1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính

81 1,6K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 740 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I – CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ

I – Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp Y tế 3

1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính 3

2 Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính dành cho các bệnh viện 3

2.1 Đặc thù của thị trường Y tế 3

2.1.1 Hoạt động y tế vừa có tính dịch vụ, vừa có tính sản xuất công nghiệp 3

2.1.2 Hàng hoá, dịch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt 4

2.1.3 Y tế là một hệ thống gồm nhiều phân hệ 5

2.2 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế 6

2.2.1 Những thất bại của thị trường y tế 6

2.2.2 Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế 8

2.2.3 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế 9

3 Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP 11

3.1 Mục đích cơ chế tự chủ tài chính cho các bệnh viện 11

3.2 Những quy định chung 11

3.3 Điều kiện để một đơn vị y tế thực hiện NĐ 12

II – Khái niệm và vai trò quản lý bệnh viện trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 12

1 Khái niệm và quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 12

1.1 Khái niệm quản lý bệnh viện 12

1.2 Nội dung quản lý bệnh viện 13

1.3 Quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 14

Trang 2

1.3.1 Khái niệm hệ thống 14

1.3.2 Những yếu tố cấu thành nên hệ thống 14

1.3.3 Nội dung 18

2 Tiêu chí đánh giá và các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện .18 2.2 Tiêu chí đánh giá 18

2.3 Các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện 19

2.3.1 Nguồn nhân lực của bệnh viện 19

2.3.2 Công tác quản lý tài chính 20

2.3.3 Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 20

3 Những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ – CP và vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 21

3.1 Những bất cập trong Nghị đinh 43/2006/NĐ – CP 21

3.2 Vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 22

III - Kinh nghiệm quản lý trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở một số BV ở thành phố Hải Phòng 23

1 Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp 23

2 Bệnh viện Phụ Sản 24

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 27

I- Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương và quá trình thực hiện cơ chế tự chủ 27

1 Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương 27

1.1 Vị trí địa lý 27

1.2 Cơ cấu tổ chức 27

1.2.1 Bộ máy tổ chức 27

1.2.2 Nhân lực 28

1.3 Cơ sở vật chất của Bệnh viện 29

Trang 3

2 Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của BV 29

2.1 Quá trình chuẩn bị 29

2.2 Quá trình triển khai áp dụng 31

2.2.1 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ 31

2.2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và dân sự 32

2.2.3 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính 33

II Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ 33

1 Đánh giá chung 33

2 Đánh giá cụ thể 34

2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước 34

2.2 Đánh giá tình hình triển khai nghị định 43/2006/NĐ-CP 35

2.3 Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của bệnh viện 36

3 Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 37

3.1 Công tác lập kế hoạch 38

3.2 Công tác chuyên môn 40

3.3 Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học 41

3.4 Công tác quản lý trang thiết bị y tế 42

3.5 Công tác chăm sóc điều dưỡng 42

3.6 Công tác tài chính kế toán 43

III Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính 44

1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý 44

1.1 Phòng kế hoạch tổng hợp 44

1.2 Phòng tổ chức hành chính quản trị 45

1.3 Phòng tài chính kế toán 46

Trang 4

1.4 Phòng điều dưỡng 47

1.5 Giám đốc trong vai trò quản lý bệnh viện 47

1.6 Các trưởng phòng trong công tác quản lý 48

1.7 Các trưởng khoa trong công tác quản lý 48

2 Nguồn nhân lực của bệnh viện 49

2.1 trình độ chuyên môn 50

1.2 Trình độ quản lý 52

3 Công tác quản lý tài chính 54

3.1 Các nguồn ngân sách 54

3.2 Kế hoạch thu chi 56

4 Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 57

5 Đánh giá chung về năng lực quản lý của bệnh viện trong yêu cầu của cơ chế tự chủ 59

5.1 Ưu điểm 59

5.2 Nhược điểm 59

5.3 Nguyên nhân 59

CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 61

I - Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng và mục tiêu phát triển của BV 61

1 Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng 61

2 Mục tiêu phát triển của bệnh viện 62

II - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Bệnh viện 63

1 Lập kế hoạch chiến lược 63

2 Lập và giám sát kế hoạch ngân sách 63

3 Ứng dụng công nghệ thông tin 65

4 Cải cách công tác quản lý bệnh viện 68

4.1 Công tác chuyên môn 68

Trang 5

4.2 Công tác đào tạo – Nghiên cứu khoa học 69

4.3 Công tác hợp tác quốc tế 69

4.4 Công tác vật tư, thiết bị y tế 69

4.5 Công tác tổ chức hành chính quản trị 69

4.6 Công tác tài chính kế toán 70

5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70

III - Một số kiến nghị 71

KẾT LUẬN 73

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 6

CNH-HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá

CSBVSKND Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân

CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1 :Mô hình về quản lý bệnh viện 13

Hình 2: Bệnh viện là một hệ thống 15

Bảng 1: Thực hiện kế hoạch giường nội trú (160 giường) 34

Bảng 2: Tổng số tiền chi lương tăng thêm hàng năm cho CBVC 35

Bảng 3: Thực hiện ngày công 41

Bảng 4: Tổng số cán bộ viên chức (2006-2008) 49

Bảng 5: Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn 50

Bảng 6: Định mức biên chế tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn của bộ y tế 51

Bảng 7: Phân bố về giới 51

Bảng 8: Trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức (2006-2008) 52

Bảng 9: Trình độ khác 53

Bảng 10: Thâm niên công tác 53

Bảng 11: Thực hiện kế hoạch viện phí (2006 – 10T2008) 55

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Y tế và hoạt động y tế có vai trò không thể thiếu được đối với cuộcsống của mỗi người Vì thế đầu tư cho y tế thực chất là đầu tư cho con người

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển KT – XH, nhu cầu được chăm sócsức khoẻ của nhân dân ngày càng tăng lên Để đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng lên đó, đòi hỏi phải phát triển nhanh các dịch vụ y tế dự phòng, y tế chữatrị, mạng lưới các cơ sở y tế… Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải có khốilượng vốn đầu tư rất lớn Trước tình hình đó nhu cầu xã hội hoá y tế trở thànhyêu cầu cấp bách của Nhà nước và toàn dân Thực tế đã chứng minh, chỉ có

xã hội hóa y tế mới có điều kiện để phát triển

Nhận thức được vấn đề đó ngày 25 tháng 4 năm 2006 Chính Phủ đã banhành Nghị định 43/2006/NĐ-CP “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị

sự nghiệp công lập”

Song để quản lý và hoạt động có hiệu quả đòi hỏi đơn vị sự nghiệp y tếcần có năng lực quản lý tốt Vì vậy tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản

lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính”

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về hệ thống quản lý nóichung và hệ thống quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng, đã tiến hànhđánh giá thực trạng năng lực quản lý tại Bệnh viện Đa khoa An Dương và đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý để đạthiệu quả cao trong quá trình hoạt động của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu ngườidân địa phương và khai thác tiềm năng của Bệnh viện

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa AnDương trong cơ chế tự chủ tài chính

Trang 9

- Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Bệnh viện Đakhoa An Dương, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.

Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề

Ngoài việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp sosánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn giải quy nạp,phương pháp mô hình… để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài

Tên và kết cấu của chuyên đề

- Tên chuyên đề: “Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa

An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính”.

- Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệutham khảo, chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Cơ chế tự chủ tài chính và năng lực quản lý của các đơn vị

sự nghiệp y tế

Chương II: Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An

Dương khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính

Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa

khoa An Dương trong điều kiện tự chủ

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Cương đã tận tình giúp đỡ trongquá trình hoàn thành chuyên đề Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Kếhoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng đặc biệt phòng Văn hóa – Xã hội nơiTôi thực tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi khi thu thập các thông tinhoàn thiện chuyên đề Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bệnh viện Đa khoa AnDương đã giúp đỡ Tôi rất nhiều để tôi có thể có đầy đủ các thông tin liên quantới bệnh viện Trong quá trình tìm hiểu và phân tích do hạn chế về thời gian

và sự hiểu biết nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như các bạn đểchuyên đề hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

CHƯƠNG I – CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC

QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ

I – Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp Y tế

1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính

Tự chủ là quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạtđộng của đơn vị tự chủ

Tự chủ tài chính là quyền tự quyết định mọi hoạt động về việc sử dụngnguồn tài chính của chủ thể ra sao, các hình thức huy động và phân bổ tàichính để đạt mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ

+ Khu vực y tế chữa trị hay y tế chuyên sâu: áp dụng khoa học

kỹ thuật y học để can thiệp vào bệnh tật con người, thông qua phương pháp yhọc hiện đại hoặc y học cổ truyền để chữa bệnh cho con người

- Hoạt động dịch vụ y tế không thể tách rời hoạt động của ngành côngnghiệp y tế - ngành trực tiếp sản xuất ra các loại máy móc và thuốc men baogồm cả tân dược và đông dược Đây là một ngành công nghiệp không thểthiếu được vì trang thiết bị và thuốc men có một vai trò quan trọng, đôi khi cótính quyết định trong việc bảo vệ và phục hồi sức khoẻ nhân dân

Trang 11

2.1.2 Hàng hoá, dịch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt

- Đối với khu vực y tế dự phòng thì dịch vụ y tế dự phòng là hàng hoácông cộng thuần túy còn dịch vụ y tế chữa trị là hàng hoá cá nhân Dịch vụ y

tế dự phòng là hàng hoá công cộng vì nó mang đặc điểm của hàng hoá côngcộng

Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân nàyđang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những ngườikhác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó Hàng hóa công cộng có haithuộc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng và không cótính loại trừ trong tiêu dùng

- Là hàng hóa cá nhân, dịch vụ y tế là một hàng hóa đặc biệt thể hiệnqua bảng so sánh dưới đây

Các yếu tố cân nhắc của người

+ Cầu của người tiêu dùng Bị động Chủ động toàn quyền

lựa chọn Được lựa chọn, mặc cả

Đặc thù của dịch vụ y tế là người mua dịch vụ không thể dự đoán trướcđược khi nào mình bị bệnh, bệnh tật là yếu tố bất ngờ mà không ai mongmuốn Người bệnh là người phụ thuộc vào dịch vụ y tế bởi họ không thể tựđoán bệnh cho mình, không thể biết được phương pháp nào điều trị là tốtnhất, không thể biết mình sẽ phải sử dụng loại thuốc nào và loại thuốc nào cógiá rẻ nhất mà vẫn chữa được bệnh Tất cả những điều đó phụ thuộc vào bác

sỹ - người có chuyên môn mới có thể phỏng đoán và có phương pháp chữa trị

Do đó người bệnh hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của bác sỹ

Trang 12

Và vì vậy thị trường y tế là thị trường đặc biệt.

2.1.3 Y tế là một hệ thống gồm nhiều phân hệ

* Theo mức độ chuyên sâu có hai loại:

- Dịch vụ y tế đa khoa : Bao gồm các chuyên khoa, đáp ứng mọi nhucầu khám chữa các loại bệnh như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức,

- Dịch vụ y tế chuyên khoa : Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên

về một chuyên môn sâu nhất định như Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Tai –mũi - họng TW,…

* Theo mức độ can thiệp của y tế có hai loại:

- Y tế dự phòng : Bao gồm các công tác chăm sóc sức khỏe ban đầucho người dân như tiêm chủng, phòng dịch,… để phòng chống các loại bệnh

- Y tế chữa trị : Chuyên khám và điều trị khi người bệnh đã phát bệnh

* Theo cấp quản lý có năm loại :

- Khu vực Y tế trung ương : Đây là tuyến cuối cùng trong công táckhám chữa bệnh, Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho công táckhám chữa bệnh được trang bị là loại hiện đại nhất Tuyến y tế Trung ươngđồng thời tập trung các bác sỹ chuyên khoa đầu ngành do đó thường thu hútnhiều người bệnh

- Dịch vụ y tế tuyến tỉnh (thành phố) : Tùy thuộc qui mô của từng địaphương mà dịch vụ y tế tuyến tỉnh (thành phố) được trang bị cơ sở vật chấthiện đại và là tuyến điều trị cơ bản đáp ứng nhu cầu cao hơn của người dânkhi không thể điều trị ở tuyến huyện (quận)

- Dịch vụ y tế tuyến huyện (quận) : Khi tuyến cơ sở không đủ khả năngchuẩn đoán và điều trị sẽ được chuyển lên tuyến huyện (quận)

- Dịch vị y tế tuyến xã : Là tuyến y tế cơ sở

- Dịch vụ y tế các ngành : trực thuộc quản lý của các ngành liên quan

Trang 13

2.2 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế.

2.2.1 Những thất bại của thị trường y tế

* Không tự nguyện trả tiền

Cầu hàng hóa thông thường được xác định bởi khả năng thanh toán

và sẵn lòng thanh toán cho hàng hoá đó của người tiêu dùng Người tiêudùng luôn muốn tối đa hóa mức độ thỏa dụng hay lợi ích của họ Song vớihàng hóa sức khỏe không phải cầu lúc nào cũng được xác định như vậy.Trong một số trường hợp, đối với y tế, việc tối đa hóa độ thỏa dụng khôngtồn tại hoặc không thể tồn tại Ví dụ đối với người ốm, những người từ chốiđược điều trị hay không biết là cần thiết phải điều trị thì không thể mưu cầumột kết quả hợp lý Hoặc nhiều khi chi phí cho ốm đau vượt ra rất nhiềukhả năng trả tiền của người bệnh Vì vậy thị trường y tế nếu hoạt động dựatrên khả năng thanh toán và sẵn lòng thanh toán thì một bộ phận dân cư sẽkhông nhận được sự chăm sóc sức khoẻ đó như những người nghèo

* Tính không chắc chắn

Một người tiêu dùng hàng hóa thông thường biết chính xác họ muốncái gì, khi nào họ cần nó và họ có thể nhận nó từ nơi đâu Tuy nhiên trong khuvực sức khoẻ lại không thể như vậy ốm đau là bất ngờ và không trông đợi,không thể đoán trước được

Người cung cấp không thể dự tính được nhu cầu của nhân dân với loạihàng hóa sức khoẻ như với các hàng hoá khác Ví dụ như khi có những bệnhdịch bùng phát thì nhu cầu của người bệnh tăng đột biến Dịch vụ y tế khôngthể đáp ứng được hoàn toàn cho tất cả người bệnh

Còn người tiêu dùng do bất ngờ họ không thể có một kế hoạch chi tiêucho những trường hợp bắt buộc phải chi

Một số trường hợp chi phí điều trị cao do phải điều trị lâu và các bướcđiều trị đắt tiền Vì vậy mà sự can thiệp của nhà nước là cần thiết để đảm bảo

Trang 14

rằng tất cả các thành viên của xã hội đều được tiêu dùng dịch vụ mà không kểkhả năng thanh toán, tình trạng sức khoẻ cũng như tuổi tác.

* Thông tin không đối xứng và quyền lực của người cung cấp

Một trong những điều kiện của cạnh tranh hoàn hảo là người tiêu dùngphải có đầy đủ thông tin về chất lượng hàng hoá thương mại trên thị trường

do người tiêu dùng có sự hiểu biết về sản phẩm hoặc do kinh nghiệm Nhưngđối với dịch vụ y tế, người bệnh hầu như không có hiểu biết gì về tính hiệuquả, chất lượng, hay hậu quả của việc điều trị hay không điều trị Còn ngườicung cấp dịch vụ y tế không có động lực cung cấp thông tin Vấn đề nàykhiến dịch vụ y tế do bên cung chi phối bên cầu

Những vấn đề trên đã tạo ra mối quan hệ không bình thường giữangười cung cấp và người tiêu dùng trong thị trường y tế Mối nguy hiểm hiểnnhiên của việc này là ở chỗ người tiêu dùng có thể bị áp đặt phụ thuộc vào giácủa dịch vụ y tế, và phương pháp sử dụng để trả cho nó

* Tính không công bằng

Sự cạnh tranh của thị trường y tế đã dẫn đến tính không công bằng

Trang 15

trong hưởng thụ dịch vụ y tế bởi vì với cơ chế thị trường, hàng hoá và dịch vụchất lượng cao thường đi kèm với giá cao và nó sẽ thuộc về những ai có khảnăng chi trả cao Có nhiều hàng hoá được phân phối qua hệ thống thị trường

và người giầu có thể được hưởng nhiều hơn người nghèo Nhưng sự phânphối bất công bằng trong khu vực sức khoẻ thì cần được hạn chế tối thiểu vìchăm sóc sức khoẻ liên quan đến việc giữ gìn và duy trì sự sống mà các mặthàng thông thường khác như xe hơi, quần áo,… không có nhiệm vụ quantrọng này

Tóm lại: Phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống thị trường là rất thành

công đối với nhiều loại hàng hóa Song với hàng hóa chăm sóc sức khoẻ hàng hóa có nhiều đặc điểm khác xa so với các hàng hoá thông thường khácthì dường như thị trường không phát huy được ưu điểm của mình Như vậy đểkhắc phục những thất bại thị trường trong khu vực chăm sóc sức khoẻ thì sựtham gia của Chính phủ vào việc cung cấp dịch vụ y tế là cần thiết

-2.2.2 Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế

Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế vừa có mặt tích cực vừa

có mặt hạn chế

* Mặt tích cực:

Một số dịch vụ y tế công cộng như vệ sinh môi trường, một số biệnpháp ngăn ngừa dịch bệnh mang đặc điểm của hàng hoá “công cộng” sự canthiệp của Chính phủ trong những trường hợp này đem lại hiệu quả cao

Một số loại dịch vụ y tế có thể do tư nhân cung cấp nhưng người tiêudùng có xu hướng mua ít hơn mức tối ưu của xã hội do lợi ích xã hội biên caohơn lợi ích cá nhân biên.Ví dụ như tiêm chủng và phòng các bệnh lây nhiễm,đối với loại hình dịch vụ này, sự tham gia của Chính phủ là cần thiết để bảođảm mức độ tối ưu của các dịch vụ y tế

Đôi khi người tiêu dùng dịch vụ y tế thiếu thông tin hay không cóthông tin, nói cách khác là không tồn tại thông tin cân xứng giữa người cung

Trang 16

cấp dịch vụ y tế và khách hàng Trong trường hợp này Chính phủ cần phảicung cấp hoặc ít nhất trợ cấp cho những thông tin nhằm tăng tính hiệu quả.

* Mặt hạn chế

Nếu Chính phủ trợ cấp toàn bộ thì sẽ nảy sinh vấn đề tối đa hoá lợi ích

sử dụng dịch vụ y tế một cách không hợp lý vì không phải trả tiền Và mọikhách hàng sẽ tìm đến những nơi cung cấp chất lượng dịch vụ y tế cao vì họđược miễn phí Điều này làm nảy sinh sự mất cân đối giữa các khu vực cungcấp dịch vụ y tế nơi xảy ra tình trạng quá tải trong việc khám chữa bệnh trongkhi đó có nơi lại không có người bệnh tới Khiến cho dịch vụ y tế hoạt độngkém hiệu quả, và hoàn toàn không khả thi cho ngân sách vì nguồn ngân sáchcủa Chính phủ hạn chế, không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnhcủa người dân ở mọi lúc, mọi nơi

2.2.3 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất

bại của thị trường Y tế

Từ những đặc điểm đã nêu ở trên thì cần phải có một hệ thống hỗn hợpcung cấp dịch vụ y tế (cả Chính phủ lẫn tư nhân) để đảm bảo tính công bằng

và hiệu quả trong lĩnh vực y tế

Và Nghị định 43/2006/NĐ-CP “Quy định quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập” là một giải pháp để khắc phục những thất bại thịtrường đã nêu trên, trên cơ sở có sự đóng góp của ngân sách nhà nước và sựchi trả một phần phí dịch vụ y tế của nhân dân

Sự tự chủ về tài chính của các bệnh viện nhưng có sự tham gia mộtphần của nhà nước trong điều phối hoạt động thông qua các Văn bản quiphạm pháp luật Việc tự chủ không có nghĩa là để thả lỏng hoàn toàn chobệnh viện hoạt động theo ý muốn chủ quan của cán bộ quản lý bệnh viện Ví

dụ như việc thu viện phí vẫn phải thực hiện theo khung giá viện phí nhà nướcban hành Bệnh viện tuân thủ khám chữa bệnh cho người có BHYT, có chế độ

Trang 17

chính sách riêng với những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộcthiểu số, những người thuộc diện chính sách đảm bảo công bằng xã hội.

Trong cơ chế tự chủ Bệnh viện được linh động trong tổ chức, và hoạtđộng để đáp ứng nhu cầu của người bệnh cũng như giải quyết được nhiều khókhăn của Bệnh viện như tiền lương của cán bộ nhân viên nếu chỉ dựa vào kinhphí của nhà nước sẽ không đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên, bởi như đãnói nguồn ngân sách Nhà nước là có hạn trong khi có rất nhiều khoản chithường xuyên như chi cho giáo dục; quốc phòng an ninh;… Trông chờ vàongân sách Bệnh viện hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính và nhân lực Vìvậy, bệnh viện phải xác định phát triển theo hướng cung cấp dịch vụ y tế.Điều này đặt ra yêu cầu hàng đầu là vấn đề chất lượng phục vụ Bệnh nhân làngười lựa chọn cho mình dịch vụ y tế tốt nhất dựa trên danh tiếng của bệnhviện, các Bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm của bệnh viện Muốn thực hiện

tự chủ bệnh viện phải thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động y tếthông qua chủ trương XHH y tế Do đó, phần nào nâng cao ý thức tự chămsóc sức khoẻ ban đầu của người dân, giảm nguy cơ mắc bệnh Bên cạnh đóvẫn có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước qua ngân sách được cấp cho bệnhviện

Ngoài ra bệnh viện tự tổ chức, sắp xếp nhân lực phù hợp với đặc thùchuyên môn từng khoa, từng bộ phận để tạo điều kiện làm việc có hiệu quảnhất Mặt khác, bệnh viện có các chính sách đãi ngộ riêng của mình về nhân

sự để khuyến khích CBVC bệnh viện để tương xứng với công sức làm việcgóp phần tăng chất lượng phục cho người bệnh tạo ra ngoại ứng tích cực

Việc thực hiện tự chủ đã giúp cho các bệnh viên vừa nâng cao chấtlượng KCB, vừa tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên Chất lượng KCBthể hiện ở cải cách thủ tục rút ngắn thời gian KCB cho người bệnh, giảm tiêucực, khắc phục thái độ ban ơn, hách dịch từ lâu đã ăn sâu trong một bộ phậncán bộ bác sỹ

Trang 18

3 Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP

3.1 Mục đích cơ chế tự chủ tài chính cho các bệnh viện

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trongviệc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tàichính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị

để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu từng bướcnâng cao thu nhập cán bộ nhân viên

- Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xãhội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động

sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bệnh viện,nhưng vẫn có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước để hoạt động y tế phát triển,bảo đảm cho các đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốthơn Đảm bảo công bằng xã hội

3.2 Những quy định chung

- Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

+ Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thựchiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sựnghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập

Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dựtoán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quyđịnh của luật kế toán

- Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động cung cấp dịch vụphải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năngchuyên môn và tài chính của đơn vị

+ Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ

Trang 19

quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định củamình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

+ Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhântheo quy định của pháp luật

- Chuyển đổi hình thức hoạt động

+ Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổisang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập nhằmphát huy mọi khả năng của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động của đơn

vị theo quy định của pháp luật

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang loại hình doanhnghiệp, loại hình ngoài công lập được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế,đất đai, tài sản nhà nước đã đầu tư theo quy định của pháp luật

3.3 Điều kiện để một đơn vị y tế thực hiện NĐ

Nghị định 43/2006/NĐ-CP áp dụng cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập

có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền quyết định thành lập (gọi tắt là đơn vị), bao gồm: các cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở y tế dự phòng; các đơn vị nghiên cứu kỹthuật y, dược học, kiểm nghiệm, kiểm định, giám định, truyền thông giáo dụcsức khoẻ; các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực dân số và các đơn vị sự nghiệp

y tế công lập khác

II – Khái niệm và vai trò quản lý bệnh viện trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

1 Khái niệm và quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện

1.1 Khái niệm quản lý bệnh viện

* Khái niệm:

“Quản lý bệnh viện là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn vàkiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong bệnh viện và sử dụng các

Trang 20

nguồn lực của bệnh viện để đạt được những mục tiêu cụ thể ”.

Hình 1 :Mô hình về quản lý bệnh viện

(Nguồn: Theo Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB thống kê Hà Nội – 1999)

Quản lý bệnh viện là cách thức để hướng bệnh viện đi theo quĩ đạo đãđịnh sẵn hay nói cách khác là đạt được mục tiêu của bệnh viện Trong đóphương pháp quản lý bệnh viện là vấn đề quan trọng nhất để hướng khách thểquản lý tới mục tiêu chung

1.2 Nội dung quản lý bệnh viện

* Công tác lập kế hoạch

* Công tác chuyên môn

* Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học

* Công tác quản lý trang thiết bị y tế

* Công tác chăm sóc điều dưỡng

* Công tác tài chính kế toán

1.3 Quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện

1.3.1 Khái niệm hệ thống

Mục tiêu

Khách thểquản lý

Công cụ

Chủ thể

quản lý

Phươngpháp

Trang 21

* Các nguồn lực có thể đo lường được (đầu vào)

* Mạng lưới thông tin rõ ràng và rộng khắp

* Sản phẩm (đầu ra) đạt được mục tiêu

* Quá trình xử lý, vận hành và chuyển đổi các yếu tố

Trang 22

Hình 2: Bệnh viện là một hệ thống

a Môi trường của hệ thống

Đó là tất cả các biểu hiện mà hệ thống khống chế trực tiếp nhưng lạichịu tác động nhiều và có thể triển khai được

Với một bệnh viện, môi trường là

- Hệ thống lớn hơn như ngành y tế, các ngành liên quan …

- Cấu trúc kinh tế chính trị, xã hội ở địa phương liên quan đến bệnh viện

- Chất thải bệnh viện

Trang 23

- Cấu trúc dân số Cộng đồng dân cư.

- Chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của địa phương

- Cơ cấu chính quyền liên quan đến các quyết định; đến sự phân phốinguồn lực và quá trình quản lý

- Cơ cấu các đoàn thể xã hội liên quan đến việc xã hội hoá công tác y tế

- Các cơ chế và chính sách áp dụng ở địa phương

- Kiến thức thái độ và thực hành (KAP) của người dân trong huyện vềcác vấn đề sức khoẻ

- Lịch sử truyền thống phát triển chăm sóc sức khoẻ

- Sự phát triển khoa học kĩ thuật ở địa phương

- Khả năng động viên nhân lực và các nguồn lực khác

- Hệ thống giao thông vận tải

- Hệ thống các dịch vụ xã hội

- Hệ thống sản xuất và phân phối các sản phẩm cho y tế

- Đạo đức, tôn giáo, tập quán của dân địa phương

- Nhu cầu khám, chữa bệnh

Đầu vào của bệnh viện bao gồm :

- Nhân lực: Bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, cán bộquản lý, nhân viên hậu cần, nhân lực của cộng đồng tham gia, bệnh nhân

- Vật lực: Nhà cửa, máy móc, thuốc men, điện nước, xăng xe…

- Tài lực: Tiền nhà nước cấp, tiền viện trợ, tiền dân nộp…

- Thời gian: Dành cho từng việc, từng chương trình

c Đầu ra

Trang 24

Có hai loại sản phẩm riêng biệt nhưng phụ thuộc lẫn nhau do hệ thốngtạo nên

- Đầu ra mong muốn: Là những sản phẩm mà hệ thống định ra Loạiđầu ra đó liên quan trực tiếp và tích cực tới mục tiêu của hệ thống Thí dụ: Tỷ

lệ tiêm chủng cao, bệnh nhân khỏi, tỷ lệ mắc bệnh giảm, tỷ lệ tử vong giảm…

- Đầu ra ngẫu nhiên: Trong quá trình thu hoạch sản phẩm mong muốn thì

có một loại sản phẩm phụ của hệ thống, đó là ngẫu nhiên Thí dụ: Tác động tốtxấu với dư luận xã hội như tạo được uy tín cho bệnh viện trong khám và điều trịcho người bệnh hoặc chất thải của bệnh viện làm ô nhiễm môi trường…

d Mạng lưới thông tin

Trong hệ thống quản lý mạng lưới thông tin có chức năng như dây thầnkinh hay giác quan trong cơ thể con người Sự truyền đạt thông tin cũng giốngnhư liên hệ giữa bộ phận này với bộ phận khác trong cơ thể Điều đó giúp cơthể điều chỉnh, đương đầu và hưởng sự phát triển mới Mạng lưới thông tinrộng khắp, chính xác và nhạy bén đảm bảo sự vận hành có hiệu quả và cả sựsống còn của hệ thống Mạng lưới thông tin có 3 kênh chính:

- Kênh chính thức: Qua sự kiểm soát của cơ quan nhà nước, tạo nên nhữngbáo cáo và số liệu chính thức Đó là số liệu thống kê, báo cáo của bệnh viện

- Kênh không chính thức, có tổ chức: Không lệ thuộc vào sự kiểm soáttrực tiếp của quản lý nhà nước Ở bệnh viện: Các số liệu báo cáo khoa học,các báo cáo của tổ chức quần chúng, tin báo chí…

- Kênh không chính thức, không có tổ chức: Thường là dư luận, tin đồnhoặc phát ngôn cá nhân Ở bệnh viện: Phát ngôn bên phòng chờ, căng tin, bãixe…

e Quá trình chuyển đổi

Đó là việc xử lý các yếu tố của hệ thống, là sự chuyển đổi đầu vàothành đầu ra bằng các quá trình hoạt động

- Làm cho môi trường thuận lợi hơn cho sự phát triển của hệ thống Khaithác được nhiều nguồn lực ở môi trường

- Cuốn hút các nguồn lực một cách hợp lý vào hệ thống

Trang 25

- Huy động đầu vào trong thời gian tốt nhất cho các hoạt động bệnh viện.

- Đảm bảo các số liệu của mạng lưới thông tin kịp thời được xử lý cóhiệu quả

1.3.3 Nội dung

Quản lý bệnh viện theo quan điểm hệ thống là đặt bệnh viện trong mốitương quan giữa các nhân tố: môi trường; đầu vào; đầu ra; các thông tin cóliên quan tới sự vận hành của bệnh viện Bệnh viện không thể hoạt động màthiếu các đầu vào như nhân lực; các trang thiết bị phục vụ cho công tác KCB;thuốc men;…Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng quản lýcủa bệnh viện Trình độ chuyên môn của các Bác sỹ, Dược sỹ tạo lòng tin chongười bệnh, bên cạnh đó là trình độ quản lý của Giám đốc bệnh viện giúp vậnhành hệ thống bệnh viện đi theo mục tiêu đã định sẵn Người quản lý giỏi biếtlập ra các quá trình, vận hành và phối hợp các quá tình một cách hài hoà,năng động, biết xử lý sáng tạo, thông minh mọi hoạt động chuyển đổi từ cácđầu vào trong môi trường biến thành đầu ra (các mục tiêu các thành phẩm trảlại môi trường, làm môi trường lành mạnh, phong phú hơn) Môi trường (hệthống lớn) lại nuôi dưỡng bồi đắp cho hệ bệnh viện ( hệ thống nhỏ)

Việc quản lý bệnh viện theo quan điểm hệ thống giúp ta tránh được cáchậu quả xấu của việc quản lý phi hệ thống, rời rạc, biệt lập, tuỳ tiện gặp đâuhay đấy Quản lý theo hệ thống làm cho bệnh viện hoạt động hài hoà, liên hệchặt chẽ bên trong bên ngoài biết dựa vào môi trường xã hội để điều chỉnhhoạt động bệnh viện phù hợp với phong tục tập quán của môi trường dân cư.Mặt khác, biết lắng nghe các kênh thông tin để rút kinh nghiệm trong công tácchuyên môn và quản lý có hiệu quả hơn đồng thời tuyên truyền cho ngườibệnh biết tới bệnh viện

2 Tiêu chí đánh giá và các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện

2.2 Tiêu chí đánh giá

Mục tiêu hệ thống quản lý chính là các đầu ra của hệ thống Do đó để

Trang 26

đánh giá năng lực quản lý bệnh viện người ta dựa vào chỉ tiêu các đầu ra củabệnh viện Bao gồm chỉ tiêu định tính và định lượng.

Các chỉ tiêu định lượng bao gồm:

+ Số lượt bệnh nhân được KCB hàng năm

+ Công suất giường bệnh hàng năm

+ Tiền lương trung bình CBVC

+ Thống kê trang thiết bị y tế

+ Thống kê cơ sở hạ tầng

Các chỉ tiêu định tính:

+ Danh tiếng bệnh viện

+ Mức độ hài lòng của người bệnh

2.3 Các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện

2.3.1 Nguồn nhân lực của bệnh viện

Trong tổ chức nhân tố quyết định nhất năng động nhất là con người vàhoạt động của con người ở trong tổ chức, trong guồng máy hoạt động của tổchức Muốn bệnh viện hoạt động tốt không những CBVC cần phải giỏi vềchuyên môn mà phải có trình độ quản lý tốt

Trình độ chuyên môn: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi nó liênquan trực tiếp tới sinh mạng của người bệnh, bệnh viện có được các Bác sỹ,Dược sỹ, Y tá,… giỏi chuẩn đoán đúng bệnh dựa vào đó tìm được phươngpháp điều trị phù hợp và có thể rút ngắn quá trình điều trị cho người bệnh Kếtquả điều trị tốt tạo nên thương hiệu cho bệnh viện và tạo lòng tin cho ngườibệnh thu hút bệnh nhân đến với bệnh viện tăng nguồn thu cho bệnh viện.Bởinăng lực quản lý của bệnh viện xét cho cùng được phản ánh thông qua hiệuquả hoạt động của bệnh viện tốt hay xấu

Trình độ quản lý: Bệnh viện là một hệ thống vì vậy để điều hành hoạtđộng của bệnh viện một cách khoa học ngoài trình độ chuyên môn cần phải

Trang 27

có trình độ quản lý giỏi Giống như bệnh viện là một cỗ máy còn trình độquản lý là dầu bôi trơn giúp cỗ máy đó hoạt động trơn chu.

Từng con người mạnh sẽ tạo nên tổ chức mạnh và tổ chức mạnh sẽ đảmbảo cho từng người phát huy được vai trò vốn có của mình, hạn chế đượcnhững khuyết, nhược điểm tạo điều kiện thuận lợi cho từng người phát triểntoàn diện

2.3.2 Công tác quản lý tài chính

Đặc trưng của hệ thống y tế là bệnh viện Bệnh viện có trách nhiệmkhám, chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân theo đúng Luật bảo vệ sức khỏenhân dân và các quy định khác của Nhà nước Bên cạnh đội ngũ bác sỹ, y tágiỏi về nghiệp vụ và chuyên môn bệnh viện cần phải có nguồn kinh phí đểduy trì hoạt động của mình Ngoài việc đầu tư mua sắm trang thiết bị y tếphục vụ cho công tác khám chữa bệnh, còn phải có lương và phụ cấp trả choCBVC của bệnh viện, chi phí cho quản lý hành chính, chi cho sửa chữa bảodưỡng thường xuyên,…

Trong cơ chế tự chủ bệnh viện phải tự lo một phần kinh phí hoạt độngcho mình do đó việc thu ra sao, chi tiêu thế nào, thu hút các nguồn viện trợ đểtăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho bệnh viện là vấn đề rất đáng quan tâm.Tất cả những nội dung đó tựu chung lại là làm thế nào để quản lý tài chínhmột cách hiệu quả để bệnh viện hoàn thành chức năng của mình

2.3.3 Chính sách của Bộ ban ngành liên quan

Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong khu vực công chịu

sự quản lý của nhà nước mà cụ thể là Bộ y tế do đó chịu tác động của cácchính sách của các Bộ ban ngành có liên quan Y tế là một lĩnh vực có đặc thùriêng nên sự can thiệp của Chính Phủ vào thị trường y tế một mặt khắc phụcnhững thất bại thị trường gây ra Trong cơ chế tự chủ tài chính, sự can thiệpcủa Chính phủ đã từng bước nới lỏng nhưng không hoàn toàn để các bệnhviện không chạy theo mục tiêu lợi nhuận hóa mà vẫn phải đảm bảo công bằngcho xã hội Chính vì vậy mà ảnh hưởng của các chính sách liên quan tới bệnh

Trang 28

viện một phần tạo thuận lợi nhưng lại gây khó khăn trong quyền hạn thực thinhiệm vụ tự chủ của mình thông qua các Văn bản qui phạm pháp luật qui địnhhạn mức chi tiêu và biên chế trong bệnh viện Mặt khác, nó ảnh hưởng trựctiếp đến công tác quản lý bệnh viện, tạo điều kiện hay kìm hãm Do vậy,chính sách của Bộ ban ngành liên quan cũng ảnh hưởng tới năng lực quản lýbệnh viện.

3 Những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ – CP và vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính

sử dụng cũng chưa được chỉnh sửa với điều kiện khoa học y tế ngày càng pháttriển càng xuất hiện thêm nhiều chủng loại thuốc mới có khả năng điều trịbệnh tốt hơn và giảm thời gian điều trị tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân cũngnhư cho bệnh viện Trong điều kiện khung giá viện phí chưa thay đổi để đảmbảo cân đối thu chi, nâng cao chất lượng KCB Không còn trông chờ vàoNgân sách Nhà nước cấp như trước, nhiều bệnh viện đã đẩy mạnh công tác xãhội hoá, mua sắm được nhiều các trang thiết bị hiện đại Tuy nhiên việc huyđộng vốn đầu tư mở rộng các dịch vụ kỹ thuật cao đã dẫn đến nhiều tiêu cựctrong KCB, xuất hiện tình trạng bệnh viện lạm dụng thuốc, xét nghiệm, kỹthuật cao đối với người bệnh

Trang 29

Việc trao quyền tự chủ tài chính cho các viện sẽ dẫn tới hiện tượngchuyên quyền của Giám đốc Bởi Giám đốc là người có vai trò quyết địnhtrong điều hành quản lý bệnh viện

3.2 Vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính

Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cáinhìn tổng quan, bao quát cả về môi trường ngành y tế cũng như các nhân

tố tác động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện Trong điều kiện nhànước còn bao cấp cho các bệnh viện thì hoạt động quản lý chỉ đơn thuần làtuân thủ các Văn bản qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành Mọi hoạtđộng của bệnh viện đều nằm dưới sự giám sát và quản lý của Nhà nước Trong cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện không còn được Nhà nước baocấp mà phải tự chủ về tài chính cũng như tự tổ chức công việc sắp xếp lại

bộ máy sao cho hiệu quả và phải hoàn thành chỉ tiêu do Nhà nước đề ra.Hơn nữa, với những hạn chế của Nghị định 43/2006/ NĐ – CP gây ra thìvai trò quản lý bệnh viện càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Quản lýbệnh viện giờ đây giống với phương thức quản lý một doanh nghiệp, phải

tự lập cho mình các kế hoạch marketing quảng bá cho bệnh viện, kế hoạchnhân sự để sử dụng nguồn lực có hiệu quả, kế hoạch dự trữ thuốc và muasắm các thiết bị y tế,…

Vai trò của hệ thống quản lý được cụ thể hoá thành 12 nhiệm vụ cơ bản

(Theo Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB thống kê Hà Nội – 1999) mà các nhà quản lý phải thực hiện trong quá

trình dẫn dắt tổ chức đạt được các mục tiêu chung Đó là:

- Nhận thức môi trường bên ngoài của tổ chức

- Duy trì sự phối hợp thông tin giữa các yếu tố tác động bên ngoài vớicác yếu tố bên trong của tổ chức

- Đại diện cho tổ chức để giới thiệu và trình bày mục tiêu và hoạt độngcủa tổ chức cho các cấp trên và các cơ quan phối hợp bên ngoài

Trang 30

- Phối hợp là chức năng tạo lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong

tổ chức cũng như các tôt chức khác trong hoạt động của tổ chức

- Kế hoạch là chức năng phát triển và quyết định các mục tiêu trongkhoảng thời gian xác định

- Hướng dẫn là chức năng xây dựng các chỉ dẫn cho việc thực hiện cácnhiệm vụ

- Tài chính: đây là bổn phận chuẩn bị các điều kiện tài chính phục vụ chohoạt động của tổ chức

- Quản lý và phát triển nhân lực

- Giám sát

- Theo dõi

- Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc

- Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, chất lượng và hiệu quả côngviệc

Quản lý bệnh viện phải thế nào để bệnh viện ngày càng phát triển, trởthành thương hiệu thu hút người dân đến khám và điều trị, là điều không hềđơn giản; đòi hỏi ban giám đốc phải có sự đổi mới về tư duy, năng động trongđiều hành để vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Nhà nước

III - Kinh nghiệm quản lý trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở một

số BV ở thành phố Hải Phòng

1 Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp

Với lợi thế là bệnh viện Đa Khoa cấp 4(cấp thành phố) nằm ở khu vựctrung tâm thành phố Trải qua hơn 3 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtheo Nghị Định 43/2006/ NĐ – CP từ năm 2006 đến nay bệnh viện ngày càngphát huy vai trò của mình trong cơ chế tự chủ

Trong thời gian vừa qua, thông qua đề án xã hội hoá y tế, bệnh viện đãnăng động tiếp cận với Hội chấn thương Việt Nam và hội từ thiện (Tổ chức PhiChính phủ - Mỹ) tặng khoa Chấn thương của bệnh viện 01 hệ thống máy nội soi ổ

Trang 31

khớp trị giá 2,5 tỷ VNĐ, đáp ứng nhu cầu khám chữa các bệnh khớp cho nhândân.Ngoài ra bệnh viện đã có nguồn quỹ phát triển tập trung đầu tư mới hệ thốngmáy móc thiết bị phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh như: Máy nội soi dạdày, đại tràng Đây là hệ thống nội soi thứ ba hiện có tại bệnh viện, rất hiện đạinhằm góp phần nâng cao năng lực chuyên môn chuẩn đoán bệnh chính xác.

Để đạt được những thành tựu đáng kể trên bệnh viện đã từng bước đổimới công tác quản lý như:

* Công tác tổ chức cán bộ: Tổ chức sinh hoạt, ổn định chính trị tưtưởng thường niên trong từng đảng viên và nhân viên khoa phòng Nêu hếtnhững khó khăn, thuận lợi trước mắt và lâu dài để mọi CBVC bệnh viện cùngtham gia bàn bạc xây dựng bệnh viện Tăng cường các hoạt động thể dục thểthao; giao lưu văn hóa nghệ thuật; quảng cáo về bệnh viện trên các phươngtiện thông tin đại chúng như tham gia hội từ thiện…

* Công tác hợp tác quốc tế: Tranh thủ và sự hỗ trợ của các tổ chức y tếthế giới như tổ chức ATEM (Cộng hòa Pháp) và các ban ngành của thànhphố, Sở y tế trong việc đầu tư sửa chữa, tăng cường trang thiết bị mới

* Công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học: Đưa cán bộ y, bác sỹ đếncác bệnh viện bạn học tập như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, Cửcán bộ đi học tập trung về chính trị cao cấp, ngoại ngữ và cả chuyên môn kỹthuật trong và ngoài nước

* Công tác tổ chức hành chính quản trị: Xin thêm chỉ tiêu biên chếbệnh viện Mời một số giáo sư, cán bộ đầu ngành đang công tác tại thành phốtham gia vào quá trình chẩn đoán điều trị Tuyển dụng những y bác sĩ học khágiỏi từ các trường trung học, đại học y vào làm việc tại Bệnh viện

Trang 32

Có được những thành tựu trên là do ban lãnh đạo của bệnh viện đãquán triệt chủ trương của Đảng và nhà nước thông qua Nghị định43/2006/NĐ – CP, giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp,mạnh dạn trong công tác tự chủ tài chính, không trông chờ hoàn toàn vàoNgân sách nhà nước Bệnh viện đã vay vốn để mua các máy móc thiết bị y tế(Dự án vay vốn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Thành phố hỗ trợ 1 phầnthông qua trả lãi vay Bệnh viện đã hoàn thành việc trả nợ gốc, các trang thiết

bị của dự án hiện đã là tài sản riêng của bệnh viện) Bao gồm những máy mócthiết bị chủ yếu phục vụ hỗ trợ chuyên ngành sinh sản, trước mắt chưa đemlại lợi nhuận lớn về kinh tế nhưng những kết quả đạt được của chuyên ngành

hỗ trợ sinh sản đã tạo một bước phát triển khoa học kỹ thuật cao, chuyên sâu,

có ý nghĩa lớn góp phần vào giải quyết vấn đề hiếm muộn, mang ý nghĩanhân đạo sâu sắc Cho đến nay khoa hỗ trợ sinh sản của bệnh viện Phụ sảnHải Phòng đã cho ra đời 27 cháu nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đưathành phố Hải Phòng cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trở thànhmột trong ba trung tâm lớn trên cả nước thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ốngnghiệm

Sự thay đổi kịp thời trong công tác quản lý dưới sự chỉ huy của banlãnh đạo bệnh viện đã để lại góp phần nâng cao năng lực quản lý bệnh việnPhụ sản cụ thể như:

* Công tác tổ chức cán bộ: Bệnh viện tiến hành sắp xếp lại tổ chức saocho gọn nhẹ, hợp lý và khoa học Biên chế cán bộ cũng có sự thay đổi nhưtăng cường thêm Bác sỹ và kỹ thuật viên

* Công tác chăm sóc điều dưỡng: Chuyển chế độ thường trực 24h sanglàm ca 12h/ngày bảo đảm sức khỏe cho chị em

Trang 33

* Công tác lập kế hoạch: Bệnh viện tiến hành họp với từng đối tượnglắng nghe ý kiến nhiều người đồng thời xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụcủa từng chị em sau đó đề ra các kế hoạch chuyên môn Để mọi kế hoạchđược chấp hành nghiêm chỉnh, lãnh đạo bệnh viện đã xây dựng kế hoạchkiểm tra với mọi loại công việc của phòng chức năng, y tá trưởng bệnh viện

và khoa, phòng tổ chức, công đoàn,…

Với những thành tựu đã đạt được một lần nữa khẳng định năng lựcquản lý của ban lãnh đạo cũng như nỗ lực cống hiến của toàn thế CBVC củabệnh viện với khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” ngày càng tạo lòng tin chongười bệnh

Trang 34

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG

02 phòng khám khu vực, 16 trạm y tế xã, thị trấn và 01 trạm y tế khu côngnghiệp Nomura, mạng lưới y tế thôn đội hoàn thiện

Với diện tích 1500 m2 Bệnh viện có 160 giường là bệnh viện loại IIIphục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện

Trang 35

- Phòng tài chính kế toán

* Khu vực chuyên môn bao gồm :

- Khoa khám bệnh

- Khoa nội nhi

- Khoa truyền nhiễm

Điều dưỡng: 50 người

Kỹ thuật viên: 11 người

Đại học, Cao đẳng khác: 9 người

Trung học, CBVC khác: 26 người

Tổng số cán bộ viên chức hiện nay có 163 người, với quy mô là mộtbệnh viện Đa khoa tuyến huyện có hơn 15 vạn dân nguồn nhân lực của bệnh

Trang 36

viện khá khiêm tốn, trong tương lai cần có kế hoạch tuyển dụng để đáp ứngnhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương

1.3 Cơ sở vật chất của Bệnh viện

Thống kê trang thiết bị vật chất của bệnh viện ( phụ lục 2)

Qua bảng thống kê cho thấy hầu hết các trang thiết bị của Bệnh việnđược đưa vào sử dụng từ năm 2001 Vì vậy các thiết bị máy móc đều đã lạchậu và xuống cấp Trong những năm gần đây đã có thêm một vài thiết bị mớinhưng chỉ là loại máy hỗ trợ thông thường như máy điện tim, máy sốc điện,monitor điện tim theo dõi bệnh nhân của Pháp được trang bị năm 2005 Vớinhững trang thiết bị hiện có của Bệnh viện chưa đủ khả năng khám chữa bệnhcho những ca phẫu thuật đòi hỏi chuyên môn cao, máy móc tốt để chuẩn đoánbệnh chính xác Hầu hết các trường hợp nặng đều phải chuyển lên tuyến trên

Ngoài ra Bệnh viện có 5 dãy nhà trong đó còn 1 dãy nhà cấp 4 đãxuống cấp, mặc dù khu nhà này dùng để phục vụ cho công tác khám bệnhnhưng vẫn chưa có kinh phí để sửa chữa và nâng cấp gây mất thiện cảm vớingười bệnh khi đến bệnh viện Khuôn viên của bệnh viên có một khu vườnhoa trung tâm nhưng công tác chăm sóc cây cối vẫn chưa được quan tâm Cáccây xanh có trong bệnh viện hầu hết là cây lâu năm chưa có dự án trồng mớihay cải tạo khuôn viên xanh của bệnh viện tạo môi trường trong lành cho sự

an dưỡng điều trị nội trú cho người bệnh

2 Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của BV

2.1 Quá trình chuẩn bị.

Nghị định 43/2006/ NĐ – CP ban hành ngày 25/04/2006 của Chính Phủ

đã được Giám đốc bệnh viện thông qua ngày 30/04/2006

Để phổ biến nội dung cũng như chuẩn bị cho việc áp dụng chế độ tựchủ tài chính trong bệnh viện theo Nghị Định 43/2006/ NĐ – CP đã qui định,Giám đốc bệnh viện tổ chức cuộc họp toàn thể CBVC và giao nhiệm vụ chophòng TCKT và phòng TCHCQT xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ”

Trang 37

Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ – CP ngày 16/01/2002 của ChínhPhủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; thông tư số25/2002/TT – BTC ngày 21/03/2002 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 10/2002/ NĐ – CP.

Căn cứ thông tư số 50/2003/TT – BTC ngày 22/05/2003 của Bộ tàichính về việc hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng Qui chế chitiêu nội bộ

Căn cứ QĐ số 243/QĐ – UB ngày 04/02/2005 của UBND TP HảiPhòng giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu giai đoạn 2005– 2007

Thực hiện CV số 1530/CV – TC ngày 26/09/2005 của Sở Tài chính HảiPhòng hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng Quy chế chi tiêu nội

bộ

Thực hiện NQ của BTV Đảng ủy – Ban lãnh đạo – BCH Công đoànngày 20/10/2005 về việc xây dựng ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của đơnvị

Căn cứ phê duyệt của Sở Tài chính – Y tế Thành phố Hải Phòng vàcông văn số 40/UBND – TC ngày 04/01/2006 của UBND Thành phố HảiPhòng chỉ đạo ban hành và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ

Giám đốc bệnh viện thông qua “Quy chế chi tiêu nộ bộ” do Trưởngphòng TCKT, TCHCQT trình duyệt ngày 25/05/2006 Công chức, viên chứcbệnh viện căn cứ Chương III “Quy chế chi tiêu nội bộ” triển khai tổ chức thựchiện.Các trưởng phòng TCHCQT, TCKT,KHTH, ĐD, Trưởng các khoa,phòng, đội, trạm và công chức, viên chức trong bệnh viện chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này

Bệnh viện thực hiện “Quy chế chi tiêu nội bộ” về chế độ tài chính ápdụng cho đơn vị sự nghiệp có thu

Trang 38

Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm đảm bảo hoàn thànhnhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ của một đơn vị nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.Nâng cao hiệu suất lao động, nhằm tạo thu nhập cho người lao động trên cơ

sở hoàn thành nhiệm vụ được giao

Động viên và khai thác nguồn lực của bệnh viện để đáp ứng yêu cầunâng cao chất lương, mở rộng quy mô, nâng cao trình độ nâng cao chất lượngkhám và điều trị chăm sóc và bảo về sức khỏe nhân dân

Thực hiện đúng quy chế dân chủ; phát huy vai trò, trách nhiệm củatừng cá nhân, bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh thần cho mỗi công viên chứctrong bệnh viện

2.2 Quá trình triển khai áp dụng.

2.2.1 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trongviệc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động gồm

- Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về những công việc:

+ Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khảnăng của đơn vị và đúng quy định pháp luật

+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụđáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động

+ Quyết định đầu tư mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từquỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp

có thẩm quyền phê duyệt

Trang 39

+ Sử dụng các tài sản liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạtđộng dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiệnhành của nhà nước

2.2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và

dân sự

- Về tổ chức bộ máy

Bệnh viện thành lập trạm y tế đặt tại khu công nghiêp Nomura để phục

vụ cho công tác khám chữa bệnh cho công nhân viên và các cán bộ làm việctrong khu công nghiệp Đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho việc chăm sóc sứckhoẻ theo quy định của luật lao động

Phòng TCHCQT được Giám đốc giao nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạtđộng cho toàn bệnh viện

- Về biên chế

Trưởng phòng tổ chức hành chính quản trị - Đồng chí Nguyễn Thị MaiPhương xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình Giám đốc Sau khi duyệtbản kế hoạch Giám đốc bệnh viện gửi Sở Y tế Hải Phòng để tổng hợp và giảiquyết theo thẩm quyền Nhìn chung về biên chế hàng năm không có thay đổinhiều

Trang 40

2.2.3 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

Năm 2006 bệnh viện đầu tư mua 01 máy xét nghiệm sinh hóa bán tựđộng TK – 06 của Mỹ có một phần là nguồn vốn hỗ trợ của Sở y tế thànhphố Hải Phòng phần còn lại trích từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp củabệnh viện

II Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ

1 Đánh giá chung

Bệnh viện đã được triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cùng cácthông tư hướng dẫn đến tất cả CBVC trong đơn vị Nghị định đã được gửi đếntất cả các phòng ban và phổ biến cho toàn thể CBVC nắm rõ được những quiđịnh về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các chức năng nhiệm vụ cũng nhưmục tiêu của cơ chế tự chủ

Căn cứ theo Nghị định 43 Bệnh viện đã tiến hành thực hiện chi tiêunhằm nâng cao đời sống cho CBVC trong toàn bệnh viện

Trong quản lý tài chính, định kỳ hàng quý Bệnh viện cũng tiến hànhcân đối thu, chi và trích lập các Quỹ của cơ quan theo đúng chủ trương củaNhà nước

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Qui hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp y tế Hải Phòng đến năm 2020 Khác
2. Bộ Y tế, ngành Y tế Việt Nam vững bước vào thế kỉ XXI, NXB Y học, 2004 Khác
3. GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng Quản lý Y tế - Tìm tòi học tập và trao đổi NXB HN, 2005 Khác
4. Văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/N Đ-CP ngày 25/4/2006 Khác
5. Báo cáo kết quả xây dựng chuẩn quốc gia về Y tế xã (2003 – 2005) Huyện An Dương - Thành phố Hải Phòng Khác
6. Quy chế chi tiêu nội bộ, Sở Y tế Hải Phòng, 2006 Khác
7. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa An Dương (2006 – 2008) Khác
8. Website Cải cách hành chính nhà nước; Báo điện tử Vietnamnet Khác
9. Quản lý bệnh viện – chủ biên Lê Ngọc Trọng, Lê Hùng Lâm, Trần Thu Thủy 10. Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBthống kê Hà Nội – 1999 Khác
11. Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam, NXB y học – 2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 :Mô hình về quản lý bệnh viện - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Hình 1 Mô hình về quản lý bệnh viện (Trang 16)
Hình 2: Bệnh viện là một hệ thống - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Hình 2 Bệnh viện là một hệ thống (Trang 18)
2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước (Trang 37)
Bảng 1: Thực hiện kế hoạch giường nội trú (160 giường) - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Bảng 1 Thực hiện kế hoạch giường nội trú (160 giường) (Trang 37)
Bảng 3: Thực hiện ngày công - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Bảng 3 Thực hiện ngày công (Trang 44)
Bảng 4: Tổng số cán bộ viên chức (2006-2008) - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Bảng 4 Tổng số cán bộ viên chức (2006-2008) (Trang 52)
Bảng 4: Tổng số cán bộ viên chức (2006-2008) - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Bảng 4 Tổng số cán bộ viên chức (2006-2008) (Trang 52)
Bảng 5: Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Bảng 5 Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn (Trang 53)
Bảng 9: Trình độ khác - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Bảng 9 Trình độ khác (Trang 55)
Bảng 9: Trình độ khác - Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính
Bảng 9 Trình độ khác (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w