1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội

72 675 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 407 KB

Nội dung

Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ

Trang 1

MỤC LỤCLêi më ®Çu

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1

1.1 Khái quát về thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN 1

1.1.1 Khái quát về thị trường 1

1.1.2 Vai trò và chức năng của thị trường 3

1.2 Phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN và các chỉ tiêuđánh giá phát triển 6

1.2.1 Tính tất yếu của hoạt động phát triển thị trường của DN 6

1.2.2 Nội dung phát triển thị trường 7

1.2.3 Phương hướng phát triển thị trường 9

1.2.4 Thị trường đầu vào của DN 9

1.2.5 Thị trường đầu ra của DN 11

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội (VIHAFOODCO) 11

1.3.1 Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô 11

1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI 19

2.1 Tổng quát về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội 19

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VIHAFOODCO 22

2.1.3 Hệ thống chi nhánh của VIHAFOODCO: 24

Trang 2

2.1.4 Cơ cấu nguồn vốn của VIHAFOODCO 27

2.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO 28

2.1.6 Định hướng nhiệm vụ của VIHAFOODCO 31

2.2 Thực trạng phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của VIHAFOODCO 32

2.2.1 Thực trạng về thị trường hiện tại 32

2.2.2 Thị trường tiềm năng của VIHAFOODCO 33

2.2.3 Những nghiệp vụ mà công ty VIHAFOODCO đang áp dụng nhằm mở rộng thị trường 35

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO trong thời gian gần đây 39

2.3.1 Những thành tựu đạt được 39

2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 40

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI 42

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp Việt Nam 42

3.1.1 Định hướng phát triển chung 42

3.1.2 Định hướng nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm 45

3.1.3 Định hướng phát triển thị trường và kinh doanh xuất khẩu 46

3.2 Thời cơ và thách thức đối với ngành lương thực – thực phẩm khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO 49

3.2.1 Thời cơ 49

3.2.2 Thách thức 51

3.3 Một số biện pháp mở rộng thị trường của VIHAFOODCO 53

Trang 3

3.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm 53

3.3.2 Giảm chi phí sản xuất 55

3.3.3 Nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động 55

3.3.4 Đầu tư đúng hướng, hiệu quả 57

3.3.5 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu 57

3.4 Biện pháp đối với thị trường mua sắm vật tư 59

3.4.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua sắm trang thiết bị sản xuất 59

3.4.2 Nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn nguyên liệu 60

3.5 Những kiến nghị với Nhà nước 60

3.5.1 Cải thiện môi trường cạnh tranh 60

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCOBảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng

Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005)Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường.

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tếđang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ Các quốc gia, đặc biệt là cácquốc gia đang phát triển cần phải chủ động hội nhập vào xu thế này Quá trìnhphát triển kinh tế thị trường phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sảnxuất xã hội mà ở đó phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa sản xuất đãtrở nên phổ biến.

Kinh tế thị trường với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏimỗi chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp (DN) phải biếtphát huy mọi lỗ lực vươn lên, tạo chỗ đứng cho mình trên thương trường đểcó thể tồn tại và phát triển Muốn làm được điều này thì các DN phải biết tìmmọi cách đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, từ đó mở rộng thị phần của DN trênthị trường, nâng cao uy tín, vị thế của DN.

Có thể nói, hoạt động phát triển thị trường luôn gắn liền sức sống củamột DN Mọi nỗ lực hoạt động trên thương trường của DN chỉ nhằm vào mộthướng đích duy nhất là đẩy mạnh doanh số mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờđó hàng hoá được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trongDN và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xãhội.

Như vậy, ổn định và phát triển thị trường trên cơ sở đẩy mạnh hoạt độngtiêu thụ hàng hoá là một khâu hết sức quan trọng, là một yêu cầu thườngxuyên và có tính chất quyết định tới sự phát triển của một DN, là con đườngcơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện các mục tiều của DN.

Nhận thức được tính cấp thiết của đề tài kết hợp với kiến thức đã đượchọc tại trường Đại học và sự chỉ bảo, giúp đỡ của Giảng viên Th.s Đặng Thị

Trang 6

nghiệp với đề tài: ”Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinhdoanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm HàNội”.

Qua thời gian thực tập, bước đầu làm quen với thực tế, kiến thức còn hạnchế, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học cùng với khả năng phân tích tìnhhình còn nhiều yếu kém nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế Em rất mong được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo cũng như các cán bộtrong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội đểcủng cố thêm kiến thức và kinh nghiệm đồng thời hoàn thiện chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONGHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN.

1.1.1 Khái quát về thị trường

a) Khái niệm

Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan từ khi ra đời đã gắn liềnvới nền sản xuất hàng hóa và phân công lao động xã hội, hoạt động tuân theoquy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh Thị trường là mộtmôi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các sản phẩm “có thể thay thế chonhau vì cùng mục đích sử dụng của người tiêu dùng” Khi đề cập tới kháiniệm thị trường, trong lịch sử đã có rất nhiều quan điểm khác nhau:

- Quan điểm giản đơn: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi,buôn bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế Lúc này thị trường chính là cácchợ, cửa hàng tại địa phương Quan điểm này không phản ánh đầy đủ bảnchất của thị trường một khi trình độ sản xuất và lưu thông phát triển khiếnquy mô thị trường mở rộng và xuất hiện nhiều hình thức trao đổi phức tạphơn.

- Quan điểm Marketing: Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cảnhững khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵnsàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốnđó”.

- Quan điểm hiện đại: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ giữa ngườimua và người bán, là tổng hợp lượng cung và cầu về một hoặc một số loại

Trang 8

hàng hóa nào đó Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bánhàng hóa thông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải quyết cácmâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên tham gia thị trường.

b) Những yếu tố cấu thành nên thị trường.

- Cung: là lượng một mặt hàng mà DN muốn bán ở một mức giá chấpnhận được Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nổi bật là yếu tố giá cả.

- Cầu: là lượng một mặt hàng mà khách hàng muốn mua ở một mức giáchấp nhận được Cầu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giá cả.

- Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Sự tương tác giữacung và cầu gây tại một thời điểm nhất định sẽ gây ảnh hưởng tới giá cả.

- Cạnh tranh: Cạnh tranh là môi trường hoạt động của DN, là sự ganhđua, giành giật lợi ích giữa các DN Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là mộtquá trình không có điểm dừng Cạnh tranh là động lực để DN vươn lên.

c) Phân loại thị trường của DN:

Có rất nhiều tiêu thức để phân loại thị trường, trên đây là những tiêu thứcchủ yếu.

Căn cứ vào đối tượng mua bán trên thị trường:

- Thị trường hàng hóa.- Thị trường dịch vụ.- Thị trường sức lao động.- Thị trường tiền tệ.

Căn cứ vào mục đích hoạt động của DN, có:

- Thị trường đầu vào.- Thị trường đầu ra.

Căn cứ theo phạm vi hoạt động của DN, có:

- Thị trường địa phương.- Thị trường toàn quốc.

Trang 9

- Thị trường khu vực.- Thị trường quốc tế.

Căn cứ theo mức độ quan tâm đến thị trường của DN, có:

- Thị trường chung.- Thị trường sản phẩm.- Thị trường thích hợp.- Thị trường trọng điểm.

Căn cứ theo mức độ chiếm lĩnh thị trường của DN, có:

- Thị trường hiện tại.- Thị trường tiềm năng.

Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường, có:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.- Thị trường độc quyền.

- Thị trường cạnh tranh – độc quyền hỗn tạp.

Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với DN:

- Thị trường chính.

- Thị trường không phải là chính.

Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhay trên thị trường, có:

- Thị trường sản phẩm thay thế.

- Thị trường của các sản phẩm bổ sung.

1.1.2 Vai trò và chức năng của thị trường

a) Vai trò của thị trường

Đối với nền kinh tế quốc dân

Thị trường có vị trí trung tâm trong nền kinh tế quốc dân; thị trường vừalà môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là mục tiêu của ngườisản xuất kinh doanh; thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất

Trang 10

kinh doanh Do đó thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng nên nó cóvai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

Một là, đảm bảo điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục Vai trò nàythể hiện bởi thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và cũng là nơi sảntiêu thụ yếu tố đầu ra của doanh nghiệp Yếu tố đầu vào gồm máy móc thiếtbị, lao động, nguyên vật liệu… để doanh nghiệp tiến hành sản xuất Đầu rachính là sản phẩm của doanh nghiệp, có nơi tiêu thụ sản phẩm thì doanhnghiệp mới quay vòng được vốn để tái sản xuất.

Hai là, thúc đẩy nhu cầu và gợi mở nhu cầu, từ đó kích thích sản xuất.Thị trường cung cấp hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, khi conngười đã thỏa mãn với những nhu cầu cơ bản, con người lại nảy sinh nhữngnhu cầu mới ở cấp độ cao hơn và đòi hỏi thị trường phải đáp ứng được nhucầu mới phát sinh đó, như vậy thị trường đã thúc đẩy và gợi mở nhu cầu.

Ba là, đảm bảo việc điều hòa cung cầu qua công tác dự trữ hàng hóaphục vụ sản xuất và tiêu dùng Thị trường luôn luôn thay đổi, luôn biến động,tại một khu vực nhất định thì có nhu cầu về hàng hóa nào đó mà lại không cóhàng hóa để bán trong khi có nơi lại có nhiều hàng hóa mà dân cư lại khôngcó nhu cầu Từ đó lượng hàng hóa ở nơi không có nhu cầu nhanh chóng đượcdịch chuyển về nơi đang rất cần hàng hóa đó, từ đó đảm bảo cân bằng lượngcung và cầu trên thị trường khu vực đó, như vậy thị trường đã điều hòa cungcầu.

Bốn là, giúp phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất,tiêu dùng cá nhân từ đó giúp tạo công ăn việc làm, giúp tiết kiệm thời giancho con người Thị trường gợi mở những nhu cầu mới từ đó đặt ra yêu cầuphải thỏa mãn những nhu cầu mới đó Các dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuấtvà tiêu dùng cá nhân là công cụ để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng caocủa xã hội và việc này tạo ra những việc làm mới giúp tạo công ăn việc làm

Trang 11

Năm là, giúp ổn định đời sống của nhân dân Thị trường hàng hóa dịchvụ ổn định tạo ra nguồn hàng hóa phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho đờisống nhân dân và cho hoạt động sản xuất.

Đối với mỗi DN

Mọi hoạt động của DN đều hướng đến thị trường và đều nhằm mục đíchthỏa mãn tốt nhất yêu cầu của thị trường.

Thị trường quyết định DN sẽ sản xuất, kinh doanh cái gì, cho ai và bằngphương thức nào.

DN sống hay chết phụ thuộc vào việc thị trường có chấp nhận sản phẩm,dịch vụ của DN hay không.

Thị trường là nơi đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, cũng là nơi đểkiểm nghiệm những chính sách của DN.

Cạnh tranh là tất yếu của thị trường, do đó nó đặt ra yêu cầu cho DN phảikhông ngừng đổi mới để tồn tại và thích nghi được Bên cạnh đó các DN phảikhông ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường.

b) Chức năng của thị trường

Chức năng thừa nhận: bất kể một sản phẩm dù lớn hay nhỏ, có giá trị

cao hay thấp khi đưa ra thị trường tức là muốn thừa nhận về mặt giá trị và giátrị sử dụng Nếu hàng hóa được thị trường thừa nhận, DN mới có điều kiệnthu hồi vốn để duy trì và phát triển hoạt động của mình.

Chức năng thực hiện: chức năng này đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ phải

được thực hiện giá trị trao đổi Chức năng thực hiện giá trị và chức năng thừanhận có mối quan hệ mật thiết với nhau Chức năng thừa nhận phải thông quathực hiện để thể hiện; ngược lại, chức năng thực hiện chỉ diễn ra khi đã đượcthị trường thừa nhận.

Chức năng điều tiết và kích thích: thông qua các quy luật kinh tế trên thị

trường, thị trường thực hiện chức năng điều tiết của mình cả ở khâu sản xuất

Trang 12

và tiêu dùng Với khâu sản xuất, thông qua cơ cấu giá cả thị trường, người sảnxuất sẽ chủ động điều tiết về lao động, vật tư, vốn, kỹ thuật… để sản xuất cóhiệu quả Bên cạnh đó thị trường cũng điều tiết việc tiêu dùng sản phẩm Thịtrường có thể làm thay đổi mặt hàng cũng như cơ cấu tiêu dùng của ngườidân Với tác động của thị trường, người tiêu dùng cũng sẽ điều chỉnh hoạtđộng tiêu dùng của mình theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

Chức năng thông tin hai chiều: thị trường là những thông tin về nguồn

cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng như nhu cầu hàng hóa dịch vụ Những thôngtin này đều có vai trò quan trọng đối với DN sản xuất và hành vi tiêu dùngcủa người tiêu dùng, thông tin luôn luôn nhận được sụ quan tâm của toàn xãhội Đối với người sản xuất, không có thông tin từ thị trường thì không thểđưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh cũng như cáchoạt động khác.

1.2 Phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN vàcác chỉ tiêu đánh giá phát triển.

1.2.1 Tính tất yếu của hoạt động phát triển thị trường của DN

Phát triển thị trường là tổng hợp các phương thức, biện pháp của DNnhằm đưa tổng sản lượng sản phẩm kinh doanh của DN đạt đến mức cực đại,mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận và củng cố uy tínvà thương hiệu của DN trên thị trường Phát triển thị trường là hoạt động tốicần thiết thể hiện qua những điểm sau:

Một là, nền kinh tế thị trường hoạt động năng động và sự cạnh tranh diễnra rất khốc liệt và DN không nằm ngoài sự vận động đó DN có rất nhiều mụctiêu song mục tiêu quan trọng nhất vẫn là làm ăn có lãi để phát triển Mục tiêunày chỉ thực hiện được khi sản phẩm của DN chen chân được vào thị trường,được thị trường chấp nhận và tiến tới từng bước mở rộng thị trường ra Bên

Trang 13

cạnh đó thị trường luôn loại bỏ những DN không theo kịp tốc độ phát triểncủa thị trường do đó buộc DN phải phát triển thị trường Vì vậy phát triển thịtrường là đòi hỏi tất yếu để DN tồn tại.

Hai là, sự phát triển của xã hội khiến nhu cầu của con người ngày cànggia tăng, ngày càng phong phú, đa dạng hơn và đặt ra yêu cầu cao hơn đối vớihàng hóa Lúc này DN không thể cứ đứng yên tại chỗ mà phải tiến lên phíatrước để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng Ngược lại nếu DN cảm thấyhài lòng với những gì mình có thì nguy cơ bị đào thải ra khỏi thị trường là rấtlớn và điều này đi ngược lại sứ mệnh của DN.

Ba là, cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt hoặc quy mô thị trường nhỏcó thể khiến nhu cầu của thị trường bị bão hòa làm cho thị trường của công typhát triển trì trệ hoặc suy giảm Do đó việc tìm kiếm một thị trường mới làcần thiết đối với sự phát triển của DN.

Như vậy phát triển thị trường trở thành mục tiêu, là phương thức quantrọng để DN tồn tại và phát triển Mở rộng và phát triển thị trường mới duy trìđược mối quan hệ của DN với khách hàng, với các đối tác và củng cố uy tínvà thương hiệu của DN để tăng thêm khách hàng từ đó gia tăng lợi nhuận đểcó cơ hội mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhậpcho cán bộ công nhân viên và đạt được mục tiêu đề ra đồng thời tạo thế và lựccho DN đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt.

1.2.2 Nội dung phát triển thị trường

a) Nội dung thứ nhất là phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm là việc

đưa thêm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vào thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu,thị hiếu đa dạng của khách hàng Nội dung phát triển sản phẩm có thể đi theohai hướng sau:

- Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn: tức là tạo ra sản phẩm mới hoàn

Trang 14

toàn với công năng và giá trị sử dụng và điều này đòi hỏi trình độ và sự sángtạo của doanh ngiệp Kinh doanh sản phẩm mới cần sự đầu tư mới và tạo ranhững thử thách mới với DN vì vậy kinh doanh sản phẩm mới đòi hỏi sự đầutư công sức nghiên cứu về sản phẩm, về thị trường, sau đó phải đánh giá vàlựa chọn kỹ lưỡng những sản phẩm mới đó để đưa ra thị trường.

- Cải tiến và hoàn thiện sản phẩm nhằm thay thế sản phẩm hiện có: tức làcải tiến chất lượng; cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, kích thước sảnphẩm…; Nâng cao tính năng của sản phẩm; nâng cao giá trị sử dụng; đổi mớidịch vụ liên quan tới sản phẩm.

b) Thứ hai là phát triển thị trường về mặt khách hàng: chính là việc phát

triển cả về số lượng và chất lượng của khách hàng Để phát triển về số lượngkhách hàng DN cần chú trọng vào hoạt động marketing để tìm ra những thịtrường mới, khách hàng mới DN cũng có thể tăng số lượng khách hàng thôngqua việc lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng những biện pháp nhưhoàn thiện sản phẩm, cách định giá hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ chămsóc khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối… Phát triển khách hàng vềchất lượng bằng cách tăng sức mua sản phẩm của khách hàng nâng sức mua,tăng tần suất mua hàng và lượng sản phẩm mỗi lần mua Tăng cường tìmkiếm khách hàng thường có nhu cầu mua với số lượng lớn, thường xuyên vàổn định và những khách hàng truyền thống của DN Đó chính là chỉ tiêu đánhgiá chất lượng khách hàng của DN.

c) Phát triển thị trường cả về phạm vi địa lý: là việc mở rộng phạm vi thị

trường ra các khu vực địa lý Hoạt động phát triển thị trường không chỉ làphát triển sản phẩm và khách hàng đơn thuần mà còn phải phát triển cả khônggian, địa bàn hoạt động của DN Phát triển thị trường bằng cách phát triểnmạng lưới bán hàng là hệ thống của hàng, đại lý, điểm giao dịch… và cầnphải phát triển mạng lưới bán hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu DN cần

Trang 15

nghiên cứu để phân bổ mạng lưới bán hàng hợp lý, khoa học tránh chồngchéo gây lãng phí và làm giảm hiệu quả hoạt động bán hàng Bên cạnh đóphát triển thị trường về mặt không gian còn được thực hiện bằng cách lựachọn hệ thống phân phối thích hợp.

1.2.3 Phương hướng phát triển thị trường

Phát triển thị trường gồm 3 hướng chính là:

Phát triển thị trường theo chiều rộng: là việc mở rộng thị trường theo

không gian, thứ hai là tăng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng chủng loại sảnphẩm, tăng số lượng khách hàng, nói chung đó là phương pháp phát triển thịtrường về mặt lượng Phát triển thị trường theo chiều rộng chính là phát triểnquy mô thị trường, hướng phát triển này được áp dụng khi thị trường hiện tạichưa được khai thác triệt để.

Phát triển thị trường theo chiều sâu: là việc nâng cao chất lượng của thị

trường Để phát triển chất lượng của thị trường của DN cần nâng cao chấtlượng của sản phẩm, nâng cao uy tín của DN, hoàn thiện hệ thống phân phối,chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng.

Phát triển thị trường kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu: thường được

DN áp dụng khi đã có vị trí vững chắc trên thị trường và đã có tiềm lực mạnh.

1.2.4 Thị trường đầu vào của DN

Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh gồm: tư liệu sảnxuất, sức lao động, vốn, công nghệ… Thị trường đầu vào chính là thị trườngcung cấp những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của DN.Căn cứ theo cách phân chia này thì thị trường đầu vào của DN lại bao gồmnhững thị trường nhỏ hơn là:

Thị trường tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất gồm tư liệu lao động và đối

Trang 16

động đến và làm thay đổi đối tượng lao động Tư liệu lao động gồm công cụsản xuất, ruộng đất, nhà máy, kho chứa, đường sá, sông ngòi Đối tượng laođộng ở đây chính là những thứ (có sẵn trong tự nhiên như: khoáng sản, đất,đá, thủy hải sản… hoặc những loại đã qua chế biến như phôi thép, sợi dệt,bông…) mà người lao động dùng công cụ lao động tác động vào để tạo thànhsản phẩm Như vậy thị trường tư liệu sản xuất là thị trường cung ứng nhiềuloại hàng hóa cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh của DN như: máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu… cho đến các đối tượng lao động Các yếu tố đầuvào có vai trò rất cần thiết đối với DN và DN buộc phải đi mua vì vậy DNphải nghiên cứu yếu tố cung của thị trường này nhằm đảm bảo mua được vậttư, máy móc, thiết bị đến nguyên vật liệu đủ số lượng, đảm bảo chất lượng,đúng quy cách để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Thị trường lao động: là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho DN do đó DNcần phải nắm chắc diễn biến thị trường lao động để đảm bảo tuyển mộ đượcđội ngũ nhân sự có đủ năng lực, trình độ để cống hiến cho DN.

Thị trường vốn (tiền tệ): Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn,nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn Thị trường tiền tệdiễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngânhàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.Thị trường công nghệ: là nơi cung và cầu các sản phẩm công nghệ gặpnhau San phẩm công nghệ có thể là máy móc công nghệ cao (mang tính hữuhình) cũng có thể là những phát minh, sáng chế, bản quyền sở hữu trí tuệ…(mang tính vô hình) Hiện nay khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão,thị trường công nghệ ngày càng diễn ra sôi động Bên cạnh đó yếu tố côngnghệ lại có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường vì vậy DN luônphải nghiên cứu thị trường công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất kinhdoanh của DN tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thị trường.

Trang 17

Có thể thấy, ở thị trường các yếu tố đầu vào, DN đóng vai trò là kháchhàng Điều này buộc DN phải nghiên cứu cung của thị trường này để tìmkiếm được nguồn cung ứng máy móc, thiết bị, công nghệ… cho đến nguyênvật liệu đảm bảo số lượng, chất lượng, với chi phí hợp lý từ đó sẽ đảm bàocho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cũng như tạo ra lợi thếcạnh tranh cho DN trên thị trường.

1.2.5 Thị trường đầu ra của DN

Thị trường đầu ra là thị trường của hàng hóa, dịch vụ mà DN sản xuất ra.Thị trường đầu ra có vai trò vô cùng quan trọng đối với DN vì đây là nơi tiêuthụ sản phẩm của DN Sản phẩm, dịch vụ của DN sau khi được tạo ra khôngphải để lưu kho, lưu bãi mà phải thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu củathị trường Đối với thị trường đầu ra lúc này DN đóng vai trò là người bán dođó DN phải nghiên cứu yếu tố cầu của thị trường để có kế hoạch sản xuất,kinh doanh phù hợp để đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.Nắm bắt được nhu cầu thị trường chính là một yếu tố giúp cho hoạt động pháttriển thị trường của DN thành công.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường trong hoạt động kinhdoanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩmHà Nội (VIHAFOODCO)

1.3.1 Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô

a) Yếu tố chính trị - luật pháp

Tình hình chính trị và hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia luôn ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN Yếu tố này tácđộng tới DN theo nhiều hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra những cơ hộicũng như những rào cản đối với hoạt động của DN Một nền chính trị ổn định

Trang 18

cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước sở tại tạo ra môitrường thuận lợi cho hoạt động của DN Nền kinh tế thị trường có sự điều tiếtcủa nhà nước hiện đang là nền kinh tế phổ biến trên thế giới càng làm tăngảnh hưởng của yếu tố này tới thị trường cũng như hoạt động kinh doanh củaDN Đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu, khi thâm nhập và tiến hànhhoạt động tại một quốc gia có tình hình chính trị ổn định thì khả năng thànhcông của DN đó là cao hơn và rủi ro thấp hơn Ngược lại khi DN hoạt độngtrong một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn thì rủi ro luôn rình rập DN đó.Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN Hệ thốngpháp luật hoàn thiện, công bằng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳngcho các DN hoạt động, nó tạo ra cơ hội cạnh tranh công bằng, giúp DN tạolập được những mối quan hệ bình đẳng đồng thời nâng cao trách nhiệm củaDN trước xã hội Yếu tố chính trị - pháp luật ảnh hưởng tới thị trường củaDN thể hiện qua: chính sách thuế quan; chính sách thương mại; chiến lượcquy hoạch phát triển kinh tế của nhà nước, của các địa phương; các quy địnhvề cạnh tranh, chống độc quyền, chính sách tín dụng… cho đến các quy địnhvề bảo vệ quyền lợi của công ty, quyền lợi người tiêu dùng, công chúng.

Đối với các DN của chúng ta hiện nay đang được hoạt động trong mộtmôi trường chính trị rất ổn định Điều này đã và đang thu hút sự chú ý của cácnhà đầu tư nước ngoài từ đó tạo ra cơ hội cho các DN của chúng ta cơ hội họchỏi, tiếp nhận tri thức, vốn và công nghệ để đẩy mạnh quá trình công nghiệphóa – hiện đại hóa đất nước.

b) Yếu tố kinh tế

Nhân tố kinh tế thường tác động đến quy mô, trình độ của nền kinh tế từđó ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu tiêu dùng Nhân tố kinh tế ảnh hưởngtới tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùngkinh tế nói riêng Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối sản phẩm, sự

Trang 19

phát triển về ngoại thương, các chính sách tiền tệ tín dụng trong và ngoàinước, xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân trong khu vực và trên thếgiới… cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường, các DN buộc phải nỗ lực đểtồn tại, điều này đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các DN.

Những yếu tố kinh tế mà DN cần phải quan tâm tới đó là: Tốc độ tăngtrưởng kinh tế; lãi suất; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; tỷ lệ thất nghiệp; cáncân thanh toán; mức lương tối thiểu; chính sách tài chính, tín dụng; cơ cấukinh tế, tiềm năng phát triển và thu hút đầu tư; thu nhập bình quân… Yếu tốkinh tế là thước đo độ nóng của nền kinh tế Yếu tố kinh tế quy định nhữngphương thức mà DN sử dụng những nguồn lực của mình Sự biến động củayếu tố kinh tế sẽ mang lại những cơ hội hoặc có thể là nguy cơ cho DN theotừng mức độ khác nhau, song do yếu tố kinh tế còn bao trùm nhiều yếu tố nhỏkhác nhau do đó không phải tất cả những thành phần của yếu tố kinh tế biếnđộng đều ảnh hưởng tới hoạt động của DN Do đó đối với từng DN cụ thể cầnphải tìm hiểu, nghiên cứu những yếu tố kinh tế nào ảnh hưởng tới hoạt độngkinh doanh của DN.

Để DN xác định được các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của DN thì DN cần chú ý tới các dự báo kinh tế Dự báokinh tế là căn cứ hoạch định dự báo ngành kinh doanh và tiếp đến là dự báohoạt động kinh doanh của DN Dự báo kinh tế đưa ra những số liệu giúp DNdự báo sự phát triển của ngành kinh doanh Sau đó DN lại tiến hành dự báohoạt động của mình để tính toán xem khả năng tham gia thị trường, mở rộngthị trường của DN trên các thị trường cụ thể.

c) Yếu tố khoa học – công nghệ

Yếu tố khoa học – công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng vàtrực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN Hiện nay khoa học –công nghệ phát triển rất nhanh chóng, các công nghệ mới nối tiếp nhau ra đời,

Trang 20

mỗi công nghệ mới ra đời sẽ tiêu diệt những công nghệ trước đó một phầnhay hoàn toàn Việc đưa ra những sản phẩm mới, có chất lượng cao, mẫu mãđẹp với giá thành hạ có ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng của công ty và đâytrở thành yêu cầu cấp thiết đối với mọi DN Bên cạnh đó việc áp dụng côngnghệ mới cũng làm thay đổi phương thức làm việc, phương thức, cung cáchphục vụ khách hàng cho tới các khâu như giao nhận, thanh toán, đặt hàng…Việc áp dụng công nghệ mới có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần của dâychuyền sản xuất cũ do đó vấn đề đặt ra cho DN là bài toán chi phí cho DNgồm chi phí đầu tư đây chuyền sản xuất mới, chi phí cho công tác nghiên cứuvà triển khai (R&D), chi phí đào tạo lại đội ngũ cán bộ của công ty để làmchủ được công nghệ mới, chi phí cho trang bị phương tiện kỹ thuật mới…Bên cạnh đó DN cũng cần phải đầu tư nghiên cứu cách thức, phương phápkinh doanh những sản phẩm mới, các công nghệ tiên tiến và chuyển giao côngnghệ Công nghệ giúp DN hiện đại hóa, tự động hóa bằng việc sử dụng robotgiúp giảm chi phí do sử dụng ít lao động Công nghệ mới buộc DN phải đổimới phương thức cũ sang phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại.

d) Yếu tố văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí, thịhiếu, lối sống… ảnh hưởng nhiểu tới nhu cầu, hành vi của con người và tácđộng tới cả lĩnh vực sản xuất và hoạt động tiêu dùng cá nhân Các giá trị vănhóa truyền thống rất bền vững, được truyền từ đời này sang đời khác và ngàycàng được củng cố nhờ các định chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo,chính quyền, tôn ti trật tự trong xã hội… cho đến gia đình và ngay tại nhữnghệ thống sản xuất kinh doanh Yếu tố văn hóa – xã hội thường tiến triển chậmnên rất khó nhận biết, chỉ có những giá trị văn hóa ngoại lai dễ bị thay đổi.

Các DN khi muốn thâm nhập vào thị trường mới cũng như muốn duy trìthị trường cần chú trọng tìm hiểu yếu tố văn hóa – xã hội của địa phương.

Trang 21

Nền văn hóa tạo nên phong cách sống của một cộng đồng từ đó quyết địnhcách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thỏa mãn và cáchthức hưởng thụ của con người trong cộng đồng đó Mỗi quốc gia khác nhaucó nền văn hóa khác nhau buộc DN khi gia nhập thị trường phải nghiên cứukỹ lưỡng nền văn hóa, các giá trị truyền thống, thị hiếu tiêu dùng… để khôngphạm phải những điều kiêng kỵ tránh làm thiệt hại cho DN.

Cũng như thay đổi về chính trị - luật pháp, những thay đổi trong yếu tốvăn hóa xã hội cũng tạo nên những cơ hội cũng như những nguy cơ đối vớiDN Nắm bắt được yếu tố văn hóa đảm bảo cho DN thành công trong việcthâm nhập thị trường mới cũng như duy trì và mở rộng thị trường hiện có.

e) Yếu tố cơ sở hạ tầng – điều kiện tự nhiên

Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liênlạc, hệ thống cảng biển, kho bãi, điện nước, điểm cung cấp xăng dầu… Cơ sởhạ tầng là điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động kinh doanh và tiếpđến là hoạt động mở rộng thị trường Nếu cơ sở hạ tầng hoàn thiện tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động của DN và ngược lại nếu cơ sở hạ tầng nghèonàn tạo ra trở ngại cho DN.

Điều kiện tự nhiên là yếu tố mà bất cứ DN nào cũng phải quan tâm Sự biếnđộng của tự nhiên ẩn chứa những hiểm họa khôn lường do đó DN phải chú ý đểphòng ngừa rủi ro từ thiên nhiên Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh cũng như hoạt động mở rộng thị trường của DN thường là: nguồn nguyênvật liệu để sản xuất kinh doanh, nguồn năng lượng và chi phí cho nguồn nănglượng, ô nhiễm môi trường và chi phí giải quyết ô nhiễm môi trường.

1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô.

a) Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của DN

Chiến lược mở rộng thị trường là một bộ phận trong chiến lược phát triển

Trang 22

của DN Chiến lược mở rộng thị trường có vai trò quan trọng bởi nếu nó đúngđắn và hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của DN thâm nhập được thịtrường mới, củng cố vị thế tại thị trường hiện có, nâng cao uy tín của DNtrong mắt người tiêu dùng.

Căn cứ vào đặc điểm của ngành hàng, lĩnh vực mà DN sản xuất kinhdoanh mà mỗi DN có chiến lược và mục tiêu phát triển thị trường khác nhau.Có DN theo đuổi chiến lược mở rộng thị trường theo chiều rộng, có DN chọnchiến lược mở rộng thị trường theo chiều sâu hay có DN lại chọn chiến lượcthâm nhập thị trường mới hay rút khỏi thị trường… Việc lựa chọn chiến lượccòn phụ thuộc vào bản thân DN đó bởi có chiến lược tốt nhưng không cónăng lực để làm thì cũng không có ý nghĩa gì.

b) Các yếu tố thuộc về nội bộ DN

Nguồn nhân lực của DN: Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố quan

trọng bậc nhất quyết định sự thành bại của DN Nhân lực trực tiếp tác độngvào các yếu tố, các nguồn lực khác nhằm khai thác các nguồn lực đó Do đótrình độ của nguồn nhân lực quyết định mức độ thành công của DN nói chungvà hoạt động phát triển thị trường nói riêng Đối với nguồn nhân lực phục vụhoạt động phát triển thị trường cần chú ý những chỉ tiêu như: số lượng cán bộlàm công tác nghiên cứu, phát triển thị trường; trình độ năng lực của cán bộlàm công tác thị trường; trình độ đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào sảnxuất, kinh doanh…

Nguồn lực tài chính của DN: Đây là yếu tố nói lên tiềm lực, nói lên

khả năng huy động và sử dụng vốn của DN Mọi chiến lược kinh doanh chođến những kế hoạch của DN đều liên quan tới nguồn lực tài chính của DN.Nguồn tài chính có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh dođó nó ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thị trường DN có nguồn vốn lớn,dồi dào và ổn định sẽ có điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động mở

Trang 23

rộng thị trường cũng như duy trì các hoạt động đó Các yếu tố tài chínhthường được quan tâm trong hoạt động phát triển thị trường gồm: nguồn vốncủa DN, khả năng huy động vốn, sự cân đối giữa vốn ngắn hạn với vốn dàihạn; chi phí vốn, lãi suất huy động vốn; cơ cấu phân phối vốn cho các hoạtđộng kinh doanh; chiến lược tài chính của DN; quan hệ tài chính với bênngoài; tình hình nợ, tiền vay… và cuối cùng là hệ thống kế toán có hiệu quảphục vụ cho việc hạch toán kinh doanh.

Hệ thống thông tin của DN: Hệ thống thông tin của DN đảm bảo

cung cấp thông tin trong nội bộ kịp thời chính xác để DN kịp thời phản ứngtrước những biến động từ thị trường Bên cạnh đó hệ thống thông tin giúptruyền tải thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ DN giúp cho hoạt động củaDN luôn thống nhất Đối với hoạt động phát triển thị trường, thông tin có vaitrò vô cùng lớn vì nó cung cấp những thông tin về sản phẩm của DN đang cómặt trên thị trường, cung cấp những thông tin về biến động của thị trường đểđiều chỉnh hoạt động phát triển thị trường cho phù hợp Hệ thống thông tinphải liên tục cập nhật và nâng cao chất lượng.

Nền văn hóa của DN: Nền văn hóa của DN là yếu tố vàng để thành

công, là loại tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn bởi nó là sự đúc rút kinhnghiệm hoạt động của DN trong một thời gian dài Văn hóa DN cũng cónhững đặc trưng như nền văn hóa nhưng cũng có những đặc trưng riêng biệt.Văn hoá DN có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi DN,bởi bất kỳ một DN nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thôngtin nói chung được gọi là tri thức thì DN đó khó có thể đứng vững và tồn tạiđược Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một DN làcon người mà văn hoá DN là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị củatừng nguồn lực riêng lẻ.

Trang 24

Hoạt động nghiên cứu và triển khai: Tác dụng của hoạt động nghiên

cứu và triển khai là đem lại kết quả kinh doanh phát triển đột biến Đối vớihoạt động phát triển thị trường cũng vậy hoạt động nghiên cứu phát triển giúptạo ra sản phẩm mới hay làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thịtrường.

Trang 25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONGHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNXUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI

2.1 Tổng quát về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực –Thực phẩm Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Căn cứ giấy phép đăng ký kinh doanh:

 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNGTHỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI

 Tên giao dịch: HANOI FOOD IMPORT – EXPORT JOINT STOCKCOMPANY

 Tên viết tắt: VIHAFOODCO

 Địa chỉ: 84 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thànhphố Hà Nội

 Điện thoại: 047150371, Fax: 047150328

Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thựcphẩm Hà Nội (VIHAFOODCO) là doanh nghiệp nhà nước Công ty Lươngthực Hà Nội, thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, được cổphần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng04 năm 2005 theo Quyết định số 4435/QĐ-BNN-TCCB ngày 09 tháng 12

Trang 26

năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Công ty cổphần hóa với tỷ lệ 51% vốn sở hữu nhà nước (Tổng công ty lương thực MiềnBắc) và 49% vốn thuộc tư nhân.

Với chiến lược mở rộng và không ngừng phát triển, VIHAFOODCO sẵnsàng hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong nước và ngoàinước.

Phương châm hoạt động của công ty là kinh doanh linh hoạt dựa trên cơsở tinh thần hợp tác và đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu vàcùng chia sẻ lợi ích với đối tác VIHAFOODCO không ngừng hoàn thiện chấtlượng sản phẩm – dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng cũngnhư nâng cao năng lực, vị thế của công ty trên thị trường, mở rộng thị trường,địa bàn hoạt động.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của VIHAFOODCO.

 Kinh doanh lương thực, nông, lâm sản, các sản phẩm chế biến từlương thực, thức ăn gia súc, các sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng,vật liệu xây dựng, kim khí điện máy, phân bón;

 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống; lữ hànhnội địa, quốc tế và dịch vị phục vụ khách du lịch ( không bao gồm kinhdoanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);

 Bán buôn bán lẻ và đại lý đồ dùng cá nhân và gia đình: xà phòng,bột giặt, kem đánh răng, hóa mỹ phẩm;

 Bán buôn bán lẻ và đại lý rượu bia, đồ uống không cồn, thuốc láđiếu;

 Xay sát, chế biến lương thực và nông, lâm sản ( trừ lâm sản Nhànước cấm);

Trang 27

 Nuôi trồng cây, con thủy hải sản; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;

 Xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng;

 Hoạt động dịch vụ chăm sóc cá nhân; chăm sóc sắc đẹp và thẩm mỹviện (không bao gồm xăm mắt, xăm môi và các hoạt động gây chảymáu);

 Thuê và cho thuê: Văn phòng, nhà kho và các hoạt động kho bãi,máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu dùng;

 Đầu tư và kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tưvấn về giá đất).

Trang 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VIHAFOODCO

Cơ cấu tổ chức được mô tả qua sơ đồ sau:

Ban Kiểm soát:

Bà: Doãn Đỗ Bằng Trưởng BanBà: Nguyễn Thị Quang Ủy viênBà: Nguyễn Thị Kim Dung Ủy viên

Phòng tài chính kế

Phòng kinh doanh thị

Phòng tổ chức hành

chính

Phòng quản lý đầu tư và xây dựng

Bộ phận đầu tư tài chính

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trịBan kiểm soát

Ban giám đốcCác chi nhánh

Trang 29

Văn phòng công ty:

Ban giám đốc

Ông: Nguyễn Đăng Khai Giám đốc

Ông: Đào Tiến Dũng

Phó GĐ kiêmGĐ chi nhánhAn Giang

Bà: Doãn Đỗ Bằng Trưởng phòng

Bà: Phạm Thị Thanh Thủy Phó phòngÔng: Phạm Văn Dịu Phó phòng

Phòng quản lý đầu tư &

Bộ phận Đầu tư tài chính Bà: Bùi Thị Tú Giang

Phó GĐ kiêmphụ trách bộphận

Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO

Lao động của Công ty có tổng cộng là 263 người, không tính lao độngthời vụ, tuổi tác từ 22 đến 55 tuổi Nếu xét trên 2 nhóm là giới tính và trình độthì ta có bảng biểu tổng hợp sau:

Trang 30

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007

27,3772,633 Phân theo trình độ:

- Trên đại học- Đại học- Cao đẳng- Trung cấp

- Phổ thông trung học- Chưa tốt nghiệp PTTH

Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính công ty.

Đội ngũ cán bộ của công ty có năng lực, trình độ và sức khỏe tốt, đượctuyển chọn kỹ lưỡng Công ty cũng tạo điều kiện tốt để các cá nhân có điềukiện thăng tiến, phát triển trên cơ sở tài năng và sự phấn đấu, cống hiến chocông ty Bên cạnh đó công ty cũng đảm bảo đầy đủ lợi ích vật chất cho cán bộnhân viên trong công ty và thực hiện đúng, đủ những quy định của Luật Laođộng Việt Nam.

2.1.3 Hệ thống chi nhánh của VIHAFOODCO:

 CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI AN GIANG

- Địa chỉ: khóm Châu Long I, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, AnGiang

- Điện thoại: (84.76) 868 558 - Fax: (84.76) 866 812- Email: lthncnangiang@vnn.vn

Trang 31

Đại diện: ông ĐÀO TIẾN DŨNG – Phó Giám đốc Công ty kiêm Giámđốc Chi nhánh.

Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm gạo tiêu chuẩn xuất khẩuViệt Nam, phụ phẩm (tấm, cám….).

 CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO- Địa chỉ: số 8 Điện Biên Phủ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại: (84.4) 9 289 026 - Fax: (84.4) 9 287 955- Email: gaoclc@vnn.vn

Đại diện: ông TRẦN HỮU HẠNH – Giám đốc Chi nhánh

Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm gạo chất lượng cao mangthương hiệu “Nam Đô”…

 CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI HOÀN KIẾM

- Địa chỉ: Số 35 Ngõ 9 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội.- Điện thoại: (84.4) 6 247 913 - Fax: (84.4) 6 247 895- Email: cntmhoankiem@gmail.com

Đại diện: Bà ĐỖ THỊ NGỌC TRÂM – Giám đốc Chi nhánh.

Ngành nghề kinh doanh chính: Phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùngcủa các tập đoàn đa Quốc gia Kinh doanh Lương thực, thực phẩm; cácsản phẩm may mặc thời trang, dịch vụ ăn uống

 CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI ĐỐNG ĐA

- Địa chỉ: Số 24 Phan Đình Giót - Hoàng Mai – Hà Nội.- Điện thoại: (84.4) 6 648 832

- Fax: (84.4) 6 648 832

- Email: cnthuongmaidongda@vnn.vn

Đại diện: ông HOÀNG ĐỨC MẠNH – Giám đốc Chi nhánh.

Trang 32

Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh tổng hợp, khai thác kinhdoanh tại các dự án của Công ty.

 CHI NHÁNH KINH DOANH LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM- Địa chỉ: 130 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội.

- Điện thoại: (84.4) 8 455 175- Fax: (84.4) 8 7 223 387

- Email: luongthucthucpham@gmail.com

Đại diện: ông TRẦN VIẾT THẮNG – Giám đốc Chi nhánh.

Ngành nghề kinh doanh chính: Chuyên kinh doanh Bán buôn, bán lẻ cácmặt hàng lương thực, thực phẩm.

Đại diện: ông PHẠM BÁ LUÂN – Giám đốc Chi nhánh.

Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm du lịch, dịch vụ và các tourdu lịch.

 CHI NHÁNH KINH DOANH TỔNG HỢP- Địa chỉ: 13 Đường Thành – Hoàn Kiếm – Hà Nội.- Điện thoại: (84.4) 9 232 493

- Fax: (84.4) 9 232 492

- Email: cnkinhdoanhtonghop@fpt.vn

Đại diện: ông PHẠM VĂN TUẤN –Giám đốc Chi nhánh.

Trang 33

Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh đa ngành nghề; Kinh doanhtheo tuyến phố.

 CHI NHÁNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC - THỰCPHẨM

- Địa chỉ: Ngõ 176 – Định Công – Hoàng Mai - Hà Nội.- Điện thoại: (84.4) 6 643 812

- Fax: (84.4) 6 643 241- Email: cnsxcblttp@vnn.vn

Đại diện: Bà ĐẶNG MINH NGUYỆT – Giám đốc Chi nhánh.

Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh hoạt động cho thuê kho tàng.

2.1.4 Cơ cấu nguồn vốn của VIHAFOODCO

Là một doanh nghiệp mới cổ phần hóa và đi vào hoạt động từ năm 2005lại là thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Bắc do đó công ty có tỷlệ góp vốn là 51% vốn Nhà nước và 49% vốn tư nhân.

Bên cạnh đó VIHAFOODCO còn huy động vốn từ các ngân hàng và trênthị trường chứng khoán chưa niêm yết OTC Từ tháng 11/2007 giá cổ phiếucủa công ty đang ở mức 22000VND/CP cho đến đầu năm 2008 đến nay giá cổphiếu của VIHAFOODCO là 42840 VND/CP, điều này phần nào thể hiệnhoạt động kinh doanh của công ty đã có những thành công nhất định và đượcthị trường ghi nhận.

Vốn kinh doanh của công ty gồm vốn cố định và vốn lưu động, với đặcthù là doanh nghiệp thương mại do đó vốn lưu động của công ty chiểm tỷtrọng lớn hơn vốn cố định và nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng qua cácnăm.

Trang 34

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

Tổng vốn kinh doanhTỷ lệ % tăng

-Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty.

Qua bảng tình hình nguồn vốn chúng ta thấy cơ cấu nguồn vốn của côngty liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước là do yêu cầu mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh và với đặc điểm của ngành kinh doanh lương thực – thựcphẩm là cần nguồn vốn lớn nên công ty phải vay ngân hàng rất nhiều tiền,trong khi đó trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng lại hạn chế không chovay nhiều từ đó gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củaVIHAFOODCO.

2.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO

Trong những năm qua, trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, dướisự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc cùng sự nỗ lực

Trang 35

không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển qua các kỳ kế hoạch.

Lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tăng năm sau cao hơn nămtrước Doanh thu cùng lợi nhuận tăng đều qua các năm, công ty thực hiện đầyđủ nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách Nhà nước.

Để đạt được kết quả tốt như vậy đó là một sự nỗ lực không ngừng củacông ty Năm 2005 VIHAFOODCO được cổ phần hóa và chính thức đi vàohoạt động nhờ đó nguồn vốn của công ty tăng lên đáng kể và cũng nhờ cổphần hóa mà công ty đã có bước chuyển biến rõ rệt trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Tuy nhiên vì mới cổ phần hóa do đó công ty phải kết hợp hài hòahai mục tiêu là lợi nhuận và thị trường Mục tiêu lợi nhuận nhằm thỏa mãnyêu cầu của các cổ đông và mục tiêu thị trường là sự chiếm lĩnh thị trường dođó công ty không thể tập trung mọi nguồn lực, hi sinh chỉ tiêu lợi nhuận trongthời gian đầu hoạt đông nhằm mở rộng thị trường tạo chỗ đứng vững chắctrên thị trường cho công ty Tốc độ tăng trưởng của từng mặt hàng cũng nhưlợi nhuận tăng đều đặn qua các năm thể hiện qua bảng dưới.

Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng

Đơn vị: USD

1 Gạo2 Cà phê3 Đỗ xanh4 Đỗ tương5 Ngô hạt

27.027.2004.034.304652.608474.624771.264

Trang 36

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩucủa công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty (chiếm80% lợi nhuận), tiếp đó là cà phê (13,6%), ngô hạt (2,6%), đỗ xanh (2,2%), vàđỗ tương (1,6%) Nhìn chung qua các năm kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng,năm 2004 lợi nhuận thu từ xuất khẩu của công ty là 28.356.400 USD, tăng11,8% so với năm 2003 Năm 2005 do một số mặt hàng cà phê và đỗ tươnggặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên tỉ lệ tăng trưởng bị giảm sút so vớinăm 2004 là 11,6%.

Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

1 Tổng doanh thu: Doanh thu xuất khẩu Doanh thu nội địa Doanh thu dịch vụ2 Tổng chi phí

3 Lợi nhuận trước thuế4 Lợi nhuận sau thuế5 Vốn chủ sở hữu

588.570494.40082.39911.771586.8451.7251.72530.000Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên vốn chủ sở hữu 3,31% 3,99% 5,79%

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty

Qua bảng ta thấy: tổng doanh thu hàng năm trong 3 năm 2003, 2004 và2005 doanh thu từ xuất khẩu đều cao hơn doanh thu bán hàng trên thị trườngnội địa Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt độngkinh doanh chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty.

Năm 2005, Công ty chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nướcthành công ty cổ phần và đi vào hoạt động do đó Công ty được miễn 100%

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3. Hệ thống chi nhánh của VIHAFOODCO: - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
2.1.3. Hệ thống chi nhánh của VIHAFOODCO: (Trang 29)
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động củaVIHAFOODCO năm 2007 - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động củaVIHAFOODCO năm 2007 (Trang 29)
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007 - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007 (Trang 29)
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn củaVIHAFOODCO. - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn củaVIHAFOODCO (Trang 33)
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO. - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO (Trang 33)
Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.3 Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng (Trang 34)
Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.3 Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng (Trang 34)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty (chiếm  80% lợi nhuận), tiếp đó là cà phê (13,6%), ngô hạt (2,6%), đỗ xanh (2,2%), và  đỗ tương (1,6%) - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
ua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty (chiếm 80% lợi nhuận), tiếp đó là cà phê (13,6%), ngô hạt (2,6%), đỗ xanh (2,2%), và đỗ tương (1,6%) (Trang 35)
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất  kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005) Đơn vị: Triệu đồng - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005) Đơn vị: Triệu đồng (Trang 35)
Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường. - Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Bảng 2.5 Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w