Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CAO THÀNH VĂN
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CAO THÀNH VĂN
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGÔ QUANG MINH
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
Tác giả luận án
Cao Thành Văn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
1.1 Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập 11 1.2 Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập 18 1.3 Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án 27
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 31
2.1 Khái quát về hệ thống trường đại học công lập và cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học công lập 31 2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập 40 2.3 Kinh nghiệm xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính của một số trường đại học công lập 60
Chương 3 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 70
3.1 Khái quát về Trường đại học Y Dược Cần Thơ 70 3.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y Dược Cần Thơ 77 3.3 Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y Dược Cần Thơ 104
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN
4.1 Xu hướng đổi mới giáo dục đại học, tăng cường tự chủ tài chính đối với cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập 111 4.2 Mục tiêu phát triển, đổi mới cơ chế hoạt động và phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y Dược Cần Thơ 117 4.3 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y Dược Cần Thơ 127 4.4 Kiến nghị 150
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
ĐHCL : Đại học công lập ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
GD ĐH : Giáo dục đại học KHCN : Khoa học công nghệ NCKH : Nghiên cứu khoa học NSNN : Ngân sách nhà nước QLTC : Quản lý tài chính
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Trang Bảng 2.1: Mức trần học phí tại các trường đại học công lập theo Nghị
định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ 49 Bảng 3.1: Số lượng sinh viên đào tạo đại học ở Trường đại học Y dược
Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 75 Bảng 3.2: Số lượng học viên sau đại học ở Trường đại học Y dược Cần
Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 76 Bảng 3.3: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ giai đoạn 2009-2016 79 Bảng 3.4: Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước của Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2016 81 Bảng 3.5: So sánh tỷ lệ tăng trưởng tổng thu của trường từ năm học 2009-
2010 đến năm học 2015-2016 84 Bảng 3.6: Dự toán và quyết toán thu ở trường đại học Y dược Cần Thơ 86 Bảng 3.7: Tiềm năng tăng thu từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước của
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 87 Bảng 3.8: Nguyên nhân chính hạn chế việc khai thác, mở rộng nguồn thu
ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 88 Bảng 3.9: Chi tiêu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học
2009-2010 đến năm học 2015-2016 91 Bảng 3.10: Đánh giá thu nhập từ chi lương và thu nhập tăng thêm của cán
bộ, viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 94 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn
tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 97 Bảng 3.12: Hạn chế lớn nhất trong cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên
môn tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 98 Bảng 3.13: Đánh giá chất lượng mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định tại
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 99 Bảng 3.14: Dự toán và quyết toán chi ở Trường đại học Y dược Cần Thơ 101 Bảng 3.15: Cân đối thu-chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm
học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 103 Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển số lượng cán bộ, viên chức của Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ cho đến năm 2020 118 Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 119 Bảng 4.3: Chỉ tiêu tuyển sinh và qui mô đào tạo theo các hệ, bậc 121 Bảng 4.4: Dự ước tổng mức đầu tư 122
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ lược tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam 42
Sơ đồ 2.2: Quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho
giáo dục đại học công lập 45 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường đại học Y dược Cần Thơ 71 Hình 3.2: Cơ cấu chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học
2009-2010 đến năm học 2015-2016 91 Hình 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nhân từ năm học 2010-2011 đến
năm học 2015-2016 93
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước Mặc dù
đã có sự phát triển nhất định trong những năm qua xong hệ thống giáo dục đại học đang tỏ ra lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ dựa chủ yếu vào đầu tư và tài nguyên sang dựa vào nguồn lao động chất lượng cao và khoa học công nghệ, việc đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu đặt ra cấp bách
Một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống giáo dục đại học ở nước ta phát triển trì trệ, chậm đổi mới, không hội nhập và bắt kịp với sự phát triển của giáo dục đại học thế giới là cơ chế quản lý của các trường đại học công lập chậm thay đổi Các trường đại học công lập vẫn đang vận hành trong một cơ chế gò bó, mang nặng tính bao cấp, kế hoạch hóa tập trung Điều này dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại, thiếu sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các trường Vì thế, đổi mới giáo dục đại học phải gắn với cởi trói cho các trường đại học công lập, tăng cường tự chủ của các trường gắn với việc đổi mới
cơ chế tài chính của các trường
Để nâng cao sự tự chủ hoạt động của các trường đại học công lập nói chung, tự chủ quản lý tài chính nói riêng, Chính phủ đã ban hành cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm các trường đại học công lập Từ năm 2006, các trường đại học công lập được phép tự chủ quản lý tài chính theo cơ chế qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ Theo đó, ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các trường đại học công lập có quyền chủ động huy động các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và tự chủ chi tiêu từ nguồn tài chính huy động được Nghị định 43 đã mở
ra cơ hội tự chủ cho các trường đại học Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt
Trang 92 động của các trường đại học công lập cũng như cơ chế quản lý tài chính của các trường sau khi áp dụng Nghị định 43 vẫn còn nhiều vấn đề cả từ nội dung của Nghị định cũng như từ việc vận dụng Nghị định 43 vào thực tiễn cơ chế tài chính của các trường khiến cho việc tự chủ còn nửa vời và hầu hết các trường đại học vẫn còn ỷ lại vào bao cấp từ ngân sách nhà nước Hơn nữa, ngoài những hạn chế của Nghị định 43, bản thân các trường đại học công lập vẫn chưa chủ động đổi mới hoạt động, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn thu, kiểm soát chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả Nhiều nghiên cứu đã phân tích những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập hiện nay
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là một trong những trường đại học trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long Trường nằm trong hệ thống các trường đại học công lập của cả nước, trực thuộc sự quản lý của Bộ
Y tế và chịu sự quản lý theo hệ thống giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần đào tạo nhân lực và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khẻo nhân dân ở đồng bằng sông Cửu Long
Trường đã xây dựng quy chế quản lý tài chính trên cơ sở các qui định pháp luật, phục vụ cho sự phát triển của Nhà trường Trên cơ sở Nghị định 43
về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp luật khác, Trường đã có nhiều nỗ lực trong huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, bao gồm các nguồn từ học phí, nghiên cứu khoa học, và sử dụng chủ động, có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy quá trình Giáo dục và Đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung Tuy nhiên, cũng như nhiều trường đại học công lập khác,
cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn nhiều hạn chế Những hạn chế này bao gồm cả những hạn chế khách quan do qui định
Trang 103 pháp luật gắn với Nghị định 43 và các qui định khác có liên quan đến quản lý tài chính các trường đại học công lập và những hạn chế chủ quan của Nhà trường trong việc thực hiện tự chủ huy động nguồn thu và quản lý chi Nguồn thu của nhà trường còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế Trong khi đó, quy chế quản lý tài chính của trường còn nhiều bất cập, thể hiện tính bình quân Nhiều định mức chi không còn phù hợp, không có tính khuyến khích cá nhân, đơn vị làm tốt, Những hạn chế này cản trở hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường
Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, khuyến khích và tạo cơ chế cho các trường đại học công lập nói riêng, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung nâng cao tự chủ hoạt động gắn với tự chủ về quản lý tài chính Đây là
cơ hội mới cho các trường đại học công lập vươn lên tự chủ Hơn nữa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thí điểm đổi mới hoạt động của trường theo hướng tự chủ Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Trương Đại học Y Dược Cần Thơ, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra khi áp dụng Nghị định 16/2015/NĐ-CP, khi đổi mới hoạt động theo hướng tự chủ và yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trở thành yêu cầu bức thiết Đây là yêu cầu bắt buộc của việc thực hiện Nghị định
16 và cũng là yêu cầu bắt buộc nếu Nhà trường thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động vì cơ chế quản lý tài chính hiện hành không còn phù hợp Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn như vậy, tác giả lựa chọn đề tài:
"Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ" làm luận án
Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với mong muốn góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận
Trang 114
về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập; phân tích thực trạng
cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Tổng thuật tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nhằm xác định những nội dung đã được nghiên cứu và có thể kế thừa, những nội dung còn chưa giải quyết và những khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, xây dựng khung phân tích cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập làm cơ sở khoa học để phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- Khảo sát và nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện
cơ chế quản lý tài chính ở một số trường đại học công lập trong và ngoài nước
Từ đó, rút ra những bài học có giá trị tham khảo trong hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- Trên cơ sở khung phân tích đã xây dựng, phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, xác định những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính, làm cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện
- Dự báo bối cảnh có liên quan, xác định những yêu cầu mới đặt ra đối với cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn tới năm 2020, tầm nhìn 2025 Trên cơ sở những yêu cầu mới đặt ra, những bài học kinh nghiệm đã rút ra, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại, luận án đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trang 125
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính ở nội bộ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Những mối quan hệ tài chính giữa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ với cấp trên và với các đối tác khác có thể được đề cập nhằm làm rõ hơn cơ chế quản lý tài chính nội bộ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi chủ thể quản lý: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế với chủ thể quản lý là Ban giám hiệu nhà trường đối với các hoạt động tài chính trong trường Cơ chế quản lý tài chính của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với các hoạt động tài chính Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề cập ở mức
độ nhất định nhưng không phải là trọng tâm nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nội dung cơ chế quản lý tài chính: Có nhiều cách tiếp cận
nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính Trong luận án, cơ chế quản lý tài chính được tiếp cận nghiên cứu trên các nội dung chính sau: 1) Cơ chế huy động nguồn thu; 2) Cơ chế quản lý chi; 3) Cơ chế quản lý cân đối thu chi Trong phạm vi thời gian nghiên cứu, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được xây dựng dựa trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, các quy định của Chính phủ về thu học phí, lệ phí và các qui định pháp luật khác có liên quan Mặc dù, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời năm 2015 nhưng do chưa có Nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện nên trong thời gian nghiên cứu đánh giá thực trạng của luận án, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vẫn áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP Nghị định 16/2015/NĐ-CP được xem xét chủ yếu trong phân tích bối cảnh, yêu cầu mới
và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian tới
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính giới
Trang 136 hạn trong phạm vi quản lý ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- Phạm vi thời gian: Luận án phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài
chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2009 đến
2016 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề xuất cho giai đoạn tới năm 2020, tầm nhìn 2025
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Luận án tiếp cận cơ chế tài chính trên các mặt cơ chế huy động nguồn thu, cơ chế quản lý chi và cơ chế quản lý cân đối thu chi gắn với các qui định của pháp luật về quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập ở nước ta trong bối cảnh mở rộng tự chủ tài chính Cách tiếp cận này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án gắn với bối cảnh tự chủ tài chính của các trường đại học công lập Tiếp cận cơ chế quản lý tài chính theo quy trình quản lý từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra được đề tập nhưng không phải là tiếp cận nghiên cứu của luận án
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án tiếp cận nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học
Y dược Cần Thơ dưới góc độ quản lý kinh tế, dựa trên cơ sở chính sách pháp luật về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Cơ chế quản lý tài chính được tiếp cận theo nội dung quản lý bao gồm: cơ chế quản
lý thu (huy động nguồn tài chính), cơ chế quản lý chi (sử dụng nguồn tài chính) và cơ chế quản lý cân đối thu – chi Để đạt mục đích nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phổ biến trong chuyên ngành quản lý kinh tế như các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học Cụ thể:
Trang 147
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng xuyên
suốt trong luận án để tổng thuật các nghiên cứu liên quan tới đề tài; tổng hợp,
hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài, tổng hợp đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đề xuất giải pháp Phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng khi tác giả tổng hợp các kết quả điều tra khảo sát
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để
phân tích các nghiên cứu có liên quan tới đề tài, phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, phân tích bối cảnh mới, yêu cầu đặt ra cũng như phân tích hệ thống giải pháp hoàn thiện cơ chế quản
lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Phương pháp phân tích được
sử dụng kết hợp với phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu
trong phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nhằm làm rõ sự thay đổi qua thời gian về cơ chế quản lý tài chính, tình hình tài chính và hoạt động ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn 2009-2016
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để đảm bảo độ tin cậy, khoa học
của kết quả nghiên cứu, tính mới của luận án, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu thập thông tin sơ cấp về đánh giá của cán bộ, viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đối với cơ chế quản lý tài chính của Trường Những thông tin này sẽ giúp cho luận án có đánh giá đa chiều về cơ chế quản lý tài chính từ phía những người chịu sự tác động, bổ sung cho những phân tích, đánh giá dựa trên nguồn thông tin, số liệu thứ cấp
Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với Bảng hỏi bán cấu trúc với 3 đối tượng là Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Kích thước mẫu điều tra là 200 phiếu được kết cấu như sau:
Trang 158 + Cán bộ quản lý: 30 phiếu
+ Giảng viên: 100 phiếu
+ Nhân viên: 70 phiếu
Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling) Dựa trên danh sách cán bộ, giảng viên và nhân viên của Trường có được từ Phòng Tổ chức - Cán bộ, tác giả luận án lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng sẽ phỏng vấn bằng bảng hỏi theo
số lượng đã nêu trên Tác giả trực tiếp thực hiện phỏng vấn và ghi bảng hỏi Kết quả điều tra được nhập liệu bằng Cspro và sau đó làm sạch và xử lý thống
kê bằng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng SPSS 20 và STATA 12 Chi tiết bảng hỏi điều tra được trình bày trong phần Phụ lục
- Phương pháp tổng hợp kết quả khảo sát: Để tổng hợp kết quả khảo
sát, NCS sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 để kết xuất các chỉ tiêu thống
kê tổng hợp, trên cơ sở các số liệu điều tra đã được nhập liệu và làm sạch
5 Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau:
- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học công lập, xây dựng khung phân tích cơ chế quản lý tài chính ở trường đại học công lập trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính ở nước ta
- Luận án đã thực hiện phân tích, đánh giá mới về thực trạng cơ chế quản lý tài chính của một trường đại học công lập cụ thể là Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, từ đó xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính ở trường
- Luận án đã đóng góp nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp mới, thu thập từ quá trình thực hiện điều tra xã hội học với 200 cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Trên cơ sở số liệu mới, luận án đã có phân tích, đánh giá về cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Các kết quả điều tra có ý nghĩa không chỉ với Trường Đại học Y Dược Cần
Trang 169 Thơ mà còn có đóng góp vào quá trình tổng hợp thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung
- Luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp chưa được áp dụng ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường trong bối cảnh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định 455/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/4/2017
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập; đóng góp nhất định cho nghiên cứu khoa học về quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công nói riêng
- Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp được đề xuất trong đề tài luận án được áp dụng vào thực tiễn sẽ có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho một số cơ quan sự nghiệp ở các trường đại học công lập ở Việt Nam
7 Kết cấu và nội dung của luận án
Luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính
ở các trường đại học công lập
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập
Chương 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trang 1710
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Trường đại học công lập là tổ chức sự nghiệp công lập có thu Với chủ trương của Chính phủ về nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các trường đại học công lập nói riêng, những năm qua đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước có liên quan tới cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các trường đại học công lập Các nghiên cứu về đề tài này khá tập trung, chủ yếu xoay quanh những nội dung
về tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhưng với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác nhau Theo phạm vi đối tượng, có thể chia các nghiên cứu này làm 2 nhóm chính Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu về
cơ chế quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và nghiên cứu về các loại hình hoặc đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể, như các đơn vị sự nghiệp y tế, khoa học công nghệ và các đơn vị sự nghiệp khác, trừ các trường đại học công lập Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong khuôn khổ pháp lý chung về cơ chế quản lý tài chính gắn gắn với Luật ngân sách 2002 (sau được thay bằng Luật ngân sách 2015), cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (sau được thay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP) của Chính phủ
Là đơn vị sự nghiệp công lập, các trường đại học công lập cũng vận hành và chịu sự chi phối của các cơ chế quản lý tài chính chung cho các đơn
vị sự nghiệp Nhóm thứ hai các nghiên cứu tập trung vào cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập, bao gồm các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập nói chung, nghiên cứu về
Trang 18Luận án đủ ở file: Luận án full