phẩm
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã tồn tại từ bao đời nay, trước đây chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp cho đến nay ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển sang cơ chế sản xuất hàng hóa và từng bước đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vì bắt đầu từ xuất phát điểm thấp, so với các nước khác có nền nông nghiệp hiện đại có thể thấy chúng ta còn có vô vàn khó khăn phải đối mặt.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là định hướng phát triển đồng bộ ngành nông nghiệp của ta, cần phải phát triển thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tinh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành vượt mức kế hoạch, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng,
nâng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giúp cải thiện vào cán cân thanh toán. Hiện nay Việt Nam đang chiếm 14% thị phần gạo thế giới sau Thái Lan (31%) và sau đó là Ấn Độ (16%), là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan vì vậy mục tiêu của chúng ta là giữ vững vị trí á quân. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp của chúng ta nói chung và sản xuất gạo nói riêng phải rất nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu sản phẩm tinh, giảm xuất thô để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của ta. Hiện nay giá gạo xuất khẩu của ta thấp hơn gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 7 đến 12 USD do đó nếu khắc phục được điểm yếu này doanh thu từ xuất khẩu gạo của ta sẽ tăng lên đáng kể.
Tích cực hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế, tiến tới thành lập hiệp hội các nước xuất khẩu gạo (học tập mô hình của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC) nhằm chi phối giá gạo thế giới và nâng cao chất lượng gạo của Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới, tránh được tình trạng bị nước ngoài ép giá như hiện nay.