Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNo & PTNT VN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Năm 2007 là năm đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế ViệtNam, là năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thươngmại thế giới WTO và Mỹ bình thường hoá quan hệ vĩnh viễn với nước ta.Những nhân tố đấy đã góp phần đưa nền kinh tế Đất nước hoà mình vàodòng chảy chung của nền kinh tế thế giới, phát triển theo xu hướng toàncầu hoá, đa phương hoá và đa dạng hoá Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, đạtđược nhiều kết quả khởi sắc và những thay đổi to lớn Góp phần không nhỏvào sự thay đổi đó là sự nỗ lực vươn lên và phát triển mạnh mẽ của cácdoanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế Đối với một nước đang phát triểnnhư nước ta thì loại hình DNNVV chiếm đa số và hoạt động trên tất cả cáclĩnh vực, ngành nghề kinh tế Cùng với sự nhạy bén linh hoạt của mình cácDNNVV đã vượt qua những khó khăn, thử thách ban đàu và ngày càngkhẳng định vai trò vị trí của mình trong nền kinh tế Góp phần thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lao động dồidào nhưng trình độ thấp ở nước ta hiện nay và đồng thời hỗ trợ, thúc đẩycác loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế phát triển Tuy nhiên,trong thực tế hoạt động của các DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn, nhất làkhó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và về việc tiếp cậnngân hàng để vay vốn của họ lại càng khó khăn hơn
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, các NHTM sẽ có nhiều cơ hội
và thách thức hơn trong quá trình hoạt động.Trước áp lực cạnh tranh, cácNHTM sẽ phải ngày càng mở rộng hoạt động của mình theo cả chiều sâu
và chiều rộng, vừa phải đa dạng hoá dịch vụ, đa dạng hoá khách hàng củamình, đồng thời phải xác định được đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng
và là khách hàng mục tiêu của mình để từ đó có được những chính sách kếhoạch cho hoạt động của mình có hiệu quả hơn Trong các NHTM đó thìSGD NHNo & PTNT VN đã xác định được các DNNVV là khách hàngtiềm năng và mục tiêu của họ, do đó trong những năm gần đây họ đã có
Trang 3nhiều chính sách cho việc mở rộng cho vay các DNNVV nhưng kết quả mởrộng chưa cao.
Từ thực tế đã nêu và những thông tin tìm hiểu được tại SGD NHNo
& PTNT VN, đề tài “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề được kết cấu theo 3chương:
Chương 1: Lý luận về mở rộng hoạt động cho vay của ngân
hàng đối với DNNVV
Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Sở giao
dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Sở
giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
1.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số 07/1997/QHX của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác cóliên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàngbao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư,Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàngkhác” Trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất vềquy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trung gian tài chính, là chiếccầu nối chu chuyển những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội đến tay nhữngngười có nhu cầu và khả năng đầu tư NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ,
mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng vớitrách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụchiết khấu và làm phương tiện thanh toán Nếu đứng trên phương diệnnhững loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, ngân hàng là các tổ chức tàichính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt
là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tàichính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.Luật các Tổ chức tín dụng 07/1997/QHX qui định: “Hoạt động ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cungứng các dịch vụ thanh toán” Trước tiên, để hiểu xem một ngân hàng hoạtđộng như thế nào, ta hãy xem xét bản quyết toán tài sản của ngân hàng đó
Trang 5Tài sản Nguồn vốn
Các khoản mục về ngân quỹ
- Tiền dự trữ
- Tiền mặt trong quá trình thu
- Tiền gửi ở các ngân hàng
Các khoản tiền cho vay
- Thương mại và công nghiệp
- Bất động sản
- Tiêu dùng
- Cho vay giữa các ngân hàng
- Các khoản tiền cho vay khác
Các khoản tiền đi vay
- Vay Ngân hàng Trung ương
- Vay các ngân hàng khácVốn chủ sở hữu
- Vốn điều lệ
- Các quỹ và lợi nhuận chưaphân phối
Như vậy, các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán những tài sản nợ
có một số đặc tính (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro và lợi tức) vàdùng tiền thu được để mua những tài sản có một số đặc tính khác Các ngânhàng cung cấp một dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một loại tàisản khác cho công chúng Quá trình chuyển các tài sản và cung cấp mộtloạt dịch vụ (thanh toán séc, ghi chép sổ sách, phân tích tín dụng ) giốngbất cứ quá trình sản xuất khác của một hãng kinh doanh Nếu ngân hàngtạo ra những dịch vụ hữu ích với chi phí thấp và có được doanh thu cao nhờ
Trang 6vào tài sản có của mình, thì ngân hàng thu được lợi nhuận, nếu không, thìngân hàng này chịu tổn thất.
Hoạt động cơ bản của một NHTM được qui định trong Nghị định 49của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM, bao gồm:
1.1.1 Huy động vốn.
NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loạitiền gửi khác
Đây là nghiệp vụ rất đặc trưng, cơ bản của ngân hàng Thông thườngvốn tự có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ vốn kinh doanh, nên để cónguồn vốn để cho vay các NHTM phải huy động một lượng vốn từ cácnguồn tiền nhàn rỗi và tiền tiết kiệm trong dân chúng Số vốn huy độngthường gấp nhiều lần so với vốn tự có Tiền gửi là bộ phận chủ yếu trongtổng nguồn vốn của NHTM Vốn tiền gửi có thể trả lãi, có thể không phảitrả lãi, ngân hàng dùng số tiền này để hình thành các tài sản mang lại thunhập Tuy nhiên ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ số tiền gửi để chovay và đầu tư mà phải dành một tỷ lệ nhất định dự trữ thường xuyên đểđảm bảo chi trả cho người gửi đến rút và ký quỹ bắt buộc tại Ngân hàngNhà nước (NHNN)
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được Thốngđốc NHNN chấp thuận
- Vay vốn của các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác hoạt động tại ViệtNam và của TCTD nước ngoài
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN
Trong quá trình kinh doanh hoạt động, ở cùng một thời điểm cóTCTD thừa vốn, có TCTD thiếu vốn, họ có thể vay qua lại lẫn nhau tại thịtrường liên ngân hàng Chúng cũng có thể vay từ NHNN trong trường hợp
Trang 7thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, do thiếu vốn trong các hoạt động thời vụhay do khó khăn tài chính Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể vayvốn thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán…
- Vốn ngân hàng và các hình thức huy động khác
Để có thể thành lập một ngân hàng thông thường, chủ sở hữu phải cómột số vốn nào đó lớn hơn số vốn mà pháp luật quy định, gọi là vốn phápđịnh Mức góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng được chấp nhận ghi vàoĐiều lệ hoạt động gọi là vốn điều lệ Vốn tự có của ngân hàng bao gồmtrong đó số vốn điều lệ thực góp cộng với các quỹ trích từ lợi nhuận rònghàng năm như: Quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển kỹthuật nghiệp vụ…
1.1.2 Hoạt động tín dụng.
NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thứccho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuêtài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN
Về hoạt động cho vay, NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốndưới hình thức cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh, dịch vụ đời sống; cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự
án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống Trong đó,NHTM chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệuquả và có khả năng trả nợ để cho vay
Về hoạt động bảo lãnh, NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanhtoán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảolãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đốivới người nhận bảo lãnh theo quy định của NHNN
Đồng thời, NHTM được chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu vàcác giấy tờ có giá ngắn hạn khác NHTM được hoạt động cho thuê tàichính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính
Trang 81.1.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quĩ.
NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sởchính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định; được
mở tài khoản tại ngân hàng khác trong nước theo quy định của NHNN
Về dịch vụ thanh toán, NHTM được:
- Cung ứng các phương tiện thanh toán;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép;
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanhtoán liên ngân hàng trong nước
1.1.4 Các hoạt động khác.
NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phầncủa các doanh nghiệp và các TCTD khác; được tham gia thị trường tiền tệ.NHTM cũng được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnhvực liên quan đến hoạt động ngân hàng Ngoài ra, NHTM còn được cungứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, bảo quản hiện vật quý, giấy tờ cógiá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác Đặc biệt, NHTM khôngđược trực tiêp kinh doanh bất động sản
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2.1 Khái niệm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận cấu thành khôngthể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rờivới các chủ thể khác Việc phân chia DNNVV dựa vào tiêu thức quy môdoanh nghiệp Theo tiêu thức này doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệplớn, DNNVV Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm DNNVVnhưng khái niệm chung nhất về DNNVV có nội dung như sau:
Trang 9- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tưcách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệptrong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanhthu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từngquốc gia.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé
về mặt vốn, lao động hay doanh thu DNNVV có thể chia thành ba loạicũng căn cứ vào quy mô đó là: doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ vàdoanh nghiệp siêu nhỏ
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêunhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệpnhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa
có từ 50 người đến 300 lao động
Mỗi nước đều có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở nước mình
Ở Việt Nam, khái niệm DNVVN được đưa ra ở điều 3, Nghị định90/2001/NĐ – CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sảng xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động hằng năm không quá 300 người.”
Theo điều 4 các DNVVN bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệpNhà nước
- Các hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CPngày 03 tháng 02 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh
Trang 10Như vậy có rất nhiều tiêu thức để phân loại DNNVV Một số tiêu thứcnhư vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng được dùng khá phổbiến trên thế giới cũng giống như ở Việt Nam Trong đó, hai tiêu thức được
sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động
Cơ sở xác định qui mô vốn và lao động:
- Vốn đăng kí: đối với doanh nghiệp Nhà nước là vốn điều lệ đượcNhà nước cấp, đối với doanh nghiệp còn lại là vốn ghi trên đăng kí kinhdoanh, giấy phép đầu tư
- Lao động trung bình hàng năm là số lao động bình quân mà doanhnghiệp đã dăng kí với cơ quan quản lý lao động và có tham gia đóng bảohiểm xã hội (không bao gồm số lao động doanh nghiệp kí hợp đồng thời
vụ, hợp đồng công việc)
Tuy nhiên, mỗi một nước, mỗi một nền kinh tế lại lựa chọn các tiêuchuẩn khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước: Thông thường
các nước có trình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy môvốn cũng như lao động cao hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp
Ví dụ như ở Nhật Bản doanh nghiệp có số vốn dưới 1 triệu USD và laođộng dưới 300 người được coi là DNVVN, nhưng ở các nước chậm pháttriển như Việt Nam hay là Lào, Campuchia thì đó lại là doanh nghiệp lớn Các giới hạn tiêu chuẩn này thay đổi theo thời gian sao cho phù hợpvới trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn Khi nền kinh tếtăng trưởng, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp mở rộng thì giới hạntiêu chuẩn sẽ được điều chỉnh lại Hoặc khi nền kinh tế suy thoái, cácdoanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, một số doanh nghiệp phá sản hoặc
bị sáp nhập, giải thể, số lượng các doanh nghiệp giảm Lúc đó tiêu chuẩn
Trang 11để phân loại DNVVN cũng sẽ thay đổi tỷ lệ với tốc độ tăng trưởng quy môcủa các doanh nghiệp.
Theo ngành nghề khác nhau: do mỗi ngành nghề có tính chất, đặc
trưng riêng nên việc phân biệt quy mô vốn cũng như lao động sử dụngriêng cho từng ngành nghề cũng khác nhau Chẳng hạn như ở Nhật Bản,các doanh nghiệp ở khu vực sản xuất phải có số vốn dưới 1 triệu USD vàdưới 300 lao động, trong khi đó thương mại- dịch vụ có số vốn dưới300.000USD và dưới 100 lao động thì đều thuộc DNVVN Ở Việt Nam,đối với doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ có vốn từ 1 tỷ đồngtrở xuống và số lao động từ 50 người trở xuống, còn các doanh nghiệpthương mại và dịch vụ số lao động dưới 30 người
Đường lối, chính sách, chiến lược và khả năng hỗ trợ của mỗi quốcgia Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững kinh tế - xã hội, các nướcđều đưa ra những tiêu thức phân loại DNVVN dùng làm căn cứ thiết lậpnhững chính sách phát triển và hỗ trợ DNVVN Điều này hết sức quantrọng, ảnh hưởng tới tổng thể nền kinh tế vì các DNVVN thường chiếm tỷ
lệ lớn
Như vậy, việc xác định rõ các tiêu thức để phân loại DNVVN có ýnghĩa rất quan trọng Đó là cơ sở để xác định cơ chế quản lý với nhữngchính sách ưu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệuquả đối với hệ thống các doanh nghiệp này
Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với pháttriển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, 6 năm trở lạiđây, Chính phủ có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mứccao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loạihình kinh tế này Chính vì vậy số lượng DNVVN tăng lên đáng kể
Trang 121.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.2.1 DNNVV có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ bé
Phần lớn các DNNVV đều có quy mô nhỏ bé Thực chất thì đặc điểmnày do chính tiêu chí phân loại DNNVV của Nghị định 90/NĐ-CP quyđịnh, đó là các doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷđồng và lao động trung bình hàng năm không quá 300 người Như vậy thìchính quy mô về nguồn vốn và lao động kéo theo khó khăn về mặt bằngsản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và năng lực quản lý hạn chế, thiếuthông tin gây ra nhiều yếu kém trong sản xuất mà trong đó thiếu vốn là đặcđiểm nổi bật
1.2.2.2 Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV thấp
Hầu hết các DNNVV được thành lập có nguồn vốn dựa vào nguồnvốn tích lũy cá nhân cộng với tích lũy của gia đình Do đó, những ngườiđiều hành doanh nghiệp hầu hết có thế mạnh về vốn nhiều hơn là có thếmạnh về năng lực quản lý Còn các DNNVV của nhà nước thì lại có nhiềunhà quản lý yếu kém về trình độ điều hành nên cũng chưa đáp ứng đượcnhu cầu quản lý doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơchế thị trường như hiện nay, gây khó khăn trong việc đảm bảo cho doanhnghiệp đứng vững và phát triển bền vững
Bên cạnh đó, số người của DNNVV có trình độ, được đào tạo còn ít.Khó khăn của các doanh nghiệp này là không thu hút được nhiều các cán
bộ kỹ thuật cũng như các nhà quản lý giỏi, những công nhân có tay nghềcao Từ đó, dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn kémảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay và bảo toàn vốn thấp Chính điềunày sẽ dẫn tới khả năng tiếp cận vốn của các ngân hàng của các doanhnghiệp này bị hạn chế
1.2.2.3 Sức cạnh tranh của DNNVV còn thấp
Trang 13Do các DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tưcho hoạt động sản xuất kinh doanh còn ít làm cho hoạt động sản xuất kinhdoanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: chấtlượng chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ còn yếu… do đókhông mở rộng được thị trường, ngày càng khó tiêu thụ hàng hóa Chínhđiều này sẽ dẫn đến doanh thu thấp và lợi nhuận cũng thấp, cản trở việc sảnxuất kinh doanh, dễ có những hành vi gian lận thương mại, kinh doanh tráivới quy định của pháp luật.
1.2.2.4 Môi trường kinh doanh bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DNNVV
Chính những đặc trưng về quy mô nguồn vốn và lực lượng lao động
đã phần nào nói lên sự phụ thuộc của các DNNVV vào môi trường kinhdoanh Các tác động từ bên ngoài tới doanh nghiệp cũng đã gây ra không ítkhó khăn cho các doanh nghiệp này Trước hết, sự tác động quản lý củanhà nước về hoàn thiện Luật doanh nghiệp, các chính sách thuế, chính sáchtín dụng, thương mại, chính sách khoa học công nghệ, lao động và việclàm… có nhiều bất cập Tác động quản lý của nhà nước đối với doanhnghiệp trong khâu tổ chức còn nhiều bức xúc Sự thiếu hụt và rối loạn thịtrường như: thị trường vốn, thị trường thông tin, thị trường dịch vụ và nạnhàng giả, hàng lậu tràn lan gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của DNNVV
1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế
DNVVN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước Ởnhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển DNVVN luôn lànền tảng của nên kinh tế, là bộ phận cấu thành không thể thiếu được củanền kinh tế Chính phủ các nước cũng xác định vai trò quan trọng, lâu dàicủa DNVVN
Trang 141.2.3.1 Góp phần tăng trưởng và ổn đinh kinh tế - xã hội.
Trước hết, các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, thậmchí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp Sự phát triển nhanh của cácDNNVV cả về số lượng và chất lượng đã đóng góp quan trọng vào GDP Ởcác quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, DNNVV chiếm90% số lượng doanh nghiệp, đóng góp từ 25%-33% giá trị GDP hàng năm
Vì vậy, việc phát triển DNNVV đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển
Vì DNNVV có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động Cácdoanh nghiệp này thường hoạt động rất năng động và linh hoạt trong nềnkinh tế nên kéo theo nền kinh tế năng động theo Sự góp mặt đáng kể củacác doanh nghiệp này khiến cho các doanh nghiệp lớn cũng phải điều chỉnhtheo, tạo đà cho nền kinh tế ngày càng phát triển
Hoạt động đa năng và bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế,DNNVV đã và đang cung cấp một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ đáng
kể cho nền kinh tế Với những ưu thế về ngành nghề, tính nhạy cảm thịtrường cao, các DNNVV có nhiều lợi thế trong việc cung ứng các sảnphẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước Các DNNVVcũng đóng góp một phần vào kim ngạch xuất nhập khẩu Ở các nước đangphát triển, một số ngành nghề có lợi thế xuất khẩu như: nông sản, thủ công
mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản, dệt may…thì đều do các DNNVV sản xuất
Từ đó, tạo nguồn thu nhập ổn định cho dân cư
1.2.3.2 Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Về tiềm lực vốn: Các DNNVV có thể thành lập và hoạt động màkhông cần quá nhiều vốn Điều này đã thu hút được đông đảo người dântham gia đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Hơn nữa, lợi
Trang 15thế của các DNNVV là có thể dễ dàng huy động được vốn từ người thân,bạn bè…và biến các khoản tiền này thành các khoản đầu tư có hiệu quả.
Về nguồn lao động: Chiếm ưu thế về số lượng, DNNVV đã vàđang thu hút một lượng lớn lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh Thông thường nguồn lao động chiếm tỷ lệ từ 60 – 80% trong tổng
số lao động trong nền kinh tế Các DNNVV chủ yếu hoạt động ở lĩnh vựcthương mại- dịch vụ nên nhu cầu lao động nhiều Một đặc điểm là lao độngtrong khu vực này thường là lao động đơn giản, không mất nhiều thời gianđào tạo, chỉ cần bồi dưỡng ngắn ngày là họ có thể tham gia sản xuất được.Đặc biệt, đối với những nước đang phát triển, nguồn lao động tay nghề vàtrình độ thấp nhiều Chính các DNNVV là nơi vừa tạo công ăn việc làmcho họ, vừa tận dụng nguồn lao động sẵn có mà chi phí nhân công lại rẻ.Mặt khác, nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động kinh doanh không có hiệuquả, việc giảm biên chế là không thể tránh khỏi nhằm giảm bớt chi phí hoạtđộng Do vậy, lượng lao động dư thừa từ các doanh nghiệp lớn lại chính lànguồn cung lao động cho các DNNVV
Nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với xu thế chung, cácDNNVV cũng xuất hiện nhiều hơn Mà đứng đầu là các chủ doanh nghiệp.Đây là lực lượng rất cần thiết để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanhphát triển Ngày nay, nhiều gương mặt trẻ tài năng đã tự mình thành lập vàvận hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Chính từ đây mà đội ngũcán bộ, nhà kinh doanh có trình độ, kỹ năng đã ra đời Với khả năng amhiểu thị trường, trình độ quản lý chyên nghiệp, cùng với sự năng động vàlinh hoạt, họ đã và đang khẳng định vai trò to lớn của DNNVV trong nềnkinh tế thị trường
Về tài nguyên thiên nhiên: Các DNNVV khai thác, phát huy cácnguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương hiệu quả Phân bố phân tángiúp cho DNNVV có thể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương
Trang 161.2.3.3 Phân phối thu nhập có hiệu quả trong nền kinh tế.
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải
có nguồn lao động Sự phát triển vượt bậc của các DNNVV cả về số lượng
và chất lượng đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạocông ăn việc làm cho xã hội Nếu như các doanh nghiệp lớn thường đặt cơ
sở tại các trung tâm kinh tế lớn của đất nước thì các DNNVV lại có mặt ởcác địa phương Khả năng sản xuất phân tán, sử dụng lao động tại chỗ đãgóp phần làm giảm thất nghiệp, một bài toán xã hội nan giải
DNNVV tạo nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư,góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập cho các bộ phận dân cư Từ đó,tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng miền khác nhau vàcải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau
1.2.3.4 DNNVV có mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể khác trong nền kinh tế.
DNNVV có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại tấtyếu khách quan trong nền kinh tế của mỗi nước Nó là một bộ phận hữu cơ,gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp lớn thường tậptrung vào những đoạn thị trường có quy mô lớn và không thể bao quátđược toàn bộ thị trường Trong khi đó thị trường mục tiêu của các DNNVVlại tập trung vào những “ thị trường ngách” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệplớn trong việc tiếp cận thị trường, cân đối cung cầu trong xã hội Với vaitrò là một kênh phân phối có hiệu quả, các DNNVV vừa cung cấp các yếu
tố đầu vào vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm Có thể nói với số vốn hoạtđộng không nhiều, một số DNNVV hoạt động trên thị trường nguyên vậtliệu trở thành những vệ tinh cung cấp các yếu tố đầu vào cho các doanhnghiệp lớn Một số DNNVV khác lại trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩmcho các doanh nghiệp lớn ví dụ như mua máy móc, thiết bị, vật tư cầnthiết… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
Trang 17Sự tham gia của các DNNVV trên thị trường làm cho số lượng vàchủng loại hàng hóa, dịch vụ không ngừng tăng lên Với khả năng tiếp cận
và đổi mới công nghệ, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, cácDNNVV buộc phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm,tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành… Điều nàydẫn đến tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt Đứng trướcthách thức này, các doanh nghiệp lớn cũng phải thường xuyên đổi mới vànâng cao năng lực hoạt động nhằm tạo ra những lợi thế nhằm tăng cườngkhả năng cạnh tranh với các DNNVV Những yếu tố đó có tác động lớnlàm nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn
1.3 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA
1.3.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Cho vay là một hoạt động kinh tế, đó là quan hệ chuyển nhượng tạmthời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng giữa hai bên cùng có lợi Chovay là một giao dịch bằng tiền giữa bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay(Doanh nghiệp, cá nhân) trong đó theo thỏa thuận bên cho vay sẽ chuyểngiao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định, còn bên vay
có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khiđến hạn thanh toán Như vậy bản chất của cho vay là:
- Người đi vay chỉ được sử dụng tiền trong một thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận và phải hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn
- Giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị khoản vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tìnhhình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúcđẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế.Hoạt động cho vay là lĩnh vực sử dụng vốn chủ yếu của các NHTM ở ViệtNam hiện nay Không chỉ là nguồn chính mang lại thu nhập cho các
Trang 18NHTM, tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệpvay vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, vìđặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động có hoàn trả và có lợi tức khi
sử dụng vốn vay Mặt khác, như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một hiệntượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tín dụng đối với ngânhàng còn là vũ khí cạnh tranh sắc bén có hiệu quả giữa các NHTM vớinhau, bởi khi ngân hàng nâng cao khả năng cấp tín dụng thì sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng đến với ngân hàng, nâng cao được uy tín của ngân hàngđối với thị trường, mở rộng thị phần và nhờ đó cải thiện khả năng thu lợinhuận
1.3.2 Phân loại về tín dụng ngân hàng
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại các khoản cho vay khiđứng trên từng giác độ xem xét Việc phân loại các khoản cho vay nhằmmục đích quản lý các khoản vay có hiệu quả nhất
Theo thời hạn khoản vay:
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vìthời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũngnhư khả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng được phânthành:
Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay dưới 12 tháng, tài trợ cho
tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanhnghiệp, hộ sản xuất Phương thức cho vay này được áp dụng trong cáctrường hợp sau: Ngân hàng cho Nhà nước vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêucủa nhà nước, hình thức phổ biến là mua trái phiếu do Kho bạc Nhà nướcphát hành; Cho vay đối với các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty tàichính quỹ tín dụng…nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản, hình thức chovay có thể là trực tiếp (trên thị trường liên ngân hàng) hoặc gián tiếp thôngqua nắm giữ chứng khoán; Đối với doanh nghiệp, ngân hàng cho vay nhằmtài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh
Trang 19 Tín dụng trung hạn là những khoản cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm, còn tín dụng dài hạn là trên 5 năm Loại hình tín dụng này nhằm tài
trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cảitiến kỹ thuật, mua công nghệ…; cho Nhà nước để đầu tư phát triển, chongười tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bềnnhư nhà cửa, phương tiện vận chuyển Hình thức cho vay chủ yêu là muatrái phiếu, cho vay theo các dự án…
Theo phương thức cho vay:
Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người
vay chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạnmức thấu chi Tuy nhiên, các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ phải chịulãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này Đây là hình thức cho vaytạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán, thủ tụcđơn giản, phần lớn không có đảm bảo, do đó chỉ áp dụng với những kháchhàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn
Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay phổ biến của ngân
hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không cóđiều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Theo đó, vốn của ngân hàng chỉtham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sửdụng vốn vay Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc
và lãi Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, ngân hàng có thểkiểm soát từng món vay tách biệt, tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sảnđảm bảo
Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân
hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, hạn mức này có thểtính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Hạn mứctín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và
Trang 20nhu cầu vay vốn của khách hàng Đây là hình thức cho vay thuận tiện chonhững khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thườngxuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Trong nghiệp vụ này, ngân hàngkhông ấn định trước ngày trả nợ Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệtthành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụngtừng lần vay
Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân
chuyển của hàng hóa Ngân hàng có thể cho vay khi doanh nghiệp muahàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Vì việc cho vay dựa trênluân chuyển của hàng hóa nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phảinghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hóa để dự đoán dòng ngân quỹ trongthời gian tới Trong đó, người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả chongười bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiềnvay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng vì thủ tục vay chỉcần thực hiện một lần cho nhiều lần vay, khách hàng được đáp ứng nhu cầuvốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn
Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho
phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏathuận Số tiền trả mỗi lần sẽ được tính toán sao cho phù hợp với khả năngtrả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từ thunhập hàng kỳ của người tiêu dùng) Hình thức này rủi ro khá cao do kháchhàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp Khả năng trả nợ phụthuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Chính vì rủi ro cao nên lãi suấtcho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất của ngânhàng
Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức
trung gian như tổ, đội, hội, nhóm…Các tổ chức này thường liên kết cácthành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo
Trang 21vệ quyền lợi cho mỗi thành viên Trong hình thức cho vay này, ngân hàng
có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trunggian như thu nợ, phát tiền vay Ngân hàng cũng có thể cho vay thông quangười bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất, việc cho vay này
sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền vay sai mục đích Như vây, hình thứccho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều móncho vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Cho vay qua trunggian nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng
có thể chia thành loại 1 và loại 2
Theo đó, loại 1 là các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài củakhách hàng, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba cho khách hàng của ngân hàng.Những đảm bảo này không được hình thành từ khoản tín dụng của chínhngân hàng Do đó, tài sản đảm bảo loại 1 thường an toàn hơn cho ngânhàng, song lại gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng trong việcđịnh giá, bảo quản, khiến thời gian phân tích tín dụng bị kéo dài, trì trệ.Ngược lại, loại 2 là những tài sản đảm bảo được hình thành từ nguồntài trợ của chính ngân hàng Đây là biện pháp cuối cùng nếu ngân hàngmuốn hạn chế việc người vay bán tài sản từ món vay Tuy nhiên tài sản loại
2 thường không đảm bảo an toàn cho ngân hàng vì khi người vay không cókhả năng trả nợ, phần lớn các tài sản này cũng bị giảm giá, khó bán Do đó,tài sản loại 2 thường chỉ áp dụng trong trường hợp người vay không cóhoặc không thể dùng tìa sản đảm bảo loại 1
Trang 22Đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm, ngân hàng sẽ chủđộng lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay Thông thường cáckhoản vay này được thực hiện thông qua chỉ định của Chính phủ hoặc củaNHNN Việt Nam Đối với các khách hàng vay không có tài sản đảm bảocần đạt được một số điều kiện nhất định, đó là sử dụng vốn vay có hiệuquả, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, cókhả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt các khách hàngnày phải cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm tài sản theo yêu cầu của đơn
vị trực tiếp cho vay nếu xảy ra trường hợp sử dụng vốn vay không đúngcam kết trong hợp đồng tín dụng
Theo đối tượng khách hàng:
Đây là hình thức phân chia khá mới mẻ, phù hợp với nội dung nghiêncứu của đề tài này Theo nhóm khách hàng, hai đối tượng chủ yếu của cácngân hàng hiện nay là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế lớn Tuy nhiên không có một sự phân biệt hoàn toàn rõ rànggiữa hai nhóm khách hàng này Mục tiêu đặt ra khi phân biệt như vậy nhằmquản lý tốt việc cho vay đối với từng đối tượng
Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế (nhóm khách hàng lớn) thường
có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay thường ngắn và có tính ổn địnhcao Do đó, mỗi khoản vay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định, phân tíchnghiêm ngặt, chặt chẽ bởi vì bất kỳ một sự sai sót nhỏ nào đều có thể dẫntới hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với ngân hàng mà đối với cả kháchhàng Vì vậy, yêu cầu đặt ra hàng đầu của ngân hàng đối với nhóm kháchhàng này là cần tạo dựng mối quan hệ hiểu biết lâu dài và liên tục Tronghình thức cho vay này, người đến xin vay ngân hàng là người đại diện hợppháp cho tổ chức, doanh nghiệp và mang tư cách pháp nhân của một tổchức
Ngược lại, đối với các khách hàng cá nhân (nhóm khách hàng nhỏ) thìcác khoản vay thường là nhỏ lẻ, phân tán, không thường xuyên và không
Trang 23ổn định do hầu hết chúng đều xuất phát từ nhu cầu tức thời của người dân.Tuy nhiên khi cho vay những món như vậy, điều thuận lợi đối với ngânhàng là có thể phân tán được rủi ro thông qua cho vay nhiều khách hàngvới nhiều món vay nhỏ Một điều rõ ràng là người trực tiếp đến ngân hàngxin vay trong trường hợp này chính là cá nhân có nhu cầu vay vốn, mang tưcách cá nhân, vì vậy ở đây có mối quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng vàngười xin vay.
1.3.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Có thể khẳng định rằng, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồnvốn quan trọng nhất không chỉ đối với các DNNVV mà đối với mọi doanhnghiệp và toàn bộ nền kinh tế Các NHTM là một tổ chức tài chính trunggian với khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác nhau thànhmột nguồn vốn tập trung, do đó các ngân hàng luôn có đủ khả năng cungcấp các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp Trong các hình thức tài trợ chodoanh nghiệp thì hoạt động tín dụng ngân hàng với những ưu điểm củamình vẫn là nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp quan trọng nhất Nhưvậy,vấn đề đặt ra không phải là khả năng cho vay của các NHTM mà chính
là khả năng tiếp cận nguồn vốn này của các DNNVV:
Thứ nhất: Tín dụng NHTM là một kênh cung cấp vốn quan trọng đối với DNV&N
Có thể nói, trong các nguồn huy động vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của các DNV&N thì nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò quantrọng nhất do những ưu điểm của nó Phần lớn DNNVV là thiếu vốn, trình
độ sản xuất công nghệ thường yếu kém… nên nhu cầu đối với nguồn vốnvay ngân hàng để đầu tư sản xuất theo chiều sâu hay mở rộng quy mô hoạtđộng sản xuất kinh doanh càng bức thiết Muốn đầu tư vào chiều sâu doanhnghiệp dựa trên nguồn tích lũy nội bộ thì thường cần một thời gian lâu dài,
Trang 24trong khi đây là những yêu cầu bức thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trongmôi trường kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay
Ngoài ra, nhu cầu vay vốn để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh như: mua mới trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng, tăng sốlượng lao động… là rất lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp Vànhu cầu này có thể được thỏa mãn bằng cách sử dụng nguồn vốn vay ngânhàng
Thứ hai: Tín dụng NHTM làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của các DNNVV
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khả năng cạnh tranh mang tínhchất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Đặc biệt với các DNNVV thìngoài việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng mức thì nó còn phảichịu một áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các công ty lớn, các tổng công tyhay các tập đoàn trong và ngoài nước Do đó, bài toán về khả năng cạnhtranh và đứng vững trên thị trường luôn là vấn đề bức thiết đối với cácDNNVV Doanh nghiệp phải cạnh tranh cả về chất lượng sản phẩm, giá cảhàng hóa, công nghệ… Tất cả đều nhằm mục tiêu tạo ưu thế về sản phẩmdịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường
Bên cạnh đó, DNNVV tại Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnhtranh từ một số lượng không nhỏ hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái… Cácmặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có giá cả thấp hơn khá nhiều so vớihàng trong nước cũng như hàng hóa nhập qua hải quan cho nên nó tạo ramột sự cạnh tranh gay gắt về mặt giá cả đối với các doanh nghiệp Chínhnhững lý do này đòi hỏi các DNNVV phải luôn khẳng định chỗ đứng củamình thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ,giảm giá thành sản phẩm, quảng bá thương hiệu… Với nguồn vốn vay từngân hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng một cách linh hoạt để thựchiện các dự án đầu tư vào máy móc công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghềcông nhân… để từ đó tăng năng suất lao động, hạ giá thành sẩn phẩm, tạo
Trang 25sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Hàng hóa được thị trường, người tiêudùng chấp nhận tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng và khẳng định uy tín củadoanh nghiệp đó trên thị trường.
Uy tín của doanh nghiệp cón thể hiện thông qua mối quan hệ với ngânhàng Các NHTM thường muốn có các khách hàng trung thành, và ngượclại các doanh nghiệp cũng muốn là khách hàng lâu dài, thường xuyên củangân hàng Điều này không những giúp doanh nghiệp được hưởng nhữngchính sách ưu đãi khi vay vốn cũng như sử dụng các dịch vụ khác của ngânhàng mà còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt của ngânhàng, các tổ chức tín dụng, các khách hàng làm ăn của doanh nghiệp đó
Uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút nếu như không hoàn trả, hoàn trảkhông đầy đủ, trả chậm các khoản vay vốn Có thể nói uy tín của doanhnghiệp gắn liền với quan hệ này
Thứ ba: Tín dụng NHTM giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu về vốn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn là điều kiện để cácdoanh nghiệp tìm cho mình các biện pháp để sử dụng nguồn vốn một cáchhiệu quả nhất Một nguyên tắc có tính chất cơ bản của tín dụng ngân hàng
đó là nguyên tắc hoàn trẩ đầy đủ cả gốc và lãi vốn vay trong thời gian thỏathuận Xuất phát từ đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán
để làm ăn có lãi, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàngthì doanh nghiệp mới có khả năng trả nợ và tích lũy nguồn vốn Mỗi đồngvốn vay mà doanh nghiệp vay từ ngân hàng đều chứa đựng những chí phí
mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sử dụng Điều này buộc doanh nghiệp phải
sử dụng đồng vốn hiệu quả, tiết kiệm, quản lý chặt chẽ hơn nữa
Đồng thời, hoạt động tín dụng của ngân hàng với quy trình kiểm tratrước, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ tiến độ mà mục đích sửdụng vốn vay của doanh nghiệp Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho những
Trang 26doanh nghiệp có phương án làm ăn hiệu quả nên ngay từ khâu thẩm định,các doanh nghiệp phải chứng tỏ phương án sử dụng nguồn vốn để hoạtđộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả Cũng như vậy, trong quá trình sửdụng vốn vay, các doanh nghiệp luôn phải bảo đảm nguồn vốn đúng mụcđích và có hiệu quả, thể hiện một phần thông qua các báo cáo tài chínhdoanh nghiệp Tất cả điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, quản lý,
sử dụng nguồn vốn chặt chẽ và làm ăn có hiệu quả hơn
1.4 MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.4.1 Quan điểm về mở rộng tín dụng đối với DNNVV.
Việc mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm,tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đều là mục tiêu chung của tất cả các doanhnghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Bản thân là một đơn vị kinh doanhtiền tệ, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó Trong các hoạt độngcủa ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một hoạt động chính, là hoạt độngchủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động cho vay đối vớiDNNVV là một phần trong hoạt động tín dụng và để tăng lợi nhuận củamình thì ngân hàng có thể mở rộng tín dụng đối với DNNVV
Như vậy, mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV
là sự tăng lên về số lượng khách hàng cũng như qui mô tín dụng mà ngânhàng thực hiện đối với các DNNVV đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanhngày càng nhiều của các DNNVV, nhăm góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa ngành kinh tế, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và đảm bảo
sự tồn tại của ngân hàng Việc mở rộng tín dụng được xác định trên một sốkhía cạnh sau:
Thứ nhất, mở rộng tín dụng có nghĩ là thoả mãn tối đa nhu cầu hợp lý
của khách hàng
Khối lượng tín dụng cung cấp cho khách hàng là số tiền mà ngân hàngcấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh
Trang 27của khách hàng.Việc cấp tín dụng chỉ thực sự mang lại lợi ích cho ngânhàng và khách hàng khi khối lượng tín dụng được cấp phát phát huy đượchiệu quả của nó Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có những đánh giá nhấtđịnh, tính toán hợp lý khi đưa ra quyết định cho vay
Việc mở rộng tín dụng đối với các DNNVV òcn được xác định trên cơ
sở đa dạng hoá các lĩnh vực cấp tín dụng Ngân hàng có thể thực hiện chovay cầm cố, thế chấp thông thường hay có thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,thuê mua, tài trợ xuất nhập khẩu
Thứ hai, mở rộng tín dụng cũng có nghĩa là sự đa dạng hoá các đối
tượng khách hàng Điều này cũng có nghĩa là: vốn không chỉ tập trungtrong tay một số thành phần kinh tế nhất định mà sẽ được san sẻ cho nhiềuthành phần kinh tế khác như: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh Hoặc vốn không chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng nhất định
mà ngân hàng có thể phải mở rộng tín dụng trên cơ sở thiết lập mối quan hệtín dụng với nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng kinh doanh như nôngnghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, xây dựng, vận tải vàtới những khách hàng có tiềm năng
Thứ ba, mở rộng tín dụng đồng nghĩa với việc đa dạng hoá các sản
phẩm tín dụng Trên cơ sở thiết lập nhiều hình thức cho vay như ngắn hạn,trung hạn, dài hạn, hay cho vay heo hạn mức tín dụng Trên cỏ sở thiết lậpnhiều hình thức cho vay như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hay cho vay theohạn mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay thấu chi từ đó các doanhnghiệp có thể dễ dàng lựa chọn các hình thức phù hợp với yêu cầu sảnphẩm kinh doanh của mình
Như vậy, mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV là chỉ tiêutổng hợp phản ánh sự tăng trưởng về qui mô tín dụng mà ngân hàng thựchiện đối với cho vay DNNVV Để đánh giá được mở rộng hoạt động tíndụng của ngân hàng cần phân tích đánh giá các chỉ tiêu biểu hiện sự tăngtrưởng
Trang 281.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
Thứ nhất, chỉ tiêu phản ánh mở rộng số lượng khách hàng là các
DNNVV Khách hàng ở đây là những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cánhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng Mở rộng số lượng khách hàng làcác DNNVV tức là làm cho số lượng khách hàng tăng lên so với nămtrước
Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số lượng khách hàng DNNVVcàng tăng, tức là ngân hàng mở rộng cho vay đối với khách hàng DNNVV.Nếu chỉ tiêu này nhỏ nhưng vẫn lớn hơn 0 chứng tỏ ngân hàng hạnchế cho vay đối với khách hàng DNNVV, hoặc mở rộng tín dụng đối vớikhách hàng DNNVV đi vào ổn định hơn
Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNNVV (TTSL) :
SITTSL =
Trang 29Trong đó :
SI là số lượng khách hàng là các DNNVV được ngân hàng cho vay ;
S là tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng là DNNVV chiếm tỷ trọngbao nhiêu trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số lượng khách hàng là DNNVVtrong tổng số khách hàng có quan hệ với ngân hàng càng lớn, tức là ngânhàng mở rộng cho vay đối với DNNVV
Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cho vay đối vớikhách hàng DNNVV, hoặc mở rộng cho vay đối với khách hàng DNNVV
ít hơn so với các đối tượng khác
Thứ hai, mở rộng doanh số cho vay đối với DNVVV.
Doanh số cho vay phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngântrong một thời kỳ Con số và tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay quacác năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng là
mở rộng hay thu hẹp Hoạt động cho vay của ngân hàng là mở rộng khi tốc
độ tăng trưởng của doanh số cho vay là dương và ngược lại
Mức tăng doanh số cho vay đối với khách hàng DNNVV (MDS):
MDS = DSt – DS(t-1)
Trong đó :
DSt là doanh số cho vay khách hàng DNNVV năm thứ t ;
DS(t-1) là doanh số cho vay khách hàng DNNVV năm thứ (t- 1)
Tỷ lệ tăng doanh số cho vay đối với khách hàng DNNVV (TLDS) :
MDS
TLDS =
DS(t-1)Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay khách hàng DNNVV của ngânhàng tăng bao nhiêu phần trăm mỗi năm
Trang 30Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh số cho vay khách hàngDNNVV tăng càng mạnh, tức là ngân hàng mở rộng cho vay đối với kháchhàng DNNVV.
Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cho vay đối vớikhách hàng DNNVV, hoặc mở rộng cho vay đối với khách hàng DNNVV
ít hơn so với các đối tượng khác
Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng DNNVV (TTDS):
DSI
DS
Trong đó :
DSI là doanh số cho vay khách hàng là DNNVV;
DS là doanh số cho vay chung của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay khách hàng DNNVV chiếm tỷtrọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng
Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh số cho vay khách hàngDNNVV chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngânhàng, tức là ngân hàng mở rộng cho vay đối với khách hàng DNNVV.Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cho vay đối vớikhách hàng DNNVV, hoặc mở rộng cho vay đối với khách hàng DNNVV
ít hơn so với các đối tượng khác
Thứ ba, mở rộng dư nợ tín dụng đối với khách hàng DNNVV.
Dư nợ cho vay phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ tại một thờiđiểm cụ thể của ngân hàng Tổng dư nợ phản ánh quy mô của ngân hàng,tổng dư nợ thấp phản ánh phản ánh chất lượng tín dụng thấp, ngân hàngkhông mở rộng được hoạt động tín dụng, không thu hút được khách hàng.Nhưng tổng dư nợ cao chưa chắc chất lượng tín dụng đã tốt vì dư nợ chovay còn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng Do vậy phải xem xét tổng dư nợ
Trang 31trong mối quan hệ với việc phân tích các yếu tố chủ quan lẫn khách quan
đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
Mức tăng dư nợ cho vay đối với khách hàng DNNVV (MDN):
MDN= DNt – DN(t-1)
Trong đó :
DNt là dư nợ tín dụng đối với khách hàng DNNVV năm t ;
DN(t-1) là dư nợ tín dụng đối với khách hàng DNNVV năm (t-1)
Tỷ lệ tăng dư nợ cho vay đối với khách hàng DNNVV (TLDN) :
MDNTLDN =
DN(t-1)Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của ngânhàng tăng bao nhiêu phần trăm mỗi năm
Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ dư nợ cho vay khách hàngDNNVV tăng càng mạnh, tức là ngân hàng mở rộng cho vay đối vớiDNNVV
Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cho vay đối vớikhách hàng DNNVV, hoặc mở rộng cho vay đối với khách hàng DNNVV
ít hơn so với các đối tượng khác
Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV (TTDN) :
TTDN =
DNTrong đó :
DNI là dư nợ cho vay khách hàng là DNNVV;
DN là dư nợ cho vay chung của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay khách hàng DNNVV chiếm tỷtrọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
Trang 32Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷtrọng càng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, tức là ngân hàng
mở rộng cho vay đối với DNNVV
Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cho vay đối vớiDNNVV, hoặc mở rộng cho vay đối với DNNVV ít hơn so với các đốitượng khác
Mức tăng nợ quá hạn của các DNNVV (M NQH ) :
MNQH= NQHt - NQH(t-1)
Trong đó :
NQHt là nợ quá hạn của DNNVV năm t ;
NQH(t-1) là nợ quá hạn của DNNVV năm (t-1) ;
Tỷ lệ tăng nợ quá hạn của DNNVV (TL NQH ) :
Trang 33Trong đó :
NQHI là nợ quá hạn của các DNNVV ;
NQH là nợ quá hạn chung của ngân hàng ;
Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn cho vay khách hàng DNNVV chiếm
tỷ trọng bao nhiêu trong nợ quá hạn chung của ngân hàng
Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hoạt động tín dụng đối vớiDNNVV có độ an toàn cao và hiệu quả so với hoạt động tín dụng chungcủa ngân hàng
Nếu chỉ tiêu này lớn thì ngân hàng cần chú ý nhiều hơn đến độ an toàncủa khoản vay và khả năng thu hồi nợ của khách hàng là DNNVV
Mức tăng thu nhập từ cho vay DNNVV (M TN ) :
MTN= TNt - TN(t-1)
Trong đó :
TNt là thu nhập từ cho vay DNNVV năm t ;
TN(t-1) là thu nhập từ cho vay DNNVV năm (t-1) ;
Tỷ lệ tăng thu nhập từ cho vay DNNVV (TlTN) :
Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cho vay đối vớikhách hàng DNNVV, hoặc mở rộng cho vay đối với khách hàng DNNVV
ít hơn so với các đối tượng khác
Tỷ trọng thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân (TTTN) :
Trang 34TNI
TT TN=
TN
Trong đó :
TNI là thu nhập từ cho vay khách hàng là DNNVV;
TN là thu nhập từ cho vay chung của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết thu nhập từ cho vay khách hàng DNNVV chiếm
tỷ trọng bao nhiêu trong tổng thu nhập từ cho vay của ngân hàng
Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ thu nhập từ cho vay khách hàngDNNVV chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng thu nhập từ cho vay của ngânhàng, tức là hoạt động cho vay DNNVV đạt hiệu quả cao
Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ hoạt đông cho vay DNNVV không dạthiệu quả cao hoặc đâtk hiệu quả ít hơn so với hoạt động cho vay khác.Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, còn một số chỉ tiêu định tính khácđánh giá sự mở rộng cho vay đối với DNNVV
Thứ tư, các ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp mà ngân hàng
cho vay Với tiêu thức này thì xem xét trong những thời kì khác nhau thìcác lĩnh vực hoạt động của ngân hàng cho vay có được mở rộng hay không,
bổ sung hay không Những lĩnh vực hoạt động bao gồm : công nghiệp,nông nghiệp hay dịch vụ
Thứ năm, các loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay Các
ngành nghề này có được bổ sung, mở rộng hay không Các loại hìnhDNNVV chủ yếu gồm : công ty TNHH, hợp tác xã, doanh nghiệp tưnhân
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV.
1.4.3.1 Các nhân tố khách quan.
Tình hình kinh tế- xã hội:
Trang 35Các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế Trình
độ phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động cũng như sự pháttriển của mọi thành phần kinh tế, trong đó có DNNVV Trình độ càng caothì giới hạn tiêu thức phân loại ngày càng được nâng lên Điều đó có nghĩa
là các DNNVV sẽ có điều kiện phát triển nhiều hơn, có sự liên kết chặt chẽhơn không chỉ với chính các DNNVV mà còn với cả các doanh nghiệp lớn.Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt hơn.Nhưng chính điều đó tạo động lực buộc các DNNVV phải tự đổi mới mình,phải nâng cao năng lực hoạt động về mọi mặt Từ đó, các DNNVV sẽ pháttriển ổn định hơn, có phương hướng rõ ràng hơn, vững bền hơn Đây là yếu
tố quan trọng để các DNNVV tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn Các DNNVV có thể đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay của ngânhàng cũng như chứng minh được năng lực tài chính của mình – đây là yếu
tố quan trọng hàng đầu để ngân hàng xét duyệt cho vay
Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng, ngân hàng và các tổ chức tàichính cũng phát triển lớn mạnh hơn, cũng như sự cạnh tranh giữa các ngânhàng tăng lên Điều đó khiến các ngân hàng phải không ngừng mở rộng thịtrường và đối tượng khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận Trong khi đó, cácDNNVV lại đang là thị trường đầy tiềm năng khiến các ngân hàng khôngthể bỏ qua đoạn thị trường này Từ đó, các ngân hàng tăng cường mở rộngcho vay đối với đối tượng khách hàng này Các điều kiện cho vay của ngânhàng cũng được nới lỏng hơn bởi ngân hàng kỳ vọng vào hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp trong điều kiện các doanh nghiệp phát triển ổnđịnh và bền vững
Môi trường pháp lý:
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cácDNNVV Một môi trường pháp lý thuận lợi sẽ tạo ra môi trường thuận lợicho DNNVV phát triển Những chính sách và cơ chế quản lý ảnh hưởng
Trang 36trực tiếp tới sự tồn tại và khả năng phát triển của DNNVV cũng như việc
mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp này Những ưu tiên về vốn tíndụng, lãi suất, chế độ thuế, sử dụng công nghệ, chính sách đất đai, đàotạo… là tiền đề quan trọng hỗ trợ và định hướng cho các DNNVV thựchiện được những nhiệm vụ kinh tế- xã hội được đặt ra với khu vực kinh tếnày Từ đó ảnh hưởng tới quyết định tài trợ của ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp này
Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong thờigian qua, nhiều văn bản có liên quan mật thiết tới hoạt động của các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được ban hành Phải kể đến đầu tiên
và quan trọng nhất là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 củaChính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV Nghị định này như một luồnggió mới làm thức tỉnh hoạt động của các DNNVV vố chiếm một tỷ lệ kháđông đảo trong tổng số doanh nghiệp cả nước Nhờ đó, các doanh nghiệpnày đã không ngừng phát triển, từng bước khẳng định vai trò và vị trí củamình trong nền kinh tế Nghị định 90 đã đưa ra hàng loạt các chính sách trợgiúp DNNVV như khuyến khích đầu tư; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụngDNNVV; chính sách ưu đãi, hỗ trợ mặt bằng; trợ giúp thị trường và tăngkhả năng cạnh tranh, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu; hỗ trợ về thông tin tư vấn
và đào tạo nguồn nhân lực Tuy nhiên Nghị định vẫn còn nhiều hạn chế,thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan ban ngành địa phương, cơ chế chính sáchcũng chưa đồng bộ đã dẫn tới hệ quả tất yếu là các DNNVV phải đối mặtvới tình trạng thiếu vốn
Ngoài ra, những quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng cũnggây nhiều khó khăn cho các DNNVV Chẳng hạn như những quy định vềbảo đảm tiền vay chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hơn là hỗ trợ cácdoanh nghiệp có quy mô nhỏ Trong khi đó những doanh nghiệp lớn,thường là những doanh nghiệp Nhà nước, đều có các cơ quan chủ quản
Trang 37hoặc Nhà nước bảo lãnh vay vốn mà không cần tài sản thế chấp Điều nàyngược lại với các DNNVV, đã khó vay vốn lại phải có tài sản bảo đảm.Hiện nay, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển hơn,thu hút được nhiều vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp Số lượngdoanh nghiệp được niêm yết ngày một nhiều hơn, huy động được nhiềuvốn hơn, tăng tính minh bạch và khả năng cạnh tranh cho các doanhnghiệp Tuy nhiên, số lượng DNNVV tham gia thị trường này còn rất hạnchế Những điều kiện và quy định liên quan để được niêm yết còn gâynhiều khó khăn cho các doanh nghiệp này Vì vậy, thị trường chứng khoánkhông phải là kênh thu hút vốn hiệu quả và phổ biến đối với các DNNVV.
Mà nguồn vốn chủ lực vẫn là đi vay ngân hàng
Tóm lại, để đảm bảo cho các DNVVN phát triển, môi trường pháp lýcần được hoàn thiện đồng bộ và tăng cường tập trung khuyến khíchDNVVN hơn nữa
1.4.3.2 Các nhân tố chủ quan.
Các nhân tố thuộc về DNVVN:
Hầu hết các DNVVN đều đang hoạt động trong tình trạng thiếuvốn cần thiết cho hoạt động, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinhdoanh cũng như năng lực cạnh tranh của các DNVVN trên thị trường trongnước và thị trường quốc tế Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồnvốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiềutrong các nguồn và việc huy động vốn trong dân cư vào đầu tư sản xuất,kinh doanh chưa được cải thiện Các doanh nghiệp lớn thì được ưu đãi hơn
về mọi mặt, trong khi đó các DNVVN thì phải đối mặt với nhiều khó khăn.Đặc biệt là việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng Tuy nhiên,điều này cũng xuất phát từ chính bản thân DNVVN
Trang 38 Thứ nhất, cơ cầu nguồn vốn của các DNVVN chưa hợp lý Trong
tổng số nguồn vốn thì chiếm phần lớn vẫn là vốn đi vay từ bên ngoài, vốnchủ sở hữu rất nhỏ Đặc biệt, vốn vay từ ngân hàng trong tổng nguồn vốnkinh doanh còn rất cao Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp bọ quá phụthuộc vào nguồn vốn huy động, chủ yếu là từ các ngân hàng và tổ chức tíndụng Vì vậy, khi thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ngay lập tức
Do đó, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại cơ cấu vốn hợp lý, vànguồn huy động chỉ đóng vai trò bổ sung cho nhu cầu thường xuyên hoặcnhu cầu tức thì Hơn nữa, thông thường, các doanh nghiệp chỉ được phépcho vay trong một hạn mức nhất định Nếu doanh nghiệp vay nợ quá nhiềuthì khó có thể vay thêm vốn nữa
Thứ hai, các doanh nghiệp chưa thực sự hợp tác với ngân hàng.
Khi đi vay lần đầu hoặc chưa có sự tin tưởng của ngân hàng, mức độ minhbạch của các báo cáo tài chính là cơ sở để ngân hàng xét duyệt cho vay.Nhưng trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đi vay đã không muốn bộcbạch hết với ngân hàng, không muốn giải trình hay trao đổi kỹ lưỡng vềphương án vay vốn, không muốn đưa tài sản cho ngân hàng tạm giữ Dovậy, ngân hàng chỉ duyệt vay với số tiền nhỏ nhằm tránh rủi ro có thể gặpphải
Thứ ba, vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Trên lý thuyết, điều
kiện cho vay là sử dụng vốn có mục đích, hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn,
có tài sản đảm bảo, có phương án vay vốn hiệu quả Và ưu tiên nguyên tắc
có phương án vay vốn khả thi và hiệu quả Nhưng trên thực tế, các ngânhàng vẫn ưu tiên cho vay khi có tài sản bảo đảm cho mỗi một khoản vay.Nhiều doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, hoặc có tài sản thế chấpnhưng không được ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng cũng chỉ chấpnhận tối đa 70% giá trị tài sản để làm thế chấp cho khoản vay Mặt khác,các DNVVN cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như:
Trang 39đăng ký quyền sở hữu tài sản, khó khăn trong việc xác định giá trị của tàisản thế chấp là bất động sản…
Thứ tư, trình độ quản trị kinh doanh của DNVVN còn yếu kém.
Với đội ngũ nhà lãnh đạo còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh thìviệc xây dựng các phương án khả thi chưa có sức thuyết phục với ngânhàng Do vậy, các DNVVN sẽ không được ưu tiên vay vốn Mà nếu cóđược vay thì chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để vay vốn cộng vớilãi suất phải trả đôi khi cao hơn khả năng sinh lời của phương án Chínhđiều này làm các DNVVN có ý định vay vốn nản lòng
Thứ năm, nhiều doanh nghiệp lập ra nhưng chỉ trên danh nghĩa mà
không hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp này có thể chiếm dụng vốnngân hàng, lừa đảo cán bộ tín dụng để vay vốn Thực tế đây chính là nhữngdoanh nghiệp ma Việc cho vay đối với những doanh nghiệp này sẽ mangrủi ro đến cho ngân hàng
Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
Thứ nhất, chính sách tín dụng: chính sách tín dụng phản ánh
cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán
bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trongphân tích tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm:
Chính sách khách hàng: Đối tượng cho vay của ngân hàng rất
phong phú và đa dạng bao gồm tất cả các chủ thể kinh doanh hợp pháptrong nền kinh tế Ngân hàng thường phân loại khách hàng ví dụ như kháchhàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng mới… để đưa racác chính sách tín dụng khác nhau sao cho phù hợp Đối với các DNVVN,chính sách khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vay vốn và cácchính sách ưu đãi đi kèm
Trang 40 Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Dựa trên nhu cầu vay vốn
và phù hợp với các điều luật cũng như tính toán của ngân hàng về rủi ro vàsinh lời, ngân hàng sẽ cam kết tài trợ cho khách hàng một hạn mức nhấtđịnh Giới hạn tín dụng cấp cho mỗi khách hàng khác nhau, phụ thuộc vàonguồn vốn chủ sở hữu và tình hình vay nợ của khách hàng Ngoài ra, mỗimột ngân hàng lại có quy định riêng về quy mô và các giới hạn như quy môtín dụng của các chi nhánh các cấp, của hội sở chính Chính sách này tácđộng trực tiếp tới khả năng vay vốn của DNVVN Vì ngân hàng sẽ thẩmđịnh khách hàng dựa trên các tiêu chí đã định để quyết định mức cho vay
Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Lãi suất và phí suất tín
dụng là nguồn thu nhập của ngân hàng, bù đắp chi phí cho ngân hàng Mứclãi suất khác nhau tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng, tuỳ theothời hạn vay Khi xác định lãi suất, ngân hàng phải tính đến rủi ro, lãi suấthoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường Thông thường, các doanhnghiệp lớn được ưu đãi hơn về lãi suất cho vay Đối với các DNVVN domức độ rủi ro của món vay cao nên ngân hàng đưa ra mức lãi suất caonhằm bù đắp rủi ro có thể xảy ra Các DNVVN thường vay ngắn hạn vàcác món vay nhỏ lẻ nên lãi suất ngân hàng thu được không đáng kể
Chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Các giới hạn về thời
gian luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi vì kỳ hạn liên quanđến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh củangười vay Chính sách kỳ hạn phải giải quyết mối quan hệ giữa thời hạnnguồn và thời hạn cho vay
Chính sách các khoản đảm bảo: Quy định các trường hợp tài trợ
cần đảm bảo bằng tài sản, các loại bảo đảm cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ
lệ phần trăm cho vay dựa trên tài sản bảo đảm Đó là chính sách đối với cáckhoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu, các tài sản có biểu hiện nghi ngờ