Qua việc nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý HĐDH trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng một cách phù hợp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các trường khu vực này.
Trang 1BỘ GIAO DUC VA DAO TAO DAI HOC DA NANG
NGUYEN THANH CANH
BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAY HQC
CUA HIEU TRUONG TRUONG THPT
CAC HUYEN MIEN NUI TINH QUANG NGAI
Chuyén nganh : QUAN LY GIAO DUC
Mã số : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Sĩ Thư
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Người cam đoan
Trang 3MUC LUC
TRANG PHU BiA
LOI CAM DOAN MUC LUC
DANH MUC CAC TU VIET TAT
DANH MUC CAC BANG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ
MỞ ĐẦU " an ecvcsntntntneineinenenenesene 1
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN NVE QUAN LY HOAT DONG DAY HOC 5 1.1 TONG QUAN CAC NGHIEN CUU VE QUAN LY HOAT DONG DẠY HOC - 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI -ccccccccccrrrrrrrrre 7 1.2.1.Quản lý 1.2.2 Dạy học và hoạt động dạy học -stererrereree TÍ
1.2.3 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học
13 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÓ THÔNG TRONG HỆ THÓNG GIÁO
DỤC QUỐC DÂN -.17
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu, đặc điểm của trường trung học phổ thông 17 1.3.2 Giáo dục trung học phổ thông trong xu thế hiện nay 19
1.4 CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỚNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRUONG TRUNG HOC PHO THONG 20
1.4.1 Chế định giáo dục và đào tạo -es- 20) 1.4.2 Bộ máy tổ chức và nhân lực
1.4.3 Nguồn tài lực và vật lực giáo dục
1.4.4 Môi trường giáo dục
1.4.5 Thông tin và truyền thông giáo dục oe
1.5 NHUNG NOI DUNG QUAN LY HOAT DONG DAY HOC CUA
Trang 41.5.1 Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học
1.5.2 Quản lý giáo viên và hoạt động dạy 1.5.3 Quản lý học sinh và hoạt động học
1.5.4 Quản lý các điều kiện dạy học
TIÊU KÉT CHƯƠNG I so 3
CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAY HOC CUA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THÔNG CÁC HUYỆN
MIEN NUI TINH QUANG NGAL " Ô
2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU se „32
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
QUANG NGAI 33
2.2.1 Khái quát một số đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội 33 2.2.2 Khái quát tình hình phát triển giáo dục tỉnh Quảng Ngãi e.34
2.2.3 Tình hình phát triển giáo dục, đào tạo tại 6 huyện miễn núi 35 2.3 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAY HOC CỦA HIỆU TRUONG CAC TRUONG TRUNG HOC PHO THONG MIEN NUI TINH QUANG NGAI 2.3.1 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình day hoc
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
2.3.3 Thực trạng quản lý hoat dong học của học sinh 47 51 2.3.5 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học 54
24 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG
2.3.4 Thực trạng quản lý về đánh giá kết quả hoạt động dạy học
HOC PHO THONG MIEN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI S6
2.4.1 Mặt mạnh -2222222t 2tr SỔ
2.4.2 Mặt yếu Xe 7
Trang 52.4.4 Khó khăn -.58 TIEU KET CHƯƠNG 2 -s22s2zcetreerretrrerrrerreereerreee SỠ
CHƯƠNG 3: BIÊN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUONG TRUNG HOC PHO THONG CAC HUYỆN MIÊN NÚI QUANG NGÃI 60 3.1 CAC NGUYEN TAC XÁC LAP BIEN PHAP .60 60 60 61 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 61 3.2 CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAY HOC CUA A HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG MIEN NUI TINH QUANG NGAI 62 3.2.1 Quản lý nộ năng
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3 Nguên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện
dung chương trình đáp ứng yêu
3.2.2 Quản lý hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên, đáp ứng việc đổi mới 64 3.2.3 Quản lý hiệu quả hoạt động học tập của học sinh, theo hướng phát huy „70 3.2.4 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học tập của học -.74 phương pháp giảng dạy và tăng cường pháp chế tích cực, chủ động ,sáng tạo
sinh và hoạt động dạy của giáo viên
3.2.5 Tăng cường đầu tư xây dựng và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và
ẨƠƠƯƠƯ`Ư-' _
3.2.6 Cải thiện môi trường hoạt động giáo dục của nhà trường 81
3.3 MOI QUAN HE GIUA CAC BIEN PHAP „84
3.4 KIEM CHUNG SU’ NHAN THUC VE TINH CAP THIẾT VÀ KHẢ
THI CUA CAC BIEN PHAP 85
Trang 6
TIEU KET CHUONG 3 “
KẾT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ, 222222221 Ñ7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYÉT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
Trang 7DANH MUC CAC BANG Số hiệu - Tên bảng Trang bảng
Bang 2.1 _| Tong san phẩm và tăng trưởng GDP từ 2001-> 2010 34 Bang 2.2 _ | Số liệu các trường học 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 36
Số liệu GV các trường THPT miễn núi Tỉnh Quảng Ngãi NH
Bảng 2.3 2010-2011 ' 8 mà 39
Bảng 2.4 _ | Đánh giá tầm quan trọng của HĐDH ở 4 trường THPT 40 Đánh giá mức độ thực hiện các khâu của HĐDH ở 4 trường
Bảng 2.5 THPT 4
Bang 2.6 | Đánh giá thực tếcủa HĐDHở 4 trường THPT a2 Dinh gid về mức độ cân thiết của công tác quản lý hoạt độn;
Bảng 2.7 giảng dạy ở các trường THPT 8 no | as Đánh giá mức độ thực hiện của công tác quản lý thanh kiêm
Bảng 2.8 | tra nội bộ 46
ở các trường THPT
Bảng 2.9 | Số liệu học sinh năm học 2009-2010, 47 Bang 2.10 | Số liệu học sinh năm học 2010 ~ 2011 48 Bang 2.11 | Sé ligu học sinh đầu cấp (Lớp 10) 48
Số liệu HS học các ban ( KHTN, KHXH, CB) NH: 2010-
Bảng 2.12 2011 48
Đánh giá mức độ cân thiết của công tác quản lý hoạt động
Bảng2.13 |học 50
của học sinh ở các trường THPT
Bang 2.14 | Mức độ phù hợp của các hình thức thị, kiêm tra cho kết quả | 52 Đánh giá kết quả rèn luyén HK va HL của HS NH 2009-
Bảng 2.15 2010 53
Bang 2.16 | Danh gid két qua rén luyén HK va HL cia HS NH ,2010- 33
Trang 9DANH MUC CAC SO DO
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Sơ đỗ 1.1 [Mô hình quá trình tác động của hoạt động quản lý 8 Sơ đỗ 1.2 [Quan hệ giữa các chức năng quản lý 10 Sơ đỗ 1.3 [Mỗi quan hệ giữa quản lý HĐDH với HĐDH 16
Trang 10DANH MUC CAC TU VIET TAT
STT | Chữ viết tắt Nội dung
1 _|BGH Ban giám hiệu
2 _|CBGV Cán bộ giáo viên
3_ | CBQL Cán bộ quản lý
4 |CNH-HĐH | Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 5 ]CSVC-—TBDH | Cơ sở vật chat — Thiết bị dạy học
Trang 11MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Giáo dục va dao tao ngày cảng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, là
một trong những nhân tố quyết định tương lai của dân tộc Từ đại hội Dang lần VỊ đến nay, Đảng ta luôn khẳng định “phát triển giáo dục và đảo tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”
Để giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập
quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục, đảo tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Đôi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học”
HĐDH và quản lý HĐDH ở nước ta trong những năm qua đã có những
chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, từng bước tiếp cận với mục tiêu GD&ĐT của
từng cấp bậc học Năng lực học tập của người học được nâng lên nhờ vào
“học cách học” và biết “ dạy cách học” Ý nghĩa của việc đổi mới HĐDH ở nước ta rất quan trọng đối với nhà trường
Giáo dục THPT ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, trong những
năm học gần đây, đã được đầu tư đáng kể Song nhìn chung vẫn chưa ngang tầm với xu thế phát triển của các trường trong toàn quốc Chất lượng giáo dục, dạy học ở các trường thuộc khu vực này vẫn còn thấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đôi mới; khả năng chủ động sáng tạo của học sinh còn yếu, phương,
pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nẻ; việc xã hội hóa giáo dục chậm được
Trang 12tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm khá cao nhưng không ôn định; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH - CÐ vẫn ở mức rất khiêm tốn; học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia từ trước đến nay chưa hề có; học sinh đạt giải học sinh
giỏi cấp tỉnh chỉ tập trung ở các môn Văn, Sử, Địa, và chỉ là những giải
thấp Qua đó có thể đánh giá chất lượng chất lượng dạy học của các trường
THPT các huyện miền núi Quảng Ngãi, trong những năm qua mặc dù đã được
chú ý đầu tư phát triển, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chưa đáp ứng trước sự thay đổi về yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội, chưa đáp ứng tốt công cuộc CNH - HĐH của dat
nước Một trong những nguyên nhân của tỉnh trạng trên là do công tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT khu vực này còn gặp nhiều khó khăn
và bất cập Vì thế, việc tìm biện pháp quản ly HDDH, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn HĐDH hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết
Từ những điều đã trình bày trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biện pháp
quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT các huyện miền núi, tỉnh
Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp Đề góp phần
nâng cao chất lượng dạy học của các trường THPT khu vực miễn núi tỉnh
Quang Ngãi, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý HĐDH trường THPT
các huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi tác giả đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng một cách phù hợp, sẽ góp phan nâng cao chất lượng
dạy học của các trường khu vực này
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Trang 133.2 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT các huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi
4 Giả thiết khoa học
Quản lý HĐDH là một trong những nội dung cơ bản nhất trong công tác
quản lý của người Hiệu trưởng các trường THPT Nề ất được các biện
pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của địa phương, đặc biệt là bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực của giáo viên, năng lực tự học của học sinh,
động viên thây trò phát huy sức mạnh tập thê và áp dụng một cách đồng bộ,
sáng tạo và linh hoạt vào HĐDH thì chất lượng dạy học của các trường THPT
khu vực miền núi, tỉnh Quảng Ngãi sẽ được nâng cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH và xu thế hội nhập của đất nước
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu cơ sở lý luận về đạy học và quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT
- Khao sat, đánh giá thực trạng dạy học và công tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT các huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi
~ Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT các
huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi 6 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu
trưởng 04 trường THPT thuộc khu vực mi:
THPT Ba Tơ huyện Ba Tơ
THPT Minh Long huyện Minh Long
THPT Tra Bồng huyện Trà Bong
THPT Quang Trung huyện Sơn Hà
~ Thời gian khảo sát từ năm học 2009- 2010, 2010-2011
Trang 14
7 Phương pháp nghiên cứu
21 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phân loại, xử lý các
loại tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn để nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Với mục đích khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm
7.3 Các phương pháp bổ trợ
Phuong pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm tin học 8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường THPT
các huyện miễn núi, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường
THPT các huyện miền núi, tỉnh Quảng ngãi
Trang 15CHUONG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY HOAT ĐỌNG DẠY HỌC 1.1.TÔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HĐDH
HĐDH là hoạt động có tính thống nhất trong nhà trường nhằm trang bị
hệ thống trí thức, kỹ năng kỹ xảo, hình thành thế giới quan khoa học và những
phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh
Quản lý HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà
trường nhằm thực hiện được các nhiệm vụ dạy học đề ra, đáp ứng được nhu
cầu của người học và những đòi hỏi của xã hội
Có nhiều tác giả nước ngoài đã có những nghiên cứu, những tác phẩm
viết về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH Trong số đó kể
đến những tác phẩm nhu: “Education leadership and the community 2002; (Quản lý nhà trường và cộng đồng) của John west-Burnham,Tony Gelsthorpe; “Resource Management in shool" 1997;(Nguồn lực quản lý nhà trường) của Sonia Blandford; “Effective shool leader”,1999; (Những người lãnh đạo nhà trường có hiệu quả) của John Mcbeath, Kate Myers “Effective learing in
shool", 1997 Các tác phẩm này đã đề cập đến các vấn đề quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, các HĐDH cũng như phẩm chất của người lãnh đạo
trường học
Ở Việt Nam nhận thức vai trò quan trọng của quản lý giáo dục trong sự
phát triển của nền giáo dục đất nước, nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã có
những công trình đề cập đến quản lý và quản lý giáo dục như: “Phương pháp
luận khoa học giáo dục” của tác giả Phạm Minh Hạc, 1981; * Giáo dục học — một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Hà Thế Ngữ, 2001; “Một số
ia Dang Quéc Bao,1997; Thai Duy
khái niệm quản lý giáo dục” của tác
Trang 16Cùng với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục, dạy học, quản lý giáo dục và quản lý HĐDH, gần đây một số đẻ tài luận văn thạc
sĩ chuyên ngành đã nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo dục và quản lý HĐDH tại các cơ sở giáo dục như:
Đề tài “Giải pháp quản lý của Hiệu trưởng nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THPT thành phó Đà nẵng trong giai đoạn
hiện nay” của Đặng Thanh, năm 2005,
Đề tài “ Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở các trường THPT công lập tỉnh Quảng Trị” của Võ Văn Hiếu năm 2006,
Đề tài “Biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường cao đẳng
ngồi cơng lập khu vực miền trung Việt Nam” của Huỳnh Thị Liên năm 2008,
Đề tài * Biện pháp quản lý HĐDH tại trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM trong giai đoạn hiện nay” của Hà Văn Tú, năm 2010,
Những luận văn trên đã đề cập đến thực trạng công tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng tại một số cơ sở GD & ĐT, và đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của từng cơ sở giáo dục
Ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu biện pháp quản lý HĐDH các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và các trường THPT ở các huyện miễn núi tỉnh Quảng Ngãi nói riêng
là một lĩnh vực vẫn chưa được đề cập tới Vì thế việc xác định cơ sở lý luận
quản lý HĐDH, đánh giá thực trạng công tác quản lý dạy học ở trường THPT
các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, nhằm đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là vấn đẻ rất đáng
Trang 171.2.CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1.Quản lý 1.2.1.1 Khái niệm
Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tô chức, một cơ sở nhất định Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động
nào của con người quan trọng hơn công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở
mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì
một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có
thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định Nói đến hoạt động này, chúng ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của K.Mark: “Một người độc tấu vĩ cẩm thì tự điều khiển lầy mình, còn dàn nhạc thì cần có một nhạc trưởng ”
Ban vé van dé nay, ở nước ta cũng có nhiều tác giả đề cập đến theo
những cách tiếp cận khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là
khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [22, tr24],
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc quan niệm: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6, trl]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thê quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các tô chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ
"{L7, trl5]
nguồn lực trong va ngo:
chức với hiệu quả cao nh:
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản lý gồm hai
quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì
hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xép, đổi mới hệ
Trang 18
“quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong với các nhân tố bên ngoài '* [I, trl4]
Các tác giả ở nước ngoài cũng có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Harold Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich cho rằng: “Quản lý là
thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các mục tiêu”[19, tr32]
Những khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt và cách tiếp
cân, nhưng chúng đều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau:
~ Hoạt động quản lý có tinh da dạng, tác dụng một cách tổng hợp, được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội
~ Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích
~ Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân,
Trang 191.2.1.2 Các chức năng quản lý
Có nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về phân chia các chức
năng quản lý, tuy nhiên, hầu hết đều đề cập đến bón chức năng chủ yếu sau:
kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
Chức năng kế hoạch hoá
Kế hoạch hoá là vấn đề cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì nó bắt một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ mà chúng ta muốn
có trong tương lai dự định
Nội dung chủ yếu của kế hoạch hoá là xác định và hình thành các mục tiêu; xác định và đảm bảo các nguồn lực để đạt mục tiêu đã đề ra
Chức năng tổ chức
Tổ chức là hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa
các bộ phận trong một tô chức nhằm thực hiện thành công các kế hoạch và đạt
được mục tiêu tổng thể của tổ chức Ni chức tốt, có hiệu quả thì người
quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực
Nội dung chủ yếu của chức năng tô chức là: xác định cấu trúc tổ chức; xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự; xác định cơ chế hoạt động và các môi quan hệ của tổ chức; tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý
Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới hành
vi, thái độ của những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức
thành nhu cầu của mọi người, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và
mang hết khả năng để làm việc
Trang 20thích người lao động; giám sát và sửa chữa (hỗ trợ, giúp đỡ); thúc đẩy các hoạt động phát triển đạt tới mục tiêu của tổ chức
Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là quá trình mà chủ thể quản lý xem xét thực tiễn đẻ thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng quản lý hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được
quản lý tới một trình độ cao hơn Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng
của quản lý Lê-Nin khẳng định: “Quản jý mà không có kiểm tra thì không
phải là quan I"
Nội dung chủ yếu của chức năng kiểm tra là: Đánh giá (xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đề ra); phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối
tượng quản lý; điều chỉnh (uốn nắn, sửa chữa những sai lệch, phát huy thành
tích tốt hoặc xử lý); hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần
Các chức năng trên lập thành chu trình quản lý được diễn ra tuần tự từ
chức năng lập kế hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Trên
thực tế các chức năng này đan xen vào nhau, hỗ trợ, phối hợp, bổ sung cho
Trang 211.2.2 Dạy học và HĐDH 1.2.2.1 Dạy học
Trên cơ sở lý luận triết học Mác-Lênin về hoạt động nhận thức của con người, nhiều nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm dạy học từ cơ sở lý luận của giáo dục tông thê Mặt khác, bằng sự xem xét môi quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hoạt động, một số tác giả đã luận giải về nội hàm khái niệm dạy học từ những góc độ khác nhau như: tâm lý học, điều khiển học, giáo dục
học,
Tiếp cận từ góc độ tâm lý học
Dạy học được hiểu là sự biến đổi hợp lý hoạt động và hành vi của
người học trên cơ sở công tác hoạt động và hành vi của người dạy và người học
Tiếp cận từ góc độ điều khiển học
Dạy học là quá trình công tác giữa thầy và trò nhằm điều khiên - truyền
đạt và tự điều khiển - lĩnh hội trỉ thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục
Tiếp cận từ góc độ giáo dục
Day hoc - một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn
vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm tô chức cho người học lãnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỳ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, dé trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển
năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của nhân cách người học
Như vậy, dạy học là khái niệm chỉ quá trình hoạt động chung của người dạy và người học Quá trình này là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục
tổng thể trong đó:
Trang 22- Người dạy luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động tổ chức cho người học lĩnh hội tri
thức, kỹ năng và kỹ xảo cần thiết
- Người học sẽ có ý thức và tổ chức quá trình tiếp thu một cách tự giác, tích cực độc lập và sáng tạo hệ thống những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo nhằm: hình thành năng lực, thái độ đúng đắn, tạo ra động lực cho việc
học (với tư cách là chủ thể sáng tạo) và hình thành nhân cách cho bản thân 1.2.2.2 Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Day học là sự tổ chức và điều khiển tối ưu quá trình người học chiếm lĩnh tri thức (khái niệm khoa học), và bằng cách đó hình thành và phát triển nhân cách Dạy về bản chất là sự tổ chức nhận thức cho người học và giúp họ
u Kl
học tập tốt Mục đích của dạy học là sự học tập của người học Theo Lê Quang Sơn: cần phân biệt dạy diễn ra trong cuộc sống thường
ngày với hoạt động diễn ra theo phương thức nhà trường Tắt cả những người
lớn có ít nhiều kinh nghiệm đều có thể dạy trẻ em trong cuộc sống thường
ngày (dạy ăn, nói, di đứng ), việc dạy này mang tính tự phát, đem lại những
hiểu biết thông thường (mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa) đủ dùng trong
cuộc sống hằng ngày với những người xung quanh Việc dạy những trỉ thức khoa học, năng lực trình độ người ở trình độ cao được tiến hành theo phương thức đặc biệt (gọi là phương thức nhà trường), do những người được đảo tạo chuyên biệt thực hiện (gọi là thầy giáo) và được gọi là hoạt động dạy Cơ
chế của hoạt động dạy là cơ chế sáng tạo Hoạt động dạy không sáng tạo ra tri
Trang 23Hoạt động học
Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa
học, dưới sự điều khiển sư phạm của thầy Học là hoạt động có đối tượng,
lĩnh
trong đó người học là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiết
Học về bản chất là sự tiếp thu, xử lý thông tin, chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ dựa vào vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân, từ đó có được tri thức, kỹ năng, thái độ mới
Mục đích của học: Chiếm lĩnh khái niệm khoa học (có nghĩa là: phải nắm vững nghĩa, đảo sâu ý chứa trong khái niệm; tái tạo khái niệm cho bản
thân, thao tác với nó, sử dụng nó như công cụ, phương pháp đề chiếm lĩnh khái niệm khác hoặc đào sâu, mở rộng thêm chính khái niệm đó ở trình độ lý thuyết cao hơn (tư duy lý thuyết), biến nó từ kho tàng văn hóa, xã hội thành học vấn riêng của bản thân
Chức năng của học: học có hai chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội
(tiếp thu thông tin của thầy) và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của mình (tự giác, tích cực, tự lực)
Nội dung của học : là toàn bộ hệ thông khái niệm của môn học, cấu trúc lôgic của môn học, các phương pháp đặc trưng của khoa học, ngôn ngữ khoa học và biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc tiếp tục học tập và lao động lĩnh
Phương pháp học: là phương pháp nhận thức, phương pháp chỉ
khái niệm khoa học phản ảnh đối tượng của nhận thức, biến các hiểu biết của
nhân loại thành học vấn của bản thân Đó là phương pháp mô tả, giải thích và
vân dụng khái niệm khoa học Học tốt là sự thống nhất của cả mục đích, nội
dung lẫn phương pháp học Đó là sự điều tối ưu quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học trên cơ sở của sự bị điều khi
Bàn về HĐDH của Lê Quang Sơn cho rằng: HĐDH gắn bó chặt chẽ
với hoạt động học Hai hoạt động dạy và học do hai chủ thể khác nhau tiến
Trang 24
hệ thống xác định những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Hoạt động dạy diễn ra đẻ tô chức và điều khiển hoạt động học và hoạt động học chỉ có đầy đủ ý nghĩa của nó khi nó được diễn ra dưới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy
Với ý nghĩa này hoạt động dạy và hoạt động học hợp thành HĐDH, trong đó
người dạy thực hiện chức năng tổ chức và điều khiển hoạt động học, người
học có chức năng hành động tích cực để lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá nhân, tạo ra sự phát triển tâm lí của chính mình.[27, tr100]
1.2.3 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH 1.2.3.1 Quản lý giáo dục
“Quản lý giáo dục là quá trình nghiên cứu khoa học về các sự kiện và
phương pháp tham gia vào quyết định tổ chức hoạt động giáo dục và khoa học
quản lý chương trình giáo dục” [9, tr203]
“Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tắt cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo
dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [18, tr36]
“Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [22, tr56]
Một cách khái quát có thể hiểu: Quản jý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tắt cả các khâu của hệ thông nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra
1.2.3.2 Quản lý nhà trường
Trang 25Nhà trường là cơ sở đào tạo của ngành giáo dục; nơi trực tiếp giáo dục học sinh; nơi thực thi mọi chủ trương đường lối, chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục của Đảng, Nhà nước và của ngành; nơi diễn ra hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò; nơi diễn ra mọi hoạt động của bộ máy quản lý trường học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đảo tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS” [12, tr22] Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhà trường là hệ thống những tác
đông tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật)
của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS
và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [18, tr37-38]
1.2.3.3 Quản lý HĐDH
Quản lý HĐDH là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy
học đến chủ thể dạy học (người dạy và người học) bằng các giải pháp phát
huy tác dụng của các phương tiện quản lý dạy học như chế định giáo dục và
đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn TL&VL dạy học, môi
trường dạy học và thông tỉn dạy học, nhằm đạt được mục đích quản lý dạy học
Cũng có thể hiểu: Quản lý HĐDH là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học (Hiệu trưởng) đến khách thẻ quản lý dạy học (đội ngũ
giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác) nhằm huy
Trang 26Mắi quan hệ giữa quản lý HĐDH với HĐDIHT
Có thể mô tả trực quan mối quan hệ giữa quản lý HĐDH với HĐDH (xem sơ đồ 1.3): „ Mụe đích đạy học (TUNG BUGC HOAN THIEN NHAN CACH NGUOI HOC) !
CONG TAC TOI UU TRONG VIEC QUAN LY VA TU’ QUAN
c |,,| LY HOAT ĐÔNG TRUYỀN ĐẠT |, | LUC - PHAM CHAT VA LINH HOI TRI THỨC NHÂN PHAM CHAT
NGƯỜI DẠY LOẠI NGƯỜI HỌC:
Chế định Bộ máy Nguồn Môi Hệ thống
GD&ĐT TC&NL TL&VL trường thông tin
day hoc DAY DAY HOC dạy học day hoc HOC CAC YEU TO KHACH QUAN DO CHU THE QUAN LY DAY HOC TAO RA
Sơ đồ 1.3 Mối quan hệ giữa quản lý HĐDH với HĐDH
Với các tiếp cận mối quan hệ giữa quản lý HĐDH với HĐDH như trên cho thấy:
-_HĐDH luôn được đặt trong sự điều chỉnh của các yếu tố do chủ thể quản lý dạy học (các cấp) tạo ra như: chế định GD&ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực day học, nguồn TL&VL dạy học, môi trường day học và hệ thống thông tin dạy học; nhưng vẫn đảm bảo nội hàm của các thành tố cấu trúc của
HĐDH
~ Thể hiện rõ mối quan hệ quản lý giữa chủ thê quản lý dạy học với chủ thể
Trang 27- Nêu lên trách nhiệm của chủ thể quản lý dạy học, nhà giáo, cha mẹ học sinh và học sinh đối với việc tạo lựa phương tiện để được mục đích dạy học
- Là những tiền đề gợi ý cho các chủ thể quản lý dạy học đối với việc
xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý dạy học
1.3.TRUONG THPT TRONG HE THONG GIAO DUC QUOC DAN
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu, đặc điểm của trường THPT 13.1.1 Vi tri
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất bao gồm: giáo dục mầm non, GDPT (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề
nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên
Điều lệ trường trung học, điều 2 có ghi: “Trường trung học là cơ sở giáo
dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục
quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng” [3, tr 1]
Luật Giáo dục, tại điều 26 có nêu: “Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai HS vào học lớp mười phải có
bằng tốt nghiệp THCS, có độ tuổi là mười lăm tuổi.” [24, tr 19]
1.3.1.2 Nhiệm vụ
Điều 3, Điều lệ trường THPT đã quy định: Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình GDPT: tham gia tuyển dụng và quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên;
tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quan ly hoc
sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT: thực hiện phổ cập giáo dục trong phạm
Trang 28
giáo dục; quản lý, sử dụng và bảo đảm cơ sở vật chất - thiết bị dạy học theo
quy định của nhà nước; tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia
các hoạt động xã hội; tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự thẩm định chất lượng giáo dục của các cơ quan có thâm quyển; thực hiện các nhiệm vu, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.3.1.3 Mục tiêu
Mục tiêu của GDPT là: "giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thâm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc
20] ông lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [24, tr
Mục tiêu của cấp THPT là: “nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy nang lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao ding, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [24, tr 21]
1.3.1.4 Đặc điểm
- Cấp THPT gồm ba năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng của GDPT, nói tiếp cấp THCS và có trách nhiệm hoàn thành việc đào tạo tiếp thế hệ trẻ học sinh đã qua các cấp, bậc học trước đó của nhà trường phổ thông Đây là cấp học vừa trực tiếp tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước nói chung
- Trường THPT chú trọng tới phân hóa trong giáo dục, do đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của học sinh với khả năng, nguyện vọng đa dạng Tuy nhiên
Trang 29với nội dung giáo dục mang tinh chất nền tảng, làm co sở cho sự phát triển
hài hòa, toàn diện nhân cách người học
- Trường THPT còn mang tính hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường sẽ góp phần giúp học sinh sau khi học xong có khả năng tìm và
thích ứng nhanh với những nghề thích hợp
1.3.2 Giáo dục THPT trong xu thế hiện nay
Khi nghiên cứu về giáo dục THPT trong xu thế hiện nay, theo Phan
Minh Tiến, mục đích trong xã hội hiện đại có 2 cấp độ:
- Đối với xã hội là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài
- Đối với nhà trường là mô hình nhân cách con người mới mà nhà trường cần đào tạo với các đặc điểm là:
+ Có ý thức công dân, có tỉnh thần nhân ái, nhân văn
+ Có trình độ chuyên môn, khoa học kỳ thuật cao tay nghề vững vàng, lao động sáng tạo
+ Có cá tính và bản sắc riêng
+ Tự chủ năng động và thích nghỉ đối với người học
+ Phát huy tính tích cực, tự giác độc lập, sáng tạo của học sinh trong
học tập
~ Nội dung giáo dục cần đổi mới theo các xu hướng:
+ Hiện đại hóa, tích cực nội dụng môn học
+ Thực hiện phân hóa, cá biệt hóa nội dung dạy học
Trang 30Theo Nguyễn Nghĩa Dân: GD&DT có vị trí vai trò và trách nhiệm rất
quan trọng tạo nguồn nhân lực cho CNH-HĐH đất nước và thắng lợi trong hoạt động của tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà nước ta đã gia nhập
[8,tr 8-9]
Giáo dục phổ thông nước ta nói chung, giáo dục THPT nói riêng dang đứng trước nhiều thuận lợi và khó khăn Trên thế giới, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ và thông tin đã dẫn đến sự xuất hiện nhanh, nhiều tri thức xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng theo yêu cầu phát
triển mới nên tri thức sẽ trở thành quyền lực Bên cạnh đó là nguy cơ bùng nỗ
dân số, sự ô nhiễm môi trường, sự phát triển của các căn bệnh xã hội
HIV/AIDS, tỷ lệ giàu nghèo ngày càng gia tăng Tắt cả những điều đó đều
ảnh hưởng đến giáo dục Thực tiễn nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu về quy mô, chất lượng, về ĐNGV, QLGD Song
cũng phải nhìn nhận một cách khách quan là giáo dục THPT của ta vẫn còn lạc hậu, dạy học vẫn còn mang tính rập khuôn, máy móc, thiên về lý thuyết,
chưa tập trung vào thực hành; QLGD còn nhiều bất cập và yếu kém
1.4 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HĐDH Ở TRUONG THPT 1.4.1 Chế định giáo dục và đào tạo
Chế định giáo dục và đào tạo bao gồm : Các công ước, hiệp ước quốc tế
về giáo dục; Luật giáo dục, các văn bản dưới luật của nhà nước, chiến lược
phát triển giáo dục, các quy chế của ngành, các chính sách giáo dục của địa
phương và quy định của mỗi cơ sở giáo dục
Thực thi chế định GD&ĐT trong dạy học phải làm sao trong dạy học
Trang 31
định hướng để chủ thể giáo dục xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và
chương trình, thực hiện kế hoạch, vận dụng các phương pháp, tìm tòi các hình
thức tổ chức và xây dựng phương thức đánh giá kết quả giáo dục; đồng thời còn là tiền đề thúc đẩy mọi thành tố khác trong cấu trúc của quá trình giáo dục được phát triển
Như vậy chế định GD&ĐT được xem là phương tiện tiền dé dé thực
hiện mục đích giáo dục trong nhà trường
1.4.2 Bộ máy tổ chức và nhân lực Hoạt động của bộ máy tổ chức
Phân định cơ cầu tổ chức, sắp xếp đội ngũ và định ra các nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, từng cán bộ quản lý và cá nhân
~ Tổ chuyên môn (kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch giảng dạy của
các thành viên)
~ Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (phụ trách lớp) - Ban cán sự các lớp
Nhân lực day hoc
Người dạy thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch và đặc biệt là cải tiến phương pháp dạy Trong đó đặc biệt chú ý đến các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học
Người học thực hiện nề nếp học tập, thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ
học tập do nhà trường và người dạy quy định Trong đó, lưu ý đến các khâu
học tại lớp, học ngoại khóa tại trường, học tại nhà và cộng đồng; đồng thời
chú trọng các khâu chuẩn bị bải mới, hoc bai mới, thực hành vận dụng các tri thức đã được trang bị vào thực tiễn
Phẩm chất và năng lực của lực lượng giáo dục trong nhà trường (chủ yếu
Trang 32lực giáo dục của nhà trường Năng lực đó quyết định việc xác định đúng đắn
mục tiêu; lựa chọn và thực hiện nội dung chương trình kế hoạch: xây dựng môi trường xử lý thông tin; lựu chọn và đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với các nguyên lý, nguyên tắc và quy luật dạy học Như vậy, bộ
máy tổ chức và nhân lực giáo dục được xem là phương tiện quyết định để
thực hiện mục đích giáo dục.[3, tr 62]
1.4.3 Nguồn tài lực và vật lực giáo dục
Nguồn TL&VL giáo dục bao gồm: tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết
sản phẩm khoa học và công nghệ được các cơ quản lý GD&ĐT, các cơ sở
GD&ĐT, các đơn vị và mọi thành viên trong các cơ sở GD&ĐT huy động và
sử dụng để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của GD&ĐT nói chung và thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mỗi co sé GD&DT Nguồn TL&VL vừa
là cơ sở hạ tầng vừa là điều kiện tắt yếu để duy trì mọi hoạt động của bộ máy
tổ chức và nhân lực giáo dục trong việc thực hiện sứ mạng của GD&ĐT
Các yếu tố này chính là những phương tiện vật chất và kỹ thuật đề tạo ra sự phát triển chung cho một số thành tố khác trong quá trình giáo dục Nó còn là điều kiện vật chất và kỹ thuật mang tính tất yếu đề lực lượng giáo dục thực hiện được nội dung, chương trình, kế hoạch; đặc biệt là việc đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
Như vậy nguồn TL&VL giáo dục được xem là phương tiện tất yếu để
thực hiện mục đích giáo due [3, tr 62] 1.4.4 Môi trường giáo dục
Môi trường giáo dục bao gồm: mối quan hệ của nhà trường, gia đình và xã hội; vấn đề xã hội học tập, nhu cầu, yêu cầu nhân lực của cộng đồng và xã hội, cơ hội và thách thức, mối quan hệ hợp tác sự cạnh tranh phát triển, hoạt
Trang 33Để thực hiện tốt quá trình giáo dục, chủ thể quản lý giáo dục và chủ thể
giáo dục phải tận dụng và phát huy tác dụng các mặt tích cực của môi trường;
phải tìm mọi cách hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường đối với
giáo dục Vì thế phải vận động và tham gia thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục: xây dựng xã hội học tập (mọi người, gia đình, cộng đồng và xã hội
đều tham gia giáo dục); nắm bắt nhu cầu và yêu cầu nhân lực của cộng đồng và xã hội đồng thời tìm cách đáp ứng được các nhu cầu và yêu cầu đó; tận
dụng cơ hội và phản ứng thông mỉnh với những thách thức của thời đại đối
với giáo dục; xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững và phát triển, thực hiện cạnh tranh phát triển; đây mạnh các hoạt động tự vệ với những bất thuận của
tự nhiên (ô nhiễm môi trường thiên tai ) và của xã hội (dịch bệnh, các tệ nạn xã hội)
Như vậy môi trường giáo dục vừa là điều kiện, vừa là phương tiện cần
thiết để thực hiện mục đích giáo dục
1.4.5 Thông tin và truyền thông giáo dục
Thông tin và truyền thông giáo dục bao gồm những dữ liệu đã được xử lý về các lĩnh vực chế định GD&ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực, nguồn tài lực vật lực và môi trường GD&ĐT Thông tin và truyền thông giáo dục giống như một dạng “tài nguyên” cần khai thác để xây dựng và tạo sự bền vững cho các yếu tố khác; đồng thời đẻ chủ thể quản lý ra các quyết định quản lý thiết
thực và có hiệu lực cao
Thông tin và truyền thông trong giáo dục cũng như trong HĐDH nhằm
giúp thu thập, xử lý và chuyển tải kịp thời các thông tin về giáo dục và dạy
học đến chủ thể dạy học trong đó tập trung vào:
- Cập nhật những thay đổi về mục tiêu, nội dung, chương trình và sách
Trang 34
- Cập nhật thông tin về chất lượng và hiệu quả day học của nhà trường nói chung và của từng khối lớp, từng người dạy; trong đó lưu ý nhiều đến những phản ảnh của người học, người dạy, cộng đồng và xã hội về kết quả
dạy học
~ Cập nhật các thông tin về thành quả phát triển khoa học công nghệ trên thế giới và trong nước có liên quan đến nội dung, PPDH
Như vậy, thông tin và truyền thông trong giáo dục là phương tiện cấp
thiết để thực hiện mục đích dạy học
1.5 NHUNG NOI DUNG QUAN LY HDDH CUA HIEU TRUONG
TRUONG THPT
1.5.1 Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học
1.5.1.1 Quản lý thực hiện mục tiêu
Yêu cầu
Thực hiện mục tiêu giáo dục trong từng môn học, từng chương, từng bài
và từng tiết học Chú ý đến việc người dạy đề ra mục tiêu dạy học đối với
từng môn, từng chương, từng bài và từng tiết dạy Mặt khác, quản lý làm sao
để mục tiêu tổng thể và các mục tiêu bộ phận phải thể hiện trong các khâu
soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học; đồng thời gắn kết mục tiêu
dạy học với mục tiêu của các hoạt động mang tính điều kiện và phương tiện cho HĐDH
Hoạt động quản lý
~ Tổ chức việc thảo luận hoặc hội thảo nhằm thống nhất trong tổ bộ môn
- Chỉ đạo cho người dạy thể hiện được các mục tiêu của từng môn học, từng chương, từng bài và từng tiết học của mỗi môn học đó trong việc soạn
Trang 35- Chỉ đạo các bộ phận, chỉ đạo giảng dạy thực hiện được các yêu cầu của
bị dạy học để
người dạy về công tác thực hành, thí nghiệm và sử dụng thi
thực hiện mục tiêu dạy học
1.5.1.2 Quản lý thực hiện chương trình và nội dung môn học Yêu cầu
Nguyên tắc điều chỉnh nội dung là thực hiện giảm tải (mối quan hệ giữa
lượng trí thức và thời gian) tôn trọng tính hệ thống, đảm bảo sự én định, sự
nhất quán và không bị trùng lập
Đảm bảo tính phổ thông tính toàn diện, tính thích ứng của nội dung (cái
mà người học, cộng đồng và xã hội đang cần)
Chương trình dạy học phải thê hiện được những nội dung dạy học và nội
dung dạy học trong chương trình phải hướng tới mục tiêu dạy học
Hoạt động quản lý
~ Lựa chọn nội dung (đối với các cấp học đã được thống nhất về chương
trình và sách giáo khoa); chỉ đạo sao cho người dạy chọn lọc các tri thức thiết lung Từ đó định
iết và phải rèn luyện, nên
thực tính phổ thơng, tính tồn diện và tính thích ứng của nị
ra được kiến thức và kỹ năng nào người học phải
biết và nên rèn luyện Chỉ đạo người dạy thể hiện được các nội dung đã được
chọn lọc trong việc soạn bài, giảng bai và đánh giá kết quả của người học - Hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng môn học, không “giảm nhẹ” cũng không “nâng cao”, “mở rộng” hơn so với yêu cầu chương
trình
- Hiệu trưởng phải coi trọng tất cả các môn học, bảo đảm phân phối
chương trình: số tiết học, số bài học và trình tự thực hiện với những qui định
Trang 361.5.2 Quản lý giáo viên và hoạt động dạy
Quản lý người dạy bao gồm nhiều công đoạn, trải qua nhiều quá trình khác nhau trong đó bao gồm:
~ Quản lý hồ sơ ( lý lịch sơ yếu và lý lịch khoa học, văn bằng chứng
chỉ, các chế độ chính sách kèm theo ) của giáo viên theo quy định về công tác tổ chức cán bộ của Bộ nội vụ, Sở nội vụ và ngành giáo dục
~ Quản lý việc thiết lập quy hoạch đội ngũ giáo viên để định rõ được
nhu cầu và yêu cầu về số lượng chất lượng trình độ về đào tạo Để người
quản lý chủ động trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ giáo viên
~ Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để chuẩn hóa và nâng cao trình độ đào tạo nghiệp vụ sư phạm, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập theo phương châm giáo viên học để dạy và dạy để học, học suốt đời, học trong mọi điều kiện để trách tình trạng lạc hậu so với yêu cầu của xã hội
~ Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học: Là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và đảo tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học
- Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các hiệu phó xây dựng
các công cụ để quản lý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên
thông qua các loại hồ sơ: Lịch báo giảng tuần của giáo viên, số đầu bài của các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối học kỳ, số dự giờ thăm lớp
~ Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu
báo cáo hàng tuầi
„ tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay,
dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối
chương trình của Bộ Giáo dục và Đảo tạo qui định
- Hiệu trưởng quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên:
Trang 37chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới PPDH và ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học
- Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên Thường xuyên kiểm
tra công tác chuẩn bị bài của giáo viên thông qua việc ký duyệt giáo án hàng
tuần trước khi giáo viên bước lên lớp giảng dạy u trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên: thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp, trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của
giáo viên và thông tin phản hồi của học sinh trong học tập Vì vậy, để quản lý
giờ dạy của giáo viên trên lớp đạt hiệu quả, hiệu trưởng tổ chức công tác dự
giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên cùng với các lực lượng chuyên môn 'ổ chức dự
khác trong nhà trường tham gia với nhiều hình thức khác nhau:
giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức các hội thi giờ dạy tốt, nhằm quản lý được chất lượng dạy học trên lớp của giáo viên
~ Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh yêu cầu cụ thể:
Đánh giá chính xác kết quả dạy của người dạy (soạn bải giảng bài và việc đánh giá kết quả của người học của người dạy); đánh giá chính xác kết
quả học của người học về các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ; phát huy
được hoạt động tự đánh giá của người dạy và của người học cụ thể:
Quản lý người dạy thực hiện việc đánh giá kết quả của người học theo đúng các quy định của các cơ quan quản lý giáo dục nghiên cứu các quy định đánh giá kết quả học tập, thực hiện theo các quy định trên cơ sở giám sát của chủ thể quản lý dạy học
Tổ chức hoạt động đánh giá chất lượng và hiệu quả giảng dạy của
người dạy như: xây dựng tiêu chí đánh giá và định ra mức độ của từng tiêu
Trang 38hành đo và so sánh kết quả với từng mức độ trong các tiêu chí để đi đến các quyết định
1.5.3 Quản lý học sinh và hoạt động học
Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết học sinh
mới tích cực học tập Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức mà hoạt động học tập phải tạo ra cho học sinh Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy - học Vì vậy, quản lý hoạt động học của học sinh
là khâu quan trọng góp phan nâng cao chất lượng day học trong nhà trường
Quản lý hoạt động học tập của học sinh phải bao quát được cả không
gian và thời gian học tập để điều hòa cân đối chung Điều khiển chúng hoạt
động phù hợp với tính chat va qui luật hoạt động dạy và học Không gian hoạt đông học tập của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp đến ở nhà Thời gian hoạt động học của học sinh bao gồm giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hình thức học tập khác
Vấn đề quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra với Hi
iệu trưởng không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tỉnh thần trách nhiệm của nhà QLGD đối với sự nghiệp đào tạo thể hệ trẻ
* Một số yêu cầu trong quản lý hoạt động học của học sinh: Hoc sinh có tỉnh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn
Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh Hình thành được nền nếp học tập cho học sinh
Nâng cao chất lượng học tập cho toàn thê học sinh và từng học sinh
* Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh:
~ Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh hướng vào Chuyên cần; tỉnh thần th: những vấn học tập, tổ chức học tập, sử
Trang 39nội qui học tập của học sinh phải được tiến hành thường xuyên, chặt chế và có người chuyên trách
~ Phát động phong trào thi đua học tập, kết hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động các đợt thỉ đua theo chủ điểm với các nội dung thi đua nhằm thu hút học sinh vào học tập và các hoạt động vui chơi
~ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, chỉ đạo
giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành điều tra cơ bản về tình hình chất lượng học tập của học sinh, phân tích đánh giá tình hình đó Và tìm hiểu một số van dé sau:
Về thái độ đối với việc học tập, về sự phát triển trí lực, về các thói quen lao động học tập, về sự phát triển thể chất, về ảnh hưởng giáo dục gia đình, kiểm tra văn hóa đầu năm, quan sát hoạt động của học sinh trong trường,
trong giờ học, trò chuyện với học sinh , trong các buổi họp cha mẹ học sinh,
giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi với cha mẹ học sinh về những nội dung cần
tìm hiểu, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn có thể tạo ra
một tình huống và xem xét học sinh tự giải quyết tình huống như thế nào Từ kết quả điều tra, giáo viên chủ nhiệm có cơ sở vững chắc để xây dựng kế
hoạch chủ nhiệm
~ Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường đề quản lý hoạt động
học của học sinh, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh để đảm bảo cho các em có đủ thời gian học tập cần thiết trong ngày Có thể xây dựng qui ước về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp đỡ con em học tập, hướng dẫn cha mẹ học sinh biết đánh giá kết quả học tập của
học sinh
1.5.4 Quản lý các điều kiện dạy học
1.5.4.1 Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy hoc
Yêu cầu
Trang 40Kết hợp được các mối quan hệ giữa phát huy nội lực của người dạy và người học trong việc tự làm đồ dùng dạy học với việc cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đủ, đạt chuẩn về các yêu cầu khoa học, kỹ thuật, tính sư phạm và
phải hiện đại Hoạt động quản lý Quản lý họat động của phòng thí nghiệm và việc tổ chức thực hiện, thực hành trong HĐDH Quản lý các hoạt động của thư viện và việc giới thiệu, sưu tầm, tra cứu u khoa học khác
Quản lý hoạt động huy động, trang bị và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đề cải tiền PPDH
Tiến tới thực hiện giáo án và bài dạy điện tử; sử dung giáo án và triển khai bài dạy điện tử
1.5.4.2 Quản lý môi trường dạy học
các sách báo và các tài
Yêu cầu
~ Chủ thể quản lý dạy học, chủ thể dạy học và lực lượng day hoc trong trường đồng thuận, hỗ trợ sư phạm cho nhau
~ Tập thể người học là tập thể tự quản có hiệu quả
- Các lực lượng xã hội có trách nhiệm vào sự nghiệp phát triển nhà trường
~ Phát huy đuợc thế mạnh và giảm thiểu được bất thuận của môi trường
Hoạt động quản lý
~ Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và các lực lượng giáo dục trong
nhà trường đề xây dựng tập thể sư phạm nhà truờng thực sự đồng thuận với
mục tiêu "tất cả vì học sinh thân yêu”, xây dựng “trường học thân thiện học