MỤC LỤC
Hơn nữa, với cán bộ tín dụng có trình độ tốt và nhiều kinh nghiệm, họ dễ dàng nhận ra những sai sót, gian lận trong các thông tin thu thập được về tình hình của khách hàng, từ đó có những biện pháp xử lí nhanh chóng, kịp thời, nâng cao chất lượng tín dụng. Có những thông tin sai lệch do khách hàng không cố ý như doanh nghiệp đưa ra báo cáo tài chính không chính xác vì kế toán viên có trình độ chuyên môn kém….Nhưng cũng có nguyên nhân do chính khách hàng cố ý đưa sai lệch để đạt được mục đích vay tín dụng của mình. Ví dụ: dù làm ăn thua lỗ nhưng trong báo cáo kết quả kinh doanh vẫn là số dương, hay cố tình đưa ra phương án nợ vay hợp lý nhưng thực tế lại đem số tiền Ngân hàng cho vay sử dụng vào mục đích khác có mức độ rủi ro cao hơn…Vấn đề đạo đức không phải là hiếm và cũng là một vấn đề khá khó khăn mà các Ngân hàng luôn phải đối mặt.
Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở giao dịchI không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Sở giao dịch hiện có 8 phòng chức năng và 3 phòng giao dịch thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại và là một trong những chi nhánh luôn dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Trong đó, Công ty Chứng khoán NHNo giảm 300 tỷ đồng, các doanh nghiệp ngoại ngành tăng 214,3 tỷ đồng.
Với khách hàng vay vốn: Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thêm thông tin về: ban lãnh đạo, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, đánh giá tài sản, nợ vay… bằng cách đi thực tế tại nơi sản xuất hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng…. Với phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư: Cán bộ tín dụng tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư tạo ra, khả năng quản lý và thực hiện của chủ dự án…thông qua các nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị, các nhà tiêu thụ sản phẩm, phương tiện thông tin,…. - Tình hình thanh toán với người mua, người bán: Cán bộ tín dụng phải đi sâu phân tích những khoản phải thu từ người mua, phải trả đối với người bán để xác định phần doanh nghiệp đi chiếm dụng và phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng, khả năng giải quyết để đánh giá về thực lực tài chính của khách hàng.
Cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án vay vốn/dự án đầu tư thực hiện, công việc này bao gồm: xu hướng phát triển của ngành, tốc độ tăng trưởng trong quá khứ, hiện tại, dự báo tương lai, các vấn đề liên quan đến cải tiến kĩ thuật, sự phát triển của các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp trong ngành, những thay đổi về điều kiện lao động, chính sách của chính phủ có ảnh hưởng ra sao, vị thế hiên tại của các doanh nghiệp trong ngành, phương pháp, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp… Sau khi có được những thông tin này, cán bộ tín dụng sẽ phải tổng hợp thông tin về: Sự chuyển đổi trong ngành, vị trí ngành, tính cạnh tranh quốc tế của sản phẩm của doanh nghiệp vay vốn. Trong những năm qua, VP.Tổng công ty đã tham gia thực hiện rất nhiều dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư tương đối lớn, hầu hết bằng vốn tín dụng nên hệ số nợ của Tổng công ty chưa được cải thiện đáng kể, chính điều này sẽ tạo nên áp lực về tiền mặt ngày càng gia tăng trong các năm tới, đáng lưu ý là sự giảm sút của hệ số tự tài trợ và hệ số thanh toán hiện hành khi các dự án lớn được giải ngân.
Thứ hai, định giá tài sản là một việc quan trọng của quá trình phân tích tín dụng vì đó là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng cho Ngân hàng, tuy nhiên, việc thẩm định tài sản đảm bảo chỉ được xem xét chủ yếu về mặt giá trị nên có những trường hợp khi khoản vay phát sinh quá hạn và việc phát mại tài sản gặp khó khăn vì nhiều khi thủ tục còn rườm rà. Khi vay vốn, khách hàng được yêu cầu phải cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong đó có những giấy tờ cẫn xác minh của cơ quan có thẩm quyền nhưng thủ tục để có được những giấy tờ này còn rắc rối và tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc của khách hàng nên nhiều khi họ vẫn sử dụng biện pháp trái pháp luật để có được những giấy tờ vay vốn. Thị trường tài chính Việt Nam còn mới, hoạt động còn kém hiệu quả, thông tin phản hồi từ thị trường không thông qua quy luật nào và thiếu chính xác nên việc xác định lãi suất chiết khấu (là việc rất quan trọng khi thẩm định hiệu quả tài chính dự án) chỉ được là trên cơ sở chủ quan của Ngân hàng.
Về chất lượng thông tin khách hàng, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề thông tin liên quan thường có chất lượng không cao nên cán bộ phân tích cần được đào tạo thêm để có thể khai thác triệt để thị trường này, đem lại lợi nhuận tốt hơn cho Sở. Trước biến động của thị trường tài chính năm 2008 và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng lớn cũng như nhiều Ngân hàng mới xuất hiện, bên cạnh việc mở rộng tìm kiếm khách hàng, cán bộ tín dụng cũng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn, bảo đảm sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của Sở. Với những định hướng hoạt động như trên, chất lượng phân tích tín dụng rừ ràng cần phải được nõng cao hơn nữa để đỏp ứng được yờu cầu hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt trong thời đại ngày nay Việt Nam đã tham gia vào sân chung của toàn thế giới WTO.
Khi kết hợp giữa các loại báo cáo với nhau, cán bộ tớn dụng sẽ thấy được rừ nột hơn tỡnh hỡnh tài chớnh của doanh nghiệp, phải tính toán được phần chênh lệch giữa doanh thu và thực thu, chi phí và thực chi, qua đó đánh giá được khả năng chiếm dụng vốn hay vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng, tình hình bán hàng và đầu vào của doanh nghiệp. Sở cũng có một đội ngũ cán bộ tín dụng có năng lực và chuyên môn, tuy nhiên không phải tất cả các nhân viên tín dụng đều đã có kinh nghiệm, mà trong nghiệp vụ cho vay thì yếu tố kinh nghiệm đóng vai trò khá quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả phân tích cũng như chất lượng phân tích tín dụng. Vì vây, Sở cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khách hàng sau khi giải ngân vốn bằng cách cử cán bộ xuống tận cơ sở hoặc yêu cầu khách hàng sử dụng vốn vay định kỳ hay thông qua bạn hàng và cả thị trường tiêu thụ sản phẩm để biết được vốn của mình đang được sử dụng như thế nào, thu hồi ra sao, từ đó xác định kế hoạch thu nợ hoặc tiếp tục cho vay trong tương lai.
Bên cạnh đó Bộ cũng cần kết hợp với tổng cục thống kê để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh tra việc lập và gửi các báo cáo tài chính, tránh tình trạng gian lận trong các báo cáo tài chính, dẫn đến thông tin sai lệch, gây rủi ro có thể dẫn đến tổn thất lớn cho các Ngân hàng. Vấn đề bảo mật của hệ thống thông tin CIC cũng cần phải được đặt ra để tìm cách giải quyết vì có một thực tế là khả năng bảo mật của hệ thống vi tính ở các Ngân hàng Việt Nam còn rất yếu kém, có nhiều sơ hở để tin tặc có thể xâm nhập ăn cắp thông tin hoặc phá hoại. Thêm vào đó, trong quan hệ tín dụng với Sở, doanh nghiệp cũng cần thể hiện tinh thần hợp tác, tin tưởng lẫn nhau, thực hiện đúng nghĩa vụ trách nhiệm của bên đi vay đối với bên cho vay, để góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng của Sở.