Quan điểm về mở rộng tín dụng đối với DNNVV.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 26 - 28)

Việc mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đều là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Bản thân là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một hoạt động chính, là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay đối với DNNVV là một phần trong hoạt động tín dụng và để tăng lợi nhuận của mình thì ngân hàng có thể mở rộng tín dụng đối với DNNVV.

Như vậy, mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV là sự tăng lên về số lượng khách hàng cũng như qui mô tín dụng mà ngân hàng thực hiện đối với các DNNVV đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh ngày càng nhiều của các DNNVV, nhăm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và đảm bảo sự tồn tại của ngân hàng. Việc mở rộng tín dụng được xác định trên một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, mở rộng tín dụng có nghĩ là thoả mãn tối đa nhu cầu hợp lý

của khách hàng.

Khối lượng tín dụng cung cấp cho khách hàng là số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh

của khách hàng.Việc cấp tín dụng chỉ thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng khi khối lượng tín dụng được cấp phát phát huy được hiệu quả của nó. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có những đánh giá nhất định, tính toán hợp lý khi đưa ra quyết định cho vay.

Việc mở rộng tín dụng đối với các DNNVV òcn được xác định trên cơ sở đa dạng hoá các lĩnh vực cấp tín dụng. Ngân hàng có thể thực hiện cho vay cầm cố, thế chấp thông thường hay có thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thuê mua, tài trợ xuất nhập khẩu...

Thứ hai, mở rộng tín dụng cũng có nghĩa là sự đa dạng hoá các đối

tượng khách hàng. Điều này cũng có nghĩa là: vốn không chỉ tập trung trong tay một số thành phần kinh tế nhất định mà sẽ được san sẻ cho nhiều thành phần kinh tế khác như: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh... Hoặc vốn không chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng nhất định mà ngân hàng có thể phải mở rộng tín dụng trên cơ sở thiết lập mối quan hệ tín dụng với nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng kinh doanh như nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, xây dựng, vận tải... và tới những khách hàng có tiềm năng.

Thứ ba, mở rộng tín dụng đồng nghĩa với việc đa dạng hoá các sản

phẩm tín dụng. Trên cơ sở thiết lập nhiều hình thức cho vay như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hay cho vay heo hạn mức tín dụng. Trên cỏ sở thiết lập nhiều hình thức cho vay như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hay cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay thấu chi từ đó các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn các hình thức phù hợp với yêu cầu sản phẩm kinh doanh của mình.

Như vậy, mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng về qui mô tín dụng mà ngân hàng thực hiện đối với cho vay DNNVV. Để đánh giá được mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng cần phân tích đánh giá các chỉ tiêu biểu hiện sự tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w