1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

116 720 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 684 KB

Nội dung

hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều nghị quyết nhằmkhông ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp.Trong thực tế những chính sách này đang khơi dậy và phát huy cao độ cácnguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước Quán triệt chủtrương của Đảng và Nhà nước, những năm qua chính sách kinh tế trong pháttriển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã đưa đến nhiều thành quả quan trọng

Về cơ bản đã giải quyết được nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dântrong tỉnh, đáp ứng một phần quan trọng nguyên liệu cho ngành công nghiệpchế biến và đang phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa tập trung

So với trước đây, Thanh Hóa đã có nhiều tiến bộ trong phát triển kinh

tế, tuy nhiên, nông nghiệp Thanh Hóa đang gặp phải những khó khăn trở ngại

Tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế còn cao, năng suất lao độngthấp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn yếu Sự pháttriển kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng nhữngyêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nôngnghiệp, nông thôn Theo chúng tôi có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạngnày, song trước hết phải kể đến hệ thống chính sách phát triển kinh tế nôngnghiệp của Thanh Hóa chưa đồng bộ, thiếu phù hợp, chưa thực sự trở thànhđộng lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấphành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, nhằm đưa kinh tế nông nghiệp Thanh Hóa bước sang một giai đoạn phát triển mới, cần phải thực hiện đồng bộ một

hệ thống các giải pháp, trong đó việc hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Trang 2

Từ những vấn đề như đã phân tích trên, chúng tôi cho rằng để tài:

"Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa

trong giai đoạn hiện nay" là có tính cấp thiết cả về phương diện lý luận cũng

như thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đã có nhiều tác giả trong nước có công trình nghiên cứu hoặc viết bài

về các chính sách kinh tế thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn ở ViệtNam Chỉ tính riêng trong những năm đầu của thế kỷ XXI có khá nhiều công

trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố như: "Ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của PGS.TS Ngô Đức Cát, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; "Về một

số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ mới" của PGS.TS Đặng Văn Thanh, Bộ Tài chính; "Hoàn thiện các chính sách đầu

tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của ThS Vũ Thị Thảo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tiến Dĩnh, năm 2003: "Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa"

Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào phân tích vai trò của

hệ thống chính sách trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướngCNH, HĐH ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn, trên phạm vi quốc gia và địaphương Đồng thời, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm không ngừng hoànthiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta và ở một

số địa phương cụ thể Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa có điềukiện đi sâu tính đặc thù, điều kiện xuất phát thấp, tính đa dạng và phức tạp trong phát triển kinh tế nông nghiệp của một địa phương như ở Thanh Hóa

Vì vậy, việc tiếp tục hướng nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện chính sáchphát triển kinh tế nông nghiệp là cần thiết, có cơ sở khoa học và thực tiễn

Trang 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách kinh tế nôngnghiệp, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tế chủ yếuthúc đẩy phát triển nông nghiệp Thanh Hóa trong những năm tới theo hướngnông nghiệp hàng hóa và CNH, HĐH

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách kinh tếnông nghiệp, ở ba cấp độ: thế giới, quốc gia và địa phương

- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện một số chính sách kinh tếtrong nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, những vấn đề đặt

ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tếthúc đẩy phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thực tiễn cho thấy luôn có một hệ thống các chính sách đồng thời tácđộng đến kinh tế nông nghiệp, với phạm vi rất rộng gồm nhiều loại, tuy nhiêntrong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sáu chínhsách kinh tế chủ yếu trong phát triển nông nghiệp đó là: Chính sách sử dụngđất đai; chính sách đầu tư vốn; chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chínhsách ứng dụng khoa học - công nghệ trong trồng trọt và chăn nuôi; chính sáchthị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách phát triển các thànhphần kinh tế

Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi địa bàn nông nghiệp, nôngthôn ở các huyện, thị và thành phố của tỉnh Thanh Hóa

Trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu

Các quan điểm và sự phân tích của luận văn được dựa trên cơ sở lýluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mớicủa Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nôngnghiệp nông thôn Đồng thời, luận văn vận dụng các học thuyết kinh tế hiệnđại, gắn với đặc thù của địa phương theo quan điểm toàn diện, lịch sử và cụ thể

Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, kết hợp giữa lôgic và lịch sử, toàn diện và cụ thể để hệ thống hóa quátrình và các quan điểm, lý thuyết trong phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nôngnghiệp Cũng như kết hợp với thực tiễn, kinh nghiệm phát triển kinh tế nôngnghiệp ở trong nước và các nước nước trên thế giới Từ đó tiến hành phân tích,đánh giá, chọn lọc rút ra những nhận xét, kết luận và những đề xuất cụ thểcho việc hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của Thanh Hóa

Luận văn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học về kinh tế: Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh,đối chiếu, chuyên gia và hệ thống hóa để từ thực tiễn rút ra những vấn đề lýluận và các chính sách cụ thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn

6 Đóng góp của luận văn

Kết quả của luận văn sẽ đóng góp những vấn đề sau:

- Tiếp tục hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách

kinh tế phát triển nông nghiệp

- Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tếtrong nông nghiệp Thanh Hóa, đồng thời đưa ra những vấn đề cần phải tiếptục hoàn thiện

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện các chính sách kinh tế chủ yếu pháttriển nông nghiệp Thanh Hóa trong những năm tới

Trang 5

- Luận văn sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo có giátrị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và chỉ đạo thực tiễn về lĩnhvực chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 6

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP

1.1 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1.1 Một số lý thuyết kinh tế bàn về vai trò của nông nghiệp

Trong lịch sử phát triển tri thức khoa học kinh tế của nhân loại đã xuấthiện nhiều lý thuyết kinh tế đề cập tới vai trò của kinh tế nông nghiệp trongtoàn bộ quá trình phát triển kinh tế-xã hội Các lý thuyết đó có ảnh hưởngquan trọng tới việc xây dựng phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp củacác quốc gia và khu vực trong những thời kỳ lịch sử nhất định Trong quátrình khảo cứu chúng tôi nhận thấy nội dung của các lý thuyết bàn về pháttriển nông nghiệp là rất phong phú, tuy nhiên có một vấn đề hết sức quantrọng và liên quan đến chuyên đề nghiên cứu của tác giả chính là, sự khẳngđịnh và nhấn mạnh vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp ở các nước đangphát triển Đẩy mạng phát triển kinh tế nông nghiệp chính là yếu tố then chốt

để tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển, đồng thời góp phần tạo

ra những tiền đề ban đầu để tiến hành CNH, HĐH Sau đây chúng tôi xin giớithiệu một số lý thuyết kinh tế cơ bản bàn đến vai trò của kinh tế nông nghiệp

1.1.1.1 Kinh tế học cổ điển

Trường phái trọng thương: Trường phái này ra đời ở Tây Âu trong

điều kiện chủ nghĩa tư bản tích lũy nguyên thủy, cho rằng nông nghiệp chỉ làmột nghề "trung gian" giữa hoạt động tích cực và tiêu cực, vì nông nghiệpkhông tăng thêm nhưng cũng không tiêu hao của cải Còn nguồn gốc của cảinằm trong ngoại thương và trong lợi nhuận do chuyển nhượng Do đó, quanđiểm bao trùm của phái trọng thương là coi ngoại thương là nguồn gốc duynhất và không thể thay thế để tạo ra của cải quốc dân Như vậy, lý thuyết này

Trang 7

có đề cập đến kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên lại chưa thực sự đánh giá hết vaitrò của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Trường phái trọng nông: Cùng tồn tại với trường phái trọng thương ở

Tây Âu thế kỷ XVIII còn xuất hiện trường phái trọng nông Trường phái nàyphát triển và có ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước Pháp thời bấy giờ Lúc đó nềnkinh tế nông nghiệp của nước Pháp ở giữa thế kỷ XVIII đang lâm vào tìnhtrạng trì trệ, giảm sút nghiêm trọng, để thoát khỏi tình trạng đó giải pháp đượcthực hiện là phát triển kinh tế nông nghiệp Gần như đối lập và chống lại pháitrọng thương, phái trọng nông lại coi nông nghiệp là ngành duy nhất tạo rasản phẩm cho xã hội và chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động sản xuất.Đại biểu lớn nhất của trường trọng phái nông là Ph.Quyêc-nê Ông cho rằngchỉ có nông nghiệp mới làm tăng sự giàu có cho xã hội Còn các ngành kinh

tế khác như công nghiệp, thương mại chỉ làm thay đổi hình thái của của cải

và chúng không tạo thêm giá trị cho của cải Nhưng không phải bất kỳ nềnnông nghiệp nào cũng tạo ra sản phẩm ròng, mà chỉ có nền nông nghiệp tổchức theo kiểu đồn điền tư bản chủ nghĩa mới tạo ra sản phẩm ròng, vì nhưvậy mới đảm bảo được chi phí lao động ở mức thấp nhất Quan điểm trườngphái này đã nhấn mạnh: trong một xã hội nông nghiệp là nền tảng, tất yếuphải chú trọng tới sản xuất nông nghiệp, vì nó là điểm xuất phát cho sự pháttriển kinh tế - xã hội Và con đường của sự phát triển nông nghiệp là làm tan

rã nông nghiệp truyền thống, tạo ra một nền nông nghiệp sản phẩm ròng, tức

là một nền nông nghiệp thương phẩm Nền nông nghiệp mà chủ nghĩa trọngnông hướng tới là một nền nông nghiệp kinh doanh theo phương thức tư bảnchủ nghĩa, với mục tiêu theo đuổi các giá trị mới Họ khẳng định, nôngnghiệp là nơi tạo ra tích lũy vốn ban đầu cho sự phát triển Hạn chế củatrường phái này là tuyệt đối hóa vai trò của xã hội công nghiệp phát triển, cònphát triển nông nghiệp chỉ là giai đoạn tất yếu, cơ bản và phải bị vượt quatrong quá trình phát triển

Trang 8

Trường phái của David Ricado: Khi bàn đến phát triển kinh tế nông

nghiệp, nhà kinh tế học cổ điển người Anh là David Ricado cho rằng: Pháttriển nông nghiệp không có lợi vì đất đai có giới hạn, do đó khi dân cư tănglên phải canh tác cả trên những đất đai xấu, dẫn đến tình trạng lợi nhuận nôngnghiệp giảm, ảnh hưởng đến tích lũy của cải, tăng tư bản, do đó nông nghiệp

là giới hạn của sự tăng trưởng "Trong "Nguyên lý kinh tế chính trị học vàthuế", Ricardo đã cho rằng hạn chế tăng trưởng nông nghiệp sẽ tạo ra giới hạncận trên cho khu vực phi nông nghiệp và sự hình thành vốn để mở rộng kinhtế"" [37, tr 5] Ricacdo còn cho rằng, khi dân số tăng lên, nhu cầu về nôngsản ngày càng nhiều, buộc người ta phải tính đến những mảnh đất ít màu mỡhơn để canh tác và như vậy làm cho hiệu quả đầu tư vốn trong nông nghiệp bịgiảm dần Theo ông sự phát triển của nông nghiệp cũng là động lực để pháttriển các ngành kinh tế khác

là cơ sở của mọi xã hội và trước hết là cơ sở của nền sản xuất tư bản chủnghĩa Như vậy, trong quan điểm bàn về phát triển kinh tế Mác và Ăng-ghen

đã rất coi trọng phát triển nông nghiệp, coi nó là điểm xuất phát trong tiếntrình phát triển Nhưng nông nghiệp phát triển theo con đường nào? Đó là vấn

đề mà các ông còn quan tâm hơn Mác và Ăngghen đã đưa ra khái quát, rằngcần thiết phải giao đất cho những người lao động nông nghiệp đã được liênhợp lại Các ông cũng đã chỉ ra tính chất nhiều vẻ của nông nghiệp trongnhững điều kiện khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát không chỉ về vị trí và

Trang 9

chất lượng của đất đai mà còn là do sự khác nhau về qui mô đầu tư vào tư bảnruộng đất, bao gồm thay đổi về kỹ thuật, tiến hành thâm canh và chế độ canhtác hợp lý

Kinh tế học Mác - Lênin giai đoạn Lênin được xây dựng trong điềukiện chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội (CNXH)đang được xác lập ở nước Nga Lênin là người đã kế tục xuất sắc các quan điểmcủa Mác - Ăngghen về kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.Ông cho rằng việc xuất hiện chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, tức là hìnhthành một nông nghiệp thương phẩm, xét về mặt lịch sử là một bước tiến bộ.Chủ nghĩa tư bản đã xã hội hóa sản xuất nông nghiệp, đã biến nông nghiệp trởthành một lĩnh vực kinh doanh như những lĩnh vực khác Lênin đã khẳng địnhcông lao của chủ nghĩa tư bản trong phát triển kinh tế nông nghiệp, chính chủnghĩa tư bản đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển Ngay từ lúc đó Lênin đã kháiquát và chỉ ra hai con đường phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp làcon đương kiểu Phổ (những đại điền trang được duy trì) và con đường kiểu

Mỹ (cách mạng xóa bỏ chế độ chiếm hữu đất đai của địa chủ)

Sau Cách mạng tháng Mười Nga, khi chính quyền đã về tay nhữngngười cộng sản và nhân dân lao động, Lênin có điều kiện để áp dụng tư tưởngkinh tế của mình vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước Trong điềukiện chiến tranh ông đã tiến hành thực hiện chính sách kinh tế "Cộng sản thờichiến" Sau khi hòa bình lập lại trên đất nước Lênin sớm nhận ra sự lạc hậu,không phù hợp của mô hình chính sách kinh tế này trong điều kiện mới Dovây, ông đã nhanh chóng thực hiện mô hình "Chính sách kinh tế mới" (NEP).Trong nội dung của (NEP) Lênin đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển kinh

tế nông nghiệp ở nước Nga lúc bấy giờ Chẳng hạn, dưới sự lãnh đạo của ônghàng loạt các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp đã được thực hiện,như: chính sách thuế lương thực; chính sách xóa bỏ chế độ trưng thu lươngthực thừa; chính sách khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa trong nông

Trang 10

nghiệp thông qua trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp với công nghiệp Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của Lênin trong thực hiện các chínhsách kinh tế nông nghiệp thời kỳ hòa bình và xây dựng của nước Nga

Từ quan điểm về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Lênin

đã thể hiện sự khẳng định vai trò to lớn của phát triển kinh nông nghiệp trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội Ông cho rằng, trong quá trình phát triểnkinh tế hàng hóa, phát triển kinh tế nông nghiệp là giải pháp đầu tiên trướckhi tiến hành công nghiệp hóa đất nước

1.1.1.3 Kinh tế học hiện đại

Lịch sử phát triển tri thức khoa học về kinh tế của thế giới trong thế

kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI đã ghi nhận sự cạnh tranh, thay thếnhau của các học thuyết kinh tế Do thực tiễn không ngừng vận động biến đổi

và phát triển, cho nên các lý thuyết kinh tế trên thế giới cũng không ngừngvận động, nhằm giải quyết các vấn đề của nền kinh tế thị trường hiện đại.Kinh tế học hiện đại rất phong phú, nghiên cứu nhiều lĩnh vực của đời sốngkinh tế và xuất hiện nhiều quan điểm, trường phái khác nhau Tuy nhiên, vềphát triển nông nghiệp, quan điểm của các lý thuyết kinh tế thường tập trungnhấn mạnh vào một số luận điểm như sau:

Một là, con đường phát triển tất yếu đối với mọi quốc gia để chuyển từ

nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế phát triển là nền kinh tế thị trường Trongtiến trình đó, nông nghiệp phải được coi là xuất phát điểm cho sự phát triển

Hai là, nông nghiệp phải được giải phóng khỏi những quan hệ phong

kiến, lệ thuộc - trở lực cho sự phát triển sức sản xuất và phải trở thành nềnnông nghiệp thương phẩm, một lĩnh vực kinh doanh, một bộ phận trong cơcấu chung của nền kinh tế thì mới phát triển

Trang 11

Ba là, dù bước đi và nội dung có những đặc điểm riêng, nhưng cũng

giống như những ngành khác, nông nghiệp cũng phải được từng bước CNH,HĐH

Bốn là, kinh tế hộ gia đình và hình thức phát triển của nó theo yêu cầu

của nông nghiệp hàng hóa - trang trại gia đình - là hình thức kinh tế có sứcsống mãnh liệt và có tính thích ứng cao đối với mọi chế độ xã hội

Năm là, muốn phát triển lĩnh vực kinh tế nông nghiệp các quốc gia,

vùng kinh tế phải lựa chọn lợi thế so sánh của sản phẩm, nhằm khai thác tối

đa tiềm năng và lợi thế cạnh tranh

Sáu là, kinh tế nông nghiệp phụ thuộc lớn vào thể chế, chính sách

trong tiến trình phát triển của các quốc gia

Bảy là, từng ngành sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau,

nhưng nhìn chung nông nghiệp luôn chiếm vị trí trọng yếu ban đầu, sau đógiảm dần trong quá trình phát triển, nhưng vai trò lại không giảm, nhất là cótác động của kinh tế thị trường và công nghiệp hóa

1.1.2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trải qua hai thập niên thực hiện công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế củanước ta đã có những chuyển biến tích cực

Tính đến thời điểm hiện tại, nông nghiệp chiếm khoảng25% GDP, 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho 70% laođộng xã hội, và liên quan đến thu nhập, đời sống của khoảng 80%dân số nước ta Vì thế, nông nghiệp Việt Nam chiếm vai trò cực kỳquan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở của sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội [14,

tr 9]

Trang 12

Ngành kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay không chỉ đáp ứngnhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo an ninh lương thựccho đất nước mà còn cung cấp một lượng lớn những nguyên liệu phục vụ chocác ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm,hải sản, Đồng thời, nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào chocác ngành kinh tế khác trong xã hội.

Phát triển kinh tế nông nghiệp tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấulao động theo hướng tích cực Phát triển nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết việclàm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của lao động nông nghiệp, nông thôn.Đồng thời làm tăng sức mua và thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ pháttriển

Phát triển kinh tế nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nộiđịa, mà sản phẩm nông nghiệp còn tham gia xuất khẩu đến nhiều nước trên thếgiới Các sản phẩm từ nông nghiệp xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 5 tỷ UDS,chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu Chính nguồn thu nhập này đãgóp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách và cung cấp một lượng vốn khálớn cho phát triển nền kinh tế của đất nước

Phát triển kinh tế nông nghiệp còn là mục tiêu để bảo vệ và làm giàumôi trường sinh thái, phục vụ đời sống xã hội thông qua việc bảo vệ và pháttriển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng kinh tế, phát triển các cụm cây xanh

và mặt nước, kết hợp giữa kinh tế và môi trường Phát triển kinh tế nông nghiệpphải ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, đảm bảo phát triển bền vững,giữ cho tài nguyên đất, tài nguyên nước không bị ô nhiễm Đồng thời, phát triểnnông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái

Phát triển nông nghiệp còn là điều kiện lưu giữ, giữ gìn các loại hìnhvăn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, phát huy truyền thống của dântộc, phát triển du lịch, đó là những giá trị văn hóa làng xã, những phi vật thể,những làng cổ, làng nghề tạo nên diện mạo đặc trưng của văn hóa Việt Nam

Trang 13

Như vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta có vai trò to lớntrên nhiều phương diện khác nhau Và, không chỉ bây giờ vai trò của lĩnh vựckinh tế nông nghiệp mới được chúng ta khẳng định, mà ngay từ khi mới thànhlập Đảng cho đến công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn khẳng định vaitrò quan trọng của nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong tiến trình đấutranh cách mạng và xây dựng đất nước Việt Nam Khi hòa bình lập lại 1954,miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng CNXH, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ đặcđiểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệplạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

để làm cơ sở xây dựng đường lối chiến lược và các mục tiêu kinh tế - xã hộicủa Đảng Đây là một nhận định hết sức đúng đắn và có tầm chiến lược củaBác trong chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội Kế thừa tư tưởng của Hồ Chủtịch, sau này các kỳ Đại hội của Đảng đã không ngừng khẳng định và từngbước làm rõ thêm đặc điểm này, lấy đó làm cơ sở để xây dựng đường lốichiến lược và mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước

Tại Đại hội Đảng III (1960), vận dụng học thuyết Mác - Lênin về thời

kỳ quá độ và xuất phát từ đặc điểm của đất nước, Đại hội đã chỉ rõ:

Công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải làmột quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc

từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá nhân và sở hữu tập thể, từchế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, cá thể tiến lên chủnghĩa xã hội, bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, chúng ta tiến hànhcông nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tạo ra cơ cấu công - nông nghiệphiện đại, thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp nhẹ phát triển

Nhưng, muốn phát triển công nghiệp và tiến hành côngnghiệp hóa CNXH phải có điều kiện tiên quyết như lương thực,thực phẩm, lao động , do vậy phải phát triển kinh tế nông nghiệp,

Trang 14

nông thôn Đảng ta đã chỉ rõ: công nghiệp và nông nghiệp là hai bộphận chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, có quan hệ mật thiết lẫnnhau cần được phát triển và khẳng định: "Xây dựng một nền kinh tếchủ nghĩa xã hội cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nôngnghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nôngnghiệp và công nghiệp nhẹ [19, tr 68]

Tiếp theo Đại hội, các Hội nghị Trung ương lần thứ 5, 7, 8, 10, 11,

19, 22 khóa III đã đề ra những chủ trương và chính sách lớn nhằm đẩy mạnhsản xuất nông nghiệp Do đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp thời kỳnày đã được tăng cường đáng kể, sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhữngthành tựu đáng tự hào

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đại hội IV (1976) của Đảngtiếp tục khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm của cảthời kỳ quá độ và xác định lấy nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và công nghiệpnhẹ làm cơ sở ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý Đại hộicũng chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976-1980) là: "Tập trung cao

độ lực lượng của cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước phát triểnvượt bậc về nông nghiệp nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước vềlương thực, thực phẩm và một phần hàng tiêu dùng thông thường " [19, tr 68]

Theo đường lối trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương,chính sách lớn, như đầu tư cho thủy lợi, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp,phát triển giao thông nông thôn Đặc biệt từ ngày 13/11/1981, Ban Bí thưTrung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng

"khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động" trong tác xã nông nghiệp đãtạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn

Trang 15

Sau hơn 30 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta càng nhận thức

rõ vai trò và vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp côngnghiệp hóa đất nước Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp của đất nướccòn ở trong tình trạng lạc hậu, tự cung tự cấp với năng suất thấp, Đảng ta thấy

rõ vấn đề bức thiết phải tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, làm cho nôngnghiệp vươn lên đáp ứng những nhu cầu đời sống nhân dân, tạo nguồn tích lũyvốn cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Do vậy, Đại hội V của Đảng đã xácđịnh mục tiêu kinh tế - xã hội tổng quát và những chính sách lớn Trong 5 năm1981-1985 và những năm 80 cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp,coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuấtlớn CNXH; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hợp lý Đó là những nội dungchính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt Trên quan điểm đó,Đảng ta đã chỉ đạo bố trí lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, qui định vị trí, nộidung và mức độ phát triển các ngành kinh tế, kết hợp đúng đắn ngay từ đầucông nghiệp và nông nghiệp trong một cơ cấu hợp lý Do đó, nền kinh tế nước

ta đã có những chuyển biến và tiến bộ quan trọng, nhất là trong nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy sản

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đánh dấu một bước ngoặt lớntrong đổi mới tư duy của Đảng ta về phát triển kinh tế nông nghiệp Đại hội

đã đề ra những quan điểm và chính sách đổi mới, trước hết là đổi mới về kinh

tế, thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trò hàng đầu củanông nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương thực, thựcphẩm, nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; phấn đấu đưanông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa CNXH Đại hội đãchỉ rõ: "Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt làtrong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thực sự tập trung sức người, sức củavào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thựcphẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu" [3, tr 19]

Trang 16

Trong chặng đường đầu tiên phải tập trung sức phát triển nông nghiệp,coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuấtlớn CNXH Vì vậy ngày 5/4/1998, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10/NQ-TW

về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, trong đó xác định chế độ tự chủ sảnxuất kinh doanh, chuyển sang hạch toán kinh doanh CNXH, chấn chỉnh tổchức và đổi mới hợp tác xã, xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ,hoàn thiện việc khoán đến hộ và ổn định mức giao Việc thực hiện các nghịquyết của Ttung ương Đảng, trong đó có Nghị quyết 10/NQ-TW đã đưa đếnnhững thành tựu to lớn hơn trong nông nghiệp nông thôn

Từ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phân tích những vấn

đề mới có bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển, Đại hội VII (1991) của Đảng đãthông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH vàchiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năn 2000 Đại hội đã khẳngđịnh: "Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, pháttriển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụquan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội" [3, tr 20-21] Đồngthời cương lĩnh xây dựng đất nước CNXH cũng đã chỉ rõ:

Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theohướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàndiện là nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất

- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suấtlao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân [3, tr 21]

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và thực tiễn cuộc sống,Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết 05 NQ/HNTW ngày 10/6/1993 vềtiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đã xác định một hệthống quan điểm nhằm tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn Trong đó,xác định quá trình CNH, HĐH đất nước, đặt sự phát triển nông nghiệp và

Trang 17

kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa là nhiệm vụ chiến lược hàngđầu Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thànhphần trong nông nghiệp, nông thôn theo định hướng CNXH; huy động tối đakinh tế hộ xã viên, cá thể, tư nhân và kinh tế hợp tác, liên doanh với nướcngoài; gắn sản xuất với thị trường, quá trình phát triển sản xuất đi đôi với mởrộng thị trường tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹthuật, nhất là công nghệ sinh học để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm,

hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh; tăng sứcmua của thị trường nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu; có chính sách khuyến khích

và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước Gắn phát triển kinh tế với phát triển vănhóa, xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới Đồngthời, đề ra giải pháp đổi mới các chính sách vĩ mô, như chính sách thị trườngtiêu thụ nông sản hàng hóa, chính sách đầu tư và chính sách tín dụng, chínhsách thuế sử dụng đất và thủy lợi phí, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chínhsách khoa học và công nghệ và chính sách xã hội nông thôn

Năm 1996, Đại hội VIII của Đảng đã quyết định chuyển sang thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Xác định CNH, HĐH là sự nghiệp của toàndân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo Đạihội cũng đã chỉ rõ đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; coiCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nội dung cơ bản của những năm cònlại của thập kỷ 90

Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp; hình thành cácvùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vậtnuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng,đảm bảo về an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêucầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoàinước Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh họchóa, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị

Trang 18

Phát triển các làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới baogồm: tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,hàng xuất khẩu Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từngbước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại [3, tr 28-29].Tiếp theo, Bộ Chính trị khóa VIII ra Nghị quyết 06-NQ/TW ngày10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; xác định coitrọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nôngthôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực

kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài; là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế,chính trị, xã hội, củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướngCNXH Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp vớicông nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường Gắn phát triển nông nghiệpvới xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa

và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn Phát huy lợi thế của từngvùng, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệphàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm

và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh vào xuất khẩu Phát triển nền nôngnghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo và cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướngdẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng luật Từ những quan điểm trên,Nghị quyết cũng đã đề ra những chủ trương và chính sách lớn, trong đó cóchính sách về các thành phần kinh tế; chính sách đất đai; chính sách về khoahọc công nghệ; chính sách đầu tư, tín dụng và thị trường và một số chính sách

xã hội để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đại hội lần thứ IX (năm 2001) của Đảng

đã chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan

Trang 19

hệ sản xuất cho phù hợp theo định hướng CNXH, tăng cường sự chỉ đạo và huyđộng các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nôngthôn Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 15-NQ/

TW về "Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônthời kỳ 2001-2010" Nghị quyết đã xác định rõ nội dung tổng quát CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn:

Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thịtrường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụngcác thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học,đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuấtnông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sứccạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn làquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăngnhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp

và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp;xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểnnông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xâydựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, côngbằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và vănhóa của nhân dân nông thôn [24, tr 92-93]

Như vậy, có thể nói trải qua một quá trình phát triển tư duy lý luận,Đảng ta đã không ngừng hoàn thiện quan điểm đường lối của mình về phát triểnkinh tế nông nghiệp Điều đó nói lên tầm quan trọng của phát triển kinh tế nôngnghiệp trong toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta

Trang 20

1.2 CHÍNH SÁCH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm chính sách

Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về "chính sách" Thực

tế đang tồn tại nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về chính sách Song, quanđiểm của F.Ellis được nhiều người tán thành, ông quan niệm, chính sách như

là sự kết hợp của đường lối, mục tiêu và phương pháp mà chính phủ lựa chọnđối với lĩnh vực kinh tế, kể cả các mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lựachọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó Như vậy, F.Ellis coichính sách như là sự kết hợp của đường lối, mục tiêu và các phương pháp màchính phủ lựa chọn để tạo ra tăng trưởng

Tổng hợp một số quan điểm trên thế giới và Việt Nam chúng tôi chorằng, chính sách như là cách thức và hành động mà nhà nước lựa chọn nhằmtác động vào sự phân bổ các lợi ích của chủ thể hoạt động trong xã hội haymột lĩnh vực nhất định nào đó (kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh )

Đối với Việt Nam, chính sách là hệ thống các phương pháp, cách thức,biện pháp của Nhà nước cụ thể hóa đường lối của Đảng trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội với nhằm đạt được các mục tiêu trong mỗi giai đoạn lịch sử

Với cách hiểu chính sách như trên có thể nêu một định nghĩa khái quát như sau: chính sách kinh tế là hệ thống các quan điểm, biện pháp,

phương pháp can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế

nhằm đạt các mục tiêu đã lựa chọn, trong một thời gian nhất định.

Kế thừa và tổng kết một số quan niệm về chính sách kinh tế nông

nghiệp, chúng tôi cho rằng, chính sách kinh tế trong nông nghiệp là tổng thể

các biện pháp tác động của nhà nước có liên quan đến nông nghiệp và cácngành có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất

Trang 21

định, trong một thời hạn nhất định Như vậy, tùy theo định hướng mục tiêulâu dài hay trước mắt mà nhà nước có những biện pháp thích hợp để tác độngvào nông nghiệp coi đó như là công cụ để quản lý, điều tiết sự phát triển củakinh tế nông nghiệp.

1.2.2 Phân loại chính sách kinh tế nông nghiệp

Trong thực tế đang tồn tại nhiều cách phân loại chính sách kinh tế đốivới nông nghiệp, nông thôn

Phân loại theo địa chỉ tác động của chính sách, chúng ta có các nhóm

chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp như sau:

+ Chính sách hỗ trợ đầu vào của sản xuất nông nghiệp Đó là cácchính sách về trợ giá giống mới cây trồng vật nuôi, trợ giá phân bón, thuốcbảo vệ động thực vật, chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn;chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Chính sách điều chỉnh đầu ra của sản xuất nông nghiệp Bao gồmchính sách về bảo hiểm nông sản, chính sách bảo hộ nông sản, chính sách miễngiảm thuế nông sản, chính sách miễn giảm thuế buôn bán nông sản, chínhsách khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Phân loại theo mức độ quan trọng của mục tiêu cần đạt tới của chính sách:

+ Chính sách phục vụ mục tiêu cơ bản, như chính sách đất đai, chínhsách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 22

+ Nhóm chính sách có tác động dài hạn, như: chính sách đất đai; chínhsách bảo hiểm nông sản

+ Nhóm chính sách có tác động trung hạn, như: chính sách khuyếnnông hỗ trợ sản phẩm mới, chính sách tín dụng thực hiện các chương trìnhphát triển nông nghiệp theo mục tiêu và có thời hạn xác định

+ Nhóm chính sách có tác động ngắn hạn, như: chính sách miễn giảmthuế hay hỗ trợ nông nghiệp khi thiên tai, dịch bệnh, chính sách hỗ trợ giốngnuôi trồng mới, chính sách bảo trợ nông sản

Phân loại tổng hợp

Nhóm một: Bao gồm các chính sách có vai trò tác động trực tiếp vào

người sản xuất, làm thay đổi (điều chỉnh) qui mô cũng như phương hướng sảnxuất - kinh doanh trong những điều kiện cụ thể và thời gian nhất định Cácchính sách cụ thể thuộc nhóm này là:

 Chính sách trợ giá trực tiếp đối với sản phẩm đầu ra tại nơi sản xuất

 Chính sách tín dụng có mục tiêu đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất

 Chính sách trợ cấp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiệnmôi trường cần thiết cho sản xuất

 Chính sách giao nộp lương thực và một số nông sản khác với nhữngđiều kiện xác định do Chính phủ đề ra

 Chính sách chuyển hướng sử dụng đất, cải tạo ruộng đất

 Chính sách khuyến nông và triển khai nông nghiệp

Nhóm hai: Bao gồm các chính sách vĩ mô tác động trong phạm vi kinh

tế nội địa; có tác dụng điều chỉnh một hoạt động hoặc một một tập hợp cáchoạt động kinh tế nhất định Các chính sách thuộc nhóm này là:

 Chính sách định giá nội địa độc quyền

Trang 23

 Chính sách can thiệp mua nông sản theo giá bảo trợ - lập kho dự trữnhà nước.

 Chính sách trợ cấp giá lương thực và một số mặt hàng thực phẩmcho người tiêu dùng

 Chính sách đánh giá sản phẩm thô hoặc qua chế biến

 Chính sách trợ cấp cho ngành công nghiệp có liên quan tới sản xuấtnông nghiệp hoặc sử dụng những ưu đãi riêng về thuế tương đương trợ cấp

 Chính sách đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu khoa học cho nông thôn

Nhóm ba: Bao gồm các chính sách tác động hiệu chỉnh mối quan hệ

kinh tế nội địa với kinh tế bên ngoài (quốc tế) Đó là:

 Chính sách thuế nhập khẩu: Chính phủ thường dùng các loại thuế vànghĩa vụ đối với hàng nhập khẩu dưới nhiều dạng khác nhau nhằm hạn chếhoặc khuyến khích nhập khẩu một loại sản phẩm, vật tư nào đó

 Chính sách trợ cấp hoặc đánh thuế xuất khẩu: Chính phủ thườngđiều tiết khối lượng sản phẩm xuất khẩu thông qua chính sách trợ cấp qua giá(khi muốn khuyến khích xuất khẩu) và chính sách đánh thuế cao (khi muốnhạn chế xuất khẩu)

 Chính sách hạn ngạch (quota) nhập khẩu: Chính sách này có tác dụngtương tự chính sách đánh thuế nhập khẩu với mục đích hạn chế nhập khẩu

 Sử dụng hàng rào phi thuế quan bằng nhiều văn bản chính sách cótác dụng gây trở ngại cho nhập khẩu, chẳng hạn các qui định ngặt nghèo vềtiêu chuẩn y tế, chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, đặc biệt là những đòihỏi về tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng nhập khẩu Những qui định nàythường thay đổi trong thời gian rất ngắn và có tác dụng điều tiết lượng hàngnhập khẩu tương đối hiệu quả

Trang 24

 Chính sách tỷ giá: Để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu nói chunggiữa các nhóm hàng tham gia xuất nhập khẩu.

1.2.3 Đặc điểm của chính sách kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạpđối với các quốc gia đang phát triển Vì khu vực này thường trải rộng trênnhiều địa bàn khác nhau với tính đa dạng, phong phú, đặc thù của mỗi địaphương, vùng miền Dân cư nông thôn chủ yếu gắn liền với sản xuất nôngnghiệp, với môi trường tự nhiên và thường gặp nhiều rủi ro Người dân nôngthôn vừa là người chủ gia đình vừa là người chủ sản xuất, họ sản xuất để nuôisống chính bản thân và gia đình, nếu có dư thừa thì mới mang ra thị trường.Tính đa dạng, không đồng đều của nông nghiệp, nông thôn là một đặc điểm

có ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp

Do đó chính sách nông nghiệp của các quốc gia, khu vực, vùng miền đềumang những nét đặc thù với màu sắc riêng Chính sách nông nghiệp thườngbao hàm cả chính sách kinh tế và chính sách phi kinh tế Ngày nay nôngnghiệp không chỉ là nơi sản xuất ra của cải vật chất mà còn là địa bàn có sốlượng dân cư rất đông Nông nghiệp, nông thôn là nơi tàng trữ các giá trị vănhóa tinh thần của xã hội, là nơi thực hiện các quá trình bảo vệ môi trường, bảo

vệ tài nguyên quốc gia Nông nghiệp không chỉ sản xuất ra của cải cho xã hội

mà còn là là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cho phát triển bền vững

Vì vậy, chính sách phát triển của các quốc gia đều mang những đặc trưngriêng Các chính sách này không chỉ nhằm phát triển kinh tế mà còn phải gópphần giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến văn hóa, xã hội, truyền thống.Đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững chính là đảm bảo sự cân bằngcủa xã hội Trên thực tế nông dân luôn là lực lượng bị thiệt thòi nhất trongquá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Do đất đai bị thu hẹp, do năng suấtlao động thấp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cho

Trang 25

nên thu nhập của người nông dân thường thấp trong xã hội Các chính sáchphát triển nông nghiệp ngoài mục đích kinh tế còn phải hướng vào xóa đóigiảm nghèo, nâng cao dân trí, lưu giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa tinh thần

1.2.4 Những nhân tố cơ bản tác động đến chính sách kinh tế nông nghiệp

Chính sách nói chung, chính sách kinh tế nông nghiệp nói riêng luônchịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố về:

Một là, nhân tố quan trọng và chi phối trước tiên đến chính sách kinh

tế nông nghiệp là thể chế chính trị xã hội của mỗi quốc gia Đó chính là chế

độ chính trị - xã hội của các quốc gia được hiến pháp qui định với bản chất vàhình thức tổ chức của nhà nước Mỗi chế độ chính trị - xã hội khác nhau cóbản chất và hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và cũng có những khác biệtnhất định khi xây dựng và thực thi hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, trong

đó có chính sách phát triển nông nghiệp

Hai là, chính sách kinh tế nông nghiệp chịu sự tác động và chi phối

của việc định hướng, chiến lược phát triển của nhà nước Nhà nước, thể chếhóa đường lối, chiến lược phát triển của Đảng thành những chính sách cụ thểnhằm thực hiện thành công chủ trương lớn đó

Ba là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến

chính sách phát triển nông nghiệp Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiệnnay, nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế nông nghiệp nói riêng của cácquốc gia không thể không hòa nhập vào khu vực và toàn cầu, các sản phẩm từnông nghiệp đang được toàn cầu hóa Nó chi phối mạnh mẽ các chính sáchnông nghiệp; chẳng hạn như chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động,chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông sản Do vậy, trong xu thế toàn cầu

Trang 26

hóa hiện nay, nền kinh tế nông nghiệp nước ta không thể không hòa nhập vàonền kinh tế nông nghiệp thế giới.

Bốn là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến chính

sách kinh tế nông nghiệp Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách kinh

tế nông nghiệp chịu tác động của những thành tựu khoa học, công nghệ củaquốc gia đó và của thế giới Khoa học kỹ thuật ngày nay đã thực sự trở thànhmột lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành động lực cho sự tăng trưởng kinh

tế của các quốc gia Chính mức độ và quy mô áp dụng trình độ khoa học - kỹthuật vào sản xuất nông nghiệp của một quốc gia sẽ quy định việc xây dựng

và thực hiện chính sách nông nghiệp Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ tạo rađộng lực và mục tiêu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế nôngnghiệp cho mỗi quốc gia

Năm là, điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, môi trường, địa

hình, thổ nhưỡng, nguồn nước có ảnh hưởng rất quan trọng đến chính sáchkinh tế nông nghiệp Chính sách kinh tế nông nghiệp ở một quốc gia mà hội

tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp sẽ khác với cácnước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Sáu là, quy mô, tốc độ gia tăng dân số có tác động đến việc xây dựng

và thực hiện chính sách nông nghiệp của một quốc gia Một quốc gia mà cóquy mô dân số lớn, có tốc độ gia tăng dân số nhanh thì nhu cầu về lương thực,thực phẩm là rất lớn, do đó sẽ có cách quan tâm tương đối đặc thù so với mộtquốc gia quy mô dân số nhỏ, tốc độ gia tăng chậm

Bảy là, chính sách nông nghiệp còn chịu sự tác động của điều kiện

thực hiện bản thân chính sách Chính sách nông nghiệp được xây dựng phảidựa trên điều kiện kinh tế, trình độ phát triển của một quốc gia cụ thể Cácmục tiêu và giải pháp của chính sách nông nghiệp không thể vượt quá các

Trang 27

điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng khu vực, vùng miền Nếu thoát

ly điều kiện thực thi chính sách nông nghiệp sẽ khó có cơ hội thành công

1.2.5 Vai trò của chính sách nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách kinh tế là công cụ, phương tiện không thể thiếu được củanhà nước quản lý điều hành nền kinh tế Thông qua những chính sách kinh tế

cụ thể sẽ truyền các tác động quản lý kinh tế của nhà nước đến các tổ chức, cánhân trong xã hội Chính sách kinh tế là cách thức, biện pháp để thực hiệnthắng lợi các mục tiêu, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.Thực tiễn vận hành nền kinh tế của đất nước, nhất là trong 20 năm đổi mớivừa qua, chúng ta có thể nhận thấy trong cơ chế quản lý kinh tế, các chínhsách kinh tế là yếu tố năng động nhất, có tính nhạy cảm rất lớn trước nhữngbiến động của đời sống kinh tế - xã hội của nước ta Chính tính năng động, sựnhạy cảm này đã tạo ra nhu cầu không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sáchnhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống kinh tế của đất nước đặt ra Mộtbài học thấy rõ trong thời kỳ đổi mới đất nước là khi nào mà Nhà nước, cácđịa phương, ngành kịp thời xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp thì

sẽ mang lại kết quả cao, và ngược lại khi nào Nhà nước, các địa phương,ngành chậm xây dựng và thực hiện các chính sách không phù hợp thì kết quảrất thấp

Công cuộc đổi mới đất nước, mà trọng tâm và trước hết là đổi mới vềkinh tế đã khẳng định vai trò to lớn của các chính sách kinh tế Một hệ thốngchính sách kinh tế đồng bộ và phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nướctrong mỗi giai đoạn lịch sử sẽ là nhân tố đóng vai trò quyết định đảm bảo cho

sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, quá trình đổimới cũng cho chúng ta không ít bài học về việc xây dựng và thực thi chính

Trang 28

sách kinh tế không thích hợp đã có tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng vàphát triển của nền kinh tế.

Chính sách kinh tế nông nghiệp là một bộ phận quan trọng của hệthống chính sách phát triển kinh tế Vai trò của chính sách kinh tế nôngnghiệp được thể hiện trên các phương diện sau đây:

Một là, chính sách kinh tế nông nghiệp tạo lập môi trường thuận lợi,

phát huy quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, tổchức, cá nhân, góp phần quan trọng trong việc giải phóng mọi năng lực sảnxuất Nó huy động và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như vốn,đất đai, khoa học công nghệ, sức lao động để thúc đẩy kinh tế, nông nghiệpphát triển

Hai là, chính sách kinh tế nông nghiệp có tác động thúc đẩy quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Ba là, chính sách kinh tế nông nghiệp tác động trực tiếp đến các hộ

gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nôngnghiệp, khai thác tiềm năng đất đai, lao động… ở nông thôn Đồng thời, điềuchỉnh cơ cấu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy quá trình xây dựngkết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, theo hướng hiện đại, vănhóa, văn minh

Bốn là, chính sách kinh tế nông nghiệp có vai trò thúc đẩy cho sự sản

xuất hàng hóa tập trung của người nông dân, góp phần không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn

Năm là, chính sách kinh tế nông nghiệp có vai trò làm cơ sở cho việc

thực hiện các giải pháp khác nhằm không ngừng phát triển kinh tế-xã hội ởkhu vực nông thôn

1.2.6 Cơ chế xây dựng, thực hiện và điều chỉnh chính sách nông nghiệp

Trang 29

Lĩnh vực nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và chịu sựtác động của nhiều nhân tố Sự phát triển của nông nghiệp không thể tách rời

sự phát triển của các ngành kinh tế khác Không chỉ có vậy, sự phát triển củanông nghiệp còn chịu sự tác động của các nhân tố xã hội, nhân tố phi kinh tế

Do đó, chính sách phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống chínhsách, bao gồm chính sách kinh tế của các ngành khác và chính sách xã hội tácđộng tương hỗ lẫn nhau nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển Tất cảcác chính sách có tác động trực tiếp vào các lĩnh vực có liên quan đến nôngnghiệp hợp thành một hệ thống chính sách nông nghiệp

Tuy nhiên, để phát triển kinh tế nông nghiệp thì trước hết cần tậptrung vào hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp Hệ thốngchính sách kinh tế nông nghiệp là hệ thống các biện pháp, công cụ được ápdụng để thực hiện bằng các văn bản pháp quy tác động vào hệ thống nôngnghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xác định trong thời hạn ngắn nhất.Tùy theo thời hạn, các mục tiêu mà biện pháp, công cụ kinh tế đó tác độngvào khâu nào, vào tiểu hệ thống nào trong hệ thống kinh tế nông nghiệp

Quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách kinh tếnông nghiệp là một quá trình phức tạp và công phu bao gồm nhiều khâu, nhiềucông đoạn khác nhau, liên quan đến bộ máy, hệ thống tổ chức, con người và

có hàng loạt nhân tố tác động Quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện, điềuchỉnh chính sách kinh tế nông nghiệp được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện

và điều chỉnh chính sách kinh tế nông nghiệp

Chương trình (tổng thể, mục tiêu)

Xác định và lựa chọn loại chính sách

Tổ chức thực hiện chính sách

Kiểm tra, đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách

Dự báo tình hình (các nhân tố tác động đến chính sách)

Trang 30

Nhìn vào sơ đồ cho thấy trên cơ sở định hướng phát triển nôngnghiệp, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, dựbáo tình hình xây dựng các chương trình phát triển, tiến hành xác định lựachọn các loại chính sách và các mục tiêu cụ thể cho chính sách kinh tế nôngnghiệp Mỗi một chính sách ít nhất có một mục tiêu, từ các mục tiêu và thờihạn xác định, tiến hành xây dựng các phương án chính sách dưới hình thứccác văn bản chính sách cho phù hợp với nguyên tắc cơ bản là có bao nhiêumục tiêu thì có bấy nhiêu văn bản Dựa trên cơ sở xem xét nhiều phương ánkhác nhau của chính sách kinh tế về hiệu quả phát triển nông nghiệp mà nhàquản lý quyết định ban hành chính sách để triển khai tổ chức thực hiện trongcuộc sống thông qua cơ quan nhà nước các cấp và các đối tượng được hưởnglợi từ chính sách.

Thực tiễn đã khẳng định, mỗi chính sách ra đời và phát huy tác dụngtheo những qui luật nhất định, với những giới hạn nhất định Do thực tiễn biếnđổi phát triển không ngừng, cho nên mỗi một chính sách ra đời và phát huyđến một thời điểm nhất định sẽ không còn phù hợp với yêu cầu Vì vậy, cần

Trang 31

phải xây dựng một chính sách mới phù hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ

mới Thực chất của chính sách kinh tế nông nghiệp là biện pháp tác động

nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để thúc đẩynông nghiệp phát triển ở một giai đoạn nhất định nào đó Theo đó, quá trìnhxây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp phải đảm bảo tính đồng bộ,tính hệ thống, tính thực tiễn và thường xuyên được kiểm tra, đánh giá, tổngkết, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với vận động của thực tiễn.Đây là vấn đề có tính quy luật mà các nhà quản lý cần phải nắm vững trongquá trình hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách Chu trình vận động củachính sách bao gồm ba giai đoạn chính, đó là giai đoạn hoạch định chínhsách; giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách và giai đoạn kiểm tra, đánh giá,điều chỉnh chính sách

Hoạch định chính sách là công đoạn đầu có ý nghĩa rất quan trọng của

toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và điều chỉnh chính sách Nếu hoạchđịnh không đúng, không sát với thực tiễn thì chính sách sẽ không đi vào cuộcsống, hoặc đem lại hiệu quả không cao và thậm chí có thể phản tác dụng gâyhậu quả nghiêm trọng

Giai đoạn hoạch định chính sách kinh tế được cấu thành bởi nhiềukhâu công việc có tính chất liên thông và tác động chi phối lẫn nhau Đó làcác khâu: Lựa chọn chính sách - Xác định mục tiêu và thời hạn của chínhsách - Xây dựng phương án chính sách - Lựa chọn phương án chính sách tối

ưu - Quyết định chính sách Tất cả các khâu trên đều có ý nghĩa quan trọngđối với toàn bộ giai đoạn hoạch định chính sách, nếu một khâu không đượcchuẩn bị tốt sẽ dẫn đến sự thất bại hoặc kết quả không đạt ở mức độ nhưmong muốn

Chủ thể tham gia hoạch định chính sách nông nghiệp là toàn bộ các cơquan nhà nước có trách nhiệm, các tổ chức phát triển xã hội, các cộng đồng

Trang 32

dân cư, các nhóm xã hội được hưởng lợi Đối tượng chịu sự tác động củachính sách nông nghiệp là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế -xã hội có liênquan, các hộ nông dân và các đối tượng khác có liên quan Trong quá trìnhhoạch định chính sách nông nghiệp cần phải đảm bảo nguyên tắc phân cấp,phân công, có hệ thống tổ chức, bộ máy và con người tham gia thực hiện.

Vai trò của Chính phủ trong hoạch định chính sách thể hiện ở chỗ việcban hành chính sách vĩ mô có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Chẳng hạn quy định về những mục tiêu kinh tế - xã hội, những cân đối lớncủa nền kinh tế trong đó có kinh tế nông nghiệp, đảm bảo hướng chiến lượccủa nền kinh tế mang tính cơ cấu với các ngành, vùng Chính phủ quy địnhtrách nhiệm của từng ngành, các địa phương trong hướng dẫn và ban hànhnhững chính sách quy định để thực hiện các mục tiêu lớn đã đề ra Trong giaiđoạn hiện nay vai trò hoạch định chính sách vĩ mô về nông nghiệp của Chínhphủ đang được tập trung vào vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp thểhiện hướng phát triển các ngành nông nghiệp và các thành phần kinh tế trongnông nghiệp; thể hiện trong việc cải biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp; vànhững chính sách trong việc phát triển các thành phần kinh tế, thị trường tiêuthụ sản phẩm nông nghiệp, chính sách đầu tư, chính sách đất đai

Vai trò của các bộ, ngành, địa phương liên quan đến chính sách nôngnghiệp được thể hiện ở chỗ quán triệt sự phân công, chỉ đạo của Chính phủtrong chính sách kinh tế nông nghiệp, nông thôn Vai trò của các bộ, ngành cóliên quan đến chính sách nông nghiệp được thể hiện rõ ở chỗ tiến hành triểnkhai hoặc ban hành những văn bản chính sách để cụ thể hóa nhằm phù hợpvới điều kiện và những mục tiêu về phát triển kinh tế nông nghiệp Các bộ,ngành liên quan nhiều đến chính sách kinh tế nông nghiệp là: nông nghiệp vàphát triển nông thôn; kế hoạch đầu tư; tài chính; ngân hàng; thủy sản; tàinguyên môi trường

Trang 33

Vai trò của các tổ chức phát triển xã hội, của các cộng đồng dân cưtrong việc hoạch định chính sách nông nghiệp thể hiện ở chỗ tiến hành tư vấn

và thẩm định tính đúng đắn và khả năng thực thi của các chính sách nôngnghiệp do các quan nhà nước ban hành

Để việc hoạch định và hướng dẫn thực hiện chính sách kinh tế pháttriển nông nghiệp được đúng đắn cần phải chú ý đến tất cả các khâu công việccủa quá trình hoạch định, cũng như phát huy vai trò tham gia tích cực của cácchủ thể tham gia

Tổ chức thực hiện chính sách là công đoạn chính trong quá trình ban

hành, chỉ đạo thực hiện chính sách Có chính sách đúng chưa đủ, muốn đạtmục tiêu của chính sách thì phải đặc biệt coi trọng quá trình tổ chức thực hiệnchính sách, nhằm biến chính sách thành hoạt động và kết quả trong thực tiễn.Quá trình tổ chức thực hiện chính sách là một quá trình phức tạp có ý nghĩaquyết định đến sự thành công hay thất bại của chính sách, là điều kiện quyếtđịnh để đưa chính sách vào cuộc sống Quá trình tổ chức thực hiện chính sáchkinh tế chịu tác động, chi phối của nhiều nhân tố như: vấn đề mà chính sáchgiải quyết; đối tượng mà chính sách tác động; hoàn cảnh chính trị, xã hội,kinh tế trong nước và quốc tế; tiềm lực kinh tế, các nguồn lực và điều kiện đểthực thi chính sách; công tác tuyên truyền, năng lực trình độ của bộ máy vàcán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách; thể chế hành chính và thái

độ của nhân dân trước chính sách đã ban hành

Quá trình thực hiện chính sách kinh tế bao gồm nhiều bước triển khai:chuẩn bị triển khai chính sách - chỉ đạo thực hiện chính sách Trong đó, bướcchuẩn bị triển khai chính sách được xác định là thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị

tổ chức và cán bộ cho triển khai chính sách Các cơ quan nhà nước liên quanđến việc thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp phải có đầy đủ năng lực,trách nhiệm và nguồn lực để thực hiện Nếu chính sách kinh tế nông nghiệp

Trang 34

tác động đến nhiều ngành thì cần phải đảm bảo tốt khâu phối kết hợp, phâncông trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên tham gia.

Sau khi đã thực hiện bước chuẩn bị triển khai, các cơ quan liên quantiến hành bước chỉ đạo thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp Đưa cácchính sách này vào cuộc sống thông qua các tổ chức Đảng và chính quyền cáccấp; thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, xây dựng và thực hiện các

dự án chính sách, tổ chức một hệ thống các tổ chức sự nghiệp và dịch vụ đểthực hiện chính sách

Chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệpbao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan đến nông nghiệp, các cơquan nhà nước như: nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế hoạch đầu tư; tàichính; khoa học công nghệ; thủy sản; thương mại; tài nguyên và môi trường

Để thực hiện thắng lợi chính sách kinh tế nông nghiệp cần đảm bảođồng thời nhiều điều kiện, yếu tố Trước hết, chính sách đó phải là đúng đắn,phù hợp Đồng thời, phải có nền hành chính công đủ mạnh, với sức mạnhtổng hợp từ trên xuống dưới, với đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất

để thực hiện Cũng như phải phát huy cao độ sự tham gia tích cực của nhữngngười được hưởng lợi

Kiểm tra, đánh gíá, tổng kết và điều chỉnh chính sách là giai đoạn cuối

của chu trình chính sách Kiểm tra, đánh giá, tổng kết và điều chỉnh chínhsách có ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì, nó cho chúng ta biết mức độ hiệu quảcủa chính sách, đồng thời cho chúng ta biết cần phải làm gì ở các bước tiếptheo Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, trên cơ sở thu thập cácthông tin về thực hiện chính sách, tiến hành đánh giá việc thực hiện chínhsách về hiệu lực, hiệu quả của chính sách kinh tế đã ban hành và thực hiện

Từ đó có thể nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với quátrình vận động của thực tiễn, đảm bảo cho chính sách đã ban hành phù hợp,phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn Sự điều chỉnh chính sách bao gồm

Trang 35

cả về mục tiêu cần đạt của chính sách, các giải pháp và công cụ của chínhsách; điều chỉnh các điều kiện phục vụ cho việc thực hiện chính sách đảm bảođược liên tục, không bị gián đoạn và đi đến thành công

Việc tổng kết thực hiện chính sách là bước cuối cùng của giai đoạntriển khai thực hiện chính sách kinh tế Công tác tổng kết thực hiện chính sáchnhằm đánh giá lại toàn bộ mục tiêu và tiến trình triển khai, đánh giá mặt đượccủa chính sách và đề xuất những điều cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chínhsách hoặc đề xuất chính sách mới để tiếp tục thực hiện mục tiêu đã đề ra

1.2.7 Kinh nghiệm hoạch định, thực thi và kiểm tra, điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp ở một số địa phương và một số nước trên thế giới

Việc tiến hành xem xét những kinh nghiệm về hoạch định, thực thi vàkiểm tra điều chỉnh chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở các nước trênthế giới có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình hoàn thiện chính sách kinh

tế phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa hiện nay

* Kinh nghiệm của nước Mỹ

Mỹ là nước có nền công nghiệp phát triển với quy mô và mức độ lớnnhất thế giới, đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật thúc đẩy nông nghiệp nhanhchóng đi lên CNH, HĐH, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai rộnglớn và màu mỡ Sản xuất nông nghiệp của Mỹ là điển hình của một nền sảnxuất nông sản hàng hóa phát triển ở trình độ cao Tất cả các yếu tố đầu vào vàđầu ra của nông nghiệp đều là hàng hóa Mục tiêu mà nền sản xuất nôngnghiệp của nước Mỹ hướng tới là tạo ra hàng hóa bán ra thị trường trong nước

và thế giới Để đạt được trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp như trên,nước Mỹ đã sớm tiến hành hàng loạt chính sách đối với nông nghiệp

Chính sách tổ chức sản xuất nông nghiệp thông qua các hình thức:

"Trang trại gia đình (90%); trang trại liên gia đình (10%); trang trại hợp doanh

Trang 36

(3%)" [28, tr 21] Phần lớn các chủ trang trại có đất riêng và sử dụng lao độngtrong gia đình Các trang trại nông nghiệp ở Mỹ đi vào sản xuất chuyên mônhóa với 20 mặt hàng phân bố ở 10 vành đai Nước Mỹ cũng đã tạo ra mộtmạng lưới tổ chức hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bao gồm các hợp tác xã tíndụng, bảo hiểm, cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nôngsản Chính phủ Mỹ rất quan tâm đến việc nghiên cứu và triển khai khoa học,công nghệ nông nghiệp về giống, phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, máy mócnông nghiệp, công nghệ sản xuất nông nghiệp Chính vì vậy, đã tạo ra năngsuất sinh học và năng suất lao động nông nghiệp cao hàng đầu của thế giới.

Chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của nước Mỹ, một mặt đemlại hiệu quả to lớn, một mặt gây ra những hậu quả tiêu cực Công nghiệp hóanông nghiệp ở Mỹ đã và đang biến cây trồng, vật nuôi thành những cái máysản xuất nông sản thực phẩm, theo dây chuyền công nghiệp, làm giảm đáng

kể các chủng loại thực vật và động vật tự nhiên Chính lối sản xuất này đã gây

ra những đảo lộn ngày càng lớn về môi trường sinh thái cạn kiệt nguồn tàinguyên đất đai, nước ngầm, ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều hóa chất Đến nay chính phủ Mỹ và các nhà khoa học cũng như nông dân Mỹ đã thấy

rõ hiệu quả cũng như hậu quả của chính sách phát triển nông nghiệp vắt kiệttài nguyên và không bền vững, do đó họ đang quan tâm tìm cách khắc phục

* Kinh nghiệm của Braxin

Là nước đang bước vào quá trình CNH, HĐH, cho nên Braxin rất quantâm và có nhiều chính sách kinh tế thúc đẩy nông nghiệp phát triển Từ đógóp phần tạo ra tạo tiền đề cho sự phát triển của cả nền kinh tế Là một đấtnước tư bản nhưng đã có nhiều lần chính phủ tiến hành thực hiện cải cáchruộng đất, nhằm phân phối ruộng đất cho nông dân Hiến pháp của Braxinquy định cho phép nông dân có quyền sử dụng đất hoang hóa ở những vùngđất có độ màu mỡ dưới 50% Việc quan tâm giải quyết chính sách ruộng đất

Trang 37

cho nông dân đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển về kinh tế nông nghiệpcủa Braxin Bên cạnh đó, Braxin rất quan tâm đến thực tổ chức sản xuất nôngnghiệp Do vậy, ở Braxin đã phát triển nhiều kiểu loại hình thửc tổ chức sảnxuất nông nghiệp: Kiểu đồn điền tập trung quy mô lớn chuyên canh trồng trọt

và chăn nuôi, sử dụng lao động nông nghiệp làm thuê; kiểu loại các hộ nôngdân giàu có ruộng đất và vốn, thuê lao động sản xuất ra nông sản hàng hóa;kiểu loại các hộ nông dân ít ruộng đất, ít vốn, lĩnh canh ruộng đất để sản xuất

tự cấp, tự túc và tạo ra một ít nông sản hàng hóa Hiện nay Braxin đang rấtquan tâm đến việc khai thác các vùng đất mới để thúc đẩy sản xuất nôngnghiệp Trong quá trình khai khẩn, vốn đầu tư và khoa học công nghệ là chìakhóa quyết định đến sự thành công trong việc chinh phục thảo nguyênGơrotxơ rộng lớn của Braxin Chính phủ đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoahọc về nông nghiệp, khuyến khích tư nhân khai thác thảo nguyên, thu hút vốnđầu tư nước ngoài và miễn giảm thuế nông nghiệp, tiến hành cơ giới giới hóatrong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp "Các chính sách kinh tếphát triển nông nghiệp thích hợp đã đưa Braxin trở thành nước đứng đầu Nam

Mỹ về sản lượng của 29 loại sản phẩm nông nghiệp" [28, tr 470]

Mặc dù nông nghiệp đã phát triển, nhưng nhiều nông dân ở Braxinvẫn chưa thực sự được hưởng lợi từ nông nghiệp Bởi vì giữa chính sách kinh

tế phát triển nông nghiệp và chính sách chính trị - xã hội ở nước này còn chưatương đồng Hoàn thiện hệ thống chính sách về mọi lĩnh vực đang là yêu cầu

và thách thức của Braxin

* Kinh nghiệm Nhật Bản

Là đất nước có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,tuy nhiên Nhật lại là một trong những quốc gia có nền kinh tế nông nghiệptiên tiến hàng đầu của thế giới Để có được thành tựu như vậy, Nhật đã tiếnhành thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp như: điềuchỉnh cơ cấu trong ngành nông nghiệp, chính sách về sở hữu và quản lý đất

Trang 38

canh tác, giảm thuế đối với các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh

ổn định thị trường nông nghiệp; ban hành đạo luật về nông nghiệp, nông thôn;chính sách ngân hàng Đặc biệt, Nhật Bản nhấn mạnh đến chính sách bảo hộcho nông nghiệp với mức độ cao nhất thế giới "Năm 1999, 65% doanh thu củanông dân Nhật Bản là do chính phủ mang lại, với hơn 80% hỗ trợ cho nôngdân được thực hiện thông qua hình thức trợ giá thị trường và hạn chế nhậpkhẩu" [28] Do đó, mức giá nông sản ở Nhật Bản là do chính phủ quy địnhchứ không phụ thuộc vào cầu của người tiêu dùng và hiệu quả của nền kinh

tế Để phục vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, Nhật Bản đã tổchức một mạng lưới các hợp tác xã tổng hợp cung ứng vốn, vật tư, thiết bịnông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có chân rết đến tận làng xã

Chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản được thụ hưởngbởi quá trình công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa đã có tác động tích cực vào các yếu tố củasản xuất nông nghiệp, từ giống cây trồng,vật nuôi, đến vật tư, kỹthuật, máy máy móc thiết bị công nghệ sản xuất và chế biến nôngsản, trên cơ sở tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của thế giới,nhưng có chọn lọc, cải tiến, sáng tạo, nhằm đạt hiệu quả kinh tế caovới chi phí thấp [28, tr 441]

Nhật Bản đang nghiên cứu hoạch định và thực thi chínhsách đường lối phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới, thời kỳhậu công nghiệp, trên cơ sở củng cố sản xuất nông nghiệp trongnước và xuất khẩu sản xuất nông nghiệp ra nước ngoài (thông quađầu tư vốn, thiết bị, công nghệ) ở trong nước, Nhật tập trung vàosản xuất một số loại nông sản có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít đất

và lao động, thực hiện nông nghiệp sinh thái và các hoạt động ngoàinông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân [28, tr 445]

Trang 39

Chính sách kinh tế nông nghiệp ở Nhật Bản có đặc điểm là bảo hộ caocho nông sản nhằm đạt được mục tiêu tự cung tự cấp do chính phủ đề ra Tuynhiên, nó lại gây tác hại, làm giảm sút đầu tư vào nông nghiệp; khả năng cạnhtranh của sản phẩm nông nghiệp ở Nhật Bản là rất thấp, vấn đề tích tụ ruộngđất để sản xuất hàng hóa gặp khó khăn

* Kinh nghiệm của Ixraen

Là nước không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, nhờ thựchiện hàng loạt chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp đúng đắn Ixraen có mộtnền kinh tế nông nghiệp phát triển ngang hàng với các nước công nghiệp Âu,

Mỹ Ixraen rất chú trọng đến chính sách lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi thíchhợp với đặc điểm từ nhiên của khu vực Trung Đông Đồng thời, đưa nhanh khoahọc công nghệ vào nông nghiệp để sản xuất ra những loại nông sản có giá trịkinh tế cao, xuất khẩu lấy ngoại tệ nhập khẩu những nông sản mà sản xuất trongnước không có lợi vì năng suất thấp, giá thành cao Chính sách kinh tế này đã tạo

ra sự hài hòa giữa sản xuất nông sản trong nước với nhập khẩu, đem lại hiệu quảkinh tế cao Bên cạnh đó, Ixraen còn rất quan tâm đến việc thực hiện chính sách

tổ chức các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp với hai cấp độ: Môsa

và Kibut Môsa là hình thức làng hợp tác nông nghiệp, mỗi Môsa tập hợp từ 60đến 100 hộ nông dân và làm nhiệm vụ của một hợp tác xã dịch vụ tổng hợp: cấpvốn tín dụng, cung ứng vật tư, thủy nông, bảo quản chế biến tiêu thụ nông sản Còn Kibút là hình thức công xã nông nghiệp thực hiện ruộng đất là của chungcủa các thành viên Ban quản lý Kibút điều hành kế hoạch sản xuất và phâncho các thành viên thực hiện, mỗi Kibút có từ 300-400 thành viên là hộ gia đình.Tính chung hàng năm Môsa và Kibút sản xuất ra 75% giá trị sản lượng nôngnghiệp của cả nước [28, tr.448] Đồng thời, Ixraen còn đặc biệt qua tâm đến chínhsách đầu tư khoa học-công nghệ nông nghiệp, hàng năm ngân sách chi cho nghiêncứu triển khai phục vụ nông nghiệp chiếm tới 3% GNP Do vậy, nông nghiệp

Trang 40

của Ixraen đang được hưởng rất nhiều thành tựu của khoa học công nghệ trongcác khâu cây con giống, thủy lợi, hóa chất, thu hoạch, chế biến nông sản

Như vậy những thành tựu mà nông nghiệp Ixraen đạt được có sự tácđộng rất lớn từ việc chính phủ đầu tư thích đáng trong thực hiện chính sáchchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách đầu tư nghiên cứu triểnkhai khoa học công nghệ nông nghiệp, chính sách tổ chức các hình thức sảnxuất nông nghiệp thích hợp

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là một nước có quy mô dân số lớn nhất trên thế giới và đang trongquá trình bước vào một đất nước phát triển Do vậy, Trung Quốc rất quan tâmđến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Trước cải cách Trung Quốc làmột nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kém phát triển, sản xuất khôngđáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng gần 30 năm sau TrungQuốc đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, không chỉđáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước, nông sản củaTrung Quốc đã tràn ngập trên các thị trường thế giới Có được kết quả khảquan đó, một trong những lý do quan trọng là Trung Quốc đã quan tâm đếnviệc xây dựng và thực hiện thành công chính sách kinh tế phát triển nôngnghiệp Mà cụ thể là các chính sách:

- Chính sách cải cách thể chế đã giao quyền tự chủ cho nông dân trongsản xuất nông nghiệp Nhờ đó, kinh tế hộ gia đình được khôi phục và pháttriển nhanh chóng Người dân trực tiếp quản lý và sử dụng các tư liệu sảnxuất trong nông nghiệp, thị trường nông sản được tự do hóa đã thúc đẩy kinh

tế nông nghiệp của Trung Quốc không ngừng phát triển

- Chính sách điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp đã đẩy mạnh pháttriển nông nghiệp của Trung Quốc dựa trên nhu cầu của thị trường và nguồnlực tài nguyên của từng vùng

Ngày đăng: 02/03/2014, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa (2005), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2001 - 2005, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2001 - 2005
Tác giả: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa
Năm: 2005
2. Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa (2005), Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010
Tác giả: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa
Năm: 2005
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
4. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế và vai trò của của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2000
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 - 2010
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (2001 - 2010), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (2001 - 2010)
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2001
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân, Dự án VIE/98/004/B/01/99, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhu cầu nông dân
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
10. Ngô Đức Cát và tập thể (1996), Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Ngô Đức Cát và tập thể
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
11. Trần Văn Chử và tập thể (2002), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học phát triển
Tác giả: Trần Văn Chử và tập thể
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Phạm Ngọc Côn (1996), Đổi mới các chính sách kinh tế, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới các chính sách kinh tế
Tác giả: Phạm Ngọc Côn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
13. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1995), Đầu tư trong nông nghiệp -Thực trạng và triển vọng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trong nông nghiệp -Thực trạng và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
14. Cục Thống kê Thanh Hóa (2005), Niên giám thống kê 2000-2004, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2000-2004
Tác giả: Cục Thống kê Thanh Hóa
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2005
15. Nguyễn Tiến Dĩnh (2003) Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
16. Lê Đăng Doanh và tập thể (2002), Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Lê Đăng Doanh và tập thể
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
17. Đảng bộ thành phố Hà Nội (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII
Tác giả: Đảng bộ thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1996
18. Đảng bộ thành phố Hà Nội (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Tác giả: Đảng bộ thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2000
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1976
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về những tồn tại hạn chế của chính sách đất đai trong phát triển kinh tế nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về những tồn tại hạn chế của chính sách đất đai trong phát triển kinh tế nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)
Bảng 2.2. Số liệu khảo sát về tồn tại hạn chế của chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.2. Số liệu khảo sát về tồn tại hạn chế của chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 71)
Bảng 2.3: Số liệu khảo sát về những tồn tại của chính sách đầu tư vốn trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.3 Số liệu khảo sát về những tồn tại của chính sách đầu tư vốn trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 76)
Bảng 2.4: Số liệu khảo sát về những tồn tại của chính sách thị trường trong phát triển nơng nghiệp của tỉnh Thanh Hóa hiện nay - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.4 Số liệu khảo sát về những tồn tại của chính sách thị trường trong phát triển nơng nghiệp của tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 79)
Bảng 2.5. Số liệu khảo sát về sự hạn chế của chính sách  phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Thanh Hóa - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.5. Số liệu khảo sát về sự hạn chế của chính sách phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Thanh Hóa (Trang 84)
Bảng số liệu sau sẽ làm rõ cơ sở hơn cho việc đề ra các giải pháp hồn thiện chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay. - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng s ố liệu sau sẽ làm rõ cơ sở hơn cho việc đề ra các giải pháp hồn thiện chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 94)
Bảng 3.2. Số liệu khảo sát về kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách chuyển giao khoa học-công nghệ trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.2. Số liệu khảo sát về kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách chuyển giao khoa học-công nghệ trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 99)
Bảng 3.3. Số liệu khảo sát về kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư vốn trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.3. Số liệu khảo sát về kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư vốn trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 102)
Bảng 3.4. Số liệu khảo sát kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thị trường trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.4. Số liệu khảo sát kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thị trường trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 105)
Bảng 3.5. Số liệu khảo sát kiến nghị đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.5. Số liệu khảo sát kiến nghị đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất trong nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Trang 108)
Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn cho các giải pháp đã nêu trên. - hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay
Bảng s ố liệu sau sẽ làm rõ hơn cho các giải pháp đã nêu trên (Trang 108)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w