1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Di tích và lễ hội chùa Đại Bi, xã Nam Giang, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định

127 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 22,12 MB

Nội dung

Mục đích của luận văn Di tích và lễ hội chùa Đại Bi, xã Nam Giang, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định là tìm hiểu lịch sử, quá trình tồn tại của chìa Đại Bi, làm sáng tỏ những giá trị văn hóa của di tích, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đó.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

VU THI HA GIANG

DI TiCH VA LE HOI CHUA DAI BI, XA NAM GIANG, HUYEN NAM TRUC,

TINH NAM BINH

Trang 2

Chwong 1 TONG QUAN VE THI TRAN NAM GIANG VA CHUA DAI BL 1.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRÁN NAM GIANG

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhì

Trang 3

2.1.3.2 Tiên đường 2.1.3.3 Thiếu hương 2.1.3.4 Thượng điện 211.3.6, Nhà TỔ ccccceeccccceeeeerrrerrrtrerirrrrrrrrrerrie 2.1.3.5 Gác chuông 2.1.3.7 Hành lang 2.2 NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHÁC 2.2.1 Điêu khắc tượng thờ 2.2.2.1 Hệ thống tượng ở Thượng điệt 2.2.2.2 Tượng ở Thiêu hương 2.2.2.3 Tượng ở Tiên đường 3.2.3.1 Các di vật gỗ, 2.2.2.4 Tượng ở nhà Tổ eee-cccccxveeeeercxeveeeiseeeree ẾT 2.2.2 Một số di vật tiêu biểu 61 2.2.3.2, Di Vat dbng eesesserveesecveeseeseeseeneeneseseeeesneeesees esl 3.2.3.2 Di vật dé 62 2.2.3.3 Các di vật giấy [Ảnh 34, phụ lục 5J 63

2.3 GIAL PHAP BAO TON VA PHAT HUY GIA TRI VAN HOÁ

Trang 4

2.3.2 Các giải pháp bảo tồn

3.3.2.2 Tôn tạo di tích chùa Đại Bi

2.3.3 Các giải pháp phát huy giá trị di tích - ị-7Í

2.3.3.1 Cơng tắc giáo dục, nuyên tru

quảng bá và nâng cao nhận

thức trong công chúng cccccsrirreeetrrrreeetrrrreeerrrreeeeee.T8

2.3.3.2 Từ liệu hoá, xuất bản sách giới thiệu vé di tích

2.3.3.2 Phát triển dụ lịch văn hóa

Chương 3

GIA TRI VAN HOA PHI VAT THE CUA CHUA DAI BL T8 3,1 LẺ HỘI CHÙA ĐẠI BL

3.1.1 Thời gian tổ chức lễ hội

3.1.2 Quy mô, không gian của lễ hội 79

3.1.3 Chuẩn bị cho lễ hội ee-cscvxeeesecsexxveeeeceeB" 3.1.4 Diễn trình lễ hội 3.1.5 Trò chơi đân gian trong lễ hội 3.2 MỘT SÓ PHONG TỤC, NGHỊ LẺ KHÁC: 3.2.1 Lễ cầu đảo

3.2.2 Múa rối cạn .ecvvveeceeeerrierterrriiirrrrrrrrrriee.Đ8

3.2.3 Héi cho Vieng

3.3.2 Các giá trị cơ bản của lễ hội

Trang 5

3⁄4 GIẢI PHÁP BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY C,

Trang 6

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta đã xác định: “Văn hoá là nền tảng tỉnh thần của đời sống xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây sự phát triển kinh tế xã hội ” Nghị quyết Hội nghị lần thứ V

của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định rõ 10 nhiệm vụ

xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiền, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có

đề cập đến nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá Nghị

quyết chỉ rõ: “Di sản văn hố là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đẳng là cốt lõi

của bản sắc dân 0

cơ sở để sing tao những giá trị mới và giao lưu văn hod” Di san văn hoá tồn tại dưới dạng vật thé va phi vật thể Di sản văn hóa

vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng vẻ lịch

sử đấu tranh dựng nước và gi

hoá giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc, hiểu về truyền thống

lịch sử

nước của dân tộc Tìm hiểu di tích lịch sử văn

đặc trưng văn hoá của đất nước, và chúng có tác động ngược trở lại

tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại Vì vậy, việc tìm

hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hoá, nghệ thuật của các công trình di tích

trong đó có ngôi chùa là việc làm cần thiết và có ý nghĩa

“Trong suốt chăng đường dài của lịch sử dân tộc, cùng với các loại di tích lịch sử - văn hoá khác như: đình,

tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, là nơi thể hiện sự tài hoa của cha ông ta n, miếu „ ngôi chủa đã trở thành trung thông qua những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc Năm tháng đi qua, thiên tai bão lũ, chí không đúng mà các di tích lịch sử - văn hoá ấy đã bị hư hại nhiều Nhưng dù

tranh bom đạn tàn phá và cả ban tay con người do nhận thức

Trang 7

“Trong số hàng chục nghìn ngôi chùa ấy, chùa Đại B¡ (&###), tên nôm

là chùa Bi ở xã Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định còn lưư giữ

được nhiều nét độc đáo Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh -

một thiển sư nổi tiếng thời nhà Lý; vì thế, không chỉ là một “bảo tàng” với

những giá trị nghệ thuật trang trí, kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu, chùa còn có ý'

nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân địa phương Ngoài giá trị

văn hoá vật thé tiêu biểu, chùa Đại Bí còn có một lễ hội độc đáo, đặc sắc LỄ

hội chùa Đại Bí còn như một sự hội tụ văn hoá đặc trưng của Nam Định, với

những nghỉ lễ tế, rước, diễn xướng thi tài, giải trí, hội chợ, hát múa rối cạn là

những giá trị văn hoá phi vat thé rat đáng trân trọng gìn giữ

Cé thể nói, chùa Đại Bi là một di tích lịch sử có nhiều giá trị về văn hoá,

nghệ thuật, nhưng tới nay, vẫn chưa có một công trình khoa hoc nao nghiên

cứu toàn diện về ngôi chùa cổ kính này Đó là lý do khiến tôi chọn đề tai: “Di

tích và lễ hội chùa Đại Bị, xã Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam “Định” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn hoá học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chùa của người Việt từ lâu đã là đề tài được nhiều học giả trong và

ngoài nước quan tâm nghiên cứu với những mục đích khác nhau Chùa Đại Bỉ

là công trình kiến trúc có quy mô lớn và nhiều nét độc đáo ở vùng Sơn Nam

xưa Từ xưa tới nay đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu ở một vài góc

độ khác nhau, dưới đây là một số công trình đã đề cập đến:

Trong cuốn “Dia chi Nam Dinh”, cac tác giả đã mô tả khái quát về chùa

Dai Bi với những dòng ngắn ngủi: tương truyền chủa được xây dựng thời Lý

Trang 8

“Thánh, bia đá, hương án [43, tr797 - 814]

Trong cuốn “Di rích lịch sử - văn hoá tỉnh Nam inl

ngoài việc giới thiệu khái quát về chùa Đại Bi và các di tích nồi tiếng ở Nam Định, các tác giả khẳng định những giá trị nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở chùa Bi qua

hệ thống tượng, chân cột đá tảng ở Tam quan và nơi thờ Phật mang đậm

phong cách thời Hậu Lê Hội chùa được tổ chức vào dịp đầu Xuân từ 21 tháng

Giêng (âm lịch) Trong lễ hội có nhiều hoạt động văn hoá dân gian được diễn

ra như: lễ rước, kéo chữ, đấu vật, cờ ngừoi, tổ tôm điểm đặc biệt trò hát rối chùa Đại Bi [37, tr S1 - 54]

Cudn “Lich sử Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Trực (1930 ~ 2010)

cũng giới thiệu khái quát về vùng đất Nam Trực là một vùng đắt cổ, với nền văn hoá có truyền thống từ lâu đời, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó

chùa Đại Bi là công trình kiến trúc có từ thời Lý, với gác chuông được chạm

trổ bằng những đường nét tỉnh xảo Cuốn sách cũng đề cập đến lễ hội chùa Bi

với lời giới thiệu đây là nét sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá của

người dân Nam Trực [24, tr 7 - 22]

Trong bài “ƒẻ độc đáo của kiến trúc chùa Đại Bi và thức “Tiền Phật

"hậu Thánh ” [L1] đăng trên Tạp chí của Hội Mỹ thuật Việt Nam, tác giả Vũ

“Thị Hằng đã nghiên cứu khá kỹ nét nghệ thuật độc đáo của chùa Bi, trên cơ sở

đó so sánh với kiến trúc một số ngôi chùa khác để được điểm khác biệt giữa kiến trúc chùa Bi và kiến trúc ở một số ngôi chùa tiêu biểu

Cuốn sach “Van hoá Nam Trực - cội nguân và di sản” [38] của Huyện

Trang 9

Trong những tác phẩm của nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang đã đưa ra

những nghiên cứu cụ thể và sâu sắc hơn vẻ lễ hội rối cạn ở chùa Bi Tác phẩm

“Thần tích Việt Nam” [S4] và “Nền văn hoá hai bên bở sông Đào” [55] đã

giới thiệu cho người đọc truyền thuyết gắn liền với lễ hội rối cạn, đó là truyền thuyết về thiền sư Từ Đạo Hạnh Tuy nhiên, phải đến cuốn sách “7zö Ói Lỗi và rối cạn Nam Định " [S6] thì người đọc mới có cái nhìn cụ thể hơn về nghệ

thuật rối cạn ở chùa Bi Theo cách ghỉ chép và nghiên cứu của tác giả thì đây

là một nét sinh hoạt rất đặc sắc của riêng người dân Nam Trực mới có Nghệ

thuật múa rồi cũng hết sức khác lạ với sự xuất hiện của sáu đầu hát trong lễ

hội múa rối Ngoài phần miêu tả, tác giả cuốn sách đã có những nhận xét về

nội dung của những lời hát trong trò diễn rối “chầu Thánh”, mặc dù những

nhận xét đó còn đơn giản và sơ lược

Hiện nay, trò diễn rối cạn chủa Bi đang ngày càng được biết đến rộng rãi và được chú ý nghiên cứu Công trình gần đây nhất đề cập đến vấn để này là cuốn “Lễ hội cổ truyền Nam Định” [57] Trong phần nghiên cứu vẻ lễ hội chùa Bỉ, ngoài việc nghiên cứu những vấn đề về đặc điểm tiến trình lễ hội, tác giả đã phiên âm được hài hát về sự tích múa rối chùa Bi, giúp chúng ta có được một cái nhìn cụ thể hơn về hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc này

Ngoài ra, còn có khá nhiều bài viết nói về lễ hội chùa Đại Bi Trong Báo

cáo tông kết công tác Văn hố và thơng tin các năm 2005, 2006, 2007, 2008,

2009” của Phòng Văn hóa Théng tin huyện Nam Trực đã khái quát qua lễ hội

Trang 10

Tác giả Nguyễn Khiém véi bai viét“Déc déo cho Vieng” dang trén tap chí “Thông tin di sén” đã giới thiệu về chợ Viềng Nam Trực, các sản phẩm

độc đáo được dem bay bán ở chợ cũng như ý nghĩa của phiên chợ độc nhất vô

nhị này Trong tác phẩm, tác giả cũng có sự so sánh hội chợ Viềng chùa với một vài lễ hội chợ Viềng khác trong tỉnh để làm nỗi bật nét cô truyền của lễ

hội chùa Bì trong đời sống của nhân dân [25, tr 53 — 58]

Nhìn chung, chùa Đại Bi đã xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu

dưới nhiều góc độ và mục đích khác nhau nhưng cho tới nay vẫn chưa có một

công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về những giá trị

của văn hoá này Mặc dù vậy, những trang viết nói trên là hành trang hết sức

bổ ích cho chúng tôi dé tìm hiểu đầy đủ về giá trị văn hoá nghệ thuật của ngôi

chùa

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là tìm hiệu lịch sử, quá trình tôn tại của chùa Đại

Bị, làm sáng tỏ những giá trị văn hoá của di tích; trên cơ sở đó đưa ra một số

giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đó

32 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát, nghiên cứu thực địa tại di tích, tập hợp, hệ thống hoá các tư

liệu và kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước có liên quan tới chùa Đại Bi để từ đó:

~ Tìm hiểu lịch sử hình thành và tổn tại của vùng đất Nam Giang- Nam

Trang 11

~ Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của chùa Bì

trong đời sống hiện nay 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Bi tượng nghiên cứu của luận văn là chùa Đại Bĩ cùng với các di vật và lễ hội

~ Pham vi nghiên cứu của luận văn: Đặt di tích chia Bi trong không gian

của thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tinh Nam Định với phạm vi thời

gian là từ khi chùa Đại Bi được xây dựng cho đến nay 5 Phuong pháp nghiên cứu

~ Sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá ngôi

chùa trong quá trình tồn tại và biến đổi của nó

~ Sử dụng các phương pháp liên ngành Văn hoá học, Lịch sử, Mỹ thuật học, Dân tộc học, Xã hội học và Văn hoá dân gian; phương pháp khảo sát điền dã: quan sát, khảo tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vắn ; và phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở tư liệu từ sách, báo, tạp chí,

hồ sơ lưu trữ

6 Đóng góp của luận văn

~ Luận văn là một tập hợp khá đây đủ các tư liệu vẻ di tích chùa Đại Bi ~ Nghiên cứu toàn diện, hệ thống các giá trị văn hoá - nghệ thuật của di

Trang 12

~ Thông qua di tích và lễ hội chùa Đại Bi, khẳng định giá trị van hoa vat thé va phi vat thé dang t6n tai, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát

huy các giá trị văn của chia Dai Bi 7 Bố cục ct lận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn

được chia làm 3 chương:

“Chương 1: Tổng quan về thị trắn Nam Giang và chùa Đại Bi

Chương 2: Giá trị văn hoá vật thể chùa Đại Bí

Trang 13

Chuong 1

TONG QUAN VE TH] TRAN NAM GIAN

VA CHÙA ĐẠI BI

1.1 KHAI QUAT VE TH] TRAN NAM GIANG

LALA Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Nam Giang là một thị trắn của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Thị

trấn Nam Giang cách thành phố Nam Định khoảng 10km về phía nam và là

một trong 20 đơn vị hành chính của huyện VỀ ranh giới tự nhiên, phía Đông của Nam Giang giáp xã Nam Hồng, phía Tây giáp huyện Vụ Bản (sông Đào là ranh giới tự nhiên), phía Nam xã Nam Dương, phía Bắc giáp xã Nghĩa An và xã Nam Cường

Nam Giang ngày nay thuộc tổng Chân Nguyên của huyện Nam Trực

(Nam Chân) xưa Theo cuốn “Địa chí Nam Định ”, Nam Trực xưa là

huyện Tây Chân được đặt từ thời Trần thuộc phủ Thiên Trường, thời thuộc Minh là phủ Phụng Hoá; thời Lê Trung Hưng (1682) kiêng huý chúa Tây

vương Trịnh Tạc mới đôi Tây Chân thành Nam Chân

Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chia Nam Chân thành hai huyện Nam Chan va Chan Ninh sau đổi là Nam Trực và Trực Ninh Thời Thành Thái đổi Nam Chân thành Nam Trực (cũng do kiêng huý)

Đầu thế kỷ XIX huyện Nam Chân gồm 13 tổng với 128 x4, thôn, trang trại, phường; thuộc huyện Nam Trực ngày nay gồm các tổng

Trang 14

‘Nam Chan gm 6 tong, 60 xa, thén, trang Cudi thé ky XIX, huyén Nam Trực gồm bảy tổng, 43 xã

Đầu thế kỷ XX, huyện Nam Trực (khi đó đã sát nhập cả một phần huyện Giao Thuỷ) gồm chín tổng (Bái Dương, Cổ Da, Có Nông,

Duyên Hưng Thượng, Đỗ Xá, Nghĩa Xá, Liên Tỉnh, Sa Lung, Thi

Liệu, với 96 xã, thôn

Đầu thé ky XIX huyện Thượng Nguyên gồm năm tổng (Cổ Viễn,

Cao Đường, Đồng Phù, Hư Tả, Bách Tính) với 46 xã, thôn, trang, trại; thời Tự Đức gồm năm tổng, 47 xã, thôn, trang; cuối thế kỷ

XIX gồm bốn tổng, 37 xã, thôn, trang; thuộc huyện Nam Trực

ngày nay gồm ba tổng: Bách Tính (một phần), Hư Tả, Đồng Phủ [

43,tr33]

Trong danh sách các tổng và các đơn vị hành chính cơ sở thuộc huyện

Nam Trực ngày nay vào đầu thế kỷ XIX đến đầu thé ky XX:

Tổng Chân Nguyên (Nam Trực) gồm sáu xã: Chân Nguyên, Đồng

Céi, Hoa Chang, Kénh Ling, Gia Ngân, Thanh Khê Sau đổi thành

tông Thi Liệu Các xã Hoa Chàng đổi thành Vân Chàng, Gia Ngân

thành Gia Hồ Khơng cịn địa danh Chân Nguyên, thêm hai xã

Trực Chính va Thi Châu Nam Hà Đầu thế kỷ XX gồm bảy xã Nay là khu vực xã Nam Giang, Nam Cường [43, tr34]

Sau Cách mạng Tháng Tám, hàng loạt các xã mới được thành lập trên

Trang 15

224-TTg déi tén 15 xã trong huyện, trong đó Quang Trung đổi tên thành xã Nam Giang Ngày 28 ~ 03 ~ 1969, hợp nhất hai xã Nam Giang và Nam Đào thành xã Nam Giang ngày nay

“Theo số liệu được ghi trong tác phẩm “Địa chí Nam Định” [43] diện

tích xã Nam Giang ngày nay là 702,11 ha (theo số liệu thống kê năm 2010)

gồm 7 thôn: Thôn Nhất, thôn Nhì, thôn Ba, thôn Tư, Vân Chàng, Đồng và Kinh Lũng Từ 2005, xã Nam Giang đã nâng cấp lên thành thị tran Nam

Giang

Theo tai liệu nghiên cứu của Đoàn Xuân Hiền về thi tran Nam Giang thi

cách đây trên khoảng 3000 năm, dai đất kéo dài theo trục đường Vàng ngày

nay bao gồm các xã Nam Hồng, Nam Hoà, Nam Hùng, Nam Dương, Nam Giang là một doi cát ven vịnh Bắc Bộ Theo kết quả khoan thăm dò dẫu khí ở đồng bằng sông Hồng của Tổng cục Địa chất ở vùng đất này cũng cho thấy đây là một vùng đất rất đặc trưng cho trằm tích ven biển Hàng năm, dòng

sông Hồng đã chảy ra biển hàng triệu tắn phù sa, một phần trong số đó bồi

lắng lại, tạo nên cánh đồng phì nhiêu màu mỡ (trong đó có cả đồng bằng sông Hồng) Quá trình này tới nay vẫn còn đang tiếp diễn Trải qua năm tháng, ông

cha ta đã biết chiêu tập sức người, sức của từ nhiều nơi đến khai hoang đào ao

vượt thổ, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để giành lấy những cánh

đồng, những ấp, những thôn làng và những sản vật phong phú của một miễn

đất hứa; người dân Nam Giang bằng trí tuệ, mồ hôi công sức và một phần

máu xương của mình đã đổ ra để có một miền đất tươi đẹp, trà phú như hiện nay Có những vùng chuyên làm nông nghiệp, có vùng phát triển các ngành

nghề vừa phục vụ cho canh tác trồng lúa vừa phục vụ cho sinh hoạt đời sống

của con người, có vùng ở dạng đan xen vừa trồng lúa vừa trồng màu và những

Trang 16

Địa hình xã Nam Giang tương đối bằng phẳng, xã là vùng trũng, thuận lợi cho trồng lúa nước, vùng giữa xã từ Tây sang Đông dọc theo đường Vàng

1à vùng đắt màu thuận lợi cho việc trồng các loại cây màu như: rau, đậu, lạc, khoai Phía tây xã được bao bọc bởi đê sông Đào, cùng với màng lưới sông

ngòi chẳng chịt tạo thuận lợi rất lớn cho việc trồng trọt, cho công tác thuỷ lợi

và giao thông đường thuỷ

Song song với 2 con sông lớn chạy qua đất Nam Trực là đường giao thông tỉnh lộ: phía tây là đường 55, phía đông là đường 21, chạy dọc từ bắc xuống nam - từ tây sang đông huyện là 3 trục đường giao thông lớn: đường

'Vàng, đường Trắng, đường Đen tạo cho Nam Trực điều kiện giao thông thuận

lợi giữa các vùng, các xã trong huyện và thông thương với các huyện bạn,

tỉnh bạn Từ thành phố Nam Định muốn đi xuống các huyện phía Nam, hay từ

các huyện phía Nam đi lên thành phố, ra các tỉnh ngoài đều qua Nam Giang

Nam Giang ~ Nam Trực có thể nói là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Nam Định

1.1.2 Thành phần dân cư

Theo gia pha của các dòng họ lớn trong xã như ho Trin, họ Đoàn, họ

Bùi, họ Nguyên, họ Phạm thì kể từ người đầu tiên của các dòng họ vẻ đất

Nam Giang khẩn hoang tới nay đã có từ 14 đến 22 đời Nếu tính trung bình

đời người là 30 năm (theo cách tính nhân chủng học thời trung, cận đại) thì xã Nam Giang được hình thành và có tên gọi cách ngày nay trên dưới 600 năm

Đối chiếu với niên biểu lịch sử Việt Nam tức là từ khoảng cuối đời nhà Trần đến đầu nhà Lê là trùng khớp

Bảng thống kê các họ lớn trong xã về Nam Giang lập nghiệp cũng trùng khớp với những điều nêu trên (xem phụ lục) và người đầu tiên về Nam Giang thuộc về người họ Trần Văn Mở đầu cuốn gia phả họ Trần Văn ghi: “Cái

it Dong A

Trang 17

Ngọc điệp kim chỉ hữu hoa kỳ kế Ngã Cẩm Nang thôn cô Trân triều thang Châu dã” (Dòng họ Trần ở Cam Nang thuộc dòng kim chỉ ngọc diệp, xuất

phát từ dòng họ Đông A của vua nhà Trần)

Theo ông Phạm Văn Án, thành viên của Hội văn học nghệ thuật Nam

Định thì vùng đất Thiên Bản xưa (tức huyện Vụ Bản) vốn gắn liền với hành

cung Thiên Trường (Mỹ Lộc) của các Thái Thượng hoàng nhà Trần nên các

vương hầu quý tộc, các bậc phu nhân, công chúa thường về đây lập điền

trang, thái Ấp để ở và tu hành Công chúa Thuy Bảo con gái thứ ba vua Trần

Thái Tông đã về thôn Bắc Hàm xã Thi Liệu (nay là xã Đại Thắng, Vụ Bản) “Theo Văn bia của đền bà Quốc mẫu còn ghi lại, Bà thấy bãi đất ven sông khá

xông mà dân cư thì thưa thớt nên đã chiêu dụ dân các nơi về lập nghiệp, lập

điền trại, lập chợ, lập bến sông để buôn bán, chài lưới Sông này không phải

là sông Đào mà chỉ là một chỉ lưu của sơng Vị Hồng chảy vào sông Day

Còn sông Đào đời nhà Nguyễn mới cho đào thêm 1 đoạn sông ở phía bắc

liền với sông Hồng Từ đấy con sông này cũng được mở rộng thêm và

đầu có tên là sông Đào

Đất Nam Giang cách Thi Ligu - Thiên Bản qua sông Đào và một đoạn

đường ngắn Như vậy, có thê những người thuộc dòng dõi nhà Trần cũng là

những người đầu tiên từ Thiên Bản di cư sang Nam Giang khai phá đất hoang

lập trang trại và sau đó các họ khác cũng từ các nơi kéo về sinh sống

Cũng theo Đoàn Xuân Hiền, buổi sơ khai làng chỉ có trên chục nóc nhà với dăm chục dân nằm lọt thôm trong rừng cây rậm rạp mà dấu tích là khu má

chiền sau đền làng vẫn còn tới năm 1957 - 1959 mới bị chặt phá để lập xưởng

bánh kẹo - xi dầu

“Trong suốt quá trình lâu dài khai hoang, vượt thổ, cu dan trong ving da

Trang 18

làng gần đây nhất là xóm Trại Găng (cách đây khoảng 130 năm) và xóm Vượt

(cách đây khoảng 100 nam),

Nam 1940 ~ 1941, trục đường chính của làng cũng được nhân dân góp

tiền để lát gạch tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong

vùng

Từ 2005, xã Nam Giang đã nâng cấp lên thành thị trin Nam Giang, với 55.000 nhân khẩu (theo số liệu thống kê năm 2009) Không chỉ dừng lại ở số lượng mà chất lượng cuộc sống của cư dân trong huyện ngày càng được cải

thiện Năm 2009, tuổi thọ của người dân trong xã trung bình là 75,3

(năm)/bình quân cả nước 70,9 Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của nhân dân

xã Nam Giang đã có nhiều thay đổi nhưng những nét truyền thống văn hoá

lịch sử trên mảnh đất này vẫn mãi được lưu giữ trong công đồng dân cư 1.1.3 Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội 1.1.3.1 Đời sống kinh tế ~ Nông nghiệp

Như đã trình bày, điều kiện địa lý tự nhiên đã quy định cơ sở kinh tế chính của làng là nông nghiệp chiêm trũng Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến, chế độ sở hữu ruộng đất manh mún và cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu

không hỗ trợ để làm thuỷ lợi cải tạo đồng ruộng nên không tạo ra cho nông

nghiệp một năng xuất cao Theo các bậc cao niên trong làng, các loại giống lúa được cấy trên các xứ đồng của làng xưa kia là chiêm bầu (cây có thân cứng và cao, khả năng chịu lạnh tốt) được cấy ở các chân ruộng sâu và chiêm dé (hay chiêm canh nông) được cấy ở những chân ruộng cao Năng suất của các loại lúa này rất thấp; bình quân mỗi sào chỉ được 3 cối thóc (mỗi cối bằng,

Trang 19

Ngày nay đất nông nghiệp ở Nam Giang được chia làm 2 vùng rõ rêt:

Cánh đồng phía trước làng và cánh đồng phía sau làng

Cánh đồng phia trước làng được tính từ giữa làng tới khu ré nước và

được giới hạn bởi con mương nhỏ với phần đất xã Nam Dương ở phía Nam Chiều rộng theo chiều nam - bắc khoảng 800m Chiều dài theo đông tây kéo

dài từ cánh đồng thôn Nhì ở phía đông và cánh đồng thôn Tư ở phía tây dài

khoảng 1200m, với diện tích cánh đồng trước trên 100 ha Đất thuộc loại có

độ phì nhiêu trung bình và thấp, năm canh tác hai vụ: Vụ chiêm từ tháng 10

<dén thang 4 năm sau, vụ mùa từ tháng Š tới tháng 9 Vụ chiêm trồng hoa mau

các loại cây khoai, lạc, ngô, dưa hấu, bí Khoai lang chợ Chùa ngon nỗi

tiếng khắp vùng, vỏ mỏng, màu tím nhạt, khi luộc chín bở từ trong tới ngoài, khi ăn có vị thơm đặc trưng, bùi và ngọt mát Ăn khoai lang luộc với dưa hấu

đỏ và cùng với bát nước chè tươi Thanh Khê là món ăn độc đáo của vùng này Vào thời kỳ nông nhàn (tháng 7,8) các nhà đem khoai lang khô giã nhỏ,

nấu với đỗ đen và lạc rồi đem đổ ra mâm, nén chặt để nguội rồi cắt ra thành miếng, ăn rất ngon, thay cho bữa

hoặc bữa sáng

'Vụ mùa cũng là mùa mưa cánh đồng trước được cấy lúa, bao gồm các

giống lúa Hin, mộc tuyển, tám cùng các loại lúa nếp như nếp bắc, nếp cái

hoa vàng,

Cánh đồng sau làng bao gồm suốt giải từ phía tây đường 55, tới làng

Hau(sau thôn Nhì) ở phía đông, dài khoảng 1500m chiều rong tir ria làng tới sông Vân rộng khoảng 300m, nhưng tới hết làng Vân Chàng về phía đông được mở rộng tới giáp thôn Thanh Khê, ở phía đông bắc và rộng tới trên

§00m Diện tích cánh đồng sau làng khoảng 160 ha, đất thuộc loại màu mỡ

Trang 20

sau, vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10, năng suất lúa vụ chiêm thường cao hơn

vụ mùa vì không bị úng ngập do trời mưa

' Nam Giang cũng có nhiều loại cây ăn quả, nhiều chủng loại bao gồm cả các giống phô biến ở vùng rừng núi, đến các loại giống từng được chăm ở

vùng đồng bằng Các loại cây ăn quả truyền thống ở Nam Giang từng có mít,

dứa, vải, nhãn, bưởi, na, chay, hồng, cam, chanh, quất, chuối, dừa

Các loại cây cảnh và cây thuốc được trồng khắp mọi xóm thôn Trong mỗi gia đình đều có một số loại cây như các loài sen, cúc, tường vi, ngọc lan,

da hương, nhài, hug, lan, hải đường, hồng, thược dược, phù dung, thuỷ tiên,

ngọc trâm, mẫu đơn, ngải cứu, rau má

“Trong chăn nuôi đàn gia súc, gia cằm chủ yếu gồm trâu, bò, lợn và gà

gà ở đây chủ yếu là giống gà ri, giống nhỏ, đễ nuôi, thịt ngon, mắn đẻ Thức ăn cho gia cằm chủ yếu sử dụng các nông sản được thu hoạch từ các vụ lúa,

vụ màu của quê hương ~ Thủ công nghiệp

Nghề thủ công nghiệp truyền thống ở Nam Giang là nghề rèn Nghề rèn

có mặt ở nhiều nơi Ở đây, chủ yếu là rèn sắt, làm ra các sản phẩm là nông vụ

(cay, cude, mai, thudng, liém, hái ) hoặc các dụng cụ phục vụ lao động và

sinh hoạt (búa, rìu, đao, kéo ) Nhu cầu các sản phẩm trên là rất lớn, vì trong

nông thôn Việt Nam xưa kia như mỗi làng hoặc cụm một vài làng lại có một hoặc vài ba lò rèn Làng rèn Vân Chàng có từ rất sớm Tương truyền, vào đời

vua Trần Nhân Tông (1279-1293), nghề rèn đã được du nhập vào Văn Chàng

Trang 21

quê hương Vân Chang da t6n sau éng thay day nghé la Luc vi Thánh sư, lập đền thờ làm Thành hoàng của làng

Trước

la, vào năm 1426, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc, một

thanh niên người họ Đoàn đã đứng ra tập hợp dân làng đứng lên giết giặc, được phong Dũng tráng Dai tướng quân Biết nơi đây có nghề rèn, Bình Định 'Vương Lê Lợi đã giao cho dân làng nhiệm vụ rèn vũ khí cho nghĩa quân Từ

đó đến nay, nghề rèn Vân Chàng liên tục tổn tại và phát triển

Thời xa xưa Vân Chàng chỉ sản xuất được một số mặt hàng đơn điệu mang tính thủ công như dao, kéo, bản lẻ, đinh, ốc vít, bếp kiểng, cuốc xẻng,, răng cào Mấy chục năm trở lại đây, làng nghề Vân Chàng từng bước phát

triển Sản phẩm của họ một phần đã được cơ giới hóa với kỹ nghệ tỉnh xảo, mẫu mã đẹp đạt độ bền cao trong sử dụng, nhất là các phụ tùng xe đạp Chính

nhờ những mặt hàng này, trên chục năm trước hai hợp tác xã Tân Tiến và Tiền Tiến của đại phương trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc trong ngành công

nghiệp — tiểu thủ công nghiệp

Do cơ chế thị trường, hai hợp tác xã cơ khí đã giải thẻ, song nghề cơ khí

ở Vân Chàng lại phát triển chưa từng có 95% số hộ trong làng vẫn tâm huyết với nghề; 2/3 số hộ, cơ sở sản xuất được trang bị máy móc Máy móc đưa vào

sản xuất ngày một nhiều, làm cho mặt hàng của Vân Chàng ngày một phong

phú, tân tiến Riêng kéo đã có mấy chục loại, chất lượng tốt Mỗi máy thụt,

máy đùn, máy nặn ở Vân Chàng một ngày có thể sản xuất 150 4m hoặc xoong

nhôm, 100 đôi vành hoặc chắn bùn, 200-300 pêđan, 400-500 chân chồng xe đạp Mọi phế liệu được chuyển vẻ Vân Chàng, đều trở thành đồ vật hữu ích,

đạt hiệu quả sử dụng cao Ngày ngày, hàng của Vân Chàng đi khắp nơi trong

Trang 22

Sản phẩm nghề rên Vân Chàng rất đa dạng, phục vụ mọi nhu cầu sản xuất và đời sống Có những sản phẩm rất nỗi tiếng, như khoá hòm đẹp và tốt

Nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao nay vẫn còn được lưu giữ ở Bảo

tàng tỉnh Nam Định như cây đèn sắt lưỡng long chằu nguyệt với 36 ngọn đèn

cao hơn hai mét, cây đèn nhị thập bát tú với 28 ngọn đèn cao gin ba mét )

'Do có nghề thủ công phát triển, Vân Chàng xưa cũng là một trung tâm thương

mại sằm uất trong vùng Trong làng có chợ Chùa bán mua đủ mọi hàng hoa,

có chợ sắt Vân Chàng bán mua các sản phẩm và nguyên liệu nghề rèn và đặc biệt có chợ Viềng mỗi năm chỉ họp duy nhất một phiên vào ngày 8 tháng

giêng - một hình thức chợ Xuân

Làng có 80 cửa hàng dịch vụ đời sống, một chợ họp chiều Người Vân Chang đi tới đâu làm giàu tới đó Tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh,

có cả một làng Vân Chàng, không ít người có vốn lên đến hàng tỷ đồng Họ liên doanh với nhiều nơi ở trong nước và cả với người nước ngoài như Đài

Loan, Thái Lan, Singapore

~ Thương nghiệp: Các nhà nước phong kiến Việt Nam không phải khi

nảo cũng có cái nhìn tích cực đối với kinh tế thương nghiệp Những triều đại

trọng nông triệt để thường kèm theo đó là các chính sách hạn chế thương nghiệp hay "ức thương” Những khi như vậy thương nghiệp thường tồn tại và phát triển một cách chật vật Tuy nhiên, nó vẫn cứ diễn ra, vẫn cứ mở rộng,

do yêu cầu của cuộc sống cũng như của bản thân nền kinh tế

Ngồi nghề nơng, nhân dân xã Nam Giang còn có các nghề dịch vụ khá

như làm đậu phụ, nấu rượu, các loại bánh và chăn nuôi gia súc gia cầm như

trâu, bò, lợn, gà Hàng hoá đem bán ở chợ Chùa ngay đầu làng và các chợ lân cận Chợ Chùa họp vào các ngày 3 và 7 hang tháng là phiên chính còn các

Trang 23

Van Ching, tới các sản phẩm nông nghiệp rau quả, thực phẩm, hàng chiếu cói, may tre dan, rỗ rá ở Nghĩa Hưng và Kim Sơn, Phát Diệm (Ninh Bình) cũng mang sang bán

Nhờ có sự kết hợp giữa làm nông nghiệp với các nghề phụ khác, đời

sống của người dân Nam Giang ngày một ôn định và khắm khá hơn

1.1.3.2 Đời sống văn hoá — xã hội

* Phong tục tập quản

~ Cưới xin: Ở Nam Giang còn lưu truyền, phổ biến những quan niệm

như: “Cha mẹ đặt đâu con ngôi đấy”, “Môn đăng hộ đối”, “Cưới vợ xem

tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”, “Trai khôn kén vợ chợ đông, gái khôn tìm chẳng giữa chốn ba quân”, “Nuôi lợn thì phải vớt bèo, lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng ”, “Ma chế, cưới trách " phản ánh những quan niệm,

mục đích cùng những phong tục tập quán của người Việt nói chung, của cư

dân xã Nam Giang nói riêng xung quanh việc hôn nhân

Cũng như ở nhiều miễn quê khác, ở Nam Giang theo phong tục xưa, đề

trở thành vợ chồng, đôi trai gái phải trải qua rất nhiều nghỉ lễ : so tuổi, chạm

ng

điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi gia đình, tầng lớp, nên quy trình cưới xin

cũng không nhất loạt như nhau Thường thường, những gia đình quan lại,

khoa bảng, tằng lớp trên có điều kiện tiến hành đủ các “công đoạn” trên Các

in hỏi, xin dâu, rước dâu, nhập phòng, lại mặt Trên thực tế, do những

nhà bình dân - bộ phận đông đảo hơn cả trong xã hội, đã giản lược một số

nghi lễ, còn lại những nghỉ thức “không thể bỏ được” như: dạm ngõ, ăn hỏi,

xin cưới, rước dâu, lại mặt Phần không nhỏ cư dân, những gia đình nghèo

khổ không có đủ điều kiện vật chất tối thiêu để thực hiện các nghỉ lễ trên

Nhiều gia đình thuộc loại này, việc dựng vợ, gả chồng, cưới xin của các đôi

Trang 24

trai lấy vợ chỉ cố gắng có bữa cơm “tươi” hơn ngày thường, mời thêm chú

bác ruột thịt, cô dâu mang theo chăn màn (nếu có) về nhà chẳng

Pháp luật nhà nước từ thời Lê, Nguyễn, các phong tục, hương ước của

xã Nam Giang hiện còn, đều cố gắng củng cố, tăng cường chế độ ngoại hôn “Trong những trường hợp vi phạm bị kết tội loạn luân, có nơi bị đuôi ra khỏi công đồng làng

Bên cạnh những đám cưới thông thường, trong những hoàn cảnh cụ thể còn có: đám cưới chạy tang, ở rễ

~ Tang ma: Cũng như mọi hiện tượng văn hoá khác, tang ma với những

nghỉ lễ, phong tục gắn liền với nhận thức, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng

tộc người, có những biến đổi theo những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Phong tục lễ tang của người Nam Giang nhiều thế kỷ qua thường được vận dụng theo tổng kết của Thọ Mai gia lễ, gồm hàng loạt các nghỉ lễ thể hiện qua từng thời đoạn: từ giờ phút lâm chung (đặt tên hèm, hú hồn, tắm rửa, thay

y phục, ngâm gạo, tiền ); chuẩn bị quan tải (trừ tà - phạt mộc, khâm liệm -

nhập quan, kê quan tài - thiết linh sàng ); phát tang (mặc đồ tang - thành

phục cúng cơm - triêu tịch diện), đến chuyển cữu, yết tổ, trị huyệt, hạ huyện Trên thực tế, chỉ có những gia đình Nho gia, quan chức, giàu có mới có những điều kiện (từ vật chất, thời gian ) thực hiện đủ theo quy chế này

“Tang ma được coi là gia lễ, nhưng trên thực tế không bao giờ thoát ly

Trang 25

Theo thong kê năm 2010, Nam Trực có trên 200 di tích được phân bô ở

đều khắp 154 thôn, làng, bao gồm di tích lịch sử kháng chiến, di tích kiến trúc

nghệ thuật, tôn giáo mỗi thôn làng đều có một ngôi đình hoặc đền, một

ngôi chùa, có nơi còn có phủ thờ Mẫu Chỉ tính riêng nơi thờ anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo và Triệu Quang Phục đã có tới hàng chục di tích

Tinh

ến năm 2010, trong tổng số trên 200 di tích của toàn huyện, đã có 11 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 28 di tích xếp hạng cấp tỉnh Ngày

13/01/1964, chủa Đại Bỉ xã Nam Giang cùng với 2 di tích khác là đền Din xa

Nam Duong va đền Xám xã Hồng Quang được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá quốc gia theo số 29/QÐ - VH Ngoài ra, xã Nam Giang còn có đền

Giáp Ba cũng được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994 va 1 công

trình được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cắp tỉnh năm 1997 là đền Giáp “Tư Trong phạm vi luận văn, tác giả xin giới thiệu một số di tích tiêu biểu của

xa,

~ Đèn Giáp Ba: hay còn gọi là đền Cảm Nang nằm ở trung tâm thị tran

Nam Giang huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 9 km theo

đường 55 Công trình bao gồm đền chính thờ Triệu Việt Vương và hai đền

nhỏ thờ hai vị tướng họ Đoàn Từ thời Lê, nơi đây được gọi là thôn Cảm tên thành

Nang thuộc xã Châu Nguyên, sau cách mạng tháng Tám được đ

thôn Ba xã Nam Giang, nhân dân vẫn gọi là Giáp Ba

Triệu Quang Phục sinh ra vào mùa xuân năm Mậu Thìn, trong một gia

đình khá giả có lòng nhân đức Cha ông là Triệu Túc, mẹ là Hán Thị Siêu ở

xã Phật Nội huyện Chu Phục rất chăm chỉ học hành, văn võ đều tỉnh thông

Năm 17 tui , cha mẹ qua đời, ông theo danh tướng Lý Bôn đánh tan quân

xâm lược nhà Lương, giành độc lập cho đắt nước Năm 544, Lý Bôn lên ngôi

Trang 26

dem quan sang xâm lấn nước ta Lý Nam Đề thất trận chạy về động Khuất

Liêu, binh quyền trao cho Triệu Quang Phục Năm 547 Triệu Quang Phục lui

về đâm Dạ Trạch (nay là vùng đắt Khoái Châu, Hưng Yên) Đây là vùng đẳm

lấy rộng lớn, cỏ cây, lau sây um tùm Ông cho quân lập doanh trại trên một gò đất nỗi giữa đầm, hàng ngày dùng thuyền độc mộc đi đánh tỉa Quân Lương

hao tổn nhiễu, tình thần hoang mang cực độ Dần dần quân ta thắng lớn, quét

sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi Truyền thuyết đã kể rằng ông đã lập đền thờ

và được Chử Đồng Tử trao cho một móng rồng lắp vào mũi đầu mâu nên

đánh giặc trăm trận trăm thắng

Sau khi đánh tan quân giặc năm 548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua,

xưng là Triệu Việt Vương, đóng đô ở Long Biên Đến năm 570, ông bị Lý

Phật Tử người cùng họ với Lý Nam Đề đem quân đánh úp Ông bị thua, phải

rút chạy, rồi trầm mình xuống cửa biển Đại Nha vào ngày 14-8

“Tương truyền khi rút chạy, Triệu Việt Vương đã dừng chân ở thôn Cảm Nang định lập hành doanh nhưng vẫn bị truy kích phải chạy đến cửa biển Đại Nha, nay là thôn Độc Bộ thuộc Yên Nhân huyện Ý Yên Hiện nay ở thôn Ba

vẫn còn những dấu tích của lần vua Triệu dừng chân như khu đất An Mã

Chiến là nơi quan quân cho ngựa ăn cỏ, uống nước; nơi ngựa chạy được gọi là

Mã Khởi Phía đông nam làng còn có đường Mã Chạy Doanh trại quân lính

xưa nay là khu Cồn Cửa Sau khi Triệu Việt Vương mắt, để tưởng nhớ công

lao to lớn của ông, nhân dân Cảm Nang đã lập đền thờ ngay trên khu đắt ma

ông đã dừng chân

“Toàn bộ quần thể ngôi đền toa lac trên diện tích 04 ha quay về phía nam, gồm 4 toà chính và 2 giải vũ theo kiêu nội chữ đinh ngoại chữ quốc Từ

trong ra ngoài, trước hết lả toà chính cung, hai bên toả chính cung thờ hai

quan văn và quan vũ, ở giữa là khám có tượng Tiên đế bằng đồng ngôi thiết

Trang 27

phía đông là tượng hai phi, có tên tục là Huệ Nương (Hoàng hậu), Thúc Nương và Tân Nương là 3 chị em gái con một gia đình khá giả thuộc huyện

Chan Dinh, phủ Kiến Xương (Thái Bình) Tiếp theo là toà Tiền tế: gian giữa bảy đồ tế lễ, bát bửu và hoành phi câu đối Hai bên đền là nhà dải vũ nối tiếp tir toa tiền tế đến toà chính cung Qua chiếc sân rộng lát gạch Bát Tràng là hồ

nước hình vuông, bờ được kè đá va xây gạch là Nghỉ môn ba gian nguy nga

đ sơ

'Tồ Tiền tế có 5 gian làm mái cong, tứ trụ với hệ thống vì nóc kiểu

chồng rường, tỉ lệ thích hợp, cân xứng Toà Tiền tế được trùng tu từ đời vua Đồng Khánh năm thứ 2 với hệ thống đao, tàu mái cong còn bảo lưu phong

cách thời Hậu Lê

Để tăng vẻ đẹp cho mặt chính diện và làm cho nơi thờ tự được tôn nghiêm, tại Tiền tế có ba bức cửa võng Bức cửa võng ở gian giữa chạm

thủng với cảnh lưỡng long chau nguyệt, phượng chầu theo các tư thế khác

nhau Hai bức hai bên cũng chạm hoạ tiết mai hoa, trúc hoá

‘Toa Thiêu hương cũng có vì nóc kiểu chồng rường như toà Tiền tế Phía sau được làm giao mái, bắt vần với chính cung Tại cung đệ nhị, phần chạm

khắc được chú ý trên đôi bây và đôi xà dọc với những hoạ tỉ

bay trong mây, cá hoá long, vân ám nghệ thuật rất đa dạng Chính cung được

làm theo phong cách cỗ truyền, với lối thiết kế xà nằm trên hệ thống cột đá và

các vì kèo, trụ thanh thoát

Đền Giáp Ba là một công trình kiến trúc lịch sử bề thế, được nhân dân

gìn giữ và bảo quản Hàng năm cứ vào dịp ky Thánh (14 - 8 Âm lịch) ở đền

Trang 28

bên dưới Hội còn tô chức đấu vật, đánh cờ người và kéo chữ Lễ hội đền thôn

Ba mở vào 3 ngày 13, 14, 15 tháng 8 âm lịch hàng năm (ngày mắt của Triệu Việt Vương, 13 ~ 08 năm Tân Mão)

lên thôn Tư: Đền thờ Ngọc Hoa công chúa, người có công giúp Lý

Thường Kiệt đánh đuổi giặc Chiêm Thành Theo các cu trong ling kể lại Năm 1103, vua Chiêm Thành mang đại quân ra chiếm ba châu: Địa Lý, Ma

Linh, Bố Chính Quân Chiêm Thành đi đến đâu cũng giết người cướp của dã

man Vua Lý cử một lão tướng nam chỉnh Trước khi xuất quân, lão tướng

tuyển binh sĩ Trong số người ứng mộ có một ông đỏ họ Trần Khi bà bồ dẫn con gái là Ngọc Tường mới lên chín tuổi đi tiễn chồng xuống thuyền trấy quân thì cô Ngọc Tường nắm chặt áo cha nằng nặc đòi đi đánh giặc Trước tắm lòng tha thiết của cô, lão tướng không thể nào từ chối được mặc dù ông cũng chưa biết dùng cô vào việc gì trong chiến đấu

Khi tới miền đất địch, quân ta giao chiến đôi ba trận bắt phân thắng bại

Phòng tuyến Chiêm Thành được canh gác cẳn mật Quin do thám Đại Việt không lọt vào được Nàng Ngọc Tường cải trang làm một em bé đi ban tru

không và thuốc lào, trà trộn sang phía quân địch đóng Quân địch thấy nàng

còn nhỏ không chút nghỉ ngờ Chúng xúm quanh gánh hàng mùa hàng, hết

tốp này đến tốp khác nên nàng thu thập được nhiều tin tức của quân địch Nhờ ánh hàng mà Ngọc Tường nắm được các vị trí đồn trại, phòng tuyến của địch để báo cho quân ta Chẳng bao lâu vị trí của quân địch ta đã nắm vững, lão

tướng hạ lệnh tắn cơng, qn ta tồn thắng lấy lại được ba châu Trên đường

quân Đại Việt trở về, ca khúc khải hoàn thì nàng Ngọc Tường bỗng mắt và

hoá thành một con chim hac Lão tướng tâu công lao của cô gái chín tuổi anh hùng, vua Lý truy phong làm Ngọc Hoa công chuá, lại sắc phong làm phúc thần ban duệ hiệu là Thánh tiên Ngọc Tỉnh Nơi Thánh hoá được nhân dân lập

Trang 29

Đền quay hướng theo hướng Nam, công trình có kiến trúc theo kiểu chữ công gồm Tiền tế, Thiêu hương, hậu cung và 2 dãy nhà dải vũ Toà Tiền tế gồm S gian với vì nóc kiểu chồng rường, Thiêu hương gồm 2 gian dọc vì kèo kẻ chuyển, hậu cung 3 gian, vì nóc kiểu cốn mê Trong đền còn lưu giữ được

2 sắc phong, phong cho Thánh tiên Ngọc tỉnh có niên đại Cánh Hưng năm thứ 44 (1784) và niên đại Khải Định năm thứ 9 (1924), 2 chuông đồng thời

Nguyễn, 1 pho tượng, 16 đôi câu đối, 2 bức đại tự Ngoài ra, trong đền còn

lưu giữ nhiều di vật khác

O di tích có 2 ngày lễ chính: ngày 4 tháng Giêng tế khai điện, ngày 8

tháng hai âm lịch kỷ niệm ngày sinh của Thánh Lễ hội cứ 6 năm tổ chức 1

lần, lần nào cũng có rước, tế lễ và các trò chơi dân gian

Ngoài những di tích đã được nhà nước công nhận xếp hạng, ở Nam

Giang còn có nhiều đền, đình, chùa, miếu, am của các thôn xã Đây là nơi để thoả mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân trong vùng Trong số những di

tích đó có những di tích còn lưu giữ được gia tri về mặt kiến trúc như: Đình - đền Văn Chang, đình thôn Nhì, chùa thôn Nhắt

- Đình - đền Vân Chàng: Đền thờ 6 ông tổ có công dạy nghề rèn cho nhân dân Vân Chàng, có công chiêu tập nhân dân về lập ấp, mở đất Vân

Chàng vào thế kỷ XV, đến năm 1895 được xây dựng mới Đền toạ lạc trên một không gian rộng thoáng đăng, sạch sẽ với toà Tiền tế rộng 5 gian 2 chai, kết cấu vì nóc kiểu chồng rường giá chiêng Trung đường được xây dựng năm 1908 gồm 3 gian, rộng 40mỶ, kết cấu vì chồng rường giá chiêng Đền xây dựng năm 2006 rộng 50mẺ kết cấu vì kê tông giả gỗ Cung cắm rộng 20m” kết

cấu vì bê tông giả gỗ

ình thôn Nhì: Đình thờ đương cảnh thành hoàng Tây lĩnh chỉ thần Đình toạ lạc trên khuôn viên rộng 365m” gần trục đường giao thông Đình

Trang 30

được xây dựng theo kiểu chữ đỉnh Toà Tiền Tế rộng 5 gian, bộ khung kiểu kèo cầu quá giang bằng gỗ Cung cấm 2 gian Toàn bộ công trình được lợp

bằng mái ngói tây Trong đình còn 2 đạo sắc phong Một đạo sắc niên hiệu Duy Tân thứ 7 (1913) và một đạo sắc niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924), 3 pho tượng cổ, và còn lưu giữ được khả nhiều di vat Ngày 15/2 âm lịch là ngày tổ

chức ky thần Trong lễ hội đình có nhiều trò chơi dân gian như: cờ bới, cờ

người, tô tôm, hát chèo

* Đồi sống xã hội

~Chệ độ sở hữu ruộng đất của xã Nam Giang xưa

“Trước hết đề có thể hiểu được diện mạo xã hội, trong đó có cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ thì cần phải tìm hiểu mối quan hệ biện chứng của cơ sở kinh tế xưa là chế độ sở hữu ruộng đất và hợp thể tầng lớp giai cấp của nó

Chính vì vậy, tác giả Trần Từ nêu rõ quan điểm của mình như sau; * chỉ có

thể hiểu được cơ cấu tô chức trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở kinh tế và hợp thể giai cắp” [52, tr 18]

"Trước Cách mạng Tháng Tám, xã Nam Giang vẫn còn tồn tại một diện

tích khá lớn ruộng đắt công bởi do một số nguyên nhân dưới đây:

Nam Giang là một vùng đất cổ, nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp là chủ yếu nên chưa phá vỡ triệt để tính chất công xã nông thôn Một trong những biểu hiện của điều này là ruộng công được tổn tại dưới nhiều dạng

khác nhau như: ruộng đình, ruộng chùa, ruộng hậu những diện tích ruộng

đó được sử dụng vào những công việc quan trọng của làng như hành chính, tế

tự, hội hè đình đám Do kinh tế chưa phát triển nên trong làng không hình

thành tầng lớp có nhiều ruộng đất, có thế lực kinh tế, dùng quyền lực kinh tế để nắm bắt quyền lực xã hội và lấn át vào cơ sở kinh tế của xã hội là ruộng

Trang 31

‘Nam Giang khéng phai là đất làm quan, trong lịch sử không có người đỗ đạt cao và làm quan to trong bộ máy chính quyền nhà nước quân chủ phong kiến Điều đó cũng có thể được hiểu rằng ở đây số lượng ruộng đắt công ít nhiều còn tổn tại Việc chuyển đổi đất công thành đất tư của tầng lớp có

quyền thế trong xã lại không nhiễu, trong khi ruộng đất ít, dan lại đông, tính

khép kín của quan hệ lãng xã còn đậm nét và bó hẹp

Ruộng đất công ở làng không những ít bị chiếm dụng, thậm chí nó còn

được tăng lên bởi do nhiều người giảu có trong các thôn và quanh vùng công

đức Do đó, số điện tích đắt công của Nam Giang đã chiếm ưu thế cao Đây

cũng là xu hướng chung của làng xã Việt Nam

Theo tác giả Trần Từ, làng là tế bào sống của xã hội Việt, là sản phẩm

tự nhiên sinh ra trong quá trình định cư và cộng cư của người Việt thực hiện

phương thức trồng trọt Làng là tổ chức xã hội hoàn chỉnh nhất, mỗi làng có

một hệ thống những thiết chế dựa theo các nguyên tắc tập hợp gồm: xóm ngõ,

phe giáp, kỳ mục, chức dich và các phường hội

Cũng giống như nhiều làng quê khác ở châu thổ Bắc Bộ, một đặc điểm chung của xóm ngõ ở làng xã Nam Giang là dân luôn có sự liên kết chặt chế với nhâu bởi hai mối quan hệ láng giềng và huyết thống Nhưng trong lịch sử

hình thành và phát trí

làm ăn xa và ở lại nơi đất mới, lại có dòng họ khác đến đây sinh sống ở nhiều

của làng xã, cư dân đã có sự xáo trộn, có ding họ di xóm khác nhau Vì vậy, sợi dây liên keets công đồng người trong xóm ngõ lại

với nhau chủ yếu vẫn là quan hệ láng giềng, đó cũng là lối ứng nhân xử thế giữa những cá thể trong cộng đồng với nhau

Mặt khác, cuộc sống xóm ngõ giữa các gia đình ở trong làng cũng có

Trang 32

nhà nông Vào những thời vụ, họ thường giúp đỡ lẫn nhau bằng cách làm đổi

công trong việc cày, cấy, gặt hái Nhưng khi các gia đình trong xóm ngõ có

công việc to lớn như hiểu, hý cũng cần có sự giúp đỡ và chia sẻ về vật chất

và tình cảm của bà con láng giềng xung quanh

Về cơ cầu tổ chức, mỗi xóm có một ông trưởng xóm do dân trong xóm

ra, thường là người có tuổi, gia đình nị “Trưởng xóm lo điều hành

công việc chung như bảo vệ an ninh, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể

trong làng

* Đời sống văn hoá tâm linh

~ Tục thờ cúng tô tiên: Đối với người Việt, tục thờ cúng tổ tiên có vai trò

quan trọng trong tín ngưỡng nói chung Đó là sự bày tỏ lòng thành kính, biết

ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ Đồng thời cũng thể hiện

lòng biết ơn của lớp người sau đối với công sức của lớp người trước Tác giả

Phan Kế Bính đã viết trong cuốn sách Việt Nam phong rục: “Xét cái tục

phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính ấy cũng là một lòng bắt vong bản, ấy

cũng là nghĩa cử của người” [7, tr.35]

“rong tâm thức của người dân xã Nam Giang nói riêng và người dân

Việt Nam nói chung, chết chỉ là mắt phần xác còn phần hỗn thì vẫn quanh

quản với con cháu Bàn thờ đặt ở trên cao, trang trọng nhất trong nhà, thường là ngay ở chính giữa nhà và ho tin ring tổ tiên mình luôn ngự trên đó để che

chở phù hộ cho con cháu Tắt cả những đồ ăn ngon nhất, tỉnh khiết nhất, đẹp

mắt nhất như hoa quả đầu, mùa, cơm gạo mới bao giờ cũng đặt lên bàn thờ

để thắp hương trước, sau đó con cháu mới được ăn Vào các ngày Sóc Vong

Trang 33

hy, trong gia đình có việc lớn họ đều thắp hương thỉnh cầu tổ tiên ông bà cha mẹ về chứng giám

Giá trị lớn nhất của tục thờ cúng tổ tiên là đã tạo thành truyền thống, nếp nghĩ cho thế hệ sau luôn ghi nhớ và thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn

Các giá trị khác còn thể hiện ở việc tao nên sự đoàn kết chặt chẽ những người

cùng huyết thống, vì dòng họ để vươn lên trong hoạt động xã hội, học tập và

sản xuất Ngồi ra, thơng qua tục thờ cúng tổ tiên, người ta có điều kiện mở

xông mỗi quan hệ với các dòng họ khác trong làng Tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành tín ngưỡng trong tâm thức của người dân xã Nam Giang nói riêng và

công đồng dân tộc Việt Nam nói chung

~ Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng: Đây cũng là tín ngưỡng cơ bản và

phổ biến giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tâm linh Theo Nguyễn Duy Hinh cho biết, thành hoàng làng của người Việt là một vị được

dân thờ từ trước, sau mới được vua phong tước vương với chức danh thành

hoàng, là vị thần bảo hộ làng được khoác lên chiếc áo tín ngưỡng phong kiến “Trung Hoa, hay nói cách khác, thần bảo hộ làng về mặt văn hoá đã bị Hoa hoá

mang chức danh Thành hoàng [12, tr.140 - 141]

Thành hồng ở các thơn làng trong xã Nam Giang là các vị thần thánh

có công đối với dân với nước, đồng thời là các vị thần linh nhiệm của làng

Nhân dân xã Nam Giang thờ các vị thần thánh để tưởng nhớ công lao đối với

dân và cầu mong các thần phù hộ cho dân làng bình an, mưa thuận gió hoà, mia ming tuoi tốt Vì sự hệ trọng trong tục thờ thành hoàng lảng, nên việc chuẩn bị cho các nghỉ thức tế lễ để tưởng niệm các vị thành hoàng cũng chính

là ngày hội làng được chuẩn bị rất chu đáo, cẩn trọng Sự cao quý nhất của tục

thờ cúng thành hoàng làng là giáo dục các thế hệ phải

Trang 34

nhớ về cội nguồn và công lao của người xưa Thờ thành hoàng làng là một

phong tục tốt đẹp đã ảnh hưởng đến hoạt động xã hội hiện nay và mai sau

* Lễ hội cổ truyền:

Khi xưa, ở Nam Giang có các ngày lễ như: Lễ xuống đồng, lễ lên đồng, lễ cơm mới, lễ cầu đảo, lễ xá tội vong nhân (15/7 âm lịch), các ngày mồng

Một và ngày 15 hàng tháng, lễ hội các đền trong thôn, lễ chủa Nhưng hiện

nay, do cuộc sống hiện đại, nên các ngày lễ xuống đồng, lên đồng, lễ cơm mới không còn được tổ chức, chỉ có lễ cầu đảo ở chùa Bi, các ngày Rằm và

mỗng Một âm lịch là còn được quan tâm, đặc biệt ngày lễ hội của các làng và

lễ hội chùa Bi được tổ chức long trọng

1.1.3.3 Phường hội

Cũng như nhiều làng khác thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam

Giang trong cơ cấu tổ chức làng xã thì những thiết chế giữ vai trò nỗi bật như

dong ho phe giáp, chức dịch thì ngoài ra còn có các tổ chức dân đã, mang tính

tự nguyện cao vì nhu cầu quan hệ cộng đồng và mục đích tương trợ nhau trong cuộc sống Đặc biệt ở Nam Giang còn có tổ chức “Phường hát rồi” tạo nên sắc thái riêng của vùng quê này Phường hát rối xét ở góc độ cơ cấu tổ ca hát để giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong việc thể hiện những điệu hát chức trên cơ sở tự nguyện của những người cùng giới có năng khi múa rối

Phường rối chùa Bi được khôi phục từ khoảng năm 1976 Muốn tham

gia phường rồi phải sắm sanh lễ lạt đầy đủ và gần bó với phường đến khi

Trang 35

hát giỏi, múa giỏi, gõ nhạc tốt sẽ kế nghiệp dần dần từ phó cho đến chánh

trùm Trong những đêm hội, họ đều mặc áo dài thâm, quần trắng, khăn xếp

Ngoài ra còn có dàn nhạc minh họa thêm cho hát rồi, hầu hết là bộ gõ Dàn

nhạc của phường hát

gồm một trống cơm, một tam bản, một thanh la và

dàn nhạc của chùa có trồng và mõ thỉnh thoảng đệm thêm Ngày xưa, chủa Bỉ

có 20 mẫu ruộng để làm tư điền lo việc thờ tự thì phường rối được chia tới S

mẫu lấy kinh phí cho tập luyện và biểu diễn Những người tham gia phường

rối sẽ được ghi tên, khắc bia để trong chùa Bia phường rối hiện nay ghi tên

các nhân vật từ năm 1922 đến nay Đây là nét đặc trưng riêng trong cơ cấu tổ chức thôn xã của xã Nam Giang,

* Cơ cấu tổ chức hiện nay

'Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, xã Nam Giang có nhiều thay đổi

trong cơ cấu tô chức Hiện nay xã có trên 55.000 nhân khẩu và có nhiều dòng

họ do quá trình tụ cư lâu đời trong lịch sử Các hộ gia đính sống trong 7 thôn

xóm Quan hệ hàng xóm láng giéng, trong họ ngồi làng ln giữ được những

nét đẹp của thuần phong mỹ tục như tình đoàn kết cộng đồng, tương thân

tương ái, trọng tình trọng nghĩa Theo hệ thống chính trị hiện nay, xã có Chỉ bộ thôn với hơn 100 Đảng viên, Ban quản lý thôn hiện nay gọn nhẹ, đứng đầu là Bí thư Chỉ Bô, Trưởng thôn, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chưc đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội

Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh Cuộc sống của nhân dân dưới đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày cảng được nâng cao

1.2 CHUA DAI BI TRONG DIEN TRINH LICH SỬ

1.2.1 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại

Chùa Đại Bí là công trình kiến trúc dân gian và cũng nằm trong dòng,

Trang 36

thì hiện nay không ai biết và cũng không có tải liệu nao ghi chép lại một cách

cụ thể Chùa được nhắc đến trong lịch sử, theo thần phả của chùa Bi bất đầu

từ khi Thiền sư Từ Đạo Hạnh thời nhà Lý về lánh nạn tại xã Chân Đảm huyện Tây Chân (nay là xã Nam Giang, huyện Nam Trực) lập ra ngôi chùa để tu

hành và truyền dạy nghệ thuật múa rối cạn Cũng theo thần phả, đức Từ Đạo Hanh còn truyền dạy cho nhân dân trò múa rối nước còn được lưu giữ cho đến nay ở thôn Nhất xã Nam Giang Tuy nhiên, hiện nay chùa không có bắt cứ một dấu tích kiến trúc có niên đại này Vì thé, dé khăng định niên đại khởi dựng từ thời Lý của chùa Đại Bi chắc chắn cần có thêm sự nghiên cứu Trong

phạm vi của luận văn chuyên ngành Văn hoá học này, tác giả không đặt ra xác định niên đại khởi dung cia chia, vi đây là việc hết sức khó khăn

và phức tạp Tuy nhiên, hiện trong chùa còn lưu giữ 10 tắm bia đá Bia sớm

nhất là vào đời vua Lê Hy Tông (1679) cho biết việc trùng tu lại tồn bộ ngơi chùa Như vậy thì một điều có thê chắc chắn là chùa Đại Bi đã được khởi dựng trước đó Trong những tắm bia còn lại của triều đại sau này cũng không cho biết thêm về việc xây dựng ngôi chùa Hầu hết những di vật và kiến trúc ngôi chùa đều mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Nguyễn Riêng hệ thống

chân cột đá tảng chạm khắc hình cánh sen đúp được các nhà nghiên cứu văn

hoá cho rằng đây là hoạ tiết thường thấy trong mỹ thuật thời Lý, mặc dù nét chạm khắc không được tỉnh xảo như ở các di tích khác Điều này cũng được lý giải có lẽ đây là ngôi chùa không phải thuộc quốc gia (đại danh lam) nên khi xây dựng ban đầu không được công phu, tỉ mỉ như các di tích do tẳng lớp quý tộc xây dựng [11]

Có thể, khi mới được xây dựng, chùa mang chức năng thờ Phật và từ

thời điểm nào chùa Đại Bi có thờ thêm Từ Đạo Hạnh để trở thành dạng chùa

Trang 37

chùa cùng loại khác, chắc phải đến thế kỳ XVII thì “‹

mới định hình Và vì thế, ngày nay, chúng ta biết đến chùa Đại Bi với chức

liện Thanh” cua chia

năng cơ bản là nơi thờ Phật và thờ Thánh; nơi sinh hoạt văn hoá cộng và tổ

chức lễ hội

Trải qua các triều đại, chùa Đại Bi đều được trung tu, sửa chữa, nhưng

hiện nay những bia ký cho biết những lần trùng tu lại chùa không còn nhiều

“Tắm bia có niên đại sớm nhất là bia “Trùng tu Đại Bi tự huệ điền bị” được

khắc vào năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1679) cho biết vào năm

1679 nhà chùa cùng với nhân dân và những tín đồ phật tử đã đóng góp tiền

của cho việc trùng tu lại tồn bộ ngơi chia

Sau khoảng thời gian dài, đến thế kỷ XIX, chia lại được trùng tu sửa

chữa một số công trình kiến trúc Cõ lẽ trong suốt khoảng thời gian 2 thé ky

đó, chùa Đại Bỉ cũng được trùng tu nhưng không có tài liệu cũng như văn bia

nào còn ghi lai

“Trong thời Nguyễn, chùa được trùng tu và sửa chữa một số công trình

kiến trúc Theo ghi chép trong bia “Trùng íw Đai Bi tự chưng các bi” được khắc vào năm Gia Long thứ 13 (1814) cho bi

việc tu tạo gác chuông chùa Bia “7 tạo tiển đường” được khắc vào năm Tự Đức thứ 19 (1866) cho biết

việc tu tạo Tiền đường chùa Đại Bi Bia “Đại Bi tw chưng các bỉ" được khắc vào năm Tự Đức thứ 33 (1881) cho biết việc sửa chữa lại gác chuông Bia

“Dai Bi tu tring tu bi ký ” được khắc vào năm Duy Tân thứ 2 (1908) cho biết

việc sửa chữa lại gác chuông chùa Bi Các tắm bia còn lại chủ yếu có niên đại muộn, khoảng thời Tự Đức, Duy Tân, Khải Định Nội dung chủ yếu là bia

Trang 38

vua Thành Thái năm thứ 9 (1897) nhà thờ Tổ được khởi công xây dựng ở phía sau gác chuông

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa Đại B¡ không bị tàn

phá bởi bom đạn Từ năm 1958 đến 1962, chính quyền mượn hai dãy hành

lang chùa Bỉ để mở trường học dạy chữ cho nhân dân trong cả huyện và

những huyện lân cận khác, nhiều công trình xung quanh bị tháo dỡ, một giếng, mắt rồng bị san lấp để xây dựng Nhà văn hoá xã Năm 1998, nhà chùa và

chính quyền địa phương sửa lại một giếng mắt rồng, xây tường, cổng bao

quanh ngôi chùa Là công trình kiến trúc có giá trị kiến trúc - nghệ thuật nổi

bật, năm 1964 chùa Đại B¡ đã được nhả nước xếp hạng là Di tích lịch sử - văn

hoá cấp quốc gia

Cũng như các ngôi chùa dạng “tiền Phật hậu Thánh” khác, trước đây, chùa Đại Bi không có sư trụ trì Cho đến năm 1994, lần đầu tiên, chùa Đại Bỉ

mới có sự trụ trì, đó là khi Tỉnh hội Phật giáo Nam Định bỗ nhiệm Hoà

thượng Thích Thuận Đức là Phó trưởng ban Tỉnh hội Phật giáo Nam Định về

trụ trì tại chùa Năm 2000, khi Hoà thượng Thích Thuan Đức viên tịch, Đại

đức Thích Thanh Quyết lên trụ trì Hiện nay, tháp thờ Hoà thượng Thích “Thuận Đức được xây dựng vào năm 2000 cũng đồng thời là cây tháp mộ duy nhất ở chùa này 1.2.2 Lịch sử vị Thánh được thờ trong di tích 1.2.2.1 Thin tichMai lich thánh Từ Đạo Hạnh cuốn

Lai lịch của thiền sư Từ Đạo Hạnh được chép trong khá nÏ

sách, bắt đầu từ Thiền Uyn tập anh - một cuốn sách được ghỉ là khởi thao tir cuối thời Lý

ến khoảng thời gian sau khi Trần Thái Tông mắt Thần tích của

Từ Đạo Hạnh cũng được Vũ Quýnh và Kiều Phú soạn lại năm 1492 trong

Trang 39

Tir Dao Hanh vao phan Tục biên cia “Viét dién w linh” trên cơ sở những

truyện đã có sẵn và được Nguyễn Văn Chất - Quốc Tử Giám tư nghiệp, tiến sĩ

năm Thái Hoà thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông bổ sung thêm một số truyện khác

'Về cuộc đời và hành trang của Từ Đạo Hạnh, hai cuốn Thiền Uyên Tập

Anh và Lĩnh Nam chích quái đều chép khá thống nÌ

tắt như sau: Ông họ Từ, tên Lộ Cha là Từ Vĩnh, mẹ là con gái nhà họ Tăng ở về nội dung, có thể tóm

hương Yên Lãng (làng Láng) nay thuộc quận Đồng Đa - Hà Nội Thân phụ

ông bị Diên Thành hầu nhờ sư Đại Điên dùng pháp thuật đánh chết Đạo

Hanh quyết chí tìm đường sang Án Độ học phép lạ để trả thù cho cha, nhưng

khi đến nước Kim Xi, gặp khó khăn nên đã quay về tu luyện ở chùa Thiên

Phúc (#Ñ#), núi Phật Tích (##8#) thuộc huyện Thạch Thất, Sơn Tây và

chuyên trì tụng Đại bi tâm Đà La nỉ (kinh Mật tông) đủ mười vạn tám nghìn

lần Nhờ tu luyện, ông đã có những phép thuật cao cường như phù phép, cầu gió, gọi mưa, chữa bệnh Sau có vị thần hiện ra tự xưng là Tứ trấn Thiên vương xin nhận làm thầy, ông biết phép thuật của mình đã đủ để trả thù được cho cha Sau khi trả thủ, Đạo Hạnh đi khắp nơi để tìm thầy ân chứng Nghe nói cao tăng Kiều Trí Huyền ở Thái Bình tu rất đắc đạo, ông tới để hỏi về

“chân tâm, câu trả lời của sư không đủ để thông hiểu, Từ lại đến chùa Pháp

'Vân (chủa Dâu - Bắc Ninh) gặp Sùng Phạm - thế hệ thứ mười một của Thiền

phái Tỳ nỉ đa lưu chỉ (Vinitaruci), được Sùng Phạm nhận làm đệ tử và truyền

chân tâm, Đạo Hạnh quay về núi Thây tiếp tục tu hành Đạo pháp ngày càng

cao khiến được các loài chim, thú đến để sai bảo, dân trong vùng có bệnh đến xin bùa dấu đều khỏi Để trả ơn vẻ việc Sùng Hiển hầu cứu mình thoát khỏi tội chết khi dùng bùa chú, kết ấn ngăn không cho Giác Hoàng (hậu thân của

sư Đại Điên) thác thai làm con của vua Lý Nhân Tông, Từ Đạo Hạnh đã

Trang 40

Dao Hạnh hoá, khi sư chết cũng là lúc phu nhân của Sùng Hiền hầu sinh con

trai, đặt tên là Dương Hoán Vì vua Lý Nhân Tông không có con nên Dương Hoán được đem vào cung nuôi dạy rồi lập làm Hoàng thái tử và sau này là

vua Lý Thần Tông

Nếu “Thiền uyễn tập anh” chỉ chép đến khi Đạo Hạnh hoá là kết thúc và

cho rằng hai việc Từ Đạo Hạnh hoá, Dương Hoán sinh chỉ là một sự trùng

hợp ngẫu nhiên, thì các tác giả của “Lĩnh Nam chích quái” lại “bổ sung” thêm

một số tình tiết đến nhà sư Nguyễn Minh Không Sách ghi rõ, Minh Không là

học trò của Đạo Hạnh, đồng thời cũng là người chữa khỏi bệnh hoá hỗ của

vua Lý Thần Tông (hậu thân của Đạo Hạnh 20 năm sau)

Đến “Việt điện u linh”, truyện về Từ Đạo Hạnh lại có thêm những tình

tiết mới: Do phép thuật yếu, không thê đánh được Đại Điên nên Đạo Hạnh đã

cùng Minh Không và Giác Hải đến nude Si Man học phép Vì đường hiểm trở

định quay về bỗng thấy một cụ già mang đến cho chiếc thuyền và cây gây, dăn cứ lấy cây gây chỉ thẳng về phía Tây thì sẽ tới nơi ngay Khi thuyền cập

bến, Minh Không và Giác Hải lên bờ học phép và đi về bằng đường khác, còn

'Đạo Hạnh ở lại giữ thuyền, không thấy hai bạn quay lại bèn lên bờ tìm gặp cụ giả đạy cho phép rút đất và thần chú Đà la ni nên đuổi kịp và hoá hỗ doạ hai

bạn ở xã Ngải Cầu huyện Từ Liêm (nay là xã Ngãi Cầu, huyện Hoài Đức, Hà

Nội) Được tiên đoán đó chính là kiếp sau của mình, Đạo Hạnh hối hận và

nhờ Minh Không cứu giúp Sau đó, ba người kết nghĩa anh em rồi mỗi người đến một nơi tu luyện Minh Không va Giác Hải về chùa Giao Thuỷ, còn Đạo

Hanh đến chùa Thiên Phúc, ngày đêm luyện tập Trước chùa có hai cây thong

cổ, thường gọi là cây “rồng” Đạo Hạnh hàng ngày nhìn vào cây đó đọc chú

Ngày đăng: 21/08/2022, 13:25