1. Khái niệm chung về tiền lương Khái niệm về tiền lương Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao đồng vàđược trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Ngoài ra "các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong doanh nghiệp". Bản chất của tiền lương Bản chất tiền lương cũng thay đổi tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhận thức của con người. Với việc áp dụng quản trị nguồn nhân lực vào trong doanh nghiệp, tiền lương không phải đơn thuần chỉ là giá cả sức lao động, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động đã có những thay đổi căn bản, quan hệ này có thể chuyển từ hình thức bóc lột, mua bán hàng hóa sang hình thức quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi hay không và bản chất tiền lương là gì, hiện vẫn còn là những vấn đề đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, phát triển. Chức năng của tiền lương • Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm. • Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.
Trang 1BÀI THẢO LUẬN:
Đề tài: Một số quy định của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp.
NỘI DUNG:
1 Khái niệm chung về tiền lương
Khái niệm về tiền lương
Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao đồng vàđược trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc Ngoài ra "các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong doanh nghiệp"
Bản chất của tiền lương
Bản chất tiền lương cũng thay đổi tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhận thức của con người Với việc áp dụng quản trị nguồn nhân lực vào trong doanh nghiệp, tiền lương không phải đơn thuần chỉ là giá cả sức lao động, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động đã có những thay đổi căn bản, quan hệ này có thể chuyển từ hình thức bóc lột, mua bán hàng hóa sang hình thức quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi hay không
và bản chất tiền lương là gì, hiện vẫn còn là những vấn đề đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, phát triển
Chức năng của tiền lương
• Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa
là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm
• Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ
đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình
họ Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động
Trang 2• Chức năng kích thích:Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả
• Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro
Vai trò của tiền lương
• Tiền lương là công cụ đánh giá mức độ đóng góp cho doanh nghiệp của nhân viên
• Tiền lương là động lực lớn thúc đẩy trong việc thúc đẩy người lao động hoàn thành các chức trách được giao
• Giảm bớt sự đói nghèo
• Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thỏa đáng trong đó có tiền lương
• Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
Các hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo thời gian
• Ý nghĩa và điều kiện của trả lương theo thời gian
Khái niệm: Là hình thức thanh toán tiền lương căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ chuyên môn của người lao động
Ưu và nhược điểm:
− Ưu điểm: cách tính lương đơn giản, dễ thực hiện
− Nhược điểm: không gắn giữa chất lượng và số lượng lao động mà người lao động
đã tiêu hao trong quá trình thực hiện công việc do đó không kích thích người lao động thi đua, sáng tạo trong công việc, gây ra hiện tượng trì trệ trong sản xuất và năng suất lao động không đạt kết quả cao
Ý nghĩa: hình thức trả lương này không kích thích người lao động thi đua sáng tạo
để có thể đạt được một kết quả cao hơn, tốt hơn
Điều kiện: Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày hoặc ngày làm việc của người lao động tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp
• Phạm vi áp dụng
Hình thức này áp dụng cho những công việc chưa hoặc không thể xây dựng được định mức lao động, những công việc mà khối lượng hoàn thành không xác định được hay những công
Trang 3việc mà cần thiết phải trả lương theo thời gian để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt được mức tốt nhất….như các công việc hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kế toán
Hình thức trả lương theo sản phẩm
• Ý nghĩa và điều kiện của trả lương theo sản phẩm
Khái niệm: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm người lao động tạo ra và đơn giá tiền lương theo sản phẩm
Ý nghĩa: Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra và đơn giá tiền lương theo sản phẩm để trả lương cho người lao động
Việc trả lương theo sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:
Phải xác định và giao định mức một cách chính xác cho người lao động Tùy theo thực
tế mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng đơn giá sản phẩm khác nhau
Tổ chức nghiệm thu và thống kê sản phẩm kịp thời, chính xác, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng trong khi tính lương
Phải đảm bảo công bằng tức là những công việc giống nhau, yêu cầu chất lượng giống nhau thì đơn giá và định mức sản phẩm phải thống nhất
Các chế độ trả lương theo sản phẩm
• Trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
Khái niệm: Là hình thức trả tiền lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt bậc hoặc vượt mưc quy định
• Trả lương sản phẩm hạn chế:
Khái niệm: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiên lương nhưng kèm theo sự hạn chế về khối lượng sản phẩm, công việc vượt bậc hay vượt mức quy định
• Trả lương khoán sản phẩm:
− Khái niệm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành công việc
− Đối với hình thức này, có ưu điểm người lao động biết trước được số lượng tiền lương
mà họ nhận được sau khi hoàn thành do đó họ chủ động sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc và chủ doanh nghiệp thì yên tâm hơn về khối lượng công việc được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định Nhưng có hạn chế là xảy ra hiện tượng người lao động làm bừa, làm ẩu không đảm bảo chất lượng công việc
• Trả lương sản phẩm có thưởng:
Trang 4− Khái niệm: Là hình thức tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như là thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, hoàn thành sớm hơn so với thời gian quy định
• Trả lương theo doanh thu:
− Khái niệm: Là hình thức trả lương căn cứ vào doanh số bán sản phẩm mà người lao động đạt được.Doanh số bán được càng lớn thì tiền lương càng cao
− Hình thức này thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp thương mại Ngoài những hình thức trên thì việc trả lương theo sản phẩm còn có các hình thức khác như là: hình thức trả lương theo khoán doanh thu, khoán thu nhập, khoán có thưởng
Kết cấu tiền lương của người lao động
Lương cơ bản:
o Tiền lương là một công cụ đãi ngộ tài chính quan trọng nhất.Lương là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã hao phí trong quá trình thực hiện những công việc được giao
o Tiền lương cơ bản được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về độ phức tạp và mức tiêu hao sức lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc
Tiền thưởng
o Khái niệm và ý nghĩa
Khái niệm:Tiền thưởng là những khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao đọng do
họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định
Tiền thưởng và tiền lương tạo nên khoản thu nhập bằng tiền chủ yếu của của người lao động
Ý nghĩa:
o Tiền thưởng cũng góp phần giúp người lao động có thể thỏa mãn các nhu cầu vật chất,tinh thần của bản thân và gia đình ở mức độ cao hơn
o Tiền thưởng còn là công cụ khuyến khích vật chất có hiệu quả nhất dối với người lao động, nhất là đối với những người còn tiềm ẩn nhiều năng lực làm việc
o Các loại tiền thưởng
− Thưởng năng suất, chất lượng tốt
− Thưởng do tiết kiệm vật tư, nguyên liệu
− Thưởng do sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
− Thưởng theo kết quả kinh doanh
− Thưởng do hoàn thành tiến độ sớm so với quy định
• Khái niệm và ý nghĩa
Trang 5− Khái niệm: Cổ phần là công cụ đãi ngộ nhằm làm cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
− Ý nghĩa: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp
• Cách thức áp dụng: Áp dụng dưới dạng quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động
Phụ cấp
• Khái niệm và ý nghĩa
− Khái niệm: Phụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong những điều kiện không bình thường
− Ý nghĩa: phụ cấp có tác dụng tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế
• Các loại phụ cấp
− Phụ cấp trách nhiệm công việc
− Phụ cấp độc hại,nguy hiểm
− Phụ cấp khu vực
− Phụ cấp thu hút
− Phụ cấp lưu động
Trợ cấp
• Khái niệm và ý nghĩa
− Khái niệm: Tùy vào từng hoàn cảnh thì người lao động có những khó khăn nhất định và sẽ nhận được các khoản trợ cấp khác nhau
− Ý nghĩa: Trợ cấp được thực hiện nhằm giúp nhân sự khắc phục được các khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể
• Các loại trợ cấp
− Bảo hiểm
− Trợ cấp y tế
− Trợ cấp giáo dục
− Trợ cấp đi lại
− Trợ cấp nhà ở
− Trợ cấp đắt đỏ
− Trợ cấp xa nhà
Phúc lợi
• Khái niệm
− Khái niệm: Phúc lợi được cung cấp cho người lao động để họ có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của gia đình
− Chức năng của phúc lợi: Có chức năng hậu thuẫn, phát huy công năng,kích thích tiềm năng, có ảnh hưởng trực tiếp tới phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
• Các hình thức phúc lợi
Trang 6− Phúc lợi theo quy định của pháp luật do nhà nước quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở mức độ tối thiểu do họ ở vào thế yếu hơn so với người
sử dụng lao động
− Phúc lợi tự nguyện được các doanh nghiệp áp dụng nhằm kích thích nhân viên gắn bó với doanh nghiệp cũng như thu hút những người có tài năng về làm việc
− Phúc lợi tự nguyện có các loại sau:
Bảo hiểm y tế
Chương trình bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm nhân thọ theo nhóm
Các loại dich vụ như: xe đưa đón đi làm, phòng tập thể dục, thể thao, bãi đỗ xe, đảm bảo chăm sóc trẻ em…
2 Thực trạng
Chỉ số lương cơ bản hiện nay
Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 là 830.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức:
1 Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
2 Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản
lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
(Trích nghị định 22/2011/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu chung ban hành 4/4/2011)
Áp dụng trong đa phần các doanh nghiệp
Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là động lực làm việc của người lao động trong bất cứ tổ chức nào Do vậy, việc xây dựng một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý, làm đòn bẩy kích thích năng suất và hiệu quả lao động luôn là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động của khu vực nhà nước kém hấp dẫn hơn so với khu vực tư nhân và làn sóng ra đi của những người tài, có năng lực trong các cơ quan nhà nước đang gia tăng Mỗi doanh nghiệp áp dụng 1 chế độ lương, thưởng khác nhau tuy nhiên vẫn tuân theo 1 số tiêu chuẩn nhất định.Cụ thể là:
Mức lương tối thiểu
Đảm bảo mức lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu hiện hành do nhà nước quy định (đối với các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam thì
Trang 7tính theo mức lương tối thiểu hiện hành quy định cho loại hình doanh nghiệp loại này) Khuyến khích doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao mức lương tối thiểu cao hơn, coi đây là biện pháp tích cực thu hút người lao động, nhất là đối với các doanh nghiệp đóng tại các thành phố lớn
Khuyến khích áp dụng mức lương cao hơn mức tối thiểu hiện hành do nhà nước quy định đối với lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cao trong doanh nghiệp
Phương pháp tính lương
Thang lương, bảng lương: Xây dựng thang bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; đăng ký hệ thống thang bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, thành phố hoặc áp dụng theo thang bảng lương do nhà nước quy định
Doanh nghiệp áp dụng phụ cấp lương theo quy định của nhà nước hoặc tự xây dựng nhằm khuyến khích người lao động có kỹ thuật và tay nghề cao hoặc có thâm niên, cống hiến nhiều
Chế độ trả lương
− Hình thức trả lương: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức trả lương phù hợp trong 3 hình thức sau cho từng loại công việc: Tiền lương theo thời gian, Tiền lương theo sản phẩm, Tiền lương khoán theo thời gian
− Tiền lương làm thêm giờ: Thực hiện theo các chế độ hiện hành và hướng dẫn của Bộ LĐTB
& XH
− Tiền lương ngừng việc
o Nếu do lỗi của doanh nghiệp, doanh nghiệp trả đủ lương
o Nếu không do lỗi của doanh nghiệp: Doanh nghiệp trả lương không thấp hơn 70% lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước
Khấu trừ lương:
Doanh nghiệp báo trước cho người lao động lý do khấu trừ, mức khấu trừ tối đa không quá 30% tiền lương hàng tháng, không khấu trừ lương vì lý do vi phạm kỷ luật lao động
Chế độ nâng bậc lương:
Doanh nghiệp tổ chức nâng bậc lương cho người lao động theo công việc và theo thâm niên, có quy định cụ thể, công khai thời gian được nâng bậc lương cho từng loại cán bộ công nhân viên
Quy chế trả lương, tiền thưởng:
Doanh nghiệp xây dựng và ban hành quy chế và lịch trả lương, áp dụng quy chế thưởng như là đòn bẩy khuyến khích và động viên người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
Bảo hiểm xã hội:
o Thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Luật lao động
o Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội trong trường hợp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất
Trang 8o Có quy định cụ thể về việc thanh toán chế độ ốm đau và thời gian người lao động nghỉ ngơi khác được hưởng lương (khám thai, nghỉ sinh con, nghỉ cho con bú, nghỉ chăm sóc con )
(Dựa theo tiêu chuẩn của ngành da giầy Việt Nam)
3 Liên hệ doanh nghiệp cụ thể
Giới thiệu sơ lược về Công ty Công trình Giao thông III – Hà Nội
Lịch sử công ty
Công ty Công trình Giao thông III là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ năm
1965, khởi đầu tư một xưởng sửa chữa cầu đường nội thành thuộc Sở công trình thị chính Hà Nội Sau đó được ủy ban hành chính thành phố Hà Nội ra quyết định số 1239/TC-QC ngày 18/5/1966 chuyển đội sửa chữa cầu đường nội thành thuộc Sở công trình địa chính Hà Nội thành công ty sửa chữa cầu đường nội thành
Công ty là một đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc (kể cả tài khoản ngoại tệ) và có con dấu riêng theo quy định của nhà nước
Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
o Xây dựng và sửa chữa công trình giao thông
o Sản xuất vật liệu xây dựng
o Sản xuất cầu kiến bê tông
o Xây dựng công trình thoát nước
Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
o Quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các công trình giao thông đường bộ do địa phương quản lý trong phạm vi được giao cho công ty (theo kế hoạch thành phố giao hàng năm và quy định lên Bộ tài chính GTVT)
o Công ty được phép thiết kế, sửa chữa công trình do công ty trực tiếp quản lý trung tu, bảo dưỡng
o Nhận thầu xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình kỹ thuật hạ tầng về cầu đường bộ, san nền, cống thoát nước và công trình xây dựng dân dụng khác trong và ngoài thành phố
o Nghiên cứu thực nghiệm các đề tài khoa học, công nghệ bằng vốn tự bổ sung, mở rộng liên doanh liên kết và các tổ chức cá nhân để phát triển năng lực của công ty
o Sản xuất các vật liệu chuyên dùng phục vụ xây dựng các công trình cầu đường bộ, hè phố và các nhu cầu xây dựng khác
o Qua quá trình phấn đấu, công ty luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, mở rộng thêm được nguồn vốn, tăng được quy mô và sản lượng so với kế hoạch Để đáp ứng yêu cầu và
Trang 9phù hợp với cơ chế thị trường, UBND thành phố ra quyết định số 2597/QD-UB ngày 2/6/2002 bổ sung thêm nhiệm vụ cho Công ty Công trình Giao thông III như sau:
o Xây dựng sửa chữa các công trình: Công nghiệp, thủy lợi, dân dụng, hạ tầng điện lực, bưu điện, cấp thoát nước với quy mô vừa và nhỏ
Kết cấu lương ở Công ty Công trình Giao thông III - Hà Nội
Nguyên tắc trả lương của Công ty Công trình Giao thông III - Hà Nội
Thực hiện NĐ 28/CP ngày 28/3/21997 của Chính phủ và thông tư số 13/LĐTB XH - TT ngà 10/4/1997 của Bộ LĐ-TB và XH về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước, đồng thời căn cứ vào quy chế khoán sản phẩm và trả lương thu nhập của Tổng công ty ban hành quyết định số 338/TCCB-LĐ ngày 4/5/198 để thực hiện tốt các công tác chi, trả lương tại doanh nghiệp nhằm khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập chính đáng, đảm bảo thực hiện công bằng trong phân phối tiền lương, góp phần tăng cường công tác quản lý lao động, tiền lương và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty Công trình Giao thông III - Hà Nội quy định công tác chi, trả lương phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Việc phân phối tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty theo hiệu quả, chất lượng công việc được giao đảm bảo côn gkhai, rõ ràng, đúng chế độ chính sách nhà nước đã ban hành, đảm bảo khuyến khích thích đáng những người đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác cao
Tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị trong công ty nhận được bất kỳ từ nguồn nào phải được phân phối công khai theo sự đóng góp của từng người
Chứng từ trả lương, trả thưởng đều do cá nhân CBCNV ký nhận cụ thẻ và lưu nộp tại công ty
Các hình thức trả lương tại Công ty Công trình Giao thông III - Hà Nội
Thực hiện NĐ 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và căn cứ vào thực tiễn tình hình sản xuất kinh doanh, Công ty Công trình Giao thông III - Hà Nội hiện đang sử dụng 2 hình thức:
Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương hàng háng của CBCNV trong công ty được trả thông qua bảng chấm công về
số công làm việc bảng chấm công được phòng tổ chức hành chính y tế và phòng tài vụ xác nhận Sau đó sẽ được Giám đốc phê duyệt lấy đó làm căn cứ để tính lương
• Hình thức trả lương theo thời gian:
Trang 10o Đối tượng áp dụng:
Công nhân trực tiếp sản xuất
Bộ phận quản lý gián tiếp tại các Xí nghiệp
Bộ phận làm việc tại các văn phòng
A1: Đối với bộ phận làm việc tại các văn phòng.
Tiền lương hàng tháng của bộ phận này được trả theo tiền lương bình quân của công nhân trong các xí nghiệp Mức tiền lương được hưởng của mỗi người phụ thuộc vào hệ số tiền lương của người đó, hệ số tiền lương bình quân của đơn vị sản xuất trong tháng và số ngày làm việc thực tế trong tháng
26
TL x BL
BLi
Trong đó:
LVP : Tiền lương của CBCNV các văn phòng
BLi : Cấp bậc tiền lương của cán bộ i
BL : Cấp bậc tiền lương bình quân của các đơn vị sản xuất trong tháng (bậc 4)
TL : Tiền lương bình quân của các đơn vị sản xuất trong tháng.
T : Số ngày công làm việc thực tế
Ví dụ: Cấp bậc tiền lương bình quân của các đơn vị sản xuất của công ty trong tháng 4/2002 là 1,92 Tiền lương bình quân của các đơn vị sản xuất trong tháng là 1 triệu đồng Vậy tiền lương tháng của kỹ sư cầu đồng An có hệ số tiền lương 1,78 (bậc 1) và làm việc 24 ngày trong tháng được tính như sau:
LAn = x 24 ngày = 855.769,23 (đồng)
Tùy thuộc vào chức trách của mỗi người trong công ty mà công ty còn quy định thêm hệ
số trách nhiệm Cụ thể:
Trưởng phòng: 0,4 tiền lương tối thiểu (84.000 đ)
Phó phòng : 0,3 của tiền lương tối thiểu (63.000 đ)
Ưu điểm: Việc chia lương của khối văn phòng đã gắn với việc hoàn thành kế hoạch sản xuất công ty