Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Sở giao dịch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, lĩnh vực tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và thịtrường tài chính đã trở thành một trong những lĩnh vực kích thích nhất củanền kinh tế Thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng với nhữngphương tiện tài chính hiện đại và hữu ích, hoạt động Ngân hàng ngày càng sôiđộng và thường xuyên được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng
Có thể nói Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hếtmọi nền kinh tế, đóng vai trò là thủ quỹ cho toàn xã hội và là một kênh quantrọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế Trong cáchoạt động của Ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chungthì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổngtài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro caonhất Mức tăng trưởng tín dụng hiện nay tăng lên nhanh chóng, nhưng lại làmnảy sinh nhiều e ngại do sự yếu kém trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam.Vậy làm sao để hoạt động tín dụng trong hệ thống Ngân hàng phát triển mạnhnhưng vẫn hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế là một vấn đề nan giải Bởi
đó không chỉ là khoa học mà còn bao hàm cả tính nghệ thuật Có rất nhiềubiện pháp đã được đưa ra và một trong những biện pháp được xem là kháquan trọng và hiệu quả là “Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng”
Trong suốt 7 kì học ngồi trên ghế giảng đường trường Đại học Kinh tếquốc dân, em đã được học nhiều điều, tiếp thu nhiều kiến thức từ thầy cô vàcác bạn, tuy nhiên phần lớn chỉ dừng lại ở tính lý thuyết Trong kì cuối này,
có cơ hội được áp dụng lý thuyết vào thực tế khi thực tập ở phòng tín dụng,
Sở giao dịch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, em càng hiểu
rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động phântích tín dụng Nếu ngân hàng cân nhắc kĩ, ước lượng chính xác khả năng rủi
Trang 2ro và sinh lời trước khi quyết định tài trợ, tức là có chất lượng phân tích tíndụng tốt thì sẽ có được hiệu quả tín dụng cao và từ đó sẽ xây dựng một kết
quả kinh doanh tốt Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Sở giao dịch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I : Các vấn đề cơ bản về chất lượng phân tích tín dụng
Chương II : Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại Sở giao dịch,
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại Sở
giao dịch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 3CHƯƠNG I:
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương Mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Ngân hàng Thương Mại
1.1.1.1 Khái niệm:
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế.Ngân hàng thương mại được định nghĩa dựa vào tính chất và mục đích của nótrên thị trường tài chính, thêm vào đó mỗi nước sẽ đưa ra những khái niệmriêng cho phù hợp với đặc điểm của nước mình
Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương
diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Theo đó thì: Ngân hàng thương mại là tổ chức cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Trải qua rất nhiều sự thăng trầm của lịch sử, cùng với sự phát triển củakinh tế và công nghệ, hoạt động Ngân hàng thương mại đã có những bướctiến rất nhanh Nhiều dịch vụ truyền thống vẫn đươc giữ vững bên cạnh cácdịch vụ mới đang ngày càng phát triển Ngân hàng thương mại từ chỗ cho vayngắn hạn là chủ yếu đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, cho vay để đầu tưvào bất động sản… các hình thức huy động cũng ngày càng phong phú
Các loại hình tiền gửi khác nhau được đưa ra nhằm đáp ứng tối đa nhucầu của khách hàng Công nghệ ngân hàng cũng đang góp phần làm thay đổicác hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thanh toán điện tử đang thay thế dầnthanh toán thủ công, đẩy nhanh tốc độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh
Trang 4toán Các loại thẻ đang thay thế dần tiền giấy và dịch vụ Ngân hàng 24 giờ,Ngân hàng tại nhà… đang tạo ra các tiện ích ngày càng lớn cho dân chúng.
1.1.1.2 Đặc điểm:
Quá trình phát triển của Ngân hàng diễn ra nhanh chóng như vậy nhưngcác Ngân hàng thương mại vẫn luôn giữ được những đặc điểm chung mangtính đặc thù:
- Thực hiện chức năng trung gian tài chính:
+ Trung gian tín dụng: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính
với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư giữa các cá nhân và tổchức tạm thời thâm hụt chi tiêu với các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chitiêu
+ Trung gian thanh toán: Ngân hàng đã trở thành trung gian thanh toán
lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia Thay mặt khách hàng, Ngân hàngthực hiện thanh toán dưới nhiều hình thức như: Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu,các loại thẻ…Các Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thôngqua Ngân hàng Trung ương hoặc các trung tâm thanh toán Ngày nay, côngnghệ thanh toán hiện đại qua Ngân hàng, cũng như sự chuyển hoá nhiều hìnhthức thanh toán đã được quan tâm để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện,tiết kiệm chi phí và biến Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng
có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu
+ Trung gian rủi ro: Hầu hết các lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn
tại của Ngân hàng bằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tàichính Một đóng góp khác của Ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoảnvay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho ngườigửi tiền
+ Trung gian thông tin: Một lý do nữa làm cho Ngân hàng phát triển
mạnh và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin Tình trạng “thông tin
Trang 5không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thị trường, nhưng tạo ra một khảnăng sinh lợi cho Ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giácác công cụ với các yếu tổ rủi ro – Lợi nhuận hấp dẫn nhất.
- Ngân hàng thực hiện kinh doanh có điều kiện:
+ Điều kiện về vốn: Để bắt đầu hoạt động, Ngân hàng phải có một
lượng vốn nhất định để hình thành các trang thiết bị ban đầu Sau đó, để duytrì hoạt động của mình, các Ngân hàng không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu
và huy động các nguồn vốn khác
+ Điều kiện về nhân lực: Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát
triển cũng cần phải có nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, đạo đức tốt và nắmvững được các nghiệp vụ Ngân hàng
+ Điều kiện về chi nhánh: Việc mở nhiều chi nhánh sẽ giúp cho Ngân
hàng dễ dàng thực hiện được vai trò là thủ quỹ trong nền kinh tế của mình, điđến với khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện
- Ngân hàng thực hiện các hoạt động về Vốn và Tài sản: Nói chung,
các Ngân hàng đều hoạt động chủ yếu ở thị trường tiền tệ Nó thu lợi nhuậnbằng cách bán những tài sản nợ có một số đặc tính (một kết hợp riêng về tínhlỏng, rủi ro và lợi tức) và dùng tiền thu được để mua những tài sản có một sốđặc tính khác Như thế, Ngân hàng cung cấp một dịch vụ chuyển một loại tàisản thành một loại tài sản khác cho công chúng
- Ngân hàng cung cấp một loạt các sản phẩm dịch vụ như mua bán
ngoại tệ, nhận tiền gửi, cho vay, bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoảngiao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ hoạt động củachính phủ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, dịch vụ ủy thác và tưvấn, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ đại lý…Nếu một Ngân hàng tạo ra những dịch vụ hữu ích với chi phí thấp và có được
Trang 6doanh thu cao nhờ vào tài sản có của mình, thì ngân hàng đó thu được lợinhuận, nếu không, Ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanhnghiệp Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch
vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu
quả.
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
- Huy động vốn chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động, các ngân hàng phải
có một lượng vốn nhất định để sử dụng lâu dài, hình thành nên các trang thiết
bị, nhà cửa cho Ngân hàng Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạng:
+ Nguồn hình thành ban đầu: Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng
mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau Nó có thể do Ngân sáchNhà nước cấp nếu là Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, thông qua mua cổphần hay cổ phiếu nếu là Ngân hàng cổ phần, do các bên liên doanh góp nếu
là Ngân hàng liên doanh, hoặc là vốn thuộc sở hữu tư nhân đối với Ngân hàng
tư nhân
+ Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt
động, Ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhautùy thuộc vào điều kiện cụ thể Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không,chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một phần thunhập ròng thành vốn đầu tư (Nguồn từ lợi nhuận) Hoặc nguồn được bổ sung
từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…
+ Các quỹ: Các quỹ này thuộc sở hữu của chủ Ngân hàng, nguồn hình
thành là từ thu nhập của ngân hàng và được trích lập hàng năm nhằm bù đắpnhững tổn thất xảy ra
Trang 7+ Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Nguồn này có thể
được coi là vốn sở hữu của Ngân hàng do có thể sử dụng lâu dài và có thểkhông phải hoàn trả khi đến hạn
- Nguồn tiền gửi: Đây là nguồn tài nguyên quan trọng nhất và chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng thương mại Trong môi trườngcạnh tranh ngày càng cao, các Ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hìnhthức huy động khác nhau nhằm gia tăng tiền gửi và có được nguồn tiền chấtlượng ngày càng cao
+ Tiền gửi thanh toán: Là tiền của các cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi,
nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ trong phạm vi số dư cho phép với lãi suấtrất thấp hoặc có thể bằng không
+ Tiền gửi có kì hạn: Là khoản tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội gửi vào ngân hàng với kì hạn nhất định (có thể 1 tháng, 3 tháng…, 1năm, 2 năm…) với một lãi suất tương ứng với kì hạn đó nếu khách hàng rúttiền đúng hạn Nếu cần chi tiêu, người gửi vẫn có thể rút tiền ra trước hạnnhưng sẽ hưởng mức lãi suất thấp hơn
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Là khoản tiền tiết kiệm của dân cư
vào ngân hàng nhằm mục đích bảo toàn và sinh lời với những khoản thu nhậptạm thời chưa dùng đến Để khuyến khích dân cư đi gửi tiết kiệm, các Ngânhàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấpdẫn
+ Tiền gửi của các Ngân hàng khác: nhằm mục đích thanh toán hộ và
một số mục đích khác ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàngkhác Tuy nhiên, nguồn này thường không lớn
- Nguồn đi vay: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của Ngân hàng
thương mại, song khi cần, Ngân hàng vẫn có thể vay mượn thêm
Trang 8+ Vay Ngân hàng Nhà nước (Vay Ngân hàng trung ương): Khi cần
giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả, trong trường hợp thiếu hụt dự trữ(thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), các ngân hàng thương mại có thểvay Ngân hàng Nhà nước với hình thức cho vay chủ yếu là tái chiết khấu hoặctái cấp vốn
+ Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn vay mượn lẫn nhau
giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngânhàng Nguồn này dùng để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách Trongnhiều trường hợp nó có thể bổ sung và thay thế cho nguồn vay mượn từ ngânhàng Nhà nước
+ Vay trên thị trường vốn: Đây là nguồn vay nợ bổ sung nhằm đáp ứng
nhu cầu cho vay và đầu tư trung dài hạn của ngân hàng với hình thức chủ yếu
là phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tin phiếu, trái phiếu)
- Các nguồn khác:
+ Nguồn ủy thác: Việc thực hiện các dịch vụ như cho vay, ủy thác đầu
tư, giải ngân và thu hộ…hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng vốn của ngânhàng
+ Nguồn trong thanh toán: Các hoạt động trong thanh toán có thể hình
thành trong nguồn thanh toán (séc trong chi trả, tiền kí để quỹ mở L/C…)
+ Nguồn khác: Gồm các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa
Trang 9+ Tiền mặt trong két: Các ngân hàng thương mại luôn phải giư một
lượng tiền trong két để chi trả nhanh chóng khi cần, đặc biệt với thói quen sửdụng tiền mặt trong thanh toán của đại đa số dân chúng và doanh nghiệp nhỏ
+ Tiền gửi tại Ngân hàng khác: Không chỉ có tiền mặt trong két, các
ngân hàng thương mại dũng cần phải gửi tiền tại ngân hàng Nhà nước, tạingân hàng và các tổ chức tín dụng khác, có thể do bắt buộc hoặc vì mục tiêuthanh toán tiện lợi
- Hoạt động chứng khoán: Ngân hàng thương mại nắm giữ chứng
khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hóa tài sản Các chứng khoán màngân hàng thường nắm giữ là: chứng khoán chính phủ, chứng khoán của cácngân hàng khác, các công ty tài chính và của các công ty khác Ngân hàngnắm giữ chứng khoán vì chúng mang lại thu nhập cho ngân hàng (lớn hơn sovới tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng) và có thể bán đi
để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết Nhưng ta cần chư ý rằng đầu tư chứngkhoán ở đây là đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu chứ không phải là đầu tư vào
cổ phiếu Đầu tư vào cổ phiếu thuộc hoạt động hùn vốn của ngân hàng
- Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và phản
ánh hoạt động đặc trưng của Ngân hàng Loại hoạt động này được phân chiatheo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Theo thời gian: Gồm tín dụng ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống), tín
dụng trung hạn (trên 1 năm đến 5 năm), tín dụng dài hạn (trên 5 năm)
+ Theo hình thức tài trợ tín dụng: Được chia thành cho vay, bảo lãnh
Trang 10+ Tín dụng theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp…), theo đối tượng tài trợ (hàng hóa,bất động sản ) hoặc theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng…)
- Các hoạt động khác: Ngân hàng có thể thực hiện một số hoạt động
khác như thanh toán, ủy thác, hùn vốn (tham gia góp vốn với các tổ chứckhác), các hoạt động sử dụng khác như mua sắm nhà cửa, trang thiết bị phục
vụ cho quá trình kinh doanh của ngân hàng và cho thuê
1.1.2.3 Các hoạt động khác:
Bên cạnh các hoạt động mang tính truyền thống và đặc trưng, ngânhàng thương mại còn tiến hành các hoạt động khác nhằm tìm kiếm lợi nhuậnnhư: cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch
vụ đại lý, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn
1.2 Chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại :
1.2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại:
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng
Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng Thuật ngữ nàyđược hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy góc độ nghiên cứu, nhưng nhìn
chung thì: Tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai bên, họ cam kết với nhau như sau:
- Một bên trao một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hoặc tiền tệ
- Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại lượng giá trị đó sau một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó (nhưng lượng giá trị hoàn lại phải lớn hơn lượng giá trị ban đầu)
Như vậy, tín dụng là quan hệ vay mượn gồm cả đi vay và cho vay nhưnghoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng tài sản và cũng là hoạt động mạng lại lợi nhuận chủ yếu cho các Ngânhàng Vì lẽ đó nên khi nhắc đến tín dụng Ngân hàng người ta thường hiểu làhoạt động cho vay
Trang 11Quan hệ tín dụng của Ngân hàng có những đặc trưng sau:
- Tín dụng Ngân hàng là quan hệ giao dịch giữa một bên là Ngân hàng
và một bên là các thành phần còn lại của nền kinh tế, gồm Nhà nước, tổ chứckinh tế, xã hội, cá nhân… Tài sản tín dụng trong quan hệ tín dụng bao gồmhai hình thức cho vay (bằng tiền), cho thuê (máy móc, thiết bị )
- Quan hệ tín dụng xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người đi vay chỉđược sử dụng trong một thời gian nhất định, sau khi hết hạn, người đi vayphải trả cho người vay, do đó khi Ngân hàng xem xét việc cho vay thì điềuquan trọng nhất là xem xét yếu tố trả nợ của khách hàng vay
- Nguyên tắc của quan hệ tín dụng là giá trị thông thường phải lớn hơngiá trị lúc cho vay, tức là người đi vay phải trả thêm một phần lãi, phần lãinày được Ngân hàng xác định dựa trên phần lãi suất cho vay Thông thườngNgân hàng phải xác định một mức lãi suất danh nghĩa cao hơn tỷ lệ lạm phát
để đạt một lãi suất thực dương
1.2.1.2 Phân loại tín dụng:
- Phân chia theo thời gian: Đây là một trong những cách phân chia phổ
biến vì có liên quan mật thiết tới tính an toàn, sinh lợi của Ngân hàng và khảnăng hoàn trả của khách hàng
+ Tín dụng ngắn hạn: Nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu
sử dụng vốn ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) Ngân hàng có thể cho vay trựctiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món, theo hạn mức, có hoặc không đảm bảo
+ Tín dụng trung hạn: Thường từ trên 1 năm – 5 năm và tài trợ cho các
tài sản cố định như máy móc thiết bị vận tải, thiết bị chống hao mòn
+ Tín dụng dài hạn: Có thời gian trên 5 năm, thường tài trợ cho các
công trình, máy móc thiết bị có giá trị sử dụng lớn và thời gian sử dụng lâuTuy vậy, việc xác định thời hạn nhiều khi cũng chỉ tương đối
- Phân chia theo hình thức tài trợ tín dụng
Trang 12+ Chiết khấu thương phiếu: Là việc Ngân hàng ứng trước tiền cho
khách hàng khi cầm thương phiếu chưa đến hạn (hoặc giấy nợ) đến xin chiếtkhấu, khoản tiền ứng trước được xác định dựa trên giá trị thương phiếu trừ điphần thu nhập của Ngân hàng (có tính đến các yếu tố rủi ro)
+ Cho vay: Là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết
hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian xác định Cho vay là tài sản lớn nhấttrong khoản mục tín dụng
+ Cho thuê: Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là cho khách hàng vay
bằng tiền để mua tài sản, nhưng trong trường hợp khách hàng không đủ điềukiện để vay, Ngân hàng đứng ra mua tài sản rồi cho khách hàng thuê lại
+ Bảo lãnh: Là hoạt động cam kết của Ngân hàng dưới hình thức thư
bảo lãnh về việc thực hiện nhiệm vụ tài chính thay cho khách hàng khi kháchhàng không thực hiện đúng như đã cam kết
- Phân loại theo mức tín nhiệm với khách hàng.
+ Cho vay không có đảm bảo: Là hình thức cho vay tín chấp, thường
áp dụng với những khách hàng có uy tín hay các khoản cho vay theo chỉ thịcủa Nhà nước không cần tài sản đảm bảo
+ Cho vay có đảm bảo: Là các khoản vay đối với các khách hàng có tài
sản cầm cố hoặc thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba
- Căn cứ vào đối tượng khách hàng vay:
+ Cho vay chính phủ: Là hoạt động cho vay đối với Nhà nước để tài trợ
cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên thông qua việc mua trái phiếu do kho bạcphát hành
+ Cho vay các đơn vị kinh doanh: Đối tượng vay là các doanh nghiệp
quốc doanh và ngoài quốc doanh
Trang 13+ Cho vay các tổ chức tài chính khác (Ngân hàng, Công ty Tài chính,
quỹ tín dụng…) là hoạt động cho vay chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thanhkhoản hoặc thanh toán liên Ngân hàng
+ Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cá
nhân, người tiêu dùng để mua sắm tài sản, tiêu dùng hoặc kinh doanh
– Căn cứ theo phương thức cho vay
+ Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay mà Ngân hàng cho phép
người vay được chi trội (vượt) trên số tiều gửi thanh toán của mình đến mộtgiới hạn nhất định (Hạn mức thấu chi) và trong khoảng thời gian xác định
+ Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay đối với các khách hàng
không có nhu cầu vay thường xuyên, chỉ khi vào thời vụ kinh doanh hoặc mởrộng sản xuất đặc biệt mới vay Ngân hàng
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó
Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng một hạn mức về số dư
+ Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của
hàng hóa Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng cho vay đểmua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng
+ Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng, theo đó Ngân hàng cho phép
khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận,thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cốđịnh…
- Căn cứ vào mục đích sử dụng:
+ Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp cho
các chủ thể kinh tế với mục đích tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Cho vay tiêu dùng: Là tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng cũng như mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại…Cho vay tiêudùng được cấp phát dưới hình thức cho vay bằng tiền hoặc bán chịu hàng hoá
Trang 14Ngoài ra, tín dụng Ngân hàng còn một số cách phân loại khác như: Phânloại theo rủi ro, theo nền kinh tế, theo mục đích…
1.2.2 Chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu
Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho Ngânhàng thương mại Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân nhưng đều gây ra tổn
thất lớn, thậm chí đẩy ngân hàng đến phá sản Do vậy, các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ Đó chính là quá trình phân tích tín dụng, bao gồm qúa trình thẩm tra
trước, trong và sau khi cho vay, chiết khấu, cho thuê, bảo lãnh Và khi sự cânnhắc, ước lượng khả năng sinh lời cũng như khả năng rủi ro được đo lườngchính xác, đầy đủ là Ngân hàng đã có một chất lượng phân tích tín dụng tốt.Quan hệ tín dụng phần lớn được xác lập thông qua hợp đồng tín dụng vớitrọng tâm là xác định khả năng và ý muốn của người nhận tín dụng trong việcthực hiện hợp đồng Do đó, mục tiêu của phân tích tín dụng là thu thập vàphân tích thông tin nhằm xác định nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồmxác định vị trí thị trường so sánh của người nhận tín dụng, sức cạnh tranh, rủi
ro, mức độ thay đổi kỹ thuật, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán củangười vay… trong quá khứ, hiện tại và tương lai, cho phép ngân hàng để điềuchỉnh các giá trị trong quan hệ tín dụng với khách hàng
Phân tích tín dụng là công việc nghiêm túc, không thể làm chiếu lệ, quytrình tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được xây dựng và thống nhất toàn ngân hàng, tránh tùy tiện, duy ýchí Quy trình này phải được ban lãnh đạo ngân hàng thông qua và phổ biếnđến các phòng có liên qua cũng như các cán bộ tín dụng
Trang 15- Được xây dựng chi tiết trong nội dung phân tích, tránh chung chung.Mỗi phòng chức năng trong ngân hàng cũng như cán bộ ngân hàng cần biếtmình phải làm gì, đến mức nào.
Toàn bộ quy trình phải nhằm thực hiện nguyên tắc tín dụng ngân hàng
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tín dụng:
Để đánh giá chất lượng phân tích tín dụng có tốt hay không, người ta sẽxem xét thông qua các chỉ tiêu được hình thành trong quy trình phân tích tíndụng Vì vậy, để biết được các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tíndụng, ta nghiên cứu quy trình phân tích tín dụng như sau:
Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng phân tích tín dụng.Nội dung chủ yếu là thu nhập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàngbao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận vànguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác cóliên quan đến người vay
- Trước khi phân tích tín dụng, công việc đầu tiên cần làm là phải thu thập thông tin qua các phương pháp sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp là rất quan trọng, bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp
giữa ngân hàng và người vay vốn: Thăm quan nhà xưởng, văn phòng, nóichuyện với giám đốc và người lao động, xem xét vật thế chấp…
+ Mua hoặc tìm kiếm thông tin qua các trung gian (qua các cơ quan
quản lý, qua các bạn hàng, chủ nợ khác của người vay, qua các trung tâmthông tin hoặc tư vấn) Phương pháp này giúp phân tích người vay qua cácmối liên hệu của họ, cho thấy uy tín, tình trọng rủi ro, phát triển hay suy thoái
+ Thông qua các thông tin có được từ các báo cáo do người vay cung cấp Ngân hàng luôn yêu cầu người vay vốn phải gửi cho ngân hàng các báo
cáo tài chính như bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả
Trang 16kinh doanh,…) Phương pháp này giúp ngân hàng có cơ sở dự đoán về tìnhhình của khách hàng trong tương lai gần, ước tính nhu cầu vay vốn, đánh giákhả năng sinh lời và khả năng trả nợ, các thiệt hại có thể xảy ra nếu kháchhàng không trả đầy đủ, giá trị các tài sản có thể phát mại khi cẩn thiết…
- Từ những thông tin thu thập được, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý và phân tích theo các nội dung:
+ Đánh giá tài sản của khách hàng: Các thông tin về tài sản cho thấy
quy mô, khả năng quản lý của khách hàng Tài sản của khách hàng luôn đượccoi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàngmất khả năng sinh lời nên rất quan trọng đối với quyết định cho vay Nhữngkhoản mục cần lưu ý khi đánh giá tài sản của khách hàng:
Ngân quỹ: Bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong két, các khoản
phải thu (chủ yếu là tiền bán hàng hóa và dịch vụ chưa thu được tiền),ngân hàng cần xem xét kỹ để lại trừ các khoản bán chịu không thuđược, khó thu được hoặc đã bán lại cho người khác Các khoản cho vayngắn hạn liên quan chặt chẽ tới tình hình ngân quỹ của khách hàng, đặcbiệt thời hạn cho vay có thể tính toán dựa trên số ngày của kỳ thu tiền
Các chứng khoán có giá: Là các tài sản tài chính của doanh nghiệp.
Các tài sản này làm tăng nguồn thu và có thể mạng bán khi cần tiền đểchi trả
dự trữ hàng hóa Do đó, ngân hàng quan tâm tới số lượng, chất lượng,giá cả, bảo hiểm, tủi ro đối với hàng hoá trong kho để loại trừ hàng kémchất lượng, hàng người khác gửi phòng trường hợp biến động giá
Tài sản cố định: Gồm nhà cửa, sân bãi, trang thiết bị, phương tiện vận
chuyển, thiết bị văn phòng thường là đối tượng tài trợ trung và dàihạn
Trang 17- Đánh giá các khoản nợ: Ngân hàng quan tâm đến các khoản nợ của
người vay dưới nhiều tiêu thức khác nhau:
Về thời gian: Gồm nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn) và nợ trung và dài hạn
(vay trung và dài hạn); khoản nợ đến hạn trong năm và khoản nợ phảitrả trong các năm sau Nhìn chung, các khoản vay ngắn hạn thườngdùng tài trợ cho tài sản chố dịnh Do đó, tính tương quan giữa chúng làđối tượng phân tích của ngân hàng
của các ngân hàng khác, nợ ngời cung cấp, nợ người lao động vị trícủa ngân hàng trong danh sách chủ nợ cũng luôn được nghiên cứu kỹ.Nếu ngân hàng giành vị trí quan trọng sẽ dễ thu được nợ hơn
Các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và nợ khác Các tài sản đã làm
đảm bảo cho khoản vay cũ cần phân được tính lại theo giá thị trường và
bị loại trừ, nếu chúng được lấy làm tài sản đảm bảo cho khoản vay mớithì cần tính toán giá trị dôi thừa so với tiền vay cũ
- Phân tích luồng tiền: Những khách hàng tạo ra lợi nhuận trong quá khứ,
thậm chí cả trong tương lai, tuy nhiên lợi nhuận chỉ là chỉ tiêu quan trọngphản ánh khản năng sinh lời, còn việc trả nợ ngân hàng lại liên quan chặt chẽtới ngân quỹ của người vay, nên chênh lệch dòng tiền vào ra là chỉ tiêu quantrọng nhất đối với việc dự đoán các vấn đề tín dụng trong tương lai Để hỗ trợcho ngân hàng và khách hàng, các luồn tiền trong tương lai cần được dự kiếnnhằm giúp ngân hàng quyết định cho vay hay không
- Sử dụng các tỷ lệ: Sau khủng hoảng 1929 – 1932, nhiều ngân hàng
không thu được nợ ngay cả khi cho vay các khoản vốn lưu động phù hợp.Cùng với các khoản cho vay ngắn hạn, đã xuất hiện ngày càng nhiều cáckhoản cho vay dài hạn mà mối tương quan với vốn của chủ sở hữu và luồngtrả nợ trở nên rất quan trọng Để quá trình phân tích tín dụng được thực hiện
Trang 18với thời gian ngắn và phần nào được tiêu chuẩn hóa, các ngân hàng cố gắngxây dựng các tỷ lệ phản ánh năng lực tài chính của người vay có liên quanđến khả năng trả nợ.
Các tiêu chí khi phân tích cần phân tích, đánh giá:
2 Về khả năng thanh toán và sự ổn định:
Để đo khả năng thanh toán ngắn hạn, khi phân tích phải tính các chỉ tiêu:
Tổng vốn bằng tiền
Hệ số thanh toán tài sản ngắn hạn =
Tổng tài sản ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng sẵn có của tài sản ngắn hạn
Hệ số hợp lý trong khoảng lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0,3 Nếu hệ số nhỏhơn 0,1 là không tốt, thiếu tiền để thanh toán, nếu hệ số lớn hơn 0,3 cũng
Trang 19không tốt, gây ứ đọng vốn, không đưa trực tiếp vào quá trình sản xuất kinhdoanh
Khi tính hệ số thanh toán tài sản ngắn hạn, cần lưu ý đến tính thanhkhoản của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vị trong thực tế việc chuyểnđổi ngay các khoản đầu tư chứng khoán cũng là vấn đề cần bàn, nó còn tùythuộc vào nhiều yếu tố, kể cả việc mất giá
Tổng vốn bằng tiền + các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng có thể thanh toán các khoản nợ ngắnhạn, nếu hệ số này lớn hơn 0,1 thì tình hình thanh toán khả quan, nếu có hệ sốnhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán, dẫn đếndoanh nghiệp có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủtiền thanh toán Mặt khác nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt, vì vốnbằng tiền quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn
Khi hệ số trên < 1 ta phải cân đối lại nguồn vốn hình thành lên tài sản cốđịnh và bất động sản đầu tư để phát hiện những vấn đề nảy sinh về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp
Nợ vay ngắn hạn
Hệ số vay nợ ngắn hạn =
-Tài sản ngắn hạn
Trang 20Hệ số này phản ánh nợ vay ngắn hạn tham gia hình thành lên tài sảnngắn hạn Hệ số này thông thường phải < 1 chứng tỏ tài sản ngắn hạn hìnhthành từ 100% vốn vay; trường hợp > 1 rất nguy hiểm, chứng tỏ một phầnvốn vay ngắn hạn đã sử dụng vào đầu tư tài sản cố định & bất động sản, mấtcân đối vốn Đến khi nợ vay ngắn hạn đến hạn không có nguồn trả, trong khicác khoản thu từ đầu tư trung dài hạn chưa cao vì phải có thời gian.
Khi trường hợp trên > 1 ta phải cân đối lại nguồn hình thành lên tài sản
cố định và bất động sản đẩu tư để phát hiện những vấn đề nảy sinh về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp
Tài sản cố định + bất động sản đầu tư
Hệ số điều chỉnh dài hạn =
Vốn chủ sở hữu + Vay trung dài hạn
Hệ số này phản ánh tài sản cố định và bất động sản đầu tư được đảmđương bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung dài hạn, đó là tính chủđộng của tài sản cố định và đầu tư bất động sản Hệ số này < 1 là hợp lý
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Vốn chủ sở hữu
Trang 21Đây là hệ số phụ khi xác định đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (Tàisản/Vốn chủ sở hữu)
3 Chất lượng tài sản có
Tổng doanh thu thuần
Hiệu quả Doanh thu/Tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân tài sản cố định
Tổng lợi nhuận trước thuế
Hiệu quả Lợi nhuận/Tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân tài sản cố định
Chỉ tiêu tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cốđịnh đem lại mấy đồng lợi nhuận, hệ số này càng cao, thì sức sản xuất của tàisản cố định phát huy được hiệu quả, khai thác tốt công suất, qua đây đánh giáviệc nên hay không nên đầu tư mới tài sản cố định
Tổng lợi nhuận trước thuế
Hiệu quả Lợi nhuận/Tài sản ngắn hạn =
Tổng Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn bình quân đem lại mấyđồng doanh thu thuần hoặc mấy đồng lợi nhuận, hệ số càng cao thì hiệu quảtài sản lưu động càng tốt, ngược lại nếu hệ số này quá thấp, chứng tỏ tài sảnlưu động không phát huy được hiệu quả do các nguyên nhân như: Hàng tồnkho khá cao, hàng ứ đọng kém mất phẩm chất lớn, tiền mặt tiền gửi tồn nhiều,vốn bị chiếm dụng lâu ngày, khó thu
Doanh thu thuần
Vòng quay Tài sản có =
Tài sản có bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản có mang lại mấy đồng doanh thuthuần
Doanh thu thuần
Vòng quay của tài sản ngắn hạn (VLĐ) =
Trang 22Tài sản ngắn hạn(TSLĐ)bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ kinh doanh, tài sản ngắn hạn quay đượcmấy vòng, nếu vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạntăng và ngược lại Đây cũng là một chỉ tiêu để xác định hạn mức tín dụng vốnngắn hạn (vốn lưu động)
Doanh thu
Vòng quay của các khoản phải thu =
-Khoản phải thu bình quân
Vòng quay này càng cao, thể hiện các khoản phải thu được xử lý kịp thời
Giá vốn bán hàng
Vòng quay của các khoản phải trả =
-Khoản phải trả bình quân
Trong tổng số nợ phải trả, cần xác định rõ cơ cấu nợ phải trả như: Phảitrả người bán, người mua ứng trước, phải trả về thuế, phải trả cán bộ côngnhân viên, phải trả nợ vay và các khoản phải trả khác để xác định tính hợp
lý và những vấn đề liên quan đến nợ các khoản phải trả, nhất là nợ vay cácngân hàng
4 Đánh giá lợi nhuận
Mục đính nhằm xác định kết quả tài chính cuối cùng sau mỗi năm hoạtđộng kinh doanh và lũy kế đến ngày vay Nếu chỉ nhìn vào kết quả này thôi,thì cũng chưa đủ để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, vì trongthực tế một số loại hình doanh nghiệp, khi mới đi vào hoạt động thường bị lỗtrong các năm đầu (thường là 2 năm), còn gặp nhiều khó khăn như vừa đầu tư
Trang 23xây dựng, vừa sản xuất, chưa sử dụng hết công suất thiết kế, chi phí ban đầucao, thị trường thiêu thụ chưa ổn định Do vậy khi phân tích cho vay cũngcần lưu ý vấn đề này, không nên cứng nhắc, mà phải căn cứ vào tính khả thi,triển vọng kinh doanh, khản năng và phương án khắc phục lỗ để nhận địnhđánh giá một cách khách quan về hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời kếthợp với các chỉ tiêu phân tích nhứ đã nêu trên để có hướng đề xuất đánh giá
về mặt tài chính của doanh nghiệp cho thích hợp
Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp, năng lực quản lý kinh doanh yếukém, thường xuyên làm ăn thua lỗ, các chỉ số phân tích tài chính không bảođảm yêu cầu thì không nên cho vay, vì nguy cơ rủi ro về phương diện tàichính là quá cao
Các tiêu chí đánh giá về lợi nhuận:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh =
Doanh thu
Tổng lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời từ doanh thu = - (ROS)
Doanh thu
Hệ số này thể hiện một đồng doanh thu có thể tạo được bao đồng lợinhuận ròng trong một chu kỳ kinh doanh, đây là tỷ lệ quan trọng nhất trongviệc đánh giá khả năng sinh lời chung
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số doanh lợi của tài sản có = - (ROA)
Tài sản bình quân
ROA đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợinhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi vốn chủ sở hữu hayvốn vay ROA cho biết một đồng tài sản tạo được bao đồng lợi nhuận ròng, vìvậy, hệ số này càng cao biểu hiện việc sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý
Lợi nhuận sau thuế
Trang 24 Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = - (ROE)
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao đồng lợi nhuận ròngcho chủ sở hữu, ROE cao thể hiện hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Sức sinh lời của tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn =
lý cao
Các hệ số sinh lời nêu trên là chỉ tiêu chất lượng, hệ số càng cao chứng
tỏ hoạt động kinh doanh càng tốt, nó phản ánh thực chất hiệu quả kinh doanh
về mặt tài chính Do vậy khi phân tích cho vay cần quan tâm xem xét để đánhgiá một cách khách quan, không phụ thuộc vào vốn kinh doanh cao hay thấp.Mặt khác khi phân tích các chỉ tiêu định lượng này cũng cần tính đến thunhập bình quân của cán bộ công nhân viên/tháng, lợi tức cổ phiếu
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập cổ phần =
-Số lượng cổ phiếu thông thường
Trên thực tế số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng còn không
ít bất cập, việc xử lý tài chính “treo”, hạch toán chi phí chưa đầy đủ, lời giả lỗthật còn xảy ra ở một số doanh nghiệp Theo quy định các doanh nghiệp Nhànước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải kiểm toán nhưng
Trang 25tiến độ triển khai việc kiểm toán không kịp thời, nhiều doanh nghiệp chưathực hiện kiểm toán, đó là chưa kể có doanh nghiệp kiểm toán hôm nay tốtnhưng ngày mai gải thể phá sản Do vậy, số liệu báo cáo tài chính của doanhnghiệp có đáng tin cậy hay không? Về lý thuyết là phải tin, Giám đốc doanhnghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của sốliệu, nhưng trên thực tế còn là vấn đề nan giải Từ thực trạng trên đòi hỏi cán
bộ phân tích phải tinh thông trong việc phân tích tín dụng Để kiểm tra lại kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp lãi, lỗ như thế nào ta cần tiến hành tính toán
và kiểm tra lại dòng tiền vào, dòng tiền ra của doanh nghiệp trong khoảngthời gian nhất định (dòng tiền ngân lưu) để có kết luận khách quan về kết quảkinh doanh của doanh nghiệp
5 Nhóm tỷ lệ rủi ro:
Rủi ro của người vay rất đa dạng, có thể tiếp cận theo những cách sau:
Rủi ro trong sản xuất
Rủi ro trong tiếp thị
Rủi ro về nhân sự
Rủi ro về tài chính
Rủi ro thuộc về các chính sách của Chính phủ
- Các điều kiện kinh tế: Các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng tác
động đến chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng Các kết quả phân tích
ở trên cho thấy một phần quá khứ và hiện tại của khách hàng, nhưng điềuNgân hàng quan tâm hơn là khả năng trong tương lai của khách hàng Thiêntai, các thay đổi bất thường trong đời sống chính trị, khủng hoảng kinh tếvùng, quốc gia, sự sa sút đột ngột của ngành… làm thay đổi các tính toán banđầu, dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ của khách hàng Tổn thất củakhách hàng đến tổn thất của Ngân hàng chỉ trong gang tấc
Trang 26Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng vàNgân hàng về việc ngân hàng cam kết cho khách hàng một khoản tín dụng(Hay hạn mức tín dụng) trong một khoảng thời gian và lãi suất nhất định Hợpđồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật, xác định quyền và nghĩa vụ củahai bên trong quan hệ tín dụng Do vậy, cả Ngân hàng và khách hàng cần cânnhắc kĩ trước khi kí kết hợp đồng tín dụng.
Sau đây là những nội dung chính của hợp đồng tín dụng:
- Thông tin về khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân (nếu có)
- Thông tin về Ngân hàng cho vay
- Các loại đảm bảo: Hợp đồng tài chính phải ghi rõ các loại đảm bảo (nếucó) như Hợp đồng bảo lãnh, vật tư hàng hóa trong kho, tài sản cố định… Vớinhững nội dung liên quan đến các đảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyểnnhượng hoặc bán, định giá, bảo hiểm…
- Giải ngân: Gồm các điều kiện và kì hạn giải ngân
- Điều kiện thanh toán: Bao gồm thanh toán tiền gốc và lãi với cách thứctheo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng
- Các điều kiện khác: Tùy thuộc vào thỏa thuận của Ngân hàng và kháchhàng như ưu tiên thanh toán, kiểm soát vật thế chấp và các hoạt động kháccủa người vay, phong tỏa tài sản, phạt vi phạm hợp đồng…
Trang 27 Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Sau khi hợp đồng tín dụng được kí kết, Ngân hàng có trách nhiệm cấptiền (hoặc thanh toán tiền hàng) cho khách hàng và kèm theo đó, Ngân hàng
sẽ kiểm soát khách hàng xem sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến
độ không, có dấu hiệu làm ăn thua lỗ hay lừa đảo không… để có biện pháp xử
lí kịp thời như thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên vay vi phạmhợp đồng tín dụng hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp, giảmtiền vay nếu thấy cần để đảm bảo an toàn tín dụng
Khi hết hạn hợp đồng tín dụng, khách hàng phải trả hết gốc và lãi NếuNgân hàng thu hồi được gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ thì quan hệ tín dụngkết thúc tốt đẹp Nhưng nếu việc thanh toán của khách hàng có “trục trặc”,Ngân hàng phải xem xét kĩ để kịp thời đưa ra quyết định mới, đảm bảo chokhoản an toàn tín dụng:
- Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, nợ nần dây dưa hoặc làm ănkém, không thể cứu vãn, Ngân hàng áp dụng phương án thanh lí, gồm phongtỏa, bán các tài sản thế chấp… để thu hồi khoản nợ
- Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyếttìm cách khắc phục để trả nợ, Ngân hàng thường áp dụng phương án khác,bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm hay tư vấn cách giải quyếtcho khách hàng nếu có khả năng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng
1.3.1 Nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Nội dung và phương pháp phân tích tín dụng
Có thể nói trong quy trình phân tích tín dụng thì nội dung phân tích đóngmột vai trò vô cùng quan trọng Mỗi Ngân hàng tùy thuộc vào chính sách tíndụng, vào đăc điểm hoạt động riêng, sẽ đưa ra nội dung phân tích tín dụng
Trang 28phù hợp và cụ thể Để có được chất lượng phân tích tốt thì nội dung phân tíchphải ngắn gọn nhưng cũng vẫn phải đầy đủ các chỉ tiêu để có thể phản ánhđúng được năng lực tín dụng, từ đó mới đưa ra quyết định đúng đắn, giảmthiểu rủi ro Bên cạnh nội dung phân tích, phương pháp được các cán bộ tíndụng sử dụng để phân tích cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phântích tín dụng Nhưng các phương pháp phân tích phải được sử dụng một cáchlinh hoạt chứ không cứng nhắc chỉ sử dụng một phương pháp nhất định đểphân tích đối với mọi khoản tín dụng Các khoản tín dụng có mục đích vaykhác nhau, khách hàng có đặc thù khác nhau, áp dụng trong những lĩnh vựckinh doanh khác nhau thì sẽ có những phân tích khác nhau để phù hợp với nó.Việc sử dụng phương pháp phân tích nào, thực hiện ra sao đòi hỏi người phântích phải có trình độ chuyên môn, ứng phó nhanh, biết kết hợp giữa cácphương pháp để có được kết quả tốt nhất.
1.3.1.2 Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:
Chất lượng phân tích tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyênmôn của người phân tích Nếu cán bộ tín dụng có năng lực kém thì dù thôngtin của doanh nghiệp có cung cấp đầy đủ, chính xác thì hoạt động phân tíchcũng chỉ cho chất lượng thấp Điều này sẽ khiến Ngân hàng đối mặt vớinhững rủi ro lớn trong việc thu hồi những khoản nợ do không đánh giá hếtđược năng lực chi trả, không đánh giá đúng các khoản tài sản đảm bảo củakhách hàng Ngược lại, cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao sẽ chokết quả phân tích nhanh chóng, chính xác hơn, góp phần tiết kiệm thời giancũng như chi phí trong khi phân tích Hơn nữa, với cán bộ tín dụng có trình
độ tốt và nhiều kinh nghiệm, họ dễ dàng nhận ra những sai sót, gian lận trongcác thông tin thu thập được về tình hình của khách hàng, từ đó có những biệnpháp xử lí nhanh chóng, kịp thời, nâng cao chất lượng tín dụng
Trang 29Tín dụng là một hoạt động nhạy cảm và có nhiều rủi ro đòi hỏi cán bộ tíndụng không chỉ có trình độ, chuyên môn cao mà còn phải có đạo đức nghềnghiệp tốt, công tâm khi tiến hành phân tích Chỉ cần cán bộ tín dụng câu kếtvới khách hàng, bỏ qua một vài chi tiết nhỏ nhặt cũng có thể khiến Ngân hàngrơi vào tình trạng vỡ nợ, rủi ro tín dụng là rất cao Vì vậy, đạo đức nghềnghiệp của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích tíndụng.
1.3.1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc phân tích tín dụng:
Càng ngày, các yếu tố vật chất, khoa học kĩ thuật càng trở thành mộtnhân tố quan trọng, nhất là trong thời đại Khoa học kĩ thuật phát triển như vũbão hiện nay Việc thu thập, xử lí và khai thác các thông tin sao cho chínhxác, rút ngắn thời gian, giảm chi phí phân tích, tăng độ tin cậy yêu cầu Ngânhàng phải có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, hiện đại, bắt nhịp vớitốc độ phát triển của công nghệ Khi cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục
vụ cho công tác phân tích tín dụng nghèo nàn, lạc hậu sẽ tác động không tốttới chất lượng của phân tích tín dụng Hệ thống máy tính, trung tâm lưu trữthông tin, các phần mềm quản lí, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu
tố kĩ thuật phục vụ cho quá trình phân tích Nếu cán bộ Ngân hàng không cóđược sự hỗ trợ của các phương tiện này, sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn tới nhữngnhầm lẫn, sai sót không đáng có
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1 Chất lượng thông tin:
Chất lượng thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởngtrực tiếp và chủ yếu tới việc phân tích tín dụng Thông tin được sử dụng đòihỏi phải chính xác, trung thực và kịp thời, phù hợp với các chỉ tiêu phân tích.Nếu Ngân hàng không nắm bắt được những thay đổi bất thường trong thunhập hoặc hàng tồn kho… sẽ dẫn đến rủi ro rất cao Thông tin đầy đủ, chính
Trang 30xác là cơ sở để cán bộ phân tích đưa ra được những kết luận đúng đắn,từ đó
có quyết định phù hợp
Tuy nhiên, cán bộ Ngân hàng không chỉ phân tích những thông tin dodoanh nghiệp cung cấp mà còn cần tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau như:thông tin về doanh nghiệp đã được lưu trữ tại Ngân hàng, từ trung tâm thôngtin tín dụng CIC hoặc những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc, trao đổitrực tiếp với khách hàng Việc phân tích đạt được chất lượng cao hay thấpcũng phụ thuộc vào sự không ngoan, biết chọn lọc thông tin của cán bộ tíndụng và phải kiểm tra, xác minh tính đúng đắn của các thông tin thu thậpđược
1.3.2.2 Đạo đức của người đi vay
Hầu hết những thông tin Ngân hàng có được về khách hàng đều dokhách hàng cung cấp, vì vậy tính chính xác, trung thực và cập nhật phụ thuộcrất nhiều vào khách hàng Có những thông tin sai lệch do khách hàng không
cố ý như doanh nghiệp đưa ra báo cáo tài chính không chính xác vì kế toánviên có trình độ chuyên môn kém….Nhưng cũng có nguyên nhân do chínhkhách hàng cố ý đưa sai lệch để đạt được mục đích vay tín dụng của mình Vídụ: dù làm ăn thua lỗ nhưng trong báo cáo kết quả kinh doanh vẫn là sốdương, hay cố tình đưa ra phương án nợ vay hợp lý nhưng thực tế lại đem sốtiền Ngân hàng cho vay sử dụng vào mục đích khác có mức độ rủi ro caohơn…Vấn đề đạo đức không phải là hiếm và cũng là một vấn đề khá khókhăn mà các Ngân hàng luôn phải đối mặt Do vây, cán bộ tín dụng cần phảihết sức chú ý kiểm tra, xác minh tính trung thực của các thông tin do kháchhàng cung cấp
1.3.2.3 Các quy định của pháp luật
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tín dụng thì phápluật, quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước đối với quy trình cho
Trang 31vay và phân tích tín dụng cũng là một nhân tố quan trọng Các Ngân hàngthương mại khi phân tích tín dụng đều phải tuân thủ các quy định để đảm bảo
có sự thống nhất về quy cách và điều kiện cho vay cũng như kết quả phân tíchđược trung thực chính xác Trên thực tế nhiều Ngân hàng không tuân thủ đầy
đủ các quy định trong quá trình phân tích, cố tình cho vay những khoản vay
có nhiều rủi ro, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Đặc biệt trong lĩnhvực tài chính, mọi sự biến động của Ngân hàng này có thể kéo theo sự biếnđộng của Ngân hàng khác, dẫn tới sự biến động của nền kinh tế Vì vậy, chínhsách tốt cùng quy định chặt chẽ đối với hoạt động cho vay, quy trình phântích sẽ góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng trong hoạt động chovay của các Ngân hàng thương mại
1.3.2.4 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Khoa hoc kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới hoạt độngphân tích tín dụng của Ngân hàng Khi áp dụng được những công nghệ mới,hiện đại, Ngân hàng sẽ có được quá trình phân tích nhanh chóng và chính xáchơn Ngoài ra, hệ thống thông tin phát triển sẽ giúp cho việc lưu trữ thông tin
về các doanh nghiệp được đầy đủ hơn, giúp Ngân hàng có thể tra cứu dễdàng, ít tốn thời gian và tiền bạc hơn Nhờ vậy, sẽ nâng cao được chất lượngphân tích tín dụng của Ngân hàng
1.3.2.5 Các nhân tố bất khả kháng
Trong điều kiện các thông tin được cung cấp đầy đủ, minh bạch, chínhxác, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích tín dụng cao thì không phải lúcnào chất lượng phân tích tín dụng cũng được đảm bảo Vì chúng ta không thể
đo lường hết được các rủi ro nằm ngoài kiểm soát, những biến động bấtthường của nền kinh tế Những dự tính về phương án kinh doanh có lãi củaNgân hàng đã được cán bộ tín dụng thẩm định là khả thi nhưng do nguyênnhân nào đó dẫn đến sự biến động thị trường, hoặc thiên tai xảy ra làm doanh
Trang 32nghiệp mất khả năng chi trả thì Ngân hàng cũng phải gánh chịu thiệt hại nặng
nề Khi đó, chất lượng phân tích tín dụng khó có thể đảm bảo là tốt hay xấu
Trang 33CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Sở giao dịch - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch
Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành vàphát triển của chính bản thân ngân hàng
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lậptheo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngânhàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướngChính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp ViệtNam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, là Ngân hàngthương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềhoạt động của mình trước pháp luật
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tênNgân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển Nông thôn Việt Nam
Trang 34Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoạihối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sởgiao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệcủa toàn hệ thống) Sở giao dịchI không làm đầu mối thanh toán quốc tế Tàikhoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch Tất cả các chi nhánh đều nốimạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch Các chi nhánh tỉnh thành phố đềuđược thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắpxếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyếtđịnh số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo &PTNT Việt Nam
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank ForAgriculture and rural development
Sở giao dịch hiện có 8 phòng chức năng và 3 phòng giao dịch thực hiệnđầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại và là một trong những chi nhánhluôn dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng lớn nhất Việt Nam
Trang 352.1.2 Cơ cấu tổ chức – Nhân sự:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch gồm:
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch
Trong đó, phòng tín dụng Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được
sắp xếp tổ chức theo cơ cấu như sau:
Nhân viên
Trang 362.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu:
2.1.3.1 Huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Namtính đến 31/12/2007 tăng đáng kể so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể, tổngnguồn vốn huy động đạt 10.990 tỷ đồng, tăng 2.770 tỷ đồng (tăng 33,7%) sovới 31/12/2006 Đạt 114,5% so với chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2007của NHNo Việt Nam giao Trong đó, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2007, tổngnguồn vốn huy động đạt 9.232 tỷ đồng
- Phân tích cơ cấu theo thành phần kinh tế:
+ Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 2.615 tỷ đồng, chiếm 28,3%tổng nguồn vốn
+ Nguồn vốn của các tổ chức đạt 6.617 tỷ đồng, chiếm 71,7% tổngnguồn
- Phân tích cơ cấu theo loại tiền huy động:
+ Nguồn vốn nội tệ đạt 7.472 tỷ đồng, chiếm 81% trong tổng nguồn vốn+ Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 1.760 tỷ đồng (bao gồm 104,45 triệuUSD và 3,1 triệu EUR), chiếm 19% tổng nguồn vốn
Trang 37Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Trang 38Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
2.1.3.2.Cho vay vốn
Tổng dư nợ đạt 4.290 tỷ đồng, tăng 1.357 tỷ đồng (tăng 46,3%) so với31/12/2006 Đạt 114,5% so với chỉ tiêu kế hoạch NHNo Việt Nam giao.Riêng 6 tháng đầu năm 2007, tổng dư nợ đạt 3.343 tỷ đồng Dư nợ cho vaydoanh nghiệp nội ngành đạt 307,5 tỷ đồng Trong đó:
- Phân theo thời gian:
+ Dư nợ ngắn hạn: 896 tỷ đồng, chiếm 26,8% trong tổng dư nợ Trong
đó, Công ty Chứng khoán NHNo giảm 300 tỷ đồng, các doanh nghiệp ngoạingành tăng 214,3 tỷ đồng
+ Dư nợ trung, dài hạn: 2.447 tỷ đồng, chiếm 73% tổng dư nợ
- Phân loại theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ: 1.582 tỷ đồng, chiếm 47,3% tổng dư nợ cho vay
+ Dư nợ ngoại tệ: 109,1 triệu USD (tương đương 1.760 tỷ đồng), chiếm52,7% tổng dư nợ
Trang 39+ Nợ quá hạn đến 30/6/2007 là 6,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,18% tổng dư
nợ, giảm 0,03% so với đầu năm
+ Nợ xấu (nhóm 3,4,5) đến 30/6/2007 là 8,1 tỷ đồng, chiếm 0,24% tổng
dư nợ So với 31/12/2006, nợ xấu tăng 2,9 tỷ đồng (0,06%)
2.1.3.3.Thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch nói chung là tốt và có sựphát triển bền vững trong 3 năm gần đây, cụ thể:
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch
(đơn vị: triệu đồng)
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch
2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng của Sở giao dịch
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch
- Doanh số cho vay đến 31/12/2007 là 4.960 tỷ đồng, tăng 1.900 tỷ đồng
so với 31/12/2007 (tỷ lệ tăng 62,1%) Trong đó
+ Doanh số cho vay ngắn hạn là 4.136 tỷ đồng, chiếm 83,4% trong tổngdoanh số cho vay Tăng 1.777 tỷ so với năm 2006
+ Doanh số cho vay trung hạn, dài hạn là 824 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng16,6% trong tổng doanh số cho vay Tăng 123 tỷ so với năm 2006
+ Doanh số cho vay ngoại tệ là 1.548 tỷ đồng (tương đương 96,1 triệuUSD), chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng doanh số cho vay
+ Doanh số cho vay bằng 3.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,8% trongtổng doanh số cho vay