Đầu tư kết nối Internet, trao đổi thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính (Trang 71 - 77)

Việc sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối và dịch vụ ứng dụng Internet trong hệ thống bệnh viện là rất cấp thiết, là một cửa ngõ lưu thông để cập nhật với khoa học công nghệ Y học thế giới, khuyến khích ưu tiên phát triển Internet bệnh viện là một chủ trương lớn của nghành Y tế.

4. Cải cách công tác quản lý bệnh viện

4 .1 Công tác chuyên môn

Tiếp tục chỉ đạo Chi bộ, khoa, phòng tổ chức triển khai kế hoạch hàng năm. Tổ chức tốt công tác thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú. Đồng thời cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức. Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa nghề nghiệp cho CBVC; hoạt động của Hội đồng khoa học; Hội đồng thuốc và điều trị.

4 .2 Công tác đào tạo – Nghiên cứu khoa học

Xây dựng kế hoạch hoạt động theo hướng sát thực; làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệ đối với một số chuyên khoa mũi nhọn Ngoại - Sản, chuyên khoa lẻ. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.

4 .3 Công tác hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác Quốc tế với các tổ chức Phi Chính phủ, duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với Hội hô hấp Việt – Pháp. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế trên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…

4 .4 Công tác vật tư, thiết bị y tế

Lập kế hoạch chọn ưu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các trang thiết bị máy móc. Quan tâm thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu công tác khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân kịp thời.

4 .5 Công tác tổ chức hành chính quản trị

Triển khai làm tốt công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, sắp xếp bố trí nhân lực lao động hợp lý phù hợp tình hình thực tế của bệnh viện. Bổ sung biên chế nhân lực lao động cho một số khoa, phòng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, duy trì hiệu quả đường dây nóng; giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại của nhân dân, gia đình người bệnh.

Quản lý hiệu quả nhân lực thời giờ làm việc, thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử của CBVC trong bệnh viện. Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động và thực hiện khoán quỹ lương.

Phát động phong trào thi đua lao động trong cán bộ viên chức phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Quản lý tốt công văn đi, đến; thông tin liên lạc nội bộ, công tác trật tự trị an đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động của đơn vị.

4 .6 Công tác tài chính kế toán

Chỉ đạo xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch viện phí, chỉ tiêu thu các dịch vụ hàng năm. Tổ chức tốt công tác thu viện phí và dịch vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu ngân sách; rà soát cân đối xây dựng dự toán các nguồn thu, chi hàng năm. Duy trì bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi các hoạt động thường xuyên của bệnh viện.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho CBVC nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Không ngừng rèn luyện trau dồi đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử đối với đồng nghiệp, người bệnh và gia đình người bệnh.

Quan tâm tạo điều kiện, động viên khích lệ cán bộ viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là các chuyên khoa sâu, ngoại ngữ, tin học, quản lý mang kiến thức về phục vụ hoạt động ở đơn vị.

Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả trong đơn vị.

Muốn tăng chất lượng chăm sóc khám chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện cần có kế hoạch đào tạo CBVC (ngắn hạn, dài hạn). Quan tâm đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, cán bộ có kinh nghiệm nhiệt tình trong công tác mang lại hiệu quả cho đơn vị. Đồng thời cử cán bộ đi thăm quan học tập kỹ thuật mới và cao.

Cần tập trung xây dựng cơ chế trong công tác thi đua khen thưởng khích lệ động viên kịp thời những cán bộ có trình độ cao, tích cực làm việc với tinh thần trách nhiệm mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động của khoa phòng, bệnh viện.

Bệnh viện có biện pháp tích cực can thiệp vào các hiện tượng tiêu cực, biểu hiện lơ là, thất trách của nhân viên y tế; Động viên khen thưởng kịp thời những gương người tốt, việc tốt.

Đối với đội ngũ cán bộ viên chức, trước hết phải có lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần tự giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thể hiện thái độ quan tâm đến người bệnh, chủ động trong công việc được giao. Tích cực học tập, tự học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn, quản lý bệnh viện.

Bênh cạnh đó bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhân lực cán bộ có trình độ chuyên sâu để đảm bảo định mức biên chế do Bộ y tế quy định.

III - Một số kiến nghị

Sở Y tế Hải Phòng và các sở ban ngành liên quan cần có kế hoạch quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn kỹ thuật, đào tạo chuyên ngành quản lý Nhà nước, hành chính văn phòng, tin học … cho CBVC bệnh viện; cử các cán bộ chuyên môn tham gia các khoá học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các Bệnh viện trong thành phố và các vùng lân cận.

Đề nghị Thành phố quan tâm tạo điều kiện giành nguồn kinh phí đầu tư cho Quỹ phát triển của bệnh viện nâng cấp cơ sở vật chất cho cho bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tốt hơn.

Cần xây dựng định mức phân bổ NSNN hợp lý dựa trên các tiêu chí phản ánh nhu cầu của các bệnh viện, khả năng phục hồi chi phí, công suất sử dụng giường bệnh, tính đặc thù của bệnh viện.

Cần thay đổi chính sách viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ trên cơ sở tính chi phí các loại dịch vụ bệnh viện. Cần thay đổi cơ chế và phương thức chi trả BHYT và tạo mối quan hệ minh bạch giữa cơ quan BHYT và đơn vị cung ứng dịch vụ y tế. Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả tại bệnh viện.

KẾT LUẬN

Hưởng ứng chủ trương xã hội hóa y tế, Nghị định 43/2006/ NĐ – CP ra đời quy định quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức, sắp xếp bộ máy hoạt động, sử dụng nguồn lao động và nguồn lực tài chính để phát huy mọi khả năng của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trải qua 3 năm áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, hoạt động của bệnh viện Đa khoa An Dương luôn không ngừng khắc phục những khó khăn ban đầu trong cơ chế tự chủ đã nỗ lực đáng kể công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn huyện và sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngành y tế Hải Phòng. Hiện nay bệnh viện đang hoạt động trong một môi trường KT – XH và môi trường chính sách, pháp lý đang thay đổi. Vì thế, còn nhiều vấn đề hệ thống trong bệnh viện cần cải cách, đổi mới cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Do vậy, nghiên cứu những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành y tế nói chung và bệnh viện Đa khoa An Dương nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động của khu vực bệnh viện rất nhạy cảm với những tác động của các chính sách về kinh tế. Mỗi chính sách ban hành sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khám chữa bệnh của nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng chính sách cần phải được cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của nhân dân.

Song song với việc xây dựng và bổ sung chính sách nhằm đổi mới có cấu quản lý bệnh viện, vấn đề đầu tư phát triển cho bệnh viện cần được xem xét và tăng cường nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Qui hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp y tế Hải Phòng đến năm 2020. 2. Bộ Y tế, ngành Y tế Việt Nam vững bước vào thế kỉ XXI, NXB Y học, 2004. 3. GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng Quản lý Y tế - Tìm tòi học tập và trao đổi

NXB HN, 2005.

4. Văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/N Đ-CP ngày 25/4/2006.

5. Báo cáo kết quả xây dựng chuẩn quốc gia về Y tế xã (2003 – 2005) Huyện An Dương - Thành phố Hải Phòng.

6. Quy chế chi tiêu nội bộ, Sở Y tế Hải Phòng, 2006.

7. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa An Dương (2006 – 2008).

8. Website Cải cách hành chính nhà nước; Báo điện tử Vietnamnet.

9. Quản lý bệnh viện – chủ biên Lê Ngọc Trọng, Lê Hùng Lâm, Trần Thu Thủy 10. Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB

thống kê Hà Nội – 1999

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w