1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường xuất khẩu kính xây dựng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera - Thực trạng và giải pháp

62 839 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 374 KB

Nội dung

ỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU KÍNH XÂY DỰNG. 3 I. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu. 3 1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu. 3 1.1.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế Việt Nam đang trong thời kì phát triển (Việt Nam được coi làmột nước có tấc độ phát triển kinh tế tốt trên thế giới chỉ sau Trung Quốc vớitấc độ tăng GDP khoảng 8%/năm.).Việc nền kinh tế của chúng ta có đượcthành tựu này chính là việc Đảng và nhà nước đã có những bước đi đúnghướng như việc: mở cửa thị trường và tạo mối quan hệ thông thương với nướcngoài nhiều hơn…

Là một nước chịu sự ảnh hưởng của nhiều lần xâm lược của bọn thựcdân, phong kiến và là một nước mà nền kinh tế Nông nghiệp vẫn chiếm tỷtrọng tương đối lớn(chiếm khoảng 60%GDP) Vì vậy, Việc mở cửa để có thểthu hút nguồn vốn đầu tư và có thể tiếp cận với những thành tựu khoa họccủa thế giới , đồng thời chúng ta có thể có những cơ hội kinh doanh cho cácdoanh nghiệp trong nước phát triển.

Trong khoảng 2007 – 2020, đây được coi là khoảng thời gian quantrọng để nền kinh tế của Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu trở thànhmột công nghiệp.Chính vì vậy, hoạt động thương mại Quốc tế được coi làhướng đi chiến lược để có thể thực hiện được mục tiêu của mình trong mộtkhoảng thời gian ngắn hơn.

Với mục đích trang bị cho mình một kiến thức tổng quan hơn và sâuhơn về thị trường quốc tế cho bản thân khi chuẩn bị ra trường, đông thời saukhi tham gia vào quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Viglacera Em đãchọn đề tài cho mình là”Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu kính xâydựng” là đề tài thực tập của mình

Trang 2

Trong thời gian có hạn và lượng kiến thức của mình, vì vậy mà bàiviết của em còn nhiều hạn chế Vì vậy, em mong có sự giúp đỡ của thầy đểem có thể hoàn thành quá trình thực tập của mình

Em xin chân thành cám ơn Thầy!

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU KÍNH XÂY DỰNG.

I Khái quát chung về thị trường xuất khẩu.

1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu.

1.1 Thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, đem lại hiệuquả lớn cho nền kinh tế của mỗi quốc gia Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếucho nhập khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.Từ năm 1995 trở lại đây bình quân nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu đáp ứngđược đến 90% ngoại tệ cho nhập khẩu và cho tới nay thì càng cho thấy rõ vaitrò của mình trong nền kinh tế hiện đại.

Thị trường vốn là một phạm trù gắn liền với nền kinh tế hàng hoá Thịtrường của doanh nghiệp được phân chia thành thị trường đầu vào và thịtrường đầu ra Thị trường đầu vào được hiểu là khả năng cung ứng các yếutố cho sản xuất như nguyên vật liệu, sức lao động, nguồn vốn, Công nghệ.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thị trường đầu ra chính làthị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau:

Thị trường xuất khẩu bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn nằm ngoàibiên giới quốc gia cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng vàcó khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

1.2 Phân loại thị trường xuất khẩu.

Việc phân loại thị trường xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thểlựa chọn tốt hơn các phương thức kinh doanh đối với từng thị trường cụ thểđồng thời các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế cóthể hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh Có một số tiêu thức giúpcho phân loại thị trường xuất khẩu như sau:

Trang 4

* Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng, có thịtrường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp.

- Thị trường xuất khẩu trực tiếp là thị trường mà doanh nghiệp trực tiếptham gia tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường mà khôngqua trung gian xuất nhập khẩu Việc trao đổi hàng hoá được doanh nghiệptiến hành trực tiếp mà không qua một doanh nghiệp Thương mại thứ 3 khác.

- Thị trường xuất khẩu gián tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp không cóquyền hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua cáctrung gian như đại lý xuất khẩu, hãng xuất khẩu trong nước hay nướcngoài

* Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng có thịtrường truyền thống và thị trường xuất khẩu mới.

- Thị trường xuất khẩu truyền thống là thị trường mà doanh nghiệp đãcó quan hệ làm ăn trong một thời gian lâu dài và khá ổn dịnh.

- Thị trường mới là thị trường doanh nghiệp mới thiết lập mối quan hệlàm ăn và có nhiều tiềm năng phát triển.

* Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu có: thị trường xuất khẩu hàng maymặc, thị trường xuất khẩu hàng nông sản, thị trường xuất khẩu hàng thủCông mỹ nghệ,

Việc phân chia theo mặt hàng chỉ có ý nghĩa trong phân tích kinh tế vàcác doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhiều mặt hàng.

* Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu của chính phủ: thị trường hạnngạch và thị trường phi hạn ngạch Hạn ngạch là quy định của Nhà nước vềsố lượng, chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu với mục đích bảo vệ sản xuấttrong nước Đối với thị trường có hạn ngạch doanh nghiệp cần phải xin hoặcmua hạn ngạch, xuất hàng theo hạn ngạch được cấp Đối với thị trường phi

Trang 5

hạn ngạch doanh nghiệp không bị giới hạn về số lượng hàng xuất, doanhnghiệp có thể xuất khẩu hàng hoá với số lượng tuỳ theo khả năng của mìnhvà nhu cầu của người mua.

* Căn cứ vào mức độ quan trọng của thị trường: thị trường xuất khẩuchính và thị trường xuất khẩu phụ.

Nếu trong kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp chỉ dựa chủ yếu vào mộtthị trường thì rủi ro sẽ cao hơn là xuất khẩu sang nhiều thị trường Do đó,trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá thị trườngtrong đó có thị trường xuất khẩu chính và thị trường xuất khẩu phụ.

* Căn cứ vào vị trí địa lý: thị trường được phân chia theo khu vực vàtheo nước Việc phân chia này phụ thuộc vào đặc tính của từng thị trường.Phân chia thị trường theo lãnh thổ, khu vực là rất quan trọng ví nó liên quanđến việc để ra các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.Các tiêu chí phân loại khác:

* Căn cứ vào hình thức sản xuất hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩuhàng gia Công và thị trường xuất khẩu hàng tư doanh Doanh nghiệp có thểkết hợp hai hay nhiều tiêu thức phân loại trên để xác định cụ thể thị trườngcho mình khi xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra còn có thể phân loại thị trường theo tính cạnh tranh của doanhnghiệp có thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trườngcạnh tranh không hoàn hảo Hoặc có thể phân loại thị trường thành thịtrường đầu ra, thị trường đầu vào

Trang 6

1.4 Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu.

Giống như thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệpcũng bao gồm các yếu tố cung, cầu, giá cả và cạnh tranh Các yếu tố nàythường biến động rất phức tạp do quy mô của thị trường rất rộng lớn và chịutác động của nhiều yếu tố khác Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu cần phải nắm bắt được đặc điểm của nó khi ra quyết địnhkinh doanh.

* Cung: Cung của thị trường thế giới về một mặt hàng nào đó bao gồmhàng hoá của các nhà cung ứng nội địa và các nhà cung ứng nước ngoàikhác Số lượng các nhà cung ứng thường rất lớn với nhiều mặt hàng nên độcquyền cung ứng hầu như không xảy ra trên thị trường Để cạnh tranh vớinhau nhằm chiếm lĩnh thị trường lớn hơn các nhà cung ứng đưa ra rất nhiềuloại sản phẩm khác nhau với các phương thức cung ứng đầy hấp dẫn đối vớingười tiêu dùng Với những nước Công nghiệp phát triển các nhà cung ứngsẽ dựa vào lợi thế về vốn, Công nghệ nên họ chủ yếu xuất khẩu các sảnphẩm có hàm lượng Công nghệ cao.

Với những nước đang phát triển các nhà cung ứng của các nước nàychủ yếu cung cấp những sản phẩm chứa nhiều hàm lượng lao động, tàinguyên

Ở Việt Nam hầu hết các nhà cung ứng là các doanh nghiệp mới kinhdoanh xuất nhập khẩu chưa có uy tín trên thị trường quốc tế nên chịu sức éprất lớn từ các nhà cung ứng nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc và các nướcĐông Nam Á do phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trùng vớicác nước này và sức cạnh tranh của chúng ta yếu hơn Vì vậy nâng cao sứccạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Việt Nam là mục tiêu hàng đầu khi hộinhập kinh tế thế giới.

Trang 7

* Cầu về một mặt hàng là tập hợp những nhu cầu, mong muốn củakhách hàng về hàng hoá đó mà các khách hàng này có khả năng và sẵn sàngtrả tiền để thoả mãn các nhu cầu đó Cầu về hàng hoá trên thị trường rất lớnvà có thể được phân chia thành các loại sau: Cầu của nhà sản xuất, cầu củacác nhà kinh doanh thương mại và cầu của người tiêu dùng cuối cùng.

Do khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, rất nhiều sản phẩm cókhả năng thay thế nhau ra đời, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến vòng đờisản phẩm và nhu cầu về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh Ngoàira nhu cầu về một loại sản phẩm trên các thị trường khác nhau cũng rất khácnhau do ảnh hưởng của các yêú tố văn hoá, xã hội, điều kiện tự nhiên, trìnhđộ phát triển, ở mỗi quốc gia là khác nhau.

* Giá cả: Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với mỗi loại hàng hoánhất định trên thị trường, giá đó phải là giá của những giao dịch thôngthường không kèm theo bất kỳ một điều kiện thương mại đặc biệt và thanhtoán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi Trong thực tế, giá cả quốc tế của mỗiloại hàng hoá biến động rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốkhác nhau như:

+ Nhân tố chu kỳ: Đó là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế.+ Khách hàng: Tác động lên giá cả bởi khả năng mua của họ, sự bằnglòng mua, vị trí của sản phẩm trong lối sống của họ, giá cả của sản phẩmthay thế.

+ Tính chất cạnh tranh: Đây chính là sức mạnh cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trong cùng một ngành hay là các doanh nghiệp sở hữu nhữngsản phẩm thay thế Doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào thị trườngnào đó thì cũng muốn tồn tại và phát triển Muốn làm được điều này thì các

Trang 8

doanh nghiệp cần gia sức cạnh tranh với nhau để có thể chiếm lĩnh được thịtrường cho riêng mình càng nhiều càng tốt.

+ Lạm phát: Lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, do vậy mà ảnh hưởngđến giá cả hàng hoá của một quốc gia trong hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu.

+ Nhân tố thời vụ: Tác động đến giá cả theo tính thời vụ của sản xuất vàlưu thông.

Ngoài các yếu tố trên, giá cả quốc tế của hàng hoá còn chịu tác độngcủa các yếu tố khác như chính sách của chính phủ, tình hình an ninh, chínhtrị của các quốc gia,

1.5 Vai trò của thị trường xuất khâu đối với doanh nghiệp có tham giavào hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

Đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại Quốc tế thì thị trường xuấtkhẩu càng đóng vai trò quan trọng Mỗi hoạt động tiêu thị hoàng hoá đềuliên quan tới thị trường này Chính vì vậy mà, thị trường xuất khẩu luônluôn là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp Thương mại xuất nhậpkhẩu.

Thị trường xuất khẩu là một bộ phận trong thị trường nói chung củadoanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, thịtrường xuất khẩu giữ vai trò chủ đạo thể hiện qua:

* Thị trường xuất khẩu quyết định mục tiêu của doanh nghiệp: Hầu hếtmục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận đảm bảo chodoanh nghiệp tồn tại và phát triển Để thực hiện được mục tiêu đó doanhnghiệp phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm mà thị trường là yếu tốthen chốt Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều khả năng phát triển củadoanh nghiệp càng cao bởi vì khi đó quy mô sản xuất của doanh nghiệp

Trang 9

được mở rộng làm chi phí sản xuất giảm do lợi thế theo quy mô Do vậy đốivới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá thì việc thâm nhập và mở rộng thịtrường xuất khẩu là điều tiên quyết dẫn đến thành Công của doanh nghiệp.

* Thị trường xuất khẩu phản ánh tình hình kinh doanh của doanhnghiệp Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoávà dịch vụ Vì vậy khi nhìn vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ta cóthể thấy tình hình phát triển, mức độ tham gia vào thị trường quốc tế củadoanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng phát triểntrong thời gian tới.

* Thị trường xuất khẩu trực tiếp điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinhdoanh các mặt hàng xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, doanh nghiệp cần phảigiải quyết tốt mục tiêu: thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để từ đótăng khả năng tiêu thụ sản phẩm Việc quyết định cung ứng sản phẩm gì,bằng phương thức nào, cho ai là do nhu cầu của thị trường quyết định Chínhsách khách hàng trên thị trường xuất khẩu sẽ định hướng cho chính sách vềsản phẩm xuất khẩu, chính sách giá cả, những hoạt động xúc tiến, Từ đódoanh nghiệp sẽ phải xây dựng kế hoạch sản xuất, thu mua hàng của mìnhcho phù hợp và đề ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quảxuất khẩu của doanh nghiệp Như vậy thị trường quyết định đến từng quyếtđịnh kinh doanh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp muốn thành Côngđều phải thích ứng tốt với thị trường.

* Thị trường xuất khẩu là nơi kiểm tra đánh giá các chương trình kếhoạch quyết định kinh doanh của doanh nghiệp: thông qua tình hình tiêu thụsản phẩm, khả năng cạnh tranh và vị trí của sản phẩm trên thị trường xuất

Trang 10

khẩu doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ thành Công của các chiến lượckinh doanh từ đó đưa ra những phương hướng phát triển cho tương lai.

II MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.

1 Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường.

1.1 Khái niệm về mở rộng thị trường xuất khẩu.

Mở rộng thị trường xuất khẩu là một quá trình lâu dài và có tính chiếnlược của doanh nghiệp mà trong đó là tổng hợp các cách thức, biện pháp,chính sách… để doanh nghiệp có thể tiêu thụ một khối lượng hàng hoá nhiềuhơn trước Mở rộng thị trường là quá trình tạo khoảng không gian rộng lớnđể có thể gia tăng khối lượng hàng hoá.

Như vậy theo quan điểm marketing hiện đại ‘Mở rộng thị trường củadoanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới mà cònlà cả tăng thị phần của các sản phẩm ở các thị trường cũ ".

Mở rộng thị trường là một tất yếu khách quan mà mọi doanh nghiệpđều cần phải thực hiện Nó là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp để cóthể tồn tại và phát triển, không chỉ những doanh nghiệp hoạt động thươngmại hoạt động thương mại quốc tế mà cả những doanh nghiệp thương mạihoạt động nội địa Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc gia tăng khốilượng hàng hoá và có thêm những cơ hội cho các doanh nghiệp…

Ngày nay trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khi màhàng rào thuế quan được hạ bỏ các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnhtranh gay gắt trên thị trường, doanh nghiệp không những phải cạnh tranhvới các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với cácCông ty bên ngoài Do vậy để tồn tại và phát triển Công ty phải khôngngừng duy trì và mở rộng thị trường của mình

Trang 11

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay tình hình cạnh tranh diễnra ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnhtranh do vậy lợi nhuận bị chia sẻ Để đạt được lợi nhuận cao đồng thời hạnchế được sự cạnh tranh các doanh nghiệp phải vươn đến những thị trườngmới để có thể tìm kiếm những cơ hội mới lớn hơn.

Mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị trí củamình trên thị trường thế giới Mỗi quốc gia không thể phát triển một cáchđộc lập riêng rẽ mà phải tham gia vào phân Công lao động xã hội trên toànthế giới và hợp tác quốc tế Do đó mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp cọsát với thế giới bên ngoài có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuât kinhdoanh của mình khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế Mộtsự thực cho thấy, không phải bất kì doanh nghiệp hay Công ty nào cũng cóthể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế

Mở rộng thị trường sẽ mang lại cho các doanh nghiệp có thể tồn tạivà đứng vững được Chính vì vậy mà việc mở cửa thị trường đã khó nhưngviệc duy trì được khả năng mở rộng thị trường là một việc rất khó đối vớimọi doanh nghiệp Bảo vệ thị trường là bảo vệ chỗ đứng của mình và mởrộng được thị trường là bảo đảm cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp.

Thị trường nước ngoài Thị trường Quốc tế

Thị trường MỹThị trường châu lục

Thị trường NgaThị trường khu vực Thị trườngTBD

… Thị trường EU

Trang 12

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường xuất khẩu của doanhnghiệp hoạt động trong Thương mại Quốc tế

Để đánh giá mức độ mở rộng thị trường chúng ta có thể dựa vào mộtsố chỉ tiêu như xét theo bề rộng là phạm vi địa lý của thị trường, tạo đượcnhững khách hàng mới Mức độ mở rộng thị trường nếu xét theo số tuyệtđối đó là số khu vực thị trường mới khai phá, số thị trường thực mới tăngbình quân Xét theo chiều sâu đó là việc tăng được khối lượng hàng hoá bánra vào thị trường hiện tại

Chỉ tiêu mở rộng thị trường theo chiều rộng chỉ thấy phạm vi mở rộngtheo không gian chứ không thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tăngdoanh số bán vì vậy phải xét cả chỉ tiêu mở rộng thị trường theo chiều sâu.

1.3 Nội dung duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu - Nghiên cứu thị trường quốc tế

Để có thể thâm nhập vào thị trường thì điều đầu tiên doanh nghiệpcần làm là phải tìm hiểu thị trường Nghiên cứu thị trường là điều kiện cầnthiết để doanh nghiệp phát triển đúng hướng, là xuất phát điểm để cácdoanh nghiệp xác định và xây dựng kế hoạch kinh doanh, nâng cao khảnăng thích ứng với thị trường của các sản phẩm của doanh nghiệp.

- Dự báo thị trường nước ngoài

Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp cần thựchiện phân tích số liệu và dự báo phân tích thị trường nước ngoài Để cóđược hình ảnh đầy đủ về thị trường tương lai của doanh nghiệp thì lý tưởngnhất là dự báo mọi khía cạnh của thị trường từ các đặc trưng khái quát đếnđặc điểm chi tiết của nó Tuy nhiên trên thực tế khó có thể dự báo chính xácmọi động thái của thị trường, do đó doanh nghiệp chỉ cần tập trung dự báonhững đặc đặc trưng quan trọng nhất của thị trường, như mức tổng nhu cầu

Trang 13

thị trường, tổng mức nhập khẩu, cơ cấu sản phẩm sẽ có nhu cầu trong tươnglai Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp như phương phápchuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp thống kê kinh tế, phươngpháp ngoại suy…

- Lựa chọn thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai chiến lược mở rộng thịtrường nước ngoài là chiến lược tập trung và chiến lược phân tán.

Chiến lược tập trung là chiến lược trong đó doanh nghiệp tập trung thâmnhập vào một số ít thị trường trọng điểm giúp doanh nghiệp tập trung nguồnlực để quản lý dễ dàng hơn, ưu thế cạnh tranh cao hơn nhưng tính linh hoạttrong kinh doanh bị hạn chế, mức độ rủi ro tăng do doanh nghiệp khó có thểđối phó với những biến động của thị trường.

Chiến lược phân tán là chiến lược mở rộng đồng thời hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp sang nhiều thị trường khác nhau Chiến lược nàycó ưu điểm chính là tính linh hoạt trong kinh doanh cao hơn song do hoạtđộng kinh doanh bị dàn trải nên khó thâm nhập sâu vào thị trường, hoạtđộng quản lý phức tạp hơn, chi phí thâm nhập thị trường lớn hơn

Doanh nghiệp có thể sử dụng hai thủ tục để mở rộng hoặc thu hẹp đểtiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu Thủ tục mở rộng sự nghiên cứutương đồng giữa cơ cấu thị trường giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt độngsang các khu vực thị trường có mức tương đồng cao so với thị trường nộiđịa Một khi đã tìm ra những nước có đặc điểm tương đồng nhau thì nhữngthông tin về thị trường tiềm năng của một hay một số nước trong nhóm sẽsử dụng để đánh giá các nước khác trong nhóm đó

- Thâm nhập thị trường nước ngoài

Trang 14

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn một số thị trường nước ngoài làm mụctiêu mở rộng hoạt động hoạt động kinh doanh của mình thì cần tìm ra đượcphương thức tốt nhất để thâm nhập vào thị trường đó Việc lựa chọnphương thức thâm nhập được thực hiện trên cơ sở hoạt động nghiên cứuđánh giá thị trường tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp

Vì mỗi thị trường chỉ phù hợp với một hoặc vài phương thức thâm nhậpdo vậy doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức thâm nhập hiệu quả nhấtđối với doanh nghiệp mình

Xuất khẩu: Là phương thức thâm nhập đơn giản nhất để mở rộng hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài thông qua xuấtkhẩu Một doanh nghiệp có thể xuất khẩu hoạt động của mình bằng hai cáchlà xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp

Nhượng giấy phép: Nhà sản xuất ký hợp đồng với các đối tác nước ngoàivề việc chuyển nhượng một quy trình sản xuất, nhãn hiệu, bằng sáng chế, bíquyết thương mại hay tất cả những thứ có giá trị trao đổi khác Ưu điểm củaphương pháp này là doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngoài mà khôngcó nhiều rủi ro Nhược điểm là mức độ kiểm soát việc sử dụng giấy phépkhông chặt chẽ, lợi nhuận bị chia sẻ tạo ra đối thủ cạnh tranh khi hết hạnhợp đồng

Đầu tư trực tiếp: Là phương thức mở rộng thị trường cao hơn của doanhnghiệp ra thị trường nước ngoài nhằm xây dựng các xí nghiệp của mình đặttại nước đó, trực tiếp thiết lập cac kênh phân phối, thiết lập các quan hệ vớikhách hàng, các nhà cung cấp và các nhà phân phối bản xứ Đầu tư trực tiếpcó thể sử dụng các hình thức cơ bản sau: hợp đồng hợp tác kinhdoanh(BOT,BT, ) ,doanh nghiệp chìa khoá trao tay và các biến tướng củanó, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Trang 15

2 Khái niệm về phát triển thị trường và sự cần thiết của Công tác pháttriển thị trường xuất khẩu.

2.1 Khái niệm về phát triên thị trường xuất khẩu.

Phát triển thị trường là tổng hợp cách thức biện pháp của doanhnghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộngquy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanhnghiệp trên thị trường quốc tế.

Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thươngmại quốc tế và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đang phát triển sôiđộng như hiện nay thì mọi doanh nghiệp đều có sự chạy đua nhau để có thểbảo vệ thị phần của minh trên thị trường quốc tế và có thể tạo chỗ đứng chomình Đây được coi là cuộc chạy đua không có đích cuối cùng của mọidoanh nghiệp Vì vậy, phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp vừalà mục tiêu cũng chính là phương thức quan trọng để doanh nghiệp tìm vàchiếm lĩnh được những cơ hội cần thiết.

Có mở rộng thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu thì doanhnghiệp mới có thể duy trì và phát triển mối quan hệ gắn bó mật thiết vớikhách hàng, củng cố và tạo dựng uy tín của doanh nghiệp trước người tiêudùng Đặc biệt là những khách hàng nước ngoài rất coi trọng chất lượng sảnphẩm và uy tín của doanh nghiệp.

Nền kinh tế thị trường hết sức năng động và khốc liệt mà ở đó cácdoanh nghiệp bị cuốn vào vòng quay của sự phát triển không ngừng Doanhnghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường theo đuổi rấtnhiều mục tiêu tuỳ theo từng thời điểm và vị trí cạnh tranh của doanh nghiệptrên thương trường Song mục tiêu cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp vẫn làlợi nhuận, thế lực và an toàn Ba mục tiêu này được thực hiện thông qua khả

Trang 16

năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường, thị trường càng lớnthì khối lượng hàng hoá được tiêu thụ càng lớn Do vậy phát triển thị trườnglà yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành Công trong kinhdoanh, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà thị trường đem lại.

Trong nhiều trường hợp như cạnh tranh trong nước quá gay gắt hoặcnhu cầu nội địa nhỏ bé thì việc đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế cóthể thu được hiệu quả cao Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho cácdoanh nghiệp khả năng khai thác tối đa lợi thế so sánh do sản xuất trongnước đem laị Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường rất khắc nghiệt,nó đào thải tất cả các doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển của thịtrường Và một trong các cách hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp xuấtkhẩu là phát triển thị trường Việc phát triển thị trường xuất khẩu giúp chodoanh nghiệp tăng thị phần, tăng doanh số bán, lợi nhuận và đặc biệt là tănguy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường tạo điều kiện cho sự pháttriển trong tương lai.

Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, chỉ có pháttriển thì doanh nghiệp mới tồn tại vững chắc, phù hợp với xu thế chung củathời đại Phát triển thị trường chính là mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp phản ánhsự phát triển của các doanh nghiệp.

2.2 Nội dung của Công tác phát triển thị trường xuất khẩu.2.2.1 Các phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu.a.Phát triển thị trường theo chiều rộng.

Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắngmở rộng thị trường tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới.Phương thức này được doanh nghiệp sử dụng trong các trường hợp.

- Thị trường hiện tại của doanh nghiệp đang có xu hướng bão hoà.

Trang 17

- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp.- Rào cản về chính trị, luật pháp quá lớn đối với doanh nghiệp trên thịtrường hiện tại.

- Doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thêm thị trường mới, tăngdoanh thu, lợi nhuận.

Phát triển thị trường theo chiều rộng có thể hiểu theo 3 cách:

- Theo tiêu thức địa lý: Quy mô thị trường của doanh nghiệp được mởrộng.

- Theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp thường đưa ra những sảnphẩm mới có tính năng phù hợp với khách hàng ở thị trường mới thoả mãnđược tốt nhất nhu cầu của họ Các doanh nghiệp khi mở rộng thị trườngthường áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu của kháchhàng.

- Theo tiêu thức khách hàng: Doanh nghiệp kích thích, khuyến khíchcác nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình, đó có thể là kháchhàng của đối thủ cạnh tranh, có thể là khách hàng tiềm năng của doanhnghiệp.

Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy trongviệc nắm bắt nhu cầu của khách hàng và hành vi mua hàng của họ, điểm,điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có được chiến lược Công ty hiệu quảnhất.

b.Phát triển thị trường theo chiều sâu.

Phát triển thị trường theo chiêu sâu là doanh nghiệp cố gắng tăng khảnăng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại Phát triểnthị trường theo chiều sâu thường được các doanh nghiệp sử dụng khi:

Trang 18

+ Thị trường hiện tại có nhiều tiềm năng để phát triển mà doanh nghiệpchưa khai thác hết.

+ Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại là khá lớn.+ Sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.

Phát triển thị trường theo chiều sâu cũng được hiểu theo 3 cách:

- Theo tiêu thức địa lý: Doanh nghiệp cố gắng bán thêm hàng hoá vàothị trường hiện tại bằng việc sử dụng hữu hiệu các Công cụ marketing chiêudụ khách hàng, đánh bật đối thủ cạnh tranh và có thể tiến tới độc chiếm thịtrường.

- Theo tiêu thức khách hàng: là việc doanh nghiệp nỗ lực bán thêm sảnphẩm của mình vào nhóm khách hàng của doanh nghiệp, biến nhóm kháchhàng đó trở thành khách hàng thường xuyên và trung thành của mình.

- Theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp khi phát triển thị trường theochiều sâu thường cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩmhoặc đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường các dịch vụ kèm theo.

2.2.2 Nội dung của Công tác phất triển thị trường xuất khẩu.

Công tác phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được thựchiện theo quy trình sau:

a.Nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển kinh doanhđúng hướng, là xuất phát điểm để mọi doanh nghiệp xác định và xây dựng

Nghiên cứu thịtrường

Lập chiếnlược pháttriển thị

trường

Thực hiệnchiến lượcphát triển thị

trường

Kiểm tra vàđánh giá kếtquả việc thực

hiện chiến

Trang 19

các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng với thịtrường của các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.

Mặt khác, do chu kỳ sống của sản phẩm cũng như nhu cầu của kháchhàng luôn thay đổi nên để thành Công lâu dài doanh nghiệp phải nhạy bénnắm bắt nhu cầu mới của khách hàng trên thị trường.

Việc tiếp cận kinh doanh ở thị trường xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi cácyếu tố như:

+ Môi trường vĩ mô: chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ trong vàngoài nước, mức thuế, hạn ngạch,

+ Văn hoá phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng của khách hàng.+ Ngôn ngữ, phong cách, lối sống con người,

Nghiên cứu thị trường tức là nghiên cứu các yếu tố trên để biết rõ thuậnlợi và khó khăn cho việc tiếp cận.

Quá trình nghiên cứu thị trường được tiến hành theo trình tự sau:+ Phát hiện vấn đề và xác định mục đích nghiên cứu.

+ Thu thập thông tin: Thu thập tại bàn và điều tra thị trường: thu thậptại bàn là hình thức thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn như tạp chí,Internet

Điều tra thị trường tức là doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, dự hộichợ, chào hàng, bán hàng trực tiếp,

+ Phân tích đánh giá thị trường: Đó chính là việc dựa vào thông tin thịtrường thu thập được để xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với kếhoạch, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Sự phân tích đánh giá nàyphải dựa trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp hiện có Để thực hiện phântích, đánh giá thị trường doanh nghiệp thường sử dụng ma trận SWOT (điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội , nguy cơ)

Trang 20

+ Dự báo thị trường: Trên cơ sở phân tích thị trường doanh nghiệp cóthể đưa ra các dự báo về thị trường như tổng mức nhu cầu của thị trường, cơcấu sản phẩm trong tương lai, biến động của thị trường trong tương lai,

b.Lập chiến lược phát triển thị trường.

Sau khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành lập chiến lượcphát triển thị trường theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu.

- Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu : Thường được các doanhnghiệp sử dụng khi thị trường hiện tại có xu hướng bão hoà về sản phẩm củadoanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính và uy tín trênthương trường.

- Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu được doanh nghiệp sửdụng khi thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp dokhách hàng chưa thấy thoả mãn nhu cầu hoặc chưa thấy lợi ích của sảnphẩm.

Tuỳ theo điều kiện của từng thị trường và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp màdoanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường hay chiến lược phát triển thịtrường theo chiều sâu hoặc đồng thời phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiềusâu Chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:

Thị trường

Sản phẩm hiện tại Thẩm thấu thị trường Phát triển thị trườngSản phẩm mới Phát triển sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm

Doanh nghiệp cần lập ra chiến lược phát triển thị trường từ ngắn hạn,trung hạn đến dài hạn để thuận lợi cho việc phân bổ nguồn lực.

Nội dung của chiến lược phát triển thị trường phải phù hợp với tìnhhình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm chiến lược phát triển sản phẩm,chiến lược với đối thủ cạnh tranh, chiến lược phân phối sản phẩm, chất

Trang 21

lượng giá cả, chiến lược quảng cáo khuyến trương sản phẩm, chiến lược pháttriển vốn, nguồn nhân lực.

c Thực hiện chiến lược phát triển thị trường.

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đề ra các chiếnlược kinh doanh mà ít quan tâm tổ chức thực hiện chiến lược Việc thực hiệnchiến lược khẳng định sự đúng đắn của việc lập chiến lược và đó là khâuthực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Hoạt động thực hiện chiến lược pháttriển thị trường của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

+ Xem xét lại mục tiêu, thực trạng thị trường, nguồn lực của doanhnghiệp và chiến lược phát triển thị trường Từ đó doanh nghiệp có thể cónhững điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

+ Sau khi xác định sự đúng đắn của mục tiêu chiến lược doanh nghiệpthực hiện phân phối nguồn lực hợp lý cho từng chiến lược bộ phận như chiếnlược phát triển sản phẩm, chiến lược khuyếch trương sản phẩm, chiến lượcphát triển kênh phân phối Việc phân phối nguồn lực hiệu quả là cơ sở đểthực hiện mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả nhất.

+ Sử dụng các chính sách, Công cụ để thực hiện chiến lược phát triểnthị trường, thông thường doanh nghiệp sử dụng chính sách marketing hỗnhợp bao gồm chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương sảnphẩm.

Tóm lại, thực hiện chiến lược phát triển thị trường trước hết doanhnghiệp phải huy động được nguồn lực doanh nghiệp bao gồm vốn và nguồnnhân lực, thứ hai là sử dụng hài hoà các chính sách marketing - mix.

d Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường.

Sau khi thực hiện chiến lược doanh nghiệp cần kiểm tra lại hệ thốngmục tiêu chiến lược để có những điều chỉnh thích hợp nếu cần thiết Ngoài ra

Trang 22

cần có tiêu chuẩn đánh giá kết quả phát triển thị trường như qui mô và sựtăng trưởng, sức hấp dẫn của thị trường từ sức ép hay đe doạ khác nhau, vịtrí của sản phẩm trên thị trường

Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là xác định những kết quả thựchiện được so với chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp và nhữnghạn chế trong thực hiện chiến lược từ đó tìm ra nguyên nhân và phươnghướng phát triển cho những chiến lược sau này.

Trang 23

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤTKHẨU KÍNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK

VIGLACERA.I Khái quát về Công ty cổ phần XNK Viglacera.

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Viglacera

Tiền thân Công ty là phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộcTổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Năm 1998 Công ty được thànhlập theo quyết định 217/QĐ - BXD ngày 17/5/1998 với tên gọi là Công tykinh doanh và xuất nhập khẩu.

Năm 2005 Công ty được cổ phần hoá theo quyết định số: 1679/QĐ BXD ngày 5/9/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Tên đăng ký hợp pháp củaCông ty bằng tiếng việt là : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, bằngtiếng anh là : VIGLACERA IMPORT - EXPORT JOINT - STOCKCOMPANY, tên viết tắt là : Viglacera-Exim Trụ sở của Công ty đặt tại số 2- Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội Công ty có tư cách pháp nhân, cócon dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng trongvà ngoài nước theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theoluật doanh nghiệp, điều lệ Công ty và các quy định pháp luật khác có liênquan.

Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số010311079 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03 tháng03 năm 2006, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 4 ngày16/11/2007.

Trang 24

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4, tổng số vốnđiều lệ của Công ty là 9.966.000.000 đồng, tương đương 996.600 cổ phầnvà mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó vốn Nhà nước là2.491.500.000 đồng (tương ứng với 249.150 cổ phần) chiếm 25%; vốn củacác cổ đông khác trong và ngoài Công ty là 7.474.500.000 đồng (tương ứngvới 747.450 cổ phần) chiếm 75%.

Trước khi cổ phần hoá, Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng Công tythuỷ tinh và gốm xây dựng, thực hiện hạch toán nội bộ trong cơ quan TổngCông ty Sau khi cổ phần hoá, Công ty trở thành đơn vị hạch toán độc lậpvà hoạt động kinh doanh theo phân Công , phân cấp của Tổng Công ty, theođiều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty; đồng thời quy chế tổ chứcvà hoạt động của Công ty do Hội đồng quản trị Tổng Công ty thuỷ tinh vàgốm xây dựng phê duyệt.

Từ ngày thành lập đến nay, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu (CP XNK)Viglacera luôn hoạt động có hiệu quả Các chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sáchvà lợi nhuận năm nay so với năm trước vượt kế hoạch được giao Công tyhoạt động theo phương châm “nhiệt tình, tận tuỵ phục vụ khách hàng” gắnhiệu quả kinh doanh của Công ty với việc bảo toàn vốn, chú trọng Công tácnghiên cứu, khảo sát nhằm khai thác thị trường kinh doanh và xuất khẩutrong và ngoài nước

Trang 25

Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

lao động(người/tháng)

2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty:

Trang 26

Ngành nghề, hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc, hóachất, phụ gia phục vụ sản xuất Công nghiệp và xây dựng;

- Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất; - Sản xuất và lắp ráp các thiết bị vệ sinh và trang trí nội thất;

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bất động sản, chothuê văn phòng (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũtrường, quán bar);

- Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa;- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế;- Kinh doanh đại lý xăng, dầu, gas, đại lý ôtô;- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;- Hoạt động xuất khẩu lao động;

- Tư vấn du học;

- Đào tạo ngoại ngữ, tin học, dạy nghề;

- Dịch vụ ủy thác nhập khẩu và dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu;- Dịch vụ môi giới, xúc tiến thương mại, đại diện thương nhân, nghiên

cứu thị trường, phiên dịch, dịch vụ, dịch thuật;

- Đại lý bán vé máy bay, vé tàu hỏa, đại lý thu đổi ngoại tệ, đại lý bảohiểm;

- Quảng cáo thương mại, tổ chức sự kiện;

- Sản xuất, mua bán và gia Công hàng thủ Công mỹ nghệ;- Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng;

- Mua bán lương thực, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát (không baogồm kinh doanh quán bar);

- Khai thác, chế biến và mua bán các loại khoáng sản (trừ khoáng sảnNhà nước cấm);

- Khai thác và mua bán các sản phẩm từ cát, đất sét;

- Xây dựng các Công trình dân dụng, Công nghiệp, giao thông, thủylợi, khu chung cư, khu đô thị, khu Công nghiệp.

Trang 27

3 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Mục tiêu của Công ty là huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quảtrong việc sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận tối đa, tạo Công ăn việc làm ổnđịnh cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho Ngânsách nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

Công ty CP XNK Viglacera có 2 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng kinh doanh : Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị

trường về các loại sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất để xây dựngphương án tiêu thụ, làm cho sản xuất của Tổng Công ty hoà nhịp đáp ứngnhu cầu thị trường, đạt hiệu quả cao.

- Chức năng xuất nhập khẩu : Xuất khẩu các sản phẩm gạch ngói, đất

sét nung, gạch ốp lát Ceramic, Granit, nguyên vật liệu, sứ vệ sinh, kính xâydựng và máy móc thiết bị trong lĩnh vực xây dựng Nhập khẩu vật tư,nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụ sản xuất củacác đơn vị thành viên trong Tổng Công ty và phục vụ kinh doanh Thực hiệndịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác.

Để thực hiện những chức năng trên đáp ứng được mục tiêu của Côngty, Công ty CP XNK Viglacera phải thực hiện những nhiệm vụ (có thay đổituỳ từng giai đoạn, tình hình cụ thể của Công ty) như sau:

Nhiệm vụ của Công ty là nghiên cứu thị trường trong và ngoài nướcnhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục hiệu quả của các đơn vị thành viên baogồm cả việc đảm bảo những yếu tố đầu vào (nhập khẩu) và việc tiêu thụnhững sản phẩm đầu ra qua đó thu được lợi nhuận Xây dựng, tổ chức triểnkhai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên để hình thànhmạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty trong và ngoài nước Xâydựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn trình Tổng giám đốc, Tổng

Trang 28

Công ty phê duyệt trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ được giao Thực hiệnđầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và cácthông tư hướng dẫn, qui định của Bộ Thương Mại

4 Tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của Công ty CP XNKViglacera.

Cũng như các Công ty cổ phần khác ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức củaCông ty CP XNK Viglacera bao gồm :

- Đại hội đồng cổ đông- Hội đồng quản trị

- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc- Ban kiểm soát

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất

của Công ty Các cổ đông có quyền bỏ phiếu, được tham dự đại hội các cổđông Cổ đông là những người chủ sở hữu của Công ty, có các quyền vànghĩa vụ tương ứng theo số cổ phần mà họ sở hữu Trách nhiệm của mỗi cổđông được giới hạn theo tỉ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ

Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực

hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc vềĐHĐCĐ Hoạt động kinh doanh và các Công việc của Công ty phải chịu sựquản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT HĐQT có trách nhiệm giám sátTổng giám đốc và những người quản lý khác

Tổng giám đốc: Là người do HĐQT bổ nhiệm Tổng giám đốc là người

thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh củaCông ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua Tổng giám đốc là người tổchức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty.

Trang 29

Bộ máy giúp việc: Do Tổng giám đốc đề nghị và được HĐQT chấp

Giúp việc cho Tổng giám đốc bao gồm:

- Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh.- Phó Tổng giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu.

- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.- Kế toán trưởng.

Ban kiểm soát: Thành viên của ban kiểm soát sẽ có quyền hạn và tráchnhiệm theo quy định tại điều 88.2 của Luật doanh nghiệp và điều lệ củaCông ty Ban kiểm soát có 3 thành viên trong đó có 1 thành viên có chuyênmôn kế toán và không phải nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập bênngoài hoặc nhân viên của chính Công ty

II Kính xây dựng và thực trạng thị trường xuất khẩu kính xâydựng của Công ty cổ phần XNK Viglacera.

1 Tìm hiểu về kính cây dựng và thị trường kính xây dựng.

1.1 Kính xây dựng và thị trường kính xây dựng.

Kính xây dựng là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng trong ngànhCông nghiệp xây dựng hiên nay Hiện nay kính được coi là vật liệu kiến trúctối ưu kết hợp được các đặc tính an toàn, cách âm, cách nhiệt và tính thẩmmỹ nhờ màu sắc đẹp đẽ và hiệu quả ánh sáng của kính Nắm bắt được nhucầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Công ty cổ phần xuất nhập khẩuViglacera, chúng tôi ngày càng kinh doanh đa dạng hoá các chủng loại kínhchất lượng cao nhằm đáp ứng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thịtrường

Thị trường xuất khẩu kính xây dựng là nơi diễn ra sự trao đổi mặt hàngnày ngoài phạm vi quốc gia của Việt Nam.Ở đây có sự trao đổi mà Công ty

Trang 30

cổ phần xuất khẩu Viglacera có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá loại sản phẩm nàygặp những khách hàng nước ngoài có nhu cầu về loại sản phẩm này Cuộctrao đổi này là cuộc trao đổi để chuyển hoá giá trị, Công ty cổ phần xuấtnhập khẩu Viglacera đưa hàng cho khách hàng và nhận tiền, khách hàng thìnhận hàng và chuyển tiền.

Thị trường kính xây dựng hiện nay được coi là một thị trường tiềm năngvà phát triển sôi động Thị trường kính xây dựng xuất hiện là do ngành Côngnghiệp xây dựng của toàn cầu có những bước chuyển biến mạnh mẽ Nềnkinh tế toàn cầu hiện nay đã và đang phát triển cả về quy mô và chất lượng.Chính vì vậy mà ngành Công nghiệp xây dựng cùng đó cũng phát triển theo,đồng thời với nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hiện nay vềtính hiệu quả và tính thẩm mỹ của vật liệu kính xây dựng Nắm bắt được nhucầu này, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera đã và đang cố gắng đápứng một phần nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Đối với mọi doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanhhoạt động trong lĩnh vực thương mại thì thị trường là sự tồn tại và cơ hội đểcó thể phát triển, mở rộng quy mô Thị trường hay chính khách hàng làngười trả lương cho mọi doanh nghiệp tham gia Chính vì vậy, thị trường làmục tiêu và cũng là động lực cho mọi doanh nghiệp.

1.2 Sự cần thiết của kính xây dựng trong nền kinh tế hiện nay.

Trong nền Công nghiệp xây dựng hiện nay, nhu cầu về kính xây dựngdường như không thể thiếu được Điều này được chứng minh bằng tính hiệuquả, tính an toàn, cách âm, cách nhiệt và tính thẩm mỹ nhờ màu sắc đẹp đẽvà hiệu quả ánh sáng của kính Trong nền kinh tế hiện đại hiện nay nhữngđiều kiện về tính hiệu quả tiết kiệm chi phí, tính thẩm mỹ luôn được chủnhân của những Công trình đó đặc biệt quan tâm tới.

Trang 31

Do nhu cầu của thị trường hiện nay về kính xây dựng như vậy Đây đượccoi là một yếu tố khách quan hình thành nên lĩnh vực thương mại về sảnphẩm này Chính vì vậy mà các doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu củathị trường mà đã chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất và buôn bán mặthàng kính xây dựng.

Hiện nay, kính xây dựng được sử dụng ở thị trường Viêt Nam thì còntương đối hạn chế Một mặt thì do nền kinh tế của chúng ta còn hạn chế, cácCông trình xây dựng vẫn nằm ở quy mô nhỏ Mặt khác thì do nhu cầu và sựhiểu biết về mặt hàng này vẫn hạn chế Chính vì vậy mà sản lượng và doanhsố bán của thị trường nộ địa còn hạn chế (Doanh thu của Công ty cổ phầnXuất nhập khẩu Viglacera đối với thị trường trong nước và thị trường ngoàinước là: 20 tỷ đồng và khoảng 66 tỷ đống).

Việc hình thành lĩnh vực thương mại về kính xây dựng góp phần làm giatăng các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế của chúng ta Điều đặcbiệt là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp nàyngoài việc góp phần tạo ra Công việc cho lao động Việt Nam, góp phần làmgia tăng ngân sách cho nhà nước nhờ việc nộp thuế và điều quan trọng là tạolập và phát triển thêm mối quan hệ quốc tế

Sau Đảng và nhà nước Việt Nam mở cửa nền kinh tế tham gia hội nhậpnền kinh tế khu vực và thế giới thị trường được mở rộng và tạo ra những cơhội cho các doanh nghiệp tham gia và lĩnh vực này Hiện nay, nền kinh tếViệt Nam đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ và nổi nên như một conrồng của Châu Á với tấc độ tăng GDP của nền kinh tế trong những năm gầnđây đều đạt khoảng 7,5% - 8,2% (với tấc độ tăng như vậy thì chúng ta có tấcđộ tăng trưởng kinh tế thuộc vào các nước có tấc độ nhanh nhất thế giới chỉsau Trung Quốc) Để có thể đạt được những thành tựu như vậy có Công rất

Ngày đăng: 30/11/2012, 13:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Điều này được thể hiện qua bảng doanh thu và cỏc chỉ tiờu khỏc của Cụng ty qua hai năm 2006 – 2007 và những dự định của Cụng  ty trong năm 2008  như sau: - Thị trường xuất khẩu kính xây dựng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera - Thực trạng và giải pháp
i ều này được thể hiện qua bảng doanh thu và cỏc chỉ tiờu khỏc của Cụng ty qua hai năm 2006 – 2007 và những dự định của Cụng ty trong năm 2008 như sau: (Trang 36)
Qua bảng số liệu trờn ta thấy, tỡnh hỡnh xuất khẩu của Cụng ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera về mặt hàng kớnh xõy dựng khẩu thực tế  trong 2 năm qua như sau: - Thị trường xuất khẩu kính xây dựng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera - Thực trạng và giải pháp
ua bảng số liệu trờn ta thấy, tỡnh hỡnh xuất khẩu của Cụng ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera về mặt hàng kớnh xõy dựng khẩu thực tế trong 2 năm qua như sau: (Trang 37)
Thụng qua bảng số liờu về kế hoạch của Cụng ty, chỳng ta cú thể thấy được thị trường xuất khẩu kớnh xõy dựng của Cụng  ty đó cú những sự thay  đổi đỏng kể như thế nào - Thị trường xuất khẩu kính xây dựng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera - Thực trạng và giải pháp
h ụng qua bảng số liờu về kế hoạch của Cụng ty, chỳng ta cú thể thấy được thị trường xuất khẩu kớnh xõy dựng của Cụng ty đó cú những sự thay đổi đỏng kể như thế nào (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w