MỤC LỤC
Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn theo định hướng CNXH; huy động tối đa kinh tế hộ xã viên, cá thể, tư nhân và kinh tế hợp tác, liên doanh với nước ngoài; gắn sản xuất với thị trường, quá trình phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh; tăng sức mua của thị trường nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu; có chính sách khuyến khích và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước. Tiếp theo, Bộ Chính trị khóa VIII ra Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; xác định coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài; là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng CNXH.
CHÍNH SÁCH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP. Như vậy, tùy theo định hướng mục tiêu lâu dài hay trước mắt mà nhà nước có những biện pháp thích hợp để tác động vào nông nghiệp coi đó như là công cụ để quản lý, điều tiết sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
• Chính sách trợ cấp hoặc đánh thuế xuất khẩu: Chính phủ thường điều tiết khối lượng sản phẩm xuất khẩu thông qua chính sách trợ cấp qua giá (khi muốn khuyến khích xuất khẩu) và chính sách đánh thuế cao (khi muốn hạn chế xuất khẩu). • Sử dụng hàng rào phi thuế quan bằng nhiều văn bản chính sách có tác dụng gây trở ngại cho nhập khẩu, chẳng hạn các qui định ngặt nghèo về tiêu chuẩn y tế, chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, đặc biệt là những đòi hỏi về tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng nhập khẩu..Những qui định này thường thay đổi trong thời gian rất ngắn và có tác dụng điều tiết lượng hàng nhập khẩu tương đối hiệu quả.
• Chính sách tỷ giá: Để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu nói chung giữa các nhóm hàng tham gia xuất nhập khẩu. Các chính sách phát triển nông nghiệp ngoài mục đích kinh tế còn phải hướng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, lưu giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa tinh thần.
Chính sách kinh tế nông nghiệp ở một quốc gia mà hội tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp sẽ khác với các nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Một quốc gia mà có quy mô dân số lớn, có tốc độ gia tăng dân số nhanh thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm là rất lớn, do đó sẽ có cách quan tâm tương đối đặc thù so với một quốc gia quy mô dân số nhỏ, tốc độ gia tăng chậm.
Một là, chính sách kinh tế nông nghiệp tạo lập môi trường thuận lợi, phát huy quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng trong việc giải phóng mọi năng lực sản xuất. Ba là, chính sách kinh tế nông nghiệp tác động trực tiếp đến các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng đất đai, lao động… ở nông thôn.
Trong giai đoạn hiện nay vai trò hoạch định chính sách vĩ mô về nông nghiệp của Chính phủ đang được tập trung vào vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện hướng phát triển các ngành nông nghiệp và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp; thể hiện trong việc cải biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp; và những chính sách trong việc phát triển các thành phần kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chính sách đầu tư, chính sách đất đai. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách kinh tế chịu tác động, chi phối của nhiều nhân tố như: vấn đề mà chính sách giải quyết; đối tượng mà chính sách tác động; hoàn cảnh chính trị, xã hội, kinh tế trong nước và quốc tế; tiềm lực kinh tế, các nguồn lực và điều kiện để thực thi chính sách; công tác tuyên truyền, năng lực trình độ của bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách; thể chế hành chính và thái độ của nhân dân trước chính sách đã ban hành.
Công nghiệp hóa đã có tác động tích cực vào các yếu tố của sản xuất nông nghiệp, từ giống cây trồng,vật nuôi, đến vật tư, kỹ thuật, máy máy móc thiết bị công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, trên cơ sở tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của thế giới, nhưng có chọn lọc, cải tiến, sáng tạo, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp [28, tr. Trước cải cách Trung Quốc là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kém phát triển, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng gần 30 năm sau Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, không chỉ đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước, nông sản của Trung Quốc đã tràn ngập trên các thị trường thế giới.
Xây dựng chương trình mục tiêu, đề án phát triển cây trồng vật nuôi, như chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn cho người tiêu dùng, thành phố đã trợ giá, miễn, giảm thuế đối với sản phẩm rau an toàn; hỗ trợ đầu tư công nghệ và trang thiết bị để sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển rau;. Như ở Nhật Bản với mục tiêu ổn định và tự túc nông nghiệp nên áp dụng chính sách bảo trợ giá cao; còn Trung Quốc thì tập trung mạnh nhất vào thực hiện chính sách phát triển khoa học - công nghệ ứng dụng cao trong nông nghiệp, đối với nước Mỹ thì sản xuất nông nghiệp đã đạt đến trình độ tự động hóa, ở Braxin thì đang quan tâm đến chính sách khai khẩn.
Căn cứ từ điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nhiệt độ và nguồn nước), có thể chia Thanh Hóa thành các vùng lãnh thổ có điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau, đó là: Vùng ven biển (gồm 6 huyện, thị: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn, Tĩnh Gia), vùng đồng bằng (gồm 10 huyện, thị, thành phố: Thị xã Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nông Cống, thành phố Thanh Hóa) và vùng trung du, miền núi (gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh). Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh vẫn đang thiếu đội ngũ các chuyên gia quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi kể cả trong và ngoài khu vực kinh tế.
Đồng thời, góp phần thúc đẩy cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư phát huy huy hiệu quả, nhiều tiến bộ kỹ thuật có điều kiện được du nhập ứng dụng; quan hệ sản xuất trong nông lâm nghiệp tiếp tục được củng cố, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất là cơ sở góp phần quan trọng trong việc tích trữ vốn đầu tư kết cầu hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh. Đồng thời phân bố trên địa bàn quá rộng, nhiều vùng xa trung tâm thành phố, huyện lỵ, có những huyện, xã nằm trong vùng biên giới; dân trí thấp với rất nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số; cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách xa dần giữa nông thôn và thành thị.
Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong nước (dành ưu tiên cho người dân địa phương) có khả năng và tự nguyện vọng đầu tư khai phá đất chưa sử dụng tại các xã miền núi, ven biển để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối, được thuê đất với mức diện tích đất phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh và khả năng đất đai của từng địa phương [7, tr. Ngày 29/4/2003, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) "về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" số 46-CTr/TU. Trong đó, đã khẳng định những thành tựu, những hạn chế của thực trạng quản lý đất đai ở Thanh Hóa, đồng thời xác định các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm quản lý đất đai ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, Thanh Hóa đã quan tâm chỉ đạo các địa phương và ban ngành có liên quan thực hiện việc giao đất lâu dài cho hộ sản xuất nông nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản và bảo vệ rừng. Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình đã làm cho người nông dân yên tâm sản xuất, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả trên diện tích sử dụng đất đai của mình. Đồng thời, địa phương đã khá thành công trong việc chỉ đạo thực hiện. Chính sách này đang nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Do quá trình tập trung ruộng đất này mà người dân ở các địa phương có điều kiện hơn trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ, máy móc thiết bị cày bừa, giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, chất lượng và sản lượng sản phẩm. Nhờ quan tâm đến chính sách khai hoang phục hóa đất trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 2000 đến 2005 Thanh Hóa đã khai hoang phục hóa được. Thực hiện chính sách sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp, trong 5 năm Thanh Hóa đã đưa vào sử dụng 73.201 ha cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Kết quả của 5 năm thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai từ 2001 đến 2005 về cơ bản Thanh Hóa đã được mở rộng thêm nhiều diện tích đất cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai còn hạn chế, mới tập trung vào một số loại đất ở, đất chuyên dùng; chưa quan tâm đến vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Nhiều địa phương thiếu đất nhưng ở các lâm, nông trường lại có tình trạng thừa đất. Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau "dồn điền, đổi thửa" còn chậm; tình trạng cấp đất sai thẩm quyền vẫn xảy ra.. Những yếu tố này đang ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa. Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Thanh Hóa đang gặp phải những mâu thuẫn, đòi hỏi tiếp tục phải có những giải pháp để khắc phục. Đó là các mâu thuẫn: giữa yêu cầu tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng với quy mô ruộng đất quá nhỏ bé, phân tán và manh mún trong từng hộ nông dân. Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện phân công lao động trong nông thôn nói riêng và cả xã hội nói chung với việc nông dân bắt buộc phải bám chặt vào ruộng đất để sinh tồn, do sự kém phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn của tỉnh; mâu thuẫn giữa người sinh sau 1993 không có đất sản xuất với những người đã chết; di cư nhưng không thu hồi đất; mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất hạn hẹp của ruộng đất trong điều kiện sức lao động trong nông nghiệp rất dồi dào với tình trạng lấn chiếm sử dụng đất còn lãng phí, không đúng mục đích…đang xảy ra tương đối nhiều. Bảng số liệu sau sẽ làm rừ thờm những hạn chế và mõu thuẫn trong thực hiện chính sách đất đai phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa. Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về những tồn tại hạn chế của chính sách đất đai trong phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Tổng số có. So với tổng số. được khảo sát. 2 Chưa có chính sách thu hồi đất của người đã chết. 3 Chưa có chính sách thu hồi đất với người đã đi học, có công việc mới ổn định. 4 Chỉ đạo thực hiện Chủ trương đổi điền. 8 Thời gian giao đất cho nông dân 20 năm là dài. 9 Thời gian giao đất 20 năm cho trang trại, nhất là TT lâm nghiệp là ngắn. 12 HTX chưa được cấp giấy chứng nhận. 13 Đất của nhân viên nông lâm trường quá nhiều trong khi nông dân gần đó đất quá hẹp. 14 Đền bù đất đai chưa công bằng, chưa. bằng và miền núi) quá cao.
Nhà nước hỗ trợ quy hoạch và hướng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả những diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi, để nuôi trồng thủy sản, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng nước biển, nước lợ, nước ngọt; tổ chức sản xuất và cung ứng giống tốt, phòng các loại bệnh, bảo đảm cho nông dân nuôi trồng có hiệu quả [25, tr. Điều đó được thể hiện qua các mối quan hệ cơ bản theo điều kiện của tỉnh Thanh Hóa như: sự gắn kết giữa nuôi trồng, đánh bắt với chế biến thủy hải sản chưa thật chặt chẽ và có hiệu quả; sự kết hợp giữa trồng rừng, khai thác và chế biến tiêu thụ các sản phẩm từ rừng còn nhiều hạn chế; sự kết hợp giữa trồng mía với chế biến và tiêu thụ đường tuy đã khá tốt, như chưa đều giữa các vùng, các doanh nghiệp và trong quản lý còn nhiều bất cập; vấn đề phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và hướng về xuất khẩu chưa mạnh.
Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp, ngoài các chính sách của Trung ương, trong những năm qua Thanh Hóa đã ban hành chính sách chung như Quyết định số 2350/QĐ-UB ngày 12/9/2001 phê duyệt đề án phát triển khoa học - công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001-2005. Công nghệ sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa về cơ bản còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học tạo giống mới, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản..Hiện tại phương thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở dạng quảng canh và quảng canh cải tiến.
Trong hệ thống các ngân hàng tín dụng ở Thanh Hóa hiện nay, do tâm lý sợ thất thoát vốn, do các cơ chế hiện hành còn nhiều ràng buộc, nên các ngân hàng thường dè dặt, quá thận trọng trong quá trình cho nông dân vay vốn; điều kiện đảm bảo tiền vay lại ngặt nghèo, kéo dài; mức cho vay thường quá thấp so với. Chúng tôi cũng nhận thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong điều kiện điểm xuất phát thấp như Thanh Hóa.
Mặt khác, trách nhiệm của một số người dân trong thực hiện hợp đồng kinh tế chưa thật nghiêm túc (mặc dù họ nhận tiền đầu tư từ cơ sở thu mua, chế biến nhưng đến vụ thu hoạch lại bán sản phẩm trên thị trường tự do, nhằm trốn trả nợ cho đơn vị đầu tư). Đồng thời, kiến thức kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa của nông dân còn nhiều hạn chế, nên hợp đồng kinh tế thực hiện gặp khó khăn..là những chủ trương biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nước ta.
Ngành nuôi trồng thủy sản của Thanh Hóa đã có sự chuyển biến, đang vận động từ nuôi cá nước ngọt là chủ yếu sang nuôi cá nước lợ và nuôi trồng thủy sản biển có giá trị kinh tế cao; từ chuyển dịch khai thác ven bờ mở rộng ra các hoạt động xa bờ; từ các hoạt động quy mô nhỏ, công cụ thủ công đã chuyển sang khai thác quy mô lớn, công cụ và thiết bị hiện đại. Thứ tư, việc củng cố hợp tác xã theo Luật định tuy bước đầu đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, công nợ chậm được xử lý, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế hợp tác xã mới chỉ đáp ứng được một phần nỏ, nhiều lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế hợp tác xã chưa được quan tâm, quản lý hợp tác xã còn bị buông lỏng, nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng còn rất lúng túng do chưa xử lý tồn đọng.
ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, một trong những vấn đề Thanh Hóa cần phải quán triệt sâu sắc là định hướng mô hình phát triển nông nghiệp bền vững và tổ chức sản xuất quy mô trang trại gia đình.
Đảm bảo giữ vững an ninh lương thực, tạo sự chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp; bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa; tiếp tục đẩy mạnh cơ sở kết cấu hạ tầng, đổi mới quan hệ sản xuất. Đồng thời, phải luôn đặt nó ở trong mối quan hệ chặt chẽ với hàng loạt các nhân tố khác có liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân của tỉnh Thanh Hóa.
Tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển trang trại hộ gia đình sản xuất hàng hóa, khuyến khích lập doanh nghiệp nông nghiệp dưới dạng công ty cổ phần, tạo lập và khuyến khích các doanh nghiệp đủ sức mạnh về tài chính, tổ chức quản lý thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình. Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực nông thôn có đủ khả năng làm nông nghiệp với hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cao; từng bước chuyển lao động sang hoạt động phi nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại theo hướng văn hóa sinh thái nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghiệp hóa đem lại năng suất chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường tự nhiên. Cần có những quy định, chế tài mạnh hơn trong quản lý đất đai, cần tăng cường và củng cố bộ máy quản lý đất đai các cấp, nhất là cấp cơ sở xã phường, thị trấn đủ về số lượng và đảm đương được nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp trong lĩnh vực thực hiện chính sách đất đai.
Tập trung quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản biển, nước lợ, nước ngọt; quy hoạch sản xuất giống; quy hoạch vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng lớn về nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản vơi 102 km bờ biển, 7 cửa lạch lớn, nhỏ.
Có chế độ kiểm tra, thẩm định vật tư hàng hóa đầu vào thật nghiêm ngặt và có chế tài xử lý nghiêm minh những đơn vị sản xuất, kinh doanh những hàng hóa không đảm bảo chất lượng và những cán bộ đã tham gia kiểm tra, khuyến cáo cho nông dân về hàng hóa đó. 12 Có chế độ kiểm tra, thẩm định vật tư hàng hóa đầu vào thật nghiêm ngặt và có chế tài xử lý nghiêm minh những đơn vị sản xuất, kinh doanh những hàng hóa không đảm bảo chất lượng và những cán bộ đã tham gia kiểm tra, khuyến cáo cho nông dân về hàng hóa đó.
Bốn là, công khai hóa các bước tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tư các cấp, công khai hóa nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư, phân cấp quyết định vốn đầu tư cho huyện, sở ngành, tránh tình trạng "ban - cho" trong đầu tư. Năm là, tăng mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, ưu tiên lĩnh vực đầu tư trong nông nghiệp như: chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; chương trình phát triển hạ tầng và kinh tế nông thôn.
- Hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp: tiến hành trợ giá đối với sản xuất rau sạch và sản phẩm chế biến nông sản, khi gặp rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả trên thị trường xuống thấp, cùng nhau chia sẻ thiệt hại giữa các bên ký hợp đồng. Trên cơ sở dự báo thị trường tiêu thụ và lợi thế của từng vùng, tỉnh giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các ngành khác, với các huyện thị, thành phố tập trung xây dựng quy hoạch chuyên ngành và phân vùng sản xuất hàng hóa cho từng cây con, ngành nghề.
- Đối với các hợp tác xã đã và đang làm ăn có hiệu quả, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình và kinh doanh có lãi, nếu không có nhu cầu thay đổi về quy mô hợp tác xã thì cần tập trung đầu tư củng cố phát triển, thực hiện các chính sách khuyến khích các hợp tác xã hoạt động, bổ sung thêm những ngành nghề mới. - Tiếp tục xử lý những tồn động về vốn quỹ, tài sản, công nợ và thực hiện tốt công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng cho hợp tác xã; giải quyết nợ của hợp tác xã theo chính sách của nhà nước đã ban hành.