Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học tại các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học tại các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học của nhà trường.
Trang 1
PHẠM THỊ NGỌC THỦY
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
TREN DIA BAN QUAN CAM LE THANH PHO DA NANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2
PHẠM THỊ NGỌC THỦY
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bắt kì công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Trang 4
1 Tính câp thiệt của đê tài -2 -©22ccccsscczzzrrrrrrrrre-rrrrerrrrreee Ï 2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu RR WwW ww
7 Cấu trúc luận văn : : —
CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT T DONG D DAY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 TONG QUAN CAC NGHIEN CUU VE VAN DE CUA DE TÀI
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CUA DE TAI
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.2 Hoạt động dạy — học
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy - học môn Hóa học
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở
TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỠ „19
1.3.1 Mục tiêu hoạt động dạy học môn Hóa học 19 1.3.2 Nội dung dạy học môn Hóa học ở trường THCS 19
1.3.3 Phương pháp, hình thức, kế hoạch tổ chức dạy học môn Hóa
học ở trường THCS 20
Trang 5
1.4.1 Mục tiêu quản lý dạy học môn Hóa học ở trường THCS
1.4.2 Quản lý hoạt động dạy môn Hóa học của giáo viên 25
1.4.3 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Hóa học
của học sinh
1.4.4 Quản lý hoạt động học môn Hóa học của học sinh
1.4.5 Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học môn Hóa học 33
TIEU KET CHUONG 1 _—
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC
MÔN HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUAN CAM LE,
"900 9c
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TÉ-CHÍNH TRỊ VÀ GIÁO DUC-DAO TAO CUA QUAN CAM LE, THANH PHO DA NANG 36
2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
2.1.2 Tình hình Giáo dục và đào tạo của quận Cẩm Lệ -
2.1.3 Tình hình Giáo dục cấp THCS của quận Cẩm Lệ 38
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.2.1 Mục tiêu khảo sát - 222tr đT 2.2.2 Nội dung khảo sát
2.2.3 Phương pháp khảo sát
2.2.4 Kế hoạch tô chức khảo sát
Trang 6
2.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động học môn Hóa học -
2.3.4 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ dạy học môn Hóa học 59 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.4.1 Ưu điểm 2.4.2 Nhược điểi 2.4.3 Nguyên nhân của ưu điểm 22222s2sszcrrrrceeeeceeeeee 63
2.4.4 Nguyên nhân của nhược điểm —
TIEU KET CHUONG 2 ese nn
CHƯƠNG 3 CÁC BIEN F PHAP QUAN LY HOAT ĐỌNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN CÁM LỆ, THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 3.1 NGUYÊN TAC DE XUAT CAC BIỆN PHÁP 3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa 3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện
3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả
3.2 CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAY HOC MON HOA HOC 6 CAC TRUONG THCS QUAN CAM LE, THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG.68
3.2.1 Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động dạy môn Hoá học - - 68
3.2.2 Chú trọng chỉ đạo giáo viên sử dụng tổng hợp và linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ mơn Hố học cùng với những kỹ thuật thiết kế tổ chức hoạt động dạy học có -S-72
3.2.3 Tập trung quản lý công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ
Trang 73.2.5 Quản lý công tác hướng dẫn phương pháp học tập môn Hóa học của học sinh theo hướng hình thành năng lực, phẩm chắt 85
3.2.6 Quản lý việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa mơn Hố học
(sinh hoạt Câu lạc bộ, tham quan, Đồ vui đề học, lao động dọn vệ sinh ) 89
3.2.7 Tăng cường quản lý điều kiện phục vụ dạy học và môi trường
dạy học -es Xe ĐU
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC 'BIỆN P PHAP seeee.94
3.4 KHẢO NGHIEM TINH CAP THIET VA TINH KHA THI CUA
CÁC BIỆN PHÁP 95
3.4.1 Mô tả quá trình khảo nghiệm 222.rzttrererrrcee Để)
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm
TIÊU KÉT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYÉN NGH -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22222 scccsse> 10D
Trang 9
Số hiệu a Tén bang Trang
2.1 [ Hệ thông giáo dục trên địa bàn quận Câm Lệ 38 22 |Thống kê số lượng lớp của các trường THCS quận
Cảm Lệ 39
23 | Thống kê số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ,
giáo viên THCS quận Cẩm Lệ 40
2.4 | Thống kê số lượng học sinh của các trường THCS 40 2.5 | Thống kê số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên
Hóa học THCS quận Cẩm Lệ 4
246 | Thống kê số lượng giáo viên Hóa học THCS quận Cẩm
Lệ đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi 44
2.7 | Kế hoạch dạy học môn Hóa học THCS 46
248 [Thống kê chất lượng mơn Hố học lớp 9 năm học
2013-2014 59
3.1 [Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các
nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Hố học |_ 96
Trang 10
Số hiệu ma
biểu độ Tên biểu đồi Trang
2.1 [Kết quả học tập môn Hóa của học sinh lớp 9 quận Cẩm Lệ (Về số lượng) 57 22 [Kết quả học tập môn Hóa của học sinh lớp 9 quận Cảm Lệ (Về tỉ lệ) 57 23 [Kết quả học tập môn Hóa của học sinh lớp 8 quan Cẩm Lệ (Về số lượng) 58 244 [Kết quả học tập môn Hóa của học sinh lớp 8 quận Cẩm Lệ (Về tỉ lệ) 58 DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ
Số hiệu soda Tên sơ đồ : Trang
II [Tương tác sưphạm 7
1.2 [Các yếu tổ quản lý giáo dục 15
Trang 11
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của các chất và
những ứng dụng của chất trong thực tiễn cuộc sống Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, có thể nói trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đều liên quan đến kiến thức hóa học: từ
các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, đồ dùng học tập cho đến sản xuất thực
phẩm, quân áo, giày dép, thuốc chữa bệnh, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực
vật, phương tiện vận tải, thiết bị thông tin liên lạc và ngay cả vũ khí hóa học -
một chủ đề luôn được đưa ra tranh cãi giữa các nước trên thế giới hiện nay
Trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 được ban
hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ có nhấn mạnh: “Giáo đực và đào tạo có sứ mệnh nâng
cao dân trí, phát triển nguôn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phan quan
trọng xây dựng đất nước, xây dựng nên văn hóa và con người Việt Nam Phát
triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”
Chính vì vậy, việc dạy học môn Hóa học trong nhà trường phổ thông là một định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước Mục đích của môn học không chỉ có nhiệm vụ cung cắp và tiếp thu nền học vấn Hóa học phổ thông
mà còn góp phần đáng kể trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện
chứng và bồi dưỡng nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa cho học sinh, trong đó
quan trọng là lòng yêu nước, tỉnh thần quốc tế và các phẩm chất đạo đức của
người lao động mới Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Bộ giáo dục về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục
Trang 12giải quyết các vấn đề thực tiễn Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh Tiếp
tục đối mới hình thức, phương pháp thị, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và
rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan” và “Tiếp tục đổi
mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục
trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của
nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao
năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý ”
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học trên địa bàn quận
Câm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả khá tốt, tuy nhiên số giáo , kết quả thi học sinh giỏi thành phố và tham gia các cuộc thi khác còn ít về số lượng
viên dạy môn Hóa học đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi không nhi
và thấp về chất lượng, tỉ lệ học sinh đạt kết quả yếu còn nhiều; bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, kỹ năng thực hành của một số giáo viên chưa chuẩn xác, tâm lý ngại làm thí nghiệm vẫn tồn tại trong
suy nghĩ của giáo viên, mục tiêu giáo dục kỹ năng và thái độ cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, việc kiểm tra - đánh giá hầu hết tập trung vào
kiến thức mà chưa chú trọng phát triển năng lực cho học sinh Tắt cả những
điều này đã làm cho học sinh hầu như chỉ nắm bắt kiến thức mà yếu về kỹ
năng thực hành, chưa biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng xảy
ra trong cuộc sống, từ đó không nhận thức được tầm quan trọng của việc học
môn Hóa học - một môn học vốn được coi là khó đối với phần lớn học sinh
Đây là những vấn đề đặt ra và cần giải quyết đối với các nhà quản lý giáo dục
ở các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thế nhưng từ trước đến nay
Trang 13chọn để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa
học tại các trường THCS trên địa bàn quận Cẳm Lệ, thành phố Đà Nẵng 2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học
môn Hóa học tại các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng dé đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Hóa học của nhà trường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học của các trường
THCS trén dia ban quan Cẩm Lệ, thành phó Đà Nẵng 3.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu tại tất cả các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phó Đà Nẵng (6 trường) 4 Giả thuyết khoa học Hiện nay,
iéc quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở các trường
THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng còn nhiều bất cập Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý một cách khoa học và tổ chức thực hiện
một cách đồng bộ thì sẽ khắc phục được các hạn chế, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng dạy học môn Hóa học của nhà trường,
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 14
phố Đà Nẵng
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường
THCS
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bao gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, phương pháp quan sát
6.3 Nhóm các phương pháp xử lí thông tin
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả điều tra, khảo sát 7 Cấu trúc luận văn
~ Phần mở đầu
- Phan nội dung gồm ba chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Hóa
học ở trường THCS:
+ Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học tại
các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phó Đà Nẵng,
+ Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học tại
các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phó Đà Nẵng,
- Kết luận và khuyến nghị
- Phụ lục
Trang 15MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 TONG QUAN CAC NGHIEN CUU VE VAN DE CUA ĐÈ TÀI
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được
hiệu quả cao hơn, chính vì vậy từ khi xã hội loài người hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm Xét ở góc độ hoạt động thì quản lý là điều
khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi con người để đạt đến mục
đích, phù hợp với quy luật khách quan Dưới góc độ khoa học, quản lý là
những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với
nhau trong các nhóm, các tỗ chức nhằm đạt được mục tiêu chung
Quản lý giáo dục là sự vận dụng các nguyên lý của quản lý nói chung vào lĩnh vực giáo dục Trong quản lý giáo dục, công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị tri quan trọng Chính vì vậy, để thực hiện tốt các nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở trường THCS đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học Tắt cả các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học phù hợp và hiệu quả
nhằm xây dựng nên giáo dục đáp ứng yêu cầu của thời đại
Hoạt động dạy học là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, là nền tảng và có vị trí chủ đạo trong các hoạt động giáo dục của nhà trường Mặc dù hoạt động
dạy học mang tính quá trình nhưng không đồng nhất với quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình tiến hành việc dạy và học theo quy định pháp lý và hành chính, theo mục tiêu và chương trình giáo dục chính thức, được quản lý, chỉ đạo một cách chính thống, được sự kiểm tra, thanh tra và đánh giá
Trang 16Để quản lý quá trình giáo dục cần thiết phải quản lý các hoạt động giáo
dục trong đó quản lý hoạt động dạy học là chủ yếu, đây là nội dung cơ bản,
cốt lõi của quá trình lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và tốt nhất
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong công tác quản lý hoạt
động dạy học là vấn đề luôn được các nhà trường quan tâm
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng hoạt động quản lý vào việc tổ chức các cộng đồng của mình, những khái niệm quản lý cơ bản đã có từ 5000 năm trước Công nguyên Tuy nhiên, người khởi xướng và sáng tạo ra cuộc
vận động quản lý theo khoa học là Frederich Winslow Taylor (người Mỹ)
Nam 1911, ông đã cho xuất bản cuốn sách “Các nguyên tắc quản lý theo khoa
học” và được dịch ra 8 thứ tiếng ở Châu Âu và tiếng Nhật Học thuyết của
Taylor có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quản lý vì nó làm nỗi bật
vấn để con người, coi con người là trung tâm, là khâu then chốt của quá trình
tổ chức lao động Thuyết quản lý của Taylor được Henry Fayol phát triển, theo Fayol quản lý gồm các quá trình: dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều
khiển, phối hợp, kiểm tra Sau này, thuyết của ông được Elton Mayo tiếp tục nghiên cứu và phát triển
Một số tác giả như Biêlôrutxi, L.V.Saccôp, M.P.Đôrôphêenoô, A.LChercép
đã có những công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục và làm sáng tỏ các
vấn đề có liên quan đến việc cải tiến hoạt động nhận thức và nâng cao tính
tích cực trí tuệ của học sinh trong quá trình nắm vững kiến thức Còn với
M.A Daniléps, M.N Xcatkin, T.V Cudriapxen, Lla Lene, M.I Macmutép
Trang 17J.A.Comenxki (1592-1970) - nhà giáo dục vĩ đại của Cộng hòa Séc đã lý giải, khái quát, đào sâu, mở rộng những kinh nghiệm dạy học trực quan đã
có vào thời gian đó, vận dụng rộng rãi tính trực quan trong thực
sách giáo khoa của mình những hình vẽ Ông kêu gọi nghiên cứu
thực bằng thí nghiệm; lên án lối học giáo điều, học vẹt, vu vơ, vô nghĩa và đòi
hỏi học tập phải tự giác Theo ông, dạy học phải đảm bảo tính hệ thống, phải
đi từ sự kiện đến kết luận, từ thí dụ đến quy tắc mà chúng giúp khái quát, hệ
thống những sự kiện, trong dạy học phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri
thức vững chắc
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa người dạy, người học và môi trường,
Marc Denomme và Madeleine Roy cho rằng: "7ương tác sư phạm gôm 3 tác
nhân có quan hệ mật thiết với nhau: người học, người dạy và môi trường ”
2 Người học
`
Người dạy %———————* Môi trường
Sơ đồ 1.1 Tương tác sư phạm [15, tr.52]
Từ những công trình nghiên cứu của L.V Dancóp, vấn đề tính tích cực
của học sinh trong học tập đã được tiếp tục nghiên cứu và nêu lên nguyên tắc
lý luận dạy học: "Việc dạy học phải được tiền hành ở mức độ khó khăn cao,
việc nắm kiến thức lý thuyết phải chiếm tru thế, trong quá trình dạy học phải duy
trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tài liệu còn những kiến thức đã lĩnh
hội sẽ được củng có khi nghiên cứu kiến thức mới, trong dạy học phải tích cực
chăm lo cho sự phát triển của tắt cả học sinh ké cả học sinh khá cũng như học sinh học kém, học sinh phải ý thức được bản thân quá trình học tập" [16]
Trang 18nên cơ sở khoa học của phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức tích cực của
học sinh khi nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành [16] Khoa học Phương pháp dạy học Hóa học được hình thành và phát triển ở Nga và một số nước Châu Âu từ thế kỉ XVIII Những quan điểm cơ bản của khoa học này đã được các nhà Hóa học Nga khởi thảo trong các tác phẩm như
"Phương pháp dạy học hóa học" của C.G Sapôvalenkô, LN Bôrixoop, V_X là M.V Lômônôxôp, A.M Butlêroop, D.I.Menđêlêep,
Các nghiên cứu này đã góp phần thúc Poloxin, đứng đà
iy sự thay đổi trong phương pháp dạy
học môn Hóa học ở các nước trên thế giới hiện nay
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học của các tác
giả như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang,
Trần Kiểm, Nguyễn Ngọc Bảo, Thái Duy Tuyên, Vũ Văn Tảo, Phạm Viết 'Vượng, Nguyễn Như An, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Kỳ, Trần Bá Hoành,
Phạm Minh Hạc đã có nhiều tác phẩm bàn về giáo dục như “Giáo đực
và khoa học giáo dục”, “Góp phân đổi mới ti duy giáo dục”, “Một số vấn đè tâm lý học đại cương ”, "Giáo dục con người hôm nay và ngày mái ”,
Theo Trần Kiểm: "Quá trình dạy học bao gôm nhiều thành tố như: mục
đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy
học, kiểm tra, đánh giá gắn bó chặt chẽ và tương tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng
phát triển Quá trình dạy học không tôn tại cô lập, bởi vì người dạy - chủ thể
của quá trình dạy và người học - chủ thể của quá trình học không phải là
những sinh vật trừu tượng, xung quanh họ còn có môi trường gôm nhi
tố tự nhiên, xã hội, văn hóa; bản thân họ cũng có tính cách, tâm lí, hệ giá trị
Trang 19giảng dạy tốt nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo đục trí tuệ Như vậy,
việc quản lý dạy và học là một phân từ nằm trong toàn bộ hệ thống công tác
quản lý của Hiệu trưởng vì nó đảm bảo các tính chất vừa nêu" [15]
Ở Việt Nam, trước năm 1954 chỉ có một số sách giáo khoa Hóa hoc
bằng Tiếng Việt Từ năm 1956 đã có các sách giáo khoa Hóa học cấp II, III
và một số bài viết về giảng dạy Hóa học như: "ấn đê danh pháp Hóa học" của Nguyễn Ngọc Quang và một số tác phẩm khác như "Lý luận dạy học Hóa
học", "Thí nghiện Hóa học ở trường phô thông", "Thí nghiệm thực hành lý
luận dạy học Hóa học" của Nguyễn Cương, Dương Xuân Chinh, Trần Trọng Dương, Ngày nay rất nhiều loại sách Hóa học được các nhà nghiên cứu biên soạn, đặc biệt để tạo sự thống nhất trong cả nước về việc giảng dạy môn
Hóa học, Bộ giáo dục đã giới thiệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học
THCS, trên cơ sở đó giáo viên đã soạn giảng các bài dạy đề truyền tải đến học
sinh Mới đây nhất trong năm 2014, Bộ giáo dục đã phát hành tài liệu Đồi
mới đạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh đối với tắt cả các môn học, trong đó có bộ môn Hóa học
Tác giả Trần Quốc Đắc cho rằng: Đối với bộ mơn Hố học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy - học, thông qua thí nghiệm học sinh nắm kiến thức một cách vững
chắc và sâu sắc hơn Thí nghiệm hoá học được sử dụng với tư cách là nguồn
sốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lý thuyết, hoặc với tư cách kiểm tra
giả thuyết Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế
Trang 20
của việc cải cách bộ mơn Hố học ở trong nước và ngay cả trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm [12]
Trong trường THCS, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính
chất liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác
chúng, làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản
chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống Hiện
nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học môn Hoá học ở trường THCS theo hướng tích cực hóa, cá biệt hoá hoạt động của học sinh trong quá trình học tập Trong dạy học mơn Hố học, bên cạnh việc sử dụng có
hiệu quả các loại hình thiết bị dạy học như tranh ảnh treo tường, mô hình, mẫu
vật, băng đĩa ghi hình, đĩa mềm vi tính, cần tăng cường các loại thí nghiệm,
trong đó đặc biệt quan tâm đến thí nghiệm thực hành và thí nghiệm nghiên cứu
của học sinh
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ giáo dục, hiện nay cơ sở vật chất phục
vụ cho việc dạy học mơn Hố học cịn nhiều khó khăn, thiếu các phòng thí
nghiệm, phòng bộ môn; thiết bị dạy học được trang bị nhưng chất lượng chưa
cao, hiệu quả sử dụng thấp, chỉ đạt 40% yêu cầu Giáo viên dạy nhiều giờ và
không có cán bộ phụ trách thiết bị chuẩn bị cho giờ thực hành, chưa có nền nếp
dạy học sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên Tình trạng giáo viên vừa thiếu vừa thừa, mỗi giáo viên phải dạy hơn 2 môn vì vậy không hiểu hết về kiến thức
giảng dạy, phương pháp giảng dạy không tốt, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng dạy học mơn Hố học [4, tr.15]
Trang 21nghiệm hoá học đẻ nhận xét hiện tượng, giải thích, viết phương trình hoá học
và rút ra kết luận về tính chất của chất Trong các giờ học, việc tổ chức cho
học sinh làm việc nhóm, sử dụng phiếu giao nhiệm vụ còn hạn chế [9, tr.69]
Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác,
công bằng, chủ yếu là tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số dẫn đến tình
trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối "đọc — chép" thuần tuý,
học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra; việc đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực
hiện một cách khoa học và hiệu quả [9, tr.11]
Hoạt động dạy học chỉ đạt kết quả cao khi làm tốt công tác quản lý
Theo tác giả Lê Quang Sơn: quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS gồm
có các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch dạy học trong nhà trường: cần xác định các căn cứ
để xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học, việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với các yếu tố như: chủ trương của cấp trên, của địa phương, phù hợp với mục tiêu cấp học, điều kiện vật chất và thực lực của đội ngũ giáo
viên, học sinh nhà trường,
~ Xây dựng và quản lý hồ sơ dạy học trong nhà trường: cần thiết lập các
loại hồ sơ theo quy định trong Điều lệ nhà trường và tổ chức quản lý tốt hồ sơ
- Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: cần chú ý quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý công tác
bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học
~ Quản lý cơ sở vật chất và sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học: nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp
Trang 22ứng đòi hỏi của thực tế cuộc sống không ngừng thay đổi, đặc biệt là khi Việt
Nam gia nhập WTO
~ Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh: nhằm đánh
giá toàn diện cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh
~ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn: thông qua các biện pháp như phát huy vai trò tô trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động chuyên môn cho tô trưởng và tăng
cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo
tô chuyên môn tăng cường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức
khác trong nhà trường
~ Phối hợp với các tổ chức xã hội trong nhà trường (Cơng đồn nhà
trường, Chỉ đồn giáo viên) dé quan lý hoạt động dạy của giáo viên
~ Quản lý hoạt động học tập của học sinh qua việc tô chức cho học sinh
xây dựng và thực hiện nội quy học tập, phát động phong trào thi đua học tập,
chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên chủ
nhiệm và các lực lượng giáo dục khác để quản lý hoạt động của học sinh
Chính vì vậy, để việc quản lý hoạt động dạy học mơn Hố học ở trường
THCS đạt hiệu quả
thực để nâng cao trình độ, năng lực của giáo viên, quản lý việc thực hiện đổi
,, Cán bộ quản lý cần có những biện pháp cụ thể và tỉ mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý tốt hoạt động học của
học sinh và đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra trong nhà trường Bên cạnh đó,
cần quan tâm đến các điều kiện hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học
12 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
a Khai nigm Quản lý
Quan lý là một khái niệm có ý nghĩa rất tổng quát Theo F.W.Taylor
Trang 23đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất ”
Harold Koontz lại cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo
đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm ”
Theo K Marx: “Quản lý là một chức năng tắt yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp ” [19]
Ở Việt Nam, khái niệm Quản lý cũng được định nghĩa khác nhau Theo từ
điển Tiếng Việt: “Quán jý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” Với Đặng Quốc Bảo: Quản lý bao gồm Quản và Lý Quản là sự nắm giữ, duy trì; còn Lý là sự sửa sang, đổi mới Quản là cái tối thiểu của Lý và
đa của Quản [1]
Theo Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích,
Lý là cá
có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [11] Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho ring: “Hoat
động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [19]
Theo Lê Quang Sơn: “Quản by là quá trình thực hiện các công việc xây'
dựng kế hoạch hành động (bao gôm cá xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế
hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xắp tổ chức (bồ trí tổ
chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc, điều phối nguôn lực tài chính và
kỹ thuật, .), chỉ đạo, đi
sót (nếu có)
hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chia sai
Š bảo đảm hoàn thành mục tiêu của tổ chức đã đê ra” [19]
Như vậy, có thể nói: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
Trang 24
b Khái niệm Quản lý giáo dục
'Về thuật ngữ "Quản lý giáo dục" cũng có nhiều quan niệm khác nhau:
Theo Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thông giáo dục nhằm tạo ra tính
vượt trội“tinh trôi của hệ thống; sử dụng một cách tối tru các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong
điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường giáo dục bên ngồi ln ln biến động” [14]
Với tác giả Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân: "Quán jý giáo dục được hiểu là
những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy
luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các ích của hệ thông (từ cấp cao nhất
đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu câu của xã hội" [L7]
Tác giả Lê Quang Sơn cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lÿ trong hệ
thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo
dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài Quản lý giáo dục tác động lên tập thể học sinh, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động mọi lực lượng
trong xã hội cùng tham gia vào các hoạt động của nhà trường để đạt đến mục
tiêu dự kiến” [19]
Như vậy có thể khái quát: Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ
cho mục tiêu phát trié
giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
Quản lý giáo dục có sự phân chia theo cấp độ:
Trang 25~ Cấp độ vi mô: là quản lý trường học/một tổ chức giáo dục cơ sở Dù ở cấp độ nào thì quản lý giáo dục cũng bao gồm các yếu tố: chủ thể
quản lý, phương pháp quản lý, công cụ quản lý, đối tượng quản lý, khách thê
quản lý và mục tiêu quản lý Mối quan hệ giữa các yếu tố này được thẻ hiện trong sơ đồ sau: Phương pháp quản lý Khách thê quản lý Cho thé | Đối tượng quản lý t *| quản lý Công cụ quản lý
Sơ đồ 1.2 Các yếu tố quản lý giáo dục [19j
Như vậy: Chủ thể quản lý bằng cách thức và công cu quan ly cu thé tac động lên đối tượng bị quản lý, nơi tiếp nhận tác động trực tiếp của chủ thể quản lý và cùng với chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức Khách thể quản lý nằm ngoài hệ thống giáo dục và
hệ thống quản lý giáo dục, có thể chịu tác động hoặc tác động trở lại hệ thống
giáo dục và hệ quản lý giáo dục Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý là làm
như thế nào để cho những tác động từ phía khách thê quản lý đến giáo dục là
tích cực, cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung
e Khái niệm Quản lý nhà trường
Theo P.V.Zimin, MI Kônđakôp, NI Xaxerđôlôp: “Quản lý nhà
trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác
động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lên tắt cả các
Trang 26Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản ý trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa
nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thể hệ trẻ và với từng học sinh”[1§]
Theo Pham Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được
các tính chất của nhà trường phổ thông Liệt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lỗi đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước”
Lê Quang Sơn cho rằng: “Quán by nhà trường là hé
Iợ những tác động
có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chú thể quản lý đến tập thể giáo viên,
nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà
trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục "[19]
Như vậy, có thể khái quát: Quản lý nhà trường là những tác động của
chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiền hành bởi tập thể giáo viên và
học sinh, có sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
1.2.2 Hoạt động dạy - học
a Khai niệm Hoạt động
Theo Từ đi
bách khoa: Hoạt động là phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục
vụ cuộc sống của mình, chủ thể của hoạt động là con người, khách thể hoạt
đông là tất cả những gì mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thẻ
b Khái niệm Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học chỉ là một trong những hoạt động giáo dục nhưng
Trang 27trường, được xem là hoạt động đặc trưng nhất, là con đường giáo dục tiêu
biểu nhất Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng:
hoạt động dạy và hoạt động học
- Hoạt động dạy: là toàn bộ hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy
học nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức, hình thành thế giới quan và
đạo đức cách mạng
~ Hoạt động học: là hoạt động của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm
nắm vững kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế
giới quan và rèn luyện đạo đức cách mạng
Hoạt động học có hiệu quả khi đảm bảo thực hiện tốt 4 khâu liên hoàn là: học - hỏi - hiểu - hành
Như vậy: Hoạt động dạy và hoạt động học là hai mặt của một quá trình
thống nhất - hoạt động dạy học Hoạt động dạy của thầy có tác dụng điều
khiển hoạt động học của trò; hoạt động học của trò một mặt phải biết dựa vào
hoạt động dạy, mặt khác nó phải là quá trình tự giác, tích cực và tự học của
trò Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó
chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm
học, là nền tảng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn điện của nhà
trường phổ thông, đồng thời nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường e Khái niệm hoạt động dạy học môn Hóa học
Hoạt động dạy học môn Hóa học bao gồm hoạt động dạy và hoạt động
học môn Hóa học của thầy và trò nhằm giúp cho học sinh phô thông nắm
vững được các sự kiện, khái niệm, định luật, học thuyết cơ bản về Hóa học
và ngôn ngữ Hóa học, giúp cho học sinh được giáo dục và phát triển nhằm
góp phần tốt nhất vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường
Trang 281.2.3 Quản lý hoạt động đạy - học môn Hóa học a Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hai hoạt động dạy và học trong
mối quan hệ thống nhất biện chứng của chúng, đây là một nội dung cơ bản,
cốt lõi của quá trình lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học
sinh Chủ thể của quản lý hoạt động dạy học là Hiệu trưởng, tổ chuyên môn,
giáo viên và ứng với mỗi chủ thể sẽ có đối tượng quản lý tương ứng
Theo Lê Quang Sơn: “Quản lý hoạt động đạy - học thực chất là những
tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiễn hành bởi tập
thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội)
nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn điện nhân cách học sinh theo
mục tiêu đào tạo của nhà trường” [19]-
Phan Thị Hồng Vinh cho rằng: "Quản lý hoạt động dạy học là tổ chức
chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện quá trình đạy học theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học” [26]
Theo Hoàng Thị Kim Huệ:
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (bao gồm Hiệu trưởng, tổ
Quản lý hoạt động dạy học là những tác
chuyên môn, giáo viên) đến các đối tượng quản lý tương ứng nhằm huy động
họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá
trình dạy học vận động tối tru đến các mục tiêu dự kiến" [13]
Công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị trí quan trọng trong công
tác quản lý nhà trường, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu
trưởng Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, người Hiệu
trưởng cần dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động
đạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Trong thực tế, hoạt động dạy học được
Trang 29viên), do vậy họ phải quan lý chính hoạt động của bản thân b Quản lý hoạt động dạy - học môn Hóa học
Quản lý hoạt động dạy - học môn Hóa học là một nhiệm vụ cá thể trong tông thể quản lý hoạt động dạy học của nhà trường, chính vì vậy có thể định
nghĩa quản lý hoạt động dạy - học môn Hóa học là những tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (bao gồm Ban giám hiệu, tổ chuyên môn) vào quá trình dạy học môn Hoá học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên
và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của
nhà trường nói chung và mục tiêu cụ thể của môn Hoá học nói riêng [10]
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở
TRUONG TRUNG HQC CO SO
1.3.1 Mục tiêu hoạt động dạy học môn Hóa học
Trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, thiết thực đầu tiên về
Hóa học bao gồm những khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết, một số chất
hóa học quan trọng; Hình thành một số kỹ năng thao tác với chất hóa học, với
thiết bị hóa học đơn giản; Biết quan sát và giải thích một số hiện tượng hóa
học trong tự nhiên; Biết giải bải toán Hóa học theo công thức và phương trình hóa học, có thói quen học tập và làm việc khoa học
Hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động và năng lực thích ứng cho học sinh; kỹ năng vận dụng kiến thức, tiến hành nghiên cứu khoa học
Hóa học như: quan sát, phân loại, ghi chép, thông tin, đề ra giả thuyết khoa
học, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm Hóa học từ đơn giản đến phức
tạp, để học sinh tự phát hiện và giải quyết công việc một cách chủ động,
sáng tạo các vần đề thực tế có liên quan đến Hóa học [9]
1.3.2 Nội dung dạy học môn Hóa học ở trường THCS
Trang 30thống khái niệm và các kiến thức chuyên ngành có liên quan chặt chẽ với nhau,
được sắp xếp theo trình tự đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính sư phạm,
tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, tính đặc trưng của bộ môn
Căn cứ vào nội dung hóa học, các bài học có thẻ chia thành các dạng
bài tập sau:
- Bài hình thành các khái niệm hóa học, các định luật hóa học như các bài:
Hóa trị, Phản ứng hóa học, Nguyên tử, Nguyên tố hóa học, Đơn chát-Hợp chất,
~ Bài nghiên cứu tính chất hóa học của đơn chất và các loại hợp chất vô
Tính chất của Oxit, Tính chất hóa học của bazơ,
- Bài hình thành kỹ năng giải bài tập cơ bản như: Tính theo công thức
hóa học, Tính theo phương trình hóa học, Mol, Nồng độ dung dịch,
- Các bài thực hành hóa học như:
hidro, axit, bazo,
cơ, hữu cơ cụ thể, Ví dụ:
iém chứng tính chất hoá học của oxi, ~ Các bài ôn tập, luyện tập cuối chương hoặc phần
~ Bài có nội dung sản xuất hóa học như bài Phân bón hóa học, Một số
oxit quan trong,
1.3.3 Phương pháp, hình thức, kế hoạch tổ chức dạy học môn Hóa
học ở trường THCS
a Phuong phip day hoc môn Hóa học ở trường THCS
Theo Vụ giáo dục trung học, thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ
tiếng Hi Lạp (methodos) có nghĩa là con đường để đạt mục đích, theo đó
phương pháp dạy học là con đường dé đạt mục đích dạy học Có nhiều định
nghĩa về phương pháp dạy học, theo L.Lecne-nhà lý luận, nhà giáo dục Xô
Viết nỗi tiếng: “Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để
học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phân và nội dung giáo dục nhằm đạt
Trang 31Phương pháp dạy học là một khoa học được thể hiện ở chỗ nó giúp làm sáng tỏ các quy luật của quá trình dạy học Hóa học Chức năng của phương
pháp dạy học Hóa học là đi tìm những con đường tối ưu cho học sinh nắm
vững các sự kiện, khái niệm, định luật, học thuyết cơ bản về Hóa học và ngôn
ngữ Hóa học, giúp cho học sinh được giáo dục và phát triển, nhằm góp phần
nhất vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường phô thông
Luật giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Như vậy, dạy Hóa học không phải chỉ là quá trình dạy, truyền thụ kiến thức,
thông báo thông tin, “rót” kiến thức vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo
các hoạt động nhận thức tích cực của học sinh
để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, chương, phần hóa học cụ thể viên thiết kế, tổ chức, điều
Phương pháp dạy học Hóa học giải đáp 3 câu hỏi lớn:
~ Dạy và học Hóa học đề làm gì? (mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học)
- Dạy và học cái gì? (nội dung của môn Hoá học)
- Dạy và học như thế nào (Phương pháp, phương tiện tổ chức việc dạy và việc học môn Hố học)
Đối với mơn Hoá học, với đặc thù là môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học nên trong quá trình dạy học cần đặc biệt quan tâm đến thí nghiệm thực hành và thí nghiệm
nghiên cứu nhằm giúp học sinh thông qua thí nghiệm để nắm kiến thức vững
vàng và sâu sắc hơn
Trước đây trong giáo dục thường sử dụng phương pháp “Giáo dực lấy
thây làm trung tâm ” thì bây giờ đã thay đôi bằng “Giáo dục ldy trò làm trung
tâm”, người thầy phải mang trên mình nhiều vai trò: dẫn dắt, khích lệ người
Trang 32phát triển nhân cách toàn vẹn cho người học Bên cạnh phương pháp dạy học
truyền thống, hiện nay trong giáo dục sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp, dạy học trực quan
b Hình thức dạy học môn Hóa học ở trường THCS
Trong nhà trường phô thông, các hình thức tổ chức dạy học được xác
định bởi nội dung dạy học, thành phần học sinh, địa điểm và thời gian dạy
học, cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Các hình
thức dạy học này thuộc hệ dạy học: lớp — bài, hệ này gồm nhiều hình thức tổ
chức cụ thể và được phân thành ba dạng cơ bản sau:
- Dạy học trên lớp (bài học, tự học, các hình thức khác)
~ Dạy học lao động kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
- Dạy học ngoài lớp, ngoài trường, tự chọn
Ba dang co ban này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thơng tồn vẹn các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường Trong tất cả các hình thức dạy học, bài lên lớp có ý nghĩa quan trọng nhất, giữ vai trò chủ yếu và quyết định đến chất lượng đào tạo trong nhà trường [10, tr.257]
e Kế hoạch dạy học môn Hóa học ở trường THCS
'Kế hoạch đạy học là một loại kế hoạch tác nghiệp n
ng và bao quát
về quản lý dạy học trong hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng, được lập
từ đầu năm học và tuân theo đúng các quy định về cấu trúc của một bản kế
hoạch cần có Việc xây dựng kế hoạch dạy học phải đảm bảo phù hợp các yếu
tố như: chủ trương của cấp trên, thực tế địa phương, mục tiêu cấp học, thực
lực đội ngũ giáo viên và học sinh, điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị trường
học, nguồn kinh phí dành cho hoạt động dạy học
Khi lập kế hoạch dạy học phải đảm bảo các nội dung sau:
Trang 33~ Nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu về dạy học
- Các biện pháp thực hiện để đạt được những mục tiêu đã dé ra
~ Xác định cụ thể thời gian tiến hành các hoạt động
Đối với bộ môn Hóa học, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và
giáo viên xây dựng kế hoạch năm học, trong đó cụ thể hóa các nhiệm vụ và
chỉ tiêu của bộ môn, thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ
cần làm, đặc biệt là xây dựng hệ thống các biện pháp tổ chức thực hiện Đối với giáo viên cần hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch giảng dạy bộ môn Bản kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung chỉ tiết từng tuần, từng
tháng và cả năm học
Chỉ đạo thực hiện và tổ chức thực hiện kế hoạch là hoạt động thường
xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt năm học Việc chỉ đạo của Hiệu
trưởng có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua Phó hiệu trưởng, Tổ
trưởng chuyên môn, văn bản,
1.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử
lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên
nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 về
iện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình
mới căn bản, toàn
thức và phương pháp thí, kiêm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo
đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục,
đào tạo cẩn từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng
giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá
trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người
dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của
Trang 34Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tập
trung vào các hướng sau:
- Chuyển từ đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học (đánh giá tông kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình)
~ Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học Tức là chuyền trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của
thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy sáng tạo
~ Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy
học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là
một phương pháp dạy học
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử
dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tỉn cậy,
độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý
phân tích, lý giải kết quả đánh giá
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần chú ý một số yêu
cầu, nguyên tắc sau: Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh,
đảm bảo tính khách quan, sự công bằng, tính toàn diện, tính công khai, tính giáo dục và tính phát triển
14 QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở
TRUONG TRUNG HQC CO SO
1.4.1 Mục tiêu quản lý dạy học môn Hóa học ở trường THCS
Mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường phổ
thông là nhằm trang bị cho học sinh trình độ học vấn trung học cơ sở, cung
Trang 35lực chủ yếu cho học sinh: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực
cùng sống và làm việc, năng lực tự khẳng định mình để phù hợp với 4 trụ cột giáo dục thế giới “Học để biết, học để làm việc, học để làm người và học dé
hỏa nhập” Bên cạnh đó còn tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự tô
chức, hướng dẫn của thầy [4, tr 16]
1.4.2 Quản lý hoạt động dạy môn Hóa học của giáo viên
& Quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học Đối với cấp học trung học cơ sở, nội dung dạy học bộ môn Hóa học được cụ thể hóa trong sách giáo khoa do Bộ giáo dục và đào tạo phát hành, sử
dụng thống nhất trong cả nước Ngoài sách giáo khoa còn có sách giáo viên,
sách bài tập và một số sách tham khảo nhằm phục vụ tốt hơn cho việc dạy học
Cán bộ quản lý cần chỉ đạo giáo viên nắm vững nội dung, chương trình, kế
hoạch đề tô chức cho giáo viên thực hiện nghiêm túc: đảm bảo đúng nội dung
và trật tự sắp xếp các bài dạy, đảm bảo tính thực tiễn của nội dung dạy học
Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học bám sát các yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Đặc biệt với mơn Hố học là môn khoa học thực nghiệm nên cần chú ý quản lý các tiết dạy thực hành, làm thí nghiệm nghiên
cứu và chứng minh nhằm đảm bảo tính chính xác, tạo niềm tin cho học sinh
b Quản lí việc thực hiện đỗi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hóa học
- Quản lí việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: mỗi cán bộ quản lý phải nhận thức đúng đắn và giúp giáo viên nhận thức đúng cơ sở của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Trang 36
chuẩn bị giờ lên lớp va đổi mới kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh là đổi mới phương
pháp học tập, phát huy tính chủ động, tích cực và tự học của học sinh
+ Do tính đặc thù của bộ môn nên trong dạy mơn Hố học cần thực
hiện các phương pháp thực hành, thí nghiệm nhằm tạo niềm tin vào khoa học cho học sinh, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành Vì vậy, ngoài nắm vững về lý thuyết giáo viên cần có kỹ năng thực hành tốt để hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm, đồng thời phải biết cách xử lý tốt các tình huống khi cần thiết, chăng hạn như: cháy, nỗ, rớt axit vào tay,
- Quản lý hình thức đạy học Hóa học: Các hình thức tổ chức dạy học
cần tạo ra một môi trường đảm bảo được mối liên hệ tương tác giữa hoạt động,
của giáo viên, hoạt động của học sinh và có mơi trường an tồn để học sinh
tiến hành các hoạt động học tập có hiệu quả, chất lượng Xác định rõ các hình
thức tô chức học tập của học sinh bao gồm:
+ Học tập trên lớp gồm học tập cá nhân và học tập hoạt động theo nhóm
+ Học tập ở nhà, trong thư viện, trên mạng
+ Học tập ở ngoài nhà trường: tham quan học tập ở ngoài trời, cơ sở sản
xuất, cơ sở thực tiễn xã hội
e Quản lí công tác bôi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên và công tác
phối hợp của giáo viên dạy môn Hóa học với tổ chuyên môn, với các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Bồi dưỡng là quá trình học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp; đây là
dạng đào tạo đặc biệt, là giai đoạn tất iếp theo của quá trình đào tạo liên
tục; được thực hiện thường xuyên trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của nhà
giáo Theo điều lệ trường THCS, THPT và trường phô thông có nhiều cấp
Trang 37hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và giáo dục" - Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm từng bước đáp
ứng yêu cầu phát triển của giáo dục theo xu hướng vận động và phát triển của
xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay với sự phát triển vượt bậc của tri thức,
đòi hỏi người thầy phải có cái nhìn tồn diện [6]
Hiện nay, cơng tác bồi dưỡng thường xuyên đang được ngành giáo dục
đặc biệt quan tâm, điều này thể hiện ở một số văn bản như: Quy chế bồi
dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 30/201 1-BGD&ĐT ngày
08/08/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên trung học, Thông tư số 26/2012/QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số 2389/BGDĐT-
'NGCBQLGD ngày 13/5/2014 về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên năm học 2014-2015 Vì vậy, nhà quản lý cần chú
trọng công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên, tạo điều kiện để giáo
viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn tổ chức các hoạt động như: dự giờ, thao
giảng, báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng học sinh, phụ đạo học sinh yếu, viết
sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên có cơ hội chia sẻ và học tập lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, thực hiện việc kiểm
tra, giám sát theo quy định Bên cạnh đó, cần kiểm tra sự phối hợp của giáo
viên dạy Hóa học với các tổ chức Đoàn - Đội trong việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa như sinh hoạt Câu lạc bộ Hóa học, Đồ vui để học; kiểm tra sự phối
hợp của giáo viên dạy Hoá học với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh
nhằm đánh giá kết quả công việc của giáo viên
Trang 38quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội Công nghệ thông tin có nhiều ưu điểm nôi bật có thể khai thác trong giáo dục như: kỹ thuật đồ họa được nâng cao tạo
điều kiện mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội,
trong môi trường công nghệ thông tin học sinh phát huy được các kỹ nang
nghe, nhìn, nói, đọc, viết, được cung cấp nhiều thông tin qua mạng Internet,
tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và
học, là phương tiện đề tiến đến một "xã hội học tập"
Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục, vì vậy việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ hoạt động
giảng dạy là việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, chỉ đạo và tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các phần mềm phổ
thông như: Word, Excel, Powerpoint, Ngan hang dé, Violet, cach tai phần
mềm quay phim và các video thí nghiệm Hoá học
Bén cạnh đó, cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện để cả giáo viên và
học sinh thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ tốt trong,
việc dạy và học Tổ chức và tham gia các cuộc thi có ứng dụng công nghệ thông tin như: giáo án điện tử E-learning, Dạy học tích hợp, Vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế, thực hiện chia sẻ và tìm
kiếm tư liệu trên Internet qua trang thông tin Trường học kết nói của Bộ giáo dục Phát động việc đăng kí tham gia giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức kiểm tra việc thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả
4 Quản lý việc học bồi dưỡng, phụ đạo môn Hóa học
Cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về
tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu
Trang 39chất lượng bộ môn Hóa học
Quản lý việc học bồi dưỡng, phụ đạo của học sinh thông qua các kế
hoạch có kèm theo thời khóa biểu và thông báo đến phụ huynh để nhận được
sự quan tâm hơn đến việc học của các em Tạo điều kiện cho học sinh bằng
việc cho phép các em mượn sách tham khảo hoặc tìm kiếm thông tin, tài liệu
liên quan đến bài học trên thư viện Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần làm tốt
công tác kiểm tra nhằm đảm bảo việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh được tiến hành đúng kế hoạch và quy định của nhà trường
e Quản lý việc thực hiện quy chế làm việc của giáo viên dạy môn Hóa học
Nha quản lý cần xây dựng quy chế làm việc để tạo sự thống nhất trong,
việc thực hiện các quy định của giáo viên, đảm bảo tác phong nghiêm túc,
trang phục lịch sự Việc thực hiện tốt quy chế làm việc và các quy định về dạy
học ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ học tập của học sinh và chất lượng giờ
dạy, trước hết là đảm bảo về thời gian quy định cho mỗi tiết dạy, giáo viên có
thể thực hiện đầy đủ các hoạt động và tiến trình khi lên lớp
Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo
viên và thông báo rộng rãi, công khai trong Hội đồng sư phạm để nhận được
sự thống nhất cao của tập thể, trên cơ sở các tiêu chí để đánh giá kết quả làm
việc của tập thể và từng cá nhân
Tổ chức thu thập thông tin về mức độ hài lòng của học sinh về việc dạy của giáo viên bởi học sinh là đối tượng được thụ hưởng các quyền lợi khi đến
trường, việc thu thập ý kiến từ học sinh sẽ tạo cơ sở đánh giá khách quan kết quả làm việc của giáo viên
1.4.3 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Hóa học của học sinh
Trang 40trọng của hoạt động quản lý, thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ quản lý trong việc quản lý chất lượng dạy học của nhà trường Đánh giá kết
quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải
thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, nắm rõ được các ưu - khuyết điểm
của học sinh và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ
a Trién khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định việc kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập môn Hóa học của học sinh
Cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn cần cập nhật, nắm vững và triển khai đến giáo viên các văn bản quy định việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh như: Thông tư 58-201 1/TT-BGD&ĐT, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg
ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục, phát động cuộc vận động “Mới không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” để hạn chế những vấn đề tiêu cực trong thi,
tra Triển khai công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 về việc Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra cần chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ tư duy Bên cạnh đó, tập huấn cho giáo
viên về xây dựng ma trận đề với đầy đủ các mức độ: Biết, hiểu, vận dụng;
chuẩn bị các điều kiện tham gia đánh giá học sinh lứa tuổi 15 theo chuẩn Pisa
b Chỉ đạo đổi mới đánh giá két qua day hoc
Chỉ đạo giáo viên tăng cường hình thức, cách thức, phương pháp đánh giá kết hợp chặt chẽ giữa định tính và định lượng; đảm bảo sự chính xác, khách quan, công bằng trong đánh giá Trong đánh giá dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn đánh giá quá trình dạy học
nhằm cải tiến quá trình dạy học, thực hiện đúng xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh