, kiến trúc, di vật và lễ hội đình làng Đức Hậu và một số
giải pháp bảo tổn và phát huy giá trị di tích Vì Khóa luận thiên về chuyên ngành Bảo tàng học nên nội dung chủ yếu tập trung vào kiến trúc và di vật của đình, phần lễ hội tác giả chỉ giới thiệu ngắn gọn và chưa làm nỗi bật lên
được các giá trị văn hóa và tầm ảnh hưởng của nó đối với người dân và vùng
xung quanh [4]
'Qua khảo cứu và tìm hiểu tổng thể cho đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu đình làng Đức Hậu với các giá trị văn
Trang 12“Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá giá trị và thực trạng của di tích, lễ hội đình làng Đức Hậu, qua đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích và lễ hội trong đời sống cộng đồng,
3⁄2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tap hợp, hệ thống hóa tài liệu và kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về đình làng Đức Hậu
~_ Xác định niên đại của đình làng Đức Hậu qua tài liệu và phong cách
nghệ thuật
~ _ Nghiên cứu vẻ nhân vật được thờ qua truyền thuyết, thần tích, sắc phong
~ _ Nghiên cứu, đánh giá giá trị lễ hội đình làng Đức Hậu, vai trò của nó
đối với cộng đồng làng xã (làng Đức Hậu và các làng phụ cận)
~_ Ngoài ra có nghiên cứu, tìm hiểu một số di tích và lễ hội có liên quan
cùng thờ Thánh Tam Giang trong vùng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là di tích và lễ hội đình làng Đức
Hậu, trong đó bao gồm:
~_ Phân di tích tập trung nghiên cứu: lịch sử hình thành, tồn tại, phát
triển và giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích
~_ Phần lễ hội tác giả tập trung nghiên cứu: nhân vật được tưởng niệm
trong lễ hội, các nghỉ lễ, hoạt động diễn ra trong lễ hội, 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Trang 13trong không gian văn hóa của thôn Đức Hậu - xã Đức Hỏa - huyện Sóc Sơn ~ Hà Nội và vùng xung quanh có liên quan thờ thánh Tam Giang
5 Phương pháp nghiên cứu
~_ Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học: Sử học, mỹ thuật học, văn hóa dân gian, xã hội học, bảo tàng học nhằm giúp cho luận văn có
tính khoa học, có căn cứ và lịch sử nghiên cứu vấn đề rõ rằng, cụ thẻ, giúp cho luận văn thêm sâu sắc và ý nghĩa
~_ Phương pháp khảo sát, điền da: quan sát khảo tả, đo vẽ, chụp ảnh di
tích và lễ hội, đập văn bia, phỏng vấn, tham dự lễ hội, những phương pháp này đem lại những thông tin chỉ tiết, cụ thể của di tích nhằm tạo nên tính riêng
biệt, nổi bật của đối tượng nghiên cứu, và hướng đi của luận văn sát với thực
tiễn đời sống cũng như hiện trạng đối tượng nghiên cứu, từ đó có thẻ đưa ra
những nhận xét chính xác và giải pháp khả th giúp ích cho việc bảo tổn, gìn giữ di tích đúng hướng
-_ Phương pháp phân tích và tông hợp tư liệu: nhằm giúp cho luận văn
được được đầy đủ, toàn điện về phương diện lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu của đối tượng
6 Đóng góp của luận văn
~_ Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống đẩy đủ và toàn diện về đình làng Đức Hậu và lễ hội đình làng Đức Hậu góp phần vào nghiên cứu đình làng thế kỷ XVII ~ XVII ở miền Bắc nước ta
-_ Luận văn góp thêm cơ sở khoa học làm tư liệu cho việc bảo tồn di
Trang 15VE DINH DUC HAU 1.1 Tổng quan về làng Đức Hậu
LLL Vj tri địa lý và điều kiện tự nhiên 11.11 Vị trí địa lý
Sóc Sơn là huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có
diện tích tự nhiên 306, Š km2, rộng thứ hai của Hà Nội Địa hình Sóc Sơn đa
dạng bao gồm đồng bằng ven sông, đồi gò thấp và núi cao Huyện Sóc Sơn có phía bắc giáp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Phong - Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang, phía Tây Bắc
giáp Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc và phía Nam giáp huyện Mê Linh, huyện Đông Anh ~ Hà Nội
Huyện Sóc Sơn gồm có thị trắn Sóc Sơn và 25 xã, trong đó xã Đức Hòa nằm ở phía Đông Nam huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Phía Bắc giáp xã
Xuân Giang và xã Tân Minh, ranh giới tự nhiên là kênh Bến Tre; phía Tây giáp xã Đông Xuân và xã Tiên Dược; phía Nam giáp xã Kim Lũ; phía Đông,
giáp huyện Yên Phong ~ Bắc Ninh, đường ranh giới tự nhiên là sông Cà Lô
Làng Đức Hậu là một trong 07 làng của xã Đức Hòa Về vị trí địa lý:
phía Bắc giáp xã Xuân Giang, phía Nam giáp thôn Thượng và thôn Chùa, phía Đông giáp thôn Trung và thôn Bến, phía Tây giáp Thanh Thủy Trại, Thanh Huệ Trại và Thanh Huệ Đình
Trang 16lợi Tuyến đường sắt Đông Anh - ga Đa Phúc ~ Thái Nguyên chạy qua xã 1.1.1.2 Điễu kiện tự nhiên
Khu vực có khí hậu của vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ (bán khô hạn) nóng ẩm, một năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, trùng với những tháng ít mưa, mùa hạ nắng nóng mưa nhiều Nhiệt độ không khí bình quân
năm là 23,5"C, trung bình cao nhất 32,9"C (vào tháng 7), trung bình thấp nhất 13,9°C (vào tháng 1) Nhiệt đô cao nhất là 39,5"C, thấp nhất là 5,1°C Biên độ
giao động nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 2-6'C Độ ẩm không khí tương đối
trung bình là 83%, thấp nhất là 72% (tháng 12 và tháng 1) Lượng bốc hơi
bình quân năm là 650 mm, tương đương 39% lượng mưa trong năm, tập trung
nhiều vào các tháng mùa khô hanh nên có tác dụng đến điều hòa nhiệt ẩm cho
đất nhưng lại làm cạn kiệt nguồn nước mặt [9],
Địa hình: Đi ình Đức Hậu cũng giống như mặt bằng chung của
huyện Sóc Sơn Là vùng đắt trung du, có địa hình đa dạng, độ nghiêng Tây — Đông lớn, hình thành ba vùng rõ rệt Vùng cao ở phía Tây, có độ cao dao động khoảng 10 — 11 m, điểm cao nhất là 13,2 m; vùng trũng ở phía Đông với
độ cao từ 5 -6 m, điểm thấp nhất là công đê Cầu Dâu thấp nhất là 3,8 m Vùng đất giữa là vùng xem kẽ giữa địa hình trũng với các đồi nhỏ Do địa hình có sự hình thành đa dạng, đất đai phần lớn là đất pha cát, bạc màu, việc canh tác lại phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết, đất đai, thô nhường nên năng suất cây trồng không cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
Dat dai: Dat đai là công cụ để người dân canh tác và làm kinh tế và đây chính là vấn đề đang được quan tâm, chú trọng hàng đầu của xã nhằm mục
Trang 17diện tích đất tự nhiên của xã hiện nay là 716,59 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 461,01 ha, đất canh tác chiếm 442,51 ha, 141,76 ha dat chuyên dùng, đất thổ cư là 69,22 ha và còn lại là đất đồi trồng cây [9]
Sông ngòi: Đức Hậu có sông Cà Lỗ, một nhánh của sông Cầu chảy qua,
sông nằm ở phía Đông của thôn, sông Cà Lồg chảy ra sông Cầu ở ngã ba Xà Vào mùa mưa, cư dân hai bên bờ sông thường đánh bắt cá trên sông, mùa
nước cạn, mùa khô hai bên bờ sông là nơi người dân trồng hoa màu 1.1.2 Quá trình hình thành làng Đức Hậu
Theo truyền thuyết, đời vua Hùng thứ 6, giặc Ân đem quân xâm lược nước ta, nhà vua hạ chiếu chỉ cầu người tài đánh giặc Người anh Hùng Gióng
(người làng Phù Đồng, huyện Gia Lâm) đã phò vua đánh giặc cứu nước,
người xưa tôn là Thánh Gióng Thánh Gióng chỉ huy quân sĩ, thế mạnh như: vũ bão, đánh đến đâu, giặc bại đến đó Thánh Gióng đuổi giặc đến vùng Đa
Phúc, khi qua làng Thanh Thủy đã được trẻ mục đồng (người làng Đức Hậu)
lấy lá cây khoai sọ vào làng Thanh Thủy múc nước cho uống Từ đó, dé ghi
nhớ công ơn của người dân nơi đây, Thánh Gióng đã đặt tên cho làng có nước là Thanh Thủy, làng có công múc nước là Đức Hậu Tên làng Đức Hậu và Thanh Thủy có từ đó và được giữ nguyên cho đến ngày nay
Theo ban hương ước của làng Phổ Lộng còn giữ lại được với một số
thông tin như sau: Thời kỳ phong kiến, tổng Phổ Lông được thành lập thay
cho làng Phô Lộng, tổng Phổ Lộng bao gồm hai vách: vách trên gồm xóm
Xuân Dục Đoài (xã Phù Linh) và xóm Xuân Dục Đông (xã Tân Minh); vách đưới có bốn xóm: xóm Phổ Lộng, xóm Đức Hậu, xóm Thanh Thủy Huệ và
Trang 18nhân dân huyện quyết định thành lập xã Phô Đức Thanh và tên xã được lấy từ tên đầu của ba làng: Phổ Lông, Đức Hậu, Thanh Thủy
Ngày 18 tháng 04 năm 1949, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, huyện Đa Phúc quyết định hợp nhất hai xã Phổ Đức Thanh và Xuân Thủy với nhau và lấy tên mới là xã Việt Tiền
Làng Đức Hậu có lịch sử lâu đời, là mảnh đất địa linh nhân kiệt với
truyền thống yêu nước nồng nàn và những con người nguyện đem hết mình
bảo vệ từng tắc đất của quê hương Thời kỳ phong kiến cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, tên làng Đức Hậu hẳu như vẫn giữ nguyên, về sau được
ông Phổ Lộng Khi giặc Pháp đế:
gọi chung là xâm lược, chúng cướp phá,
thực hiên các chính sách ngu dân khiến cư dân Đức Hậu và nhân dân xã Đức Hòa trăm bề cơ cực Bọn chức dịch làm tay sai, nối giáo cho giặc hành hạ nhân dân, những con người thuần nông, chất phát, sau đó nhân dân Đức Hậu đi theo tiếng gọi của Đảng, đổi mới các quan niệm cổ hủ, các tập tục không, phù hợp Năm 1937, thôn Đức Hậu mở trường tiểu học tại đình Đức Hậu (học lực Sectivica, tương đương với lớp 4 bây giờ) Tuy là trường quốc lập nhưng cũng chỉ có ít học sinh đến, chủ yếu là con nhà giàu trong làng và trong huyện đên học Năm 1939, trường được xây mới ba lớp học ở khu văn chỉ trước cửa đình thôn Đức Hậu
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại trên miền Bắc, để
phù hợp với tình hình cách mạng mới, tháng 05 năm 1955, huyện Đa Phúc quyết định tách xã Việt Tiến thành ba xã: Đức Hòa, Việt Tiến và Xuân Thu Riêng xã Đức Hòa và thôn Thanh Thủy Đông được nhập vào xã Đông Xuân (huyện Kim Anh cũ) Xã Đức Hòa gồm 07 thôn: Thanh Huệ Đình, Thanh Huệ
Trại, thong Thượng, thôn Chùa, thon Bến, thôn Trung, thôn Đức Hậu và xóm
Trang 19Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đức Hậu được coi là “Hop thư bí mật” của vùng và chính thôn Đức Hậu cũng bị thiệt hại nặng nề bởi bom Mỹ tàn phá Song những người con Đức Hậu quyết tâm giữ vững quê hương, hết lòng vì miền Nam ruột thịt Hòa bình lập lại, Đức Hậu vươn mình đi lên trong công cuộc thi dua sản xuất, kiến thiết cho quê hương Ngày nay, thôn Đức Hậu đã được nhận danh hiệu “Làng văn hóa tiêu biểu” của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Truyền thống cách mạng: Vùng đất Sóc Sơn là mảnh đất gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với những trận đánh chống lại giặc ngoại xâm phương Bắc, giữ vừng bờ cõi, kinh thành đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước Lịch sử cách mạng thôn Đức Hậu, xã Đức Hòa gắn liền với lịch sử đấu tranh gìn giữ hòa bình, độc lập dân tộc của nhân dân cả nước
Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền cách mạng tháng Tám (1930 —
08/1945): trong phong trào tranh đòi quyền dan sinh dan chủ, trước sự im cho đời đàn áp, áp bức, bóc lột của bọn cường hào, bè lũ tay sai thống
ng nhân dân vô cùng cơ cực, khó khăn, thiếu thốn, nhân dân thôn Đức Hậu và Phô Lộng xã Đức Hòa đã lập ra các hội tương tế, hội hiếu, hội hỷ, hội múa
sư tử, với mye đích là giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống và trong đầu tranh Trong thời kỳ xây dựng mặt trận Việt Minh từ 1941 đến 1945, các cơ sở của phong trào xây dựng lực lượng bán vũ trang của cách mạng ở địa phương Lực lượng này có nhiệm vụ đưa đón, bảo vệ cán bộ, giữ gìn trật tự trị an thôn xóm, đi đầu trong các cuộc đấu tránh trực diện với quân thù, làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị của quần chúng Đến đầu năm 1945, các cơ sở của phong trào ngày cảng mở rộng, đã xây dựng thêm một số cơ sở ở Đức Hòa
Trang 20
“Trong chiến dịch Bái
ngày I3 - 15/07/1949, một cánh quân Pháp chiếm Ngọc Hà, Thu Thủy, Kim La, Xuan Dương, Đức Hậu, Phô Lộng, ở phía Nam Đa Phúc Những nơi
giặc Pháp tràn quan, chúng giết hại nhân dân không từ một thủ đoạn dã man
~ơ tiến công Bắc Ninh, Bắc Giang trong những
tàn bạo nào, chúng đốt phá nhà cửa, thóc lúa, Căm thù giặc sâu sắc, quân dân Đa Phúc - Kim Anh đã chiến đấu dũng cảm bảo vệ quê hương, làng xóm,
bám trụ chặn đánh địch dẻo dai, quyết liệt Trong những ngày cuối tháng
8/1949, tiếng bom mìn tiêu diệt địch nỗ ở khắp nơi, du kích thôn Đức Hậu
chon mìn diệt được Š tên địch, tung đội địa lơi Hồng Đình Cốt bằng hai quả
mìn đã làm tan xác một tiêu đội địch
Thời kỳ đấu tranh giữ vững chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp (09/1945 — 1954): Từ trung tuần tháng 02/1950 đến đầu tháng 03/1950,
thoe kế hoạch của tỉnh ủy, hai huyện Kim Anh và Đa Phúc mở chiến dịch
tổng phá tÈ Bộ đội tỉnh được điều về cùng bộ đội huyện chia làm nhiều đơn
vị nhỏ phối hợp với lực lượng cán bộ, đảng viên, du kích luồn sâu vào vùng
địch hậu, bắt ngờ tiến công, tiêu diệt, phá một số ban tÈ trọng điểm như Mai Nội (Kim Anh), Đức Hậu, Lai Cách (Đa Phúc) Sau đó lực lượng này phát
động nhân dân liên tục tiến công nhiều cơ sở ngụy quyền khác Hàng chục
ban tÈ bị phá, một số tên phản động bị trừng trị, bộ máy ngụy quyền ở một số
nơi tan rã
Hiện nay, trước cổng đình Đức hậu có biển ghi lại dấu tích ngày 26/12/1972, máy bay B52 của đế quốc Mỹ đã thả hàng chục quả bom có sức
công phá lớn từ ga Đa Phúc vào thôn Đức Hậu làm chết 19 người, bị thương nhiều người và phá hủy hoàn toàn tải sản, nhà cửa của 27 gia đình, làm hư hỏng nặng nhà cửa của 207 gia đình Đảng ủy và nhân dân địa phương đã kịp thời ứng cứu, chỉ đạo khắc phúc hậu quả Nhân dân các huyện Bình Xuyên, 'Yên Lạc, Yên Lãng, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã giúp đỡ nhân dân Đức Hậu
Trang 21Cùng với sự chung sức, đồng lòng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, xã Đức Hậu đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vì đã góp
phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm và giữ gìn, xây dựng đât nước vững
mạnh, phát triển Trải qua bao biến cố thăng trầm cùng tiến trình lịch sử dân
tộc, Đảng bộ và nhân dân xã Đức Hòa đã tạo lập cho mình những truyền
thống quý báu, đó là: tỉnh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường; truyền thống
đoàn kết, sắt son thủy chung; truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, sức chiến đấu dẻo dai vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên để lao động sản xuất Đây chính là sức mạnh tiềm tang, là nguồn nội lực vô tận để Đảng bộ và nhân dân Đức Hòa tiếp tục chặng đường xây dựng quê hương vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, góp phần cùng
cả nước hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra
Truyền thống hiếu học: Cùng với truyền thông cách mạng thì người dân thôn Đức Hậu từ lâu cũng đã có truyền thống hiểu học và truyền thống ấy vẫn được tiếp bước đến ngày nay Trong lịch sử, tuy đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nhưng đã có một số người học hành thành đạt đem lại niềm tự hào
cho vùng đất này và trở thành những tắm gương sáng vẻ tri thức cho các thế
hệ trẻ noi theo Như họ Đặng Đình xưa có người học hành đỗ đạt, làm tới chức Tri phủ tỉnh Cao Bằng Ngày nay, trong Ling có hai vi tiến sĩ ở dòng họ
Nguyễn Văn và Đặng Đức Do có truyền thống hiếu học nên các thế hệ con cháu hiện nay vẫn luôn ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần truyền thống đó Bởi lẽ việc học hành đối với mỗi người dân Đức Hậu không chỉ là trách
nhiệm với bản thân mà còn là bổn phận làm rạng danh cho gia đình, dòng họ và xóm làng Các dòng họ, lãnh đạo thôn Đức Hậu đã thành lập quỹ hiểu học, hàng năm thường tô chức gặp mặt vinh danh và trao phẩn thưởng cho các con
Trang 221.1.3 Đặc điểm dân cư
Hầu hết người dân làng Đức Hậu gắn liền với vùng dat này từ những
buổi đầu hình thành nên làng, theo truyền thuyết thời Hùng Vương thứ 6, đó
là việc Thánh Gióng đánh giặc qua làng được người dân giúp đỡ và sau đó đặt cho làng tên gọi “Đức Hậu” Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay Đức Hậu là làng có số dân đông nhất xã Thôn Đức Hậu gồm hơn 840 hộ và
hơn 3.500 nhân khâu (chiếm khoảng 40% dân số của cả xã) trong khi đó cả xã
Đức Hòa gồm hơn 8.000 nhân khẩu (theo thông tin của ông Đỗ Văn Nguyên
~ Phó thôn Đức Hậu cho biết)
Trong thôn có tổng số trên 10 dòng họ: Nguyễn Văn, Nguyễn Bá,
Nguyễn Hữu, Đặng Đình, Đặng Đức, Trần, Hoàng, Phùng, Đỗ, Nguyễn (họ
Nguyễn từ nơi khác về và không phải là người dân gốc của làng) Trong đó có
06 dòng họ lâu đời nhất của làng, đó là: Nguyễn Văn, Nguyễn Bá, Nguyễn Hữu, Đăng Đình, Đặng Đức, Trần, và 03 dòng họ có nhà thờ riêng: Nguyễn
'Văn, Nguyễn Bá, Nguyễn Hữu Tuy là một làng có nhiều dòng họ nhưng mọi
người sống rất chan hòa, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn,
hoạn nạn, “tối lửa tắt đèn có nhau”, cùng nhau xây dựng làng thêm khang trang, tươi đẹp, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của cha
ông, góp phần làm giàu đẹp hơn về làng quê Việt Nam 1.1.4 Đời sống kinh tế - xã hội
Nông nghiệp: Cũng như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam,
kinh tế chủ yếu của làng Đức Hậu là nông nghiệp Sau cách mạng tháng Tám
năm 1945, làng Đức Hậu gặp nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh,
nông nghiệp mất mùa, đói kém, cả nước dồn sức người, lương thực cho chiến tranh nên cuộc sống của người dân thiếu thốn, khó khăn
Hiện nay, nông nghiệp vẫn là chủ đạo trong đời sống nhân dân thôn
Đức Hậu Vì số hộ đông nên ruộng chia theo đầu người (bình quân 1 sào rười/
Trang 23dân sẽ vất vả, thiểu thôn nhưng đắt không phụ lòng người, đã giúp người dân
có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn Một năm người dân làng Đức Hậu canh tác
ba vụ, hai vụ lúa và một vụ hoa màu thu đông, nhờ có thủy lợi thuận lợi giúp
cho người dân trồng trọt, cày cấy tương đổi ổn
năm gần đây, Đức Hậu chuyền dịch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi Các giống lúa mới, năng suất như Bắc thơm,
Khang dân, tạp giao, được gieo cấy, đưa năng suất lúa lên cao Ngoài trồng
ích cực thâm canh, luân canh các giống hoa
khoai tây, .)
Thủ công nghiệp: Vì xuất phát thuần chất là một làng quê nông nghiệp, lúa, người dân còn chủ động,
màu: đậu, lạc, các loại rau (cà chua, su hảo, bắp
nên làng Đức Hậu có phát triển tiểu thủ công nghiệp nhưng không nhiễu, có khoảng 10 xưởng mộc chuyên làm đồ thờ và đồ mỹ nghệ, bên cạnh đó nghề hàn xì cũng phát triển theo nhu cầu thiết yếu của người dân, các ngành nghề
mới này đêm lại thu nhập khá cao cho người làm
Hiện nay với xu thế phát triển theo cơ chế thị trường, ở làng Đức Hậu tình hình xuất khẩu lao động diễn ra rat phổ biến với hàng trăm người đi lao
động ở các nước như: Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Do đi
xuất khẩu lao động nên nhiều gia đình trong thôn đã chuyển từ làm nông
nghiệp sang buôn bán hàng hóa, vật liệu xây dựng và góp phần kiến tạo xây
dựng quê hương như: làm đường bê tông, xây trường mầm non, nhà văn hóa, xây công làng,
1.1.5 Truyền thông văn hóa ~_ Phong tục tập quán
* Cưới xin
Ở làng Đức Hậu cũng như những làng quê khác, hôn nhân và cưới xin là việc không chỉ của riêng cá nhân mà là của cả gia đình và dòng họ Người
Trang 24nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, mà nhiều khi còn là tăng sức lao động để phát
triển kinh tế và uy thế về sự lớn mạnh của dòng họ mình trong mối quan hệ với các dòng họ khác Hôn nhân bắt buộc không còn nữa, thanh niên trong làng tự do tìm hiểu, lựa chọn người bạn đời của mình Khi sự tìm hiểu đã chín
muỗi, người con trai thưa chuyện với cha mẹ mình đề chuẩn bị lễ vật sang nhà gái xin cưới Tục lệ thách cưới, nộp cheo ngày nay không còn tồn tại và lễ
cưới được tổ chức đơn giản hơn xưa Ngày xưa muốn cưới được vợ, chú rễ phải nộp treo 500 viên gạch để xây đường làng theo như quy định của làng
Theo lời kế của cụ thủ từ Đặng Đình Dũng cho biết, năm 10 tuổi ông lấy vợ,
khi rước dâu ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) nhà gái căng dây trước
vào, nhà trai phải đưa tiền thì nhà gái mới thu dây lại Khi vào công, nhà gái
đóng cổng lại, lúc này nhà trai lại phải đưa tiễn thì nhà gái mới mở cổng Khi
công,
vào trong nhà, nhà trai đưa tiền thì nhà gái mới trải chiếu cho ngồi Nếu nhà gái còn ông bà thì phải chấp tay để lễ (vai), ông bà mắt thì chấp tay lễ bố mẹ vợ Khi rước dâu về, cô dâu chú rẻ ra ngoài sân, tại đây có bàn làm lễ và có
người đọc văn cho hai người chính thức là vợ chồng Ngoài ra, vào dịp tết Thường Tân - tết cúng cơm mới, con rễ phải mang đôi chim ngói, gạo tám thơm xuống tết bố mẹ vợ, Đến nay, mặc dù những thủ tục này đã bị xóa bỏ, nhưng lễ cưới ở đây vẫn có những quy định theo phong tục truyền thống
xưa như: lễ chạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt Người dân nơi đây quan
niệm, sau lễ cưới của đôi nam nữ, hai gia đình từ chỗ là quan hệ xã hội đã trở nên gắn bó mật thiết với nhau hơn
“Tang ma
Nếu cưới xin là chuyện vui đánh dấu sự trưởng thành của đời người thì
tang ma lại là việc buồn kết thúc chu trình của một đời người Việc tô chức
đám tang với sự chứng kiến của cộng đồng, dân làng Đám tang được tô chức
Trang 25xóm, lang giéng, khu phố, các chỉ hội, với các nghỉ thức truyền thống và theo các quy tắc, luật lệ của làng Thông thường các đám ma thường có các nghỉ thức chủ yếu như sau: Khi người thân sắp qua đời, gia chủ gọi những người thân thiết nhất trong gia đình về gặp mặt người, nhìn mặt lần cuối và nghe
những lời đặn dò sau cùng (nếu có thể) của người sắp qua đời Sau đó những người trong nhà phân công nhau công việc chuẩn bị, một số người chăm sóc,
đun lá thơm, tắm rửa,
Đám ma ở Đức Hậu có những đặc điểm ít thấy ở các nơi khác Nếu người mắt là cụ bà thì vào đêm trước khi đưa ma, ơng trưởng đồn kèn trống, sẽ lên sân khấu (tại trước ban thờ ở sân nhà người mắt) diễn tích “Mục Liên Thanh ĐÈ” để tả lại sự tích Đức Mục Hiền Liên khi đã tu thành Phật xuống địa ngục, vượt biển lửa cứu mẹ Theo tích Phật, mẹ của Ngài đã mắc tội phi bang và có việc làm tội lỗi đối với những sư tăng (cho thịt chó vào bánh bao
mời nhà sư ăn) Sau khi cứu được mẹ, cụ thủ từ lại hóa thân vào vai một ông giả chèo đò và một người phụ nữ trong đoàn đóng vai Ngọc Nữ đưa mẹ về Tây Thiên theo Phật Còn nếu người mắt là cụ ông, thì có ba người trên sân khấu diễn tích “Người con trung hiếu”: Ở một gia đình nọ, người chồng tên là
Tuấn Anh, người vợ là Mai Hương cùng ở với cha già Sau đó, Tuấn Anh lên kinh đô ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, ở nhà Mai Hương mò cua bắt ốc để nuôi cha, nuôi chồng Trời không phụ lòng người hiếu học, kỳ thi năm đó Tuần Anh thi đỗ và được vinh quy bái tổ Nhưng thật đau đơn thay đúng lúc chàng về thì cha lại mất, chưa kịp báo hiếu cho cha Thương cha nên hai vợ chồng làm lễ và đưa cha về cði Tây Phương Với tích này, cụ thủ từ đã đóng
vai người cha, đồng thời sau đó lại đóng luôn cả vai người chèo đò đưa người đã khuất về quy y cửa Phật
Lễ phúng viếng tùy theo mối quan hệ giữa những người đi phúng viếng
Trang 26vàng và tiền viếng; đoàn thể có vòng hoa, bức chướng, tiền viếng Đội kèn trống liên tục tạo nên những âm thanh tiếc thương người quá cố đến lúc hết người phúng viếng thì nghỉ Việc đưa tang ở làng Đức Hậu gọi là đưa ra đồng, mọi việc đều được tổ chức phân công cụ thể, chu đáo, có thứ bậc rõ
ràng Việc đưa tang bằng hình thức đi bộ, linh cữu người chết được để trong xe đẩy (trước đây phải khiêng linh cữu), trên đường đưa tang rắc vàng thoi
bing gid
đường về nhà mình Khi hạ huyệt thường có thầy cúng hoặc vị su làm phép trì
tiền âm từ nhà gia chủ ra đến chỗ hạ huyệt để người chết nhớ
huyệt, các cụ bà đọc kinh trước mộ Việc làm này theo người dân nhằm cúng
trị huyệt mới, xua đuôi tà ma cũ đề cho vong linh người mắt được yên ôn
Qua nghỉ lễ tang ma của làng cho ta thấy làng Đức Hậu hiện nay còn
lưu giữ được khá nhiều nét cổ truyền, truyền thống của một làng quê, với những nét văn hóa đặc sắc thông qua việc diễn lại các tích truyện có ý nghĩa nhân văn và giáo dục sâu sắc, giúp cho các thế hệ mai sau biết được văn hóa truyền thống của cha ông Đó là một sự tưởng niệm, nhớ về người đã khuất cũng như nhắn nhủ đến các thế hệ kế sau phải tự hoàn thiện bản thân mình, nhớ ơn những người đi trước
*Lệ làng
Trước Cách mạng tháng Tám, làng Đức hậu còn giữ được hương ước của làng nhưng sau đó làng đã bị thất lạc Hiện nay không còn tư liệu nào nhắc đến các điều khoản trước đây, chủ yếu là dựa vào tư liệu hồi cố của một số cụ cao niên trong làng kể lại
'Vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch tức ngày Rằm tháng Giêng, cả thôn Đức
Trang 27Vì ngày tết, nhiều thành viên trong gia đình có thể đi làm xa không về nhà được,
để tất
thay cho sự thiếu vắng của họ vào dịp Tết Nguyên Đán Trước đó ngày mỗng 07
vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên đây là dip để tắt cả mọi người quay quần
tháng Giêng hay còn gọi là ngày lễ hạ cây Nêu, mọi người tô chức làm cỗ ăn
mừng Nhưng sau năm 1943 đến nay chuyển sang ngày 15 tháng Giêng Trên dia ban xã Đức Hòa chỉ có làng Đức Hậu tổ chức lễ này vào ngày 15 thing Giêng, còn 06 xã khác tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng
Ngày nay, các phong tục tập quán của thôn Đức Hậu cũng được lãnh
đạo và nhân dân thống nhất đặt quy định mới cho phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện của địa phương: ma chay, cưới hỏi chỉ tổ chức trong một ngày,
không được mời quá 300 khách, sử dụng loa đài sau 10 giờ đêm phải tắt, ~ Ditich lịch sử văn hóa
Ở làng Đức Hậu ngày nay còn một số di tích lịch sử văn hóa: *Chùa Đức Hậu
Công trình kiến trúc chùa Đức Hậu nằm bên trái đình Đức Hậu, cả hai
di tích đình và chùa có chung khuôn viên Những tư liệu về thời điểm khởi dựng của ngôi chùa không được ghi rõ Chùa có mặt bằng kiến trúc hình chữ:
*Đinh”, gồm: Tiền đường xây bít đốc tay ngai va Thượng điện, phía trước là
sân gạch và công chùa Tiền đường gồm 7 gian 2 đĩ với 12 cột gỗ ở gian giữa
vuông, 4 cột sát tường tròn Các cột hiên xây bằng gạch, phía trước 5 gian làm
cửa bức bàn, gian đầu hội có cửa số chữ nhật trô hình chữ thọ dạng chữ triện Các vì kèo kết cấu kiểu “chồng giường” Thượng điện nối liền tiền đường bằng nóc Đơn nguyên này gồm 5 gian với 4 vì kèo gồm 8 cột gỗ vuông, ở
Trang 28Phan trang trí nghệ thuật của chùa Đức Hậu chủ yếu ở nhà Tiền đường
và tập trung vào 2 bộ vì gian giữa Ở phân chính giữa nói với thượng điện có bức cửa võng được chạm cầu kì với đặc điểm phía trên là hình hỗ phù và triện
cúc dây, hai digm cửa chạm hình lân ký cầu Các vì khác không thể hiện các
họa tiết trang trí
Ngoài ra, trong khuôn viên của chùa còn có ban tổ, ban mẫu được đặt
trong một đơn nguyên kiến trúc phụ Đơn nguyên này gồm Š gian, xây bít đốc trụ biểu, kiến trúc đơn giản kiểu “tiền kẻ, hậu bẩy” Ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày
10 tháng 03 năm 1994, *Nhà thờ họ
Dòng họ là tập hợp những gia đình có chung nguồn gốc về huyết thong,
là một trong những yếu tố quan trọng đẻ cấu thành một ngôi làng Thông
dòng họ khác nhau Như đã
trình bày ở phân trên, làng Đức Hậu có tổng số trên 10 dòng họ, trong đó có 03 nhà thờ của đòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Bá, Nguyễn Hữu Hiện nay,
những nhà thờ này đã được tu bổ, tôn tạo khang trang để phục vụ cho nhu cầu
thường ở một ngôi làng được cấu thành bởi nhi
sinh hoạt văn hóa dòng họ của các gia đình cùng chung huyết thống 1.2 Tổng quan về đình Đức Hậu
1.2.1 Quá trình xây dựng đình làng Đức Hậu
Đối với lịch sử hình thành ngôi đình làng nói chung thì đình làng có từ bao giờ cũng chưa có tải liệu nào ghỉ chép lại một cách cu thé Đình được đề
cập đến trong lịch sử bắt đầu từ thời Trần khi các vua Trần cho xây đình làm
nơi dừng chân khi đi tuần thú Khi đó ngôi đình mang chức năng như một
Trang 29hoàng làng chưa có nguồn gốc sử liệu nào ghi chép cụ thể Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, chúng ta còn lại những ngôi đình có niên đại thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX Qua nghiên cứu thực thể các kiến trúc đình làng người Việt có thể cho phép nhận định về chức năng của đình làng Đình làng là ngôi
nhà công công của làng xã Việt Nam
'Về chức năng hành chính, đình là nơi để họp bàn các việc của làng, để xử kiện, phat vạ, ăn khao, theo những quy ước của làng, từ những cuộc hop của bô lão trong làng trong họ tộc, chuyện làm lễ lên lão cho nhả này, phat va
nhà kia có con gái không chồng mà chửa, cho đến những việc đại sự như
đón sắc phong của Vua ban, hội làng, tắt cả đều được diễn ra ở sân đình và
theo lệ của làng Về chức năng tôn giáo, đình là nơi thờ thần của làng, được
gọi là *Thần thành hoàng làng” Về chức năng văn hóa, đình là nơi biều diễn,
tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ: diễn kịch, hát quan họ, hát cho, hat
cửa đình, nơi tiến hành các lễ hội, các trò chơi, Các chức năng trên không
é coi
bao giờ tách biệt, riêng rẽ mà luôn đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau Có t đình là một tòa thị chính, một nhà thờ, một nhà văn hóa cộng lại của làng xã Việt Nam Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là một
yếu tố hữu hình của văn hóa làng Việt Nam Ở các làng xã trong xã hội cũ,
việc tôn thờ thành hoàng làng là việc hệ trọng của cá làng Chính vi vậy, ban đầu thần được thờ ở ngôi đình nhỏ, ít được người dân chú trọng, trải qua thời gian, việc thờ thần đã được nhân dân coi trọng và chính người dân đã tạo ra
một hệ thống kiến trúc, trang trí phù hợp với chức năng, đặc trưng của các
hoạt động tín ngưỡng tôn giáo này
Đình làng Đức Hậu cũng như các ngôi đình làng khác trong hệ thống đình làng của làng quê Việt Nam, được xem là một công trình kiến trúc tín
Trang 30định được niên đại khởi dựng của đình một cách chính xác, mà chỉ mang tính chất tương đối Dựa vào thực tế đặc trưng kiến trúc hiện còn của đình thì đình Đức Hậu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thé ky XVII, mang đặc trưng kiến trúc và phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê thông qua các mảng chạm khắc ở đầu dư, trên các bức cốn, xà nách được chạm khắc hình ảnh rồng thú, tiên nữ cười rồng, người hát A đào, người uống rượu, hoa văn hình lưỡi mác, Nhìn chung các hoa văn, đề tài trang trí ở đình Đức Hậu khá phổ biến trong các đề tài trang trí kiến trúc các ngôi đình làng Việt ở thể kỷ XVII, XVIII nỗi tiếng như: đình Hung Lô, đình Lâu Thượng (huyện Lâm Thao — Phú Thọ), Tam đình cia thi tin Hương Canh (Vĩnh Phúc), đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Yên Nội (Bắc Giang), đình Chu Quyến, đình Liên
Hiệp (Hà Nội), đình Hoàng Xá, đình Phượng Cách (Quốc Oai ~ Hà Nội), đình Ninh Giang (Gia Lâm — Hà Nội),
Đặc biệt, hiện nay ở các cột gỗ chịu lực trong tòa Đại đình có dấu vết của các lỗ mộng đỡ ván sàn Điều này chứng mình rằng trước đây tòa Đại đình đã từng có ván sàn gỗ, do nhiều nguyên nhân khác nhau và theo thời gian lớp ván sản gỗ đã bị tháo dỡ hoặc bị hư hỏng nên không còn nữa Như tác giả Hà Văn Tắn nói về sàn đình như sau: “Sàn đình là một kết cấu vốn có của những ngôi đình cổ còn bảo lưu lại ở đình làng thời Mạc” Qua nhận đỉnh trên góp phần khẳng định thêm cho niên đại của đình làng Đức Hậu
Ngoài ra, hiện nay ở đình làng Đức Hậu còn lưu giữ được 07 sắc phong
(gồm bản gốc và bản sao) do triều đình nhà Nguyễn phong tặng cho vị thần được thờ tại đây có niên đại từ năm 1809 đến 1924 Đây cũng là một trong, những căn cứ quan trọng cho việc xác định niên đại tương đối của đình
Trang 31lưu giữ được cho đến ngày nay tại đình Đức Hậu là căn cứ quan trọng cho việc xác định kiến trúc của đình làng Đức Hậu hiện nay được xây dựng vào thời Hậu Lê (khoảng từ cuối thế kỷ XVII đến dau thé ky XVII)
Đình làng Đức Hậu tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua nhiều biến
động của lịch sử như chiến tranh, thiên tai, tác động của thiên nhiên, thời tiết
và sự tác động của con người đã làm cho đình phần nào bị biến đổi Trong quá trình tồn tại đó, đình Đức Hậu đã được trùng tu, sửa chữa mở rộng về mặt quy mô Theo tư liệu hồi cố của các cụ cao niên trong làng cung cấp và căn cứ
vào các dấu vết kiến trúc tại đình có thể nhận thấy đình được trùng tu lớn ở thé ky XIX và thế kỷ XX Dấu vết của việc trùng tu sửa chữa đình là việc xây thêm tòa Tin tế ở trước Đại đình, tuy không có niên đại ghi trên đó nhưng qua đặc điểm kiến trúc cho thấy tòa Tiền tế được xây thêm vào thời Nguyễn,
các hoa văn trang trí trên các bộ vì và các bẩy hiên là hoa văn lá lật mang
phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Qua khảo sát một số ngôi đình có niên
đại cùng thời với ngôi đình này trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói riêng và vùng châu thổ Bắc Bộ nước ta nói chung cho thấy các tòa Tiền tế của những ngôi đình này đều được xây dựng vào thời Nguyễn, duy nhất chỉ có tòa Tiền tế của đình làng Hung Lô (Lâm Thao — Phú Thọ) có dòng niên đại ghỉ rõ năm khởi dựng vào thời Hậu Lê (niên hiệu Bảo Thái năm thứ 06 — 1710)
Mặt khác, trong tòa Đại đình có nhiều cột quân được thay thế và nhiều cột cái được sơn son Lúc đầu tòa nhà này không có tường bao, sau đó người dân đã trùng tụ, tôn tạo và xây dựng thêm hệ thống tường bao quanh toàn bộ
tòa nhà bằng các nguyên liệu mới như gạch, xi măng nhằm giữ gìn, bảo tồn cho di tích và cho lát lại toàn bộ nền đình bằng gạch màu sẫm Hậu cung được mở rộng và xây lùi về phía sau vào thời Nguyễn thế kỷ XX với kiểu dáng tường hồi bít đốc được xây dựng bằng gạch bìa, gạch vỗ có kích thước lớn
Trang 32ao trước cửa đình Từ năm 1990 đến nay việc tu sửa nhỏ trong di tích được chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành khi di tích có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng Trong đó toàn bộ ao đình đã được xây, kè đá lại trong những năm gần đây Năm 2013, dân làng đã cho xây dựng lại cổng đình mới nằm cạnh cổng chủa Đức Hậu Đầu năm 2014, địa phương đã sửa chữa lại hệ
thống ván sàn ở gác lửng trong hậu cung do đã bị xuống cấp nghiêm trọng
Như vậy, đình làng Đức Hậu là một trong những ngôi đình còn lưu giữ
được khá nhiều giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVII - XVIII cho tới tận ngày nay Trong suốt quá trình tồn tại, đình Đức Hậu luôn là một
trung tâm văn hóa, hành chính, tín ngưỡng của cả làng, là nơi người dân hội
hop ban việc làng, việc nước, đồng thời là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dan với các hoạt động văn hóa như múa, hát, tổ chức các buỗi giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các đơn vị trong và ngồi thơn, xã với nhau Đồng thời, ngôi đình còn là nơi thờ cúng thành hoàng làng, nơi diễn ra các lễ hội, các nghỉ thức, nghỉ lễ nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của
các vị thần đối với dân làng Đức Hậu 1.2.2 Lịch sử các vị thần được thờ
Căn cứ vào sắc phong, thần phả lưu giữ tại đình làng và những câu
chuyện lưu truyền trong dân gian cho biết đình làng Đức Hậu thờ gia đình thánh Tam Giang Trương Hồng (Thánh Tam Giang, vợ và con gái)
“Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thống kê được trên 300 làng nằm dọc ven sông Cầu (từ thượng Ðu Đuồm đến hạ Lục Đầu Giang) đều thờ thánh Tam Giang và sự tích về thánh Tam Giang có thể tóm tắt như sau:
Thánh Tam Giang có tên húy là Trương Hồng và Trương Hát là hai anh em ruột, sinh ra ở làng Vân Mẫu (huyện Quế Võ, Bắc
Trang 33khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương và sau đó lập nên Nhà nước Vạn Xuân Triệu Quang Phục và Trương Hồng,
Trương Hát đều là các tướng tài giỏi Sau này nhà Lương quay
lại xâm lược nước ta, Lý Nam Đề đã không chống lại được nên
phải rút quân về vùng Vĩnh Phúc đề phòng ngự và một thời gian
sau ông mất ở đó Cuộc kháng chiến chống quân Lương được
Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo, lầy dim Da Trach lam cin cứ chống lại quân giặc Sau đó Triệu Quang Phục đã phản công, đánh đuổi quân Lương ra khỏi bờ cõi nước ta và ông đã lên ngôi báu Một thời gian sau, Lý Phật Tử là em họ của Lý Bí đã dùng
mưu lật đỗ Triệu Quang Phục lập nên nhà Hậu Lý Nam Đề Lý
Phật Tử biết Trương Hồng, Trương Hát là những tướng tài giỏi đã nhiều lần mời các ông ra làm quan, nhưng hai ông một lòng trung nghĩa với vua cũ (tôi trung không thờ hai vua), sau nhiều lần bị ép bức, các ông đã đem cả gia đình lên vùng ngã ba sông
Cầu rút đð nước (chốt đáy) thuyền tự vẫn để tỏ lòng trung với vua Các ông sống là anh hùng đánh giặc, chết là bề tôi trung
nghĩa với vua, đã hiển linh thành thần, được 343 làng dọc ven
sông Cầu thờ phụng [36]
Trong sách “Di sản văn hóa Bắc Giang vẻ văn hóa phi vật thể" của
Bảo tàng Bắc Giang (2006) nêu Truyện kể về Đức Thánh Tam Giang một cách chỉ tiết về thân thế, sự nghiệp, các lần phò trợ âm phù cho các tướng đánh đuôi giặc ngoại xâm và sắc phong của các triều đại cho Đức Thánh Tam Giang: Ở làng Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ có người đàn bà xinh
đẹp, cha mẹ mắt sớm nên cuộc sống lận đạn, chồng con muộn mắn Một hôm bà nằm mơ đi tắm ở song Nguyệt Đức gặp Giao Long cuộn phủ sau về nhà
Trang 34Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Thị Đạm Nương Lớn lên anh em họ Trương gặp lúc giặc Lương sang xâm lược nước nhà Hai anh em Trương Hồng và Trương Hát đã theo Triệu Quang Phục đánh giặc có nhiều công trạng được phong làm tướng Khi Việt Vương gả công chúa Cảo Nương cho Bát Nhã Lang, con trai của Lý Phật Tử Trương Hồng ra sức can ngăn
nhưng không được bèn cùng em là Trương Hát lên núi Lan Kha an dật Về sau Lý Phật Tử chiếm được ngôi vua của Triệu Việt Vương đã nhiều lần dụ
hai anh em ông ra làm quan và phong hàm tước Hai ông kháng khái nói rằng * Tôi trung không làm quan cho kẻ đã giết chủ mình, tựa như người con gái
chính chuyên không thờ ai chồng” Hai ông không thờ hai chủ nên đã bỏ về quê, Phật Tử nhiều lần cho mời hai ông tiếp tục ra làm quan nhưng các ông
đều từ chối Cuối cùng, bức bách quá họ đã đưa cả gia đình lền sống ở vùng, Du Duém (Thái Nguyên) Nhưng rồi ở đó cũng chẳng được yên, hai ông đã đóng hai chiếc thuyền gỗ lớn rồi đưa cả gia đình xuống thuyển để xuôi dòng Nguyệt Đức mà đi đến Ngã Ba Xà (sông Cà Lỗ giao với sông Nguyệt Đức),
họ đục thuyền và cả gia đình tuẫn tiết ở đó Hôm ấy là ngày mồng mười tháng
4 âm lịch
Nhà vua biết chuyện vô cùng thương cả đã phong cho hai ông làm thần
soi là lang quân phó sứ cai quản cả vùng sông này và lệnh cho các làng ven hai bờ sông Nguyệt Đức và một số nơi khi xưa hai ông đánh giặc qua phải lập
đến thờ gọi là thánh Tam Giang
Đến thời Ngô Nam Tắn phong cho nhà Lý chỉ huy quân Vào một đêm
mộng thấy hai người tự xưng tên họ và nói rằng: Thiên để (Trời) xót thương cho bậc trung nghĩa nên giúp cho được ở vùng sông nước làm Long quân sứ
Gia them uy vũ trấn giữ hai con sông và nguồn chảy ra sông Bạch Đẳng Trong trận Bạch Đằng, ông có trợ giúp cho Nam Tấn có ghi minh ước nói
Trang 35Đuôi giặc đến núi Côn Sơn thì trở lại, mộng thấy người anh từ Bình Giang bao vay quan trên sông Như Nguyệt nhập vào sông Phú Lương Người em tir sông Thị Cầu bao vây quân nhập vào sông Nam Bình, đôn đốc quân lính đến tập kích đánh tan quân giặc Chiếu phong cho người anh là Đại Dương Giang
hộ quốc thần vương, lập đền thờ ở sông Như Nguyệt Gọi người em là Tiểu Duong Giang hộ quốc thần vương, lập đền thờ ở sông Nam Bình
Đến thời Lê Đại Hành năm Thiên Phúc, quân Tống đến xâm lược bờ
sông Đại Than cùng với tướng Phạm Cự, hai bên binh lính cùng đánh nhau
trên sông Vào lúc nửa đêm mộng thấy có người nói rõ tên họ của mình rằng: Thấy cảnh quân giặc vô cùng bức bách nguyện được báo thù cho đắt nước Sau lại thấy một hồn ma mặc áo trắng, một hồn ma mặc áo đỏ, cùng đôn đốc
quân lính đến công kích đánh trả
Đến gắn sáng, trời nỗi mưa rất to, quân Tống kinh sợ phải tháo chạy tan
tác Vua Đại Hành bèn phong cho người anh là Khước Địch đại vương, lập đền thờ ở sông Như Nguyệt, sông Tam Kỳ Người em là Uy Địch đại vương,
lập đền thờ ở Phượng Nhỡn, Tam Kỳ cùng các nơi ở ven sông phụng thờ ông
Thời Lý Nhân Tông, quân Tổng lại sang xâm lược, vua lệnh cho Lý Thường Kiệt lập đền cố thủ Đêm đến mộng thấy hai người đến xin làm hiệu
linh bỗng thấy một người ân ở trong không trung ngâm thơ nói rắng:
Nam Quốc son ha Nam dé cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Nhu ha Bắc lỗ lai xâm phạm 'Nhữ đẳng hành khan tận tảo trừ
Dich nghia:
Trang 36Trời cao đã định ở sách trời
Tại sao giặc Bắc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bởi
Quân Tống nghe biết được sẽ thất bại lớn Vua Lý Nhân Tông lại phong tặng
Đến thời Trần, niên hiệu Trùng Hưng thứ tư phong: Khước Địch gips
cho Uy Dich gia them ding cam
Hưng Long năm thứ 21, Khước Địch gia phong là Trợ Thuận, Uy Địch
1a Hién Thing
Minh Mệnh năm thứ ba, Thiệu Trị năm thứ tư, Tự Đức năm thứ ba gia
phong mỗi người một đạo Thiệu Trị năm thức tư, tháng 8 có chiếu phong trung thượng đẳng thần
Tự Đức năm thứ ba, tháng 12 phong là bậc Trác vĩ thượng đẳng thần Niên
hiệu Tự Đức vào tháng 9 năm đó phong là bậc kiệt tiết thượng đẳng thần [28] 'Về bản chất của việc phụng thờ thánh Tam Giang ở vùng đất này cho đến nay đã có một số nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đẻ cập đến và cho rằng,
Trang 37thần sông nước (thần Rắn) [42, tr.71-72] Nhìn chung, hiện tượng thờ thánh Tam Giang của các làng dọc sông Cầu và các sông phụ khác gắn liễn với lớp tín ngưỡng thờ nhân vật đã được lịch sử hóa là có công với dân với nước, bởi vùng đất này trong lịch sử đã từng là nơi diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt
của dân tộc ta chống lại kẻ thù xâm lược phương Bắc Chính vì lẽ đó có
những danh than tuy không được sử sách ghỉ chép lại vì lý do này hay lý do
khác, song họ lại sống mãi trong tâm thức, tín ngưỡng dân gian “Tiểu kết chương 1
Sóc Sơn là vùng đất gắn với địa linh — nhân kiệt, nơi ghi dấu những thời khắc lịch sử vẻ vang của dân tộc với truyền thuyết Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân đem lại bình yên cho đất nước, ngoài ra còn phải kẻ đến Đức
Thánh Tam Giang (Trương Hồng, Trương Hát) - những vị tướng tài ba dưới thời vua Triệu Quang Phục trung quân, ái quốc, hết lòng phụng sự Vua và âm phù cho công cuộc đấu tranh gìn giữ độc lập dân tộc
Đức Hậu là một ngôi làng cỗ được hình thành từ rắ
Hậu gắn liền với truyền thuyết của người anh hùng Thánh Gióng đánh giặc có sự biến đổi về mặt hành chính sớm, tên gọi Đức qua làng Trong quá trình lịch sử, Đức Hị và diện mạo làng xã, song quá trình sinh sống của người dân nơi đây đã sáng
tạo ra các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, mà đặc trưng nhất đó là ngôi đình làng Đức Hậu gắn liễn với vị thành hoàng thánh Tam Giang cùng vợ và con gái Ngôi đình và vị thành hoàng làng đã cố kết cộng đồng cư dân nơi đây thành một đơn vị làng, một tập thể đoàn kết trong xã hôi Việt Nam từ nhiều
Trang 38Chương 2
DI TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐỨC HẬU
2.1 Kiến trúc nghệ thuật đình làng Đức Hậu 3.1.1 Không gian cảnh quan
Trong các làng quê Việt Nam, đình làng là một kiến trúc có quy mô to nhất và theo ý nghĩa của người xưa có tằm quan trọng ảnh hưởng tới sự thịnh
vượng và sức khỏe của tất cả dân làng Ca dao cũ có câu: “7oét mắt là tại
hướng đình/ Cá làng cùng toót riêng mình em đâu” đã nói lên ý nghĩa quyết
định của việc chọn hướng đình Đối với người Việt, hướng Bắc về mặt tâm linh là hướng u tối, vô minh, gắn với các thế lực hắc ám, miền Bắc có gió mùa
Đông Bắc rất lạnh nên hau hết các di tích đều không quay về hướng này Dân làng ky nhất là làm nhà hướng thẳng vào các “góc ao, đao đình” là điều xấu cần kiêng ky Hướng của ngôi đình thường quay về hướng Nam để thích ứng với môi trường tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ở nước ta Bên cạnh hướng đình là
vi tri thế đất, nơi được xây dựng Đình thường được chọn xây trên một gò cao, một doi đất, trước mặt có dòng nước chảy, nếu không kề sông ngòi thì người dân đảo giếng ao, hồ đẻ tạo nên cảnh nước non Một số câu tục ngữ về
thế đất chọn làm đình như: “Thè lè lưỡi trai, chẳng sai được nó Khum khum
vọng vó, chăng nó thì af" là những tông kết dân dã về thế đất “tụ phúc, tụ
thủy”, là những vị trí tốt đễ xây đình làng Đình làng thường được xây dung & ria làng, thoáng đăng trên một khu đất cao rộng, nhà của dân làng chỉ ở sau lưng không được ở phía trước đình
Vé không gian cảnh quan, đình làng Đức Hậu được nhân dân chọn xây
Trang 39như minh đường, biểu tượng cho sự tụ phúc, có phúc khí, phía bên trái giáp với chùa Đức Hậu, thế đất cao lại uốn lượn, tựa như *Thanh Long” biểu tượng của yếu tố dương, phản ánh thé di lên và hưng thịnh của đình; bên phải đình là mảnh đất cao va rộng, tựa như *Bạch Hổ”, biểu tượng của yếu tố âm
Vì vậy, yếu tố âm dương có hòa hợp thì muôn vật mới phát tr inh soi nay
nảy, đó cũng là quy luật của trời đất
'Về hướng của đình làng, đình Đức Hậu có hướng Tây Nam Theo quan
điểm của tác giả/ nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biển cho rằng:
Hướng Tây là hướng khá phù hợp với nhận thức của cư dân đương thời, bởi đây là những hướng thích hợp với tâm linh: than
nhìn về hướng Tây là hướng âm, mặt thần là hướng dương, nên đã tạo cho thần và phương hướng vũ trị thành một cặp âm dương đối đãi; lưng thần là dương nhìn về hướng Đông tạo thành một cặp âm duong đối đãi khác; tay trái thần là âm đặt về hướng Nam ~ dương, tay phải là dương đặt về hướng Bắc — am Như vậy, nó thích hợp với thế của vị thần và thiên nhiên vũ trụ trong tư duy
của người dân nông nghiệp cổ truyền Thần đã được đồng nhất với vũ trụ và thiên nhiên, đó là tư tưởng hòa nhập vào thể giới thần linh của người Việt được thể hiện rất rõ rột, bởi có như vậy
thì thần mới yên vị và mới đem lại sinh lực vô biên của tầng trên với thế gian, tạo cho mn lồi sinh sôi Đối với nhận thức
thường nhật thì sự yên vị của thân đã đảm bảo cho vị thần luôn có mặt ở đình để bảo vệ cho dân làng Hướng Nam là hướng của trí tuệ (theo Phật giáo đó là hướng của Bát Nhã) nhờ có trí tuệ
mới diệt được vô minh và ngu tối, mà ngu tối là mằm mồng của
tội ác Do đó, với hướng Nam thì người xưa mong muốn rằng,
Trang 40thiện tâm trên nền tảng trí tuệ làm trọng để xây dựng làng xã Đồng thời, hướng Nam là hướng của màu đỏ, hướng của nguồn sinh lực vô biên Cho nên, điều đó cũng phản ánh ước vọng của người xưa là cầu mong cho sự sinh sôi, phát triển Vì thé trong
tín ngưỡng cổ của người Việt có khá nhiều các công trình kiến
trúc được xây theo hướng Nam [I 1, tr.37]
Qua nhận định trên có thể thấy rằng hướng đình làng Đức Hậu phù hợp với phong thủy, thần linh góp phần tạo sự yên bình, thịnh vượng và nhận được sự trợ giúp, phù hộ của thần linh cho dân làng được bền vững, ấm no,
thịnh vượng va sinh sôi, nảy nở, phát triển
Hiện tại ở đình làng Đức Hậu cây cối được người dân trồng xung quanh
đình để tạo cho đình sự hài hòa cân đối, ngoài ra cây cối còn là nơi trú ngụ
của thần linh, là nơi tìm đến sự che chở từ các vị thần Phía trước gần cổng đình có một cây gạo cỗ thụ nơi ghi dấu biết bao những thăng trầm của lịch sử, của dân làng, và tại đây còn lưu giữ một tắm bia ghi dấu tội ác của để quốc
Mỹ Ngoài ra trong sân đình hiện nay có một cây đa khoảng chục năm tuổi nằm ở phía trước bên trái sân đình cạnh sân chùa Đức Hậu; bên cạnh đó người dân trồng thêm các cây ăn quả như nhãn, vải vừa làm bóng mát vừa tạo thêm quang cảnh cho đình làng thêm sức sống và hài hòa với thiên nhiên, cảnh vật và con người
2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể
Đến với một ngôi đình có bố cục mặt bằng đầy đủ, ta thường thấy chúng có khá nhỉ n trúc quanh tòa đại đình Thực ra, các kiến trúc phụ đó được bổ sung dẫn về sau Với các đình thời Mạc (thé ky XVI) dau vết cho
thấy, chúng có kết cấu mặt bằng hình chữ nhật (chữ nhất), ba gian hai chai,