Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Chất lượng phân tích tín dụng tại Vietinbank chương dương
Trang 1Trước hết em xin chân thành cảm ơn Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Chương Dương, đặc biệt là Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điềukiện cho em vào thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thựctập để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy qua bốn năm học của quýthầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là thầy cô của khoa Tàichính – Ngân hàng Em xin cảm ơn cô Trương Thị Hoài Linh đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa sâu,mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như còn hạnchế về kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót Do đó,để luận văn được hoàn chỉnh hơn, kính mong được những ý kiến đónggóp chân tình của giáo viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo Ngânhàng.
Em xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị trong Chi nhánh Ngânhàng Công thương Chương Dương dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnhphúc Kính chúc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương ngàycàng lớn mạng và phát triển bền vững.
Xin chân thành cám ơn!
Ngày 28 tháng 4.năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trương Quang Hải
Trang 3LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐIVỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI 2
1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 2
1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 2
1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1.3 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng 3
1.1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động tín dụng 8
1.2 Phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Khái niệm phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp 9
1.2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu 9
1.2.3 Đặc điểm của phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp 23
1.3 Chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàngthương mại 24
Trang 41.3.2.3 Thời gian phân tích tín dụng 26
1.3.2.4 Tính chính xác, toàn diện, khách quan 26
1.3.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng phân tích tín dụng đối vớidoanh nghiệp tại NHTM 27
1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan 27
1.3.3.2 Nhân tố khách quan 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍNDỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGCHƯƠNG DƯƠNG 30
2.1 Khái quát về Chi nhánh Vietinbank Chương Dương 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam 30
2.1.1.2 Lịch sử hình thành của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương 33
Trang 52.1.3.5 Một số công tác khác tác động tới kết quả kinh doanh 44
2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tạiChi nhánh Vietinbank Chương Dương 48
2.2.1 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánhVietinbank Chương Dương 48
2.2.1.1 Các nghiệp vụ tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánhVietinbank Chương Dương 48
2.2.1.2 Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánhVietinbank Chương Dương 50
2.2.1.3 Rủi ro tín dụng khi cho vay doanh nghiệp của Chi nhánhVietinbank Chương Dương 54
2.2.2 Phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánhVietinbank Chương Dương 56
2.2.2.1Quy trình phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp của Chinhánh Vietinbank Chương Dương 56
2.2.2.2 Chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánhVietinbank Chương Dương 65
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tín dụng doanh nghiệpcuả Chi nhánh Vietinbank Chương Dương 68
Trang 6CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂNTÍCH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CHINHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình phân tích tín dụng 71
3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự 71
3.2.3 Cải thiện chất lượng thông tin đầu vào 72
3.2.4 Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật phân tích phù hợp 72
3.3 Một số kiến nghị 73
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 73
3.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý 73
3.3.1.2 Hỗ trợ Ngân hàng trong công tác thanh lý tài sản 73
3.3.1.3 Hỗ trợ Ngân hàng trong công tác thu thập thông tin 73
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 74
3.3.2.1 Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật 74
3.3.2.2 Tăng quyền tự chủ cho các NHTM, các Chi nhánh NHTM 74
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương VN 74
3.3.3.1 Hoàn thiện công tác thông tin 74
3.3.3.2 Hỗ trợ chi nhánh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 8Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Chương Dương 36Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động Chi nhánh Vietinbank Chương Dương
2006-2008 39Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản Chi nhánh Vietinbank Chương Dương 2008 40Bảng 2.1: Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh Vietinbank
Chương Dương 2008 43Bảng 2.2: Số lượng giao dịch chuyển tiền của Chi nhánh Vietinbank
Chương Dương 2006-2008 47Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo khách hàng 2008 50Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo ngành hàng 2008 54Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh Vietinbank
Chương Dương 66Biểu đồ 2.6: Tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương
qua các năm 67
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọngtrên nhiều phương diện Mới đây, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)Ben Bernanke đã tuyên bố, sớm nhất thì cũng phải đến cuối năm 2010 kinh tếtoàn cầu mới có thể hồi phục.Đương nhiên, Việt Nam cũng không thoát khỏivòng xoáy của “cơn bão” khủng hoảng, và Chính phủ đã thực hiện một loạtbiện pháp để kích thích nền kinh tế.
Cộng thêm việc Chính phủ vừa đề ra chính sách cho vay hỗ trợ lãi suấtvà bảo lãnh tín dụng (nằm trong gói kích cầu 1 tỷ USD), dự kiến các khoảntín dụng sẽ tăng vọt trong thời gian sắp tới Bởi vậy, các quy trình phân tíchtín dụng chất lượng cao sẽ là một mũi tên trúng 2 đích: vừa đảm bảo nguồnvốn hỗ trợ đến đúng địa chỉ, qua đó thúc đẩy nền kinh tế, vừa duy trì sự ổnđịnh cho hệ thống Ngân hàng
Từ thực tế kể trên, rõ ràng các Ngân hàng cần có giải pháp hữu hiệu đểđưa các khoản cho vay đến đúng địa chỉ, mà trực tiếp nhất là nâng cao chấtlượng phân tích tín dụng Sự thực là hoạt động này vốn luôn là ưu tiên hàngđầu của các Ngân hàng từ xưa đến nay, nhưng trong tình hình hiện tại thìcông tác phân tích tín dụng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nhất là,hiện nay tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương còn tồn tại một số vấn đề.Vì vậy, chuyên đề “Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanhnghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương” được lựa chọn nhằm đónggóp thêm một quan điểm, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác phân tích tín dụng của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương
Trang 10CHƯƠNG 1
CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụtài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán –và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế
Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua năm 1997và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (đượcthông qua ngày 15/6/2004) thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác cóliên quan”, còn “hoạt động ngân hàng” được hiểu là “hoạt động kinh doanhtiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sửdụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngânhàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chínhsách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác Ngân hàng nói chungvà Ngân hàng thương mại nói riêng có 3 chức năng chính như sau:
- Trung gian tài chính: Trong nền kinh tế, luôn tồn tại hai loại chủ thể,một loại có chi tiêu và đầu tư vượt quá thu nhập, nghĩa là cần bổ sung vốn,còn một loại có thu nhập lớn hơn chi tiêu, như vậy họ có tiền để tiết kiệm.Tuy nhiên, không phải lúc nào hai loại chủ thể trên cũng có thể tiếp xúc
Trang 11trực tiếp với nhau, do đó cần đến trung gian tài chính để kết nối người tiếtkiệm với người đầu tư
Với chuyên môn, khả năng thẩm định thông tin của mình và sự không hoànhảo trong hệ thống tài chính, Ngân hàng thương mại là tổ chức thích hợp nhất đểđóng vai trò trung gian tài chính, bằng cách đi huy động vốn trước khi cho vaylại để hưởng chênh lệch lãi suất Khi đó, Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa làngười cho vay
- Tạo phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán chính là mộttrong những chức năng quan trọng nhất của tiền tệ Tuy nhiên, việc in tiền là độcquyền của Bộ Tài chính, hoặc Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng thươngmại không có khả năng tự tạo ra các giấy bạc của riêng mình Dù vậy, Ngânhàng thương mại vẫn có khả năng tạo ra phương tiện thanh toán, hay nói cáchkhác là làm gia tăng tổng cung tiền bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng)
Thông qua hoạt động nhận gửi và cho vay, hệ thống Ngân hàng thương mạisẽ làm tăng cung tiền, tuy nhiên mức độ gia tăng này là bao nhiêu thì còn phụthuộc vào tỷ lệ dự trữ của các Ngân hàng Trong trường hợp lý tưởng, nếu mỗiNgân hàng đều dự trữ lượng tiền mặt bằng 10% tiền gửi thì số nhân tiền m sẽ cógiá trị bằng 10
- Trung gian thanh toán: Trong đa số các trường hợp, việc thanh toán bằngtài khoản (chuyển khoản) tiện dụng và dễ quản lý hơn rất nhiều so với thanh toánbằng tiền mặt Để có thể tiến hành thanh toán qua tài khoản, thì vai trò của cácNgân hàng là không thể thiếu Thông qua các công cụ như thanh toán bằng séc,ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ ATM… Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay tại hầu hết các quốc gia
1.1.1.3 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nềnsản xuất hàng hóa, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy cung
Trang 12cấp và lưu thông hàng hóa Có rất nhiều cách hiểu về hoạt động tín dụng, tuynhiên một cách chung nhất thì tín dụng là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa cácchủ thể, trong đó chủ thể này chuyển cho chủ thể khác quyền sử dụng mộtlượng tiền tệ (hoặc hàng hóa), theo những điều kiện nhất định mà hai bêncùng đồng ý
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từNgân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chiphí nhất định Về ý nghĩa thì khái niệm tín dụng rộng hơn cho vay Thực tế,cho vay chỉ là một trong nhiều hình thức cấp tín dụng, bởi còn có nhiều hìnhthức khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán…
Tất cả những nghiệp vụ này đều là việc Ngân hàng cho phép khách hàngsử dụng vốn của mình, xuất phát từ sự tin tưởng nhất định đối với kháchhàng
Theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật các tổ chức tín dụng thì “hoạt động tín dụng” là việc tổ chức tín dụng sửdụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng Trong đó, “cấptín dụng” là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng mộtkhoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác
Dù thế nào, tín dụng ngân hàng cũng có các đặc trưng sau:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang ngườisử dụng.
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là ngân hàng khi chuyển giaoquyền sử dụng vốn cho khách hàng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽtrả cả gốc và lãi đúng hạn
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị cho vay, tức là ngườiđi vay phải trả thêm một khoản lãi bên cạnh phần vốn gốc
Trang 13- Tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Những vănbản xác định quan hệ tín dụng thực chất là một dạng lệnh phiếu, theo đó bênđi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán
*Phân loại tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêuthức khác nhau.
+ Căn cứ vào thời hạn cho vay: Phân loại tín dụng theo thời gian có ýnghĩa hết sức quan trọng, vì thời hạn tín dụng liên quan rất mật thiết đến tỷ lệsinh lời cũng như rủi ro của các khoản tín dụng, hay kể cả khả năng hoàn trảcủa khách hàng Có thể phân chia như sau:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn từ 12 tháng trởxuống, thông thường để tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp, hoặccác nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Nhìn chung, tín dụng ngắn hạn cótỷ trọng lớn nhất
- Tín dụng trung hạn: Thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm Chủ yếu đượcdùng để tài trợ cho các tài sản cố định, hoặc đầu tư vào các dự án mới có quymô tương đối nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Từ 5 năm trở lên, dùng để đáp ứng các nhu cầu dàihạn như xây dựng nhà ở, mua sắm những thiết bị có thời gian sử dụng lâu,đầu tư các dự án lớn…
Tất nhiên, việc phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối vì có nhiềukhoản cho vay không xác định trước được chính xác thời gian
+Căn cứ theo hình thức tài trợ: Tùy theo hình thức tài trợ, tín dụng cóthể được chia thành cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, baothanh toán…
- Cho vay: Là việc Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng, với cam kết hoàntrả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định Có thể cho vay thấuchi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức….
Trang 14- Chiết khấu: Là hình thức cấp tín dụng trong đó Ngân hàng nhận cácchứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền nhất định, thông thườngnhỏ hơn mệnh giá của chứng từ được chiết khấu Phần chênh lệch chính là lợinhuận mà Ngân hàng được hưởng
- Bảo lãnh: Là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng (bên bảo lãnh) vớibên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho khách hàng (bên được bảo lãnh), nếu khách hàng không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh
- Cho thuê: Là việc Ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàngthuê lại theo những thỏa thuận nhất định Sau một thời gian, khách hàng phảitrả cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng.
- Bao thanh toán: Là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụngcho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việcmua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tronghợp đồng mua, bán hàng hóa (Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN)
+Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
- Tín dụng không có đảm bảo: Là loại hình tín dụng không cần có tài sảnthế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Điều đó có nghĩa, việc chovay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng (tín chấp) Thông thường, cho vay tínchấp chỉ được áp dụng đối với các khách hàng lớn, đã có quan hệ lâu năm vớiNgân hàng, hoặc các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ (mà Chínhphủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo).
- Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng dựa trên cơ sở các bảođảm như thế chấp, cầm cố… hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba Ngân hàngphải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo, bởi đây lànguồn thu nợ để bù đắp trong trường hợp khách hàng không thực hiện đượcnghĩa vụ trả nợ
Trang 15+ Căn cứ theo mức độ rủi ro: Để phân loại theo tiêu thức này, các Ngânhàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ về đánh giá rủi ro Theo khoản6, điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước, tổchức tín dụng cần tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu kháchhàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chứctín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Cáckhoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất mộtphần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổchức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
+Căn cứ theo mục đích cho vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được chia thành các loại sau
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêudùng cá nhân, có thể chia nhỏ ra thành cho vay mua nhà, mua ô tô, hỗ trợ duhọc…
- Tín dụng công nghiệp & thương mại: Là loại hình cho vay phục vụ sảnxuất kinh doanh công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
- Tín dụng nông nghiệp: Là loại hình cho vay để trang trải các khoản chiphí sản xuất trong hoạt động nông nghiệp
+Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
Trang 16- Tín dụng có thời hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn trả nợ địnhtrước, được xác định rõ trong hợp đồng Có thể có một hoặc nhiều kỳ hạn trảnợ (nợ được trả thành một hoặc nhiều lần).
- Tín dụng không có thời hạn cụ thể: Có thể do Ngân hàng yêu cầu, hoặcngười đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưng cần phải thông báo trướccho Ngân hàng một khoản thời gian hợp lý
* Những phương pháp phân loại kể trên cho thấy tính đa dạng, hoặcchuyên môn hóa trong cấp tín dụng của các Ngân hàng Trong xu hướng đadạng hóa hoạt động, các Ngân hàng có thể đồng thời mở rộng phạm vi tài trợvà duy trì những lĩnh vực mà mình có lợi thế Với việc phân loại tín dụng hợplý, các Ngân hàng cũng dễ dàng theo dõi mức độ rủi ro và sinh lợi gắn liềnvới mỗi lĩnh vực tài trợ, từ đó đề ra chính sách tín dụng phù hợp
1.1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động tín dụng
Tuy nhiên, những lý thuyết trên chỉ đúng với các mô hình Ngân hàng cổđiển Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế và khoa học công nghệ hiện đại,hoạt động của Ngân hàng thương mại đã trở nên vô cùng đa dạng Bên cạnhnhững nghiệp vụ truyền thống như tín dụng, huy động vốn, làm trung gian thanhtoán, các Ngân hàng hiện đại còn tham gia đầu tư ủy thác, tư vấn tài chính, kinhdoanh vàng và ngoại tệ….
Không chỉ có thế, trên đường xây dựng một mô hình tập đoàn tài chính –ngân hàng đa năng, nhiều Ngân hàng thương mại VN đã mở rộng đầu tư sangchứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… bằng cách thành lập những công ty con,hoạt động trong các lĩnh vực riêng biệt với trung tâm là ngân hàng mẹ Dù vậy,đối với bất kỳ Ngân hàng nào tại VN nói riêng và trên thế giới nói chung thì tíndụng vẫn là hoạt động cơ bản, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản cũngnhư lợi nhuận Vì thế, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng có xu hướng tậptrung nhiều nhất vào hoạt động tín dụng, và đây luôn là mối quan tâm lớn nhấtcủa các Ngân hàng thương mại
Trang 171.2 Phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại1.2.1Khái niệm phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu
Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủiro nhất của Ngân hàng thương mại Tuy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khácnhau, những rủi ro này đều làm giảm thu nhập của Ngân hàng Vì thế, Ngânhàng cần cân nhắc và thẩm định kỹ lưỡng, ước tính mức độ rủi ro và sinh lờitrước khi quyết định cấp tín dụng Phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp làquá trình đánh giá toàn diện về nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, xem liệuchúng có phù hợp với những quy định của Ngân hàng hay không, có khả nănghoàn trả đúng hạn hay không, đồng thời qua phân tích đó Ngân hàng xác địnhđược mức độ rủi ro trong quá trình cho vay
Mục tiêu của phân tích tín dụng là xác định khả năng và ý muốn hoàn trảcủa người nhận tín dụng, nói cách khác là xác định rủi ro và các biện pháphạn chế rủi ro
Phân tích tín dụng là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu khôngmuốn nói là quan trọng bậc nhất trong số các nghiệp vụ Ngân hàng Đây làhoạt động liên quan đến trách nhiệm của nhiều phòng ban, bộ phận, do đó quitrình phân tích tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau
+Được xây dựng và thống nhất trong phạm vi toàn bộ Ngân hàng, tránhviệc tùy tiện, duy ý chí Quy trình này phải được ban lãnh đạo Ngân hàngthông qua và phổ biến tới các bộ phận có liên quan
+ Được xây dựng chi tiết trong nội dung phân tích, tránh chung chung.Mỗi bộ phận, cá nhân trong Ngân hàng đều nhận thức được rõ vai trò, nhiệmvụ của mình
+ Toàn bộ quy trình phải được xây dựng nhằm thực hiện các nguyên tắctín dụng ngân hàng
1.2.1.2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Trang 18Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyêntắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời
+Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn lẫn lãi trong một thời gianxác định Các khoản tín dụng của Ngân hàng cấp cho khách hàng có nguồngốc từ tiền gửi của những khách hàng khác, mà khoản này thì Ngân hàng phảicam kết hoàn trả Do đó, người nhận tín dụng cũng phải thực hiện đúng camkết hoàn trả, đó là điều kiện để Ngân hàng tồn tại và phát triển
+Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích đã thỏathuận với Ngân hàng, không trái các quy định của pháp luật nói chung và củaNgân hàng Nhà nước nói riêng.
+Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án sử dụng vốn vay (hoặc dự án đầutư) có hiệu lực Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để tuân thủ nguyên tắcthứ nhất Sử dụng vốn vay có hiệu quả thể hiện được khả năng trả nợ củakhách hàng, và các khoản tài trợ của Ngân hàng phải gắn liền với việc hìnhthành tài sản của người vay
1.2.1.3 Quy trình phân tích tín dụng
Quy trình tín dụng được đặt ra để chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phântích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng Quy tình này bao gồm nhiều bướccó quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi bước bao gồm nhiều giai đoạn được xâydựng một cách khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của Ngânhàng Về thực chất, quy trình tín dụng chính là các bước (hoặc nội dung côngviệc) mà cán bộ tín dụng, các bộ phậ có liên quan trong Ngân hàng phải thựchiện khi cân nhắc tài trợ cho khách hàng
+Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng
Đây là một trong những bước quan trọng nhất, vì nó quyết định chấtlượng của phân tích tín dụng Nghiệp vụ này chủ yếu liên quan đến thu thậpvà xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng và hoạt động kinh doanh của
Trang 19khách hàng Những vấn đề chính cần quan tâm có thể kể đến năng lực sửdụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sởhữu tài sản cũng như khả năng đảm bảo cho món vay
Phương pháp áp dụng:
- Phỏng vấn trực tiếp Bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp giữa Ngân hàng vàngười vay vốn, tham quan nhà xưởng, văn phòng, cơ sở hạ tầng… trao đổivới những người có liên quan, xem xét khả năng thế chấp… Phương phápnày giúp loại trừ phần nào những báo cáo gian dối, kiểm chứng lại thông tinmà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ xin cấp tín dụng.
- Mua hoặc tìm kiếm thông tin thông qua các trung gian Có thể thu thậpthông tin qua cơ quan quản lý, các đối tác của khách hàng, các tổ chức đánhgiá chuyên nghiệp… Phương pháp này thường được sử dụng với các kháchhàng mới, lần đầu làm việc với Ngân hàng
- Phân tích các thông tin có được từ báo cáo của người vay Đươngnhiên, Ngân hàng cần cẩn trọng khi phân tích theo phương pháp này, bởingười đi vay rất có thể sẽ bóp méo số liệu để dễ dàng nhận được khoản tíndụng hơn
+Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa bên nhận tàitrợ (khách hàng) với bên cung cấp tài trợ (Ngân hàng), với nội dung chủ yếulà Ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (hoặc hạn mứctín dụng) trong một khoảng thời gian nhất định, với lãi suất có thể được xácđịnh trước hoặc không Đây là văn bản mang tính pháp luật, xác định quyềnvà nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân theo cácquy định pháp lý Do đó, cả hai bên đều phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khiquyết định ký kết hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng bao gồm những nội dung chính sau:
Trang 20- Thông tin về khách hàng- Mục đích sử dụng khoản vay
- Số lượng tín dụng: Là số tiền (hoặc hạn mức tín dụng) Ngân hàng camkết cấp cho khách hàng Số lượng tín dụng này có thể được chia nhỏ thànhnhiều phần, cấp trong các khoản thời gian khác nhau và dưới nhiều hình thứctiền tệ khác nhau.
- Lãi suất tín dụng (nếu lãi suất có thể thay đổi thì phải xác định rõ cácđiều kiện thay đổi).
- Các khoản phí: Để nhận được tín dụng, khách hàng có thể phải trả mộtsố khoản phí như phí thẩm định, ký quỹ… khiến cho mức lãi suất phải trảcao hơn thực tế
- Thời hạn tín dụng: Là thời hạn mà trong đó Ngân hàng cam kết cấp chokhách hàng một khoản tín dụng Có thể được tính từ thời điểm đồng vốn đầutiên của Ngân hàng được chi ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng đượcthu về Khi kết thúc thời hạn này, Ngân hàng có thể xem xét lại quan hệ tíndụng với khách hàng
Thời hạn tín dụng có thể được chia thành thời gian đầu tư, thời gian ânhạn và trả nợ (có thể chia thành nhiều kỳ hạn nợ nhỏ) Nếu tín dụng được cấpdưới hình thức chiết khấu thương phiếu, thời hạn tín dụng là thời hạn còn lạicủa thương phiếu Nếu là bảo lãnh, thời hạn tín dụng chính là thời gian cóhiệu lực của bảo lãnh (được thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh) Nếu là chothuê tài sản, thời hạn này được tính từ lúc Ngân hàng giao tài sản đến lúckhách hàng trả đủ tiền thuê
- Các loại đảm bảo: Cần ghi rõ các nội dung quan trọng có liên quan đếnđảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán tài sản đảm bảo,phương thức thẩm định giá, bảo hiểm tài sản đảm bảo….
- Giải ngân: Cần xác định các điều kiện và kỳ hạn giải ngân Ngân hàng
Trang 21có thể cấp vốn một lần vào đầu kỳ, hoặc chia nhỏ ra thành nhiều khoản tíndụng tùy theo điều kiện cụ thể của khách hàng.
- Điều kiện thanh toán: Là cách thức thanh toán tiền gốc và lãi Bao gồmthời điểm thanh toán, phương thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt….),địa điểm thanh toán hay loại tiền tệ thanh toán (VNĐ, USD…)
+Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Ngân hàng có trách nhiệm cấp tín dụng cho khách hàng sau khi đã ký kếthợp đồng tín dụng Kèm theo đó, Ngân hàng phải tiến hành kiểm soát việc sửdụng vốn của khách hàng Mỗi khoản vay cần được kiểm tra định kỳ để bảođảm rằng nó đang hoạt động theo đúng dự kiến, rằng khách hàng đang tuântheo đúng hợp đồng tín dụng, rằng tình trạng của khoản vay không xấu đi
Để kiểm soát các khoản vay một cách chính xác, cần liên tục thu thậpthông tin Có thể là từ báo cáo giữa kỳ, từ việc kiểm tra tài khoản của doanhnghiệp từ việc điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh…Thông qua các biệnpháp này, cần phải định kỳ thẩm tra giá trị và tình trạng hiện tại của tài sảnthế chấp, tình hình hoạt động của khách hàng Ngoài ra, phải kiểm soát các kỳgiải ngân theo hạn mức tín dụng hoặc cam kết vay vốn để chắc chắn rằng vốnvay được sử dụng đúng mục đích
Nếu chất lượng khoản cho vay bị đe dọa, Ngân hàng cần có biện pháp xửlý kịp thời như thu hồi một phần vốn vay, ngừng giải ngân, yêu cầu kháchhàng bổ sung tài sản thế chấp, giảm bớt số tiền vay, ký quỹ thêm một khoảntiền… nhằm đảm bảo an toàn tín dụng
+Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới
Khi Ngân hàng thu hồi hết số tiền gốc và lãi, quan hệ tín dụng đã kếtthúc Một khoản tín dụng được coi là an toàn khi khách hàng hoàn trả đầy đủvà đúng hạn gốc và lãi Tuy nhiên, nếu khách hàng không thể hoàn thànhnghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng phải xem xét, tìm nguyên nhân và đưa ra giải
Trang 22pháp nhằm thu hồi khoản cho vay
- Nếu khách hàng cố tình gian dối, lừa đảo, chây ỳ… không chịu trả nợ,Ngân hàng cần áp dụng biện pháp mạnh là thanh lý tài sản cầm có, thế chấphoặc thậm chí khởi kiện ra tòa
- Nếu khách hàng gặp rủi ro khách quan, dẫn đến tổn thất và không trảđược nợ thì Ngân hàng có thể xem xét việc gia hạn nợ, hoặc cho vay thêm đểgiúp khách hàng khắc phục khó khăn về mặt tài chính
1.2.2 Các nội dung phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp
1.2.2.1Phân tích khách hàng vay vốn
Phân tích khách hàng vay vốn là việc phân tích các yếu tố trong quá khứ, hiệntại và triển vọng trong tương lai của khách hàng, nhằm đưa ra một nhận địnhbao quát về hiện trạng của khách hàng Nhìn chung, để đánh giá về kháchhàng xin vay vốn, Ngân hàng thường dựa trên năng lực pháp lý, uy tín, khảnăng quản trị, tình hình sản xuất kinh doanh, tiềm năng phát triển và năng lựctài chính của khách hàng
1.2.2.1.1 Đánh giá uy tín của khách hàng
Trong giao dịch tín dụng, khái niệm uy tín liên quan tới thái độ sẵn sàngtrả nợ và ý thức thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng Cho dùkhách hàng có năng lực tài chính tốt, nhưng không sẵn sàng hoàn trả vốn vaycho Ngân hàng thì Ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn Dođó, Ngân hàng cần lựa chọn khách hàng có uy tín tín dụng tốt
Đối với doanh nghiệp, ngoài phương án sản xuất – kinh doanh hiệu quảvà độ rủi ro của lĩnh vực hoạt động, cần xét thêm cả uy tín của chủ doanhnghiệp, ban lãnh đạo cũng như những người có ảnh hưởng lớn đến doanhnghiệp Ngoài ra, có thể dựa vào kết quả đánh giá, xếp hạng tín dụng doanhnghiệp của Ngân hàng hoặc do các tổ chức độc lập công bố Thông thường,kết quả xếp hạng được biểu thị bằng các chữ cái A,B,C (chẳng hạn AA là cao
Trang 23nhất, C là thấp nhất…)
1.2.2.1.2 Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng
Ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng có thuộc các đối tượng đặc biệtmà Ngân hàng không được phép cho vay, hoặc hạn chế cho vay, hoặc phảituân theo các quy định riêng khác hay không Nếu Ngân hàng không xác địnhđược năng lực pháp lý của khách hàng, có thể dẫn đến việc hợp đồng tín dụnggiữa hai bên bị vô hiệu hóa, gây rủi ro cho Ngân hàng Với doanh nghiệp,Ngân hàng cần kiểm tra xem doanh nghiệp có được thành lập theo đúng quyđịnh của pháp luật hay không, ai là người có thẩm quyền đại diện doanhnghiệp để vay vốn…
1.2.2.1.3 Đánh giá khả năng quản trị điều hành của khách hàng
Với khách hàng là doanh nghiệp, Ngân hàng rất cần đánh giá khả năngquản trị điều hành của khách hàng Bởi, khả năng quản trị điều hành có liênhệ mật thiết tới kết quả kinh doanh, lợi nhuận của khách hàng, qua đó tácđộng tới khả năng trả nợ Ngân hàng Nếu khả năng quản trị điều hành củakhách hàng không tốt, bộ máy sẽ vận hành một cách thiếu hiệu quả và khiếndoanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn tài chính để hoàn trảgốc và lãi vay, đặt Ngân hàng đứng trước rủi ro tín dụng
1.2.2.1.4 Đánh giá lĩnh vực hoạt động và triển vọng phát triển của khách hàng
Đối với khách hàng doanh nghiệp thì việc đánh giá về vị thế, triển vọngphát triển là vô cùng quan trọng Vị thế của doanh nghiệp thể hiện qua thịphần cung cấp sản phẩm trên thị trường, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệptới thị trường, năng lực cạnh tranh…
Doanh nghiệp có vị thế tốt trên thị trường có nghĩa là nó đã hoạt động tốt, sởhữu nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh Triểnvọng phát triển của doanh nghiệp gắn liền với tiềm năng về vốn, chất lượngnhân sự, chiến lược phát triển… Đương nhiên, không thể bỏ qua lĩnh vực mà
Trang 24doanh nghiệp đang hoạt động, tương lai của lĩnh vực đó và các chính sách cóliên quan của Nhà nước
1.2.2.1.5 Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng
Mục tích của việc đánh giá năng lực tài chính là để phân tích xem kháchhàng đang hoạt động tốt hay xấu, có hiệu quả hay không, có khả năng thựchiện các kế hoạch và đáp ứng các cam kết hay không Đối với khách hàngdoanh nghiệp, phân tích tài chính được thực hiện dựa trên các báo cáo tàichính của doanh nghiệp đó rút ra kết luận về khả năng tích lũy của kháchhàng để trả nợ Ngân hàng
Để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, cần thu thập các dữliệu đầu vào như sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các dữ liệu kể trên phải được xem xét trong 2 hoặc 3 năm liên tục gần nhất Phân tích báo cáo tài chính có thể được thực hiện theo các phương pháp sau:+Phân tích tỷ số tài chính: Là phương pháp phân tích dựa trên mộtnhóm chỉ số, thường được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Thông qua số liệu ở các báo cáo tài chính,phương pháp này đánh giá chiều sâu tình hình tài chính của doanh nghiệp.Các nhóm chỉ số tài chính cơ bản gồm có:
- Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời- Nhóm chỉ số hoạt động
- Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính (chỉ số nợ)- Nhóm chỉ số về khả năng thanh khoản
Phương pháp phân tích tỷ số tài chính có khá nhiều ưu điểm, nhưng nó
Trang 25cũng có một số hạn chế Đầu tiên, phương pháp này dựa hoàn toàn vào số liệutrong các báo cáo tài chính, và nếu khách hàng cung cấp thông tin thiếu chínhxác thì kết quả sẽ bị sai lệch Tiếp theo, thường thì không có đầy đủ thông tinvề các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh
Vì thế, cần áp dụng thêm những phân tích so sánh để làm rõ hơn tìnhhình hoạt động tài chính của doanh nghiệp
+Phân tích xu hướng: Là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ sốtài chính đã tính toán với kết quả tương tự của những kỳ trước, và các tỷ sốbình quân ngành Phương pháp này thường được dùng để đánh giá xu hướngbiến động xung quanh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng hoạtđộng, khả năng vay và trả nợ, tính thanh khoản…
Điểm quan trọng là cần phải giải thích được nguyên nhân gây ra sự biếnđộng giữa các thời kỳ, và ảnh hưởng của sự biến động đó đến tình hình tàichính của doanh nghiệp
+Phân tích tỷ trọng: Là phương pháp thể hiện mỗi khoản mục của bảngcân đối kế toán dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản, hoặc mỗi khoảnmục của báo cáo kết quả kinh doanh dưới dạng tỷ lệ phần trăm của doanh thuthuần Dựa vào phương pháp này, có thể thấy được đặc điểm kinh tế của cácngành khác nhau và các doanh nghiệp khác nhau trong cùng ngành, qua đóđánh giá được tính hợp lý trong việc quản lý tài sản, doanh thu và chi phí củadoanh nghiệp
+Phân tích cơ cấu: Phương pháp này được dùng để đánh giá cơ cấu vốncủa doanh nghiệp có phù hợp hay không, cần làm gì để cải thiện cơ cấu đóđồng thời phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn là những tài sản được duy trìtrong thời gian dài, nên chúng cần được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chấtdài hạn, ổn định (vốn chủ sở hữu, các khoản vay dài hạn) Nguồn vốn dài hạn
Trang 26được coi là ổn định khi doanh nghiệp có thể tài trợ cho tài sản cố định & cáckhoản đầu tư dài hạn hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn Nếu doanh nghiệpphải dùng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, có nguy cơxảy ra rủi ro thanh khoản Tương tự, tài sản ngắn hạn cũng nên được tài trợbằng nguồn vốn ngắn hạn Nếu sử dụng vốn dài hạn đề đầu tư cho tài sản lưuđộng, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí vốn cao hơn nhiều
+Phân tích lưu chuyển tiền tệ: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dokhách hàng cung cấp hoặc Ngân hàng tự lập ra), Ngân hàng có thể xác địnhđược nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp, và số tiền này được dùng vàoviệc gì Ngoài ra, Ngân hàng cũng có thể kiểm tra xem dòng tiền từ hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là âm hay dương, xem xét khả năngthanh toán các nghĩa vụ tài chính thường xuyên (thuế, lãi vay) của doanhnghiệp, những yếu tố tác động đến dòng tiền…
+Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tương lai: Việc phân tích báocáo tài chính trong quá khứ giúp Ngân hàng đánh giá được tình hình tài chínhtrong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp Nhưng khả năng trả nợ của kháchhàng lại được xác định thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trong tươnglai, nên việc dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp là rấtquan trọng
Phân tích báo cáo tài chính tương lai giúp Ngân hàng dự đoán trước tìnhhình tài chính, nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và có những phản ứng phùhợp Để xây dựng báo cáo tài chính dự kiến, cần đưa ra giả định về các yếu tốtrong tương lai như mức tăng trưởng doanh thu, thuế suất, các khoản phảithu… Trên cơ sở đó tính toán số liệu dự báo cho các khoản mục trên báo cáotài chính
Sự chính xác của báo cáo dự kiến phụ thuộc vào độ tin cậy của các giả định
Trang 27*Để kết quả phân tích tín dụng toàn diện, hiệu quả và chính xác, nên kếthợp sử dụng nhiều phương pháp, và cần có sự so sánh giữa các doanh nghiệptrong cùng lĩnh vực Dù áp dụng phương pháp nào, cũng phải làm nổi bật vàtập trung đánh giá được các vấn đề sau:
- Tài sản của khách hàng (tiền mặt, chứng khoán, hàng tồn kho, cáckhoản phải thu, tài sản cố định…)
1.2.2.2 Phân tích phương án vay vốn/dự án đầu tư
Về mặt thời gian, “phương án vay vốn” thường dùng để chỉ những dự áncó thời hạn từ 12 tháng trở xuống, trong khi “dự án đầu tư” là phần còn lại
1.2.2.2.1 Phân tích phương án vay vốn
+Đánh giá tính khả thi của phương án: Là việc đánh giá xem liệuphương án có thể thực hiện được trong thực tế hay không Tính khả thi củaphương án được đánh giá trên cơ sở các yếu tố sau:
- Cơ sở pháp lý của phương án
- Nguồn cung cấp, thị trường tiêu thụ của phương án- Nguồn lực để thực hiện phương án
+Đánh giá mức độ rủi ro của phương án: Dự báo các loại rủi ro có thểxảy ra trong quá trình doanh nghiệp thực hiện phương án kinh doanh, và cáctác động của rủi ro đến khả năng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án: Thẩm định lại các tính toánvề doanh thu, chi phí của phương án do doanh nghiệp cung cấp, qua đó rút rakết luận về lợi nhuận Nếu phương án có lợi nhuân dương, và tỷ suất sinh lời
Trang 28lớn hơn lãi suất đi vay thì được coi là có hiệu quả
+ Đánh giá khả năng trả nợ vay của phương án: Nguồn trả nợ vay củakhách hàng xuất phát từ phương án kinh doanh Do đó, Ngân hàng cần đánhgiá kỹ lưỡng về thời gian vận hành của phương án, thời điểm thu hồi nợ, khảnăng thanh toán của bên mua…
Trên cơ sở phân tích các yếu tố kể trên, Ngân hàng lựa chọn cho vay vớicác phương án kinh doanh có tính khả thi, có hiệu quả Đồng thời, Ngân hàngcũng xác định được thời gian cho vay, số tiền cho vay phù hợp và các điềukhoản ràng buộc trong giải ngân, quản lý tín dụng…
1.2.2.2.2 Phân tích dự án đầu tư
Phân tích (thẩm định) dự án đầu tư là việc tiến hành nghiên cứu, phântích một cách khách quan, toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật củadự án Qua đó, Ngân hàng có thể nhận định một cách chính xác về khả năngsinh lợi và trả nợ của một dự án
+ Thẩm định các thủ tục pháp lý của dự án: Phải đảm bảo rằng dự án đượclập, triển khai thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành
+Thẩm định sự cần thiết của dự án: Dự án chỉ thực sự có hiệu quả khi nómang lại lợi ích hay có những đóng góp nhất định cho chủ đầu tư, sự tăngtrưởng kinh tế của địa phương, ngành… Về cơ bản, dự án đầu tư được coi làcần thiết nếu nó xuất phát từ cân đối cùng – cầu trên thị trường hoặc địnhhướng phát triển ngành, địa phương
+Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu: Doanh nghiệptính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận dựa trên những giả định về thịtrường Do vậy, độ chính xác trong ước lượng doanh thu phụ thuộc nhiều vàonhững thông số giả định này Nói chung, cần thẩm định kỹ càng các giả địnhcủa doanh nghiệp về:
- Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế
Trang 29- Dự báo tỷ lệ lạm phát
- Dự báo tỷ giá hối đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu- Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án,- Dự báo về thị phần của doanh nghiệp
+Thẩm định tổng vốn đầu tư, phương án nguồn vốn: Tổng mức vốn đầutư của dự án là toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và vận hành dự án Cónhiều phương pháp xác định tổng vốn đầu tư, tuy nhiên Ngân hàng cần quantâm xem liệu sau khi nhận tín dụng, khách hàng đã có đủ nguồn vốn cần thiếtđể đầu tư cho dự án hay chưa
+Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án: Hiệu quảtài chính của dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về kinh tế - tài chínhcủa dự án Để xác định được các chỉ tiêu này, cần thực hiện những bước sau:
- Xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, cơ cấu nguồn vốn- Xác định khả năng huy động công suất thiết kế của dự án
- Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng giai đoạn của dự án, xác địnhdòng tiền của dự án Cần đặc biệt lưu ý tới dòng tiền, bởi lợi nhuận khôngphản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, nên cũng không thểhiện chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ
Nội dung này được tính toán thông qua doanh thu dự tính từ hoạt độngcủa dự án, chi phí sản xuất dự kiến, nhu cầu vốn lưu động và lãi vay vốn lưuđộng Dòng tiền của dự án có thể được xác định theo phương pháp gián tiếphoặc trực tiếp
- Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án, bao gồm giá trị hiện tại ròng(NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), điểm hòa vốn và tỷ số khả năng trả nợ
+Thẩm định độ nhạy của dự án: Đầu tư dự án là hoạt động dài hạn, nênkhó có thể dự báo một cách chính xác tuyệt đối những yếu tố tác động đến kếtquả dự án Muốn đánh giá độ biến động của những kết quả ước lượng trước
Trang 30tác động của các yếu tố khách quan, người ta có thể thẩm định độ nhạy củadự án
Dự án được đánh giá có độ an toàn cao, khi nó vẫn đạt hiệu quả dùnhững nhân tố tác động thay đổi theo chiều hướng bất lợi Chỉ tiêu đơn giảnnhất để phân tích độ nhạy của dự án là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên, theođó độ lệch chuẩn (hoặc hệ số biến thiên) càng thấp thì dự án có độ nhạy càngthấp, khiến độ an toàn cao hơn
1.2.2.3 Phân tích các bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là việc bên vay (hoặc bên bảo lãnh) dùng tài sản hoặcuy tín của mình để thế chấp/cầm cố cho Ngân hàng Trong trường hợp bên đivay không trả được nợ thì Ngân hàng có quyền thanh lý tài sản đó để thu hồinợ, hoặc yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay Tuy nhiên, để bảo đảm tín dụngphát huy hết vai trò là lá chắn cuối cùng chống đỡ rủi ro cho Ngân hàng, cànphải phân tích các bảo đảm tín dụng trước khi cho vay
1.2.2.3.1 Với bảo đảm tín dụng là tài sản
Nếu tài sản được đem ra làm bảo đảm tín dụng, cần phân tích các nộidung sau:
- Tính pháp lý của tài sản bảo đảm (có thuộc quyền sở hữu hợp pháp củabên vay hay không, có được phép chuyển nhượng hay không….)
- Tình trạng của tài sản (đã được thế chấp/cầm cố cho món vay nào khácchưa…)
- Giá trị của tài sản (tài sản có còn giá trị sử dụng hay không, giá trị cònlại là bao nhiều…)
- Tính thanh khoản của tài sản (tài sản có bán được một cách dễ dànghay không, chi phí tài chính để chuyển hóa thành tiền mặt cao hay thấp…)
1.2.2.3.2 Với bảo đảm tín dụng là cam kết của bên bảo lãnh
Trang 31Trong trường hợp này, bên bảo lãnh phải là tổ chức có uy tín, tiềm lựctài chính mạnh (Ngân hàng, Chính phủ….) Đồng thời Ngân hàng cũng phảiquan tâm tới các điều kiện ràng buộc trong cam kết bảo lãnh
1.2.3 Đặc điểm của phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp
Phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp chứa đựng những đặc điểm riêngmà nhà phân tích cần đặc biệt phải chú ý.
Thứ nhất, phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp là công tác phân tíchmột cách tổng thể Không giống đối với các đối tượng khác, phân tích tíndụng đối với doanh nghiệp cần phải phân tích từ các yếu tố pháp lý, tài chínhcho đến những yếu tố khác như uy tín, thị phần, triển vọng phát triển v.v…của doanh nghiệp trong tương lai Như vậy có thể thấy công tác phân tích nàyyêu cầu cán bộ tín dụng phải có hiểu biết khá rộng về nhiều vấn đề khác nhau,cũng như đòi hỏi cán bộ phải phân tích thật kỹ lưỡng và chi tiết.
Thứ hai, phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp đòi hỏi một nguồnthông tin phải thực sự chính xác và bao quát Muốn phân tích tín dụng doanhnghiệp, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tín từ nhiều nguồn Phân tích tàichính doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng có thể dựa vào báo cáo tài chínhhoặc các văn bản khác của doanh nghiệp Nhưng nếu muốn đánh giá uy tíncủa doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lại cần phải thu thấp từ nhiều nguồn ngoàidoanh nghiệp ra như hồ sơ của Ngân hàng về doanh nghiệp đó, thông tin củacác ngân hàng thương mại khác về doanh nghiệp, hoặc từ đối tác, các công tycùng ngành Đặc biệt, khi phân tích triển vọng của doanh nghiệp hoặc dự ánmà doanh nghiệp xin vay vốn, ngân hàng cần thu thập đầy đủ thông tin vè thijtrường thì mới có thể phân tích Tuy nhiên,dù thu thập từ đâu thì các nguồnthông tin này đều cần phải được chắt lọc, chính xác.
Thứ ba, phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp đòi hỏi khả năng nhận
Trang 32định tổng quát Do những đặc điểm thứ nhất và thứ hai đã đưa ra ở trên, cánbộ khi phân tích tins dụng doanh nghiệp cần phải có khả năng tổng hợp vấnđề, đưa ra kết luận đúng đắn nhất vì bản thân những nhận định này có ảnhhưởng nghiêm trọng đến chất lượng các khoản tín dụng của doanh nghiệp.
Thứ tư, phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp là công tác phân tíchdựa vào cả các yếu tố trong quá khứ, hiện tại và tương lai Không thể đánh giámột doanh nghiệp chỉ dựa vào các yếu tố hiện tại mà phải đánh giá cả mộtquá trình mới có thể xem xét được.Không chỉ vậy, phân tích tín dụng đối vớidoanh nghiệp còn phải đánh giá được cả những tiềm năng phát triển trongtương lai của doanh nghiệp hoặc của dự án doanh nghiệp xin tài trợ.
1.3 Chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàngthương mại
1.3.1Khái niệm chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tạiNHTM
Hoạt động phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại được coi làđảm bảo chất lượng khi nó đáp ứng được mục tiêu của phân tích tín dụng, tứclà xác định chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như dự đoánđược những rủi ro có thể xảy ra để từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa hợp lý.Nói cách khác, chất lượng phân tích tín dụng được thể hiện thông qua kết quảhoạt động cho vay của Ngân hàng Nếu một Ngân hàng thành công trong cáckhoản tín dụng, cũng có nghĩa là chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàngđó rất tốt (nhưng điều ngược lại chưa hẳn đúng, vì chất lượng phân tích tíndụng chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành sự thành công trong hoạt độngtín dụng).
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tín dụng đối với doanhnghiệp tại NHTM
Có thể phân thành chỉ tiêu định lượng và định tính Chỉ tiêu định lượng
Trang 33là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn… (gọi chung là chất lượng tín dụng), tốc độ tăngtrưởng tín dụng và thời gian phân tích tín dụng Chỉ tiêu định tính là tínhchính xác, toàn diện, khách quan trong phân tích tín dụng
1.3.2.1 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng là kết quả sau một loạt các khâutrong quy trình tín dụng, từ lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng cho đến giảingân, thu nợ Do đó, chất lượng tín dụng chính là thước đo để đánh giá hiệuquả của các khâu trong quy trình tín dụng, trong đó có chất lượng phân tíchtín dụng
Chất lượng tín dụng thường được đo lường dựa trên những chỉ tiêu về nợ xấu,nợ quá hạn.
+Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu: Nợ xấu là những khoản nợ có dấu hiệu hoặcbằng chứng rõ ràng cho thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ vàđúng hạn theo cam kết
Theo quy định tại điều 2 – QĐ 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước,” nợxấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7Quy định này Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tíndụng của tổ chức tín dụng.”
Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ càng lớn chứng tỏ chất lượng tíndụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém Thông thường, tỷ lệ nợxấu cho phép là khoảng 5% theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên đối với các Ngânhàng VN thì mức 6-7% vẫn là có thể chấp nhận được, do những hạn chế vềtrình độ quản lý và kỹ năng thẩm định tín dụng
+Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn: Là những khoản nợ mà khách hàngkhông có khả năng thanh toán gốc hoặc lãi đúng hạn Khoản vay bị quá hạnchứng tỏ Ngân hàng đã đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng, hoặcdự báo sai về thời điểm khách hàng nhân được luồng tiền Như vậy, thể hiệnchất lượng phân tích tín dụng thấp
Trang 34Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ càng lớn chứng tỏ chấtlượng tín dụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém
1.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện mức độ mở rộng qui mô cho vaycủa Ngân hàng Nếu phân tích tín dụng được thực hiện tốt, chính xác thì sẽgiúp Ngân hàng mở rộng các khoản cho vay và ngược lại
Tất nhiên, cũng phải xét đến trường hợp Ngân hàng làm sai quy trình,vẫn cấp tín dụng cho dù chưa hoàn thành quá trình phân tích tín dụng Tùytheo bối cảnh của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt yêu cầu là vàokhoảng 10-30%/năm
1.3.2.3 Thời gian phân tích tín dụng
Lợi nhuận từ tín dụng sẽ tăng khi Ngân hàng mở rộng tín dụng với cáckhách hàng tốt, có khả năng hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngânhàng Cơ sở để Ngân hàng lựa chọn khách hàng tốt chính là chất lượng phântích tín dụng, do đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũngphản ánh chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng Tùy theo quy mô vàmức độ phức tạp của khoản tín dụng, thời gian phân tích tín dụng từ 7-10ngày làm việc là chấp nhận được
1.3.2.4 Tính chính xác, toàn diện, khách quan
Đây là nhóm chỉ tiêu định tính, nó không được thể hiện ra bằng con sốcụ thể nhưng có thể được đánh giá thông qua quá trình phân tích tín dụng củacán bộ Ngân hàng Nếu quá trình phân tích tín dụng được tiến hành càngchính xác (thông qua việc thu thập đúng những thông tin cần thiết), toàn diện(xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan tới khách hàng) và khách quan (phânbiệt rõ lợi ích của Ngân hàng và bản thân) thì chất lượng phân tích tín dụngcàng cao
Trang 351.3.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng phân tích tín dụng đối vớidoanh nghiệp tại NHTM
1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.3.1.1 Chính sách tín dụng của Ngân hàng
Toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng nói chung như quy mô,kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo… được xem xét và nêu rõ trong chính sáchtín dụng Đây chính là cơ sở cho việc phân tích tín dụng Nếu Ngân hàng xâydựng được chính sách và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, phân tích tíndụng sẽ có chất lượng cao và ngược lại
1.3.3.1.2 Chất lượng khai thác thông tin sử dụng để phân tích tín dụng
Thông tin chính là yếu tố đầu vào của quá trình phân tích tín dụng, chonên mức độ chính xác của thông tin là điều kiện cần cho một kết quả phântích tín dụng đạt hiệu quả cao Thông tin có thể được thu thập, khai thác từnhiều nguồn như hồ sơ xin vay vốn, các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp, cácđối tác… tuy nhiên mục đích cuối cùng là phải thu được thông tin chínhxác, đầy đủ, kịp thời và có tính pháp lý
Nếu thông tin thu thập về doanh nghiệp không chuẩn xác, kết quả phântích tín dụng sẽ bị chệch hướng ngay từ những bước đầu, và dễ hiểu là chấtlượng sẽ không cao
1.3.3.1.3 Nội dung, phương pháp phân tích tín dụng
Nội dung phân tích phải đảm bảo phản ánh đầy đủ về doanh nghiệp vàdự án doanh nghiệp xin tài trợ thì mới có thể có những đánh giá, nhận xétđúng về khách hàng Các chỉ tiêu được đưa ra để tiến hành phân tích phải lànhững chỉ tiêu cần thiết nhất, quan trọng nhất, phản ánh một cách trung thựcnhất tình hình của doanh nghiệp Phương pháp phân tích tiên tiến, với nhữngcông cụ hỗ trợ hiện đại sẽ giúp xác định đầy đủ, chính xác và nhanh chóng
Trang 36những chỉ tiêu cần phân tích Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưngriêng nên Ngân hàng phải có kỹ thuật phân tích phù hợp, đa dạng.
1.3.3.1.4 Năng lực của đội ngũ nhân viên
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ phân tích tín dụng là vấn đề mấu chốtquyết định chất lượng phân tích tín dụng Như đã trình bày trong phần đặcđiểm phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp, công tác phân tích này đòi hỏicán bộ phân tích phải có hiểu biết sau rộng cũng như khả năng tổng hợp vấnđề Nếu cán bộ tín dụng không có trình độ thì ngay từ khâu thu thập thông tinhọ đã không thể thực hiện tốt, không thể chọn lọc được những thông tin quantrọng, dẫn đến đánh giá không đầy đủ hoặc sai lệch về khách hàng Sự phốihợp giữa các bộ phận trong Ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng, nhất làkhi Ngân hàng đã có sự tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộphận phân tích tín dụng
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.3.2 1Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Khách hàng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng củaNgân hàng thông qua các điểm sau:
+Độ chuẩn xác và đầy đủ của các thông tin khách hàng cung cấp choNgân hàng
+Sự hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm vay vốn Ngân hàng (nếukhách hàng chưa có kinh nghiệm, hoặc hiểu biết về pháp luật hạn chế… thìcông tác lập hồ sơ sẽ lâu hơn) Tuy nhiên, cũng có trường hợp khách hàng quáam hiểu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng nên cố tình lợi dụng kẽ hởtrong quy trình tín dụng để lừa đảo.
+Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng (nếu lĩnh vực kinhdoanh hoặc phương án đầu tư của khách hàng quá mới mẻ thì Ngân hàng cóthể không hiểu rõ, dễ mắc sai lầm hơn…)
Trang 37+Độ quen thuộc với Ngân hàng Thông thường, phân tích tín dụng vớikhách hàng mới sẽ không thể đạt chất lượng cao và sâu sắc như với các kháchhàng truyền thống
1.3.3.2.2 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Hoạt động của cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều chịu tác động củamôi trường kinh tế - xã hội Nếu môi trường kinh tế thế giới thay đổi, có thểdẫn tới những bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp, khiến những dự báocủa Ngân hàng không còn chính xác Khi đó chất lượng phân tích tín dụng đốivới doanh nghiệp của Ngân hàng không đạt yêu cầu
1.3.3.2.3 Chính sách của Chính phủ và cơ quan điều hành
Mỗi sự thay đổi dù lớn hay nhỏ trong chính sách của Nhà nước ngay lậptức sẽ tác động đến toàn xã hội Cũng như các lĩnh vực khác (chính trị, môitrường, văn hóa…) công tác phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp củaNgân hàng cũng chịu sự chi phối từ các chính sách vĩ mô, ở những mức độkhác nhau
Trang 382.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập tại Nghị định53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng Qua 20 năm xây dựng,phát triển đến nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) luôn tiênphong trong cơ chế thị trường, khẳng định vị trí là ngân hàng thương mại lớn,chủ lực, hàng đầu ở Việt Nam, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiềntệ quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phục vụ đắc lực và nâng cao nănglực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng xuấtkhẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổng tài sản, nguồn vốn sau 20 năm của Ngân hàng Công thương ViệtNam có qui mô gấp hơn 250 lần so với năm đầu hoạt động, đạt số dư tổng tàisản 194.000 tỷ và tổng nguồn vốn huy động là 160.000 tỷ Từ thập kỷ 90,Vietinbank đã tiên phong mở rộng cho vay 5 thành phần kinh tế, phục vụ tăngtrưởng sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sảnxuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90, 91 Vốn củangân hàng đã đóng vai trò quan trọng là đòn bẩy đầu tư nhiều dự án, công typhát triển vững mạnh, mở nhiều nhà máy như: Thép Thái Nguyên, Thép miềnNam, Khí điện đạm Cà Mau, Giấy Bãi Bằng, Dệt may Thành Công, Dệt 8/3,May 10, May Phong Phú Những năm gần đây là các dự án trọng điểm như:Vinasat, Sân bay Nội Bài, Xi măng Bỉm Sơn, Hà Tiên, Thủy điện Sơn La,
Trang 39Bản Vẽ, Nhiệt điện Uông Bí và hàng trăm dự án điện; Cho vay các khu côngnghiệp, khu chế xuất, cho vay các làng nghề, các hộ kinh doanh tiểu thủ côngnghiệp, thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chất lượng chovay và đầu tư được kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng cơ chế, qui trình nghiệpvụ hướng theo thông lệ quốc tế với lệ nợ xấu ở mức thấp nhất toàn ngành chỉchiếm 1% dư nợ, tài chính lành mạnh, năng lực tài chính được nâng lên.
Bên cạnh đó, doanh số thanh toán hàng năm qua hệ thống Vietinbank lêntới hàng trăm tỷ đồng an toàn, là huyết mạch tài chính thông suốt Có đượckết quả này là do ngân hàng luôn đi đầu trong hiện đại hóa hệ thống thanhtoán ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới nhưthẻ (thanh toán trên 2 triệu thẻ/năm, kết nối với các hệ thống thẻ trong toànngành ngân hàng), thanh toán xuất nhập khẩu (trung tâm xử lý tập trung đầutiên, doanh số xử lý 3,5 tỷ USD), mua bán ngoại tệ (5-6 tỷ USD hàng năm),kiều hối, Internet banking, Phone banking, dịch vụ SMS, VnPay Ngoàira,Vietinbank đã thiết lập quan hệ đại lý với 850 ngân hàng ở 80 quốc gia trênthế giới, là thành viên của tổ chức Thanh toán liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), tổ chức thanh toán Thẻ quốc tế (Visa, Master).
Hiện Vietinbank có 3 Sở giao dịch, 141 chi nhánh, trên 700 phòng giaodịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm; 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệthông tin, Trung tâm Thẻ, Trung tâm đào tạo; 4 công ty: Kinh doanh chứngkhoán, Bảo hiểm, Cho thuê tài chính, Quản lý khai thác tài sản; Liên doanhsáng lập ngân hàng INDOVINA Lực lượng cán bộ là 13.000 người, trong đó4.250 là đảng viên, 25 cán bộ có trình độ tiến sĩ, 460 cán bộ trình độ thạc sĩ vàgần 11.000 cán bộ tốt nghiệp đại học và cao đẳng (chiếm 88,3%).
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của ViệtNam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Vietinbank hiện nay có quan hệ đạilý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới Ngoài ra, Ngân hàng này còn
Trang 40Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàngChâu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổchức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
Với phương châm hoạt động là không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sảnphẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhấtnhu cầu của khách hàng, Vietinbank là ngân hàng tiên phong trong việc ứngdụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam
Có thể nói, Vietinbank đã và đang không ngừng phát triển nhanh và lớnmạnh, tiêu biểu cho một ngân hàng thương mại qui mô lớn, tiên tiến, hiện đại.Kết quả kinh doanh 20 năm có lãi, ổn định và mang lại thu nhập ngày càngcao cho cán bộ, đóng góp cho ngân sách nhà nước lũy kế đến nay hơn 1.600tỷ đồng Định hướng chiến lược phát triển của Vietinbank trong những nămtới là tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại triệt để và toàn diện hơn nhằm: Xây dựngVietinbank trở thành tập đoàn tài chính mạnh, hiện đại, phát triển bền vững vàgiữ vị trí hàng đầu Việt Nam; hoạt động kinh doanh đa năng với chất lượngdịch vụ cao; năng lực tài chính lành mạnh; trình độ công nghệ, nguồn nhânlực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến theo các thông lệ chuẩn mực quốctế; phấn đấu đến năm 2015 đưa Vietinbank trở thành tập đoàn tài chính mạnhtrong khu vực.
Với những mốc phát triển quan trọng của Vietinbank trong quá trìnhhoạt động kinh doanh gắn liền với tiến trình đổi mới, hội nhập của nền kinhtế, đơn vị đã được Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ngành ghi nhận và tặngthưởng nhiều phần thưởng cao quý: 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì vàhạng Ba; 4 Huân chương Lao động hạng Nhất, 21 Huân chương Lao độnghạng Nhì; 111 Huân chương Lao động hạng Ba; 3 tập thể Anh hùng lao độngthời kỳ đổi mới và nhiều huân, huy chương, bằng khen của Chính phủ, Cờ thiđua của Ngân hàng Nhà nước