Theo Hội đồng quản trị Logistics của Mỹ thì “Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu khác hàng”.Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chung chuyển các tài nguyên yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.Còn theo giáo sư David Simchi - Levi thì “Hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn bộ hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ”.
Trang 1Bộ môn Marketing Thương mại Điện tử
BÁO CÁO THẢO LUẬN
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
Hoàng Hải Hà Nhóm 3
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LOGISTIC 3
1.1 Khái niệm về logistic 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân biệt với khái niệm “Chuỗi cung ứng” 4
1.2 Phân loại logistic 5
1.3 Vai trò của logistic 5
1.4 Chức năng của logistic 7
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG LOGISTIC CỦA AMAZON 9
1.1 Giới thiệu công ty Amazon 9
1.2 Hệ thống logistic của amazon 9
1.2.1 Giới thiệu khái quát hệ thống kho hàng của Amazon 9
1.2.2 Phân tích hệ thống logistic 10
1.2.2.1 Quản lý hàng tồn kho 10
1.2.2.2 Hệ thống quản lý kho hàng của Amazon 11
1.2.2.3 Quá trình xử lí đơn đặt hàng 12
1.2.2.4 Vận chuyển của Amazon.com 15
1.2.2.5 Các địa điểm giao hàng qua trung gian 15
1.2.3 Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của hệ thống 16
1.2.3.1 Ưu điểm 16
1.2.3.2 Nhược điểm 16
1.3 Lợi thế cạnh tranh của Amazon 18
1.3.1 Giá trị cốt lõi của Amazon 18
1.3.2 Lợi thế cạnh tranh với các đối thủ 19
1.3.2.1 Kho hàng 19
1.3.2.2 Công nghệ 19
1.3.2.3 Sản phẩm, dịch vụ đa dạng 20
1.3.2.4 Dịch vụ khách hàng 21
KẾT LUẬN 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, Logistic giữ vị trí ngày càngquan trọng trong nền kinh tế hiện dại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển cùacác quốc gia và toàn cầu logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệmật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từviệc nhập lượng đầu vào cho tới giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng Có thể nóiLogistic như mạch máu trong hoạt động của các doanh nghiệp
Các hoạt động Logistic tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn và có tác độngthể hiện ở các khía cạnh mà nó tham gia, đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng
và các thành viên kênh Việc xây dựng một hệ thống kho hàng tốt là một yếu tốquan trọng mang đến thành công cho ngành TMĐT Quản trị tốt Logisic cũng làquản trị tốt việc cung ứng dịch vụ khách hàng, thông qua giá trị sản phẩm, giá trịdịch vụ, giá trị giao tiếp… nhằm đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng, tạo ramột lợi thê cạnh tranh trong TMĐT
Để giúp các bạn hiểu hơn về hệ thống Logistic trong doanh nghiệp, nhóm 3
đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Hệ thống Logistic của Amazon”
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LOGISTIC
1.1Khái niệm về logistic
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ logistics đã có từ khá lâu trong lịch sử Lần đầu tiên logistics đượcphát minh và ứng dụng không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnhvực quân sự Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đạichiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng các vũ khí có khối lượng lớn
và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiếm Sau khi chiến tranh thế giới kếtthúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của
hộ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến Trải qua dòng chảy lịch sử,logistics ngày càng được nghiên cứu và áp dụng sâu vào lĩnh vực kinh doanh đượcđưa ra bởi các tổ chức, các nhân nghiên cứu về lĩnh vực này
Theo Hội đồng quản trị Logistics của Mỹ thì “Quản trị logistics là quá
trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu khác hàng”.
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về
vị trí, lưu trữ và chung chuyển các tài nguyên yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
Còn theo giáo sư David Simchi - Levi thì “Hệ thống Logistics là một nhóm
các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn bộ hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ”.
Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưuthông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thànhphẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểmkết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng
Trang 5Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại
2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc” Điều 233 Luật thương mạinói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Từ những khái niệm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về logistic như sau:
“Logistic là quá trình quản trị dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm, bán thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng Trong một số trường hợp, logistic được hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm
cả việc thu hồi và xử lý rác thải.”
1.1.2 Phân biệt với khái niệm “Chuỗi cung ứng”
Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council ofSupply Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được địnhnghĩa khá đầy đủ như sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
Trang 6“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạtđộng liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt độngquản trị logistics Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phốihợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trunggian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽtích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau Quản trịchuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chứcnăng kinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và củacác công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính.Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêucũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạtđộng của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, côngnghệ thông tin.”
Nếu so sánh hai định nghĩa trên, có thể thấy sự khác nhau cơ bản Khái niệmchuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất Ngoài ra,chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng trong khi logistics giảiquyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất
1.2 Phân loại logistic
Từ xa xưa, hệ thống Logistics đã được ứng dụng vào hoạt động sản xuất vàđời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình, nhiềucông đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiều chủ thể cóliên quan
Ngày nay, hệ thống Logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạtđộng sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau vàphát triển thành 3 nhóm riêng biệt:
Hệ thống Logistics trong quân sự
Hệ thống Logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại
Hệ thống Logistics trong quản lý xã hội
1.3 Vai trò của logistic
Trang 7Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầuhóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thểhiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu
(GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộngthị trường cho các hoạt động kinh tế
Thứ hai: khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt
là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được cácnhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhaucủa chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểmcho các hoạt động của doanh nghiệp Thế giới ngày nay được nhìn nhận như cácnền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và kháiniệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanhnghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada
và EU Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia
vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty
đã trở nên mờ nhạt Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổđông của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹnhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sởhữu của Toyota Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thịtrường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải có chấtlượng cao
Thứ ba: logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu
chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tớisản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng Từ thập niên 70 của thế kỷ XX,liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâmtới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngânhàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bịđọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho Chính trong giai đoạn này, cáchthức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàngđầu Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắclực để thực hiện điều này
Trang 8Thứ tư: logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động
sản xuất kinh doanh : Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giảiquyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thờiđiểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địađiểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đềnày một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phépnhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảmtối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Thứ năm: logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng
thời gian-địa điểm (just in time) : Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hànghóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặtchẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời, để tránh hàngtồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kếtquả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảoyêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chếlượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phépkết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vậntải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn,nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn
1.4 Chức năng của logistic
Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông
và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu,thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểmkhởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu củakhách hàng
Logistics là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vậtliệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liênquan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu củakhách hàng
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chuchuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liênquan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu củakhách hàng
Trang 9 Logistic là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầunhư cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thì trường chocác hoạt động kinh tế.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trongquá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí cho hoạt động lưu thôngphân phối
Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệpvận tải giao nhận
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốctế
Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩnhóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế
Trang 10CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG LOGISTIC CỦA AMAZON
1.1 Giới thiệu công ty Amazon
Amazon.com, Inc (NASDAQ: AMZN) là một công ty thương mại điện tử đaquốc gia đóng tại Hoa Kỳ, được thành lập bởi Jeff Bezos vào năm 1994 và nó trựctuyến trong năm 1995 Trụ sở chính tại thành phố Seattle, bang Washington, đây lànhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hoa Kỳ, với doanh số bán hàng trên mạng internetgấp gần ba lần so với doanh thu của hãng xếp hạng nhì trong cùng lĩnh vực Staples,Inc tại thời điểm tháng 1 năm 2010
Vào khoảng năm 1994, khi tốc độ phát triển của internet là 2.300%/năm, mặc
dù không có kinh nghiệm về bán hàng, cũng như không hiểu biết về internet nhữngJeffrey P Bezos đã sớm nhìn thấy tướng lai của việc bán hàng qua mạng Onnnhận thấy việc tìm kiếm tài liệ khó khan nên đã nảy sinh ý tưởng bán sách quamạng Và cũng năm đó, website Amazon.com ra đời Công ty này ban đầu đượcđặt tên là Cadabra, Inc, nhưng tên này đã được thay đổi khi người ta phát hiện rarằng đôi khi mọi người nghe tên là “Cadaver” (“tử thi”) Tên gọi Amazon.com tênđược chọn vì sông Amazon là con sông lớn nhất trên thế giới, và vì vậy tên gợi lênquy mô lớn, và cũng một phần vì nó bắt đầu bằng 'A' và do đó sẽ hiện lên gần đầudanh sách chữ cái Amazon.com bắt đầu như là một hiệu sách trực tuyến, nhưngnhanh chóng đã đa dạng hoá lĩnh vực bán lẻ của mình, bán cả DVD, CD, tải nhạcMP3, phần mềm máy tính, trò chơi video, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ gỗ, thựcphẩm, và đồ chơi Amazon đã thành lập trang web riêng biệt tại Canada, Vươngquốc Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc Nó cũng cung cấp vận chuyểnquốc tế với các nước nhất định cho một số sản phẩm của mình Một điều tra năm
2009 cho thấy rằng Amazon là trang mạng âm nhạc, nhà bán lẻ video của Anhquốc, và nhà bán lẻ tổng thể thứ ba tại Anh quốc
1.2 Hệ thống logistic của amazon
1.2.1 Giới thiệu khái quát hệ thống kho hàng của Amazon
Amazon hiện nay là trang web bán lẻ khổng lồ có phạm vi hoạt động trêntoàn thế giới, với doanh thu 21,27 tỷ USD vàm năm 2012, nhiều hơn bất kỳ hãngbán lẻ nào khác Amazon có 1 hệ thống kho hàng cực lớn, đây là một trong những
Trang 11điều tạo nên thành công cho Amazon và nổi bật nhất chính là ở điểm các kho hàngcủa Amazon được xây dựng không theo cách thông thường mà nó được đầu tư vàứng dụng hệ thống công nghệ khá nhiều và tiên tiến hiện đại Một công nghệ rấtcao và được đòi hỏi rất nhiều dòng mã hóa để vận hành phức tạp không kém gìtrang web của Amazon.
Hệ thống kho hàng của Amazon bao gồm:
Hệ thống kho tự động
Hệ thống máy tính để tiếp nhận và xử lý đơn hàng
Trạm phân phối thông tin
Các cabin “biết nói ”
Hệ thống băng tải, sensor quang, thùng đựng hàng
Hệ thống kho hàng của Amazon gồm 6 kho hàng quy mô lớn, mỗi kho hàngtrị giá tới 50 triệu đôla Có tới 80 kho hàng của hãng trên toàn cầu đã sẵn sàng đểphục vụ mọi cú click chuột mua sản phẩm của người dùng Chi phí để xây dựngkho hàng là rất tốn kém Trong mỗi kho hàng đều có đầy đủ các mặt hàng từ đồ giadụng, quần áo giày dép, sách báo, đồ điện tử đến các mặt hàng cá biệt hóa như đồlưu niệm đồ trang sức… Nhìn chung các mặt hàng của Amazon kinh doanh rấtphong phú và đa dạng đủ các chủng loại, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Vịtrí đặt các kho hàng cũng được Amazon cân nhắc rất kỹ lưỡng Các kho hàngthường được đặt gần trung tâm tiêu thụ lớn hay các địa điểm thuận lợi về giaothông đáp ứng khả năng phân phối hàng hóa rất nhanh chóng Các kho hàng nàychủ yếu đựt gần sân bay để tiện cho việc vận chuyển, giao hàng
Hệ thống kho hàng của Amazon đảm bảo mối liên hệ rất cao từ nhà sản xuất,
hệ thống phân phối tới các khách hàng Trong mỗi kho hàng, các mặt hàng đượcsắp xếp và bảo quản rất khoa học đảm bảo cho các quy trình lấy hàng, nhận hàng,
xử lý đơn đặt hàng nhanh chóng hiêu quả cao Với số lượng mặt hàng vô cùng lớn,Amazon đã đàu tư hệ thống thông tin với hệ thống máy tính các phần mềm ứngdụng và xử lý thông tin giúp cho việc quản lý có hiệu quả và rất nhanh chóng.Những thông tin quan trọng đều được ghi lại và phục vụ cho những lần kinh doanhtiếp theo
1.2.2 Phân tích hệ thống logistic
1.2.2.1 Quản lý hàng tồn kho
Trang 12Việc Amazon quyết định tự xây dựng hệ thống lưu kho bãi là một quyết địnhkhông mấy dễ dàng Với giá trị khoảng 50 triệu USD cho mỗi kho hàng, việc xâydựng và vận hành hệ thống nhà kho quả là tốn kém Để có thể kinh doanh thànhcông, Amazon phải phát hành 2 tỷ USD trái phiếu công ty Thế là có vẻ như Bezoskhông phải đang xây dựng một công ty dot.com đích thực vì hãng lại có hệ thốngnhà kho hữu hình như công ty bán lẻ thông thường Nhiều nhà đầu tư bắt đầu phêphán mô hình kinh doanh của Amazon là không khác gì các công ty bán lẻ truyềnthống, chỉ khác mỗi chỗ là có một trang web ấn tượng hơn mà thôi
Tuy nhiên, nếu ai đó đến thăm quan 6 nhà kho của Amazon ngày nay, người
ta có thể dễ dàng nhận ra các nhà đầu tư đã sai lầm khi phê bình mô hình này củaBezos Các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống
mà được tin học hoá cao độ Bezos thường đi thăm mỗi nhà kho một tuần liền vàoquý cuối năm Đối với các nhân viên thì thời gian này quả là vất vả khi ông chủ tớithăm họ Bezos đặt ra hàng loạt câu hỏi về hệ thống giải thuật để xử lý đơn hàng,tốc độ xử lý năng suất, và không bao giờ vừa lòng khi chưa có câu trả lời thoảđáng
Để đáp lại, các nhà quản lý của Amazon ở bộ phận lưu kho phải nỗ lực hếtsức để đẩy năng suất lên cao tới tối đa Chẳng hạn bằng việc tái thiết kế hệ thốngchuyển hàng trên băng chuyền tự động, Amazon đã có thể tăng năng suất của mộtkho lên 40% Trong 3 năm qua, chi phí vận hành các nhà kho của Amazon đã giảm
từ 20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu Thậm chí ngay cả ban quảntrị công ty cũng không thể tin được vào thành tích này Các nhà kho của Amazonvận hành hiệu quả đến nỗi tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho này đạt 20lần/năm Tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số dưới 15 lần/năm Trên thực
tế, một trong những thế mạnh lớn nhất hiện nay của Amazon là năng lực quản lýhàng tồn kho, và thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác giao toàn bộhoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình cho Amazon thầu phụ, nhưtrường hợp các hãng bán lẻ Toys”R”Us và Target
1.2.2.2 Hệ thống quản lý kho hàng của Amazon
Các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống màđược tin học hoá cao độ Các nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao đến nỗichúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không kém trang