Đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh chuyên ngành tại trường Cao đẳng tư thục Đức Trí nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành ở các khoa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Trang 1
VÕ THỊ THANH THÚY
BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG
DAY HQC TIENG ANH CHUYEN NGANH TAI TRUONG CAO DANG TU THUC DUC TRÍ
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN MINH TIỀN
Đà Nẵng, Năm 2012
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giá
Trang 3MUC LUC LỜI CAM DOAN 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU sẻ
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU
5 GIA THUYET KHOA HOC 6 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẠM VI NGHIÊN CÚU
CẦU TRÚC LUẬN VĂN - " CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG DAY HQC TIENG ANH CHUYÊN NGÀNH Ở TRƯỜNG CAO ĐẢNG 1.1 LỊCH SỬ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU 22222222222222222222EErrrrcee 5 BR WwW wR RE =
1.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI - 8
1.2.1 Hoạt động dạy học sen sees _— 1.2.2 Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường se
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học
1.3 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIỀNG ANH CHUYÊN NGÀNH Ở
TRUONG DAI HOC, CAO DANG 1.3.1 Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở các trường Đại học, Cao đẳng 1.3.2 Mục tiêu của bộ môn tiếng Anh chuyên ngành L8
1.3.3 Nội dung, chương trình dạy học
Trang 4
1.4.1 Quản lý mục tiêu môn học -.17 1.4.2 Quản lý nội dung, chương trình môn học - -.-s RỂ 1.4.3 Quản lý trình độ đầu vào của sinh viên kHeeeree cosa 1.4.4 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên -.-.21 1.4.5 Quản lý hoạt động học của sinh viên ae seein DS
1.4.6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên 25
1.4.7 Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật dạy học -.27
TIÊU KÉT CHƯƠNG l eo
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MON TIENG ANH CHUYEN NGANH TAI TRUONG CAO DANG
TƯ THỤC ĐỨC TRÍ
2.1 KHAI QUAT VE TRUONG CAO DANG ĐỨC TRÍ
2.2 THUC TRANG HOAT DONG DAY HOC MON TIENG ANH
CHUYÊN NGÀNH „3l
2.2.1.Thực trạng hoạt động dạy tiếng Anh của giảng viên 3 33 2.2.3 Thực trạng về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh wd
2.3 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAY HOC TIENG ANH CHUYÊN NGÀNH 36 2.3.1 Thực trang quan lý hoạt động dạy của giảng viên 6 29 29 2.2.2 Thực trạng hoạt động học tiếng Anh của sinh viên 2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên c Tereererrrrrrrrrrrrerr.đ5
2.3.3 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt dong d day hoc oo
2.4 NHAN DINH CHUNG VE THUC TRANG DAY HOC VA QUAN NLY
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI
Trang 52.4.1 Uudiém
2.4.2 Han ché
TIEU KET CHUONG 2 !
CHUONG 3 CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAY HQC
TIENG ANH CHUYEN NGANH TAI TRUONG CAO DANG TU’ 'THỤC ĐỨC TRÍ 3.1 NGUYÊN TÁC ĐỀ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP “ -.53 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống - —-
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn - 53 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu qua a 54
3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa —-
3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỤ THÊ sản esses SD
3.2.1 Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động day của giảng
viên
3.2.2 Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học của sinh viên .66
3.2.3 Nhóm biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học 7I 3.2.4 Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp wT
3.3 KHAO NGHIEM NHAN THUC VE TINH CAP THIET, TINH KHA THI CUA CAC NHOM BIEN PHAP Hee Hee —.` ô Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ 1 Kết luận 2 Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN THAC Si (BAN SAO)
Trang 6
Số hiệu bảng, Nội dung Trang
4 Đánh giá của giảng viên về tầm quan trọng của » " tiếng Anh đối với sinh viên
i Thue trang quan lý thực hiện nội dung, chương |
" trình, kế hoạch giảng dạy của giảng viên
ak 40
23 Thực trạng quản lý nẻ nếp dạy học của GV
44
24 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá
#nh cần thiết của các biên nhái 76
33 Tính cấp thiết của các biện pháp
Trang 7Đất nước ta đã bước vào thế kỷ 21, thế giới chuyển sang giai đoạn cạnh tranh và hợp tác không giới hạn Đặc biệt, cần chú ý tầm quan trọng của chiều
hướng mở rộng thị trường giáo dục và những biện pháp thực hiện trong khung
cảnh toàn cầu hóa Đề thực hiện được mục tiêu trên, vai trò của giáo dục nói
chung, giáo dục đại học nói riêng rất quan trọng Chính phủ Việt Nam đưa ra
định hướng: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học, phương pháp học tập cũng như các hoạt động học tập của sinh
viên Phát huy tỉnh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề ”
“Trong bồi cảnh nước ta gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường lao động hậu WTO mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng
không ít thách thức Muốn phát triển trên các lĩnh vực, ngoại ngữ, đặc biệt
tiếng Anh, là điều kiện cần thiết, là chìa khóa mở ra thể giới tri thức, là công cụ
để thu nhận thông tin, là phương tiện phát triển các mối quan hệ quốc tế Vì thế,
việc dạy và học tiếng Anh cần được cải tiến đề đạt mục tiêu “Người học sử dụng được tiếng Anh như một công cụ trong nghiên cứu cũng như trong công tác, trong cuộc sống hàng ngày” So với nhiều nước thì số thây giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý giáo dục và sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở nước ta sử dụng tiếng Anh thông thạo còn it Day là một trong những
trở ngại hiện nay trong tiến trình hội nhập quốc tế của các trường đại học Việt
Nam
Trong thời gian qua, việc dạy và học, việc quản lý day và học tiếng Anh ở
các trường cao đăng, đại học nói chung và trường Cao đăng Tư thục Đức Trí
nói riêng còn nhiều bất cập Giảng viên phần lớn chỉ nặng về truyền thụ kiến
Trang 8thuộc lòng một cách thụ động, không mang lại hứng thú cho người học Công tác quản lý chưa được quan tâm thích đáng, mỗi giảng viên giảng dạy theo cách riêng của họ, người dạy và người học không có sự phối hợp, không có
giáo trình chung, chưa cập nhật, còn thiếu trang thiết bị phục vụ việc học
Phân lớn sinh viên đối phó trong việc học do chưa nhận thấy tầm quan trong
của việc học tiếng Anh; về phía nhà trường việc kiểm tra, đánh giá chất lượng
bộ môn chưa thực hiện đầy đủ và khoa học Có thẻ nói, việc đầu tư và quản lý
cho việc dạy học tiếng Anh trong các trường cao đăng, đại học chưa được chú
trọng Từ một số lý do nêu trên, chất lượng dạy và học tiếng Anh của sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ trường Cao đăng Tư thục Đức Trí còn hạn chế Hệ quả là đại đa số sinh viên, dù đạt được điểm cao trong học tập vẫn không,
sử dụng được tiếng Anh đã học được, khả năng giao tiếp kém
Từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý
hoạt động dạy học môn tiếng Anh Chuyên ngành tại trường Cao đẳng Tư
thục Đức Trí”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Chuyên ngành ở các khoa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
~ Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Khao sat, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn
Trang 94 ĐÓI TƯỢNG VÀ KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành ở các khoa tại trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí
4.2 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường cao đẳng
5 GIA THUYET KHOA HOC
Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý một cách khoa
học, phù hợp với thực tiễn nhà trường thì có thể nâng cao được chất lượng dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đăng Tư thục Đức Trí
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu, đọc sách, tham khảo các
công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản
phẩm nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn
tiếng Anh chuyên ngành ở trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Trang 10Cao đẳng) ở các ngành không chuyên ngữ tại trường Cao đẳng Tư thục Đức
Trí
8 CÁU TRÚC LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn gồm các phần sau õy:
ô Phn m u
â _ Nội dung nghiên cứu gồm 03 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng
Anh ở các trường đại học, cao đẳng
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh
chuyên ngành tại trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên
ngành tại trường Cao đăng Tư thục Đức Trí
© Két lun và khuyến nghị
Trang 11TIENG ANH CHUYEN NGANH O TRUONG CAO DANG
1.1 LICH SU VAN DE NGHIEN CUU
Xuất phát từ yêu cầu đôi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học, trong đó có việc quản lý dạy - học ngoại
ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành, nhiều nhà khoa học, cán bộ giảng đạy đã quan tâm, nghiên cứu đề tài đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học
Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào
tạo và trong sự phát triển của đất nước Biết tiếng Anh không chỉ là yêu cầu
tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ
thường xuyên được đồi mới, mà còn là một năng lực cần thiết đối với người
Việt Nam hiện đại
Nhiều tác giả nước ngoài đã có những công trình nghiên cứu, những tác
phẩm viết về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh như:
John West Burnham, Tony Gelsthorpe (2002) Education leadership and
the community (Quản lý nhà trường và cộng đồng)
Sonia Blandford (1997) “Resource Management in schools” Nguồn lực quản lý nhà trường”
John Mcbealth, Kate Myers (1999) “Effective school leaders” Những người lãnh đạo nhà trường có hiệu quả
Trang 12trường học
Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục cũng đã đề cập đến biện pháp quản lý hoạt động dạy học nói chung và biện pháp quản lý hoạt
động dạy học tiếng Anh nói riêng, như:
Nguyễn Đức Quyết (2002) “Thực trạng và một số giải pháp quản lý
nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ của cán bộ giảng dạy
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.[23]
Nghiên cứu của luận văn đã đánh giá trình độ ngoại ngữ,
iệu quả sử
dụng ngoại ngữ trong công tác chuyên môn-nghiệp vụ và nghiên cứu khoa
học của đội ngũ cán bộ giảng dạy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh Tác giả cũng đã phân tích rõ các nguyên nhân của thực trạng đó để
đưa ra giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ
của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong nhà trường
Trần Thị Bình (2002) “Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.[2]
Tác giả đã tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh, trên
cơ sở đó, xác định nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng,
cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa của trường
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Tơn Nữ Duy Hồng (2007) đã thực hiện đề tài” Cải
tiếng Anh cho sinh viên trường đại học sư phạm — Đại học Đà Nẵng”.[12]
Trang 13
hiện nay “ Trong các cuộc hội thảo khoa học chuyên ngành, tạp chí Nghiên cứu Giáo dụ: vấn để này, như: nhiều bài tham luận, nhiều ý kiến khoa học cũng đã quan tâm đến
- "Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ hệ không chính quy của
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội" của PGS.TS Trần
Hữu Luyến - Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội,
"Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ hệ không chính quy nhìn từ góc
độ động lực" của Trần Xuân Điệp - cán bộ giảng dạy Khoa Anh - Đại học
Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
"Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ
không chính quy" của Kim Văn Tắt - Khoa Ngôn ngữ và Văn học Anh Mỹ -
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
"Phát huy tính tích cực học tập - là một biện pháp nâng cao chất lượng
đào tạo ngoại ngữ không chính qui" của Đỗ Thị Châu - Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Quốc gia - Hà Nội
Một số bài viết được in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học: "Nâng cao chất
lượng đào tạo ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã
hội" được tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001 Trong các bài tham luận này, các tác giả từ những góc độ khác nhau đã đề cập đến những vấn đề khác nhau của công tác quản lý chất lượng
đào tạo, đến cách day và học ngoại ngữ và đều thống nhất một ý kiến rằng -
cần phải đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ
Trang 14toàn cầu hóa và hội nhập" của Bùi Hiền số 44/2002; " Hệ đào tạo ngoại ngữ
chuyên ngành II một loại hình đào tạo mới" của Nguyễn Ngọc Ly Liên; "Về
việc dạy tiếng Anh hệ tại chức của Phạm Khải Hoàn, số 10/92
Như vậy, trong thời gian qua đã có một số đề tài và nghiên cứu đề cập
đến nhiề đề của việc quản lý việc dạy và học ngoại ngữ, trong đó có dạy
— học tiếng Anh Tuy nhiên, ít có tác giả nghiên cứu sâu vấn đề một cách có hệ thống về quản lý dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở trường cao đẳng,
đại học
Đối với trường cao đẳng Tư thục Đức Trí, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh Đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành Chúng tôi cho rằng, muốn nâng cao được chất lượng dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành, cần phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành tại trường Nhưng cho đến nay, trường Cao đẳng Tư Thục Đức Trí chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này
Vì thế, chúng tôi hy vọng rằng, nghiên cứu đề tài này sẽ trực tiếp góp
phần vào việc cải tiến, đổi mới công tác quản lý việc dạy và học tiếng Anh
chuyên ngành tại cao đẳng Tư thục Đức Trí, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường
1.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐÈ
1.2.1 Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện
chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của sinh viên Trong
đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác,
Trang 15động, tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học
không diễn ra
Hoạt động dạy và hoạt động học có mới liên hệ chặt chẽ với nhau, thể
hiện ở mối liên hệ tương tác giữa các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương
pháp, phương tiện của hoạt động dạy và hoạt động học
Phân tích hoạt động dạy học, có thể đi đến kết luận: Hoạt động học,
trong đó có hoạt động nhận thức của sinh viên có vai trò quyết định kết quả
dạy học Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng
vai trò của người giáo viên, chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện các thông tin học tập
Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của sinh
viên
Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa
hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ
điều khiển Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò Từ đó, chúng ta có thê thấy công việc của người quản lý nhà trường là: Hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của nhà quản lý chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thây, thông
qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò 1.2.2 Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường
1.2.2.1 Quân lý
Quản lý là gì?” Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý bằng việc vận dụng
Trang 16hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện thay đổi nhanh
chóng của môi trường
Bất kỳ hoạt động của một tổ chức nào cũng cần có quản lý Không có
quản lý, hoạt động không có định hướng và hiệu quả Bắt cứ người học quản
lý hay người quản lý nào ban đầu cũng đều đặt ra cho mình câu hỏi quản lý là quản lý cái gì Có nhiều kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đến nay, vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan
niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đã đưa ra
những định nghĩa về quản lý như sau:
- Theo Frederick Winlon Taylor (1956 - 1915), người Mỹ, cho rằng: “
Quản lý là nghệ thuật, biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất rẻ nhất” Khái niệm quản lý này nhằm vào hiệu quả kinh tế thuần túy
Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”
- Hard Koont: “ Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp
con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”
- Marry Pallet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác”
- K.Mark: “Quản lý là một chức năng tắt yếu của người lao động xã hội,
nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp”; “ Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều
khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản lý gồm hai
Trang 17trì, tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi
mới và đưa vào thế phát triển” [3]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những hoạt động của chủ thẻ quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chinh, điều phối các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tô chức (chủ yếu là nội
lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tô chức và hiệu quả cao nhất”
Với tiếp cận theo quan điểm hệ thống, tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “ Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống đề tác động
đến hệ thống nhằm chuyền hệ thống sang một trạng thái mới”
Đối với giáo dục nói chung và đối với nhà trường nói riêng, quản lý thực sự là sự tác động một cách khoa học, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm làm cho nhà trường hoạt động theo xu thế phát triển và đạt được mục tiêu đề ra 1 “Trong quá trình điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, các chức năng 2 Các chức năng quản lý quản lý đóng vai trò then chốt Việc phân phối các chức năng quản lý là nhu cầu khách quan xuất phát từ các yếu tố sau:
Tính đa dạng của quá trình sản xuất, đây là quá trình phức tạp tổng hợp
của nhiều yếu tố
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công và chuyên môn hóa lao động
càng cao
Theo tac giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Huệ thì “ Chức năng quản lý
là loại hình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của tiền trình phân
công lao động và chuyên môn hóa quá trình quản lý”
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, nhà quản lý thực hiện các
chức năng cơ bản, nhằm điều hành có hiệu quả quá trình sản xuất và hoạt
Trang 18- Kế hoạch hóa
~ Tổ chức
- Giám sát, chỉ đạo
~ Kiểm tra, đánh giá
Đây là các chức năng cơ bản của quá trình quản lý Việc thực hiện các chức năng trên giúp cho nhà quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ, đem lại hiệu quả cao, phát huy được nội lực Đây là các chức năng mà mỗi nhà quản lý ở lĩnh vực kinh tế xã hộ 1 văn hóa giáo dục đều phải tuân thủ thực hiện 3 Quân lý giáo dục
Quản lý Giáo dục là hoạt động thiết yếu nay sinh khi hoạt động giáo
dục diễn ra, là sự tác động của chủ thẻ, trong đó quan trọng nhất là khách thể
con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của hệ thống giáo dục
Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thông, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở
nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các qui luật
của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em
Quản lý Giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo
dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ được giáo dục tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
“ Quan ly giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học Có tổ chức được
các hoạt động dạy học, thực hiện các tính chất của nhà trường phổ thông Việt
Trang 19giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của
nhân dân, đất nước”
1
4 Quản lý nhà trường
Theo tác giả Phạm Minh Hạc:” Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới đạt mục tiêu giáo dục,
mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” Quản lý nhà trường thực chất là hệ thống các tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt
động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, trong đó hoạt động trọng tâm là
hoạt động dạy học
Tóm lại: Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý
nhằm tập hợp và tô chức các hoạt động của giáo viên, học sinh, sinh viên và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối ưu các nguồn lực giáo duc để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch,
của chủ thể quản lý đến hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học
của sinh viên và môi trường dạy học, đảm bảo cho các hoạt động đó được
thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, có chất lượng và hiệu quả nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, đạt được mục tiêu đề ra của nhà trường
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình dạy học vì những mục đích, nhiệm vụ dạy học được thực hiện đồng thời, thống nhất với nhau trong
quá trình day học, làm cho quá trình đó vận hành một cách có kế hoạch, có tổ
chức, và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước
Trang 20Hoạt động dạy học có chủ thẻ là thầy giáo, được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, nắm vững kiến thức khoa học chuyên môn, các quy luật phát triển tâm lý và đặc điểm hoạt động nhận thức của sinh viên đẻ tổ chức và điều khiển họ
học tập Thầy giáo giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình dạy học, là , Xây
người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, xác định mục
dựng nội dung, chương trình học tập, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng
dạy của bộ môn, áp dụng các phương pháp, sử dụng các phương tiện dạy học
để truyền thụ kiến thức cho sinh viên, tô chức cho sinh viên thực hiện các
hoat động học tập Thầy cũng là người kiểm tra, uốn nắn, giáo dục cho sinh viên trên mọi phương diện và quyết định chất lượng giáo dục Chủ thể của
hoạt động học tập là sinh viên Sinh viên phải tự giác, tích cực, chủ động và
sang tạo trong quá trình học Mục đích của hoạt động học tập là tiếp thu nền
van minh nhân loại dé hình thành và phát triển nhân cách của bản thân người
học Nội dung của hoạt động học tập là quá trình tự tìm tòi, nắm vững kiến
thức và vận dụng tri thức vào cuộc sống Bản chất của hoạt động học là biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đảo tạo của sinh viên
Như vậy, quản lý hoạt động dạy học là quản lý một cách có hiệu quả các
thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học, tạo điều kiện tối ưu và tác động tích
cực nhất đến sự cộng tác giữa người dạy và người học, giúp quá trình này đạt
mục tiêu đã xác định
1.3 HOAT DONG DAY HQC MON TIENG ANH CHUYEN NGANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO DANG
1.3.1 Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở các trường Đại học, Cao đẳng
Đào tạo tiếng Anh chuyên ngành được quy định bắt buộc cho tắt cả các
Trang 21như không có
Hiện nay, các trường đại học, cao đăng đều thực hiện chương trình Anh ngữ không chuyên với thời lượng 7 đơn vị học trình dành cho kiến thức đại cương và 5-6 đơn vị học trình cho ngoại ngữ chuyên ngành
Nói đến ngôn ngữ, tiếng Anh hay ngôn ngữ nào khác thì nó đều là công
cụ để giao tiếp đều được thê hiện ở bốn dạng hoạt động cơ bản: nghe, nói, đọc
và viết ở các trường đại học, ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là một
môn học cơ bản Sau khi học xong tiếng Anh cơ bản trong năm đầu tiên, sinh
viên lại học tiếp tiếng Anh chuyên ngành và có khả năng vận dụng trong công
việc của mình
Người dạy cần phân biệt yêu cầu của từng kỹ năng nghe, nói, đọc viết
để có phương pháp dạy học thích hợp và người học có phương pháp học
tương ứng
Giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành ở trường cao đẳng, đại học được thực hiện trong điều kiện tất thuận lợi: Trình độ đầu vào của sinh viên cao, ý thức và thái độ học tập tương đối tốt Nhưng để giúp cho sinh viên học tốt thì giáo viên phải thực sự nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và nhận thức đúng vai trò của tiếng Anh chuyên ngành với nghề nghiệp tương lai của
sinh viên trong xu thế hội nhập này, để sinh viên có mục đích, động cơ đúng
đắn trong việc học tập môn tiếng Anh chuyên ngành ở trường Ngoài ra, đối với môn tiếng Anh chuyên ngành sinh viên phải thực sự yêu thích, tâm đắc
với môn học mình dạy mới có thể tạo được hứng thú và truyền sự nhiệt tình
và yêu thích của sinh viên
Ngoại ngữ chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đến với thế gi
với khoa học- công nghệ, với kinh tế toàn cầu và kinh tế tri thức
1.3.2 Mục tiêu của bộ môn tiếng Anh chuyên ngành
Trang 22đọc, viết, đi sâu vào chuyên ngành, giúp sinh viên có thể mở rộng kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh, cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên có thể tự nghiên cứu, tự học, tiếp thu các thông tin từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp chí, chương trình trén ti-vi chuyén ngành bằng tiếng Anh Cố Thủ tướng Singapo Lý Quang Diệu cũng đã nói: “Nếu biết tiếng Anh, chúng ta có thể tìm
kiếm tắt cả các dữ liệu và thông tin mà mình muốn”
1.3.3 Nội dung, chương trình dạy học
Chưa có sự thống nhất chung, chỉ trừ một số trường các giáo viên xây dựng giáo trình riêng cho mình, còn hầu hết các trường cao đẳng, đại học đều
sử dụng các giáo trình viết sẵn, giáo trình thường được áp dụng trong giảng
day hién nay 1a Maket leader, business basic Cac giao trình trên đã được
thâm định về nội dung và đều nhằm trau dồi cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc,
Viết
1.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Đối với việc dạy và học ngoại ngữ, công nghệ hiện đại giúp giáo viên tìm
tư liệu bài giảng mới (thông qua Internet), các thiết bị như băng tiếng, băng hình,
phim đèn chiếu, máy chỉ giúp giáo viên lên lớp có hiệu quả hơn, truyền
đạt được nhiều thông tin rõ ràng và nhanh gọn hơn Do đó, thủ thuật giảng dạy của giáo viên đa dạng và hấp dẫn hơn so với phấn trắng, bảng đen và một số
tranh ảnh như vẫn thường được sử dụng trên lớp truyền thống Về phía người
học, công nghệ hiện đại cũng giúp các em có cơ hội được tiếp xúc với kiến
thức qua nhiều kênh nhận thức hơn; ví dụ qua Internet, các em có thể tìm
tư liệu học tiếng Anh hiện đại và cập nhật, học và mở rộng vốn từ vựng thông, qua các loại tự điển trong máy tính, luyện phát âm trong máy tính, giao tiếp
với những người bạn nước ngoài nói tiếng Anh thông qua máy tính
Công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy và học một
Trang 23quyết định cho thành công của việc dạy và học một ngoại ngữ
1.4 NOI DUNG CONG TAC QUAN LY HOAT DONG DAY HQC
TIENG ANH CHUYEN NGANH
1.4.1 Quản lý mục tiêu môn học
Việc quản lý mục tiêu môn tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ
dựa trên các mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ
Kiến thức: Cung cấp kiến thức tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh theo chuyên ngành nhằm giúp cho sinh viên có thể truy cập Internet, tham khảo sách báo, tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu
khoa học Kiến thức môn tiếng Anh được thể hiện qua các mức độ:
+ Lưu giữ thông tin, trình bày những sự kiện, phân loại và trình bày các
nguyên tắc (học thuộc lòng bài khóa)
+ Thông hiểu nắm bắt được sự kiện, trình bày, giải thích và ngoại suy các mối quan hệ (tìm các mối quan hệ trong bài khóa, xem xét ngữ pháp, quan hệ
giữa các phần)
+ Ứng dụng các tư tưởng và khái niệm vào giải quyết vấn đề (Ví dụ như viết một bức thư trao đổi công việc)
+ Phân tích vấn đề, tư liệu ra đề tìm hiểu các mối quan hệ, so sánh đẻ đưa ra
ý kiến riêng của mình (Chẳng hạn như viết một bài phê bình quảng cáo)
+ Tổng hợp các bộ phận riêng lẻ vào một chỉnh thể (ví dụ như đưa các
thông tin rác trong báo chí thành những nhận xét chung)
+ Đánh giá, phán xét ưu, nhược điểm (đánh giá bài viết theo các tiêu
chí khác nhau: đúng về ngữ pháp, sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn, so
sánh, dẫn chứng, đưa ra nhận xét, điểm mạnh, điểm yếu )
Kỹ năng: Sinh viên phát triển được các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc,
viết bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu
Trang 24giải quyết các vấn đề không chỉ trong chuyên môn mà cả trong các tình huống
xã hội nhất định
Thái độ: Phát triển thái độ và hành vi đúng đắn của sinh viên đối với môn học, thể hiện:
+ Hình thành được ý thức học tập và sử dụng tiếng Anh như một công cụ hỗ trợ cho việc phát triển tư duy, cho việc học tập các môn khác, cho nghiên
cứu và phát triển chuyên môn sau này, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
đạo đức, tác phong của người lao động mới
+ Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng tiếng Anh như một công cụ nhằm
nâng cao hiểu biết, tiếp thu có chọn lọc các tình hoa văn hóa của thế giới phục
vụ cho việc xây dựng đất nước, làm cho các dân tộc khác trên thế giới hiểu rõ
hơn về văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam, từ đó tăng cường tình hữu nghị
và hợp tác giữa các dân tộc, giữ gìn hòa bình thề giới
+ Có ý thức sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả thông qua việc tiếp thu
các tri thức ngôn ngữ, hình thành các kỹ năng giao tiếp và phương pháp học
tiếng Anh như khả năng tìm kiếm và phát hiện thông tin, khả năng tự học, tự
đánh giá Những khả năng này sẽ tác động tích cực tới việc sử dụng tiếng mẹ
đẻ và đem lại cho sinh viên năng lực ngôn ngữ toàn diện hơn
1.4.2 Quản lý nội dung, chương trình môn học
Nội dung dạy học trong nhà trường phải cơ bản, thiết thực, hiện đại, toàn
diện; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý của người học; đáp ứng yêu cầu
bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ
khoa học -công nghệ Nội dung dạy học phải được cu thể hóa thành chương trình dạy học, sách giáo khoa, giáo trình phủ hợp với mục tiêu của từng bậc học, cấp học
Trang 25học, ngành nghề đào tạo ở mỗi bậc học, cấp học Chương trình dạy học phải phù
hợp với mục tiêu của từng bậc học, cấp học (khối lượng, thời gian, nội
dung, kiến thức chuyên sâu) Giáo trình, sách giáo khoa dùng trong trường học
là tài liệu được hiệu trưởng duyệt trên cơ sở thẩm định của hội đồng chuyên
môn, hội đồng khoa học có thảm quyền để sử dụng chính thức trong việc giảng
dạy và học tap
Chương trình tiếng Anh giảng dạy cho sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ ở các trường cao đăng, đại học nhằm nâng cao kiến thức tiếng Anh tong quát và cung cấp kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên, giúp sinh
viên có thê tham khảo tài liệu chuyên ngành trong học tập, trong nghiên cứu
khoa học, có năng lực giao tiếp cơ bản trong lĩnh vực xã hội và cả trong lĩnh
vực chuyên môn
Tiếng Anh tổng quát trong chương trình dành cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ giúp cho sinh viên nắm vững thêm kiến thức ngôn ngữ để
ig Anh
Chương trình tiếng Anh chuyên ngành cung cấp cho sinh viên các khóa
có thể thực hiện được các chức năng giao tiếp bằng
không chuyên ngữ những kiến thức đại cương, cơ bản nhất về chuyên ngành mình đang học, bao gồm các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Anh, các dạng
cấu trúc thường dùng, cũng như lịch sử và sự phát triển trong tương lai của
chuyên ngành đó
1.4.3 Quản lý trình độ đầu vào của sinh viên
Trình độ ban đầu của sinh viên khi nhập học tại các khoa không chuyên
ngữ của một trường đại học đều phải nắm được chương trình tiếng Anh cơ bản
(qua 1 hoặc 2 cấp học ở trường phô thông), đặc biệt là hệ thống tiếng Anh cơ
bản, hiện đại và tương đối hệ thống làm cơ sở cho việc hình thành các kỹ năng
giao tiếp phù hợp với lứa tuổi, có sự hiểu biết tương đối khái quát về đất nước,
Trang 26Nếu xét theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, sinh viên (đã có
học tiếng Anh ở phô thông) khi nhập học vào trường cao đăng, đại học phải có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức đơn giản, cơ
bản, dưới dạng nghe, nói, đọc, viết Cụ thể là:
~ Kỹ năng nghe:
+ Nghe hiểu các cuộc hội thoại trực tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ đơn giản,
phổ thông có liên quan đến các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ đã được quy
định trong chương trình
+ Nghe hiểu ý chính các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, có liên quan đến các chủ đề và nội dung ngôn ngữ đã học
~ Kỹ năng nói:
+ Giao đôi trực tiếp bằng ngôn ngữ nói ở mức độ đơn giản các tình huống giao tiếp hàng ngày thông qua việc vận dụng các kiến thức ngôn ngữ cơ bản về ngữ âm, từ vững, ngữ pháp + Diễn đạt được ý mình trong những tình huồng giao tiếp thông thường có liên quan đến những chủ điểm quen thuộc thông qua việc vận dụng các chức năng ngôn ngữ đã học - Kỹ năng đọc:
+ Có khả năng đọc hiểu cơ bản các đoạn văn trong phạm vi 3.000 từ liên
quan đến các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ được quy định trong chương
trình
Trang 27
ban bè,
các hoạt động của cá nhân, của lớp hoc hoặc điền vào các phiếu, mẫu đơn, t các thiệp chúc mừng, thiệp mời sinh nhật
mô tả hoặc tường thuật
các bảng điều tra
+ Viết một đoạn văn ngắn (từ khoảng 100 đến 150 từ) có liên quan đến các chủ đề đã học trong phạm vi nội dung ngôn ngữ được quy định trong chương
trình
1.4.4 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
Tổ chức công tác giảng dạy là một khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý việc dạy học ở nhà trường, là một chuỗi các hoạt động diễn ra trong việc
thực hiện mỗi quá trình quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu đào tạo đề ra
Đó là phương thức lập kế hoạch giảng dạy thật khoa học, bố trí, sắp xếp, sử
dụng một cách tối ưu đội ngũ giáo viên, các phương tiện, vật chất kỹ thuật phục
vụ việc dạy và học, đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy có hiệu quả
Trong việc quản lý giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại các khoa không
chuyên ngữ ở các trường cao đẳng, đại học, chủ nhiệm bộ môn tổ chức chỉ đạo
thực hiện việc giảng dạy theo đúng lịch trình bộ môn đã phân công Sau khi
xem xét và phân tích đặc điểm, đặc thù của từng loại hình đào tạo, của từng,
chuyên ngành, cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau:
~ Xây dựng và thông báo kế hoạch giảng dạy bộ mơn tồn khóa và năm
học, chương trình hành động của trường đến từng giảng viên, giúp mỗi giáo
viên tự giác thực hiện kế hoạch đã đề ra
~ Chỉ đạo việc quản lý tổ chức lớp học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với bộ môn ngoại ngữ (không quá 30 sinh viên trong một lớp học), tổ chức quá trình dạy học và quá trình giáo dục (bao hàm cả thời gian, chất lượng học tập, tinh thần thái độ, phương pháp học tập ) giúp cho sinh viên học tập tu dưỡng và rèn luyện nhân cách
Trang 28giáo án, lên lớp, dự giờ, kiểm tra đánh giá sinh viên
- Sắp xếp đội ngũ giáo viên đúng chức danh, đúng chuyên môn và phân công theo năng lực Thường xuyên có kế hoạch tổ chức, động viên cán bộ học
tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát
triển của xã hội
~ Tổ chức tốt việc tiếp nhận và phân phối các nguồn lực (người, kinh phí,
các trang thiết bị ), sử dụng chúng đạt hiệu quả cao nhất cho việc giảng dạy,
học tập, giáo dục sinh viên và cho việc chăm lo đời sống vật chat, tinh thần của cán bộ công nhân viên, giáo viên trong đơn vị Quản lý và sử dụng các trang
thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả
~ Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giảng dạy, chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo
tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch, quy chế chuyên môn, kiểm tra nề nếp dạy
và học, hệ thống cơ sở vật chát, trang thiết bị phục vụ đào tạo và đặc biệt chú
trọng đến việc đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò
Quản lý việc thực hiện déi mới phương pháp dạy học của giảng viên
Phương pháp dạy học là quá trình trong đó giảng viên tổ chức các hoạt
động học tập của sinh viên, hướng dẫn người học tham gia tích cực vào quá
trình học tập thông qua việc dự đoán, đưa giả thiết, tham gia tranh luận và giải quyết các tình huống có vấn để cũng như tạo cơ hội để sinh viên tích cực tham
gia hoạt động thực hành giao tiếp thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp
và trong nhóm Để có được phương pháp dạy học tiếng Anh tốt, giáo viên cần
được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, có khả
năng kết hợp hài hòa các phương pháp và kỹ thuật dạy - học, sử dụng hiệu quả
các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập
cho sinh viên
Trang 29quan tâm chỉ đạo giáo viên thực hiện một số phương pháp dạy học đặc thù
như:
~ Phương pháp Ngữ pháp - Dịch: Mục đích chủ yếu của phương pháp Ngữ pháp - Dịch là giúp cho người học có khả năng thưởng thức văn chương
Phương pháp này cung cấp cho người học những loại bài tập rèn luyện về trí
tuệ, giúp họ mở rộng kiến thức và phát huy tư duy của mình Khi dạy, giáo
viên thường chú trọng đến việc diễn giải các quy tắc khó, phức tạp của ngữ pháp tiếng nước ngoài và hay sử dụng tiếng mẹ đẻ của người học trong quá
trình giảng dạy để khai thác ý nghĩa của ngữ liệu Dạy từ vựng một cách riêng lẻ, học sinh chủ yếu học và ghi nhớ một cách máy móc theo bảng từ, không
tính đến mối liên hệ giữa những từ trong câu và mối liên hệ giữa những bài
đã học trước với những bài học sau Đối với phương pháp này chỉ chú trọng
đến 2 kỹ năng đọc và dịch, chủ yếu là những bài văn cô
n chứ không phải
ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày Do đó, người học không phát triển được 2 kỹ
năng nghe và nói
- Phương pháp Nghe - Nói: Phương pháp này giúp cho người học thực
hành giao tiếp một cách rất máy móc và tự động hóa (không cần phải dừng lại để suy nghĩ) Người họ bắt chước và nhắc lại từng từ, từng câu trong bài theo
thầy giáo và học thuộc lòng bài học Phương pháp này chú trọng đến phát âm vì
nó đòi hỏi sự chính xác Cố ngăn chặn không cho học sinh phạm Idi Cam
dịch trong phương pháp Nghe - Nói, tạo cho người học có thói quen tốt là nói
tiếng Anh trong giờ học, tránh được thói quen nói tiếng mẹ đẻ trong giờ học
Đối với phương pháp này, dạy kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo một trật tự
nhất định đó Xem kỳ năng nghe -nói là quan trọng Trong phương pháp này,
thầy giáo phải tích cực sử dụng thiết bị hỗ trợ như các phương tiện nghe -
nhìn để luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghe - nói cho sinh viên
Trang 30kết hợp cùng một lúc, không cần tuân theo thứ tự như trong phương pháp Nghe ~ Nói Đối với phương pháp giao tiếp, nếu có mắc lỗi, sai về phát âm hay về ngữ pháp một chút không sao mà cần chú trọng đến giao tiếp Dịch trong phương pháp này không nghiêm khắc cắm sử dụng, nhưng chỉ sử dụng khi cần thiết, như khi giải thích những trường hợp mang tính trừu tượng (để tránh mắt thời gian vừa đạt hiệu quả nhanh trong việc hiểu nghĩa từ và cách sử dụng chúng) Trong phương pháp này, giáo viên bằng mọi cách tạo điều
kiện tối đa để động viên, giúp cho các em hoạt động, sử dụng ngoại ngữ trong
học tập Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy ngoại ngữ có hiệu quả nhất, giúp cho người học sử dụng ngôn ngữ đề thực hành giao tiếp trong nhiều tình
huống khác nhau
Trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên các khoa
không chuyên ngữ thì cần sử dụng hài hòa các phương pháp dạy học trên thì
hiệu quả của việc dạy và học bộ môn càng cao này đòi hỏi ở trình độ,
kiến thức của thầy giáo và sự nhuần nhuyễn, thành thạo trong việc sử dụng
các phương pháp dạy học bộ môn
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành rất đa dạng và cơ bản cũng như phương pháp giảng dạy tiếng Anh tổng quát, cho dù nội dung của
việc học tiếng Anh chuyên ngành có thay đổi so với việc học tiếng Anh tổng
quát Cái gốc của việc dạy tiếng Anh chuyên ngành vẫn là năng lực giao
tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn
Quản lý giáo viên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy ngoại ngữ hiện đại: học dựa vào nhiệm vụ (task-based learning) và dạy ngoại ngữ theo
đường hướng giao tiếp và đường hướng lấy người học làm trung tâm (learner
based) đang được vận dụng trong giảng dạy tiếng Anh ở một số trường đại học,
cao đẳng và trung tâm ngoại ngữ Đề áp dụng được phương pháp này, người
Trang 31dạy; cần phải có sự hợp tác từ phía học viên, có được sự hỗ trợ của trang
thiết bị hiện đại và cuối cùng là số lượng sinh viên, học viên trong mỗi lớp
không quá 30
1.4.5 Quản lý hoạt động học của sinh viên
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao gồm: Quản lý hoạt động học
của sinh viên trên lớp và tự học 6 nha Nội dung quản lý hoạt động học:
~ Giáo dục tỉnh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên
~ Xây dựng và thực hiện nề nếp trong học tập
~ Quản lý kế hoạch, thời gian học tập
~ Quản lý nội dung, phương pháp và hình thức học tập của sinh viên
~ Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích sinh viên học tập ~ Phối hợp các lực lượng trong quản lý hoạt động học tập của sinh viên 1.4.6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Việc đánh giá chất lượng học tập của sinh viên không chỉ là cơ sở để phân
loại sinh viên mà còn có vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng đào tạo, giúp cho việc điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học phù hợp hơn nhằm làm cho việc đào tạo đảm bảo tính
cập nhật, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Thực tế
cho thấy, muốn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, sinh
viên phải có khả năng biến các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội thành yêu cầu, nhu cầu
của các nhân, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, biến “quá trình đào tạo” thành
“quá trình tự đào tạo” để tự hình thành, phát triển, hoàn thiện tri thức và tắt nhiên,
trường đại học phải trang bị khả năng này cho sinh viên - những cán bộ khoa học,
Trang 32
tiện” để hoàn thiện nhân cách cho sinh viên
'Từ những tiêu chí trên, việc kiểm tra, đánh giá tri thức, sự nhận thức của sinh
viên không chỉ nhằm mục đích kiểm tra kết quả lĩnh hội các kiến thức đơn thuần về nội dung mà còn kiểm tra các kiến thức về phương pháp, vì quá trình học của sinh viên là học phương pháp, học cách thức để tạo cho mình có năng lực tiếp nhận nghề nghiệp trong tương lai
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh vi
bài kiểm tra Yêu cầu chung khi ra đề thi, đi
có thể thông qua các đề bài thi,
iêm tra, không nên đưa ra các đề
dạng học thuộc lòng, mang tính thụ động mà cần chú trọng các dạng đề phát triển
tính tư duy, tính độc lập, sáng tạo của sinh viên nhằm đánh giá được khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự đọc sách tham khảo, tài liệu của sinh viên
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc thi, kiểm tra bộ môn
ngoại ngữ nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng cho sinh viên các khoa
không chuyên ngữ bao gồm các khâu ra đẻ, tổ chức coi thi, chấm thi và cần tô chức phối hợp với các hình thức đánh giá:
~ Giảng viên cần tăng cường kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu trong
các giờ học bằng phương pháp vấn đáp
~ Mỗi học phần phải tổ chức 02 lần kiểm tra: 01 lần kiểm tra điều kiện và 01
lần kiểm tra hết học phần Sinh viên phải đủ điểm điều kiện mới được thi học
phần
~ Phối hợp nhiều hình thức kiêm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra
viết để việc đánh giá được khách quan
~ Cần coi trọng giờ luyện tập, giờ thảo luận và đó là cách đánh giá chính xác
chất lượng học tập và nhận thức của sinh viên
~ Cần tăng cường cho sinh viên làm các bài tập lớn, tiểu luận để giúp sinh
viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học Cần quy định về điểm số để
Trang 33Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành một
cách khách quan có ý nghĩa thiết thực thúc đây, khích lệ sinh viên học tập tốt hơn
Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá còn góp phần điều chỉnh nội dung, chương
trình đào tạo, phương pháp dạy học của thầy, phương pháp học tập của sinh viên
nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo trong các trường đại học
1.4.7 Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật dạy học
Để tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo chất lượng cho
hoạt động dạy và học, các cơ sở trường học cần thực hiện tốt các nội dung quản lý
sau:
Quản lý giáo trình và tài liệu phục vụ cho việc day va hoc
Sắp xếp tổ chức lớp học ngoại ngữ (không quá 30 người)
“Trong điều kiện chưa có thể trang bị các phòng học chuyên ngành đặc biệt với các phương tiện dạy học cho bộ môn ngoại ngữ thì phòng học nếu không có hệ thống điều hòa không khí thì khối tích trong phòng học cho một sinh viên
không được ít hơn 4 em” và phải đảm bảo được chiếu sáng, che nắng tùy thuộc
vào vùng khí hậu và hướng của từng trường học
Đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ (âmpli,
cassettes, may dén chiéu, projectors, bang hinh va các giáo cụ trực quan ) Đối
với những giờ dạy luyện nghe, sinh viên cần phải được bó trí học tại phòng nghe
nhìn
Bàn ghế, bảng và các thiết bị dạy học cần phải được sắp xép bó trí khoa học
Trang 34TIỂU KET CHƯƠNG 1
“Trong quản lý dạy học tiếng Anh nói chung và quản lý dạy học tiếng Anh chuyên ngành nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng Các nội dung cụ thể của
quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh là quản lý hoạt động dạy của giảng viên,
quan lý hoạt động học của sinh viên và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động
dạy học
Trên cơ sở phân tích, luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan
đến vấn đề nghiên cứu; xây dựng cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành ở các trường đại học, cao đẳng
Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là cơ sở để chúng tôi tiến
hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn
Trang 35CHƯƠNG 2
THUC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
TIENG ANH CHUYEN NGANH TAI TRUONG CAO DANG
TƯ THỤC ĐỨC TRÍ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐĂNG ĐỨC TRÍ
Trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí - Đà Nẵng được thành lập ngày 8/ 3/ 2005 theo quyết định số 962/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo Dục Đào Tạo Ngày 24/05/2005, Trường được phép đảo tạo các ngành bậc Cao Đăng và THCN hệ chính quy theo quyết định số 2809/QĐ-GD&ĐT/ĐH&SDH của Bộ Giáo dục & Đảo tạo Trường cao đẳng Tư thục Đức Trí có nhiệm vụ dio
tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đăng và các trình độ thấp hơn trong
lĩnh vực: Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Môi trường,
Điện, Điện tử, Kinh tế; Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội
Trường Cao Đẳng Đức Trí - Đà Nẵng là một trong 3 trường Tư thục
đầu tiên ở 3 miền đất nước trong hệ thống các Trường Đại học, Cao đẳng Tư
thục của Việt Nam
Cơ sở 1 của Trường đóng tại Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiêu,
Thành phố Đà Nẵng có diện tích 5000mẺ Hiện nay trường đã có 3 ngôi nhà cao tầng và tiếp tục xây thêm để có đủ phòng học, hội trường, phòng máy vi
tính, thư viện, phòng thí nghiệm và xưởng thực nghiệm cho sinh viên và học
sinh của 2 cấp học cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trong nhà trường “Trường cao đẳng Tư thục Đức Trí - Đà Nẵng hiện có 7 Khoa (Khoa Kế
toán, Khoa Quản trị Kinh doanh và du lịch, Khoa Sinh học và Môi trường,
Trang 36Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và 4 Phòng chức năng hoạt động thường xuyên Tỷ lệ giảng viên 1/25
Hiện tại, đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường là 75 người, trong
đó số cán bộ quản lý là 18 Số giảng viên cơ hữu dạy tiếng Anh là 7 người, Số
giảng viên thỉnh giảng dạy tiếng Anh là 5 người Số giảng viên có trình độ
thạc sỹ là 5(chiếm 71,4%); Cử nhân: 2 người (chiếm 28,6%) 100% số giảng viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Về tin học: 100% gảng viên được
đào tạo qua lớp tập huấn soạn giáo án điện tử
Đa số giảng viên tiếng Anh cũng như những giảng viên, cán bộ quản lý
toàn trường còn trẻ, vì thế họ rất năng động, có tình thần học hỏi cao, có
phẩm chất đạo đức tốt
Nhà trường đã xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng ngôi trường khang
trang, nhưng trang thiết bị chưa đáp ứng tốt, đặc biệt là những phương tiện kỹ
thuật hiện đại cũng như thư viện điện tử; song song đó tiến hành công tác
tuyển sinh trong những năm gần đây chưa hiệu quả
Công tác bồi dưỡng sinh viên tài năng và tìm việc làm cho sinh viên và
sau khi tốt nghiệp được coi trọng Trường luôn quan tâm việc thực tập sản
xuất và đang xây dựng mạng lưới các cơ sở sản xuất giúp trường trong việc đào tạo phần thực hành và góp phần giải quyết tìm việc làm cho sinh viên và cũng như triển khai, áp dụng kết quả nghiên cứu
Trường đã thực hiện đầy đủ chính sách đối với sinh viên, động viên sinh viên học tập, tu dưỡng tốt, giữ gìn kỹ cương và phát động các hoạt động
xã hội, hoạt động văn nghệ thể thao
Nhà trường coi trọng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và ứng dụng phương pháp giảng dạy mới nhằm bảo đảm đào tạo có chất lượng
Hiện nay, trường thực hiện chương trình đào tạo theo hệ niên chế, đào
Trang 37Với mục tiêu phấn đấu hòa nhập quốc tế và tạo thuận lợi tìm việc làm
cho sinh viên, nhà trường coi trọng giảng dạy ngoại ngữ và tin hoc va dao tao
ngoại khóa khác như các lớp đào tạo nghề, các buổi hội thảo, giao lưu về
chuyên môn
Gần 7 năm hình thành và phát triển, nhà trường luôn đổi mới chương
trình, nội dung, phương thức dạy và học theo hướng “mở, sáng tạo và linh
hoạt”, theo sát yêu cầu và phát triển kinh tế - xã hội nhằm giúp sinh viên có thể hòa nhập được với xã hội và chủ động hội nhâp vào thị trường lao động quốc tế 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIENG ANH CHUYÊN NGÀNH
Để đánh giá thực trạng hoạt động học và quản lý hoạt động dạy học
môn tiếng Anh chuyên ngành, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn, trao đôi các đối tượng có liên quan Trong đó:
- Sinh viên: 362 sinh viên năm thứ hai và năm thứ 3 của các ngành: Kế toán(S5SV), Quản trị kinh doanh (55), Tin học (49), Sinh học môi trường
(66), Xây dựng (47), Điện (65), Giáo dục thẻ chất(45)
- Giảng viên giảng dạy môn tiếng Anh (12)
- Cán bộ quản lý: 11 (Hiệu trưởng; phó hiệu trưởng chuyên môn;
Trưởng của 7 khoa; Giám đốc trung tâm ngoại ngữ; Giám đốc trung tâm thư
viện; tổ trưởng tô tiếng Anh)
2.2.1.Thực trạng hoạt động dạy tiếng Anh của giãng viên
Giảng viên thực hiện khá tốt chương trình kế hoạch, nội dung dạy học theo quy định
Trong quá trình dạy học, giảng viên thường xuyên hướng dẫn, tư vấn
Trang 38dụng tiếng Anh trong các giờ học đề tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng cách
tô chức cho sinh viên học theo cặp, theo nhóm
Sau mỗi giờ học, giảng viên đều đưa ra các bài tập ở nhà làm độc lập
hoặc theo nhóm để sinh viên tự học và tự kiểm tra, đánh giá
Tuy vậy, thực tế cho thấy, đa số giảng viên tiếng Anh đều là giảng viên
, khả năng am hiểu
chuyên ngữ, chỉ đơn thuần dạy tiếng Anh Chính vì tl
những thuật ngữ, từ ngữ thuộc về nhóm từ vựng chuyên ngành còn hạn chế Từ thực tế này nhà trường cần phải có các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành một cách sao cho phù hợp mới có thể nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn
Bang 2.1 : Đánh giá của giảng viên về tầm quan trọng của tiếng Anh đối
với sinh viên
Đánh giá tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành đối với nghề
nghiệp tương lai của sinh viên Stt Nội dung Đồng ý (%) | Thứ bậc
1 Rat quan trong, 0 00,00 4 2 Rat hitu ich 5 83,33 1 3 Giúp kiêm được việc làm ¡ 16,67 3
ngay sau khi ra trường
4 Giúp kiêm được việc làm có 4 66,67 2
lương cao
5 ta công cụ không thê 1 16,67 3
thiếu được trong công việc
6 Giúp nâng cao trình độ 5 83,33 1
chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 39
Số liệu khảo sát của bảng 2.1 cho thấy: đa số giảng viên cho rằng, tiếng Anh “rất hữu ích” và “giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ” trong tương lai của sinh viên (83,33%)- xếp vị trí số 1; tiếng Anh “giúp sinh
viên kiếm được việc làm có lương cao” (66,67%); một số giảng viên cho
rằng, tiếng Anh giúp sinh viên “kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường” và là “công cụ không thể thiếu được trong công việc” (16,67%)- xếp vị trí số 3 Không có giảng viên nào cho rằng, tiếng Anh là rất quan trọng, cũng như “tạo cơ hội thăng tiến” cho sinh viên trong nghề nghiệp tương lai
Đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh của trường là đội ngũ giảng
viên trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có chuyên môn vững và phương
pháp giảng dạy khá tốt Hầu hết các giảng viên giảng dạy theo hướng tích cực
sử dụng các phương tiện nghe nhìn, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy Giảng viên sử dụng tiếng Anh để giảng dạy trên lớp, sử dụng
phương pháp giảng dạy giao tiếp Sử dụng máy chiếu và hình ảnh đẻ giảng
đạy nhằm lôi cuốn sự chú ý, yêu thích môn học của sinh viên Giảng viên thường xuyên cho sinh viên làm việc theo nhóm, theo cặp trong mỗi tiết dạy; tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ và chức năng ngôn ngữ, không phải ngữ pháp Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên cơ hữu còn mỏng so với số lượng sinh viên hiện có trong nhà trường
2.2.2 Thực trạng hoạt động học tiếng Anh của sinh viên
Qua kết quả khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến 362 sinh viên năm
thứ 2(học kỳ IV) và năm thứ 3 cho thấy: 71% ý kiến của sinh viên trả lời mục đích của việc học tiếng Anh chuyên ngành là vì nó là môn học bắt buộc, 45%
sinh viên cho rằng học là để giao tiếp với người nưới ngoài, 37% cho rằng
học để có thể đọc được các tài liệu nước ngoài, 17% trả lời học là để có bằng
Trang 40thấy, hầu hết sinh viên chưa có ý thức về việc học tiếng Anh chuyên ngành Sinh viên ý thức rằng, học tiếng Anh vì nó là môn học bắt buộc trong chương trình học, điều này cũng là một trong những lý do dẫn đến kết quả đầu ra của
sinh viên về mục tiêu tiếng Anh chưa đạt yêu cầu
Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều sinh viên chưa quan tâm đúng mức đến
môn học tiếng Anh chuyên ngành, một số lượng không nhỏ sinh viên chưa
tìm mọi cách để vượt khó trong học tập, một trong những nguyên nhân là do
những sinh viên này gặp nhiều khó khăn về phượng pháp học ngoại ngữ
Kết quả khảo sát giảng viên cũng cho thấy, giảng viên đồng ý với nhận xét Nhiều sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành để đối phó với thi cử, chưa quan tâm đúng mức đến môn học và đa số sinh viên chưa đào sâu suy nghĩ trong học tập Giảng viên cho rằng, việc học tiếng Anh giữa các sinh viên
không đồng đều, một số sinh viên chưa tìm mọi cách để vượt khó trong học
tập tiếng Anh chuyên ngành và một số sinh viên có cố gắng học nhưng không,
đạt hiệu quả
Số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh quá đông (trên 50 sinh
viên) cùng với trình độ đầu vào của sinh viên chênh lệch khá lớn về năng lực trong một lớp học cũng gây nhiều khó khăn cho giảng viên, trong việc tổ chức dạy học và quản lý lớp học, từ đó gây trở ngại cho cả việc dạy và học tiếng Anh
Sinh viên còn bị động trong việc học, họ chưa thấy được tầm quan
trọng của việc học ngoại ngữ, sinh viên học theo kiểu đối phó Qua số liệu
tổng kết học kỳ III ( năm học 2011-2013) ở trường cho thấy, trình độ tiếng
Anh chuyên ngành còn rất nhiều hạn chế Điều này chứng tỏ, hoạt động học