Mục tiêu của đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hệ GDTX tại các trung tâm này, góp phần nâng cao chất lượng GD&Đt nói chung của tỉnh.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
x THANH TINH
BIEN PHAP QUAN LY
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC
TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN
TREN DIA BAN TINH KON TUM
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÊ QUANG SƠN
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 31 Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu 2 3
4 Khách thê và đối tượng nghiên cứu
5 Giả thuyết khoa học 6 1 8 Phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Cấu trúc luận văn
CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN ve VAN NDÊ NGHIÊN ( cú
1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU
1.1.1 Quan niệm của thế giới về giáo dục thường xuyên
`
1.1.2 Giáo dục thường xuyên ở nước ta qua các thời k TÔ
1.1.3 Tổng quam về vấn đề nghiên cứu a -
12 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI -222-s22.-ec 14
1.2.1 Quản lí và quản lí giáo dục
1.2.2 Khái niệm hoạt động dạy học -s.-eeeeee TÔ
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học
13 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Ở TRƯNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1.3.1 Giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục qu:
1.3.2 Mục tiêu hoạt động dạy học chương trình giáo dục thường xuyên
cấp trung học cơ sở, trung học phô thông ——Ắ 2#
1.3.3 Nội dung dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung
Trang 41.3.5 Đặc điểm của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên 30
14 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THUONG XUYEN 31 1.4.1 Mục tiêu quản li hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường „31 1.4.2 Nội dung quản lí hoạt động day h học ở Trung tâm giáo dục thường .32 Tiểu kết chương L - - 40 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT T BONG DAY HQC TAI CAC TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN
TREN DIA BAN TINH KON TUM 42
2.1 ĐẶC ĐIÊM PHÁT TRIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC ĐÀO
TẠO TỈNH KON TUM 222cc 142
2.1.1 Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội Xe 427
2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo -.44
2.2 TONG QUAN VE CAC TRUNG TAM GIÁO DỤC THUONG XUYEN xuyên xuyên
TREN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM +s2ssesrreeeerec 8U
2.2.1 Hệ thống các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Kon Tum - sự
hình thành và phát triển 221tr 50
2.2.2 Phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy 2:-.ss- c ŠÏ
2.2.3 Về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học Hi c ên |
2.2.4 Quy mô người học tại các trung tâm „.92
2.3 THUC TRANG HOAT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM S3
2.3.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu và khảo sát
Trang 5
2.4 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAY HOC TAI CAC TRUNG
TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TREN BIA BAN TINH KON TUM 60
2.4.1 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên 2c ỔỐ)
2.4.2 Quản lý hoạt động học tập của học viên
2.4.3 Quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy và học -.68 2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT T DONG DAY HOC TAI CAC TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN TREN DIA
BAN TINH KON TUM 69
Tiểu kết chương 2 "—
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT “ĐỘNG DẠY HỌC HE GIÁO DỤC THƯỜNG XUYEN TAI CAC TRUNG TAM GIÁO DỤC
THUONG XUYEN TREN DIA BAN TINH KON TUM 73
3.1 CÁC NGUYÊN TÁC ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP -c-ccss-c 73
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa -74
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 2222ssrccccccerrc.ceec TỂ
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn điện và hệ thống TS 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả -75
3.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM bóc
TRUNG TAM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYEN TREN DIA BAN TINH KON
TUM ¬ " T6 3.2.1 Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên về vai trò của hoạt động dạy học
Trang 63.2.4 Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với „82 học viên ca 3.2.5 Đồi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 86
3.2.6 Tạo động lực cho giáo viên và động lực học cho học viên 89 3.2.7 Đa dạng hóa các hình thức dạy học se 1 3.2.8 Gắn dạy học với hoạt động hướng nghiệp, dạy ngà 92
3.3 MOI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CÁP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THỊ CỦA CÁC 94 BIỆN PHÁP 295 Tiểu kết chương 3 sen es — -© KẾT LUẬN VÀ KHUYỀN NGHỊ a 98 1.KÉT LUẬN - - ¬ M 2 KHUYỀN NGHỊ ssn “
TÀI LIỆU THAM KHẢO ¬
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC csiq (BẢN SAO)
Trang 7CĐSP : Cao ding Su pham
DTTS : Dân tộc thiểu số
Trang 82 Số lượng học viên bô túc THPT ở các Trung tâm GDTX năm 52 học 2013-2014 +2 _ | Đôi ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ở các Trung tâm |_ GDTX năm học 2013-2014
Thống kê kết quả học lực, hạnh kiểm của học viên từ năm học 2.3 |2008-2009 đến năm học 2010-2011 khối GDTX chương trình | 59
Trung học phổ thông
2.4 | Kết quả tốt nghiệp bô túc THPT các năm 2013, 2012, 2011 sọ 2.5 | Khao sat về quản lý việc thực hiện CT, kế hoạch dạy học 60 2.6 | Khao sat vé quan lý giờ lên lớp của giáo viên 62
2.7 _ | Khảo sát về quản lý tô chuyên môn và đội ngũ giáo viên 63
2.8 | Khảo sát về quản lý việc kiểm tra, đánh giá học viên 64
2.9 | Khao sat vé quan lý hoạt động học tập của học viên 66
3.1 | Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 95
Trang 9Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến từ hàng ngàn năm và đã không ngừng hội nhập, phát triển Trong nền văn hiến đó, GD&ĐT con người
luôn luôn được cha ông ta đặc biệt quan tâm và chú trọng; trước hết là giữ gìn
tính truyền thống về bản sắc dân tộc; đồng thời tạo ra nhân lực, nhân tài đề cai
quản đất nước Ở mỗi thời kì lịch sử và mỗi một chế độ trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, việc giáo dục và đào tạo con người có thể chưa phải là
khoa học, còn mang nặng tính phong kiến; nhưng quy tụ lại mục đích chính là
để phát triển khả năng trí tuệ của con người, nhằm phục vụ cho lợi ích của xã
hội đương thời Là một đất nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, nhưng từ
khi có Đảng, đặc biệt là với tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
công tác giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước theo quan
điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được đặc biệt chú trọng
Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại mà điển hình là Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và để cao vai trò của giáo dục và đào tạo Tư tưởng
của Bác về giáo dục và đào tạo xuất phát từ mục đích cao cả của sự nghiệp
Cách mạng mà Người theo đuổi, thể hiện tính nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng, trong cuộc đời hoạt động của Người Thực vậy, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân
đoàn kết chống “Giặc đói, giặc đốt và giặc ngoại xâm” Theo Người: “Một
đân tộc dốt là một dân tộc yếu ”; vì vậy, “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội
phải biến một đất nước dốt nát thành một nước có nền văn hoá cao, khoa học
phát triển " Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học dé phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và
“Đảng cân chăm lo giáo dục đạo
Trang 10
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) đã xác định: “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu dé phat
huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển ” Trong một công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn về những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục, Ngân hàng thế giới đã kết luận: “Đâu œ vào giáo dục sẽ tích luÿ vốn con người, là chìa khoá để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu
nhập Giáo dục, đặc biệt là giáo dục cơ bản (Giáo dục phổ thông) cũng góp
phân làm giảm đói nghèo, nhờ tăng năng suất lao động của từng lớp lao động
nghèo, giảm sinh đẻ và tăng cường sức khoẻ, giúp mọi người cùng có cơ hội
tham gia đây đủ và hoạt động xã hội và phát triển kinh tế” (Ngân hàng thé
giới - 1997)
Trên cơ sở chiến lược của Đảng ta về phát triển giáo dục - đào tạo, nhằm
tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước; nhiều loại hình đào tạo, nhiều hình thức
đào tạo cùng với chiến lược xã hội hóa giáo dục được hình thành và phát
triển, trong đó có hình thức đào tạo và học tập của người học tại các Trung
tâm GDTX và học tập cộng đồng Thực vậy, cùng với giáo dục phô thông, với
mô hình giáo dục thường xuyên ở nước ta nó đã tạo cơ hội rất lớn cho tất cả
mọi đối tượng có nhu cầu học tập để thành thạo con chữ, tiếng mẹ đẻ, hội
nhập quốc tế và tri thức của nhân loại Sự xuất hiện của loại hình giáo dục
thường xuyên vừa đáp ứng được nhu cầu của người học, đồng thời phù hợp
với điều kiện về kinh tế vùng, miền của nước ta Về chất lượng của sản phẩm
đào tạo theo loại hình này so với giáo dục phổ thông có thể còn chưa được
Trang 11Tinh Kon Tum hiện có 7 Trung tâm GDTX trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh; trong những năm qua, các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh nhà đã có nhiều
đóng góp tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh
nhà Tuy nhiên, xét về tổng thể, số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực ở các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh còn thấp; công tác
tô chức, quản lí, các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực còn nhiều bất cập, khó
khăn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói
chung Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là
chưa có giải pháp, biện pháp tổ chức quản lí dạy học khoa học, hợp lí, đáp
ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn ở địa phương
Là một giáo viên đã tham gia công tác quản lí và dạy học lâu năm và hiện nay là giám đốc một Trung tâm GDTX tại một huyện trên địa bàn tỉnh
Kon Tum đã nhận thức rất rõ về những khó khăn, bất cập và hạn ché trong
công tác quản lí hoạt động dạy học tại các Trung tâm GDTX trên dia ban tỉnh,
nên luôn trăn trở và muốn tìm ra các biện pháp quản lí hiệu quả, góp phần nhỏ
của mình vào việc nâng cao chất lượng GD&ĐT tại các Trung tâm GDTX
đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản bản toàn diện của giáo dục trong giai
đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Biện pháp quản lý hoạt
động dạy học tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tĩnh Kon Tum làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí
Trang 12tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Kon Tum, trên cơ sở đó đề xuất các biện
pháp quản lí hoạt động dạy học hệ GDTX tại các trung tâm này, góp phần
nâng cao chất lượng GD&ÐT nói chung của tỉnh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu lí luận về Quản lí hoạt động dạy học tại các Trung tâm giáo
dục thường xuyên;
- Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học tại các Trung tâm
GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
- Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học tại các Trung tâm
GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí hoạt động dạy học tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn thuộc tỉnh Kon Tum
§ Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lí tác động đồng thời đến tất cả
các khâu của quá trình dạy học, thì có thể nâng cao chất lượng dạy học tại các
Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Trang 13và phát triển
6.1.2 Tiếp cận phức hợp trong Quản lí giáo dục
Phương pháp này thực chất là xem xét và phân tích đối tuợng trong mối
quan hệ biện chứng và tác động qua lại Trên cơ sở đó, xác lập các biện pháp
quản lý cần thiết và khả thi, để tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả 6.1.3 Tiếp cận quản lí chất lượng tông thể trong giáo duc
Thuật ngữ “Quản lý chất lượng tổng thể” (total quality management- TQM) da dugc tiến sỹ A.V.Faygenbaum đưa ra từ những năm 50 của thé ky
XX khi ông đang làm việc tại hang General Electric (Sở Giáo dịch chứng
khoán NewYork-Mỹ) Từ đó TQM luôn được các nhà nghiên cứu khoa học
quản lý giáo dục bàn đến và từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây,
TỌQM đã trở thành tâm điểm chú ý của các cơ sở giáo dục, vì TQM là mô hình
quản lý toàn bộ quá trình giáo dục để đảm bảo chất lượng từ đầu vào, quá
trình, cho đến đầu ra
6.2 Các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết trong nghiên
Trang 14- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
~ Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
6.3 Các phương pháp xử lý số liệu:
Dùng thống kê toán trong xử lí số liệu nghiên cứu
7 Phạm vi nghiên cứu
~ Nghiên cứu quản lí hoạt động dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phô thông tại các Trung tâm GDTX thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum;
~ Khảo sát thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học tại các Trung
tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2008 - 2013 và đề xuất các
biện pháp quản lí hoạt động dạy học cho giai đoạn 2013 - 2020 đáp ứng yêu
¡ mới giáo dục
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm GDTX trên
địa bàn tỉnh Kon Tum
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo; luận
văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu:
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các Trung tâm
giáo dục thường xuyên trên địa bàn tinh Kon Tum
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học hệ giáo dục thường
Trang 151.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CỨU
1.1.1 Quan niệm của thế giới về giáo dục thường xuyên
Sau hơn 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đã hình thành được một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối
hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa với đầy đủ các cắp học và trình độ đào
tạo Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương,
thức và nguôn lực, từng bước hội nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới
Từ một hệ thống giáo dục chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức đào tạo liên kết với nước ngoài Và việc “Học tập suốt đời” ở Việt Nam hiện nay được Đảng và nhà nước ta chỉ rõ là phải dựa trên năm trụ cột: Giáo duc chính quy, giáo dục vừa làm vừa học, giáo dục từ xa, các Trung tâm giáo đục thường xuyên và hệ thống các Trung tâm học tập cộng đông Giáo dục và dio tạo đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước,
bảo vệ tổ quốc và hợp tác quốc tế Trong những thành tựu đạt được của nền
giáo dục và đào tạo có sự đóng góp không nhỏ của giáo dục thường xuyên
Chất lượng giáo dục và đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng có lẽ quyết
định nhất vẫn là đội ngũ, cơ sở vật chất và những người trực tiếp làm công tác
quản lí ở các cấp, bậc học, ở các trường phỏ thông và các Trung tâm giáo dục
thường xuyên
Trên thế giới, trước những năm 1960, nền giáo dục của các nước chủ yếu là duy trì và phát triển loại hình trường, lớp chính quy Loại hình giáo dục nhà trường được đặc biệt chú trọng quan tâm Vào cuối của thế ki XX, những
Trang 16được Uỷ ban quốc tế về Giáo dục thế ki XXI do Jacquec Delors làm chủ tịch,
nêu ra trong báo cáo: “ọc rập: một kho báu tiêm ẩn” gửi lên UNESCO Thế
giới coi báo cáo này như một công bố quan trọng về một nền giáo dục lí tưởng trong tương lai Cốt lõi của ý tưởng về một xã hội học tập, trong đó việc học tập suốt đời là nội dung xuyên suốt, là phải có một nên giáo dục đáp ứng những thách thức của một thế giới thay đổi nhanh chóng, và để đạt điều này thì phải đưa con người trở lại nhà trường để ứng xử với những tình huống mới mẻ, nôi lên trong đời sống cá nhân hay đời sống nghề nghiệp của họ Đây
là việc làm cân thiết và hệ trọng, bởi không thẻ thỏa mãn được những yêu cầu của thế giới trong thế kỉ XXI nếu mỗi con người không học cách học Uỷ ban Quốc tế về Giáo dục thế ki XXI cho rằng, học tập suốt đời là một trong những
chia khóa mở cửa đi vào thế kỉ mới, coi học tập suốt đời là sức sống của xã
hội tương lai Cuối thế ki XX và trên một thập ki của thế ki XXI, nhân loại đang chứng kiến và hứng chịu hậu quả của các cuộc xung đột vũ trang, của chiến tranh cục bộ, của những cuộc đối đầu diễn ra liên tục, không tôn trọng, cuộc sống của người khác bởi sự bất cần biết lịch sử, truyền thống và những giá trị tỉnh thần của mỗi quốc gia Phải giải quyết thông minh và hòa bình những mâu thuẫn, những xung đột đã xảy ra, và nếu coi như đây là không
tưởng thì cần hiểu là một không tưởng hết sức cần thiết, trước hết là một ý
tưởng, là một tinh thần mới, và tiếp đến là những hành động hiện thực hóa ý
tưởng đó Nếu khơng, lồi người cứ luấn quản trong vòng nguy hiểm, bắt lực
trong việc thiết lập một nền hòa bình vĩnh hằng Năm 1972, Edgar Faure céng
bố tác phẩm: “Học để làm người Thế giới giáo dục ngày nay và ngày mai ”
Theo Edgar Faure làm người, tức là trở thành nhân cách, phải có những phẩm
Trang 17con người phải được coi như một kho báu tiềm ẩn trong mỗi người mà loài người phải khai thác triệt đề Một ý tưởng khác của Uỷ ban Quốc tế về Giáo
duc thé ki XXI là xã hội học tập giúp cho con người cập nhật và ứng dụng
thông tin, có khả nang thu hap, chon lọc, xắp xếp, quản lí và sử dụng thông
tin, biến thông tin thành tri thức của mình
Thế giới hiện đại bắt tay vào việc xây dựng xã hội học tập Công việc bắt
đầu từ năm 1972 khi Ủy ban Quốc tế về Giáo dục thế ki XXI đưa ra ý tưởng
về xã hội học tập Năm 1976, sau khi đưa ra báo cáo “Learning ro be”,
UNESCO da cho biên soạn nhiêu tài liệu để giải thích và cụ thể hóa tư tưởng
“Xây dựng xã hội học tập ” Năm 1977, Hội đồng Canada thuộc UNESCO đã
tô chức thảo luận về xã hội học tập, sau đó cho xuất bản tài liệu “2c /áp,
cùng nhau, suốt đời” (Appendre, ensemble, tout au long de la vie) Năm
2000, Ủy ban Châu Âu ở Lisbone công bố “ðj vong lực vẻ giáo duc và đào
tạo suốt đời” làm cơ sở cho các quốc gia thành viên xây dựng nên giáo dục theo hướng tiếp cận với giáo dục suốt đời (gắn giáo dục với đào tạo thành thể
thống nhất theo tinh thần tiền hành suốt đời)
Giới thiệu các mô hình xã hội học tập trong các nước thuộc EU và Phát
hành tài liệu “Học rập suốt đời - các thách đó” do Đại hội Mùa hè Châu Âu công bố Từ ngày 01 đến 02 tháng 4 năm 2000, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước G§ đã họp tại Tokyo - Nhật Bản đề chuẩn bị đệ trình đề án về giáo
dục, trong đó có chủ trương xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời Một
số nước đã xây dựng chính sách quốc gia về giáo dục người lớn và đào tạo
liên tục, quán triệt nguyên tắc giáo dục suốt đời như Canada, hoặc xây dựng và ban hành Luật Giáo dục mới như Han Quốc và năm 1999 - Thái Lan
Trang 18cả đời, không giới hạn trong vòng đầu của thời niên thiếu, mà là quá trình tiếp
tục suốt cuộc đời Giáo dục suốt đời bao gồm cả việc học tập có mục đích và
ngẫu nhiên của cả đời Trong những năm đầu của thế ki XXI, nhiều nhà
nghiên cứu chỉ đề cập tới ý tưởng “hướng đới xã hội học tập” Towards a
Learning Society) Họ cho rằng, lúc này, xã hội học tập chưa thể trở thành
một thực thể giáo dục, mà còn đang một quan niệm “mo”, can van dụng uyên chuyển đề đổi mới (Renovation) hoặc cải cách (Reforme) đối với nền giáo
dục hiện có, trước hết là giáo dục người lớn
1.1.2 Giáo dục thường xuyên ở nước ta qua các thời kì a Thời kỳ Bình dân học vụ và Bồ túc văn hóa
Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, ngày 8 tháng 9 năm 1945
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban bố Sắc lệnh về
“Bình dân học vụ”; đây là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân Để
phục vụ chiến dịch xóa nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9, khoá huấn luyện giáo viên 8inh đân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh được mở tại Hà Nội Lúc này, vì nhà nước còn non trẻ, ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào sức dân là chính, người đi học được miễn phí, giáo viên không nhận lương Các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế gỗ,
hoặc mây, tre đặt quanh bàn, quanh chiếc phản và cánh cửa, tắm ván mộc làm
bảng đã thành lớp học Tại những nơi có nhiều người qua lại, như các ngõ
xóm, cổng đình, công làng, người ta viết các chữ cái bằng vôi trên mẹt, nong
nia treo lên cây để ai đi qua cũng có dịp nhẩm, ôn các chữ đã học Để thúc
giục người dân học chữ, một số nơi còn dựng “cổng mù” ở đầu chợ Người
muốn vào chợ phải thử đọc chữ, ai đọc được thì được đi công chính, ai chưa
Trang 19tiếp tục chống mù chữ, mặt khác thực hiện bổ túc văn hoá đẻ nâng cao trình
độ cho mọi người Như vậy, thời kì “Binh dân học vụ ” được Đảng và Bác Hồ của chúng ta phát động từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 9 năm 1959 đã cơ bản hoàn thành xóa nạn mù chữ cho mọi người và sau đó là nâng cao trình độ văn
hố cho cơng - nông và đội ngũ cán bộ của Đảng chính quyền và đoàn thẻ
Thời kì bỗ túc văn hóa được kế tiếp từ phong trào “Bình đân học vụ” và
được chia làm hai thời kì Nhiệm vụ của công tác bổ túc văn hóa là nâng cao
trình độ văn hóa cho cán bộ và người dân lao động, đặt cơ sở cho việc giáo
dục tư tưởng chính trị, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ kinh tế, văn hoá, xã hội trên quy mô lớn, mở rộng công tác phô biến kỹ thuật đây mạnh sản xuất và tăng cường khả năng quốc phòng bảo vệ tổ quốc
+ Giai đoạn từ tháng 9/1959 đến tháng 9/1989
Đây là một thời kì có một giai đoạn nước ta chưa thống nhất, vì vậy ngoài giáo dục phổ thông thì việc học theo loại hình bổ túc văn hóa cũng còn
gap nhiều khó khăn Phải đến sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước năm 1975, cùng với giáo dục phô thông, học tập theo loại hình bỗ túc
văn hóa được mở rộng đi vào chiều sâu và người học có điều kiện thuận lợi hơn khi học tập
+ Giai đoạn từ tháng 9/1989 đến tháng 11/1993
Thời kì này giáo dục bổ túc văn hóa được sáp nhập từ hệ thống các
trường Bồi dưỡng giáo dục; các trường đào tạo tại chức và các Trung tâm dạy
nghề với nhiệm vụ:
Tiếp tục chống nạn mù chữ nhằm giúp cho mọi người từ 15 đến 35 tuôi
đạt được trình độ học vấn tối thiểu, biết sử dụng kỹ năng đọc, viết trong đời sống bình thường hàng ngày
Trang 20năng liên quan đến việc phát triển cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội
'Tổ chức các hình thức giảng dạy, học tập tri thức phổ thông cơ bản gắn
với nghề nghiệp theo quy định của cấp học, lớp học nhằm tăng thêm khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục đối với nhu cầu học tập của thanh - thiếu niên đã phổ cập giáo dục cấp 1, không có điều kiện khã năng học tiếp trong nhà trường phô thông
ø Thời kỳ Giáo dục thường xuyên
Dé phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, của giáo dục và đào tạo
và nhu cầu của người học, ngày 24 tháng 01 năm 1993 Chính phủ nước ta đã
ban hành Nghị định số 90/CP về Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong đó tại Điều 1 của Nghị định đã nêu rõ: “Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
~ Giáo dục mầm non: Nhà trẻ, mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học chuyên ban; ~ Giáo dục chuyên nghiệp: Trung học chuyên nghiệp, trung học nghề,
đào tạo nghề;
~ Giáo dục đại học: Cao đẳng, đại học, sau đại học;
~ Giáo dục thường xuyên
'Về Giáo dục thường xuyên, tại Điều 4 của Nghị định 90/CP được nêu rõ: “Giáo dục thường xuyên được thực hiện bằng nhiều hình thức (như không tập trung, không chính qui, tại chức, bổ túc, tự học, từ xa ) nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng những yêu cầu phát triển
kinh tế và xã hội, khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật Khi đạt đầy
Trang 21Đến nay, tắt cả các tỉnh, thành trên cả nước đã có Trung tim GDTX tir cấp quận, huyện, đến tỉnh và thành phó Trải qua hơn 60 năm xây dựng và
trưởng thành, từ “Binh đân học vụ”, đến “Bồ túc văn hóa” đến nay là “Giáo đục thường xuyên”, nền giáo dục Cách mạng Việt Nam đã khăng định sự phát
triển không ngừng đi lên, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ
quốc, đổi mới đất nước và hòa nhập quốc tế 1.1.3 Tổng quam về vấn đề nghiên cứu
Bằng kinh nghiệm thực tiễn và cơ sở luận chứng khoa học, nhiều bài
viết, tài liệu về quản lí giáo dục ở trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được chia sẻ Trong đó đáng chú ý là cuốn Những bài giảng vẻ
Quản lí trường học của Hà Sĩ Hồ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1985
Đến năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn Quản lí nhà
nước vẻ giáo duc, lí luận và thực tiễn của tác giả Đặng Bá Lãm Và Trần
Kiểm, Bùi Minh Hiền với cuốn Quản lí và lãnh đạo nhà trường, Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, Hà Nội - 2006 Gần đây (2010), Nguyễn Phúc Châu đã viết
cuốn Quán lí quá trình sư phạm trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, Hà Nội Và mới nhất là giáo trình Đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục của tác giả Trần Kiểm, do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội
ấn hành Cùng với các giáo trình, tài liệu trên đây, nhiều tham luận bàn về công tác quản lí nhà trường nói chung và các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã được bàn đến tại các hội nghị và đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
Một số công trình tiêu biểu về đề tài Quản lí hoạt động dạy học tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và luận văn khoa học đã được công bố mà chúng tôi đã có dịp tiếp cận như:
Trang 22lượng dạy học” (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam — 2008) Một số luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục như: “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp khu vực miền núi Quảng Ngãi” (2012) của Nguyễn Vũ Hoàng “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của học viên tại Trung tâm hướng nghiệp và Giáo
dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh” (2010) của Trần Văn Sọi.v.v
Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trong hoạt động
dạy học chương trình giáo dục thường xuyên bậc trung học tại một địa bàn của tỉnh có tính đặc thù là miền núi, cùng sâu, vùng xa Trên cơ sở đó vừa là đánh giá thực trạng, vừa là xây dựng các biện pháp quản lí dạy học phủ hợp
với người học và đặc điểm của tỉnh Kon Tum 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1 Quản lí và quản lí giáo dục
a Khái niệm về quản lý
Công tác quản lí có thể nhìn nhận và xem xét ở nhiều góc độ, nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng tựu trung lại là: “Quản lí là hệ thống tác động
có chủ định, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lí đến đối
tượng quản lí, nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội
của đối tượng quản lí để đạt được mục tiêu quản lí trong một môi trường luôn
biến động” Quản lí có các chức năng cơ bản sau đây:
~ Chức năng kế hoạch
Trang 23đại chúng ta, bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hoá”
(Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, NXB Sự thật, Hà Nội, 1956, tr.56)
Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 2001, kế hoạch
hoá là “làm cho phát triển một cách có kế hoạch” “Kế hoạch hoá trong giáo
dục là áp dụng sự phân tích hệ thống và hợp lý các quá trình phát triển giáo
dục với mục đích làm cho giáo dục đạt được các kết quả và có hiệu quả phù
hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ của người học và xã hội đặt ra”
(Education Planning, Mexico, 1990)
Cơng tác kế hoạch hố gồm các hoạt động sau: Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch, tái kế hoạch hố Cơng tác kế hoạch hố được thực hiện thơng qua các bản quy hoạch và kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những
mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ (thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển
một quá trình và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả
những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó Nói một cách đơn giản, xây dựng kế
hoạch là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào
làm và ai sẽ làm cái đó Xây dựng kế hoạch bao gồm các bước: tiền kế hoạch,
chân đoán, hình thành bản kế hoạch, hoàn chỉnh bản kế hoạch
- Chức năng tổ chức, chỉ đạo
Chức năng tô chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo
những cách thức nhất định nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra theo kế
Trang 24Về chỉ đạo, trên cơ sở tô chức, sắp xép, người quản lí phải định hướng và đề ra các biện pháp chỉ đạo, hình thức chỉ đạo, phân cấp quản lí đề giải quyết tốt có hiệu quả ý đồ và kế hoạch tổ chức đã định hướng và xây dựng
- Chức năng kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục có giá trị không chỉ cho người dạy, người học mà còn cả nhà quản lý Đây là khâu cơ bản và then chốt để nâng, cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn giáo dục, kiểm tra
đánh giá chưa được giáo viên, học sinh sử dụng xứng tầm giá trị sư phạm của
nó Kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy
học sẽ bị lái theo cái đó
b Khái niệm về quản lý giáo dục
- Giáo dục là gì? Theo các giáo trình về giáo duc hoc ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền
đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người” Là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác
động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và
lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích,
mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội
~ Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ
chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay
một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thé quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả
nhất Quản lí giáo dục được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Trang 25~ Nguyên tắc này có nghĩa là quản lý nhà nước về giáo dục phải bảo dam
lợi ích của nhân dân lao động Các quyết định phải xuất phát từ lợi ích đó,
biến các lợi ích, các nguyện vọng của nhân dân, các nguyện vọng của nhân
dân lao động thành hiện thực Tính giai cắp còn thể hiện ở chỗ trong quản lý giáo dục phải thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Như
vậy, theo tỉnh thần trên đây, các chủ trương, chính sách của chủ thể quản lý giáo dục các cấp phải theo đường lối của Đảng, cụ thẻ hóa đường lối đó trong
sự nghiệp phát triển giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục giữ vững mục tiêu
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục, chống khuynh hướng “hương mại hóa”, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục và không truyền bá tôn
giáo trong giáo dục
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Hai khía cạnh của nguyên tắc dân chủ đó là: Một mặt phải tăng cường
quản lý tập trung, thống nhất trong toàn quốc trong việc quản lý triển khai những chủ trương lớn, trọng yếu về giáo dục; mặt khác, phát huy và mở rộng
đến mức cao nhất quyền chủ động của các
ip, các ngành, các địa phương,
các cơ sở giáo dục và quần chúng nhân dân trong việc giải quyềt các vấn đề
trọng yếu nói trên bằng nhiều hình thức, phương tiện tiềm tàng của mình “Dân chứ” trong quan lý giáo dục bao hàm sự nghiệp giáo dục là của toàn dân, nhân dân tham gia xây dựng và quản lý giáo dục (phải sử dụng nhiều hình thức),
~ Nguyên tắc này đòi hỏi trong quản lý giáo dục phải kết hợp tập trung và dân chủ trong việc tổ chức các cơ quan quản lý giáo dục và cả trong việc chỉ đạo thực hiện quá trình giáo dục nói chung, quá trình quản lý giáo dục nói
Trang 26+ Nguyên tắc tính khoa học
Đây là một nguyên tắc không thể thiếu được trong công tác quản lí nói
chung và quản lí giáo dục, và các cơ sở giáo dục nói riêng trong hệ thống giáo
dục quốc dân của nước ta Đảm bảo được tính khoa học chính là vận dụng tốt
giữa lí luận và thực tiễn; giữa kinh nghiệm và tính hiệu quả và logic của khoa
học Nguyên tắc khoa học nó còn được thê hiện và chỉ phối từ tính kế hoạch
của công tác quản lí giáo dục và quản lí nhà trường
+ Nguyên tắc tính hiệu quả, thiết thực và cụ thể
Nói đến nhà lãnh đạo, quản lý nhà trường người ta thường nhắn mạnh
đến kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm quản lý chung chung mà ít nói
đến quản lý như là một công việc được tiến hành một cách bài bản mang tính
chuyên nghiệp Người quản lí, lãnh đạo ngoài năng lực thực sự cũng cần phải
có “khiếu”
Tính chuyên nghiệp của người lãnh đạo, quản lý nhà trường không phải là cái gì đó quá phức tạp, khó thực hiện Để đạt tới tính chuyên nghiệp thì mỗi
cán bộ quản lý cần phải được xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của của tô chức,
của chính mình, đồng thời phải hiểu rõ công việc của cán bộ, giáo viên Tính chuyên nghiệp của người quản lý không chỉ được đánh giá ở bản thân người quản lý Một điều ai cũng có thể đễ dàng nhận ra rằng, tính chuyên nghiệp của
ban thân người quản lý sẽ “cảm nhiễm” đến toàn bộ tổ chức trong đó có các
thành viên của tổ chức và vì thế tính chuyên nghiệp của người quản lý sẽ
được thể hiện qua tính chuyên nghiệp của mỗi cán bộ giáo viên và toàn bộ tổ
chức nhà trường
Trong quản lý nhà trường, từ trước đến nay thường coi trọng và đặt lên
hàng đầu vốn kinh nghiệm quản lý Kinh nghiệm ấy được tích lũy qua quá
trình công tác, qua sự học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước Người
Trang 27và quản lý một nhà trường Điều cơ bản hơn là trong quan niệm của bản thân
người quản lý cũng cho rằng chỉ cần có kinh nghiệm quản lý là đủ để trở thành một nhà quản lý giỏi Lẽ đĩ nhiên, kinh nghiệm là yếu tố quan trọng,
không thể thiếu trong quá trình quản lý Kinh nghiệm giúp người quản lý rút
ngắn được thời gian “mò mẫm” đẻ tìm ra biện pháp quản lý nhà trường theo
khuôn mẫu định sẵn
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi có nhiều sự thay đổi đang diễn ra
ở xung quanh chúng ta như là một quy luật, một tất yếu Các yếu tố kinh tế -
chính trị, văn hóa, xã hội thường xuyên biến động Hội nhập kinh tế quốc tế,
hội nhập quốc tế về giáo dục đang đặt ra những thách thức đối với các nhà
quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng Không phải nhà
quản lý nào cũng nhận thấy điều này và đặt ra như là một thách thức đối với
nhà quản lý Vì vậy, để đạt tới tính chuyên nghiệp, bản thân những nhà quản
lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng cần nắm bắt được những vấn đề có tính quy luật để hành động theo quy luật
1.2.2 Khái niệm hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học bao gồm quá trình giảng dạy của giáo viên và quá
trình học của học sinh, hay nói cách khác là của người học Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, quy định sự tồn tại của nhà
trường Nếu không có hoạt động dạy học của người thầy và hoạt động học của
học sinh thì không có nhà trường (cơ sở giáo dục)
~ Hoạt động dạy của người giáo viên là hoạt động lãnh đạo, sự tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi, khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của chính mình
~ Hoạt động học của học sinh là quá trình tự giác, tích cực, chủ động, tự
Trang 28biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thé
hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình
Hai quá trình này không tách rời nhau mà là một quá trình hoạt động
chung nhằm hình thành nhân cách của con người mới, đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục Trong quá trình họat động chung đó, người giáo viên
đóng vai trò lãnh đạo, tô chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
để giúp họ tự khám pha ra tri thức Tất nhiên người giáo viên còn có chức năng cung cấp cho người học tri thức, nhưng chỉ khi nào thật cần thiết Song chức năng này không phải là chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình dạy
Người giáo viên phải suy nghĩ để giúp học sinh sử dụng những trỉ thức,
những kinh nghiệm mà họ thu thập được qua các phương tiện thông tin đại
chúng, qua cuộc sống, kết hợp với tri thức giáo viên cung cấp cho đề tạo nên sự hiểu biết của bản thân mình
Phối hợp với hoạt động của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ
động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm
vững tri thức, hình thành kỳ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và
những phẩm chất đạo đức của con người mới Chính học sinh chứ không phải
người nào khác phải tự mình làm ra sản phẩm giáo dục Tính chất hành động,
của họ có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu
Từ đó có thể rút ra định nghĩa quá trình dạy học như sau: Quá trình dạy
học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên,
người học tự giác, tích cực, chủ động tự tô chức, tự điều khiển hoạt động của
mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy - học Đề hoạt động dạy và học đạt
kết quả nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, cơ
Trang 29~ Chương trình phải cơ bản, thiết thực và cập nhật được sự phát triển của
khoa học, kinh
„ xã hội; chú trọng thực hành, vận dụng, gắn với thực tiễn
- Sách giáo khoa không chỉ là tài liệu cung cấp kiến thức, mà là tài liệu
giúp học sinh tự học, tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự khám pha,
vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo Vì vậy, việc biên soạn sách
giáo khoa phù hợp với đối tượng của loại hình giáo dục là cần thiết mà người biên soạn, quản lí giáo dục và các giáo viên phải thực sự thấm nhuần điều
này
- Đổi mới phương pháp dạy học chú trọng phát huy tính tích cực, độc
lập, sang tạo của người học, chú ý tính phân hóa trong dạy học là đối tượng
học viên giáo dục thường xuyên
- Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá; đảm bảo tính chính xác, khách
quan, công bằng, minh bạch để đánh giá đúng thực chất việc học của học sinh Nội dung kiểm tra phải sát với chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng;
phối hợp hợp lý các hình thức kiểm tra để đạt được các yêu cầu, tiêu chí kiểm
tra, đánh giá Kiểm tra đánh giá phải toàn diện cả về khối lượng và chất lượng
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực tư duy đặc biệt là năng lực tự
học Kiểm tra đánh giá chính xác khách quan sẽ giúp giáo viên thu thập thông
tin, góp phần điều chỉnh phương pháp, hình thức và cách thức tô chức dạy học để đạt mục tiêu môn học ở mức độ cao hơn
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là những tác động của chủ thể quản lý vào hoạt động dạy học được tiền hành bởi người dạy, người học và sự hỗ trợ của
các yếu tố khác nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học
Đối tượng quản lí là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của
Trang 30hệ thống trí thức khoa học; rèn luyện ki năng, kỉ xảo; phát triển toàn diện
nhân cách
a Nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học
- Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện;
- Tạo động lực, môi trường, điều kiện thuận lợi, kích thích tỉnh thần lao
động sáng tạo của đội ngũ giáo viên;
- Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên với
sự quản lí thống nhất của các cán bộ quản lí nhà trường;
- Đảm bảo chất lương dạy học một cách bền vững;
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
b Yêu cầu quản lý hoạt động dạy học
p trung chủ yếu vào hoạt + Xác định mô hình quản lý rõ rằng: Quản lý p với giáo viên và gián tiếp với
động dạy của giáo viên; trong đó là trực
học sinh; thông qua quản lý hoạt động dạy để quản lý hoạt động học Dạy tốt,
học tốt là cốt lõi của quá trình quản lí
+ Năm vững và bám sát mục tiêu dạy học của cấp học và từng khối lớp
Đảm bảo quản lý song song cả hai mặt dạy và học Tạo và duy trì khuôn khổ kỷ cương nhà trường nhưng vẫn đảm bảo phát huy tính chủ động sáng tạo của
giáo viên và học sinh
+ Tiếp cận lý luận giáo dục và lý luận quản lý giáo dục hiện đại Vận trong giáo dục
dụng có hiệu quả các phương tiện quản lý hiện đại, tiền e Quản lí hoạt động dạy của giáo viên
~ Quản lí kế hoạch, chương trình dạy học từng học kì và cả năm học;
Trang 31~ Quản lí việc chuẩn bị kế hoạch và bài dạy của giáo viên;
~ Quản lí việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên;
~ Quản lí phương pháp dạy học, phương tiện dạy học của nhà trường;
~ Quản lí công tác sinh hoạt tô chuyên môn hàng tuần, tháng, học kì và
năm học;
~ Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên;
~ Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh dam
bảo khách quan, chính xác;
~ Quản lí các điều kiện đảm bảo và hỗ trợ hoạt động dạy học 4 Quản lí kế hoạch, chương trình dạy học
Kế hoạch dạy học là văn bản quy định mang tính pháp lí về thành phần
các môn học trong nhà trường, trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và lịch thời gian của năm học
Chương trình các môn học của các cắp học là văn bản có tính pháp lí quy định mục tiêu môn học, quan điểm chính của việc xây dựng chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, về phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh
Vi vay, người quản lí phải nắm vững kế hoạch, chương trình dạy học của cấp học Việc nắm vững kế hoạch, chương trình dạy học tạo tiền đề to lớn trong việc tiến hành công tác quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học trong nhà trường diễn ra đúng trọng tâm, hợp lý Đồng thời giúp chủ thể quản lí có
thể
n hành nhiều hoạt động khác có hiệu quả Ngoài chương trình và kế
hoạch năm học đã được xây dựng mang tính lịch trình, chú ý việc cập nhật,
triển khai tốt những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của
Trang 32e Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn
'Việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch của chủ thẻ quản lý là hết sức quan trọng vì nó giúp giáo viên xây dựng được một kế hoạch, chương trình dạy học
đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình, yêu cầu đã được đề ra Việc
hướng dẫn phải được thực hiện một cách hợp lý, đúng đắn và nhanh chóng
Các loại kế hoạch chuyên môn:
~ Kế hoạch chuyên môn của nhà trường;
- Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn (năm học, học kỳ, tháng, tuần);
- Kế hoạch dạy học của giáo viên (bao gồm: Kế hoạch dạy học năm học
và hàng tuần và kế hoạch dạy học từng bài học cụ thể)
Trên cơ sở hướng dẫn, xây dựng kế hoạch, tiến hành duyệt kế hoạch,
chương trình dạy học của tô chuyên môn và giáo viên bằng việc phê chuẩn
hoặc văn bản thông báo công khai để tổ chức thực hiện
g Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu và kiểm tra việc thực hiện
Thời khóa biểu là sự cụ thể hoá thời lượng phân phối chương trình trên thời khoá
lêu của đơn vị mình Vì vậy cần: Đảm bảo thời gian cho giáo viên thực hiện đúng và đủ chương trình
Phân công trách nhiệm cho cấp phó và các tổ trưởng chuyên môn theo
dõi, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình dạy học Kịp thời xử lý các sự cố ảnh hưởng tới việc thực hiện chương
trình
1.3 HOAT DONG DAY HQC CHUONG TRINH GIAO DỤC THƯỜNG XUYÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1.3.1 Giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trang 33Như ở phần 1.1.2 đã trình bày trên đây, Trung tâm GDTX ngày nay là sự kế thừa và phát triển từ phong trào “Bình đân học vụ”, “Bồ túc văn hóa” và
đến tháng 11/1993 bắt đầu hình thành các Trung tâm GDTX trên cơ sở Nghị
định 90/CP, ngày 24/11/1993 của Chính phủ
Để phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của loại hình GDTX, ngày 02 tháng 01 năm 2007 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ” theo Quyết định số
01/2007/QĐ-BGDĐT trong đó được nêu rõ Trung tâm GDTX là gì?; chức
năng, nhiệm vụ, cơ cầu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, cán bộ,
giáo viên và nhân viên
b Vị trí của Trung tâm giáo dục thường xuyên
Theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm
giáo dục thường xuyên” được nêu rõ: “Trung tâm giáo dục thường xuyên là
cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân Trung tâm giáo
dục thường xuyên bao gồm Trung tâm GDTX quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm GDTX cấp huyện), Trung tâm
GDTX tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm GDTX cấp tỉnh) Trung tâm GDTX có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.”
e Về khái niệm giáo dục thường xuyên
Theo ƯNESCO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: “Giáo dục thường
xuyên bao gồm tắt cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc
cần có sau xoá mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học” Thực chất của GDTX là
chính sách xã hội của một xã hội hiện đại, trong đó học tập là quyền của con
Trang 34thông, kết nối và được tiến hành không đứt đoạn nhờ sự dan xen và liên tục
của sự học ở mỗi con người được gọi là giáo dục thường xuyên
Ở một số nước, trong đó có Việt Nam, lại gộp các loại hình học tập không chính quy vào khái niệm GDTX Từ cách hiểu này, chúng ta sẽ thấy lôgíc hình thức trong nhận thức về nền GDTX ở nước ta như sau:
Giáo dục thường xuyên là một hệ thống gồm các loại hình học tập thuộc
phạm vi giáo dục tiếp tục Do vậy, GDTX không bao hàm các hình thức giáo
dục chính quy trong hệ giáo dục ban đầu Nói đến giáo dục thường xuyên, người ta hiểu rằng đó là giáo dục tiếp tục
- Việc phô cập giáo dục cho thế hệ trẻ được đây mạnh, nhờ vậy đến năm
2010 về cơ bản, nước ta đã phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuôi và việc học “cưỡng bức” này sẽ áp dụng cho cấp trung học (hoàn chỉnh) vào khoảng đến
năm 2020 Còn GDTX chủ yếu dành cho người lớn, trong trường hợp này
GDTX trùng khớp với giáo dục người lớn
- Theo Luật giáo dục 2005, giáo dục tiếp tục bao gồm mọi loại hình giáo
dục không chính quy Do tính chất bắc cầu trong quan niệm nói trên nên nói
đến GDTX là ai cũng hiểu rằng đó là giáo dục không chính quy Cách biểu hiện trên đã được quy định trong Luật Giáo dục 2005 của nước ta
“Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục,
học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ
học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đề cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm, tự tạo việc làm và thích nghỉ với đời sống xã hội” (Điều 44 Luật GD- 2005)
Cùng với giáo dục phô thông, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách về đầu
tư và phát triển GDTX, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội
Trang 35d Chite ning ciia Trung tim giéo duc turing xuyén
Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, tỉnh, thành có hai chức năng cơ bản sau đây:
+ Chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục: Tạo cơ hội học tập nhằm
thỏa mõa nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của mọi người, trong đó có
những người không có điều kiện tiếp tục học tập ở các lớp chính quy;
+ Chức năng tư vấn về Giáo dục thường xuyên trong phạm vi huyện, thị
xã, tỉnh, thành phố Với chức năng này, Trung tâm giáo dục thường xuyên giữ
vai trò như một cơ sở giáo dục cùng cấp về quản lí hành chính
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương và dân số, nhu cầu
học tập của người học; Trung tâm GDTX xây dựng kế hoạch, đề xuất với cơ quan quản lý giáo dục về kế hoạch tổ chức các cấp học, lớp học phù hợp với quy mô, nhu cầu và khả năng đảm nhiệm của trung tâm
e Nhiệm vụ của Trung tâm giáo dục thường xuyên 1 Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:
+ Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ;
chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại
Trang 362 Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề
xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các
chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng
3 Tổ chức các lớp học theo các chương trình GDTX cấp THCS và
THPT quy định tại điểm d Khoản I của Điều này dành riêng cho các đối
tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch
hằng năm của địa phương
4 Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao
động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập
5 Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống GDTX
Ngoài năm nhiệm vụ trên đây, Trung tâm GDTX nếu có đủ điều kiện về
cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lí phù hợp với yêu cầu của từng ngành
thì được Tô chức liên kết đào tạo về trung cấp, cao đăng, đại học theo phân
cấp, đúng pháp luật và được thề hiện trên hợp đồng kí kết
1.3.2 Mục tiêu hoạt động dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phỗ thông
Điều 44 Luật Giáo dục 2005 của nước ta nêu rõ: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn
thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và
thích nghĩ với đời sống xã hội
Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo dục cho mọi
người, xây dựng xã hội học tập Việc coi GDTX là một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định
Trang 37dựng cả nước trở thành xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng
thời, gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: Giáo dục chính quy và
GDTX của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó GDTX thực hiện các
chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học
tập suốt đời, học tập liên tục của mọi người công dân sẽ là một bộ phận có
chức năng quan trọng, làm tiền đề đề xây dựng xã hội học tập”
1.3.3 Nội dung dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp
trung học cơ sở, trung học phỗ thông
Theo Thông tư số 26/2010/TT.BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDTX đáp ứng yêu cầu của
người học, cập nhật kiến thực, kỹ năng, chuyển giao công nghệ bao gồm 5
chương trình cụ thể đó là: Chương trình giáo dục pháp luật; chương trình giáo
dục văn hóa - xã hội; chương trình giáo dục bảo vệ môi trường; chương trình
giáo dục bảo vệ sức khỏe và chương trình giáo dục phát triển kinh tế
Thực tế nội dung dạy học chương trình GDTX cấp THCS, THPT tại địa
phương tập trung chủ yếu là: Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của
người học, bao gồm: Cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp
vụ; chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân 'Vụ Giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ chủ trì biên soạn các tài liệu dưới dạng các chuyên đề phục vụ cho việc triển khai thực hiện chương trình trên tại các Trung tâm GDTX và Trung tâm học tập cộng đồng Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của các chương trình trên, các chuyên đề được biên
soạn theo tinh thần đáp ứng yêu cầu của người học với tinh thần: Cần gì học
nấy, cần trước học trước những vấn đề thiết thực, sát sườn, phù hợp với thực
Trang 381.3.4 Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học chương trình giáo
dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phỗ thông
- Hình thức học tập tại Trung tâm GDTX bao gồm: Vừa làm, vừa học; học từ xa; tự học có hướng dẫn Thời gian học tập bao gồm các lớp ban ngày
và các lớp buổi tối, trong đó có các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần để
phủ hợp với quỹ thời gian của người học
- Phương pháp dạy học kết hợp phương pháp truyền thống với phương
pháp hiện đại; chú trọng sử dụng thiết bị dạy học, công nghệ thông tin trong
dạy học, quan tâm chú trọng đến cá nhân người học, khuyến khích phương
pháp tự học, tự nghiên cứu của người học theo hướng dẫn và gợi ý của giáo
viên
1.3.5 Đặc điểm của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên
- Đặc điểm chính của học viên Trung tâm GDTX là trong cùng một lớp
học, cấp học nhưng độ tuôi không đồng đều Trong đó có học viên do kết quả
thi chuyển cấp chưa đạt được mức điểm chuẩn theo quy định của trường
tuyển sinh; có học viên do điều kiện và hoàn cảnh gia đình nên việc học bị
gián đoạn không liên tục; cũng có nhiều học viên vừa đi làm vừa đi học, nhu
cầu của việc học là bổ túc kiến thức để thi tốt nghiệp đẻ lấy văn bằng, chứng
chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân chuẩn bị cho việc học ở cấp cao hơn
- Về kiến thức phổ thông không đồng đều, thậm chí có nhiều học viên
chưa nắm vững kiến thức cơ bản của môn học ở cấp dưới, vì vậy trong quá
trình giảng dạy của giáo viên phải đặc biệt chú trọng đến tính đặc thù của đối
tượng
~ Hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và công việc hàng ngày cũng đã
không ít chỉ phối đến việc học của đối tượng này
Vì vậy, để đạt được mục đích bổ túc kiến thức, nâng cao chất lượng học
Trang 39tập của người học cũng như sự phối hợp của gia đình, địa phương và ngành Giáo dục và Đào tao
1.4 QUAN Li HOAT DONG DAY HOC 6 TRUNG TAM GIAO DỤC
THUONG XUYEN
1.4.1 Mục tiêu quản lí hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên
Học tập là một trong những nhu cầu cốt yếu, đồng thời cũng là quyền lợi
chính đáng của mỗi người Xây dựng xã hội học tập để tạo điều kiện cho mỗi
người dân có thể học tập suốt đời, học tập bất kỳ ở đâu là điều mà mọi quốc gia tiên tiến trên thế giới đều đang hướng tới Ở Việt Nam bên cạnh việc phát triển việc giáo dục ở các cấp học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, cao
đăng và đại học,
iệc học tập tại các Trung tâm GDTX và Trung tâm học tập
cộng đồng cũng được hết sức chú trọng
Mục tiêu chính của công tác quản lý hoạt động dạy học ở các Trung tâm GDTX là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi trung tâm nói riêng và của việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung của ngành GD&ĐT Đây được xem là nhiệm vụ chính, trọng tâm của ngành, trong đó có nhiệm vụ của
trung tâm Vì vậy, cần chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương
pháp dạy học;
khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; thực hiện tốt việc
ôi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên;
kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên và học tập của người học Đồng thời với những công việc trên đây cần chú trọng đến đầu tư và trang bị
cơ sở vật chat, thiết bị, đồ dùng dạy học và công tác quản lí Để đạt được mục
tiêu trên đây, nội dung của công tác quản lí tại Trung tâm cần tập trung các
Trang 401.4.2 Nội dung quản lí hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên
«a Quản lí nội dung, kế hoạch dạy học
- Kế hoạch dạy học là văn bản quy định thành phần các môn học trong
nhà trường, trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của
năm học
- Chương trình các môn học của các cấp học là văn bản quy định mục
tiêu môn học; là quan điểm chính của việc xây dựng chương trình môn học,
chuẩn kiến thức, kỳ năng môn học; là gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh
+ Nắm vững kế hoạch và phân phối chương trình dạy học của cấp học
'Việc nắm vững kế hoạch, chương trình dạy học tạo tiền đề to lớn trong
việc tiến hành công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch day hoc trong nha
trường diễn ra đúng trong tâm, hợp lý Đồng thời giúp chủ thể quản lý có thể
tiến hành nhiều hoạt động khác có hiệu quả
Người làm công tác quản lí, trực tiếp là Giám đốc Trung tầm cần nắm
được:
~ Nguyên tắc cầu tạo chương trình dạy học của cấp học Nguyên tắc cấu tạo, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đặc trưng của chương trình dạy học môn học
- Kế hoạch dạy học từng môn, lớp học (phân phối thời gian, quy định về
hình thức day hoc, kiém tra, ôn tập, thực hành, thi)
- Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đảo tạo