Mục tiêu của đề tài Di tích và lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục ở tỉnh Nam Định là đi sâu tìm hiểu dưới góc độ văn hóa dân gian về sự phụng thờ Triệu Quang Phục tại tỉnh Nam Định. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1ky NGUYÊN THỊ NGỌC DI TÍPH VÀ LỄ HỘI PHỤNG THỪ TRIỆU QUANG PHỤC Ủ TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngan Mã số: 60310640
Van hoa hoc
LUAN VAN THAC SI VAN HOA HOC
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Đức Ngôn
Trang 2xin bày tỏ sự kinh trọng và biắt ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa sau đại học —
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Đặc biệt tác giả xi trân trong cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo của PGS.TS Trần Đức Ngôn ~ người thầy đã tin tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này:
Tác giả xin được trân trọng cảm ơn các đẳng chi lank dao sở văn hóa Thể thao và Du lich tỉnh Nam Định, Ban quân lí di tích — Danh thẳng Nam Định, phòng Văn hóa huyện Ý Yên, Nam Trực, Nghĩa Hưng UBND các xã Yên Nhân Nam Giang, Nghĩa Thái, Ban quản lý di tích đền Độc Bộ, đền Giáp Ba, đền An Thịnh, thư viện tỉnh Nam Định, thư viện Quốc gia Việt Nam, thự viện Dân tộc học cùng bạn bè, gia đình, người thân đã tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cửu, khai thác tài liệu và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
"Đo khả năng và thôi gian nghiên cứu chưa nhiễu, mặc dì bản thân đã có nhiễu ob
gắng song không tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn Tác giả rắt mong nhận được
su chi din va gúp ý chân thành của các nhà nghiên cửu khoa học, các thay c6 giáo và ban bè đẳng nghiệp
Xin tran trọng cảm ơn?
“Tác giả luận văn
Trang 4MỞ ĐẦU Chương I: TRIỆU QUANG PHỤC - TỪ LICH SU DEN TRUYEN THUYẾT 1
1.1 Triệu Quang Phục trong lịch sử UM
1.2 Triệu Quang Phục trong truyền thuyết và thần tích „19
1.3 Sự biến đổi từ nhân vật lịch sử đến nhân vật được phụng thờ 29 Chương 2: DI TÍCH PHỤNG THỜ TRIỆU QUANG PHỤC Ở NAM ĐỊNH 34
2.1 Đặc điểm kiến trúc cũa di tíc 36
2.1.1 Cảnh quan khuôn viên và bổ cục mặt bằng tổng thể 36
2.1.2 Kết cầu kiến trúc và hoa văn trang trí 4 2.2 Di vật và đồ thờ 53 22.1Di vật 33 2.2.2 Dé tha 56 2.3 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật của di tích thờ Triệu Quang Phục „T0 2.3.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá tị văn hóa nghệ thuật của di tích thờ Triệu “Quang Phục 70 2.3.2 Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích thờ “Triệu Quang Phục 71 Chương 3: LẺ HỌI PHỤNG THỜ TRIỆU QUANG PHỤC Ở NAM ĐỊNH 7
3.1 Lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục ở đền Độc Bộ,
3.1.1 Đặc điểm về quy mô, thời gian và các bước tổ chức lễ hội T8
3.12 Các nghỉ thức tế lễ 79
Trang 5
3.22 Lễ hội đền An Thịnh 90
3.3 Lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục trong đời sống văn hóa tỉnh
thần của nhân dân tỉnh Nam Định —
3.3.1 Lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục th hiện tỉnh thần cổ kết cộng đồng 92 3.3.2 Lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục có ý nghĩa trong việc cân bằng đời sống
tình thân của nhân dânNam Định pores 94
3.3.3 Lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục thể hiện truyền thống đạo lý hướng về cội
nguồn của người dân Nam Định 95
3.4 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội thờ Triệu Quang Phục _—_ 3.4.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá tri vin hoá của lễ hội thờ Triệu Quang Phục 96 3.4.2 Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội thờ Triệu Quang Phuc, 99
KET LU hi .ee 106,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6
Uống nước nhớ nguồn là đạo lý tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam,
trong đó có người Việt Không chỉ thờ cúng tổ tiên, thần linh, người Việt còn
thờ cúng những người có công trong quá trình dựng nước và giữ nước Mỗi vùng đất, nơi có dấu ấn vó ngựa, gót giày của các vị tướng lĩnh đều được
nhân dân ghỉ nhận, ngợi ca, được thánh hóa và thờ phụng Triệu Quang Phục, nhân vật lịch sử có công lao đánh duỗi giặc ngoại xâm, giảnh lại quyền tự chủ
trên toàn đất nước (548-571) và là người có khí tiết đã được nhân dân nhiều
vùng trong cả nước thờ cúng
Đặc biệt, Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) là nhân vật lịch sử được thờ khá nhiều nơi ở Nam Định Tuy nhiên, cho tới nay, nghiên cứu về
việc phụng thờ Triệu Quang Phục tại Nam Định một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ vẫn còn là khoảng trống trong khoa học
Do đó, nghiên cứu các di tích và lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục là
việc làm cần thiết nhằm giới thiệu, bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đây cũng là vấn đề mới mà luận văn đẻ cập đến
Vì những lý do trên, tôi mạnh dan chon dé tai: “Di đích và lễ hội phụng thờ Triệu Quang Phục ở tính Nam Định ” làm luận văn cao học của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa qua việc phụng thờ Triệu Quang phục của người dân Nam Định nói riêng và ở Việt Nam nói chung
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các di tích, lễ hội về những nhân vật lịch sử của Việt Nam là đề tài
Trang 7Ở những thời điểm ấy, các tư liệu, sách vở không dễ dàng được bảo lưu qua
thời gian hàng ngàn năm Vì vậy, đến nay, các tư liệu này đã bị thất truyền khá nhiều Theo khảo sát của chúng tôi, các tư liệu có liên quan đến nhân vật
Tịch sử Triệu Quang Phục ở các khía cạnh khác nhau, có thể kể
n:
Viét dién u linh của Lý Tế Xuyên (1960), là cuốn sách cô nhất chép sự
tích các vị thần ở nước ta Sự tích về Triệu Quang Phục cũng được ghi chép
khá rõ, từ việc đánh giặc bảo vệ đất nước đến sự việc mắc mưu của Nam Đề
mà dẫn đến thất bại Tác giả viết là Nam Đề (Lý Phật Tử), đây là sự khác biệt
với những cuốn sách khác viết về Triệu Quang Phục [67]
Đại Việt sử ký toàn thư tập 1(1995), các sử gia phong kiến đã đề cập
đến các kỷ trong từng thời kỳ lịch sử dân tộc, trong đó có kỷ của Triệu Việt Vuong (Triệu Quang Phục) [17, tr 121-123]
Tác giả Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí tập 1, cũng đã
đề cập sơ lược đến lịch sử các triều đại, trong đó lược sử về Triệu Việt Vương,
được viết tóm tắt quá trình từ khi làm tướng đến khi lên làm vua [14, tr 223] Lịch sử Việt Nam tập 1(1971) của Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng
[34, tr 57-59] Những trang sứ vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược(1984) của Hồng Nam và Hồng Lĩnh là những
cuốn sách viết về cuộc kháng chiến giữ nước, cách dùng quân, nuôi quân của
Triệu Quang Phục để chống giặc ngoại xâm Cuộc kháng chiến do Triệu Quang Phục lãnh đạo là bản anh hùng ca tuyệt đẹp của nhân dân ta trong sự nghiệp giữ nước, được thấp sáng qua các thời kỳ lịch sử, hiện lên khá đầy đủ trong những cuốn sách nói trên [39, tr 149-154]
Nam(1995), Lê Xuân Quang dựa vào các thần
Trang 8cũng được nói tới với tư cánh là một vị thành hoàng làng [45, tr 130-136] Thân tích thần sắc Hà Nam do Lại Văn Toàn, Trần Thị Băng Thanh
biên soạn (2004) đã ghi lại dấu ấn các vị thần và thành hoàng làng gồm các vị
có công che chở cho dân, dạy dân làm ruộng, trồng dâu, nuôi tầm, dạy chữ,
day nghề, chữa bệnh cho dân ở Hà Nam, trong đó có Triệu Quang Phục [58]
Tiếp đến, năm 2004, Viện Khoa học xã hội biên soạn cuốn Téng tap
văn học dân gian người Việt (tập 4): Truyền thuyết dân gian người Việt [63]
Nam 2008, tác giả Hà Văn Thư - Trần Hồng Đức biên soạn cuốn Tóm tắt niền
biểu lịch sử Việt Nam [54] Các cuốn sách trên cung cắp những cứ liệu lich sir
về Triệu Quang Phục, từ năm Mậu Thìn đến năm Canh Dần là 23 năm (548 —
S71), cho ta thấy nguồn gốc, quá trình xây dựng đất nước Vạn Xuân và lý do
tuẫn tiết của ông Cuốn sách đã cung cắp một cái nhìn tổng quan và một số nhận thức cơ bản về truyền thuyết Triệu Quang Phục
Danh tướng Việt Nam tập 4: Danh tướng trong sự nghiệp đấu tranh
chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc(2006), tác giả Nguyễn Khắc
Thuẩnnói về danh tướng Triệu Quang Phục - người kế thừa xuất sắc sự nghiệp của Lý Bôn [53, tr 130-141]
Sách Liệt Nam biên niên sử (2009) của Đặng Duy Phúc, đề cập tóm tắt từng giai đoạn lịch sử, trong đó, thời tiền Lý (544-602) bao gồm quá trình đất
nước chiến tranh và sự thay đổi các đời vua, bắt đầu là Lý Bí lên ngôi, xưng hiệu Nam Đề (544), tiếp đó là Triệu Quang Phục lên ngôi, xưng hiệu Triệu
'Việt Vương (548) và sau là Lý Phật Tử tự lập xưng đề tức hậu Nam Đề (S71)
[42, tr 32-34]
Bách thần đắt Việt tập Tập 6: Các vị thân thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (2011) của Vũ Thanh Sơn, giới thiệu về các vị thằn có công với
Trang 9trong đó có nói đến Triệu Quang Phục [35, tr 26-28]
“Trên cơ sở điểm qua các công trình ghi chép, biên soạn, nghiên cứu về
nhân vật lịch sử từ trước đến nay, chúng ta thấy các sử gia phong kiến và các
nhà nghiên cứu sử đời sau quan tâm khá nhiều đến Triệu Quang Phục Đây có
thể xem là nguồn tư liệu rat có giá trị, phục vụ công tác sưu tầm, nghiên cứu
hiện nay và sau này Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự phụng thờ Triệu Quang phục một cách hệ thống dưới góc nhìn văn hóa dân gian Đây là một góc mở trong khoa học để luận văn có cơ hội được đề cập đến vấn đề này một cách hệ thống
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu dưới góc độ văn hóa dân
gian về sự phụng thờ Triệu Quang Phục tai tinh Nam Định 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Tìm hiểu, khái quát hệ thống tư liệu lịch sử về Triệu Quang Phục và
các truyền thuyết, thần tích được lưu giữ trong dân gian và tại các di tích phụng thờ Triệu Quang Phục
~ Tìm hiểu một số di tích thờ Triệu Quang Phục, cùng với các nghỉ thức, nghỉ lễ trong các lễ hội tại các di tích đó để thấy rõ sự đa dạng trong việc thờ phụng Triệu Quang Phục ở tỉnh Nam Định
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các yếu tố, các hiện tượng văn hoá liên quan đến sự phụng thờ Triệu Quang
Phuc 6 Nam Định, bao gồm các truyền thuyết, thần tích, di tích, phong tục thờ
Trang 104.2 Pham vi nghiên cứu
~ Vé khéng gian: Khao sat va miéu ta ba di tích, lễ hội thờ Triệu Quang Phục: Đền Độc Bộ tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên; đền Thôn Ba tại xã Nam
Giang, huyện Nam Trực; đền An Thịnh tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hung, tinh Nam Định
~ Về thời gian: Nghiên cứu về sự phụng thờ Triệu Quang Phục trong thực tế đang diễn ra hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Quan sát, miêu tả, ghỉ chép và phỏng vấn
~ Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu văn hóa học: Lịch sử, dân tộc học, văn hóa dân gian,
~ Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp các nguồn tải liệu
thu thập được liên quan đến sự phụng thờ Triệu Quang Phục 6 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
“Chương l: Triệu Quang Phục - từ lịch sử đến truyền thuyết
Trang 111.1 Triệu Quang Phục trong lịch sir
Ngày nay, qua sử sách chính thống, qua những di tích, lễ hội tưởng niệm về Triệu Quang Phục, ta có thể khẳng định Triệu Quang Phục là một vị vua có thật trong lịch sử Việt Nam trong trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc
Nhân vật lịch sử Triệu Quang Phục được các nhà sử học hiện nay ghỉ
chép khá thống nhất; tuy nhiên, cũng có sự chênh lệch về năm và một vài vấn
đề liên quan tới ông như căn cứ đầm Dạ Trạch, nguyên nhân tuẫn tiết và thất bại của ông trước Lý Phật Tử Tất cả những sự thay đôi nhỏ ấy có lẽ do cách ưu giữ tài liệu lịch sử qua thời gian và qua nhận thức của các nhà viết sử ở
từng thời kỳ Mặc dù vậy, điều đó đã không làm ảnh hưởng đến giá trị chân
thực lịch sử của nhân vật Triệu Quang Phục
Không một thé ky nào không có khởi nghĩa nông đân Dưới sự áp bức
của bè lũ đô hộ phương Bắc, nhân dân ta đã chịu bao cảnh lầm than, nhà tan
cửa nát Chính vì vậy những cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ tàn tạo của quân xâm lược đã thường xuyên xảy ra Những người anh hùng đã dũng cảm đứng lên cùng nhân dân đối đầu với quân xâm lược để bảo vệ cuộc sống, bảo
vệ đất nước Những nhân vật lịch sử ấy luôn được nhân dân ghi nhớ, tôn thờ và
lưu danh muôn thủa Khởi nghĩa Lý Bí là cuộc khởi nghĩa đã đánh dấu việc ra đời của nước Vạn Xuân độc lập Với tắm lòng yêu nước thương dân, ông đã đứng lên kêu gọi hao kiệt các châu, chiêu nạp hiển tài để khởi nghĩa chống lại
ách đô hộ của giặc Lương Phục tài đức của Lý Bí, cha con Triệu Quang Phục
Trang 12đầu triều, như tế tướng), phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc Giỏi võ nghệ từ sớm, ông đã cùng cha theo Lý Bí khởi nghĩa, lật đồ
chính quyền đô hộ, giải phóng đắt nước Triệu Quang Phục là một tướng trẻ có
tài nên được Lý Nam Để tin dùng, phong làm Tả tướng quân Cuộc khởi nghĩa vừa nỗ ra đã làm cho quân lính nhà Lương khiếp sợ, và sau đó liên tiếp dành
thắng lợi Lý Bí lên ngôi, mở đầu một nhà nước Vạn Xuân độc lập Nhưng không lâu, đến năm 545 nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem
quân xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ Thế giặc mạnh, quân của Lý Bí thua trận Lý Nam Đế phải bỏ kinh thành chạy về phía Tây Nam, còn Triệu Quang
Phục, chỉ huy một cánh quân, chuyên về phía Đông Năm 546, Lý Bí rút vào động Khuất Lão, giao quyền chỉ đạo kháng chiến cho Triệu Quang Phục
Việc Triệu Quang Phục được Lý Nam Đề giao binh quyền đã khẳng định vị trí của người tướng tài trong lòng của vua nước Vạn Xuân Bởi vì bên cạnh Lý Nam Đề còn có người thân trong họ tộc của vua, nhưng ông đã không lựa chọn họ, thay vào đó, ông lựa chọn một người không liên quan gì đến hoàng tộc, mà chỉ là một vị tướng bên cạnh mình Điều đó cho thấy bản thân Triệu Quang Phục đã hội tụ được những tố chất của một con người xuất chúng, có khả năng lãnh đạo toàn quân, toàn dân đứng lên đầu tranhchồng kẻ thủ xâm lược
Lúc này với thế lực còn yếu, Triệu Quang Phục cầm quân lui về lập căn
cứ ở Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) chờ thời cơ chống giặc "Dạ Trạch
(Bãi Màn Trò, còn gọi là Màn Trù, thuộc Khoái Châu) là một vùng đầm lầy i ” [34,tr.58-59] Đây là vùng êm trở, Triệu Quang Phục đã lựa chọn đằm Dạ Trạch làm nơi rất rộng, cây có um tùm, ở giữa có bãi đất đất có địa thế
để nuôi quân, gây dựng lại lực lượng, chờ thời cơ đánh giặc
Trang 13150-151] Day chính là căn cứ mà Triệu Quang Phục lựa chọn để đánh lâu dài với quân Lương vì phù hợp với cách dùng binh của ông, trong điều kiện sức ta mỏng còn sức giặc thì mạnh Triệu Quang Phục là một tướng tài, đã biết dựa vào thế hiểm trở của đầm Dạ Trạch mà thực thi chiến lược: vừa làm cho giấc bị tiêu hao sinh lực, vừa cướp lương thực của giặc để nuôi quân, xây
dựng căn cứ lớn mạnh chờ ngày tông tắn công
Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi chép lai: “Da Trach Ia cdi chim, chu vì không biết bao dặm mà kẻ, có cây rậm rạp, giữa chằm có bãi ở được,
bắn mặt bùn lây " [46.tr 163-164] Triệu Quang Phục đem hơn một vạn người vào giữ chằm ấy để đánh giặc lâu dài Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu 'Quýnh cũng miêu tả: “Đảm Da Trạch là một vùng đất lằy thuộc huyện Khoái
Châu (Hưng Yên), xung quanh lau sậy um từ, đứng ngồi khơng nhìn rõ bên
trong Giữa đầm là một gò lôi có thể chứa được vài vạn quân và có thể
trằng trọt được " [32, tr.26§] Đầm Dạ Trạch được miêu tả tuy có đôi nét
khác nhau, nhưng sự ghi chép ấy đã khẳng định được rõ vị trí của đầm Dạ Trạch và sự hiện diện của Triệu Quang Phục với tỉnh than của một người anh hùng đứng lên cùng quân dân chống lại giặc Lương Việc ông được nhân dân
tôn là Dạ Trạch Vương cũng được khẳng định rắt rõ qua quá trình bám trụ tại
đầm Dạ Trạch để nuôi quân, gây dựng lực lượng mong ngày giải phóng dân tộc thoát khỏi gặc Lương xâm lược
‘Nam 546, khi được vua Lý Nam Đề trao cho toàn bộ binh quyền, Triệu
Quang Phục đứng trước hai khó khăn rất lớn Một là lực lượng bị chia nhỏ
hai là những cuộc tắn công quyết liệt và liên tiếp của quân nhà Lương do Tran
Bá Tiên chỉ huy Triệu Quang Phục nhận thấy thế giặc quá mạnh, khó có thê đánh nôi Xét thấy không thể tiếp tục công khai nghênh chiến với kẻ thù như
Trang 14cho xây dựng đầm Dạ Trạch thành khu căn cứ mới, triệt để tận dụng những
ưu thế riêng của địa hình vùng đầm lầy để khôn khéo tô chức hàng loạt trận đánh bất ngờ và hiểm hóc Cách đánh giặc của Triệu Quang Phục thời ấy, ngày nay được gọi là đánh du kích, nhằm sơ hở của địch mà tắn công và tắn công những lúc địch không ngờ tới Ông cho quân do thám bám sát theo hành
tung của giặc, lấy nhỏ đánh lớn, rất hữu dụng với tình thế lúc bấy giờ
Nơi đây là vùng đất rộng mênh mông, lau sậy um tim, nước quanh gò lầy mà cạn chỉ có thể dùng thuyền độc mộc chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước dọc theo mấy con lạch nhỏ mới tới được đại bản doanh của nghĩa quân
Giữa đầm là một gò đất nồi có thể chứa được vài vạn quân và còn trồng trọt
được, Triệu Quang Phục đã chọn gò đất nổi làm đại bản doanh cho nghĩa
quân của ông Quân của ông đóng trên gò đất này, đan nhiều thuyền thúng,
thường xuyên liên lạc với nhân dân quanh đầm vừa kiếm lương thực vừa tổ
chức chống giặc
Gò đất nỗi giữa đầm còn được gọi là bãi Tự Nhiên Trong sach Linh Nam chích quái có Nhất Dạ Trach truyện, kê về nơi Chừ Đồng Tử và Công
Chúa Tiên Dung gặp nhau, thành vợ thành chồng, sau đó cùng với thành quách, dinh thự bay lên trời Chỗ đắt cũ sụt xuống thành cái đầm lớn, dân cho là linh thiêng nên thường xuyên cúng tế, gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch và bai dat ở giữa đầm là bãi Tự Nhiên hay bãi Màn Trù Nhất Dạ Trạch truyện
được Lĩnh Nam Chích Quái chép đượm màu li kỳ và huyền ảo, nhưng đầm
Dạ Trạch và bãi Tự Nhiên ~ noi in dấu những bước chân quả cảm của nghĩa
quân Triệu Quang Phục thì lại là một sự thật oai hùng Miễn đất có vinh hạnh
được chứng kiến khí phách của những cuộc đời kiên cường, hiên ngang bất
khuất - những người chẳng có chút gì cho riêng mình đã hóa thân thành
Trang 15Phục chuyển từ cố thủ trong thành trì ở đồng bằng hoặc trung du sang bám trụ
ở vùng đầm lầy là nét mới trong tư duy quân sự của toàn bộ quá trình đấu tranh vũ trang chống ách đô hộ nhà Lương Ông đã nhanh chóng chuyển từ
thụ động chờ đón đánh địch sang chủ động tổ chức tắn công bằng nhiều trận
đánh có quy mô nhỏ nhưng rất lợi hại Đây là sự đổi thay quan trọng nhất trong nghệ thuật chỉ huy quân sự đương thời Õ một chừng mực nhất định nào
đó, chúng ta cũng có thể nói rằng Triệu Quang Phục là một trong những đại
diện thuộc hàng cổ nhất của lịch sử chiến tranh du kích Việt Nam
Khi đem quân về Dạ Trạch, Triệu Quang Phục đã tính đến việc tự túc lương thực để chiến đấu lâu dài Ông đã chia quân ra làm nhiều nhóm: nhóm
chặt cây, nhóm đi săn vịt trời, chim để nuôi quân Lương thực thiếu thốn, Triệu Quang Phục phải cùng quân dân ăn củ súng, khoai dại để dành thóc gieo mạ Khi doanh trại đã xây dựng xong những phần cơ bản thì cũng là lúc
tướng giặc Trần Bá Tiên biết được nơi đồn trú của quân ta Bá Tiên đem quân
rằm rộ đến bủa vây Tướng giặc nhìn đầm rộng toàn lau sậy, đắc ý nói với lính của mình: *Số phận quân Dạ Trạch đã được định liệu Một vạn miệng ăn
chen chúc trong đầm thì sẽ chết vì đói Ta chỉ cần vây chặt mà không cần
đánh cũng thắng” Trần Bá Tiên chia quân lập một hệ thống đồn binh vây bọc kín khu đầm, cắt đứt liên lạc và tiếp tế giữa quân với dân chúng Nhưng, bên trong vòng vây, Triệu Quang Phục một mặt cho quân do thám hành động của
'Bá Tiên, mặt khác cho đắp bờ, khoanh bãi, làm nền ruộng, gieo mạ để trồng
lúa Ông còn nhắm trước khu đất cao ở gần sông Cái (sông Hồng) để sửa soạn
làm mùa sau Tắt cả những công việc này đều được tiến hành trong điều kiện thiếu thốn về nông cụ Triệu Quang Phục đã cùng quân lính xuống ruộng,
cùng cằm cày để làm ruộng Sau những ngày thiếu thồn đó, quân dân ta chẳng
những có đủ lương thực ăn mà còn có thóc để dành phòng cho chiến tranh lâu
Trang 16người đều ra sức trồng trọt lúa gạo và thực phẩm Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dùng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang phục Đưa quân xuống đồng bằng, Triệu Quang Phục không áp dụng
phương thức tác chiến phòng ngự, có thủ hay tập trung lực lượng quyết chiến với địch mà nói theo ngôn ngữ quân sự hiện đại là lấy đánh lâu dai và đánh tiêu hao làm phương thức tác chiến chủ yếu
Nhờ sự chuyển hướng chiến lược sáng suốt đó mà cục diện chiến tranh
thay đổi ngày cảng có lợi cho ta, bắt lợi cho địch Triệu Quang Phục có lẽ là người đầu tiên sử dụng chiến thuật du kích, chiến đấu một cách hiệu quả với
quân chính quy của nhà Lương Trần Bá Tiên hoàn toàn bất lực trước chiến
thuật này của Triệu Quang Phục Đã nhiều lần quân Lương cố sức đánh vào
vùng Dạ Trạch, nhằm phá vỡ đầu não kháng chiến, nhưng âm mưu đó không thực hiện được Có lần Trần Bá Tiên đã cho quân theo hút quân ta đề tiến sâu vào vùng cắm địa, song đều thất bại, bởi ngoài quân ta ra, không có kẻ ngoại
lai nào có thể biết được đường ngang lối tắt của đầm Dạ Trạch Bọn thám tử của quân Lương đã nhiều phen làm mồi cho lũ rắn độc khi chúng rơi ngã xuống đầm Quân của Triệu Quang Phục giữ vững căn cứ Dạ Trạch, liên tục tập kích các doanh trại và các cuộc hành binh của địch
Năm 54§, sau khi nghe tin Lý Nam Đề đã lâm bệnh mà qua đời tại động Khuất Lão, Triệu Quang Phục mới lên ngôi Vương, xưng là Triệu Việt 'Vương (vua của nước Việt, người họ Triệu) Việc lên ngôi này trước hết và
chủ yếu là để tạo ra ngọn cờ để tập hợp lực lượng đánh đuổi quân xâm lăng Nhìn từ góc độ đó, điều đáng kính và thật dễ nhận ra là tình thần quả cảm và ý
thức trách nhiệm rất cao của Triệu Quang Phục trước vận mệnh đang bị de
ấn
dọa rất nghiêm trọng của nhà nước Vạn Xuân Cũng nhìn từ góc độ đó,
Trang 17nhiệm là Lý Bôn, ông chỉ nhận ngôi Vương, ngôi thứ thấp hơn Hoàng Đế
nhưng ý chí chiến đấu đến cùng vì sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của nước ‘Van Xuan do Ong đứng đầu thì không bao git loi long
Qua 4 năm chiến tranh (547-550), nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, địch càng ngày cảng suy yếu Đến năm Canh Ngọ (S50), thừa dịp nhà Lương
có loạn lớn, bên giặc suy yếu trằm trọng Nắm được thời cơ thuận lợi, Triệu Quang Phục từ Dạ Trạch xuất toàn bộ quân giao chiến, giết được tướng giặc
là Dương Sàn, lấy lại kinh đô, khôi phục nền độc lập cho dân Việt Một lần nữa, nhân dân ta lại đánh đuổi được giặc ngoại xâm, giảnh quyền độc lập Đại
nam quốc sử diễn ca đã chép:
in phương phẳng lặng can qua
Theo nên nếp cũ lại ra Long Thành ”
Cuộc kháng chiến chống quân Lương của Triệu Quang Phục thắng lợi
chính là nhờ vào sự sáng suốt của người làm tướng, biết mình biết ta trăm trận
đánh trăm trận thắng Khi lực lượng sức còn yếu, ông đã biết dựa vào dân đẻ
nuôi quân và gây dựng lực lượng Thành công của ông chính là ở phương,
toàn dân trong chiến tranh Sức mạnh
của sự đoàn kết ấy đã làm nên chiến thắng Điều đó càng khẳng định ông, một
pháp xây dựng khối đoàn kết toàn qt
người tướng có tằm nhìn chiến lược cao và sự thông minh tài trí, biết dựa vào lòng dân, vào địa thế hiểm trở của đầm Dạ Trạch để tạo nên sức mạnh tiêu
diệt quân thù, giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than Cuộc kháng chiến chống quân Lương, đã khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò của Triệu Quang Phục trong, Tong din Day chính là cơ sở để sau này, ông được người dân tôn vinh và thờ phụng mãi mãi
Trang 18của Lý Nam để đã bị phan chia làm hai bộ phận khác nhau Bộ phận thứ nhất do Lý Thiên Bảo (anh ruột của Lý Nam Đề) và một số tướng lĩnh khác (trong đó có Lý Phật Tử) chỉ huy đã rút chạy vào Đức Châu (Nhà Lương cha châu Cứu Đức cũ thành ba châu là Đức Châu, Lợi Châu và Minh Châu Phẩn lớn đất dai của Đức Châu nay tương ứng với địa phận tinh Hà Tình) Bộ phận thứ
hai do Triệu Quang Phục cằm đầu, tiếp tục bám trụ ở vùng Chu Diên, tận dụng địa hình hiểm trở để chiến đấu đến cùng
‘Theo thư tịch cổ của Trung Quốc thì Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử đã tập hợp được khoảng hai vạn quân, đánh vào Đức Châu, giết được Thứ sử Đức Châu là Trần Văn Giới Sau trận thắng khá lớn này, Ly Thiên Bảo và Lý Phật Tử kéo quân ra vùng Ái Châu (nay đương ứng với tính Thanh Hoá) nhưng bị Trần Bá Tiên đánh bại Hai ông liền lui binh lên vùng thượng du Ái Châu (giáp giới với Lào) và đến khoảng năm 550 thì an phận đóng binh ở
động Dã Năng Thiên Bảo thấy
đai bằng phẳng mà màu mỡ, bèn đắp thành ở đáy, lấy tên động này làm quốc
động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất
hiệu, được dân suy tôn, xưng là Đảo Lang Vương Từ đây vai trỏ của Lý
Thiên Bảo và Lý Phật Tử đối với sự nghiệp đánh đuổi quân phong kiến
phương Bắc đô hộ kể như không còn nữa Đảm đương sứ mệnh cao cả này
chí còn Triệu Quang Phục và lực lượng nghĩa binh do ông chỉ huy Đó là thực
tế không ai có thể phủ nhận
Bay giờ, ở động Dã Năng, Lý Thiên Bảo mắt, tướng cing họ là Lý Phật
Từ lên thay Được tin đất nước đã được giải phóng, Lý Phật Tử liền đem quân về đánh nhau với Triệu Quang Phục nhằm giành lại ngôi vua Sau nhiều năm,
năm 557, Triệu Quang Phục nghĩ tinh cũ với Lý Bí, đã chia cho Phật Tử một
„ lấy bãi Quần Thần (nay là Hạ Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội) làm ranh
giới Triệu Quang Phục vẫn đóng đô ở Long Biên, còn Lý Phật Tử đóng ở Ô
nửa nị
Trang 19
Khi đã phá được thế mạnh của Triệu Quang Phục, y đem quân đánh vào kinh thành Vạn Xuân Triệu Quang Phục chống cự không nỗi, phải chạy về phía
Nam đến cửa Đại An (Nam Định), rồi mất Nhân dân địa phương đã lập đền
thờ ông Sự thất bại của ông trước Lý Phật Tử, đã khẳng định một con người vì nhân vì nghĩa mà thất bại Đạo đức ở con người Triệu Quang Phục được
thể hiện rất rõ, vì ân nghĩa với Lý Nam Đề và muốn sự hòa hiếu của con dân một nước, đã chia đôi quyền lực và đất đai cho Lý Phật Tử cùng cai trị Nhưng nhiều khi niềm tin đặt nhằm chỗ mà gây nên hậu quả khôn lường
Nguyên nhân tuẫn tiết của ông được sách sử ghỉ chép lại là do bi Lý Phật Tir
truy đuổi cùng đường, phải nhảy xuống biển tự vẫn Nhưng bên cạnh sự tuẫn tiết này, còn nhiều điều liên quan được thể hiện rõ hơn trong truyền thuyết và
thần tích về ông
1.2 Triệu Quang Phục trong truyền thuyết và thần tích
“Theo Ngọc phả Hoàng để Triệu Việt vương do Hàm lâm viện đông các đại học sĩ thần Nguyễn Viên phụng soạn tháng 12 đời vua Vĩnh Hựu năm thứ
8 (1742) va Quản giám bách thần Tri điện Hùng lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền sao lại, thời gian đó, đời có truyền lại:
Có người Thái Bình, quận Long Biên họ Triệu, tên Túc lấy bà
Nguyễn Thị Đàm làm vợ Từ tô tiên đến đời ông, luôn tu dưỡng đức
độ Làm việc nhân nghĩa, ông cũng theo truyền thống gia đình
không một chút ác ý hại người Một hôm, vợ chồng ông cùng nằm
nghỉ ở chính phòng mộng thấy vào rừng ôm được một chú hỗ đen
trở về nhà, lại thấy ánh sáng đỏ tràn ngập trong phòng, bỗng nhìn thấy một cụ già đi lai bao ri
loài đều sợ nó Nay ông ôm được hỗ về nhà tất là sẽ sinh thánh Hỗ chính là chúa sơn lâm, muôn
Trang 20Như vậy sự ra đời của Triệu Quang Phục đã được thần linh ứng nghiệm Khi ra đời, Triệu Quang Phục đã được miêu tả là người có phong, thái, dáng dấp đường hoàng, diện mạo khôi ngô, rạng rờ, vượt xa người thường muôn phần Vì là người khác thường, nên học được vài năm, văn
chương thông suốt, ông có thể hiểu tận cùng học thuyết của Không Mạnh
(Không Tử: 551-479 TCN; Mạnh Kha: 327-289 TCN), tứ khóa tam truyền, không kém tải thao lược của Tôn Ngô (Tôn Vũ và Ngô Khởi là hai nhà binh
giỏi thời Chiến Quốc, đều có sách binh thư truyền lại) Chính thả:
ông là Lý đường tiên sinh thường khen đây của
hà người này có bao nhiêu phúc lôc mà sinh được người con trai tốt đẹp, tài giỏi như vậy? Ngày sau văn võ song toàn sẽ làm chủ thiên hạ” Điều này càng khẳng định con người của Triệu Quang Phục từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiệm vụ cao cả mà trời ban cho là giúp dân giúp nước thoát khỏi cảnh lầm than
Khi ông đóng quân ở đầm Dạ Trạch, ngoài việc ra hịch kêu gọi anh hùng hào kiệt các phủ, huyện, châu, trang, động, núi, bốn biển chung lòng giúp nước, Triệu Quang Phục còn được thần linh ứng giúp Câu chuyện sau cũng được viết trong ngọc phả trên, Triệu Quang Phục lui về đầm Nhất Dạ, huyện Đông Yên, Khoái Châu, Sơn Nam ở đó ra hịch kêu gọi
Sau 3 ngày bỗng sắm chớp dùng đùng, gió mua mii mit, thấy một
cụ già cưỡi rồng vàng từ trên trời giáng thẳng xuống, cởi móng rồng
trao cho Triệu Quang Phục và nói “Sự hưng thịnh hay suy vong của
đất nước đã có số trời Nay ta cởi móng rồng trao cho người, nên
làm nỏ thần móng rồng, ví có giặc sang xâm lăng, cứ dùng nỏ thần
đó, sẽ rất ứng nghiệm, thì không phải lo lắng gì” Nói xong cụ già liền nhảy lên không biến mắt [6, tr 43],
Trang 21lên mũ đâu mâu, ra trận ắt giành thẳng lợi Quả đúng như vậy, khi ra trận,
Dạ Trạch Vương đội mũ đầu mâu, quân giặc trông thấy, tự nhiên sợ phục” [48,tr 11] Từ khi có móng rồng, Dạ Trạch Vương đánh trận nào cũng thắng
Da Trach là Chử Đồng Tử đã hiển linh ban
“Tương truyền của nhân dân
cho Triệu Quang Phục một cái móng rồng, bảo giất lên mũ đầu mâu mà đánh
giặc Từ đó Triệu Quang Phục đánh trận nào thắng trận ấy Truyền thuyết và thần tích về đầm Dạ Trạch, cái móng rồng, tuy có màu sắc thần bí, nhưng lại chứa đựng sự thực lich sử lớn Sự thực đó là tỉnh thần chống giặc ngoại xâm
của nhân dân ta không bao giờ bị tê liệt, ý chí đấu tranh của nhân dân ta
không bao giờ mệt mỏi Sự hỗ trợ của thần linh đối với Triệu Quang Phục càng làm sáng rõ hơn về người anh hùng dân tộc Trời ban cho đất nước một
người hiển tài để giúp dân thoát khỏi ách ngoại xâm Sự hiển linh của các vị
thần thể hiện sức mạnh tỉnh thần bất diệt là ánh hào quang chói lọi soi đường
cho dân tộc tiến lên trong đêm dài của thiên kỷ mắt nước
Các tướng thân cận bên cạnh Triệu Quang Phục, cũng được xuất thân bởi sự báo mộng của trời đất để phò vua giúp nước, như Nguyễn Phúc,
Nguyễn Lộc Theo Ngoc pha Hoàng đề Triệu Việt Vương do Hàn lâm các đại
học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn, Quản giám bách thần Tri diện hùng lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền sao lại, ngày tốt tháng 10 năm Mậu Thân dưới triều vua Duy Tân năm thứ hai (1908) họ Ngô chép lại thì Triệu Quang Phục có em gái là nàng Đào, người được ông Triệu Túc gả cho Nguyễn Bình người xã Kiên Lao, đã được ông Triệu Túc giúp đỡ nuôi ăn học và còn gả con gái cho
“Truyện về Nguyễn Phúc, Nguyễn Lộc được tương truyền rằng:
Một hôm nàng Đào mộng thấy hai chú gấu ân hiện nhảy múa trước
sân, từ đó có thai, đến ngày 10 tháng 2 năm Giáp Than (564) sinh
Trang 22rằng phúc đến nhà mình liên tiếp nên mới đặt tên con lớn của mình
là Phúc, con thứ là Lộc [6, tr 49]
Sau này hai người được Triệu Quang Phục nuôi ăn học và cho đi theo đánh giặc
'Tuy nhiên trong nhiều sách sử không đề cập đến người em gái và hai con
của nàng Đào, em của Triệu Quang Phục, mà lại ghi chép về Trương Hồng, Trương Hát, cũng là hai tướng thân cận của Triệu Quang Phục Hai tướng này cũng được liệt vào hàng bách thần đất Việt và được gọi là nhị vị Đức thánh Tam Giang Tương truyền, vào thời nhà Lương đô hộ nước ta, ở trang Vân
Mẫu thuộc huyện Quế Dương, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) có một người con gái họ Phùng tên là Từ Nhan, một đêm nằm mơ thấy mình ra sông Lục Đầu tắm thì có con rồng quấn quanh mình Từ đấy trong người nàng chuyển động và có thai sinh ra một cái bọc có năm quả trứng, nở thành bốn người con trai và một người con gái,
nàng đặt tên các con trai là Hồng, Hát, Lẫy, Lừng, gái là Đạm Nương
Khi lớn lên hai người là Hồng và Hát đã theo Triệu Quang phục đánh giặc Việc hai người này theo Triệu Quang Phục cũng được nữ thắn báo mộng:
Một hôm Trương Hồng, Trương Hát vừa chop mit thì thấy một nữ
thần nhân tự xưng là người giữ ngôi chùa làng Diễm (tức làng Viêm Xá) đến nói với hai tướng: “Tôi biết sau này hai ngài là thành hồng
làng tơi, tơi nguyện xin âm phù để mai đây cùng phối hưởng thờ cúng Mùa này là mùa nước, lợi cho việc dùng thủy binh, ngài nên cho binh
lực vào rừng lấy gỗ đục làm thuyền, đưa thư giao ước với Triệu Việt
Trang 23Sau này các ông còn khuyên can Triệu Quang Phục không nên hòa với Lý Phật Tử, nhưng Triệu Quang Phục không nghe nên các ông đã từ quan về
ở ấn Bên cạnh Triệu Quang Phục còn nhiều tướng tài khác cũng được báo mộng của thần linh về việc ra đời và việc gặp Triệu Quang Phục như: Đơ
thống ngun sối Triệu Chí Thành, Trần Oai, Trần Quảng, tướng quân Hoàng Duyên Mạc, Trương Đạm Nương (em Trương Hồng, Truong Hat), Bai Hộ, Lý Hồng, Nhã Bộ Đại Vương Những người này đã sát cánh bên Triệu
Quang Phục đấu tranh chống giặc Lương xâm lược, giải phóng đất nước thốt
khỏi ách nơ lệ, lầm than Họ đều là những vị tướng đã được lưu danh là các vị
thần thời kỳ đầu tranh giành độc lập dân tộc
Sau khi đánh bại quân Lương giành lại độc lập, Triệu Quang Phục đã
xưng vương, nhưng bên cạnh Ngài vẫn chưa có hoàng hậu, cung phi làm mẫu nghi thiên hạ Trong các sách sử không đề cập đến việc lập thất của Triệu Quang Phục Tuy nhiên, các truyền thuyết và thần tích về ông lại kể rõ
chuyện này Việc lập hoàng hậu, cung phi của Triệu Việt Vương cũng chứa
đầy sự ly kỳ, huyền bí Tương truyền, khi đó ở Lũ Âu, thôn Nam Đường, huyện Châu Định, Phủ Kiến Xương có gia đình họ Cao, tên húy là Thanh, lấy
người con gái họ Trần làm vợ, vợ chồng chuyên tích đức, làm việc nhân
nghĩa, thấy người đói rét nhất định cứu giúp “Một hôm trời trong trang sing, bông thấy cụ già râu tóc bạc trắng, tay cằm ba đóa hoa sen trao cho Phương
thái bà, thái bà bỗng thấy trong lòng mừng rỡ, tỉnh dậy ngay Từ đó bà mang, thai thoáng chắc bà sinh một bọc ba con gái, mắt sáng như gương ngọc,
6, tr 45]
xinh đẹp tuyệt trần đặt tên là Huệ, Thục và Tân
Có lẽ sự ra đời của ba vị cung phi đã mang mẫu sắc của thần thánh và
cũng như là lời nhắc nhở con người cần phải sống tốt, sống thiện mới đạt
được điều tốt đẹp Những điều tốt đẹp đó cũng luôn dành cho những người
Trang 24nước, nhân nghĩa với quân dân, luôn được quân dân kính trọng Bên cạnh ba
cung phi, Triệu Quang Phục còn có thêm một cung phi nữa, đó là Ngọc
nương Đệ tứ cung phi, được vua phong là Xuân Hoa công chúa, cung phi này
cũng được sinh ra với sự báo mộng của thân linh
Việc cầu hòa và xin kết thành thông gia là mưu mô gian xảo của Lý
Phật Tử, nhất là việc Nhã Lang xin ở rẻ đã bị các tướng của Triệu Quang
Phục can ngăn, nhưng Triệu Quang Phục không nghe Sự thất bại của ông trước Lý Phật Tử được bắt nguồn từ câu chuyện Cảo Nương Nàng là con gái
mà vua Triệu Việt Vương yêu quý nhất, những cũng xuất phát từ người con gái yêu quý của mình mà vua Triệu Việt Vương đã phải chịu sự thất bại, mất tat cả về tay Lý Phật Tử và phải kết thúc cuộc đời bằng cách trầm mình xuống
biển Chính vì sự nễ tình Lý Phật tir là người cùng họ với Lý Nam Đề mà ông
đã chia đất nước Vạn Xuân làm hai, lấy bãi Quần Thân làm ranh giới để chia
quyền cai quản với Lý Phật Tử Nhưng Lý Phật Từ lại là con người gian xảo, đã dùng kế như cách đó 700 trăm năm Triệu Đà đã sử dụng, đó là lợi dụng hôn
nhân để thực hiện việc thống nhất quốc gia Triệu Quang Phục không một chút nghỉ ngờ, gả ngay Cảo Nương cho Nhã Lang, hơn thế nữa, còn chấp
nhận cho Nhã Lang được đến ở rễ ngay trong thành Long Biên Triệu Việt 'Vương hoàn toàn tin ở con rể, tin ở thông gia, tin ở con gái tin đến mức
hoàn toàn mắt cảnh giác Đó là nền tảng thật của truyền thuyết li kì về cuộc hôn nhân giữa Nhã Lang và Cảo Nương được hẳu hết các bộ chính sử xưa và một số dã sử chép lại, đại lược như sau:
Khi còn ở khu căn cứ bãi Tự Nhiên và đầm Dạ Trạch, Triệu Việt
'Vương được linh thần la Chir Đồng Tử tặng cho cái móng rồng để cài
lên mũ đâu mâu Đội mũ ấy vào, hễ Triệu Việt Vương hướng móng rồng về phía nào thì quân giặc ở phía đó phải thất bại thảm hại Nhờ „ Triệu Việt Vương đã đánh tan quân Lương, khôi phục
Trang 25
nên độc lập và tự chủ Sau khi Lý Thiên Bảo mắt ở động Dã Năng, Lý
Phật Tử được lên kế vị và do thấy quân Lương đã bị đánh đuổi, Lý
Phật Tử liền đem hết lực lượng của mình về quê nhà Đến đây, vì muốn tranh quyển của Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử đã đánh nhau
với Triệu Việt Vương năm trận liễn, nhưng càng đánh thể quân cảng nao núng Lý Phật Tử ngờ là Triệu Việt Vương có phép lạ nhưng chua
rõ là phép thuật gì, bèn nghĩ kế cầu hòa Triệu Việt Vương và tô chức ăn thể rồi xin kết làm thông gia Con trai của Lý Phật Tử là Nhã Lang
được kết hôn với con gái của Triệu Việt Vương là Cáo Nương, sau đó,
Nha Lang duge vào ở rễ ngay trong thành Long Biên, được ít lâu, Nhã
Lang nói với Cảo Nương rằng:
- Trước đây, hai vua cha của chúng ta là kẻ thù, nay lại kết làm
thông gia, thế chẳng hay lắm sao? Nhưng cha nàng có thuật gì mà
day lai quân của cha ta được vậy
Cảo Nương tưởng chồng thật lòng, bèn lấy chiếc mũ đâu mâu có gắn móng rồng của cha cho chồng xem Nhã Lang liền đánh tráo
móng rồng, xong nói với Cảo Nương rằng:
~ Bấy lâu nay vợ chồng ta quấn quýt yêu thương nhau, thật không
nỡ xa cách, nhưng tôi nghĩ công ơn cha mẹ lớn như trời đất, tôi
cũng đành phải tạm xa nàng ít lâu để về viếng thăm
'Nhã Lang về đem móng rồng cho cha Hai cha con cùng bàn kế bắt
ngờ cho quân đến đánh úp Triệu Việt Vương bị thất bại, chạy đến cửa Đại Nha và nhảy xuống biển tự tử.Kể từ đó, Lý Phật Tử nắm quyền cai trị toàn cõi [53, tr 138-139]
Về câu chuyện li kì giữa Nhã Lang với Cảo Nương và kết cục bi thảm của Triệu Việt Vương, các sử thần trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã có
Trang 26Sử cũ chép việc Triệu Việt Vương được cái móng rồng do Chử Đồng Tử ban cho, việc Nhã Lang đi ở ré và lay trộm cái móng rồng
ấy, việc Triệu Việt Vương do mắt cái móng rồng mà bị thua đem
rap những việc đó lại rồi so với chuyện Thục An Dương Vương và Triệu Trọng Thủy trước kia, thật giống nhau như hệt vậy Sự kì quái trái với lẽ thường đến mức không cẳn phải biện bạch thêm làm
gi nữa Nhưng sử cũ chép phần nhiều trùng lặp nhau, sai hẳn sự thực, đại loại như thế đấy Nay muốn tìm ở sử cũ lấy chuyện có thể
tin ở đời này và truyền lại đời sau, thật cũng khó lắm [46, tr 169]
Móng rồng thực chất cũng chỉ là cách thể hiện theo lối huyền thoại hóa sự thật mà thôi, nhưng sự cả nề và cả tin đến mức mơ hỗ của Triệu Việt
'Vương là điều hoàn toàn có thật Mắt cảnh giác cũng có nghĩa là đã tự đánh
mắt thứ vũ khí tự vệ quý giá và hữu hiệu nhất
Sự thất bại của Triệu Việt Vương, Tiến sĩ Ngô Sĩ Liên — sử gia lỗi lạc thời Lê sơ - đã có lời bàn rất xac dang rang: “Néu lấy bá thuật mà xét thì Hậu Lý Nam Đề đánh Triệu Việt Vương quả là đắc kế, nhưng lấy vương đạo mà xét thì việc làm này của Lý Phật Tử còn thua cá chó lợn Vì sao lại nói như
thé? ” [L7, tr 100] Điều đó đã khẳng định rõ đạo đức làm người của Triệu 'Việt Vương, sống có nhân nghĩa trước sau Nhưng cũng vì lòng nhân ấy mà
ông đã khơng thốt khỏi họa điệt thân
Các tích về đầm Dạ Trạch, móng rồng và nàng Cao Nương đã khắc họa đâm nét về Triệu Quang Phục Tuy vậy có những vấn đề liên quan đến ông còn
chưa thống nhất như hai vị tướng bên cạnh ông có sử sách viết là Nguyễn Phúc,
Nguyễn Lộc, có tài liệu lại viết là Trương Hồng, Trương Hát Những truyền thuyết và thần tích cũng có điểm khác nhau khi kể về Triệu Quang Phục
Trang 27đảo, bỗng thấy thần nhân cười rồng bay vào trong đàn mà bảo Quang Phuc
rằng: “Hiển linh còn đó, ngươi có thể cầu tới cứu trợ để dẹp bằng họa hoạn
'Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: “Dem vt ndy deo lén mit đâu mâu có thể khiển giặc bị diệt” Đoạn bay lên trời mà đi, Quang Phục
được vật đó, reo mừng vang động " [604.49] Với Lê Xuân Quang trong
“Thân tích Việt Nam”, câu chuyện lại được viết: “Một hôm Dạ Trạch vương thấy có rồng vàng tháo cái móng chân cho và bảo cài lên mũ đầu mâu Quân
giặc trông thấy tự nhiên sợ phục” [45.tr 32) Sự xuất hiện móng rồng như thế
nào không quan trọng, nhưng từ khi được móng rồng, Dạ Trạch vương đánh
trận nào cũng thắng, nên có câu:
“Long trảo chỉ mâu nhất chỉ uy trấn Bac Luong”
‘Nghia la:
“Mũ đầu mâu móng rông thẳng trỏ oai than rung déng Bac Luong”
Câu chuyện mang đậm chất huyền thoại, sự trợ giúp của thần thánh đối
với Triệu Quang Phục chính là thể hiện sự đồng lòng của quân dân trong việc đánh đuổi quân xâm lược giữ yên bờ cõi, mang lại độc lập tự do cho đắt nước Sự ủng hộ của thần thánh đối với Triệu Quang Phục cũng được nói tới trong “Thiên Nam ngữ lục:
“Triệu Quang dậy chi anh hùng Đầu đội vuốt rằng giữa trận xông pha
Trong tay cằm cái kim qua,
Chỉ trời trời tuyệt, chỉ tà tà tan
Ba hon
ìy vía Dương Sàn
Người con nước Liệt, hẳn hồn bên Ngơ
Trang 28
Méy thang rang tring, giét hod sach khéng Đông déng thay bỏ chật đông
Đứa co như đế, đứa xông như cò Bao nhiêu khí giới thằng Ngô
Chất cao điệp điệp, xếp thu muôn vàn
Phong trần bắn b vỗ an,
_Xa như một mối giang san vẹn toàn
“Truyền thuyết cũng kể lại rat rõ tấn bi kịch của Triệu Quang Phục như sau: Khi Lý Phật Tử kéo quân đến đánh Triệu Việt Vương, Triệu Việt Vương,
đội mũ đầu mâu ra cự chiến, nhưng long trảo (móng rồng) đã bị đánh tráo, mà
vua thì tuổi đã cao nên việc quân không được phấn chắn, vua mới chạy về phía Nam giờ Ngọ ngày 13 tháng 8 đến làng Hư Tả, nay là thôn Giang Tả, xã Nam Toàn, huyện Nam Trực tinh Nam Định, gặp cánh đồng nước, vua dừng, quân lại dùng cơm, đợi dân tìm thuyền chở quân qua làng Bái Trạch, nên đã phải đóng quân một đêm ở vùng này Hôm sau, vua dẫn quân qua Thiện Đăng,
xuống Vụ Ngoại, đến cửa Đại Nha gặp biển nghẽn đường, mà quân Lý Phật
Tử ba mặt đuôi theo gần kịp Vua hô to:
~ Hồng Long Thần vương khơng giúp ta sao?
Bỗng rồng vàng nỗi lên rẽ nước thành đường đi.Vua bước một bước xuống, nước khép lại như cũ Vua mất hôm ấy là ngày 14 tháng § năm Canh Dần (570) ở ngôi 22 năm (tài liệu khác ghi là 23 năm từ năm 548 đến 571)
Nhân dân cảm nhớ công đức nhà vua, lập đền thờ trên bờ biển nơi người tự
tram, goi là đền Độc Bộ (một bước) Vua mắt nước vì con gái, đã cho con rề ở rẻ nên mới nên cơ sự này
“Trong Đại Liệt sử ký toàn thư Tập 1, sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: Đàn bà
Trang 29Nhã Lang thì sao không cho vẻ nhà chẳng mà lại theo tục của nhà Doanh Tân (cho ở gửi rô) đến nãi bại vong? [17, tr 157]
Với Việt điện w linh, tích về cái chết của vua Triệu Việt Vương là
nguyên nhân do con gái mình mà ra Tích này được khắc hoạ rõ nét hơn, khi Nhã Lang về nước thì chàng ta đã dặn Cảo Nương là: “Sau khử ta vẻ nước, có điều không lành xáy ra, nàng di theo vua cha đến nơi nào thì rắc lông ngéng
để dễ cho việc tìm kiểm của ta” [6T, tr S2] Đây cũng là nguyên nhân mà quân
của Lý Phật Tử đuổi kịp được quân của vua Triệu Việt Vương Khi chạy giặc,
vua đã đắt con gái chạy về phía nam, tìm đất hiểm đẻ trốn tránh Nhân đến một chốn châu phủ, nghỉ để lấy hơi, thì tuỳ tòng lại báo: “Quân Nam để đã đến nơi
rồi” Nhà Vua sợ quá, hơ to: “Hồng Long thần vương không giúp ta sao?” 'Bỗng thấy rồng vàng chỉ mà nói: “Chẳng phải ai đâu Chỉ vì con gái vua là Cảo
Nương rắc lông ngỗng chỉ đường cho quân địch Đó chính là quân ác tặc, không giết đi còn chờ gì nữa” Nhà vua quay lại lấy dao chém, con gái rơi chìm xuống nước Nhà vua cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Tiểu Nha, nghẽn lồi lại trở về, nhằm phía đông đi đến cửa biển Đại Nha, mà than rằng: “Ta đến đường
cùng rồi Bỗng thấy rồng vàng rẽ nước thành đường mà dẫn đi, nhà vua đi vào
nước rồi thì nước khép lại như cũ Việt Vương giữ nước 19 năm, kể từ năm Tân ty, niên hiệu Lương Đại Bảo thứ hai đến năm Át sửu, niên hiệu Trần Đại 'Kiến thứ nhất, thì mắt nước Người đời thấy linh dị, bèn lập miếu ở cửa biển
Đại Nha thờ Ngài [67.tr.53]
1.3 Sự biến đổi từ nhân vật lịch sử đến nhân vật được phụng thờ Hình ảnh Triệu Quang Phục còn được khắc họa rõ hơn khi từng bước chân, vó ngựa của ngài đi đến đâu là nhân dân lập đền thờ ngài đến đó Căn
cứ vào tư liệu của đền Thôn Ba, việc thờ tự Triệu Quang Phục và sự liên quan
Trang 30chạy, Triệu Việt Vương đã dừng chân ở thôn Cảm Nang định lập hành doanh nhưng vẫn bị truy kích phải chạy đến cửa biển Đại Nha, nay là thôn Độc Bộ thuộc xã Yên Nhân, huyện Ý Yên Hiện nay ở thôn Ba vẫn còn những dấu
tích của lần vua Triệu dừng chân như khu đắt An Mã Chiến là nơi quan quân
cho ngựa ăn cỏ, uống nước, nơi ngựa chạy được gọi là mã Khởi Phía đông, nam làng còn có đường Mã Chạy Doanh trại quân lính xưa nay là khu Cồn Cửa Sau khi Triệu Việt Vương mắt, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, nhân dân Cam Nang đã lập đền thờ ngay trên khu đắt mà ông đã dừng chân Những dấu tích, địa danh, thư tịch, nhất là truyền thuyết địa phương vẻ việc
rút quân của vua Triệu đã là bằng chứng khẳng định bước chân chinh chiến của Triệu Việt Vương, đã lập hành doanh ở Câm Nang trước khi người đến Độc Bộ tuẫn tiết, kết thúc thời kì oanh liệt, hết lòng vì dân vì nước
Sau khi đức thánh Triệu việt Vương tuẫn tiết tại Độc Bộ, ngài trở lên
rất linh ứng Sự linh ứng của than đã được sách Thần linh Đất Việt chép
như sau
Đền thờ Triệu Việt Vương ở Độc Bộ là nơi vua trằm minh rat linh ứng Năm Trung Hưng 1285, quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ hai Thượng hoàng và vua Trần rút khỏi kinh thành Thăng Long vào
vùng Tam Điệp, qua đền Độc Bộ cầu thần Âm phù diệt giặc Thắng trận diệt gần 50 vạn quân Nguyên Mông, vua Trần Phong cho thần
‘Minh Dao Hoang Dé” Năm Trùng Hưng thứ 4 (1288), quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ ba, vua Trằn Nhân Tông sai sứ về
là
Độc Bộ cầu đảo Sau khi dai thắng ở sông Bạch Đằng, vua tôn phong, mỹ tự: “Khai cơ” Đời vua Trần Nhân Tông, quân Chiêm Thành xâm lược biên giới, Huệ võ vương Trần Khát Chân và Nhân Huệ Vương
Trang 31Bộ, cầu thần âm phủ thắng trận, bắt được vua Chiêm là Chế Chí Nam Hưng Long thứ 21 (1313) ngày được vua Trần tôn phong mỹ tự
là: “Thánh Liệt, Thần vũ [47, tr.442]
Triệu Quang Phục đã được khẳng định rõ là nhân vật có thật bởi triều đại của ông cũng tổn tại 23 năm trong lịch sử (thời gian tồn tại của triều đại Triệu
Quang Phục có thay đổi do sự ghỉ chép ở các thời kỳ khác nhau của các nhà
viết sử) Dù Triệu Quang Phục trong lịch sử, trong truyền thuyết hay trong thần tích thì cuộc đời của ông cũng gắn nhiều với sự xuất hiện của các vị thần Từ khi ông sinh ra, đến khi ông cầm quân đánh giặc và việc ông tuẫn tiết cũng vậy,
luôn có sự hỗ trợ của thánh thần Mặc dù đây chỉ có thể là chỉ tiết để tăng thêm
tính huyền bí đối với Triệu Quang Phục, nhưng điều đó cũng khẳng định Triệu
Quang Phục là người được lịch sử lựa chọn để giúp nhân dân thoát khỏi giặc ngoại xâm và giảnh lại độc lập cho dân tộc Chính những điều này đã làm tăng, thêm độ tin tưởng đối với nhân vật Triệu Quang Phục của người dân cả nước
và nhất là người dân ở những nơi ông đã xuất hiện Thực tế trên chứng tỏ, trong
dao thờ thần ở nước ta, tục thờ Thành hoàng có nội dung lịch sử và xã hội sâu
sắc Đó là chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa, tâm linh hóa Điều này
cắt nghĩa tại sao, một mặt, ý thức lịch sử, lòng yêu nước là một ý thức, tỉnh cảm sâu dim trong con người Việt Nam, tâm hỗn Việt Nam, và mặt khác, các hình thức tín ngưỡng chứa đựng nội dung lịch sử này cũng tồn tại lâu bền hơn Cho
nên, Triệu Quang Phục, sau 23 năm chiến đấu với giặc ngoại xâm để bảo vệ và xây dựng đất nước, đã giúp cho dân thốt khỏi ách đơ hộ, có cuộc sống bình
yên Công lao to lớn ấy của Triệu Quang Phục đã được in dấu trong lịch sử dân
tộc và trong tâm thức của người dân Việt Nam và nhất là người dân Nam Định Ving dit Nam Định đã chứng kiến từng bước chân của người tướng tài, của
một ông vua nhân đức, khi phải chạy sự truy đuổi của Lý Phật Tử, người mà
Trang 32tiết ở vùng biển Nam Định Sau khi Triệu Quang Phục mắt, người dân Nam
Định đã thờ phụng ông cho đến ngày nay, cả thế hệ mai sau, nhằm tri ân và tưởng nhớ những gì ông đã làm cho dân, cho nước Vì vậy, việc thờ phụng,
Triệu Quang Phục đã nói lên tắt cả tắm lòng của người dân đối với người anh
hùng dân tộc Những sắc phong qua các thời kỳ lịch sử càng làm rõ hơn giá trị của nhân vật lịch sử này Đặc biệt là Triệu Quang Phục đã hiển linh, âm phù
nhà Trần đánh giặc Nguyên - Mông, quân Chiêm Thành, điều này đã được chứng thực qua sắc phong của các triều vua nhà Trần cho Triệu Quang Phục Các sắc phong vẻ việc thờ phụng Triệu Quang Phục tại các đền cho thấy việc
thờ phụng là có căn cứ qua từng thời kỳ lịch sử, để tỏ lòng thành kính đối với đức thánh Triệu Việt Vuong
Trên 500 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, cuộc chiến đấu của
Triệu Quang Phục thắng lợi đã thể hiện ý chí độc lập, tinh thần quật cường
của dân tộc ta Chính vì vậy nhân dân các huyện Nam Trực, Ý Yên và Nghĩa Hưng lập đền tôn Triệu Quang Phục làm thành hoàng là để t6 tim
lòng thành kính và lấy tắm gương của ông để khắc phục muôn vàn khó khăn gian khổ trong công cuộc khai hoang mở đất và xây dựng đất nước
ngày càng tươi đẹp hơn Tiểu kết
Qua chính sử, nhân vật Triệu Quang Phục đã được ghi chép khá rõ.Sự
tồn tại 23 năm của triều đại Triệu Việt Vương đã khăng định nhân vật Triệu
Quang Phục là có thật trong lịch sử Không chỉ có trong chính sử, cuộc đời ông còn được truyền thuyết và thần tích nhắc đến nhiều, dù mang tính huyền thoại, nhưng điều đó lại cảng làm tăng thêm giá trị nhân văn của nhân vật này
Xét về công lao, Triệu Quang Phục một vị tướng tài, một vị vua đã
Trang 33Cuộc đời ông từ khi sinh ra như đã mang trong mình sứ mệnh lớn mà trời ban đó là việc giúp dân giúp nước chống lại ách độ hộ của giặc ngoại xâm
Qua 23 năm trị vì, vua triệu Việt Vương, đã mang lại sự ấm no, bình yên cho dân, điều đó cho thấy ông là một vị vua sáng, đức độ, rất được người dân yêu mến, kính trọng
Mặc dù thất bại trước Lý Phật Tử, nhưng Triệu Quang Phục là người có công lao giữ nước và xây dựng đắt nước, ý chi bat khuất trước kẻ thủ của ông đã in đậm trong lịch sử dan tộc và trong lòng nhân dân bao đời nay Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Triệu Quang Phục (Vua Triệu Việt Vương) là vị anh hùng có công chống giặc ngoại xâm, mang lại ấm no và
bình yên cho dân Với truyền thống uống nước nhớ nguồn đã trở thành bản
sắc văn hóa của dân tộc ta, việc thờ phụng người có công lao với đân với nước như Triệu Quang Phục là điều không thể thiếu
Từ lịch sử đến truyền thuyết, một chặng đường thiêng hóa nhân vật
Triệu Quang Phục đã diễn ra Từ truyền thuyết đến việc lập đền thờ là chăng
Trang 34Chương 2
DI TÍCH PHỤNG THỜ TRIỆU QUANG PHỤC Ở NAM ĐỊNH
Di tích lịch sử là tài sản văn hố vơ cùng q giá của dân tộc, trong đó chứa dựng những giá trị tỉnh thần, vẻ đẹp tâm hồn, những ước vọng của cha ông Đó là những minh chứng của nhiều thời kỳ lịch sử, được khắc ghi sâu
đậm trong tiềm thức của mỗi người dân đắt Việt Đồng thời di tích cũng chính
là bộ phận quan trong cấu thành nên kho tàng di sản văn hoá dân tộc Dĩ tích vừa là những địa điểm lịch sử, các công trình xây dựng có giá trị kiến trúc - nghệ thuật, vừa là điểm danh thắng tạo nên vẻ đẹp đặc trưng và cảnh quan văn hoá của mỗi vùng miền Ngoài chức năng thờ Thành hoàng làng, thờ Phật, thờ Thân và sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng dân gian, các di tích cũng là nơi ân
chứa tài năng sáng tạo của con người và bản sắc dân tộc qua thời gian Đồng thời di tích là sự khẳng định sức sống mãnh liệt của nền văn minh lúa nước và
nên văn hoá cộng đồng làng xã trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử
Nam Định là một tỉnh giàu tiềm năng di tích lịch sử - văn hóa, gồm 9 huyện và 1 thành phố Ở từng khu vực hành chính đó còn dày đặc những dấu ấn văn hóa truyền thống, thể hiện ở các công trình kiến trúc như đình, chùa, đền, miếu, phủ, lăng mộ, nhà thờ, từ đường dòng họ Các di tích được trải đọc theo suốt chiều đài lich sử, không có thời kỳ nào không đề lại những dấu ấn, phản ánh sự phát triển liên tục, đóng góp của đất và người Nam Định
trong công cuộc dựng nước giữ nước Trong số đó, các di tích về Triệu Quang
Phục chiếm mật độ khá nhiều ở tỉnh Nam Định Điều này cho thấy, hình ảnh
Triệu Quang Phuc da in đậm trong tiềm thức của người dân nơi đây
Trang 35Bảng 2.1: Thống kê di tích thờ Triệu Quang Phục ở Nam Định
Tinngướng| Tínngwởngthờ | Timngwỡngthờ | Tínngườngthờ
thờ thành | ĐúcThánhTriệu | Đức Thánh Trấn ‘Thanh Máu
hoàng làng
Phiên | ump | PT | oor | PF | or | yp | ĐT
(Huyện) oT chưa | LS-VH | chưa x6 x6 LS-VH chưa s-vH | Xế hs | Xe hs ` Xếp hang xe xếp hạng hang ng hàng hạng 1 | Giao Thuỷ 13 05 HH ol 12 00 29 2 | HàiHàu 12 0 | 4 | 06 |2 | 0 | 20 3 |MgLạ 15 0 | 01 | 0 | 10 | 0L | 57 4 |TpNam Định 06 00 03 ol 17 ol 24 % | Nam Trực 23 03 17 02 23 ol $8 6 | Nghia Hưng 14 05 06 03 34 00 23 7 | True Ninh i 04 09 06 17 00 28 8 | Vụ Bản 13 00 03 00 " 03 40 9 | Xuân Trường HH 02 00 OL 14 00 2I 10 |ÝYên 21 0œ | 0 | 01 | 0 | 03 | 4 Công: 139 21 | 72 | 2 | 170] 10 | 350
[Ban quản lý Di tích và Danh thắng Nam Định]
Qua đó có thể thấy được sức sống lâu bền của tín ngưỡng thờ phụng
đức thánh Triệu Việt Vương trong tâm thức đại đa số quần chúng, là nơi để
Trang 36Ngoài tỉnh Nam Định, Đức thánh Triệu Việt Vương còn được thờ
phụng ở các tỉnh phía bắc khá nhiều và nhất là ở một số tỉnh lân cận như: tỉnh
Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên Mật độ di tích thờ phụng Triệu Quang
Phục khá cao cũng đến vài chục di tích trên mỗi tỉnh Did
này cho thầy tằm ảnh hưởng của ngài đối với dân chúng không chỉ ở nơi ngài xuất hiện
Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi xếp địa điểm thờ Triệu Quang Phục tại đền Độc Bộ, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên là điểm thờ tự
chính Còn lại các di tích ở xã Nam Giang - Nam Trực, xã Nghĩa Thái - huyện Nghĩa Hưng vào vùng thờ tự khác Mặc dù sắp xếp là như vậy, nhưng các di tích này luôn có mối liên quan đến nhau và điểm chung lớn nhất là đối tượng phụng thờ Tuy hiện nay các di tích này thuộc các địa giới hành chính khác nhau, nhưng đó chỉ là sự phân chia về mặt hành chính Chúng tôi thiết nghĩ,
đối với các hiện tượng văn hóa thì địa giới hành chính chỉ là sự tương đối
Điều quan trọng là sự tương đồng về văn hóa trong toàn vùng 2.1 Đặc điểm kiến trúc của di tích
3.1.1 Cảnh quan khuôn viên và bố cục mặt bằng tổng thể 2.1.1.1.Cảnh quan khuôn viên
~ Những đặc điểm chung
Điểm chung lớn nhất và quan trọng nhất trong các di tích này là đối tượng thờ phụng đó là Triệu Quang Phục (Đức thánh Triệu Việt Vương ) Bên cạnh các di tích Triệu Quang Phục, còn có chủa là nơi thờ Phật
Vi tri của các đền đều được xây dựng trên mảnh đắt cao ráo, thoáng,
mát, xung quanh đền là những cây cổ thụ, đó là các loại cây như cây da, cà
sĩ và cây đại Cây cối góp phần tạo cảnh, làm nơi nghỉ ngơi cho khách thập
Trang 37trúc, tạo cảm giác thanh tịnh, trang nghiêm cho di tích Bên cạnh các đền luôn là khu dân cư, chính những người dân nơi đây họ đã tôn thờ Triệu Quang
Phục là vị thần hộ mệnh của dân làng Thần luôn phù hộ, che chở cho dân
ling được bình an, mùa mảng thuận lợi
Hướng Nam là hướng hợp với đế vương theo quan niệm “?hánh nhân, Nam diện nhỉ thích thiên hạ" (Thánh nhân nhìn về hướng nam để nghe lời tâu bày của thiên ha), cũng là hướng thiện tâm trên nền tảng trí
tuệ Có lẽ cũng do quan niệm này mà tất cả các đền thờ Triệu Quang Phuc đều quay về hướng Nam
~ Những đặc điểm riêng:
Mặc dù đều là cư dân nông nghiệp, nhưng mỗi làng xã đều có kết cấu riêng về địa giới hành chính, kinh tế, văn hóa - tín ngưỡng, xã hội Vì vậy
việc xây dựng đền cũng có những điểm khác biệt tương đối như:
+ Đẩn Độc Bộ: Yên Nhân là một xã nằm cách trung tâm huyện Ý Yên
khoảng 15 km bề phía Đông Nam Xã gồm các thôn: Dương Phạm, Phạm Xá, Thụ Ích, Thanh Khê, An Lại Thượng, An Lại Hạ và Tân Bộ Theo “Địa chí Nam Dinh”, Độc Bộ trước đây thuộc cửa biển có tên gọi Đại Nha, sau khi Triệu Việt Vương tuẫn tiết ở đây, sự linh ứng của thần đã làm cho thuyền bè
qua lại gặp nhiều khó khăn nên đổi tên thành cửa Đại Ác Đến thời Lý, niên hiệu Minh Đạo thứ 4 (1044) dưới triều Lý Thái Tông cửa Đại Ác đổi thành
Đại An Khi quân Minh xâm lược nước ta, chúng đổi tên thành Đại Loan Nam 1427, Lê Lợi kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi cửa Đại Loan được đổi lại thành Đại An Yên Nhân là một trong 32 xa, thị trắn của huyện Ý Yên Hiện nay trên địa bàn xã được chia thành 16 xóm, di tích
đền Độc Bộ thuộc xóm 9 với vị trí địa lý tiếp giáp sông Đào, sông Đáy rá
thuận tiện cho việc giao thương và phát huy giá trị văn hóa, góp phần thúc
Trang 38'Qua khảo sát các nguồn tư liệu, chúng tôi thấy rằng địa danh Độc Bộ, xã
'Yên Nhân là vùng đất ghi dấu sự tích hóa thần của Đức thánh Triệu Việt Vương, do dé trong tâm thức của nhân dân thì nơi đây được suy tôn là “Chính miếu” Hiện nay, hầu hết các di tích phụng thờ Đức thánh Triệu Việt Vương trên địa
ban tinh Nam Định đều rước chân nhang của đức thánh từ Độc Bộ về thờ phụng
và suy tôn làm vi than bảo trợ công cuộc làm ăn của đông đảo nhân dân
Đền Độc Bộ nằm ở vị trí tuyệt đẹp, từ sân đền có thể nhìn thấy hai dòng chảy như trải ra hai dai lụa: Màu hồng của dòng sông Đào, màu xanh ngọc của dịng sơng Đáy hồ quyện vào nhau chảy về biển Vị trí địa lý của
đền Độc Bộ còn được khẳng định qua nội dung đôi câu đối
Tiên điện tâm giang long thủy bái, Hậu thừa nhị lĩnh Hồ Côi Triều
Dịch nghĩa:
"Phía trước đèn ba sông chia dòng uốn lượn,
Phía sau đền hai núi Hồ - Côi châu
Đứng ở sân đền, ta có thể mở rộng tầm mắt ra xa, ba mặt đẻn là nước
mênh mông, xung quanh đền là những bóng cây cổ thụ tỏa bóng mát, phía sau lưng đền là khu dân cư, tạo cho đền một thế đứng vững trãi và thật hài hòa
[Xem phụ lục số 3.1, tr.120, hình 11] Khi đến đây chúng ta sẽ có cảm giác thật thoải mái và nhẹ lòng với cuộc sống hiện tại hơn vì không gian thoáng,
mát và cũng vì nơi đây mang đậm tính tâm linh về một chốn bình an, nơi có
thần linh phù trợ cho nhân dân được yên bình, ấm no và hạnh phúc Phía
Đông đền là ngôi chùa được xây lùi về phía sau so với đền, trong khuôn viên khép kín của cụm di tích đền và chùa Độc Bộ
+ Đần Giáp Ba thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Trực: Thôn Ba thời
Trang 39Duệ thôn, Cắm Nang thôn, Kinh Lũng thôn Sau cách mạng, thôn Ba thuộc xã Quang Trung rồi xã Nam Giang Xã này gồm các thôn: Tô, Duệ, Cẩm Nang, Kinh Lũng Thượng, Kinh Lũng Hạ, Vân Tràng và Thi Châu Sau Thi Châu
cắt về xã Nam Dương, tách xã Nam Giang thành hai xã: Nam Giang và Nam
Đào Đến năm 1975 lại hợp nhất hai xã thành xã Nam Giang, bao gồm bay
thôn như hiện nay: Nhất, Nhì, Ba, Tư, Vân Tràng, Kinh Lũng và Đồng Côi
Thôn Ba tuy là một trong số bảy thôn nhưng lại là địa bàn trung tâm của toàn xã Nam Giang Thôn Ba gần đường liên xã và liên huyện, giao thông thuận
lợi nên thuận tiện cho việc phát huy giá trị của di tích Đền Giáp Ba nằm trong lòng dân cư đông đúc, bốn mặt đều có dân cư trú, xung quanh đền có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát và vị trí của ngôi đền tọa lạc vẫn toát lên vẻ
linh thiêng [Xem phụ lục số 3.1, tr 126, hình 20}
+ Đẩn An Thịnh: Đền thuộc thôn An Thịnh, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa
Hung, tinh Nam Dinh Trước kia An Thịnh còn gọi là An Giang vốn là phường,
chải thuộc xã Đồi Trung, huyện Đại An, sau đến thời vua Thiệu Trị (1841-1847)
đổi thành xã An Thịnh thuộc tổng Thượng Kỳ huyện Đại An phủ Nghĩa Hưng Nam 1946 sau khi cách mạng thành công, xã An Thịnh đổi thành thôn hợp nhất vào các thôn Nhân Hậu, Trảng Khê, Thượng Kỳ thành xã Nhật Tân Năm 1956,
đổi thành xã Nghĩa Thái Xã Nghĩa Thái có diện tích tự nhiên là 7,2kmỶ, diện
tích canh tác trên S60ha Phía Bắc giáp Nghĩa Thịnh, phía Nam giáp Nghĩa Trung, Đông giáp đường 55 và Trực Thuận, phía Tây giáp Nghĩa Châu Hiện nay thôn An Thịnh là một trong 8 thôn của xã Nghĩa Thái là Nhân Hậu, Đào Lạng, Nhân Nghĩa, Tràng Khê, Trin Hai, Binh Duong, Tân Hưng Thôn An “Thịnh gồm 3 xóm nhỏ làAn Phú, An Nhân, An Nghĩa
Đền An Thịnh được xây dựng phía Bắc xóm An Nhân Phía trước là
Trang 40được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, nằm trong khu dân cư, quanh đền là
những khoảng khơng gian trống thống mát, đằng trước và bên trái đền đều
có ao nằm sát đường liền với đền, ôm gọn khuôn viên khép kín của đền, trong khuôn viên của đền còn có nhiều cây cổ thụ, tạo cho đền một vẻ độc lập, linh
thiêng Đền quay hướng Nam nhìn ra con đường liên thôn
Nhu vậy, mỗi đền đều có sự riêng biệt về cảnh quan khuôn viên Đền Độc Bộ, gần như ba mặt của đền đều được bao bọc bởi hai con sông Đào và sông Đáy, tạo nên khoảng không gian mênh mông và gắn liền với miền sông
nước của người dân nơi đây làm cho ngôi đền trở lên hải hòa với thiên nhiên và trở lên lung linh huyền bí hơn Còn đối với đền Giáp Ba và đền An Thịnh, mặc dù nằm trong lòng dân cư đông đúc, nhưng khuôn viên khép kín đã tạo nên vẻ linh thiêng của nơi thờ tự Sự khác biệt nữa là đền Độc Bộ còn có chùa, nơi thờ Phật trong khuôn viên khép kín của đền; còn đền Giáp Ba và An
“Thịnh thì chùa lại nằm tách biệt nhưng cũng không quá xa đền Điều khác biệt lớn nhất: đền Độc Bộ là đền chính thờ Triệu Quang Phục bởi nơi đây là nơi
ngài mắt và hiển linh, các đền khác đều là nơi thờ vọng 2.1.1.2 Bồ cục mặt bằng tổng thể
~ Những đặc điểm giồng nhau:
Các đền đều được bố cục với nghỉ môn, sân đền và ba tòa chính là: Tiền đường, trung đường và Hậu cung (còn gọi là cung cắm hay chính tâm) và đều được thiết kế theo kiến trúc cô truyền
~ Những đặc điểm khác nhau:
Theo truyền thuyết tại địa phương và nội dung tắm bia trùng tu công
đức (bia ký soạn khắc thời vua Khải Định, năm thứ 9 (1924), sau khi Triệu