1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Di tích và lễ hội đình Hạ Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng)

156 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 36,74 MB

Nội dung

Luận văn Di tích và lễ hội đình Hạ Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) nghiên cứu những giá trị văn hóa vật thể từ khi đình làng Hạ Lũng ra đời cho đến nay; nghiên cứu lễ hội đình Hạ Lũng xưa và nay, để có cái nhìn toàn diện về diễn trình lịch sử của lễ hội.

Trang 3

AO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 3 ĐẠI HỌC VAN HOA HA NOL vớt kệ Lã Thị Phương Chinh Di tích và lễ hội đình hạ Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) Chuyên ngành: Văn hoá học Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Văn Tiến

Trang 4

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến Những nội dung trình bảy trong

luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng

được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả

nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn toàn chịu trách

nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

'Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC _- DANH MỤC CHU CAI VIET TAT MO DAU Chuong 1: TONG QUAN VE PHUONG DANG HAI VA DINH HA LONG 1.1 Tổng quan về phường Đằng Hi

1.1.1.Vi trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.2 Cư dân và truyền thống lịch sử 1.13 Kinh tế 1.1.4 Truyền thống văn hóa 1.2 Lịch sử xây dựng và quá 1.2.1 Lịch sử vị thần được thờ inh tin tại của đình ha Ling 1.2.2 Niên đại và quá trình tồn tại, phát triển của di tích “Tiểu kết chương 1 Chương 2: DI TÍCH DI 2.1 Giá trị kiến trúc LẠ LŨNG 2.1.1 Không gian cảnh quan 2.1.2 Bố cục mặt bằng tông thể 2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc 2.2 Nghệ thuật điêu khắc trang trí

2.2.1 Trang trí bên ngoài đình

2.2.2.Trang trí trong Đại đình 2.2.3 Trang trí trong Hậu cung

Trang 6

2.4.2 Giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa vật thé 79 Tiểu kết chương 2 : = : 85 Chuong 3: LẺ HỘI ĐÌNH HẠ LŨNG ° ` 87 3.1 Lễ hội Đình Hạ Lũng : —

3.1.1 Chuẩn bị cho lễ hội - 87

3.1.2 Diễn biễn của lễ hội - 89

3.2.3 Các ngày lễ khác tại đình : 104

3.3 Vai trò của lễ hội đình Hạ Lũng trong đời sống của cộng đồng cư

dân xã Đằng Hải nn een MA

3.3.1 Những lớp văn hóa tích hợp trong lễ hội 105 3.3.2 Giá trị co bản của lễ hội đình Hạ Lũng 106 o tồn và phát huy giá trị của lễ hội đình Hạ lũng trong

7 sen 108

3.4.1 Hiện trạng lễ hội 7 [0

3.4.2 Biện pháp bảo tổn lễ hội đình làng Ha Ling 112

3.4.3 Phát huy giá trị Lễ hội Dinh Ha Lang 113

Tiéu kết chương 3 114

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 7

DANH MUC CHU CAI VIET TAT Chữ viếttắt = Chir viét day dit

Trang 8

1 Lý do chọn đề tài

'Việt Nam, một quốc gia nằm tại vị trí trung tâm bán dao Dong Nam A với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng đã xây dựng cho mình một nền văn hóa mang bản sắc riêng - nền văn hóa dân tộc Chính nền văn hóa này đã trở thành nền tảng tỉnh thần, sức mạnh vô hình giúp công đồng dân tộc ta

vượt qua mọi khó khăn thử thách Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Việt Nam

và các nước trên thế giới đã bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn tìm hiểu nhau để cùng phát triển thì văn hóa được xem như là một trong những nhân tố quan trọng của sự phát triển bền vững Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di

tích gop phan thực hiện vào việc giữ gìn cốt cách, bản sắc văn hóa dân tộc Di tích lịch sử - văn hóa là những tai sản vô cùng quý giá của dân tộc

mà cha ông ta để lại cho hậu thế đã trở thành cầu nối vững chắc giữa quá khứ

và hiện tại Các lại hình di tích như: đình, đền, chùa, miếu là những thiết

chế văn hóa cổ truyền gắn bó lâu đời vi

làng xã của người Việt, nơi diễn ra

những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng Trong đó đình làng Việt là công trình kiến trúc tiêu biểu, đặc trưng nổi bật của văn hóa làng xã Ngồi chức năng văn hóa tơn giáo, đình làng còn thể hiện chức năng hành chính, nơi giải quyết mọi công việc của làng như việc vui chơi, ăn uống, thu thuế

Ngoài ra đình làng còn được coi là một công trình kiến trúc biểu tượng đặc trưng nhất, là trung tâm văn hóa đa chức năng của cộng đồng làng xã nông

thôn Việt Nam và là nơi hội tụ tình cảm, trí tuệ của cả làng Đình làng cũng là

minh chứng cụ thê về bản sắc văn hóa một dân tộc, là một bộ phận cấu thành môi trường sống của con người, tác động trực tiếp tới hành vi của con người, là nguồn sử liệu xác thực nhất cho những người đang sống nhận thức được xã

hội, văn hóa và lịch sử đã qua

Hải Phòng không chỉ là nơi có nền kinh tế phát triển mà còn là noi dn

Trang 9

Hai Phòng phường Đằng Hải đã và đang tồn tại rắt nhiều công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc Trong đó, nhiều di tích có giá trị kiến

trúc nghệ thuật, lịch sử - văn hóa Đây cũng chính là nơi nỗi tiếng với một

làng nghề truyền thống của thành phố Hải Phòng - Jang hoa Dang Hai Dac biệt, con người Đằng Hải nơi vùng đất đầu sóng ngọn gió với bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, tinh thần yêu nước, kiên cường đã góp phần tham gia

vào các cuộc đấu trạnh dựng nước và giữ nước của dân tộc

Đình Hạ Lũng thuộc phường Đằng Hải quận Hải An là một trong những công trình kiến trúc tín ngưỡng có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuat thé ky XVI, thé ky XVIII, Trải qua bao nhiều thé hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và xã hội, đã khiến nhiều thành tố văn hóa không còn được bảo lưu như trước Bởi chính con người và thêm vào đó là sự khắc

nghiệt của khí hậu nhiệt đới âm gió mùa cùng với chiến tranh đã tàn phá nặng nẻ khiến cho nhiều di vật quý giá bị huỷ hoại Nhiều hạng mục vẻ kiến trúc và trang trí của ngôi đình có dấu hiệu bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng Vì thế nó trở thành vấn đề quan tâm hiện nay Do vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng, để từ đó mong muốn có thể đưa ra giải êu đình Hạ Lũng nhằm làm cần thiết đồng thời giúp pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu

phục vụ cho đời sống đương đại là một vi

chúng ta tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm

đẹp thêm truyền thống văn hoá

Theo sự tìm hiểu của tác giả thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu về đình Hạ Lũng một cách có hệ thống, chỉ mang tính chuyên ngành, qua một số tài liệu như: hỗ sơ xếp hạng di tích lưu trữ tại Bảo ting Hai

Phòng và một số cuốn sách giới thiệu về di tích Vì vay tac gia chon dé tai “Di

tích và Lễ hội đình Hạ Lũng thuộc phường Đằng Hải, quận Hải An thành

phố Hải Phòng" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học dưới góc độ tiếp cận

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu

Một số công trình nghiên cứu về đình Hạ Lũng như sau:

Trong cuốn: “Hải Phòng di tích và danh thắng xép hạng cấp quốc gia” được xuất bản năm 2005 giới thiệu khái quát những di tích tiêu biểu được xếp hạng cấp quốc gia của thành phô Hải Phòng, trong đó viết về địa điểm và giời thiệu một số di vật, mảng chạm khắc của đình Hạ Lũng

Trong sách: “Sách di sản văn hóa quận Hải An — những đấu ấn lịch sử”

của Ủy ban nhân dân quận Hải An có viết về các di tích được xếp hạng cắp quốc gỉa và cấp tỉnh của quận Hải An, trong đó có viết về địa điểm, vị thần được thời,

giới thiệu một số đề tài trang trí tiêu biểu và lễ hội của đình Hạ Lũng

Trong báo cáo “Kiểm kê văn hóa phi vật thể quận của Hải An” của Bảo: Tang Hải Phòng lập năm 2014 có viết về các lễ hội, trò chơi, phong tục của quận Hải An trong đó có nói về lễ hội đình Hạ Lũng

“Trong hỗ sơ xếp hạng về đình Hạ Lũng, sở văn hóa thông tin Hải Phong,

lập ngày 16/01/2001 khái quát về một số nét tiêu biểu: tên gọi, địa điểm phân

bố di tích, sự kiện, nhân vật lịch sử, các di vật, khảo tả di tích tuy nhiên chỉ

dừng lại ở mức độ sơ lược tóm tắt, chưa cung cấp có hệ thống những thông tin ‘An thiét về giá trị văn hóa nghệ thuật của đình Hạ Lũng

chỉ tiết,

Những tài liệu trên, nêu những nét khái quát về đình Hạ Lũng, lễ hội và đặc điểm vùng đất nơi di tích tổn tại, tuy nhiên vẫn chưa có một công trình

nghiên cứu chuyên khảo nào, giới thiệu đầy đủ về các giá trị văn hóa nghệ

thuật của di tích

“Tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi

tiếp tục nghiên cứu một cách chỉ tiết, hệ thống hơn, hi vọng luận văn sẽ đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật cả đình Ha Ling trong thời kỳ hội nhập và phát triển

Trang 11

Nghiên cứu Di tích và Lễ hội đình Hạ Lũng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các nguồn tư liệu từ trước đến nay viết về đình Hạ Lũng

Nghiên cứu tông quan về văn hóa phường Đằng Hai

“Xác định niên đại xây dựng của Đình và những lần trùng tu, sửa chữa

Nghiên cứu vẻ nhân vật được thờ qua truyền thuyết, thần tích, sắc phong

Nghiên cứu, đánh giá các giá trị của di tích và lễ hội đình Hạ Lũng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc, điêu khác, thành

hoàng làng và lễ hội của đình Hạ Lũng

4.2 Phạm vị nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những giá trị văn hóa vật thể từ khi đình Hạ Lũng ra đời cho đến nay Nghiên cứu lễ hội đình Hạ Lũng xưa và nay, để có cái nhìn toàn diện về diễn trình lịch sử của lễ hội

Không gian nghiên cứu: Phường Đằng Hải - quận Hải An - thành phố

Hải Phòng

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: sử học, dân tộc học, kiến trúc, điêu khác, văn hóa dân gian

Khảo sát điền giã: quan sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn,

thống kê Nghiên cứu thực trạng đồng thời tiến hành thu thập các tài liệu viết về di tích đình Hạ Lũng

Trang 12

Phương pháp so sánh

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục như bản đổ, ảnh, bản vẽ luận

văn gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về phường Đằng Hải và đình Hạ Lũng Chương 2: Di tích dinh Ha Ling

Trang 13

Chương I

TONG QUAN VE PHUONG DANG HAI VA DINH HA LUNG 1.1 Téng quan vé phường Đằng H:

LLLV; tri dja ly va điều kiện tự nhiên

Ngược dòng lịch sử với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân

tộc ta Do sự bồi đắp phù sa từ các dòng sông Bạch Đằng, Cửa Cắm, Lach

Tray ngày nay mà hình thành, ngày càng mở rộng theo hướng tiến ra biển Đông, đó là vùng đất Hải An xưa và là quận Hải An ngày nay

Về lịch sử hình thành của phường hiện nay không có tài liệu nào ghỉ

chép cụ thể Song theo những ghi chép lịch sử về trân Bạch Đằng năm 938 thi Ngô Quyền đã chọn vùng đất Lương Xâm trong đó có làng Hạ Lũng ( phường

Ding Hai ngày nay) làm đại bản doanh, và nhân dân trong vùng đã hưởng ứng và theo ông đánh giặc rất đôngcũng theo các nhà nghiên cứu của các nhà

địa chất học: “vào giai đoạn khoảng 2500 - 2300 năm cho đến khoảng 700 — 500 năm trước đây là giai đoạn biển rút Cùng với quá trình biển rút là quá trình hình thành đồng bằng Hải Phòng hiện đại” [41, tr.30] Điều này chứng

tỏ vào khoảng thế ky X, 6 đây đã có con người đến sinh sống và lập nên làng

xã của mình Ngoài ra các cụ cao niên trong làng còn cho biét: “Tir sau thé ki

thứ X, tại vùng đất cửa sông phía Hải An Hải Phòng ngày nay, có nhiều làng l

xã được hình thàn]

Thời phong kiến, địa bàn phường Đằng Hải hiện nay thuộc tổng Lương Xâm, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trắn Hải Dương Lương

Xâm là 1 trong 13 tổng của huyện An Dương,

m có 7 xã, phường là:

Luong Xam, Xam Đông, Hạ Lũng, Lũng Bắc, Lương Khê, phường Phao

Trang 14

danh là Thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, lúc này huyện An Dương thuộc vào tỉnh Kiến An Đến năm 1924, thời kỳ Pháp thuộc, huyện Hải An

mới chính thức được thành lập, trực thuộc tỉnh Kiến An với diện tích 8.780

ha, số đân 3.974 người Về hành chính dưới cấp huyện được thành lập 5

tổng là Đông Khê, Trung Hành, Hạ Đoạn, Lương Xâm và Trực Cát, dưới cấp tổng là cấp xã Lúc bấy giờ phường Đằng Hải vẫn trực thuộc tổng Lương Xâm Sang năm 1966 theo quyết định của Chính phủ, huyện Hải An sát nhập cùng huyện An Dương, thành lập huyện Hải An Đến nay theo Nghị dinh 106/ND-CP của Chính phủ, Quyết định số 356/QÐ - UB ngày 11/02/2003 của UBND thành phố Hải Phòng, quận Hải An được thành lập

và ra mắt nhân dân địa phương ngày 10/05/2003 gồm các phường: Cát Bi, Ding Lam, Nam Hai, Tràng Cát, Đông Hải và Đằng Hải với diện tích 307,4ha dân số 7979 nhân khâu với gần 2.000 hộ

Phường Đằng Hải nằm ở trung tâm quận Hải An tiếp giáp: Phía Bắc giáp các phường Đông Hải 1, Đông Hải 2;

Phía Nam giáp phường Thành Tô; Phía Đông giáp phường Nam Hải; Phía Tây giáp phường Đằng Lâm

Phường nằm cách sân bay Cát Bi Hải Phòng khoảng 2,5km Hệ thống

giao thông đường bộ rất đa dạng và phong phú trong đó có ba tuyến đường quan trọng của Thành Phố Hải Phòng chạy qua đó là đường Nguyễn Binh Khiêm, đường Lê Hồng Phong và đường Ngơ Gia Tự Ngồi ra còn nằm gần các của biển của sông như sông Cắm, sông Lạch Tray thuận lợi cho sự phát

triển kinh tế cũng như mở rộng ra biển của vùng

Phường Đằng Hải là một trong 8 phường của quận Hải An chịu ảnh

Trang 15

vật nuôi Mùa hè thường xuyên có biến động về lượng mưa Do chịu ảnh hưởng của biển nên hình thành nhưng cơn giông bão và áp thấp nhiệu déi

Trung bình hàng năm phường Đẳng Hải chịu ảnh hưởng từ 2 đến 4 cơn bão

vào các tháng 7, 8, 9 Nhiệt độ mùa hạ nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam đặc biệt là gió mùa Đông Bắc nên có nhiệt độ trung bình là 23°C đến 25°C, đột xuất những tháng nhiệt độ nên cao tới 40°C và xuống thấp chỉ còn 5°C

Quận Hải An có hệ thống sông ngòi khá dày, trong đó có một phần sông Cắm Hiện nay lượng phù sa mà sông Cắm đỗ ra biển khoảng 2 triệu tắn/năm, nguồn phù sa vô tận này đang được bồi đắp cho các khu vực ven biển trong đó có phường Đằng Hải Ngoài ra còn có hệ thống sông Lạch

Tray được nối với sông Cắm ở kênh đào Lach Tray và Hạ Lý Một nhánh đô

vào mương đại thủy nông An Kim Hải và kênh An Kim Hải Đây là hai hệ

thống kênh mương chảy từ Đông sang Tây suốt từ đầu phường đến cuối phường Đăng Hải

Do việc bồi đắp không đều trên bề mặt địa hình và hiện tượng đổi dòng của các con sông nên diên tích ao, hồ, đầm của phường Đẳng Hải khá

lớn Khi có mưa lớn, cũng nhờ vào hệ thống hỗ, đầm, kênh này mà hiện

tượng ngập úng đã được được giải quyết đồng thời ngược lại còn tăng lượng nước ngọt dự trữ cho việc cày cấy Có thê nói, các con sông trong huyện

(nước ngọt từ thượng nguồn đỗ xuống, nước mặn từ biển tràn vào) là nơi cung cấp hai nguồn nước chính cho nông nghiệp và ngư nghiệp của phường Đẳng Hải

1.1.2 Cự dân và truyền thẳng lich sử:

* Dân cư

Theo “Đẳng Khánh dư địa chí

Trang 16

niên trong làng thì Hạ Lũng là nơi có truyền thống học hành với nhiều người

học hành cao, thì cử đỗ đạt và ra làm quan dưới các triều đại Như Cụ Lưu Đăng Đại - có chức hàm "Hàn lâm Cung phụng xung tòng hòa phủ Quận công” Ba Cụ: Lưu Đăng Đai, Lưu Đăng Lục và Lưu Đăng Châu - đỗ Tú tài Cụ Lưu Đăng Lâm - chức vụ Chánh tổng,

Ngoài ra còn có Cụ Lưu Đình Phụng - nguyên Cán bộ tiền khởi nghĩa

Cu Lưu Xuân Đồng - nguyên Đại tá CAND

Là một địa phương giàu truyền thống, một vùng “địa linh nhân kỉ

hiếu học, giàu truyền thống lịch sử Thế hệ những người dân Đằng Hải luôn tự hào về một miễn quê văn hiến, sớm có những người con trung hiếu làm rạng rỡ

non sông Phát huy truyền thống quý giá đó nhân dân phường Đẳng Hải chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giảu đẹp, văn minh hơn nữa đề xứng đáng với các bậc tiên hiền đi trước, tiến lên sánh ngang với các địa

phương khác trong cả nước Việc giữ gìn và phát huy những truyền thống đó là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào của thế hệ mai sau ở Đằng Hải

* Truyền thống Cách mạng

Người dân phường Đằng Hải có truyền thống cần củ, sáng tạo trong lao đông, có tinh thần chiến đấu kiên cường, bắt khuất trong đầu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương Truyền thống đó được các thể hệ con cháu phát

huy trong suốt chặng đường lịch sử, lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần cùng dân tộc đánh bại quân xâm lược, bảo vệ quê hương, đất nước

Trang 17

Han do tướng Hoằng Tháo chi huy một đạo binh thuyền lớn gồm 50 van thủy quân tiến theo đường sông Bạch Đằng vào xâm lược nước ta Nhiều

trai tráng Đằng Hải tình nguyện tham gia chiết Làm nên thắng lợi lớn

đây là một chiến công oanh liệt của dân tộc ta chống lại giặc ngoại xâm trên dòng sông Bạch Đẳng lịch sử, có sự đóng góp trực tiếp to lớn của nhân dan Dang Hải

Đến thế kỷ thứ XIII, trong 30 nam (1258 — 1288), đế quốc Nguyên Mông đã 3 lần xâm lược nước ta Cư dân phường Đẳng Hải cũng góp một phần sức lực làm nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba

Những năm tháng thế kỉ XX phong trào đấu tranh ở Hải Phòng diễn ra sôi nỗi Người dân Đằng Hải đã tham dự lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh và cụ Lương Văn Can được tổ chức tại Dư Hàng và tham gia đông đảo đòi thả cụ Phan Bôi Châu, qua đó thể

dân nơi đây trong những năm đầu của cuộc cách mạng ign truyền thống đấu tranh yêu nước của người ông thời, từ khi

phong trào vô sản hóa phát triển mạnh mẽ người dân Đằng Hải đã tham gia hoạt động trong các nhà máy xí nghiệp, làm phu kéo xe tay, tích cực tham gia

vào các cuộc đấu tranh của công nhân và dân nghèo thành thị

Sang những năm tháng chống thực dân Pháp, khi cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ bắt đầu diễn ra, phường Đằng Hải đã trở thành một trong những địa bản thuộc quận An Hải xưa bị Pháp chọn làm đầu cầu đẻ tiến vào nội địa Lúc này

chưa có sự lãnh đạo của Đảng nên phần lớn là nhân dân trong vùng tự tập hợp

đứng lên chống giặc Du kích địa phương nhiều lần đột nhập căn cứ của địch,

phối hợp chặn tàu thám thính của chúng trên sông Cắm và tắn công bọn tay sai đội lốt đạo Thiên chúa Các phong trào chống Pháp do sĩ phu lãnh đạo như Cần Vương, Mạc Thiện Binh; các cuộc vận động cách mạng giả phóng dân tộc như Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Việt Nam Quang phục hội, Việt

Trang 18

Khi có ánh sáng của Đảng Công Sản soi đường, nhân dân phường Đằng Hải đã sớm hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng của Đảng, thành tích của nhân dân với *7iếng sắm đường 3°, "Đại đội Đặng Cường” đã làm khiếp

đảm đội quận viễn chinh Pháp Các trận tập kích kho dầu Thượng Lý tháng 6-

1953, tập kích sân bay Cát Bĩ đêm 6-3-1954 có hiệu quả chiến đấu cao; phối

hợp tuyệt đẹp với chiến trường toàn quốc trong chiến dịch Đông Xuân 1953-

1954 đều có sự đón góp của nhân dân phường Đằng Hải

Ngày 21/7/1954, thực đân Pháp buộc phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ,

chấm dứt cuộc chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam Hải Phòng nằm trong khu

tập kết Thời gian này thực dân Pháp tìm cách phá hoại, với âm mưu lừa gạt,

dụ đỗ cưỡng ép dân di cư vào Miền Nam, nhất là đồng bào giáo dân Một bộ phận nhân dân sinh sống trên địa bàn Đằng Hải là người công giáo, do vậy

sự lãnh đạo của

nơi đây cũng có nhiều diễn biến phức tạp sống dướ ing nhân dân phường Đằng Hải đã thực hiện tốt công tác dân vận, nhiều bình lính địch bỏ đội ngũ và bà con đã ở lại quê hương sinh sống

Sau thắng lợi, ngày 13/05/1955, quân Pháp rút khỏi Hải Phòng, quân

đội ta tiếp quản thành phố Ngày 14/05/1955, nhân dân Đằng Hải đã tham dự mít tỉnh chào mừng Uỷ ban Quân chính thành phố ra mắt Cán bộ và

nhân dân Đằng Hải vô cùng phấn khởi trong niềm hân hoan mừng ngày

chién thing

Như vậy, qua suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, day hi sinh gian khổ,

Hải Phòng cùng miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc

xây dựng chủ nghĩa xã hội Thắng lợi chung đó, có một phần đóng góp bé nhỏ

của cán bộ, đảng viên và nhân dân Đằng Hải

Trang 19

phố phấn khởi bước vào xây dựng cuộc sống mới, đồng thời tham gia đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống đề quốc Mỹ

Tháng 04 năm 1967 đến tháng 10 năm 1968, Hải Phòng là địa điểm

máy bay Mỹ bắn phá ác liệt trong đó có phường

g Hải Tại nơi đây, nhiều nhà thờ, hợp tác xã, bệnh viện, trường học đều bị phá hủy làm nhiều

người chết và bị thương Mặc dù bị bắn phá ác liệt nhưng đây cũng là mảnh

đất lập nhiều chiến công Qua hai cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế

quốc Mỹ, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi nhiều máy bay của địch Người Đằng Hải không chỉ chiến đấu giỏi mà còn tham gia phục vụ chiến đấu tốt, kịp thời tháo gỡ và san lắp hố bom dé đảm bảo giao thông thông suốt, tham gia vận chuyên hàng ngàn tắn

hàng hóa phục vụ sản xuất và chiến đấu, đào đắp trận địa phòng không, tên

lửa để bảo vệ thành phó

Đình Hạ Lũng còn là nơi tiễn đưa hàng trăm thanh niên tình nguyện lên

đường chiến đấu đánh Pháp, đánh Mỹ xâm lược góp phần cùng cả nước

kháng chiến giành độc lập tự do dân tộc

Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), dưới sự lãnh đạo

của chính quyền địa phương, nhân dân đã từng bước ôn định đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tiến hành cải cách ruộng đất, chuyên đổi cơ cấu kinh tế

Người dân nơi đây không những cùng nhân đân cả nước tích cực xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà còn đóng góp cả sức người vào cuộc đấu

tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với nhiều liệt sĩ đã hi sinh cho chiến trường miền Nam

1.1.3 Kinh tế

Ding Hai nguyên là một xã thuần nông của huyện Hải An, đời sống kinh tế của nhân dân khá phát triển Ngoài việc trồng lúa làm cây lương thực

chủ yếu thì làng còn phát triển với nghề trồng hoa, rau và cây ăn quả

Là vùng đất có hệ thống sông ngòi dày đặc, nên ngoài nghề chính nông,

Trang 20

nông nghiệp, liên quan tới sông nước khác Sự thay đổi của chế độ dòng chảy cùng lưu lượng phủ sa hàng năm đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và

kinh doanh của nhân dân trong vùng

* Trằng trọt

'Như trên đã nói, Đằng Hải nguyên là một xã thuần nông của huyện Hải

An Do điều kiện

giống như các phường khác thì phường Đằng Hải lấy nông nghiệp làm vai trò

đai, khí hậu và sự thuận lợi về nguồn nước, nên cũng

chủ đạo

Cây lúa được coi là cây nông nghiệp đầu tiên được người dân phường

Đẳng Hải quan tâm vì nó không chỉ cung cấp lương thực chủ yếu cho dân làng trong vùng mà nó còn là loại cây phù hợp với chất đất, nguồn nước và

điều kiện tự nhiên nơi đây

Phương thức canh tác một năm 2 vụ là vụ mùa và vụ chiêm xuân Vụ mùa, diện tích đất canh tác cây lúa được gắn hết, vụ chiêm do thiếu nước nên chỉ cấy được ít hơn vụ mùa, khoảng 1⁄4 diện tích Năng suất cao nhất 1 ta/sio, vụ chiêm cao nhất là 80 cân/ sào, Ngoài ra, người dân nơi đây còn trồng thêm một số cây lượng thức khác như khoai, lạc Đằng Hải người đông ruộng ít,

phần lớn ruộng được dùng vào trồng hoa nên mỗi hộ gia đình chỉ có 8 sào đến 1 mẫu ruộng thì trong đó một nửa để trồng lúa còn lại là trồng hoa Một số hộ

dân mới định cư tới thi khơng có sảo ruộng nào,

Ngồi ra một số họ còn để dành một phần diện tích đất canh tác trồng mía để cung cấp đường cho dân Cây dược liệu bạc hà cũng đã có lúc trồng đại trả, lấy tinh dầu xuất khâu

* Chăn nuôi

Bên cạnh việc trồng trọt, phường Đằng Hải còn phát triển cả chăn nuôi

'Việc chăn nuôi của phường Đằng Hải này chủ yếu là giúp người dân có thêm

ế số lượng gia

súc được nuôi là tương đối it chủ yếu là ga, vịt, lợn Ngoài ra còn một số hộ việc làm và phục vụ cho như cầu ăn uống hội hè chính vì

Trang 21

* Buôn bản

Buôn bán cũng được coi là một nghề quan trọng của cư dân nơi đây Chợ hoa Hạ Lũng được coi là một trong những chợ hoa lớn của thành phố Hải Phòng Chợ hoa được hình thành từ rất sớm va hiện nay dã trở thành nơi cung

cấp hoa chủ yếu cho khắp các phố phường của thành phó Hải Phòng Tại nơi

đây, loại hoa gì cũng có đặc biệt là hoa lay ơn, hoa huệ, hoa lan

Ngoài chợ hoa Hạ Lũng thì phường Đằng Hải còn xuất hiện một số chợ

làng, nhỏ lẻ khác Các mặt hàng được người đân trao đổi buôn bán là các khô,

nước mắm, mắm tôm, hàng tắm, hàng xén, hàng muối Nghề đổi muối lấy

khoai và thóc cũng là một nghé khá phổ biến, người dân thường mua muối ở đảo Cát Hải sau đó dùng thuyền trở về đề đổi lấy gạo, thóc về ăn hoặc buôn bán

ï thiện đời sống cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho họ có cơ hội giao lưu tiếp xúc với Hoạt động buôn bán tuy nhỏ lẻ nhưng cũng góp phi bên ngoài về kinh tế cũng như văn hóa Như vậy hoạt động buôn bán trao đổi

hàng hóa không chỉ mang lại nguồn lợi về mặt kinh tế mà còn khiến cho nền

văn hóa nơi đây đa dạng và phong phú thêm * Nghề phụ khác

Nghề trằng hoa

Làng hoa thuộc phường Đằng Hải quận Hải An cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 4km Nghề trồng hoa ở Đẳng Hải có từ gần 200 năm trước Có gắn bó và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây ~ nghề trồng hoa không chỉ làm đẹp mà còn đem lại giá trị kinh tế cao Kể từ năm 1993, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp,

nâng cấp ruộng trồng lúa nâng suất thấp thành các khu đồng trồng hoa, thì

diện tích đất trồng hoa Đằng Hải tăng lên đáng kể với gần 100ha

Trang 22

sang trồng hoa Chỉ trong 4 năm, từ năm 1992 ~ 1996, 60% diện tích đất cấy lúa đã được tôn tạo thành vườn trồng hóa, có những cánh đồng sâu ngập đầu người cũng trở thành những cánh đồng hoa rực rỡ

Hoa từ Đằng Hải đến với nhiều vùng miễn trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài Hoa là nguồn thu nhập chính của người dân Đằng Hải “Trong ký ức của người dân nơi đây, những vui buồn của nghề trồng hoa đã đi

sâu vào tâm khảm Để có những bông hoa ngày lễ, tết, người trồng hoa quanh năm sống cùng sương nắng, phân gio Tết đến, khi trăm họ rộn ràng áo mới thì người trồng hoa lại tắt tả thu hoạch, rồi ngược xuôi tàu xe đi bán

'Vào những năm 1980, hoa Layơn màu đỏ, màu hồng phán của làng quê Đẳng Hải đã lên máy bay đi khắp Liên Xô, Đông Âu Tiếp đó, Đẳng Hải còn

được kỳ vọng trở thành một địa chỉ du lịch của thành phố Cảng

Ngày nay, hoa Hạ Lũng vẫn nỗi tiếng sánh vai với các làng hoa Ngọc Ha (Hà Nội), Nhật Tân (Hà Nội) chiếm lĩnh thị trường Miễn Bắc với nhiều

chủng loại phong phú hâp dẫn Đặc biệt, hàng ngày chợ hoa đêm hạ Lũng luôn tắp nap người mua bán từ 4 giờ sáng, những dòng người từ khắp mọi nơi đỗ về đây để mua hoa, mang hoa đi bán trên khắp các thị trường cả trong và

ngoài thành phó, nhiều dự án được triển khai tại đây

Tuy nhiên, từ năm 2003, thành lập quận Hải An, Đằng Hải trở thành

đất nông nghiệp bị thu hep, bị chia cắt nhỏ lẻ, manh mún, xen kẽ trong các

khu dân cư, các hộ dân Các dự án xây dựng đã phá vỡ hệ thống giao thông,

hệ thống tưới tiêu, đất thường xuyên bị úng lụt hoặc bị hạn hán; nước tưới bị ô nhiễm, sản xuất của con người gặp nhiều khó khăn Thêm vào đó giá vật tư cho trồng hoa lên cao, nhiều người đân Đằng Hải không thiết tha đầu tư vào trồng hoa, trông chờ vào dự án, đất bị bỏ hoang

“Trước tình hình thay đôi, cấp ủy, chính quyền cùng các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân khắc phục khó khăn, tận dụng diện tích còn lại tiếp tục đầu tư phát triên nghề trồng hoa, xây dựng các mô hình sản xuát mới Người dân

Trang 23

thuật, đầu tư giống, vốn trồng các loại hoa nhập ngoại có năng xuất cao như hoa hồng Mỹ, hoa Layơn Pháp, hoa đồng tiền Thái, hoa cúc Hà Lan Nhiều hộ đầu tư hàng trăm triệu đồng trồng hoa trong nhà lười, nhả ni lông

Nhằm bảo tồn làng hoa truyền thống, thành phố và quận Hải An đang hỗ trợ người dân tại 3 khu dân cư trong phường, cho thu nhập bình quân từ 8

đến 10 triệu đồng/1 sào Người trồng hoa Đằng Hải đang duy trì và phát triển làng hoa truyền thống, nhiệt tình hưởng ứng chương trình xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha Được biế

50ha đang được tiến hành

dự án bảo tồn làng hoa Đằng Hải với diện tích

'Khó khăn đang và sẽ còn nhiều, nhưng người dân Đằng Hải vẫn khẳng

định quyết tâm duy trì phát triển làng hoa có từ lâu đời, góp phần xây dựng phường Đẳng Hải và quận Hải An ngày càng giàu đẹp cùng những thách thức

của tiến trình đô thị hóa

Nghề đánh cá, đánh dậm

Là cư dân miền biên, nghề đánh cá, đánh dậm luôn là những nghề tay trái của cư dân nơi đây Không chỉ đáp ứng nguồn thực phâm mà còn đem lại một nguồn thu nhập lớn cho đời sống kinh tế Quen với vùng sông nước, những

người đánh rậm này thường mang rậm đến các áo hồ, đằm, để bắt cá, tôm, cua, ốc Càng những ngày mưa to thì người dân càng thu nhập được nhiều Còn những người làm nghề đánh cá thì sử dụng phương tiện là chài lưới và thuyển

để đi ra biển Mỗi chuyến đi của họ cũng có thể kéo dài cả tuần, khi đã kiếm được nhiều tôm các họ mới về bờ, rồi mang ra các chợ lớn trong huyện để bán Thu thập nghề đánh các tương đối khá Ngày nay, họ đã sử dụng các phương

tiên đánh bặt hiện đại hơn nên thu nhập của họ cũng cao hơn trước

Các nghề phụ tuy có vất vả những nó tạo điều kiện cho người dân

không bị gò bó, khép kín trong lũy tre làng, họ có cơ hội để ra ngoài mở mang

đầu óc, giao lưu với các người khác, tiếp thu được những cái hay từ bên ngoài, khiến cho nơi đây không chỉ phát triển về kinh tế mà còn phong phú,

Trang 24

1.1.4 Truyền thống văn hóa

1.1.4.1 Các di tích lich sử văn hóa

Mang trong mình bản sắc của nền văn minh sông Hồng, chính vì vậy

các công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng của phường Đằng Hải rất đặc sắc, nó biểu thị sự gắn kết, hòa hợp của mỗi cá nhân trong cộng đồng làng Các công trình kiến trúc nghệ thuật của làng là những di sản văn hóa có giá trị, chứa đựng bên trong đó những nét nghệ thuật độc đáo Hiện nay, Đằng Hải còn lưu giữ được hai ngôi đình là đình Hạ Lũng và đình Lũng Bắc cùng một

ngôi miều Hạ Lũng có quy mô kiến trúc đồ sộ, phong cách nghệ thuật đặc sắc

Ngoài ra, làng còn có 2 ngôi chùa là chùa Kim Quang và chùa Bảo Phúc cùng

một số nhà thờ họ lớn có giá trị về văn hóa Cùng với các giá trị văn hóa vật thê là các giá trị văn hóa phi vật thê: Lễ hội truyền thống, trò chơi, diễn xướng,

dân gian còn bảo lưu được Tắt cả đều đã trở thành những di sản quý giá, chứa đựng nhiều thông tin giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, lịch sử, truyền thống của cha ông xưa trên mảnh đất quê hương

* Đình Lũng Bắc

Để tưởng nhớ ơn đức của Đức Vương Ngô Quyền nên hầu hết hệ thống đình trên địa phận Hải An đều thờ Ngô Quyền trong đó có đình Lũng Bắc

Dinh Ling Bac tên chữ là *7họ Xương đình” được toa lạc trong một

khuôn viên đất đai rộng lớn Đình có cảnh quan cô kính, thâm nghiêm Nghỉ môn xây theo kiểu đồng trụ Bộ mái lợp ngói mũi hài, hai đầu mái đắp đao cong

tạo nét duyên dáng và cổ kính cho công trình Phía trước tòa bái đường là hai cây bàng cổ thụ khoảng trên dưới 200 tuổi, cảnh lá um tùm tỏa bóng xuống sân đình

Trang 25

được trùng tu sửa chữa lại với quy mô lớn Vì thé kiến trúc hiện nay của ngôi

đình chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Điều này cho thấy vào thời kỳ này, ở các công trình tín ngưỡng đã xuất hiện nhu cầu mở rộng lòng

công trình, tăng diện tích sử dụng Chính vì vậy các trang trí điêu khắc nghệ

thuật cầu kỳ đã được loại bỏ bớt để tạo độ bèn cho công trình

'Bên cạnh kiến trúc gỗ cô truyền đình Lũng Bắc còn bảo lưu được nhiều đồ thờ tự quý, mang giá trị niên đại từ các thế kỷ XIX, XX trong đó còn lưu

trữ được hai sắc phong của vua Khải Định (1916 — 1925)

ình Lũng Bắc

được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 2001

Hàng năm cứ vào ngày 16/01 âm lịch dân làng lại tô chức lễ hội để

tưởng nhớ công ơn của Ngô Quyền và cầu mong nhận được sự phù trợ của thần cho mùa màng năm sau

* Miếu Hạ Lũng

Miếu Hạ Lũng tọa lạc trên trục đường chính của làng, gần đình Hạ Lũng Đây là công trình kiến trúc cô được nhân dân địa phương dựng lên đẻ

ghi nhớ chiến công đánh giác của Đức Ngô Vương Quyển trong chiến thắng Bạch Đẳng năm 938

yếu để hương an và các đồ tế khí Nối lién khoảng sân được lát gạch cổ Bát tràng, tiếp đến là Trung từ và cuối cùng là Hậu cung Trung từ gồm Š gian

rộng bằng với Tiền đường Bộ vì nóc được làm theo kiểu “chẳng giưởng - giá

Gian chính giữa Trung từ đặt hương án Hậu cung gồm có 3 gian,

lam theo thé doc Hai gian đầu được dùng làm nới đặt kiệu long đình và kiệu

bắt cống Gian trong cùng được ngăn cách bởi hệ thống của bức bàn bên trong có đặt một cỗ khám thời có tượng chân dung Đức Ngô Vương trong thế thiết

triều Tượng thể hiện một gương mặt uy phong, lâm liệt, đầu đội mũ gắn

Trang 26

Toàn cảnh trang trí ngôi miếu từ đầu đao, bờ nóc tới các tòa kiến trúc đều có bố cục mạch lạc, đăng đối qua nhiều biểu tượng quen thuộc gần gũi với đời sống dân cư nông nghiệp Đặc biệt trên hệ thống ván gió của Trung từ vẫn còn lưu giữa lại hình đầu rồng được chạm thủng, các đao xoắn vút dài lên

trên khá đặc sắc và rõ nét Ngoài ra gian bên trái của Trung từ còn đặt một hương án có niên đại thời Lê Trưng Hưng Được chạm bông kênh và chạm

Từ những hiện vật cùng hệ thống trang

thủng giật cấp nhiều tằng rất có giá

trí chạm khắc trên Miếu ta có thể bước đầu định niên đạt của ngôi miêu này có vào khoảng thế kỷ XVIII

Hàng năm nhân dân địa phương thường tổ chức tại miếu Hạ Lũng hội rước nghỉ vệ thành hồng Ngơ Vương Quyển vào ngày 17/01 âm lịch, thu hút đông đảo khách thập phương tới dự Di tích Miễu Hạ Lũng được xếp hạng là di tích lịch sử kiến trúc cấp quốc gia năm 1992

* Chùa Bảo Phúc

Chùa có tên chữ là *Øáo Phúc sự” Chùa được xây dựng từ rất sớm, có

quy mô kiến trúc nhỏ nằm cạnh con đường giao thông của làng, gần đình

Ling Bac va đình Hạ Lũng Chùa xây dựng theo hướng Tây Nam, được đặt tại ranh giới giữa làng Hạ Lũng và làng Lũng Bắc Đây được coi là trung tâm

tín ngưỡng Đạo Phật của phường Đằng Hải Chùa làm theo kiểu hình chữ

Đỉnh (T), gồm một tòa Tiền đường có kết cấu ba gian nhỏ nối liền với hai gian của tòa hậu cung Chùa còn có một tim bia hiện được cất giữ tại nhà bia, do không được bảo quản từ trước nên chữ trên bia mờ hết nay chỉ còn dòng

niên đại ghi Cảnh Hưng (1740-1786) Dựa vào tắm bia trên, có thê nghĩ rằng

chùa Bảo Phúc có niên đại khởi dựng vào khoảng cuỗi thể kỉ 18

Ngồi khn viên của chùa còn có các hạng mục công trình như nhà

Tổ, tháp Nơi đây có thờ các vị sư Tổ, ngoài ra nhà Tổ còn có ban thờ

Thanh mẫu Quanh chùa có nhiều cây cối tạo cho chùa không gian tĩnh mịch,

Trang 27

* Chùa Kim Quang

Chùa có tên chữ la “Kim Quang linh sự” được xây dựng ở phía cuối

làng trên một khu đất cao gần giáp cánh đồng Hiện nay trong chùa còn lưu giữ một tắm thạch đài trụ có ghi về việc công đức xây dựng chùa, tắm thạch

đải trụ này có niên đại Chính Hòa thứ 15 (1680-1705) Điều nảy có thể nghĩ

rằng niên đại khởi dựng của chùa này có vào khoảng thời Lê Trung Hung (thé kỷ XVII, XVIII) Tuy nhiên những dấu tích kiến trúc xưa đã không còn Ngôi

chùa hiện nay được xây bằng xi măng có niên đại thé ky XX Chita có kết cầu

hình chữ đình bao gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Hậu cung Tắt cả đều

được xây đựng theo phong cách hiện đại thé kỷ XX Quanh chùa có nhiều cây cối tạo cho chùa không gian tĩnh mịch, linh thiêng nơi cửa Phật

* Nhà thờ họ

Phường Đẳng Hải xưa có 16 dòng họ khác nhau cùng chung sống Trải qua quá trình nhập cư cũng như di cư thì hiện nay phường Đằng Hải còn tổn tại 10 dòng họ lớn, có tới 5 nhà thờ họ Trong thời kì đất nước đổi

mới, kinh tế phát triển, nhiều dòng họ có con cháu làm ăn khá giả, thành đạt,

cho sửa sang hoặc xây mới những ngôi từ đường, hương khói thờ cúng tiên

tổ Đáng chú ý là ở Đằng Hải có những nhà thờ lớn được xây dựng từ lâu

đời Đó là những ngôi nhà của những người làm quan, có công phủ vua giúp nước trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và được các triều đại

tôn tặng sắc phong

Những từ đường mới được xây dựng khang trang với chất liệu xi măng cốt thép vững chắc bộ khung chịu lực là những hàng chân cột tròn chắc khỏe, xung quanh xây tường hỏi Những ngôi nhà này không có giá trị về mặt kiến trúc

nhưng còn lưu giữ được nhiều đồ thờ đẹp có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật như long nai, bài vị, đại tự, câu đối Chúng có niên đại thời Nguyễn muộn

Trang 28

tác xa hay làm ăn sinh sống ở khắp mọi miền đất nước họ đều trở về từ đường,

của dòng họ mình, tưởng nhớ tới ơn đức của các bậc tiên hiền đi trước 1.1.4.2 Phong tục tập quán

Người dân nơi đây đã xây dựng được phong tục tập quán điển hình của làng quê cổ truyền Có những phong tục tập quán cô đã ăn sâu bám rễ vào

trong đời sống thường nhật của họ Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực còn

có những mặt hạn chế cần phải thay đổi * Tục cưới xin

Ở phường Đằng Hải cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, hôn

nhân là việc của cả gia đình và dòng họ chứ không phải chỉ là việc của cá

nhân ai Người con trai đến tuổi dựng vợ, người con gái đến tuổi gả chồng

Hôn nhân theo quan niệm xưa không chỉ là nhằm duy trì nòi giống, phụng

dưỡng cha, mẹ khi về già mà còn góp phản tăng sức lao động đẻ phát triển kinh tế và uy thế về sự lớn mạnh của dòng họ mình trong mối quan hệ với

các dòng họ khác

Trong xã hội phong kiến xưa, “Cha mẹ đặt đâu, con ngôi đấy ” Con cái không có quyền quyết định Trai gái không được tự do tìm hiểu, yêu đương Con trai 15- 16 tuổi, con gái 13 — 14 tuổi đều đã lập gia đình Tục cưới treo xưa rất nặng nẻ tốn kém Mỗi đám cưới đều phải trình lên chức dịch trong làng và phải nộp một khoản tiền gọi là nộp treo

Ngày nay, hôn nhân là tự nguyện không còn bắt buộc nữa, thanh niên

tự do tìm hiểu, lựa chọn người bạn đời cho mình

Khi sự tìm hiểu đã chín muỗi, người con trai sẽ thưa chuyện với cha,

mẹ mình để chuẩn bị lễ vật sang nhà gái xin cưới Theo tập quán quy định của làng Hạ Lũng xưa, nhà trai không những phải chuẩn bị lễ vật mà còn phải làm cỗ cho nhà gái Nhà gái nếu lấy chồng là người trong làng thì phải nộp treo có thể là tiền có thê là lêc vật tùy từng nhà, nếu lấy chồng không phải là người

Trang 29

đơn thì làng mới chịu Đến nay, những tục lệ đó đã không còn tổn tại và lễ cưới được tô chức đơn giản theo nếp sống mới không thách cưới, không đòi

hỏi những nghỉ thức rườm rà, không khoa trương, không tổ chức ăn uống kéo dài mà vẫn đảm bảo đầy đủ những quy định cần phải tuân thủ

“Từ lúc hỏi đến lúc cười phải trải qua 3 lễ chính: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới Nhà gái được quyền thách cưới nhà trai, tức là yêu cẩu nhà trai mang lễ vật đến Nhà trai thường phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó Khi

nhà trai mang lễ vật đến nhà gái gọi là dẫn lễ

Lễ chạm ngõ: Theo quy định xưa, nhà trai sẽ bắn tin thăm dò trước, đối với các nhà quyền quý thường tìm nơi môn đăng hộ đói (gia đình tương

xứng) Sau khi đã được nhà gái đồng ý, nhà trai mới nhờ ông mai hoặc bà

mối mang trầu cau và trà tới xin dạm Trầu cau là thứ không thể thiếu trong

các lễ cưới hỏi của người Việt Nam Trầu cau tượng trưng cho tỉnh nghĩa

thủy chung, thắm thiết Miếng trâu là đầu câu chuyện, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi gặp gỡ nhau người ta cũng thường mời nhau miếng trầu Ngày nay miếng trầu có thêm ít vỏ, ít thuốc lào, càng làm tăng thêm

hương vi

Lễ ăn hỏi: Sau khi chọn được ngày lành, tháng tốt, hai gia đình thống nhất, nhà trai phải có một cơi trầu để xin hỏi Ngoài ra, còn có các lễ vật khác như: Buồng cau, lá trằu, bánh phu thê và chè, thuốc lá, rượu,

Tắt cả được đặt lên từng mâm rồi sau đó phủ vải đỏ, nhà trai sẽ chọn ba, năm hoặc bảy thanh niên khỏe mạnh chưa vợ trong làng đội lễ đi đầu đoàn, tiếp sau là đầy đủ các thành phần, lứa tuôi được chọn đi dự lễ

Lễ cưới: Thường được tổ chức vào tháng Giêng, tháng Hai va thing

Chap am lich, đây là những tháng có tiết xuân mát mẻ, công việc bớt bận rộn

Sau khi ấn định được ngày lành tháng tốt, nhà trai cùng nhà gái tiến hành tổ

chức đám cưới cho đôi trai gái Trong ngày cưới, họ hàng, bạn bè thân hữu

Trang 30

nha gai Đúng giờ đã định, nha trai gồm khoảng 25 người đầy đủ các thành

vai

pha ế, nội ngoại và bạn bè đến nhà gái Đại diện họ nhà trai có lời xin

đón dâu Được sự đồng ý của đại diện nhà gái, cô dâu chú rễ làm lễ gia tiên

Tối hôm đó, cô dâu ngủ lại nhà trai một đêm Sáng hôm sau, nhà trai sửa soạn một cái lễ cùng cô dâu và chú rẻ sang nhà gái dé lại mặt

Khi tổ chức đám cưới nhà trai và nhà gái đều phải làm cỗ mời họ hang, làng xóm Nhà nào khá giả thường làm từ 80 đến 100 mâm cỗ, nhà nào khó khăn làm khoảng 20 — 30 mân Ngày nay do quá trình đô thị hóa thay đổi cùng với quá trình nhập cư diễn ra nhanh chóng dẫn đến việc thu hẹp diện tích nhà ở nên việc làm cỗ mời họ hàng, làng xóm tại nhà đã được thay bằng việc tổ chức tại nhà hàng, khách sạn Điều này đã làm mắt đi phần nào nét

văn hóa cổ truyền của người dân nơi đây

Xưa kia, làng có tục chăng dây đám cưới : Khi đám rước dâu của nhà

trai tới gần nhà gái, nhà trai thường đốt một quả pháo, lúc ấy đường vào nhà gái có những người, nhất là trẻ con mang day tơ hồng chăng ngang đường, nhà trai phải cho tiền những người chăng dây để họ buông dây cho di qua

Về sau một số phong tục cô hủ đã không còn và tục chăng dây này cũng bị loại bỏ đồng thời một số tục lễ mới ra đời như con trai phải từ 20 tuổi và con gải phải từ 18 tuôi trở lên mới được dựng vợ gả chồng Nếu không sẽ

phi phạt theo quy định cửa làng * Ma chay

Lệ làng quy định khi trong gia đình có người chết, người nhà phải đến

trình chức dịch và nộp tiền cho lý trưởng theo mức quy định sau mới được đánh trống họ hàng và phát tang Tang lễ chia thành các hạng khác nhau tùy

vào việc nộp tiền để sung công Gia đình nào có điều kiên nộp nhiều thì số người được cử đến làm tống táng nhiều và ngược lại nhà nào đóng ít ít thì

Trang 31

Trước kia thường những gia đình có điều kiện, giàu có mà gia đình có

người mắt họ thường phải mời hội đồng kỳ mục đến tế, sau khi tế xong, thiết đãi ăn uống và biếu tiền rất hậu, tủy theo chức vụ người đó trong làng Đối với nhà nghèo thì họ chỉ họp mời và thiết đãi an uống họ chỉ xin kén trống để đưa người đã chết ra đồng Mối đám đều phải tuân thủ theo các thủ tục như :

18 ấn táng, lễ tuần đâu, lễ giỗ đảt

Ngày nay thì họ còn có cũng thêm tuần 49,

100 ngày và giỗ hết tang Trong mỗi lễ giỗ đều phải mời họ hàng nội ngoại và

bà con làng xóm thân thiết đến ăn cỗ

'Về sau những tục lễ này cũng thay đổi dẫn Ngày nay trong đám ma việc tô chức lễ ăn cỗ vẫn diễn ra tuy nhiên chi lam may man cho con cháu trong nhà và việc tổ chức tang lễ cũng được làm một cách ngắn gọn, Gia đình có người

mắt ra phường báo tang , lễ tang có thể diễn ra tại nhà có thể diễn ra tại nhà tang lễ Hài cốt có thể đem chôn hoặc hỏa thiêu Điều này cũng góp phần giảm bớt một phần nào đó thời gian và kinh phí cho gia chủ có người quá cố

* Giỗ chạp

Ngày giỗ ông bà, cha mẹ thì các con cháu phải đóng góp gao, tiền va tu họp ở nhà con trưởng để làm cỗ cúng Cỗ nhỏ cũng phải 5 — 7 mâm, cỗ to phải từ 15 - 20 mâm Tùy từng điều kiện gia đình có thể mời họ hàng, làng,

xóm hay không mời * Lên lão

Là tục của những người được coi là thọ, được miễn lao dịch Các cụ trong làng những ai đén tuổi 50, 60, 70 phải có lễ khao vọng trình họ, trình

làng vào những dịp ngày rằm hoặc mùng một Những người đã đến tuổi lên

lão, gia đình họ phải chuẩn bị những thứ cần thiết như : xôi, thịt, hoa qua,

Trang 32

Những gia đình có

ông bả, cha mẹ tại nhà, rồi mời bả con đến ăn mừng Tục này mang những giá kiện, con cháu thường làm lễ mừng thọ cho trị tích cực nhất định, Vừa là động viên ông bà, cha mẹ sống lâu mà vui vây

cùng con cháu đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, tắm lòng hiểu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ

Lễ mừng : gia đình nào có việc lớn như cưới xin, con cháu thi cử, nhập

ngũ, tân gia thì họ hàng và bà con hàng xóm cũng đến góp vui và mừng

tiền cho gia đình

Lễ viếng : họ hàng làng xóm cùng đến nhà hỏi thăm những gia đình có người qua đời và phúng viếng một ít tiền

Ngoài ra làng còn một số quy định khác nhưu đối với công việc chung của làng mà cần phải tốn kinh phí như sửa đình, chùa, đền, miếu thì dân

làng thường đến quyên góp tiền tùy theo từng nhà

* Một số phong tục khác

Theo lời kê của các cụ trong làng, trước năm 1945, theo quy định nếu

nhà ai chăn vịt ở ao đình, làng mà bắt được thì sẽ phạt đóng đỉnh dưới đình làng Theo quan niệm của làng, Đình là nơi linh thiêng, là nơi ngự của vị thành hoàng làng, Nước ở ao đình cũng là nước thiêng, người phàm không được xâm phạm

Hay nhà ai mà để trâu, bò ăn lúa, phá hoại mùa màng, dân làng mà bắt

được thì sẽ phạt, thịt trâu, bò của nhà đó rồi chia cho cả làng cùng hưởng Theo quy định của làng, trai Đinh (7) tới 18 tuổi phải mua chức vào làng, các cụ từ 50 tuổi trở lên phải làm lễ khao lão thậm chí việc khai sinh,

khai tử cũng phải nộp lệ phi dé hào lý làm giấy tờ

Những tục lệ này đến nay không còn nữa, nhưng việc nghiên cứu

những tục lệ này sẽ góp phần giúp chúng ta bổ sung thêm những thông tin về đời sống, văn hóa, xã hội của làng quê Việt trước cách mạng, đồng thời để

Trang 33

Ngày nay, bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đắt

nước những phong tục tập quán xưa đã có nhiều thay đôi, nhân dân cũng dần dẫn hướng tỡi xã hội công bằng, dân chủ văn minh chính vì thế những phong tục tập quán mang tính chất hà khắc đều đã được bác bỏ Cùng với sự động viên khích lệ của các cấp chính quyên, đời sống nhân dân ngày càng đôi mới Dưới truyền thống cách mang, tinh thần học tập, cùng tỉnh thần đoàn kết nhân

dân đã chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

1.2 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đình hạ Lũng

1.2.1 Lịch sử vị thần được thờ

* Về thân thể

Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng Ngô Quyền là người Đường Lâm, con Ngô Mân là châu mục bản châu Nội dung bản thành tích lưu giữ tại

đình Cắm tức đình Gia Viên, quận Ngô Quyền Hải Phòng ghỉ rõ: Ngô Quyền sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, đời đời làm quan ở đất Đường,

Lâm Tương truyền ông tổ 4 đời của Ngô Quyền là Ngô Xuân, người đã chiêu mộ hàng trăm thủ hạ theo Triệu Quang Phục tiếp tục sự nghiệp anh hùng của

Lý Bí chống quân Lương Ông lập nhiều chiến công được phong làm Thỏ tù

và được cha truyền con nồi chức tước

Cha Ngô Quyền là Ngô Mân làm Châu mục châu Đường Lâm Thần

tích đình Gia Viên ghi chép cụ thể Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng giêng năm Mậu Ngọ (Dương lịch 06/02/898) Ngay từ nhỏ, ông tỏ ra là một người trí dũng song toàn Sử cũ mô tả, ông vẻ người “Khối ngó, mắt sáng như chớp, đáng đi thong thả như hồ, có trí dùng, sức có thể nâng được vạc” {29, tr245]

“Thuở nhỏ, ông sống ở quê với cha mẹ và được cha dạy cho các thuật bắn cung nö, sử dụng gươm giáo, các điều bí mật về binh pháp Ngô Quyên lớn lên

trong lúc đất nước vừa mới giành được quyền tự chủ Ông đã tiếp nối đời cha

ông về việc khẳng định quyền tự chủ, kiên quyết giành và giữ nền độc lập dân

tộc Ông sớm bộc lộ tài năng kiệt xuất và đã trở thành một vị tướng tài được

Trang 34

Có thể nói, Ngô Quyền từ khi sinh ra đã có những tài năng và khí phách phi thường, sống thì giúp đỡ nhân dân chống giặc ngoại xâm, khai

hoang bờ cõi, khi mắt đi thì trở thành một vị thần bảo trợ cho nhân dân Từ

đó, đã tạo nên một chiếc rễ vô hình đâm sau vào lòng người dân nơi đây Đề

hộ gửi gắm những tình cảm, lòng biết ơn cao cả và niềm tin vào sự che chở,

phù hộ của vị thần mà họ đang tôn thờ Điểu này cũng đã phần nào nhắn mạnh sự linh thiêng của Ngài

* Vễ sự nghiệp

Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại năm 923, Ngô Quyền nhận lời

mời về làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ Cuối năm năm 931, Dương Đình Nghệ cử Ngô Quyền làm tướng tiên phong cùng ông tiến ra Giao Châu đánh chiếm thành Đại La, thie day cuộc đầu tranh giải phóng dân tộc Sau khi

Duong Đình Nghệ lên cằm quyền xưng Tiết độ sứ, do mến mộ tài năng, nhiệt huyết cứu dân, giúp nước của Ngô Quyền, ông đã giao cho Ngô Quyền trắn giữ, cai quản vùng đất Ái Châu và gả con gái là Dương Thị Như Ngọc (nhiều sách ghi là Dương Phương Lan) cho Trong 7 năm quản lĩnh đất Ái Châu, Ngô Quyền đã đem tài, lực của mình đề mang lại sự no ấm, yên vui cho dân

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hai để đoạt chức Tiết độ sứ Được tin Kiều Công Tiễn làm phản, từ Châu Ái, Ngô Quyền mang

quân ra Bắc trị tội ten phản bội Kiều Công Tiễn hoảng sợ, sai người sang cầu cứu vua Nam Hán là Lưu Cung vốn ôm mông xâm chiếm nước ta, cuối năm

938, vua Nam hán sai con là Hoằng Thao đem thủy quân sang đánh nước ta

Lưu cung tự mình cằm thủy quân đống ở trắn hải Môn, sẵn sàng tiếp ứng cho

Hoằng Tháo Khi quân Nam Hán còn ngấp nghé ngoài bò cõi thì Ngô Quyền đã giết được tên Kiều Cơng Tiển Ơng lo tổ chức ngay việc chống giặc ngoại xâm Lúc bấy giờ, ông là người duy nhất có đủ tài năng, uy tín tập hợp lực lượng và lãnh đạo cuộc kháng chiến cứu nước Nhiều tướng lĩnh từ khắp nơi

Trang 35

cao như: Lã Minh, Phạm Bạch Hỗ, Đỗ Cảnh Thạc, Phạm Chiêm, Đinh Công

Trứ, Dương Tam Kha, Kiều Cong Han

Cuối tháng 10 năm 938, Ngô Quyền đem quân vượt đèo Ba Doi, tiến

vào Đại La tiêu diệt và bêu đầu Kiều Công Tiển ở cổng thành Diệt xong nội phản, Ngô Quyền và bộ tham mưu kéo quân về vùng biển Đông Bắc chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán

Ông nhận định và đưa ra một kế sách thật tài tình: “Hoằng Tháo là đứa

trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mệt mỏi, lại nghe Công Tiễn

đã chết, không có người làm nội ứng, đã mắt vía trước rồi Quân ta lấy sức

còn khỏe địch với quân mệt mỏi, tắt phá được Nhưng bọn chúng có lợi ở

chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu, bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển,

thuyền của bọn chúng theo nước triểu lên vào trong hàng cọc, thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thốt" [29, tr.244] Ơng chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đẳng làm vùng trận địa quyết chiến Sách Đại Việt sử kí toàn thự cũng có ghỉ chép Ngô Quyền “định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển” [29, tr.244]

Đúng theo nhận định, cuối mùa đông năm 938, lợi dụng nước thủy

triều dâng lên, lại có gió mùa Đông Bắc, Hoằng Thao chỉ huy đoản thuyền chiến ð ạt tiến vào cửa biên Bạch Đằng Gặp đoàn thuyền chiến nhẹ của ta

khiêu chiến, đoàn thuyền giặc đốc thúc đuổi theo Khi đoàn thuyển của Hoằng Thao tiến sâu và vượt qua vùng cửa biển Bạch Đẳng thì nước triều bất đầu xuống cũng là lúc đoàn thuyền chiến của Hoằng Thao đã lọt hoàn toàn vào trong trận địa mai phục của ta Khi nước thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh phản công từ các mũi Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ không kịp

chống đỡ đã ạt quay thuyền tháo chạy ra biển, quân ta tiến công như vũ

giặc vào bãi cọc, lúc này nước sông rút nhanh, bãi cọc nhọn

Trang 36

trân Vua Nam Hán là Lưu Cung đang đóng quân tại biên giới nghe tin đành `thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về" [29, tr.244] Sau trận đại

bại tại sông Bạch Đằng trước quân của Ngô Quyền, vua Nam Hán về sau

không dám sang xâm lược nước ta nữa

Cuộc chiến đấu diễn ra và kết thúc chỉ trong vòng một con nước triều Toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay tại vùng cửa biển Bạch Đằng Đây là trận đánh thần tốc

với hiệu quả cao vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta

Chiến thắng này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó mở ra một thời

kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hoá, đấu tranh giành độc lập Sau chiến thắng Bạch Đằng,

Viét Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn, mở ra một kỉ

nguyên mới cho dân tộc Và đối với người dân làng Hạ Lũng thì chiến thắng Bạch Đẳng chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời và tồn tại của cư dân làng xã

nơi đây Bởi người xưa có truyền tụng rằng:

'Sau khi chiến thắng lịch sử Bạch Đằng lần thứ nhất (năm 938) kết thúc một số tướng sỹ trong đội quân của ngô Vương Quyền đã xin ở lại, cùng nhau

sinh cơ lập nghiệp tại vùng Duyên hải, xây dựng lên quê hương mới ngày môt

trù phú Một trong nững vị tướng lĩnh ấy trở thành tổ tiên các dòng họ lớn, lâu

đời của địa phương và một số làng lân cận như Đằng Giang, Đằng Lâm Và

người lãnh đạo cuộc chiến đó đã trở thành một trong những vị anh hùng được

lưu danh muôn thuở đó có Ngô Quyền, người được tôn thờ là Thành Hoàng làng của hầu hết cáccông trình di tích trên dia ban Hai Phong, trong dé có di tích đình Ha Ling,

* Ngô Quyền trong tâm thức nhân dân Hải Phòng nói chung và cư

Trang 37

Cho dén tan ngày nay, dù chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã trôi qua

hơn 1000 năm song hình ảnh của vua Ngô Quyền, các tướng lĩnh là những

người có công vẫn luôn hiển hiện một cách rất rõ nét ở trên vùng đất này Đó chính là hệ thống các di tích thờ đức Ngô Vương và hàng loạt các lễ hội rất

nỗi tiếng được tổ chức hàng năm dé kỷ niệm về chiến thắng Bạch Đẳng cũng như Ngô Vương Quyền Các triều đại phong kiến đều có những ghi chép cũng như ban sắc phong, cho phép nhân dân các làng, xã ở Hải Phòng lập đền, miéu dé tôn thờ đức Ngô Vương Trong đó có bản sao sắc phong của triều Vua Tự Đức thứ 6 (1853), phong cho làng Hạ Lũng xưa (nay thuộc các

phường Đằng Hải, Hải An phụng thờ Ngô Vương) Sắc phong hiện đang được bảo quản, lưu giữ tại đình Đông Khê, quận Ngô Quyên

Trong hệ thống các di tích tôn thờ đức Ngô Vương Quyền ở Hải Phong

có một điều hết sức đặc biệt làm bao người cảm phục và yêu mến Đó chính là

quy mô kiến trúc của các di tích đại đa số đều đồ sộ, to lớn và gần như còn được gìn giữ một cách rất nguyên vẹn đến ngày nay Như đình Hàng Kênh,

Từ Lương Xâm, đình Lũng Bắc, Miếu Hạ Lũng Điều đó đã thể hiện sự biết ơn sâu sắc của các tầng lớp, các thế hệ người dân Hải Phòng đối với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 nói chung và lòng thành kính đối với đức Ngô Vương Quyển nói riêng Sau khi ông mất, nhân dân đã thêu dệt nên những câu chuyện truyền thuyết, khiến cho Ngô Quyền trở thành một vị thần với sự linh thiêng, kỳ vĩ, bat tử trong lòng dân chúng Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã được nghe kê về một số câu chuyện truyền thuyết về sự linh thiêng của Đức Vương Ngô Quyền từ nhân dân địa phương

Nhân dân trong vùng còn lưu truyền khá phổ biến câu chuyện cọc gỗ trôi

trên sông Bạch Đằng, câu chuyện tìm cây tùng hương hay câu chuyện về việc tìm lại cây lư hương trong đình thông qua đôi răn thần Ngoài ra, nhiều câu chuyện về sự linh ứng của đức Vương Ngô Quyền cũng được nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác, chẳng hạn câu chuyện Ngài trừng phạt những

Trang 38

lễ rước, hay trong những năm tổ chức lễ hội gặp lúc trời mưa tầm tã, nhưng bao giờ đến thời gian diễn ra lễ rước thì mưa lại tạnh, người dân cho rằng đó là do thần phù hộ Như vậy, những câu chuyện truyền thuyết về Ngô Quyền lưu truyền trong dân gian đã nhắn mạnh sự linh thiêng của Ngài, từ khi sinh ra

đã có những tài năng và khí phách phi thường, khi mắt đi thì trở thành một vị thần bảo trợ cho nhân dân Đồng thời qua đó, nhân dân cũng gửi gắm những

tình cảm, lòng biết ơn cao cả và niềm tin vào sự che chở, phù hộ của vị thần mà họ đang tôn thờ

1.2.2 Niên đại và quá trình tần tại, phát triễn cña di tích

1.2.2.1.Truyền thuyết về lịch sử xây dựng ngôi đình

Dựa vào bản khai của làng Hạ Lũng, tổng Lương xâm, tình Kiến An

thần phả, tư liệu văn hóa - dân gian vùng hạ lưu sông Cắm, cửa Bạch Đằng và phía nam huyện Thủy Nguyên, đã phần nào phản ánh một cốt lõi lịch sử là

tại vùng cửa biển Đông Bắc chính là vùng An Hải ~ nam Thủy Nguyên ngày

nay Chính ở nơi này Ngô quyền đã chọn nơi quyết chiến tiêu diệt quân xâm

lược Sách Đại việ

toàn thự tập 1 [29, tr30] có một đoạn chú ý sau

đây: “ giặc có lợi ở chiến thuyển ta không phòng bị trước thì thể được thua Khi kéo quân ra vùng cửa sông ven biển Bạch Đẳng, Ngô Quyền có đóng quân, tích chưa biết ra sao, định kế rôi bèn cho đóng cọc hai bên cửa biế

trữ lương thảo, chuẩn bị đẽo cọc nhọn tại nhiều khu vực thuộc huyện cũ Hải An: các xã Đông Khê, Hàng Kênh, Dư Hàng, Lương Xâm về sau dân các vùng này đều lập đền , miếu thờ Ngô Quyền Truyền thuyết dân gian vùng

Hai An còn lưu truyền về cây gỗ trôi dọc sông Bạc đằng, được dân Làng xã Lương Xâm, Hạ Đoạn, Xâm Bồ củng kéo nhau ra vớt, về cắt ra đem tạc tượng Ngô Vương Điều này đã phản ánh mối quan hệ lâu đời của của cư dân làng xã có truyền thống tôn thờ Ngô quyển làm thành hoàng: bao gồm từ Tràng Cát, Nam Hải, Đằng Lâm, Đằng Hải, mặt khác cũng giúp cho hậu thế hình dung quy mô cùng sự chuẩn bị khẩn trương trận địa cọc gỗ của Ngô Quyền có

Trang 39

trên có thể nghỉ rằng nhân dân Ha Lũng - Hải An đã tham gia trực tiếp vào trận chiến năm 938 và sau đó dân lấy đó tơn ơng làm Thành hồng làng và thờ ở nhiều ngôi đình trong khu vực Đình Hạ Lũng vì thế mà có thể xuất hiện từ rất sớm

1.2.2.2 Niên đại khởi dựng và những lần trùng tu sửa chữa

Dinh Ha Ling (dinh Nhân Thọ) là một trong những đình cổ, được xây dựng từ lâu đời Hiện đình không có bia ký, tư liệu nào ghỉ lại chính xác năm xây dựng đình Các cụ cao niên trong làng chỉ còn nhớ được rằng khi mới xây

dựng, đình nằm ở giữa làng, vẫn giữ nguyên vị trí như hiện nay Trải qua thăng trầm lịch sử cùng sự tàn phá của thiên nhiên kiến trúc ngôi đình đã có

nhiều thay đổi

Từ đó đến nay, đình đã được tu sửa lại nhiều lần những vẫn giữ được

nét cổ kính và đ a

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy tại các chân c‹

'Hạ Lũng vẫn còn lại dau vết lỗ đục đã được đắp kín Điều này chứng tỏ, trước

chịu lực của đình

đây đình Hạ Lũng đã từng có lắp van san, Theo GS Ha Van Tin trong sách “Đình Việt Nam” thì: “sàn đình là một kết cấu vốn có của những ngôi đình cổ còn bảo lieu lại của đình làng thời Mạc” Mặt khác dựa vào một số họa tiết

trang tri trên các con rường được dựng vào các lần tu sửa sau này ở Hậu cung

chúng tôi cho rằng đình Hạ Lũng được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng Tiểu kết chương 1

Phường Đằng Hải thuộc quận Hải An thành phố Hải Phòng Đây là vùng đất giáp biển được hình thành từ rất sớm Đây không chỉ là nơi có vị trí

địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi mà còn là một trong những vùng kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng Đặc biệt, nơi đây

a

của thành phố Hải Phòng Bên cạnh đó, phường Đằng Hải còn là vùng đắt có

Trang 40

tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo Ngày nay vùng đất này đang chuyên

mình từ một vùng quê nông nghiệp — nông thôn trở thành một vùng đô thị

mới Trong quá trình phát triển đó, phường vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống Trong những giá trị văn hóa đó có di tích và lễ hội

đình Hạ Lũng

Đình Hạ Lũng hiện thờ thành hồng làng là Ngơ Quyền một vị thần có công phù giúp nhân dân đánh đuổi quân Nam Hán làm nên chiến thắng Bạch Đẳng lịch sử Tín ngưỡng thờ Ngơ Quyền làm Thành hồng làng không chỉ

có ở Hạ Lũng mà còn có nhiều đình, miều khác trên địa bàn quận Hải An cũ Dựa vào những dấu vết hiện còn như lỗ đục của các chân cột, một số mảng chạm ở Hậu cung có thể nghĩ rằng Đình Hạ Lũng được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng và đã được sửa chữa vào các thời kỳ sau Đình được xếp hạng là

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:36