MỤC LỤC
Đối với những đơn vị này, mọi hoạt động tài chính đều do Phòng Hậu cần của Trường thực hiện, các đơn vị chỉ có nhiệm vụ phối hợp cùng với Phòng Hậu cần lập kế hoạch tài chính ( dự toán), sau đó các thủ tục đều do Phòng Hậu cần thực hiện. Ba là: Phối hợp với các phòng, bộ môn của Trường tổ chức mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy bán chuyên nghiệp theo sự phân công của Hiệu trưởng Trường.
Như vậy, quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy phải tuân theo cơ chế song hành: đồng thời áp dụng cơ chế ĐVSN không có thu và cơ chế ĐVSN có thu ( tự đảm bảo toàn bộ kinh phí). Hai là, tạo động lực khuyến khích các ĐVSN tích cực, chủ động tổ chức hoạt động hợp lý, xác định số biên chế cần có, sắp xếp, tổ chức và phân công lao động khoa học, nâng cao chất lượng công việc nhằm sử dụng kinh phí tiết kiệm.
Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch: ĐVSN là tổ chức công nên việc quản lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng yêu cầu chung trong quản lý tài chính công, đó là công khai, minh bạch trong động viên, phân phối, sử dụng các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tài chính. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính công, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hợp lý trong chi tiêu của các ĐVSN, kết quả sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của các ĐVSN.
- Nguồn thu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (được phép để lại đơn vị từ các nguồn thu này theo chế độ): các khoản thu từ quyên góp, quà tặng không phải nộp ngân sách nhà nước theo chế độ. - Nguồn thu do dân cư chi trả: là nguồn thu của các ĐVSN do người nhận dịch vụ đóng góp. Nguồn này gồm các khoản sau:. + Các khoản phí: Phí thực chất là giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người cung cấp khi được hưởng các hàng hoá, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra. Nói cách khác, đây là khoản tiền mà người tiêu dùng phải trả trực tiếp cho người cung cấp. Tùy tính chất và mục đích sử dụng của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà Nhà nước quy định mức phí ĐVSN được phép thu. Phí thường được thu trong các lĩnh vực như: văn hoá - thông tin, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, giao thông - vận tải, nông nghiệp, hải quan … các loại phí này có tên gọi như học phí, viện phí, thuỷ lợi phí, lệ phí giao thông, cầu phà…. + Các khoản thu sự nghiệp: Thông qua các hoạt động sự nghiệp, các đơn vị ứng dụng sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ văn hoá, thông tin, khoa. học, thể thao, y tế…tạo ra nguồn thu. Thu sự nghiệp gồm các khoản thu trong các lĩnh vực sau : [14]. i) Thu từ sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Thu từ hợp đồng giảng dạy chuyên môn khoa học kỹ thuật, thu từ kết quả hoạt động sản xuất và ứng dụng khoa học của các đơn vị trong ngành giáo dục, đào tạo. ii) Thu từ sự nghiệp y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình: Thu viện phí, dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ bán các sản phẩm phòng, chữa bệnh như các loại vắc xin phòng bệnh…. iii) Thu từ hoạt động sự nghiệp văn hoá - thông tin: Thu qua các dịch vụ quảng cáo, thu bán các sản phẩm văn hoá như bản tin, tạp chí, thu từ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. iv) Thu từ hoạt động sự nghiệp thể dục - thể thao: Thu tiền bán vé từ hoạt động thi đấu, biểu diễn, thu từ hợp đồng thuê sân bãi, dụng cụ, công trình thể dục thể thao…. v) Thu từ sự nghiệp nghiên cứu khoa học: Thu từ bán các sản phẩm kết quả hoạt động sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm, dịch vụ khoa học, thu qua các hợp đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. vi) Thu từ sự nghiệp kinh tế: Thu từ dịch vụ điều tra khảo sát, quy hoạch, dịch vụ kiến trúc, quy hoạch đô thị…. Quản lý các nguồn thu của ĐVSN phải đáp ứng năm yêu cầu sau:. - Các nguồn thu phải được đảm bảo tính quản lý toàn diện cả về hình thức, quy mô và các yếu tố quyết định số thu. Bởi vì tất cả các hình thức, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến số thu đều quyết định số thu tài chính làm cơ sở cho mọi hoạt động của ĐVSN. Nếu không có tính toàn diện sẽ dẫn đến thất thoát nguồn thu, khoản thu làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính và cả đến hoạt động của ĐVSN. - Các nguồn thu phải đảm bảo tính công bằng xã hội, có nghĩa là những người có hoàn cảnh, mức thu nhập bằng nhau phải đóng góp như nhau. Đây là yếu tố thể hiện công bằng chung cho mọi hoạt động của Nhà nước. - Các nguồn thu phải đảm bảo yếu tố thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. ĐVSN không được tự ý đặt ra các khoản thu cũng như mức thu. - Các nguồn thu phải đảm bảo tính kế hoạch, thu đúng, thu đủ, tổ chức hợp lý quá trình thu. - Các nguồn thu phải đảm bảo tính thống nhất trong từng ĐVSN và toàn hệ thống, điều đó là yêu cầu thích hợp với các đơn vị có nhiều nguồn thu. Quy trình quản lý thu thực hiện qua ba bước sau:. Bước một, xây dựng dự toán thu phải dựa vào bốn căn cứ cơ bản : i) Nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thông báo. ii) Các văn bản pháp quy hiện hành do Nhà nước quy định. iii) Số kiểm tra do các cơ quan cấp trên thông báo. iv) Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước và triển vọng của các năm tiếp theo. Bước ba, quyết toán các khoản thu: Đến cuối kỳ báo cáo hàng năm các đơn vị tổng hợp, đánh giá chấp hành dự toán thu đã được giao về kết quả thực hiện, vướng mắc tồn đọng, rút kinh nghiệm trong việc khai thác các nguồn thu, công tác xây dựng dự toán và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.
Đó là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Căn cứ vào mức giao và khả năng tài chính, đối với các khoản chi không thường xuyên ngoài quy định, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Được tự chủ tài chính, đối với phần kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp được để lại đơn vị sử dụng, đơn vị được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được điều chỉnh dự toán thu, chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế, đối với ĐVSN có thu đảm bảo một phần chi phí được ổn định kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo định kỳ 3 năm. - Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ĐVSN trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy có nhiệm vụ: đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trường còn tổ chức đào tạo các lớp nghiệp vụ ngắn hạn trình độ thấp hơn trung học cho hàng nghìn học viên các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội trong cả nước.
Nghiên cứu đề xuất Bộ trưởng quyết định công nhận giáo viên kiêm nhiệm của trường, mời các chuyên gia, cán bộ khoa học ngoài ngành tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ của Trường; cử giáo viên của Trường tham gia giảng dạy các môn học về phòng cháy chữa cháy cho các trường trong và ngoài ngành Công an. Tám là, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy vào công tác giảng dạy, học tập.
Trong thực tế, do tính chất đào tạo của một số trường mang tính đặc thù riêng, nhất là trường khoa học kỹ thuật cần nhiều trang thiết bị chuyên môn nhiều hơn, vật tư tiêu tốn trong thực hành, thí nghiệm nhiều hơn, số lượng học sinh trong một đơn vị lớp không thể nhiều như các trường chuyên ngành xã hội… Do vậy, đối với các trường khoa học kỹ thuật như Đại học Phòng cháy, Chữa cháy cần có định mức phân bổ kinh phí cao hơn các trường chuyên ngành xã hội. Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, được phép của Chính phủ, các ngành Giao thông công chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học – Công nghệ…, từ năm 2000 đến nay, Trường đã triển khai các hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu do Bộ Công an giao; thực hiện các hợp đồng ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy vào các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo lái xe ô tô do Sở Giao thông công chính Hà Nội và Cục Đường bộ - Bộ Giao thông - Vận tải cấp.
Năm là, chi phí đào tạo lái xe ô tô trong một số năm gần đây tăng lên do nhiều yếu tố, nhất là về giá xăng dầu, giá chi phí cho phương tiện ô tô tăng lên, trong khi đó học phí do Bộ Giao thông - Vận tải điều chỉnh không kịp thời và chưa phù hợp làm cho cơ sở đào tạo rất khó khăn trong quá trình đào tạo. Ba là, trước mắt hai nguồn thu từ đào tạo lái xe và thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy đều có xu hướng tăng, nhưng về lâu dài nguồn thu từ thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy sẽ tăng và chiếm tỷ lệ cao hơn nguồn thu từ đào tạo lái xe, vì nó gắn với thế mạnh, năng lực hiện có của Trường và nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Nhìn vào dự toán được lập có thể thấy được tổng quỹ lương của trường là bao nhiêu nhưng lại không thấy được lương chi cho giảng viên, chi cho quản lý là bao nhiêu, nguồn lương chi cho khoá đào tạo chính quy, tại chức khác là bao nhiêu để từ đó cấp chủ quản có thể quản lý và phê duyệt, trên cơ sở đó giúp các đơn vị có định hướng quản lý tiết kiệm ngay từ khi lập dự toán. Những tồn tại trên có nguyên nhân xuất phát từ chỗ, công tác dự toán tài chính trong Trường thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, dự toán vẫn chủ yếu do Phòng Hậu cần của Trường lập, do vậy không tính toán đầy đủ và phản ánh hết các công việc của các bộ phận, do vậy thiếu chính xác.
Thứ sáu, trong quá trình lập dự án đầu tư, có một số trang thiết bị nếu đưa vào sử dụng cần một số giấy phép điều kiện như: các máy móc thiết bị kiểm định chất lượng thiết bị, hàng hoá, thiết bị kiểm định độ an toàn của các thiết bị…nếu không được cấp giấy phép thì các máy móc này không được hoạt động, hoạt động đầu tư cho thiết bị này không có hiệu quả. Một là, các khoản chi thực tế, thực tập của giáo viên và học sinh rất hạn chế, định mức chi rất hạn hẹp, mặt khác định mức về chi trả tiền thuê phòng ở khi đi thực tế gần như không có, vì theo quy định công an các địa phương phải có nhà công vụ bố trí cho cán bộ công an khi đến công tác ở, nhưng do số chỗ ở nhà công vụ các địa phương rất ít, hầu hết cán bộ, giáo viên đi thực tế không được bố trí, do vậy chi phí cho đi thực tế (chủ yếu là thanh toán tiền thuê phòng ở) chiếm chủ yếu thanh toán công tác phí.
Thông qua công tác hạch toán, trường có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, tình hình thu nộp và thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độ chính sách, thể lệ tài chính, kinh tế của Nhà nước và của đơn vị. Thông qua quá trình ghi chép tổng hợp số liệu, hạch toán kế toán, cung cấp các số liệu, tài liệu phục vụ cho việc điều hành và quản lý các hoạt động trong các đơn vị, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tỏc lập kế hoạch và theo dừi tỡnh hỡnh thực hiện kế hoạch, phục vụ cụng tỏc thống kê và thông tin kinh tế.
Quan điểm tăng cường đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục đào tạo trong các trường Công an nhân dân cũng được thể hiện trong Đề án Tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong công an nhân dân giai đoạn 2006-2020 ngày 17 tháng 7 năm 2006: “Nghiên cứu đề xuất mức tăng tỷ trọng kinh phí đào tạo trong tổng kinh phí Bộ cấp cho khối trường và đảm bảo mức đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của lực lượng công an tương xứng với mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo hàng năm của Nhà nước. Điều này phù hợp với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường và Quyết định số 171 của Bộ trưởng Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường: “Đào tạo cán bộ có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn về phòng cháy chữa cháy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy trong Công an, các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội theo quy chế văn bằng của Nhà nước…” [12].
Hoạt động của một trường rất đa dạng và khó đo lường, nhưng hoạt động chính của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là đào tạo sinh viên và nghiên cứu khoa học, vì vậy chi phí tính trên đầu sinh viên hay tớnh theo đầu cỏc nghiờn cứu khoa học rừ ràng là phản ỏnh tớnh hiệu quả của hoạt động chính trong trường. Bởi vì, nếu không có quy định cụ thể thì sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động như một công ty tư nhân từ khâu tuyển dụng, chi lương…do một mình ban giám đốc quyết định, đơn vị có thu như một “ vương quốc” riêng, làm mất công bằng trong nhiều vấn đề, nhất là vấn đề thu nhập giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường.
So với các trường công an nhân dân thì Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là một trường quy mô nhỏ, nhưng mang tính đặc thù là trường khoa học kỹ thuật (các trường công an nhân dân khác chủ yếu là chuyên ngành quản lý, xã hội), nên chi phí đào tạo đơn vị cao, mặt khác do là trường khoa học kỹ thuật cho nên chí phí cho thực hành, thí nghiệm cao hơn, quy mô đầu học sinh trên lớp học ít hơn, cho nên chi phí đơn vị càng cao hơn. Ví dụ, mức đầu tư cho một dự án lớn nhất của nhà trường từ trước tới nay là 11 tỷ đồng, thì nếu với nhu cầu đáp ứng mua một số ô tô chuyên dụng trong thực hành huấn luyện phòng cháy, chữa cháy thôi cũng phải cần tới 50 tỷ, như vậy với quy mô đầu tư theo dự án hiện nay thì không thể đáp ứng được hoạt động đào tạo cho tương lai.
- Khi tuyển dụng, cần công khai hoá tiêu chuẩn, nhu cầu tuyển dụng, đối tượng cần tuyển dụng để khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực: thừa nhân lực có trình độ thấp, thiếu nhân lực có trình độ cao, nể nang tiếp nhận tuyển dụng người nhà, người quen thiếu tiêu chuẩn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ngay từ nhận thức, cho rằng học sinh sinh hoạt nội trú thì mọi nhu cầu sinh hoạt đã đáp ứng theo qui định của lực lượng vũ trang, tính chất quản lý ký túc xá theo hình thức trại lính… Nhưng trong thực tế, đối tượng học viên tại Trường khác hẳn so với đối tượng chiến sỹ nghĩa vụ, nhiều nhu cầu chính đáng khác của học viên chưa được đáp ứng, điều đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống, chất lượng sinh hoạt và kết quả học tập của học viên.
Thứ ba, tuyển dụng tăng thêm đội ngũ giáo viên để giảm việc chi trả tiền vượt giờ quá lớn hiện nay (tăng biên chế cho các bộ môn giáo dục theo định mức chung nhưng phải tính toán là đơn vị có tính đặc thù : là một trường đơn ngành, đa hệ, quy mô học sinh nhỏ), mặt khác phải có chính sách, chế độ thù lao khuyến khích giảng viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Thứ tư, đối với những đối tượng hợp đồng lao động ngắn hạn làm công tác nhà ăn, phục vụ điện nước đã ổn định nhiều năm, đề nghị được chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn để được hưởng chế độ thang bậc lương theo năm và được tham gia bảo hiểm theo đúng quy định của Nhà nước, làm giảm thiệt thòi cho những đối tượng này.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện thực hiện đa dạng hoá loại hình đào tạo, đa dạng hoá các nguồn tài chính khi công nghệ thông tin đã phát triển khá phổ biến trước hết phải ưu tiên mua sắm trang thiết bị như máy vi tính, nối mạng quản lý từ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán tài sản, kế toán kho…. - Cho phép Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy được đào tạo ở trình độ sau đại học, vì hiện nay trong nước chưa có trường nào đào tạo trình độ cao hơn đại học trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, trong khi đó trong nền kinh tế phát triển cần có những chuyên gia giỏi về lĩnh vực này.