Việc nghiên cứu làm rõ nguyên tắc và quy trình quản lý tài chính củacác đơn vị sự nghiệp nói chung và đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữacháy nói riêng, phân tích thực trạng việc quả
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.Trong hệ thống giáo dục và đào tạo, giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học có mộtvai trò nhất định, trong đó giáo dục đại học là một khâu trọng yếu, đảm nhận
sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, là động lực cho tăng trưởng
và phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoáhiện đại hoá
Phát triển giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước so với phát triểnkinh tế Đầu tư cho giáo dục là đầu tư quan trọng có hiệu quả và tác độngnhiều mặt và dài hạn Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung
và đào tạo đại học nói riêng, bên cạnh sự đổi mới về các mặt như tổ chức, cán
bộ, chương trình, phương pháp đào tạo, việc đảm bảo nguồn tài chính và xáclập cơ chế quản lý tài chính cho các trường đại học có vai trò cực kỳ quantrọng Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, đối với các trường công lập, nhất làcác trường chuyên ngành đào tạo cán bộ cho lực lượng vũ trang, việc đa dạnghoá nguồn tài chính và đổi mới quản lý tài chính sao cho tiết kiệm, có hiệuquả có vai trò góp phần quyết định đến sự phát triển lâu dài của các trường
Tuy nhiên, huy động nguồn tài chính và quản lý tài chính cho giáo dục
và đào tạo là một vấn đề khá phức tạp Trước hết, trong giai đoạn đổi mớihiện nay, khi cơ chế quản lý chuyển từ nhà nước bao cấp hoàn toàn sang nhànước chỉ chịu một phần chi phí, đầu ra và sản phẩm của hoạt động đào tạo đạihọc lại rất đa dạng Hơn nữa, xét về mặt cấu trúc cơ chế quản lý tài chính chocác trường đào tạo công lập, cả về đa dạng hoá nguồn thu tài chính, cả vềnâng cao quyền tự chủ trong quyết định chi tiêu đều không thể áp dụng mộtkiểu mô hình giống nhau ở tất cả các trường
Trang 2Hiện nay, đối với các trường đào tạo ngành công an nhân dân nóichung và Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy nói riêng, bên cạnh nhữngđặc điểm chung của các trường đại học công lập, còn có những đặc điểmriêng do tính chất đặc thù của lực lượng vũ trang, mà nổi bật nhất đó là sự chỉđịnh về chỉ tiêu đào tạo và bao cấp về ngân sách còn là chủ yếu Tuy vậy,cùng với xu thế phát triển chung của sự nghiệp đổi mới thì cơ chế quản lý,nguyên tắc hoạt động của Trường, trong đó có cơ chế, cũng đã, đang và cónhững thay đổi theo hướng đa dạng hoá các nguồn tài chính, cơ chế chủ động,
tự chủ về tài chính tăng lên cho các trường
Việc nghiên cứu làm rõ nguyên tắc và quy trình quản lý tài chính củacác đơn vị sự nghiệp nói chung và đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữacháy nói riêng, phân tích thực trạng việc quản lý tài chính ở Trường Đại họcPhòng cháy, Chữa cháy, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới xây dựng được cơchế quản lý tài chính của Trường theo hướng đa dạng hoá các nguồn thu, chủđộng, tự chủ cao trong quản lý, sử dụng tài chính là nhu cầu rất cần thiết đối với
thực tiễn hiện nay Do vậy tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ là: “Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay”.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề về chính sách giáo dục và đào tạo, trong đó có chính sáchhuy động và sử dụng các nguồn tài chính, cơ chế quản lý tài chính ở cáctrường đại học đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học của cáctác giả trong và ngoài nước Hiện nay, vấn đề tự chủ trong đó có tự chủ tàichính trong giáo dục và đào tạo đang được các giới khoa học và quản lý quantâm nghiên cứu giải quyết Đối với Bộ Công an, vấn đề đổi mới giáo dục vàđào tạo, trong đó có đổi mới cơ chế quản lý tài chính cũng được đề cập đến
trong đề án “Tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong công an nhân dân giai đoạn 2006-2020” Đề án có năm nội dung, trong đó nội dung thứ
năm là tăng mức đầu tư kinh phí, đảm bảo cho công tác đào tạo trong ngành
Trang 3công an nhân dân Tuy vậy những nội dung trong đề án mới được triển khainghiên cứu ở dạng chủ trương, nhiều vấn đề thực tế đặt ra chưa có biệnpháp cụ thể, các vấn đề rất cơ bản cũng chưa được tổng kết đánh giá vàchưa có hướng tháo gỡ Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính ápdụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nhằm giao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm cho các đơn vị sự nghiệp ra đời cách đây bốn năm nhưng hiện naycác trường công an nhân dân vẫn chưa được áp dụng, hiện tại chỉ có một sốđơn vị thuộc các trường được gọi là các đơn vị sự nghiệp có thu được ápdụng nghị định này Gần đây Chính phủ lại ban hành tiếp Nghị định43/2006/NĐ-CP là hoàn toàn mới, chưa được triển khai áp dụng ở các trườngcủa ngành công an nhân dân.
Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy hiện nay đang tồn tạisong song hai hình thức quản lý tài chính đó là đơn vị sự nghiệp không có thu
và đơn vị sự nghiệp có thu Trên thực tế hiện nay, ngay trong quản lý tàichính sự nghiệp không có thu cũng đang tồn tại nhiều hình thức hạch toánkhác nhau như hạch toán đào tạo liên kết, đào tạo mở rộng…nằm trong đơn vị
sự nghiệp không có thu Để làm rõ và phân định rõ ràng việc áp dụng lọaihình đơn vị sự nghiệp nào, nhất là theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP
về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ về tổ chức bộmáy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thì việc nghiên
cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay” là cần thiết và cấp bách.
3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu làm rõ các vấn đề về quản lý tài chínhcủa Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trên hai hình thức quản lý: là đơn vị
sự nghiệp không có thu và đơn vị sự nghiệp có thu Trên cơ sở phân tích thựctrạng công tác quản lý tài chính của Trường, đề tài luận chứng những giải pháp
Trang 4bảo đảm nguồn thu và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ củađơn vị sự nghiệp có thu.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính ở TrườngĐại học Phòng cháy, Chữa cháy với tư cách vừa là đơn vị sự nghiệp có thu,vừa là đơn vị sự nghiệp không có thu
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính của Trường Đạihọc Phòng cháy, Chữa cháy
- Luận chứng những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý tài chính ởTrường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy
3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ quản lý tài chính ởTrường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy Nó bao gồm hai hình thức quản lý,
đó là đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp không có thu Quan hệ nàygồm hai mảng rõ rệt: quan hệ giữa tài chính nhà nước với nhà trường và quan
hệ quản lý tài chính trong nội bộ trường
Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung ở quan hệ quản lý tài chính của mộtđơn vị cụ thể, đó là Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, những vấn đềkhác có liên quan chỉ nghiên cứu với hình thức bổ trợ làm rõ các quan hệquản lý tài chính
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tưtưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, các quan điểm đường lối về phát triển giáodục, đào tạo, chính sách giáo dục, đầu tư cho giáo dục của Nhà nước Đề tàinày mang tính ứng dụng, triển khai cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đốivới các ĐVSN, nên đề tài bám sát khung khổ pháp luật về tài chính của Nhànước trong đó đặc biệt quan trọng là các quy định của Chính phủ về quản lýtài chính theo Nghị định 10/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP
Trang 5Trong các nội dung cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp phổ biếnnhư tổng hợp và phân tích, lôgic và lịch sử Trong phân tích đánh giá tài liệuthực tế, luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê kinh tế…
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận
Một là, xác định việc tồn tại hai hình thức quản lý tài chính ở một đơn
vị sự nghiệp, đặc biệt đó là đơn vị sự nghiệp là một cơ sở đào tạo trong ngànhcông an, điều này phù hợp với xu thế xã hội hoá giáo dục đào tạo, một đặcđiểm riêng khác biệt với các trường đào tạo khác trong ngành công an
Hai là, các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục đích tăng
nguồn thu, tăng tính tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đáp ứng cácnhu cầu ngày càng tăng về nguồn tài chính cho đào tạo ngay tại chính TrườngĐại học Phòng cháy, Chữa cháy
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 11 tiết
Trang 6Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
1.1 ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.1 Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam
Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động do Nhà nước thực hiện nhằmcung cấp những dịch vụ có lợi ích chung và lâu dài cho cộng đồng xã hội.Hoạt động sự nghiệp không trực tiếp tham gia vào quá trình tái sản xuất racủa cải vật chất, nhưng nó tác động đến lực lượng sản xuất và xã hội thôngqua việc nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng lao động cho nhân dân, cảithiện chất lượng cuộc sống của con người, duy trì, bảo tồn và phát triển cácgiá trị văn hoá, nghệ thuật, tinh thần của dân tộc, phát triển khoa học…Kếtquả hoạt động sự nghiệp ảnh hưởng đến không chỉ phát triển kinh tế mà cònđến sự phát triển xã hội và đất nước
Hoạt động sự nghiệp có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động sự nghiệp có xu hướng cung cấp các loại hàng hoá,
dịch vụ có tính chất của hàng hoá công cộng hoặc hàng hoá khuyến dụng
Thứ hai, hoạt động sự nghiệp không nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp Thứ ba, hoạt động sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các
chương trình phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của Nhà nước
Thứ tư, sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp có tính ích lợi chung và
lâu dài
Hoạt động sự nghiệp trong xã hội rất đa dạng, phong phú như: Sựnghiệp theo từng lĩnh vực như sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp văn hoá xã hội, sự
Trang 7nghiệp theo đặc điểm nguồn tài chính như hoạt động sự nghiệp có thu; sự nghiệpkhông có thu, sự nghiệp theo tính chất hoạt động hoặc theo ngành nghề như sựnghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, khoa học, văn hoá…
Hoạt động sự nghiệp đóng vai trò là động lực to lớn giúp dân tộc bảotồn và phát triển văn hoá, truyền thống, các giá trị đạo đức… Nghị quyết Đạihội toàn quốc Đảng Công sản Việt Nam lần thứ X khẳng định: “Văn hoá lànền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội” [17]
Hoạt động sự nghiệp đóng vai trò động lực cải cách, đổi mới, phát triểngiáo dục - đào tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá VII) và Nghịquyết Hội nghị Trung ương khoá 2 (khoá VIII) của đảng ta đã khẳng địnhquan điểm khoa học công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là quốc sách hàngđầu trong phát triển đất nước
Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triểnkhoa học xã hội của đảng và Nhà nước ta nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân
tố con người, góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhâncách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thầncủa nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của cáclực lượng vũ trang Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá VII) của Đảng
ta khẳng định “Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [15] Hoạt
động sự nghiệp có vai trò quan trọng trong lĩnh vực này
Trong nền kinh tế - xã hội, để thực hiện các hoạt động sự nghiệp cần cócác tổ chức tiến hành các hoạt động đó, các tổ chức này được gọi là đơn vị sựnghiệp (ĐVSN) Tuy nhiên, theo ngôn ngữ quen dùng ở Việt Nam, ĐVSNthường phải là các cơ quan của Nhà nước
“Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quanhành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004 - 2005”, ban
Trang 8hành theo Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướngChính phủ xác định: ĐVSN là một loại hình đơn vị được Nhà nước ra quyếtđịnh thành lập, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định nhằm thực hiện cácmục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao trên lĩnh vực quản lý, thực hiệncác hoạt động sự nghiệp Đó là đơn vị thuộc sở hữu nhà nước, hoạt độngtrong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hoá, thông tin, nghiên cứu khoa học,
y tế,… không theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh [23]
ĐVSN thuộc khu vực phi lợi nhuận, sự chi tiêu của các đơn vị này,theo góc độ của các nhà quản lý tài chính nhà nước, là chi tiêu một chiều,không thu hồi lại được vốn gốc, mặc dù trong nghiệp vụ quản lý tài chính cácđơn vị này vẫn tính khấu hao tài sản cố định Trong quá trình hoạt động, cácĐVSN được Nhà nước trang trải kinh phí đáp ứng nhu cầu chi tiêu từ ngânsách nhà nước hoặc được bổ sung từ các nguồn khác
Hoạt động của các ĐVSN là rất đa dạng, bắt nguồn từ nhu cầu pháttriển kinh tế xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Mục đích hoạtđộng của các ĐVSN là phục vụ lợi ích cộng đồng, xã hội, đất nước Trongquá trình cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội, các ĐVSN được phéptạo lập nguồn thu nhập nhất định thông qua các khoản thu phí và các khoảnthu từ cung ứng dịch vụ do Nhà nước quy định để trang trải các khoản chitiêu Quản lý tài chính ĐVSN phải tuân thủ theo những quy định pháp lý vàquy định về quản lý tài chính của Nhà nước Tuỳ theo đặc điểm tạo lập nguồnthu của các ĐVSN, Nhà nước áp dụng cơ chế tài chính thích hợp để cácĐVSN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Phù hợp với xu hướngcải cách khu vực công trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế thị trường và hộinhập, Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối vớicác ĐVSN theo hướng nâng cao quyền tự chủ tài chính nhằm nâng cao chấtlượng dịch vụ công phục vụ xã hội
Trang 9ĐVSN có những đặc điểm khác với cơ quan hành chính Cơ quan hànhchính là những tổ chức cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính công chongười dân khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình Đó là các dịch
vụ an ninh, quốc phòng, quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm pháp luật…Các dịch vụ hành chính công được cung cấp theo luật định, với chất lượngđồng nhất cho mọi người tiêu dùng và được chi trả trực tiếp bằng ngân sáchnhà nước Dịch vụ hành chính công là chức năng của cơ quan hành chính nhànước, là trách nhiệm và nghĩa vụ của bộ máy Nhà nước với nhân dân và chỉ
có Nhà nước có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng đó Nhà nước, với tưcách là một tổ chức công quyền, phải có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ nàycho nhân dân, còn người dân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước dưới hìnhthức thuế để đảm bảo phần tài chính cho các dịch vụ này Như vậy, quan hệtrao đổi các dịch vụ hành chính công không phản ánh quan hệ thị trường, màphản ánh quan hệ nghĩa vụ của Nhà nước và phương tiện thực hiện nghĩa vụ
do xã hội công dân cung cấp Người sử dụng dịch vụ có thể trả một phần hoặckhông phải trả tiền cho việc sử dụng dịch vụ đó, nhưng phải đóng thuế để chitrả cho chúng Chính vì vậy cơ quan hành chính chỉ được tự chủ tài chínhtrong phần kinh phí ngân sách nhà nước bao cấp (cơ chế khoán chi), khôngđược tự do mở rộng dịch vụ và nguồn thu Dịch vụ và nguồn thu là cố địnhtheo luật Trong khi đó, khác với dịch vụ hành chính, dịch vụ của ĐVSN cungứng có thể cạnh tranh với khu vực tư nhân và cung ứng theo nhu cầu nên cácđơn vị này được phép khai thác và mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sựnghiệp của mình Đặc điểm khác biệt này cho phép ĐVSN có thể hoạt động
tự chủ tài chính
ĐVSN có những điểm khác với loại hình doanh nghiệp Trong nền kinh
tế thị trường, các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc hạch toán kinhdoanh, hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tự bù đắp chi phí và
có lãi Doanh nghiệp phải hoạt động theo các quy luật thị trường ĐVSN
Trang 10không hoàn toàn theo cơ chế thị trường và không coi lợi nhuận là mục tiêuhàng đầu của mình Các ĐVSN được xếp vào khu vực phi lợi nhuận.
ĐVSN tạo ra những sản phẩm đặc biệt vừa mang tính phục vụ chính trị
- xã hội, vừa mang tính hàng hoá đòi hỏi phải bù đắp chi phí Với chức năngphục vụ xã hội, sản phẩm của hoạt động sự nghiệp không thể đo bằng giá trịtiền tệ hữu hình Những đơn vị tạo ra sản phẩm đó không thể và càng khônghạch toán được lỗ lãi đơn thuần bởi sản phẩm của nó thuộc chức năng phục
vụ nhân dân, phục vụ xã hội Mặt khác, mỗi sản phẩm này đều mang trong nógiá trị đã hao phí để tạo ra nó Để tái sản xuất giản đơn, các ĐVSN phải thulại từ ngân sách nhà nước và từ chi trả của người hưởng thụ
Hiệu quả hoạt động của ĐVSN không đơn thuần đo đếm bằng tiền, màthường được tính bằng các giá trị phi tiền tệ Chính vì thế, việc đánh giá hiệuquả hoạt động của các ĐVSN thường khó khăn
1.1.1.2 Phân loại các loại hình đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại ĐVSN
Thứ nhất, căn cứ vào cấp độ quản lý hành chính, ĐVSN được phân loại
thành:
- ĐVSN Trung ương là những ĐVSN gồm các lĩnh vực giáo dục cônglập do Bộ Giáo dục – Đào tạo, các Bộ, ngành ở trung ương quản lý, các đơn
vị sự nghiệp trong các lĩnh vực khác như y tế, văn hoá, thể dục - thể thao…
- ĐVSN địa phương gồm các ĐVSN do chính quyền địa phương thànhlập và quản lý
Thứ hai, căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể phân loại
ĐVSN gồm:
- ĐVSN giáo dục, đào tạo
- ĐVSN văn hoá, thông tin
- ĐVSN thể dục, thể thao
- ĐVSN phát thanh, truyền hình
- ĐVSN y tế
Trang 11- ĐVSN khoa học công nghệ, môi trường.
- ĐVSN kinh tế (quản lý sửa chữa đê điều, trạm trại…)
- ĐVSN khác
Thứ ba, căn cứ nguồn thu thì ĐVSN được chia thành hai loại:
- ĐVSN không có thu: là đơn vị được Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí
để đảm bảo hoạt động của đơn vị và kinh phí được cấp không hoàn lại trựctiếp Tiêu biểu cho ĐVSN loại này là các học viện, trường học của ngànhcông an, quân đội
- ĐVSN có thu, loại này gồm hai nhóm như sau:
+ ĐVSN có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên:
Là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp ổn định, bảo đảm đượctoàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước không phải cấpkinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị
+ ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thườngxuyên: Là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tựtrang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phảicấp một phần chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị
1.1.2 Đặc điểm quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là một đơn vị đặc biệt Trường
là cơ sở đào tạo chuyên ngành thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ đào tạotheo chỉ tiêu phân bổ và được bảo đảm nguồn tài chính theo chế độ bao cấp.Mặt khác, Trường có quyền thực hiện một số dịch vụ đào tạo ngoài nhiệm vụchỉ tiêu Nhà nước giao phục vụ nhu cầu xã hội Do vậy, xét theo các tiêu chíphân loại ĐVSN, Trường áp dụng đồng thời song song hai loại hình quản lý,
đó là: ĐVSN không có thu và ĐVSN có thu (tự đảm bảo toàn bộ kinh phíhoạt động thường xuyên)
1.1.2.1 Đơn vị sự nghiệp không có thu
Trang 12Với bộ máy tổ chức hiện nay của Trường Đại học Phòng cháy, Chữacháy gồm 12 đơn vị, trong đó 11 đơn vị là ĐVSN không có thu Đó là: các bộmôn, phòng quản lý Những đơn vị này thực hiện các chức năng của đơn vị sựnghiệp Các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ được giao theo chỉ tiêu hàng nămtheo kế hoạch, bên cạnh đó thực hiện những nhiệm vụ đột xuất cấp trên giao.Dưới góc độ quản lý tài chính thì những đơn vị này chủ yếu là hoạt động chitiêu tài chính, đó là sự chi tiêu một chiều, không thu hồi được vốn và nguồnthu ở các đơn vị này chỉ có nguồn NSNN.
Đối với những đơn vị này, mọi hoạt động tài chính đều do Phòng Hậu cầncủa Trường thực hiện, các đơn vị chỉ có nhiệm vụ phối hợp cùng với Phòng Hậucần lập kế hoạch tài chính ( dự toán), sau đó các thủ tục đều do Phòng Hậucần thực hiện
1.1.2.2 Đơn vị sự nghiệp có thu
Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và Đàotạo lái xe là một trong 12 đơn vị trực thuộc của Trường Đại học Phòng cháy,Chữa cháy Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an số 559/2000/QĐ-BCA (X13) ngày 30 tháng 6 năm 2000 về chức năng, nhiệm vụ của Trungtâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và Đào tạo lái xe,trong đó quy định nhiệm vụ của Trung tâm gồm:
Một là: Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo, bồi dưỡngcảnh sát phòng cháy, chữa cháy
Hai là: Tổ chức đào tạo lái xe cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy theo kế hoạch của Bộ Công an và đào tạo lái xe cho các đối tượng khácngoài xã hội
Ba là: Phối hợp với các phòng, bộ môn của Trường tổ chức mở các lớp
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòngcháy, chữa cháy bán chuyên nghiệp theo sự phân công của Hiệu trưởng Trường
Trang 13Bốn là: Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, bảo hành,
bảo trì các thiết bị phòng cháy, chữa cháy phục vụ công tác giảng dạy, học tập
và phát triển kinh tế - xã hội
Về cơ chế tài chính, Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp có thu tự đảmbảo toàn bộ kinh phí hoạt động Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đượcphép ký kết hợp đồng kinh tế theo các quy định của Nhà nước và của BộCông an
Như vậy, quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháyphải tuân theo cơ chế song hành: đồng thời áp dụng cơ chế ĐVSN không cóthu và cơ chế ĐVSN có thu ( tự đảm bảo toàn bộ kinh phí)
1.2 MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Mục tiêu quản lý tài chính
Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các ĐVSN liên quan trực tiếpđến hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động sự nghiệp, đến hiệu quả sửdụng các khoản đóng góp của nhân dân Nếu tài chính của các ĐVSN đượcquản lý, giám sát, kiểm tra tốt, sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượngtiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính công,đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính của đất nước
Quản lý tài chính các ĐVSN còn cung cấp thông tin để Nhà nước cócác biện pháp và chính sách phù hợp trong tái cơ cấu hoạt động cung cấp dịch
vụ văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao…trong tương quan với sự cạnhtranh của khu vực tư nhân
Các mục tiêu quản lý tài chính ĐVSN bao gồm bốn mục tiêu cơ bản
Một là, làm cho ĐVSN hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đỏi hỏi
ngày càng cao của xã hội về các hoạt động dịch vụ công
Trang 14Hai là, tạo động lực khuyến khích các ĐVSN tích cực, chủ động tổ
chức hoạt động hợp lý, xác định số biên chế cần có, sắp xếp, tổ chức và phâncông lao động khoa học, nâng cao chất lượng công việc nhằm sử dụng kinhphí tiết kiệm
Ba là, nêu cao ý thức trách nhiệm, tăng cường đấu tranh chống các hiện
tượng tiêu cực, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài chính
Bốn là, tạo điều kiện để người lao động trong các ĐVSN phát huy khả
năng, sáng kiến nâng cao chất lượng công tác, tăng thu nhập cho cá nhân vàtập thể
Bốn mục tiêu trên có mối quan hệ gắn kết với nhau trong một hệ thốngthống nhất Tuy nhiên, mục tiêu ưu tiên hàng đầu là mục tiêu nâng cao hiệuquả hoạt động của các ĐVSN
1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp
Các ĐVSN quản lý tài chính dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu
trong quản lý tài chính nói chung và trong quản lý các ĐVSN nói riêng Hiệuquả trong quản lý tài chính thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra Tuân thủ nguyêntắc này, khi tiến hành quản lý tài chính các ĐVSN, Nhà nước cần quan tâm cảhiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh tế Mặc dù rất khó định lượng hiệu quả
xã hội, song những lợi ích đem lại về xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thậntrọng trong quá trình quản lý tài chính công Nhà nước phải cân đối giữa việcthực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trên cơ sở lợi ích của quốc gia, của cộngđồng, những mục tiêu chính trị quan trọng cần phải đạt được trong từng giaiđoạn nhất định với định mức chi hợp lý Hiệu quả kinh tế là tiêu thức quantrọng để các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền cân nhắc khi xem xét cácphương án, dự án hoạt động sự nghiệp khác nhau Hiệu quả xã hội và hiệu quả
Trang 15kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thànhmột quyết định hay một chính sách chi tiêu liên quan đến hoạt động sự nghiệp.
Thứ hai, nguyên tắc thống nhất: Là thống nhất quản lý tài chính ĐVSN
bằng những văn bản luật pháp thống nhất trong cả nước Thống nhất quản lýchính là việc tuân theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng,thanh tra, kiểm tra, quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình triểnkhai thực hiện quản lý thu, chi tài chính ở các ĐVSN Nguyên tắc thống nhấtvẫn phải bảo đảm độ đa dạng, mềm dẻo về thể chế để phát huy quyền tự chủcủa các ĐVSN Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính công bằng,bình đẳng trong đối xử với các ĐVSN khác nhau, hạn chế những tiêu cực vàrủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khiquyết định các khoản thu, chi
Thứ ba, nguyên tắc phân cấp: Là nguyên tắc quan trọng trong quản lý
tài chính đối với các ĐVSN thụ hưởng ngân sách nhà nước Nguyên tắc phâncấp trong quản lý tài chính ĐVSN đảm bảo cho các nguồn lực tài chính củatừng ĐVSN được quản lý tập trung trên cơ sở phát huy sáng kiến của các bộphận Trên giác độ toàn quốc, các nguồn tài chính công cũng phải được quản
lý tập trung, đồng thời có phân cấp cho các cấp quản lý thống nhất hơn
Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch: ĐVSN là tổ chức công nên
việc quản lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng yêu cầu chung trong quản
lý tài chính công, đó là công khai, minh bạch trong động viên, phân phối, sửdụng các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tài chính Thực hiện công khai,minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểmsoát các quyết định về thu, chi tài chính công, hạn chế những thất thoát vàđảm bảo tính hợp lý trong chi tiêu của các ĐVSN, kết quả sẽ làm tăng hiệuquả hoạt động của các ĐVSN
1.2.3 Nội dung quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp
Trang 16Quản lý tài chính ở các ĐVSN được phân chia thành hai mảng rõ rệt:quản lý các nguồn thu và quản lý sử dụng.
1.2.3.1 Quản lý các phần thu
Tài chính của các ĐVSN hình thành từ các nguồn sau:
- Nguồn thu từ ngân sách nhà nước: đây là nguồn thu của các ĐVSN dongân sách nhà nước cấp theo dự toán xác định cho những nhiệm vụ, chươngtrình mục tiêu đã được duyệt Để có nguồn kinh phí ngân sách cấp, các đơn vịphải thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, dự toán theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước, các văn bản đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực, quy chếđược duyệt của đơn vị
- Nguồn thu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (được phép để lại đơn
vị từ các nguồn thu này theo chế độ): các khoản thu từ quyên góp, quà tặngkhông phải nộp ngân sách nhà nước theo chế độ
- Nguồn thu do dân cư chi trả: là nguồn thu của các ĐVSN do ngườinhận dịch vụ đóng góp Nguồn này gồm các khoản sau:
+ Các khoản phí: Phí thực chất là giá cả hàng hoá, dịch vụ mà ngườitiêu dùng phải trả cho người cung cấp khi được hưởng các hàng hoá, dịch vụ
do hoạt động sự nghiệp tạo ra Nói cách khác, đây là khoản tiền mà người tiêudùng phải trả trực tiếp cho người cung cấp Tùy tính chất và mục đích sửdụng của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà Nhà nước quy định mức phíĐVSN được phép thu
Phí thường được thu trong các lĩnh vực như: văn hoá - thông tin, giáodục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, giao thông - vận tải, nông nghiệp,hải quan … các loại phí này có tên gọi như học phí, viện phí, thuỷ lợi phí, lệphí giao thông, cầu phà…
+ Các khoản thu sự nghiệp: Thông qua các hoạt động sự nghiệp, cácđơn vị ứng dụng sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ văn hoá, thông tin, khoa
Trang 17học, thể thao, y tế…tạo ra nguồn thu Thu sự nghiệp gồm các khoản thu trongcác lĩnh vực sau : [14]
i) Thu từ sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Thu từ hợp đồng giảng dạychuyên môn khoa học kỹ thuật, thu từ kết quả hoạt động sản xuất và ứng dụngkhoa học của các đơn vị trong ngành giáo dục, đào tạo
ii) Thu từ sự nghiệp y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình: Thu viện phí,dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ bán các sản phẩm phòng, chữa bệnh như cácloại vắc xin phòng bệnh…
iii) Thu từ hoạt động sự nghiệp văn hoá - thông tin: Thu qua các dịch
vụ quảng cáo, thu bán các sản phẩm văn hoá như bản tin, tạp chí, thu từ cáchoạt động biểu diễn nghệ thuật
iv) Thu từ hoạt động sự nghiệp thể dục - thể thao: Thu tiền bán vé từhoạt động thi đấu, biểu diễn, thu từ hợp đồng thuê sân bãi, dụng cụ, công trìnhthể dục thể thao…
v) Thu từ sự nghiệp nghiên cứu khoa học: Thu từ bán các sản phẩm kếtquả hoạt động sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm, dịch vụ khoa học, thu quacác hợp đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
vi) Thu từ sự nghiệp kinh tế: Thu từ dịch vụ điều tra khảo sát, quyhoạch, dịch vụ kiến trúc, quy hoạch đô thị…
Quản lý các nguồn thu của ĐVSN phải đáp ứng năm yêu cầu sau:
- Các nguồn thu phải được đảm bảo tính quản lý toàn diện cả về hìnhthức, quy mô và các yếu tố quyết định số thu Bởi vì tất cả các hình thức, quy
mô và các yếu tố ảnh hưởng đến số thu đều quyết định số thu tài chính làm cơ
sở cho mọi hoạt động của ĐVSN Nếu không có tính toàn diện sẽ dẫn đến thấtthoát nguồn thu, khoản thu làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính và
cả đến hoạt động của ĐVSN
- Các nguồn thu phải đảm bảo tính công bằng xã hội, có nghĩa là nhữngngười có hoàn cảnh, mức thu nhập bằng nhau phải đóng góp như nhau Đây làyếu tố thể hiện công bằng chung cho mọi hoạt động của Nhà nước
Trang 18- Các nguồn thu phải đảm bảo yếu tố thực hiện nghiêm túc, đúng đắncác chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành ĐVSN khôngđược tự ý đặt ra các khoản thu cũng như mức thu.
- Các nguồn thu phải đảm bảo tính kế hoạch, thu đúng, thu đủ, tổ chứchợp lý quá trình thu
- Các nguồn thu phải đảm bảo tính thống nhất trong từng ĐVSN vàtoàn hệ thống, điều đó là yêu cầu thích hợp với các đơn vị có nhiều nguồn thu
Quy trình quản lý thu thực hiện qua ba bước sau:
Bước một, xây dựng dự toán thu phải dựa vào bốn căn cứ cơ bản :
i) Nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉtiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thông báo
ii) Các văn bản pháp quy hiện hành do Nhà nước quy định
iii) Số kiểm tra do các cơ quan cấp trên thông báo
iv) Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của cácnăm trước và triển vọng của các năm tiếp theo
Bước hai, thực hiện kế hoạch thu theo dự toán: Dự toán thu là căn cứ
quan trọng trong tổ chức thực hiện thu Trong quá trình thu, đơn vị phải thựchiện thu đúng đối tượng, thu đủ và tuân thủ các quy định của Nhà nước đểđảm bảo đủ nguồn thu
Bước ba, quyết toán các khoản thu: Đến cuối kỳ báo cáo hàng năm các
đơn vị tổng hợp, đánh giá chấp hành dự toán thu đã được giao về kết quả thựchiện, vướng mắc tồn đọng, rút kinh nghiệm trong việc khai thác các nguồnthu, công tác xây dựng dự toán và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báocáo cho cơ quan quản lý cấp trên
1.2.3.2 Quản lý quá trình sử dụng tài chính
Các khoản chi của ĐVSN bao gồm các nội dung sau.
Trang 19- Chi cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng,nhiệm vụ được cấp trên phê duyệt, cụ thể gồm:
+ Chi trả trực tiếp cho người lao động: Tiền lương, tiền công; cáckhoản phụ cấp lương; các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinhphí công đoàn theo quy định…
+ Chi hành chính trong đơn vị: Dịch vụ công cộng, điện thoại, công tácphí, thuê mướn, vật tư văn phòng …
+ Chi hoạt động nghiệp vụ
+ Chi mua sắm tài sản, sửa chữa tài sản chống xuống cấp
+ Chi khác: tiếp khách, mua bảo hiểm phương tiện, phí giao thông…
- Chi thực hiện các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành, chithực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án cóvốn nước ngoài theo quy định
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ của Nhà nước quy định
- Chi đầu tư phát triển: chi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị, chi sửa chữa lớn, chi thực hiện dự án đầu tư theo quy định
- Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên giao cho
- Các khoản chi khác: đối với các đơn vị sự nghiệp có thu còn có chicho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi nộp thuế, khấu hao tài sản
Quản lý chi của ĐVSN phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo đủ nguồn tài chính cần thiết để các ĐVSN hoàn thành cácnhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước
Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi các đơn vị cần xác lập được thứ tự ưu tiêncho các khoản chi để bố trí kinh phí cho phù hợp Đây chính là yêu cầu đảmbảo nguồn tài chính cho kế hoạch dự toán chi
- Quản lý công tác chi phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả: Tiếtkiệm được xác định là nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính Nguồn lựcluôn có giới hạn nhưng nhu cầu thường không có giới hạn Do vậy đòi hỏi
Trang 20trong quá trình phân bổ lập kế hoạch chi phải tính toán sao cho chi phí là thấpnhất mà đạt được kết quả cao nhất.
Đối với các hoạt động sự nghiệp, trong khi nguồn thu hạn hẹp, nhu cầu
sử dụng kinh phí ngày một tăng nhanh, do vậy càng đòi hỏi tính tiết kiệm vàhiệu quả trong sử dụng nguồn kinh phí có hạn Để đạt được tiết kiệm và hiệuquả trong công tác chi thì yêu cầu phải xây dựng được kế hoạch, dự toán, xâydựng định mức, phân tích đánh giá tình hình thực tế để có biện pháp tăngcường quản lý chi trong các ĐVSN
- Chi đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn
Nội dung quản lý chi
Trong thực tiễn, các ĐVSN có nhiều biện pháp quản lý chi khác nhau,nhưng chung nhất có một số biện pháp sau:
- Xây dựng được các định mức chi chuẩn xác Đây vừa là cơ sở để xâydựng kế hoạch chi sát, vừa là căn cứ để kiểm soát chi cho các ĐVSN Nhưvậy, yêu cầu định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, đảm bảotheo quy trình từ phân loại đối tượng; cách thức xây dựng phải là một quátrình chặt chẽ và có cơ sở khoa học Các định mức chi phải đảm bảo quy định
và đảm bảo phù hợp với tính đặc thù hoạt động của từng đơn vị Các địnhmức xây dựng phải có tính thực tiễn cao, đó chính là phản ánh mức độ phùhợp của các định mức với nhu cầu kinh phí của các hoạt động Chỉ khi địnhmức đạt được yêu cầu như vậy thì định mức mới trở thành chuẩn mực choquản lý kinh phí
- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động để đảm bảo với tổng số chi
có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành với chất lượng cao Để đạtđược điều này phải có phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau.Trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu cho cả quá trình lập dự toán, phân
bổ và sử dụng kinh phí
- Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạnchế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền
Trang 21- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặnnhững biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước,đồng thời qua công tác này phát hiện những bất hợp lý trong chế độ, chínhsách nhằm bổ sung hoàn thiện chúng.
1.2.3.3 Quy trình quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp
Quy trình quản lý tài chính bao gồm 3 bước rõ rệt
- Lập dự toán chi:
Lập dự toán chi là khâu khởi đầu và quan trọng trong quản lý chi ngânsách nhà nước, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của khâuchấp hành, kế toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước Khi lập dự toánphải dựa trên các căn cứ sau:
+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động sựnghiệp trong từng giai đoạn nhất định Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việcxây dựng dự toán chi tài chính ở ĐVSN có cái nhìn tổng quát về những mụctiêu, nhiệm vụ mà đơn vị phải hướng tới trong năm, từ đó xác lập được cáchình thức, phương pháp phân phối nguồn vốn đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệuquả cao
+ Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chỉtiêu có liên quan đến việc cấp phát kinh phí chi ngân sách nhà nước kỳ kếhoạch mà cấp trên giao cho các ĐVSN Đây chính là việc cụ thể hoá các chủtrương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch.Khi dựa trên căn cứ này để xây dựng dự toán chi phải thẩm tra, phân tích tínhđúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu thuộc kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội Trên cơ sở đó có kiến nghị điều chỉnh lại các chỉ tiêu kếhoạch cho phù hợp
+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu thườngxuyên theo kỳ kế hoạch Muốn dự đoán được khả năng này, ĐVSN phải dựavào cơ cấu thu ngân sách nhà nước kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các
Trang 22nguồn thu kỳ kế hoạch, từ đó thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năngnguồn kinh phí và nhu cầu chi ngân sách nhà nước.
+ Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chingân sách nhà nước kỳ báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việclập dự toán
+ Quá trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước được tiến hành theo babước cơ bản sau:
Bước một, căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu, chi ngân sách nhà nước kỳ
kế hoạch để xác định các định mức chi tiêu tổng hợp dự kiến ngân sách sẽphân bổ cho mỗi đối tượng Trên cơ sở đó hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập
dự toán kinh phí Bước này còn được gọi là xác định và giao số kiểm tra từ cơquan tài chính hoặc cơ quan chủ quản cho ĐVSN
Bước hai, dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh
phí, các đơn vị dự toán tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị
dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính Tuỳ theo mức độ phân cấp về tàichính, cơ quan tài chính ở mỗi cấp có nhiệm vụ xét duyệt, tổng hợp dự toánkinh phí các đơn vị trực thuộc để hình thành dự toán chi ngân sách trình cơquan tài chính cấp trên thẩm duyệt
Bước ba, cần căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ
quan có thẩm quyền thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnhlại cho phù hợp sẽ chính thức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước chomỗi đơn vị
- Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước:
Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước là khâu thứ hai trong chutrình quản lý ngân sách nhà nước Trong quá trình sử dụng tài chính theo dựtoán cần dựa trên ba căn cứ sau:
+ Định mức chi được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán Đây là căn cứmang tính quyết định nhất trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Trang 23+ Khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu ngân sách nhànước trong mỗi kỳ báo cáo Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước luôn bịgiới hạn bởi khả năng huy động của các nguồn thu Mặc dù các khoản chithường xuyên đã được ghi trong dự toán nhưng khi số thu không đảm bảo vẫnphải cắt giảm một phần nhu cầu chi tiêu Đây là một trong những giải phápthiết lập lại sự cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong quá trìnhchấp hành dự toán.
+ Chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước hiện hành Đây là căn cứmang tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chi ngân sách nhànước, bởi lẽ tính hợp lý của các khoản chi sẽ được xem xét dựa trên cơ sở cácchính sách, chế độ Nhà nước đang có hiệu lực thi hành Để làm được điều đócác chính sách, chế độ phải phù hợp với thực tiễn
Để đạt được mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi,cần áp dụng các biện pháp đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồnvốn hợp lý, tiết kiệm như sau:
Thứ nhất, xây dựng hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho các đơn vị thi hành.
Việc xây dựng hướng dẫn phải dựa trên cơ sở dự toán chi ngân sách đã đượcduyệt và các chế độ, chính sách hiện hành
Thứ hai, đối với mỗi đơn vị, mỗi loại hình hoạt động và nguồn kinh phí
hoạt động cần tổ chức các hình thức cấp phát vốn thích hợp, trên cơ sở đó cầnhướng dẫn trình tự cấp phát thống nhất trong suốt quá trình thực hiện
Thứ ba, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp
dụng cho các đơn vị, sao cho sự hình thành nguồn kinh phí và sử dụng kinhphí phải được hạch toán đúng, đủ, chính xác và kịp thời Trên cơ sở đó đảmbảo việc quyết toán kinh phí được nhanh, chính xác, đồng thời cung cấp cáctài liệu có tính chuẩn mực cao cho các cơ quan thẩm quyền xét duyệt
Thứ tư, trong quá trình chấp hành dự toán chi, cơ quan tài chính cần xem xét
khả năng đảm bảo tài chính cho nhu cầu chi ngân sách nhà nước để có biện phápđiều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo cân đối trong quá trình chấp hành dự toán
Trang 24Thứ năm, tuân thủ chặt chẽ quá trình kiểm tra, giám sát việc nhận và sử
dụng kinh phí tại từng đơn vị để đảm bảo đúng dự toán, định mức tiêu chuẩncủa Nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chingân sách
- Quyết toán chi ngân sách nhà nước:
Quyết toán chi ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng trong chu trình
quản lý tài chính Đó là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đãđược phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quảchấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấphành dự toán tiếp theo Do vậy, trong quá trình quyết toán các khoản chi ngânsách phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và đúng thời gian cho các cơquan có thẩm quyền xét duyệt theo chế độ quy định
+ Nội dung, số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trungthực Trình tự nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung trong
dự toán được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách nhà nước quy định
+ Báo cáo quyết toán của các đơn vị không được để xảy ra tình trạngquyết toán chi lớn hơn thu
1.3 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
1.3.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp được đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
Trong những năm trước đây, các ĐVSN được Nhà nước đảm bảo toàn
bộ chi phí hoạt động thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính theo chế độ kếtoán hành chính sự nghiệp
Trang 25Từ sau năm 2002 đến nay đối với đơn vị sự nghiệp có thu được ápdụng Nghị định 10/2002/NĐ-CP, đối với ĐVSN không có thu vẫn chưa có sựthay đổi về cơ chế quản lý tài chính
Đến nay, đối với ĐVSN không có thu cũng được quy định rõ trong Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP Chủ trương của Chính phủ về đổi mới cơ chế tài chínhcho các ĐVSN đa dạng, cả ĐVSN có thu và ĐVSN không có thu, cụ thể:
Về nguồn tài chính: gồm hai nguồn chính đó là
- Nguồn do nhà nước cấp, gồm:
+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng,nhiệm vụ được giao, được cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán đượccấp có thẩm quyền giao
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn
vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ)
+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức.+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhànước quy định
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửachữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán hàng năm
+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp
có thẩm quyền phê duyệt
+ Kinh phí khác
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:
+ Thu từ phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theoquy định của Nhà nước
Trang 26+ Thu từ hoạt động dịch vụ.
+ Thu khác
- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, cho theo quy định củapháp luật
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật
Về nội dung chi bao gồm
- Chi thường xuyên
+ Chi theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao
+ Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.+ Chi cho các hoạt động dịch vụ
- Chi không thường xuyên:
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ và viên chức.+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài
+ Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
+ Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản thực hiện các dự án
đã được phê duyệt
+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Về chế độ tự chủ về nguồn thu, mức thu:
- ĐVSN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phíphải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu, đối tượng thu do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức và cánhân trong và ngoài nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụthể, theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ
Trang 27Về tiền lương, tiền công và thu nhập
Ngoài tiền lương theo cấp bậc và chức vụ do Nhà nước quy định, căn
cứ vào kết quả tài chính, đơn vị được xác định mức chi trả thu nhập trongnăm của đơn vị tối đa không quá 2 lần quỹ lương cấp bậc, chức vụ do nhànước quy định
1.3.2 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
và đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động
Những năm qua, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và thực hiện cảicách hành chính, trong lĩnh vực tài chính cũng có nhiều giải pháp nhằm lànhmạnh hoá nền tài chính quốc gia, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tiếtkiệm và có hiệu quả nguồn lực của đất nước, thực thi các biện pháp đảm bảo
xã hội Trong đó, phải kể đến Nghị định 10 với những chuyển biến mạnh mẽ,từng bước tạo điều kiện cho các đơn vị nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chứctrên cơ sở sử dụng kinh phí ngân sách một cách tiết kiệm, hiệu quả
Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho ĐVSN cóthu nhằm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ĐVSN là một bướcquan trọng nhằm đổi mới cơ chế quản lý, giao quyền tự chủ thực sự cho các
Trang 28ĐVSN trong việc tổ chức nhiệm vụ, sử dụng lao động, tăng cường huy động
và quản lý thống nhất tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng cáchoạt động sự nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho các ĐVSN đảm bảotrang trải chi phí hoạt động, nâng cao thu nhập và hiệu quả công tác cho độingũ cán bộ, viên chức
Về phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 10/2002/NĐ-CP chỉ áp dụngcho ĐVSN có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên vàĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên
Về quyền hạn, trách nhiệm của ĐVSN có thu:
Quyền hạn:
- Được tự chủ tài chính, đối với phần kinh phí hoạt động do ngân sáchnhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp được để lại đơn vị sử dụng, đơn vị đượcchủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được điều chỉnh dự toán thu,chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hìnhthực tế, đối với ĐVSN có thu đảm bảo một phần chi phí được ổn định kinhphí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo định kỳ 3 năm
- Thủ trưởng đơn vị được quyết định định mức chi quản lý, chi nghiệp
vụ cao hơn mức chi do Nhà nước quy định tuỳ theo nội dung và hiệu quảcông việc trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng Kinh phí ngân sáchnhà nước bảo đảm hoạt động và các khoản thu sự nghiệp nếu chưa chi hếttrong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng Riêng vốn đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sựnghiệp vẫn thực hiện theo dự án và kế hoạch hàng năm
- Được vay vốn tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động
sự nghiệp, tổ chức sản xuất cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ
- Được chủ động sử dụng biên chế được giao, sắp xếp và quản lý laođộng phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị
Trách nhiệm:
Trang 29- Đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu chịutrách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ phải thựchiện trích khấu hao như các doanh nghiệp nhà nước, tiền khấu hao tài sản cốđịnh và thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn ngân sách được để lại đầu tư tăngcường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị
- Mức thu lệ phí, phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng phảithực hiện theo quy định của Nhà nước Riêng thu từ hoạt động sản xuất, cungứng dịch vụ, Thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định mức thu theo nguyêntắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ
Về tiền lương và phân phối thu nhập:
- Đối với ĐVSN có thu tự đảm bảo chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêmmức lương tối thiểu không quá hai lần so với mức tiền lương tối thiểu chung
sự nghiệp tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách chế độ mới
- Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định, số chênh lệch giữaphần thu và phần chi tương ứng, đơn vị được lập các quỹ: Khen thưởng, Phúclợi và Phát triển hoạt động sự nghiệp
Tuy mới triển khai thực hiện Nghị định 10 được 3 năm nhưng đã có tácđộng tích cực, thể hiện ở các điểm sau:
Trang 30Một là, các đơn vị đều tích cực khai thác, mở rộng nguồn thu Tình
hình tài chính các ĐVSN có thu được cải thiện mà vẫn thực hiện đúng quyđịnh chung về mức thu
Hai là, thông tin về tài chính, nhân sự và tổ chức bộ máy của các đơn vị
được cung cấp đầy đủ và minh bạch hơn
Ba là, chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị được nâng cao, thúc
đẩy các đơn vị sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, yếu
tố chất lượng trong việc tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đượcquan tâm
Bốn là, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động sự nghiệp
công, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cho xã hội
Năm là, việc giao quyền tự chủ cho ĐVSN có thu theo Nghị định 10 là
bước quan trọng nhằm phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan, làmthay đổi phương thức quản lý đối với ĐVSN có thu
Tuy vậy, sau ba năm thực hiện Nghị định 10 đã bộc lộ những khó khănbất cập cần khắc phục:
- Mới có quy định tự chủ về tài chính đối với ĐVSN có thu trong khiphần lớn ĐVSN không có nguồn thu chưa có cơ chế thực hiện quyền tự chủ
- Cơ chế tự chủ này mới thu hút được các đơn vị có nguồn thu lớn, thực
tế chỉ có những đơn vị có nguồn thu lớn mới tích cực thực hiện cơ chế này
- Mới quy định tự chủ về tài chính, còn tự chủ về nhiệm vụ, về tổ chức
bộ máy chưa được quy định nên chưa phát huy được quyền tự chủ thực sự củacác đơn vị
Nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định 10, ngày 25 tháng 4năm 2006 Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập, đó là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
Trang 31Nghị định số 43/2006/NĐ-CP có bốn mục tiêu, là:
- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ĐVSN trong việc tổ chứccông việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính đểhoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cungcấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bướcgiải quyết thu nhập cho người lao động
- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xãhội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động
sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước
- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với ĐVSN, Nhànước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảođảm cho các đối tượng chính sách xã hội; đồng bào dân tộc thiểu số, vùngsâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy địnhngày càng tốt hơn
- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với ĐVSN với cơ chế quản
lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước
Việc thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43/CP dựa trên bốn nguyên tắc sau:
Một là, hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động sản xuất
hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao,phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị
Hai là, thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
Ba là, thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình;đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bốn là, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân theo quy định của pháp luật
Trang 32Điểm mới của Nghị định số 43 là quy định rõ, cụ thể tất cả các loạihình ĐVSN gồm: ĐVSN có thu tự đảm bảo chi phí, ĐVSN đảm bảo một phầnchi phí và ĐVSN không có thu.
Việc thực hiện Nghị định 43 còn rất mới mẻ, đòi hỏi các ĐVSN phải năngđộng, sáng tạo, tự chủ, trong đó có nội dung phải đổi mới quản lý tài chính
1.3.3 Yêu cầu hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy
Theo yêu cầu về đổi mới cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010giao quyền tự chủ tài chính được coi là một nội dung quan trọng
Thực hiện chủ trương đổi mới quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo, đốivới Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, thực hiện quyết định số203/1999/QĐ-TTg, Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, quy định chứcnăng nhiệm vụ của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, xác định rõ chứcnăng nhiệm vụ của Trường là đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy phục vụcho nhu cầu của xã hội
Lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là một lĩnh vực đặc biệt, về mặtquản lý nhà nước là lĩnh vực có điều kiện Ngoài ra, đây là lĩnh vực đòi hỏiphát triển khoa học, kỹ thuật và phải nâng cao trình độ, tăng cường hợp tácquốc tế Việc đổi mới đào tạo trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi quản lý tronglĩnh vực tài chính phải được đổi mới để đáp ứng nhu cầu hợp tác cũng nhưyêu cầu quản lý và sử dụng tài chính
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là ĐVSN có cơ cấu tổ chứcgồm cả ĐVSN có thu và ĐVSN không có thu, do vậy phải hoàn thiện cơ chếquản lý cho đúng quy định của Nhà nước và đảm bảo tính tự chủ, phát huy đượcthế mạnh của đơn vị, mặt khác cung cấp các dịch vụ đào tạo và dịch vụ kháctheo chức năng, nhiệm vụ của Trường
Trang 34Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
2.1.1 Quá trình phát triển
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy ra đời và phát triển gắn liềnvới sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự vàphát triển kinh tế xã hội Quá trình đó được đánh dấu bởi mốc phát triển sau:
Bắt đầu trong những năm 1960 - 1963, Trường Công an Trung ương(nay là Học viện An ninh) đã tổ chức đào tạo được 3 khoá cảnh sát phòngcháy, chữa cháy Đây là những khoá học đầu tiên về nghịêp vụ phòng cháy,chữa cháy sau ngày giải phóng ở nước ta
Tháng 9 năm 1963, Bộ Công an ra Quyết định số 1226/CA-QĐ thành lập
“Tổ giáo dục phòng cháy, chữa cháy” trực thuộc Khoa Cảnh sát, Trường Công
an Trung ương Ngày 30/12/1965 Bộ Công an ra Quyết định số 155A/CA-QĐthành lập “Phân hiệu Cảnh sát nhân dân” Tổ chức, bộ máy của Phân hiệu có 4khoa và 4 tổ, trong đó có “Khoa Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy” Ngày20/9/1971 Bộ Công an ra Quyết định số 1099/QĐ-CA thành lập “Phân hiệuCảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy” trực thuộc Trường Cảnh sát nhân dân
Ngày 2/9/1976 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 5062/NV-QĐ vềviệc tách Phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy ra khỏi Trường Cảnh sátnhân dân và thành lập “ Trường Hạ sĩ quan cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy”.Sau khi thực hiện nhiệm vụ đào tạo được 7 khoá trung cấp phòng cháy, chữacháy, đến 19/6/1984 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 90/QĐ-HĐBTthành lập Trường Cao đẳng Phòng cháy, Chữa cháy Thực hiện nhiệm vụ đàotạo theo nhu cầu mới kể từ khi thành lập trường đến năm 1999, Trường đã
Trang 35đào tạo 23 khoá trung học và 15 khoá cao đẳng Đến ngày 14/10/1999 Thủtướng Chính phủ đã ký Quyết định số 203/1999/QĐ-TTg “ Về việc thành lậpTrường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy” trực thuộc Bộ Công an Trường Đạihọc Phòng cháy, Chữa cháy có nhiệm vụ: đào tạo cán bộ phòng cháy, chữacháy có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu khoa học về phòng cháy,chữa cháy phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Để hoàn thiện chứcnăng nhiệm vụ của Trường, ngày 25/2/2000 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyếtđịnh số 171/2000/QĐ-BCA(X13) về “ Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộmáy của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy” Quy mô đào tạo 1000 họcviên Tổ chức bộ máy của nhà trường có 12 đơn vị (6 bộ môn, 5 phòng và 1trung tâm).
Như vậy, lịch sử phát triển của Trường phải tình từ năm 1976 Trong
30 năm (1976 - 2006), nhà trường đã và đang đào tạo gồm: 30 khoá trung học(2510 học viên); 15 khoá cao đẳng (975 học viên); 6 khoá đại học chính quy,
6 khoá đại học tại chức (1160 học viên) Ngoài ra, Trường còn đào tạo chohai nước Lào và Căm pu chia với tổng số 102 học viên Trường còn tổ chứcđào tạo các lớp nghiệp vụ ngắn hạn trình độ thấp hơn trung học cho hàngnghìn học viên các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội trong cả nước
Đến nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường đã lớn mạnh cả về sốlượng và chất lượng Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 182 đồngchí, trong đó có 9 tiến sĩ, 22 thạc sĩ, 103 đại học và cao đẳng Trường đã thựchiện biên soạn đầy đủ giáo trình phục vụ cho đào tạo đại học, thực hiệnnghiên cứu thành công nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở Cơ sở vật chất củatrường hiện nay đã được xây dựng vào loại hoàn thiện nhất trong khối cáctrường công an nhân dân thuộc Bộ Công an
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dạy và học, Trường đã xây dựng được:8.896m2 phòng học, 2.120 m2 phòng thí nghiệm, 840 m2 thư viện, 3.850 m2
Trang 36hội trường, nhà hành chính, nhà hiệu bộ, 6.103 m2 nhà ở cho sinh viên, 1.243
m2 nhà ăn , 380 m2 bệnh xá, 1.988 m2 khu thể thao
2.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy chịu sự quản lý nhà nước của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đào tạo, được hưởng các chính sách, chế
độ do Nhà nước ban hành áp dụng cho hệ thống các trường đại học
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy có chức năng đào tạo cán bộphòng cháy, chữa cháy trình độ đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu khoa học vềphòng cháy, chữa cháy phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy có những nhiệm vụ:
Một là, căn cứ vào đường lối giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, những quy định của Chính phủ, của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đàotạo, tổ chức đào tạo theo chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ Công an
Hai là, đào tạo, đào tạo lại cán bộ có trình độ đại học và các trình độ
thấp hơn về phòng cháy, chữa cháy; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lựclượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy trong ngành Công an, các ngành,đoàn thể và tổ chức kinh tế xã hội theo quy chế văn bằng của Nhà nước
Ba là, nghiên cứu đề xuất hoặc phối hợp với cục Cảnh sát Phòng cháy,
Chữa cháy và các đơn vị liên quan đề xuất Bộ Trưởng Bộ Công an ban hànhmục tiêu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phòng cháy, chữacháy cho từng bậc học, hệ học và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồidưỡng đã được Bộ ban hành
Bốn là, trực tiếp biên soạn và phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng cháy,
Chữa cháy, các đơn vị có liên quan biên soạn, nghiệm thu và đưa vào sử dụngcác loại giáo trình, tài liệu phục vụ chuyên ngành đào tạo và huấn luyện
Trang 37Năm là, thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh, chiêu sinh, đào tạo và cấp
bằng, chứng chỉ, điều động học viên ra trường theo chỉ tiêu, kế hoạch của BộCông an Tổ chức thực hiện các chế độ, quy định của Bộ Công an về chế độchính sách đối với cán bộ, giáo viên, học viên
Sáu là, tổ chức thực hiện các chế độ, điều lệnh, điều lệ quy định của Bộ
Công an, quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên,công nhân viên và học viên theo phân cấp của Bộ trưởng
Bẩy là, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi
mặt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩnchức danh đã được Bộ quy định Nghiên cứu đề xuất Bộ trưởng quyết địnhcông nhận giáo viên kiêm nhiệm của trường, mời các chuyên gia, cán bộ khoahọc ngoài ngành tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ củaTrường; cử giáo viên của Trường tham gia giảng dạy các môn học về phòngcháy chữa cháy cho các trường trong và ngoài ngành Công an
Tám là, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các
đề tài khoa học giáo dục, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng các thànhtựu khoa học, kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy vào công tác giảng dạy, họctập Tham gia chữa cháy khi Bộ Công an trưng dụng
Chín là, quản lý tư liệu giáo khoa và tổ chức thông tin khoa học nghiệp
vụ phòng cháy, chữa cháy phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứukhoa học về phòng cháy, chữa cháy
Mười là, thực hiện các mặt công tác hậu cần, quản lý cơ sở vật chất,
thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiêncứu khoa học và sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, học viên
Mười một là, thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và nghiên cứu khoa học công nghệ về phòng cháy, chữa cháy theo quyđịnh của Bộ trưởng
Mười hai là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Xây dựng lực
lượng Công an nhân dân và Bộ trưởng Bộ Công an giao
Trang 382.1.3 Mô hình, bộ máy quản lý tài chính của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy
Mô hình, tổ chức bộ máy hiện nay của Trường Đại học Phòng cháy, Chữacháy gồm Ban Giám hiệu và 12 đơn vị Bộ môn, Phòng, Trung tâm cụ thể gồm:
1 Bộ môn Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Bộ Môn Khoa học cơ bản và ngoại ngữ
3 Bộ môn Pháp luật, nghiệp cụ công an, quân sự, võ thuật, thể dục, thểthao
4 Bộ môn Tự động và phương tiện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy
Mô hình, bộ máy quản lý tài chính của trường Đại học phòng cháy,chữa cháy được sắp xếp như sau:
Trang 39Chú thích: Quan hệ theo bộ máy quản lý hành chính
Quan hệ theo chế độ quản lý tài chính
Bộ máy cán bộ làm công tác kế toán – tài chính hiện nay có 9 người,trong đó có 6 người trình độ đại học, 02 trung cấp và 1 sơ cấp
2.2 THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
2.2.1 Quản lý quá trình huy động các nguồn tài chính
2.2.2.1 Nguồn ngân sách nhà nước
Bộ Công an là đơn vị quản lý và cung cấp nguồn tài chính chủ yếu chocác trường thuộc Bộ Công an Theo thống kê tại bảng 2.1 cho thấy, nguồn tàichính do ngân sách nhà nước cấp cho Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháytrong ba năm ( 2003 - 2005) như sau:
Ban giám hiệu
Phó hiệu trưởngPhụ trách hậu cần
KHKT PCCC
Các bộ môn, phòng
Trang 40Bảng 2.1: Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Trường Đại học
Phòng cháy, Chữa cháy 3 năm 2003-2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng các nguồn NSNN 24.327 100,00 20.780 100,00 21.619 100,00
Qua nghiên cứu thực tế tại Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy vàmột số trường trong Bộ Công an cho thấy việc phân bổ NSNN cho các trườngcòn chưa thống nhất, bất hợp lý, cụ thế:
Thứ nhất, việc phân bổ NSNN cho các trường công an hiện nay chủ
yếu dựa trên phân bổ theo đầu học sinh Như vậy trường nào có chỉ tiêu đàotạo hàng năm lớn hơn thì được phân bổ kinh phí lớn hơn, trường nào có chỉtiêu ít thì được phân bổ ít hơn, ngoài khoản chi lương, học bổng, các khoảnchi hành chính khác cũng phân chia theo tỷ lệ trên Cách phân chia như trên
có ưu điểm là tạo sự công bằng tương đối để các trường có thể hoàn thànhđược những nhiệm vụ hàng năm do Bộ Công an giao Tuy vậy, việc phân chiatheo định mức có hạn chế là: trong khi chi phí đơn vị đối với mỗi trườngkhông bằng nhau thì việc phân bổ theo chỉ tiêu học sinh hàng năm là không