1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà

82 718 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay đã đưa đất nước ta dần phát triển mạnh theo từng năm, song cũng gặp

Trang 1

MỞ ĐẦU

Việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay đã đưa đất nước tadần phát triển mạnh theo từng năm, song cũng gặp không ít những khó khăncòn tồn tại Hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại sôi nổi, sống độnghơn nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước những thử thách gay go và quyếtliệt Trong cơ chế thị trường yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồntại và phát triển đó là cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củamình Hiệu quả ấy xét về mặt lượng thể hiện mối tương quan giữa kết quả thuđược và chi phí bỏ ra Do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụtrọng tâm trong công tác quản lý của doanh nghiệp.

Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tiến Hà tôi thấy công tyđạt hiệu quả khá cao trong khu vực Song bên cạnh đó, công ty vẫn có nhữnghạn chế còn tồn tại làm ảnh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhưlà: Doanh thu chưa ổn định , công tác marketing chưa được chú trọng…

Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn chủ đề: "Một số giả pháp gópphần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần TiếnHà" làm đề tài của luận văn tốt nghiệp.

Luận văn được chia làm 3 chương chính như sau:

- chương I: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và vai trò của việc nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.

- Chương II: Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của

công ty cổ phần Tiến Hà hiện nay.

- Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh cho công ty cổ phần Tiến Hà.

Quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi kínhmong sự giúp đỡ của các thầy giáo,cô giáo, các cán bộ công nhân viên củacông ty và các bạn đọc.

Trang 2

1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạtđộng trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụmục tiêu hoạt động khác nhau Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanhnghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau Nhưng có thể nói rằng trong cơ chếthị trường ở nước ta hiện nay và đặc biệt trong giai đoạn mối gia nhập WTO,mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn ) đềucó mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận Để đạt được mục tiêunày mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh vàphát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thựchiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phảikế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thựchiện chúng một cách có hiệu quả.

Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trịtrên, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra ,đánh giá tính hiệu quả của chúng.Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàndoanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệpthì doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của cáchoạt động sản xuất kinh doanh đó Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động

Trang 3

sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) là gì ? Để hiểu đượcphạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiênchúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì Từ trước đến nay córất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế :

- Theo P Samerelson và W Nordhaus thì : "hiệu quả sản xuất diễn rakhi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảmmột loạt sản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giớihạn khả năng sản xuất của nó"(1) Thực chất của quan điểm này đã đề cập đếnkhía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Việcphân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sảnxuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao Có thể nói mức hiệu quả ở đâymà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nàocao hơn nữa.

- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quanhệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí Các quan điểmnày mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toànbộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.

- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ sốgiữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điển hình choquan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xácđịnh bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinhdoanh" (2)Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh ápdụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.

- Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinhtế Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tínhbằng đơn vị giá trị Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau."Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg ) và

(1) P Samueleson và W Nordhaus : Giáo trình kinh tế học, trích từ bản dịch Tiếng Việt (1991)

Trang 4

lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị , nguyên vật liệu )được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật" (3), "Mối quan hệtỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chiphí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giátrị"(4) và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷlệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" (5)Kháiniệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suấtlao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằnggiá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.

- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâmchú ý và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng(hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợidụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định Đây là khái niệm tươngđối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinhdoanh.

Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệuquả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinhdoanh) của các doanh nghiệp như sau : hiệu quả sản xuất kinh doanh là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máymóc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanhnghiệp đã đề ra Từ khái niệm kháI quát này , có thể hình thành công thứcbiểu diễn kháI quát phạm trú hiệu quả kinh tế như sau :

H = K/C

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng ( quá trình kinh tế ) nàođó ; K là kết quả thu được từ hiện tượng ( quá trình ) kinh tế đó và C là chiphí toàn bộ để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể kháI niệm ngắn

(2)(3) (4) (5) Trích dẫn theo giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trang 407, 408

Trang 5

gọn : Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh chất lượng hoạt động sản xuấtkinh doanh và được xác định bởi tỷ số giũa kết quả đạt được với chi phí bỏ rađề đạt được kết quả kinh doanh đó

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình đọ sử dụng các nguồnlực ở mọi điều kiện " động " của hoạt động kinh doanh Theo quan niệm nhưthế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh doanh trong sự vận động vàbiến đổi không ngừng của các hoạt động kinh doanh, không phụ thuộc vàoquy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh doanh trình bày ở trên , chúng ta có thểhiểu hiệu quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạmtrù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( lao động , máy móc , thiết bị ,nguyên vật liệu và tiền vốn ) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xáđịnh

2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất củahiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đểđạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụngđược phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu,các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần :

Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực

chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụngcác yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp Mối quanhệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tươngđối.

Trang 6

Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là : H = K - C H : Là hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thứ hai :

- Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp : Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợidụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định Các mụctiêu xã hội thường là : Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trongphạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá,nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường Còn hiệu quả kinh tế xãhội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cảvề kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trênphạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.

- Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài : Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanhnghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giaiđoạn khác nhau là khác nhau Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh

Trang 7

hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi Xét vềtính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tạimà doanh nghiệp đang theo đuổi Trên thực tế để thực hiện mục tiêu bao trùmlâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận có rất nhiều doanh nghiệphiện tại lại không đạt mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nângcao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng củadoanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều sâu lẫn chiều rộng do đo màcác chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng các chỉ tiêu cóliên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng takhông thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, màphải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả Như vậy các chỉtiêu hiệu quả và tính hiệu quả trước mắt có thể là rái với các chỉ tiêu hiệu quảlâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài,

3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với với doanhnghiệp

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trịdoanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳmột hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huyđộng và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo rakết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra ở mỗi giai đoạn pháttriển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau,nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lựccủa doanh nghiệp Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như cácmục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiềucông cụ khác nhau Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụhữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình.

Trang 8

Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phépcác nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệuquả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra cácnhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phươngdiện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Với tư cách là một công cụ quản trị kinhdoanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra,đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trongphạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trìnhđộ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ởtừng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp Do vậy xét trên phương diện lýluận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rấtquan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tíchnhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lýnhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tếnhư là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện Vì đối với các nhà quản trịkhi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tínhhiệu quả của nó Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là côngcụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu đểquản trị kinh doanh.

4 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Tùy theo phạm vi, kết quả đạt được và chi phí bỏ ra mà có các phạm trùhiệu quả khác nhau như : hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sử dụng các yếu tốsản xuất trong quá trình kinh doanh Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

Trang 9

quả của ngành hoặc hiệu quả của nền kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xãhội Từ đó ta có thể phân ra 2 loại : hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệuquả kinh tế - xã hội.

4.1 Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Khi nói tới doanh nghiệp người ta thường quan tâm nhất, đó là hiệu quảkinh tế của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinhdoanh đều với động cơ kinh tế để kiếm lợi nhuận

4.1.1 Hiệu quả kinh tế tổng hợp

Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện tập của sự pháttriển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đótrong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanhnghiệp.

Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăngtrưởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tếcủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

4.1.2 Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố

Hiệu quả kinh tế từng là yếu tố, là sự thể hiện trình độ và khả năng sửdụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nólà thước đo quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quảkinh tế tổng hợp làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế củadoanh nghiệp.

4.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội

Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hộivà nền kinh tế quốc dân Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhànước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống củangười lao động và tái phân phối lợi tức xã hội.

Trang 10

Tóm lại trong quản lý, quá trình kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tếđược biểu hiện ở các loại khác nhau Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sởđể xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xácđịnh những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.

1 Các nhân tố khách quan

1.1 Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực

Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửacủa các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tìnhhình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới cáchoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sửdụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Do vậy mà nó tác động trực tiếptới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Môi trường kinh tế ổnđịnh cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệptrong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ví dụ như tình hình mất ổn định của

Trang 11

của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung hiệu quảsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị giảm rấtnhiều Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của thế giới đãảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nước trong khu vực.

1.2 Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân1.2.1 Môi trường chính trị, luật pháp

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển vàmở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhântrong và ngoài nước Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tớicác hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trìnhquy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạtđộng, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sảnxuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựavào các quy định của pháp luật Các doanh nghiệp phải chấp hành các quyđịnh của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xãhội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộpthuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộcông nhân viên trong doanh nghiệp ) Có thể nói luật pháp là nhân tố kìmhãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đóảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.2.2 Môi trường văn hoá xã hội

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phongtục, tập quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếptới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiềuhướng tích cực hoặc tiêu cực Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người laođộng có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao

Trang 12

động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sửdụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêudùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậylại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ vănhoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khảnăng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lốisống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩmcủa các doanh nghiệp Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp.

1.2.3 Môi trường kinh tế

Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tếquốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người là các yếu tốtác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp Nếu tốc độ tăng trưởngnền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể,lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tạođiều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh và ngược lại.

1.2.4 Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý,thơi tiết khí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu,năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sảnphẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ do đó ảnhhưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng.

Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràngbuộc xã hội về môi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh

Trang 13

doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm Một môi trường trong sạch thoángmát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chấtlượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tếcũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Hệ thống đường xá, giao thông,hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốcgia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả nănghuy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán của các doanhnghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

1.2.5 Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ

Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụngcủa khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trongnước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuậtcông nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sảnphẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3 Nhân tố môi trường ngành

1.3.1 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành vớinhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp,ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệuquả của mỗi doanh nghiệp.

1.3.2 Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực,các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiềucác doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu nhưkhông có sự cản trở từ phía chính phủ Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong

Trang 14

các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự ranhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp,bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thểlàm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường Dovậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3 Sản phẩm thay thế

Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, sốlượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chínhsách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu,chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do đó ảnhhưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.4 Người cung ứng

Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếubởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân Việc đảmbảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanhnghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất củangười cung ứng và các hành vi của họ Nếu các yếu tố đầu vào của doanhnghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việcđảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rấtlớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhàcung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽlàm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn nếu các yếu tốđầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo vềsố lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng vàkhông bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sảnxuất kinh doanh

1.3.5 Người mua

Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc

Trang 15

biệt quan tâm chú ý Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà

không có người mua hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi

thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được Mật độ dân cư, mức độthu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tớisản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sựcạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.

2 Các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp) 2.1 Bộ máy quản trị doanh nghiệp

2.1.1 Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu nhiên j vụđề ra sẽ tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động mới , thúc đẩy kinh doanhphát triển , tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Mỗi bộ phận của của hệ thông tổ chức là một lực lượng trực tiếphoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp Nếu bộ máy quảntrị và kinh doanh nghiệp cồng kềnh kém hiệu lực , bảo thủ trì trệ , không đápứng những đòi hỏi mới trên thị trường làm cản trở hoặc bỏ mất thời cơ kinhdoanh sẽ gây những hậu quả trên nhiều mặt : Tâm lý , tinh thần , chính trị vàđặc biệt là suy giảm về kinh tế

- Xây dung và không ngừng hoàn thiện điều lệ ( hoặc quy chế ) tổchức và hoạt động của doanh nghiệp

Trang 16

- Xác định nhân sự tuyển chọn và bố trí những cán bộ hợp lý vàonhững khâu quan trọng để đảm bảo sự vận hành và hiệu lực của cảbộ máy

- Thường xuyên xem xét , đánh giá thực trạng của bộ máy và cán bộđể có biện pháp chấn chỉnh và bổ sung kịp thời , tạo điều kiện chobộ máy có sức mạnh phù hợp , luôn thích ứng với yêu cầu , nhiệmvụ kinh doanh của doanh nghiệp

2.2 Nhân lực

Nhân lực là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vàomọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tácđộng trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốcđộ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra công tác tổ chức phải hiệp lao độnghợp lý giữa các bộ phận sản xuất và bộ phận hành chính, giữa các cá nhântrong doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất nănglực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong côngtác tổ chức nhân lực của doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp có hiệu quả cao Như vậy nếu ta coi chất lượng lao động(con người phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sản xuấtkinh doanh thì công tác tổ chức nhân lực hợp lý là điều kiện đủ để doanhnghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả Công tác tổ chức bố trí sửdụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phươngán kinh doanh…đã đề ra Tuy nhiên công tác tổ chức nhân lực của bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúngngười đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện

Trang 17

nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy đượctính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh nhân lực thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũngảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiềnlương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đồng thời nó còn tác động tói tâm lý người lao động trong doanhnghiệp Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làmgiảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác động tới tính thần và tráchnhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sảnphẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Còn nếumà mức lương thấp thì ngược lại Cho nên doanh nghiệp cần chú ý tới cácchính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyếnkhích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích củadoanh nghiệp

2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo chocác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổnđịnh mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ vàáp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính củadoanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo đượccác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường màcòn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiếnvào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm.Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanhnghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ vàkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá

Trang 18

chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầuvào Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệuquả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó

2.4 Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm

* Đặc tính của sản phẩm

Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranhquan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩmnó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càngcao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn.Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khichất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lậptức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại Chấtlượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trênthị trường.

Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như : Mẫu mã,bao bì, nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trởthành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được Thực tế chothấy, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy nhữngloại hàng hoá có mẫu mã bao bì nhãn hiệu đẹp và gợi cảm…luôn giành đượcưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng loại.

Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanhtốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

* Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản

Trang 19

xuất kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được haykhông mới là điều quan trọng nhất Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sảnxuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu Cho nên nếu doanh nghiệp tổ chứcđược mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và các chính sáchtiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp mởrộng và chiếm lĩnh được thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đẩynhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vòngquay của vốn, góp phần giữ vững và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất cũng nhưcung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.5 Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và khôngthể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất Số lượng, chủng loại, cơcấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứngnguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởngtới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của cácdoanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh vàgiá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cóý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kếtquả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnhhưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu côngtác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầyđủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyênvật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tìnhtrạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu

Trang 20

hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo chosản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phầnrất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanhnghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hìnhquan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làmnền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơsở sức sinh lời của tài sản Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trongtổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy cáchoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp quahệ thống nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đemlại hiệu quả cao bất nhiêu Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệthống nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trongkhu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dâncao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vôhình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh có hiệu quả cao

Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnhhưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệmhay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còncó công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sửdụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ

Trang 21

sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩmcủa doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu

2.7 Môi trường làm việc trong doanh nghiệp

* Môi trường văn hoá trong doanh nghiệp :

Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêngcủa từng doanh nghiệp Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mốiquan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiệncông việc Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết địnhđến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp.Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanhnghiệp liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của doanhnghiệp, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khácnhau Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là nhữngdoanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khácvới các doanh nghiệp khác Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rấtlớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thànhcác mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanhnghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinhdoanh đã lựa chọn của doanh nghiệp Cho nên hiệu quả của các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoátrong doanh nghiệp

* Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong doanh nghiệp :

Các yếu tố không khí, không gian, ánh sáng, độ ẩm, độ ổn, các hoá chấtgây độc hại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lao động, tớitinh thần và sức khoẻ của lao động do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụnglao động của doanh nghiệp, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới độ bền của máymóc thiết bị, tới chất lượng sản phẩm Vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Trang 22

* Môi trường thông tin :

Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanh nghiệp ngày càng lớnhơn bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòngban, từng người lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác Để thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì giữa các bộ phận, các phòng bancũng như những người lao động trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràngbuộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi với nhau các thông tincần thiết Do đó mà hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin của doanh nghiệp.Việc hình thành quá trình chuyển thông tin từ người này sang người khác, từbộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biếtlẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọimặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác là điều kiện cầnthiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình

kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp

1 Mức chuẩn và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh

Đã từ lâu , khi bàn tới hiệu quả kinh doanh , nhiều nhà khoa học kinh tếđã đề cập đến mức chuẩn hiệu quả ( hay còn gọi là tiêu chuẩn hiệu quả ) Từcông thức định nghĩa về hiệu quả kinh doanh chúng ta thấy khi thiết lập mốiquan hệ tỉ lệ giữa " đầu ra " và " đầu vào " sẽ có thể cho một dãy các giá trịkhác nhau Vấn đè được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì giá trị nàophản ánh tính có hiệu quả ( nằm trong miền có hiệu quả ), các giá trị nào sẽphản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền khôngđạt hiệu quả (phi hiệu quả ) Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới

Trang 23

hạn , là thước đo , là căn cứ , là một cái "mốc" xác định ranh giới cá hiệu quảhay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét

Xét trên phương diện lý thuyết , mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bảnchất kháI niệm hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sảnxuất , song công thức kháI niệm hiệu quả kinh doanh cũng chưa phảI là côngthức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận Vì vậy, cũng không có tiêuchuẩn chung cho mọi công thức hiệu kinh doanh, mà tiêu chuẩn hiệu quả kinhdoanh còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể Ở cácdoanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả kinhtế cụ thể Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết địnhlựa chọn kinh tế sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉtiêu như doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả làdoanh thu với chi phí biên ( tổng hợp cũng như cho rừng yếu tố sản xuất ).Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình cákhi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trước làm mức hiệu quả sosánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp

2 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp

Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp cho phép ta đánh giá được hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp Nó là mục tiêu cuốicùng mà doanh nghiệp đặt ra

2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả đồng thời vừa là chỉ tiêu phảnánh tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với các chủ doanh nghiệp thì hay quan tâm cái gì người ta thu được sauquá trình sản xuất kinh doanh và thu được bao nhiêu, do đó mà chỉ tiêu lợinhuận được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nó vào mục tiêuquan trọng nhất của doanh nghiệp Còn đối với các nhà quản trị thì lợi nhuận

Trang 24

vừa là mục tiêu cần đạt được vừa cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả củadoanh nghiệp

P = TR - TC

P : Lợi nhuận thu được (trước thuế lợi tức ) từ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

TR : Doanh thu bán hàng

TC : Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó

2.2 Các chỉ tiêu về doanh lợi

Các chỉ tiêu về doanh lợi nó cho ta biết hiệu quả sản xuất kinh doanh củatoàn doanh nghiệp, nó là các chỉ tiêu được các nhà quản trị, các nhà đầu tư,các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm chú ý tới, nó là mục tiêu theo đuổi của cácnhà quản trị

* Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh

DVKD : Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh

P : Lợi nhuận trước hay sau thuế lợi tức ( nếu là trước thuế lợi tức cóthể tính thêm lãi trả vốn vay) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặctừ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp

VKD : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu cộng vốn vay) Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp tạo rađược mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tức DVKD càng cao càng tốt.

* Doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn tự có)

VD  

DVCSH =

CCSHPR=

Trang 25

DVCSH : Doanh lợi vốn chủ sở hữu PR: Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế)

CCSH : Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có của doanh nghiệp)

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tạo rađược mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.

* Doanh lợi doanh thu bán hàng

DTR : Doanh lợi doanh thu bán hàng

Psản xuất : Lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tác thu được từ hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

CPĐ : Chi phí kinh doanh phải đạt

(chi phí kinh doanh là chi phí được xác định trong quản trị chi phí kinhdoanh, nó khác với chi phí tài chính)

SXTR

xCQH 

Trang 26

Hai chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá tính hiệu quả ở từng bộ phậntrong doanh nghiệp

3 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận

3.1 Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và hiệu quảkinh tế bộ phận

Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh kháI quát và cho phépkết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phảnánh trình đọ sử dụng tất xả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh trong một thời kỳ nhất định (tư liệu sản xuất, nguyên, nhiên, vật liệu,lao động,… và tất nhiên bao hàm cả tác động của yếu tố quản trị đến việc sửdụng có hiệu quả các yếu tố trên ) thì người ta còn tính các chỉ tiêu bộ phận đểphân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt đông, từng yếu tố sản xuất cụthể.

Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận đảm nhiệm hai chức năng cơ bản sau :

- Phân tích có tính chất sổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong mộtsố trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ratừ các chỉ tiêu tổng hợp

- Phân tích hiệu quả từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếutố sản xuất nhằm tìm biện pháp làm tối đa chỉ tiêu hiệu quả kinh tếtổng hợp Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này.Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và chỉ tiêu hiệuquả kinh doanh bộ phân không phải là mối quan hệ cùng chiều, trong lúc chỉtiêu tổng hợp tăng lên thì có thể cá những chỉ tiêu bộ phận tăng lên và cũng cóthể có chỉ tiêu bộ phận không đổi hoặc giảm Vì vậy, cần chú ý là:

+ Chỉ có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá được hiệu quả toàn diện và đại diệncho hiệu quả kinh doanh, càn các chỉ tiêu bộ phận không đảm nhiệm đượcchức năng đó.

Trang 27

+ Các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh của từng mặt hoạtđộng ( bọ phận) nên thường được sử dụng trong thống kê, phân tích cụ thểchính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộphân công tác đến hiệu quả kinh doanh tổng hợp.

Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận cho phép ta đánh giáđược hiệu quả của từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

- Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n)

n : càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao - Số ngày một vòng quay (s)

Chỉ tiêu này cho biết số ngày công cần thiết để doanh nghiệp có thể thuhồi được toàn bộ vốn kinh doanh S càng nhỏ thì càng tốt

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tài sản lưu động)

- Doanh lợi vốn lưu động

DVLD : Doanh lợi vốn lưu động

VLD : Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ramấy đồng lợi nhuận

TRn 

nS 365

VD 

Trang 28

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định)

Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử dụngcác loại tài sản cố định của doanh nghiệp

- Sức sinh lợi của tài sản cố định

DVCD : Doanh lợi vốn cố định

TSCĐ : Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng lợinhuận DVCD càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệuquả

- Sức sản xuất của tài sản cố định (N)

N càng lớn càng tốt

- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định ( HCD)

VTRn 

nS 365

RVCD

TSCDTRN 

Trang 29

HCD : Càng nhỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.

3.3 Hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng laođộng góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp Các chỉ tiêuphản ánh hiệu quả sử dụng lao động bao gồm :

- Sức sinh lời bình quân của lao động

Pbq : Lợi nhuận bình quân một lao động L : Số lao động bình quân trong kỳ - Năng suất lao động

W : năng suất đơn vị lao động, W càng cao càng tốt

Q : Sản lượng sản xuất ra (đơn vị có thể là hiện vật hoặc giá trị)

L : Số lao động bình quân trong kỳ hoặc tổng thời gian lao động (tínhtheo giờ, ca, ngày lao động)

- Hiệu suất tiền lương ( HTL)

TL : Tổng tiền lương chỉ ra trong kỳ

HTL : Càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng chi phí lao động hợplý

3.4 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Vòng luân chuyển nguyên vật liệu:SVNVL=NVLSD/NVLDT

Trang 30

Với SVNVL là số vòng luân chuyển nguyên vật liệu, NVLSD là giá vốnnguyên vật liệu đã dùng và NVLDT là giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ

Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang :SVSPDD = ZHHCB/ VTDT

Với VSPDD là số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang, ZHHCBlà tổng giá thành hàng hoá đã chế biến , VTDT là giá trị vật tư dự trữ đưa vàochế biến.

Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu vậttư của doanh nghiệp, đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Hai chỉ tiêu trên mà cao cho biết doanh nghiệp giảm được chi phí chonguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ hoạt động về chuyển đổi nguyên vậtliệu thành thành phẩm, giảm bớt sự ứ đọng của nguyên vật liệu tồn kho vàtăng vòng quay vốn lưu động Nhược điểm là có thể doanh nghiệp thiếunguyên vật liệu dự trữ, không đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu.

Ngoài ra, để sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả người ta còn đánh giámức thiệt hại, mất mát nguyên vật liệu trong quá trình dự trữ, sử dụng chúng.Chỉ tiêu này được đo bằng tỉ số giữa giá trị nguyên vật liệu hao hụt, mất máttrên tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Người ta so sánh chỉ tiêunày với các định mức kinh tế – kỹ thuật hiện hành hoặc đối chiếu với mứchao hụt kỳ trước,… để đưa ra quyết định thích hợp nhằm sử dụng vật tư tiếtkiệm, đúng mục đích, phù hợp thực tế sản xuất và có hiệu quả.

3.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanhnghiệp.

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận của doanh nghiệp phảnánh tính hiệu quả của hoạt động chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tếdiễn ra ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp Đó có thể là các chỉ tiêu

Trang 31

phản ánh hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị lại ở phạm vitoàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phân bên trong doanh nghiệp; hiệu quả củatừng bộ phận quản trị và thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp; hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện chứcnăng quản trị doanh nghiệp;… Tuỳ theo từng hoạt động cụ thể có thể xâydung hệ thống chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp Về nguyên tắc, đối với hiệu quả của từng bộ phận công tác bên trong doanhnghiệp ( từng phân xưởng, từng ngành, từng tổ sản xuất, …) có thể xây dunghệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi toàn doanh nghiệp Riêng hệ thốngchỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư, do tính đặc thù của hoạt động này đòi hỏiphải xây dung hệ thống chỉ tiêu phù hợp.

4 các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải

chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi đẻ tạora môi trường hoạt động có lợi cho mình Bản thân doanh nghiệp có vai tròquyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanhcủa mình Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt: thứ nhất,biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trườngbên ngoài và thứ hai, doanh nghiệp phảI chủ động tạo ra những điều kiện, yếutố cho chính bản thân mình để phát triển Cả hai mặt này cần phải được phốihợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn nhân lực, kinh doanhmới đạt được hiệu quả tối ưu Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinhdoanh là phạm trù tổng hợp Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt độngsản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từnâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong

Trang 32

doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biếnđộng của thị trường… Tuy nhiên, dưới đây có thể đề cập đến một số biệnpháp chủ yếu:4.1

4.1.tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanhnghiệp

Kinh tế thường luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏidoanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động đó Quản trị kinh doanh hiệnđại cho rằng không thể chống đỡ được với những thay đổi thị trường nếudoanh nghiệp không có một chiến lược kinh doanh và phát triển thể hiện tínhchất động và tấn công Chỉ có trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới phát hiện đượcnhững thời cơ cần tận dụng hoặc những đe doạ có thể xảy ra để có đối sáchthích hợp Toàn bộ tư tưởng chiến lược và quản trị chiến lược sẽ được trìnhbày sâu ở môn chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Phần nàychỉ lưu ý rằng thiếu một chiến lược kinh doanh đúng đắn thể hiện tính chủđộng và tấn công, thiếu sự chăm lo xây dựng và phát triển chiến lược doanhnghiệp không hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế được vàthậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn đến sự phá sản.

Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau:

- Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường:

+ Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra,nghiên cứu nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi,các nguồn nhân lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượngchủng loại và thời hạn thích hợp Có thể nói "chiến lược phải thể hiện tínhlàm chủ thị trường của doanh nghiệp" là phương châm, là nguyên tắc quản trịchiến lược của doanh nghiệp.

Trang 33

+ Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnhcủa doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

+ Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựngchiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát không cụ thể.

- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàntrong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu

- Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt,vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêuđó

- Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa hailoại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung (những vấn đề tổng quát baotrùm, có tính chất quyết định nhất) và chiến lược kinh doanh bộ phận ( nhữngvấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả,chiến lược tiếp thị, chiến lược giao tiếp khuyếch trương………)

- Chiến lược kinh doanh không phải là bản thuyết trình chungchung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mụcđích đạt hiệu tối đa trong sản xuất kinh doanh.

- Một vấn đề hết sức quan trọng là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựngchiến lược thì chưa đủ, vì dù cho chiến lược xây dựng có hoàn hảo đến đâunếu không triển khai tốt, không biến nó thành các chương trình, chính sáchkinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô ích,hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chiphí kinh doanh cho công tác này.

4.2 Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả

4.2.1 Quyết định sản lượng sản xuất và sự tham gia của các yếu tốđầu vào tối ưu

Trang 34

Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào (trừ cácdoanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích), khi tiến hành một quyết địnhsản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ có thể đạt được từhoạt động đó và đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hoálợi nhuận Quy tắc chung tối đa hoá lợi nhuận là doanh nghiệp sẽ tăng sảnlượng cho tới chừng nào doanh thu cận biên (MC) còn vượt quá chi phí cậnbiên (MC) Trong đó, chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sảnxuất thêm một đơn vị sản phẩm Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăngthêm chi bán thêm một đơn vị sản phẩm.

Doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng mà ở đódoanh thu biên bằng chi phí cận biên (MR = MC) Tại điểm này mức sảnlượng Q* đạt được đảm bảo cho hiệu quả tối đa.

Mặt khác, để giảm thiểu chi phí kinh doanh nguyên tắc sử dụng cácyếu tố đầu vào là doanh thu biên do một yếu tố đầu vào bất kì tạo ra (MRP)bằng vời chi phí biên sử dụng yếu tố đầu vào đó (MC), tức là MRP = MC.Nguyên tắc này có nghĩa là doanh nghiệp còn có thể sử dụng tăng thêm cácyếu tố đầu vào khi MRP > MC và hiệu quả sẽ đạt tối đa khi MRP = MC.

4.2.2 Xác định điểm hoà vốn của sản xuất

Kinh doanh trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp đều rất chú ýđền hiệu quả của chi phí lao động, vật tư, tiền vốn Để sản xuất một loại sảnphẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính toán, xây dựng mối quan hệ tối ưugiữa chi phí và thu nhập Sản xuất bao nhiêu sản phẩm và bán với giá nàothì đảm bảo hoà vốn bỏ ra, và bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên mức đó đểmang lại lợi nhuận Điều đó đặt ra yêu cầu việc nghiên cứu điểm hoà vốn vàphân tích hoà vốn.

Trang 35

Phân tích điểm hoà vốn là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưugiữa chi phí doanh thu, sản lượng và giá bán Điểm mấu chốt để xác địnhchính xác điểm hoà vốn là phải phân biệt các loại chi phí kinh doanh thànhchi phí biến đổi và chi phí cố định Cần chú ý là điểm hoà vốn được xácđịnh cho một khoảng thời gian nào đó.

4.3 Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tậpthể và cá nhân người lao động

Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quảhoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp cần đầu tư thoả đáng để phát triểnquy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức cóchất lượng cao trong các doanh nghiệp Nâng cao nghiệp vụ kinh doanhtrình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ sư, công nhân kỹ thuật đểkhai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiêntiến,………

Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kĩ càng,có trình độ hiểu biết cao Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảocho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức vềcông nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế,… Tổng hợpnhững tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức raquyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

Về công tác quản trị nhân sự, doanh nghiệp phải hình thành nên cơcấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trílao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọngcủa mỗi người Trước khi phân công bố trí hoặc đề đạt cán bộ đều phải quakiểm tra tay nghề Khi giao việc cần xác định chức năng, quyền hạn, nhiệmvụ, trách nhiệm Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi vật

Trang 36

chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng

Động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tớihiệu quả kinh tế Động lực cũng là yếu tố để tập hợp, cố kết người lao độnglại Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân người lao độngchính là lợi ích, là lợi nhuận thu được từ sản xuất có hiệu quả hơn Cácdoanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thoả đáng, đảm bảo công bằng, hợplý, thưởng phạt nghiêm minh Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng vớinhững nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sángkiến,….Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm.Trong kinh doanh hiện đại, ở nhiều doanh nghiệp hình thức bán cổ phần chongười lao động và người lao động sẽ nhận được ngoài tiền lương và thưởnglà số lãi chia theo cổ phần cũng là một trong những giải pháp gắn người laođộng với doanh nghiệp bởi lẽ cùng với việc mua cổ phần người lao độngkhông chỉ có thêm nguồn thu nhập từ doanh nghiệp mà còn có quyền nhiềuhơn trong việc tham gia vào các công việc cua doanh nghiệp.

4.4 Công tác quản trị và tổ chức sản xuất

Tổ chức sao cho doanh nghiệp có bộ máy gọn, nhẹ, năng động, linhhoạt trước thay đổi của thị trường Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phảithích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Những nội dung nàyđã được trình bày ở chương tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Một điềucần chú ý là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợpvới các đặc điểm của doanh nghiệp (quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặcđiểm quá trình tạo ra kết quả,.) thì mới đảm bảo cho việc quản trị doanhnghiệp có hiệu quả được.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm,quan hệ giữa các bộ phận với nhau, đưa hoạt động của doanh nghiệp đi vào

Trang 37

nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận.Doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì và đảm bảo sự cân đối tăng cườngquan hệ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất, mới có thểnâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sángtạo trong sản xuất.

Hệ thống thông tin bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết vớinhau, tác động qua lại với nhau trong việc thu nhập, xử lý, bảo quản và phânphối thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phân tích và đánh giá kiểm trathực trạng và ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến hoạt động củamột tổ chức Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau:

 Hệ thống thông tin phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng, được thiết lập với đầy đủ các nội dung, các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm.

 Hệ thống thông tin phải là hệ thống thông tin thường xuyên được cập nhật bổ sung.

 Hệ thống cần phải được bố trí phù hợp với khả năng dụng, khai thác của doanh nghiệp.

 Đảm bảo việc khai thác được thực hiện với chi phí thấp nhất

4.5 Đối với kĩ thuật – công nghệ

Một trong những lí do làm hiệu quả kinh tế ở các doanh

nghiệp thấp là do thiếu kĩ thuật, công nghệ hiện đại Do vậy vấn đế nâng cao

Trang 38

kĩ thuật, đổi mới công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm ở các doanhnghiệp Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, đặc điểm ngành kinh doanh, mụctiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có chính sách đầu tư công nghệ thích đáng.Tuy nhiên việc phát triển kĩ thuật công nghệ đòi hỏi phải có đầu tư lớn, phảicó thời gian dài và phải được xem xét kĩ lưỡng 3 vấn đề:

 Dự đoán đúng cầu của thị trường và cầu của doanh nghiệp về loại sảnphẩm của doanh nghiệp có ý định đầu tư phát triển Dựa trên cầu dựđoán này doanh nghiệp mới có những mục tiêu cụ thể trong đổi mớicông nghệ.

 Lựa chọn công nghệ phù hợp, các doanh nghiệp trên cơ sở mục tiêucủa sản xuất đã đề ra có những biện pháp đổi mới công nghệ phù hợp.Cần tránh việc nhập công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại, gây ônhiễm môi trường,

 Có giải pháp đúng về huy động và sử dụng vốn hiện nay, đặc biệt làvốn cho đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp muốn hoạt động cóhiệu quả thì cần sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục tiêu nguồn vốnđầu tư công nghệ.

 Rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng đưa dự án đầu tư vàohoạt động luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nâng cao hiệuquả kinh tế của đầu tư kĩ thuật.

Trong đổi mới công nghệ không thể không quan tâm đến nghiên cứu sửdụng vật liệu mới và vật liệu thay thế vì giá trị nguyên vật liệu thườngchiếm tỉ trọng cao trong giá thành của nhiều loại sản phẩm, dịch vụ Hơnnữa việc sử dụng nguyên vật liệu mới thay thế trong nhiều trường hợp còncó ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Máy móc thiết bị luôn là nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và

Trang 39

nghiên cứu, phát triển kĩ thuật đóng vai trò quyết định Bên cạnh đó, côngtác bảo quản máy móc thiết bị, đảm bảo cho máy móc luôn hoạt động đúngkế hoạch và tận dụng công suất của thiết bị máy móc cũng đóng vai tròkhông nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung Đểđảm bảo đánh giá chính xác chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị,trong tính chi phí kinh doanh và phân tích kinh tế cần sử dung khái niệm chiphí kinh doanh 'không tải" để chi phí kinh doanh về sử dụng máy móc thiếtbị bị mất đi mà không được sử dụng vào mục đích gì.

Đổi mới công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm,thực hiện tốt công tác kiểm tra kĩ thuật và nghiệm thu sản phẩm tránh để chonhững sản phẩm chất lượng kém ra tiêu thụ thị trường.4.6.

4.6.Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xãhội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, sản xuất của các doanhnghiệp mở rộng theo hướng sản xuất lớn, xã hội hoá và mở cửa làm cho mốiquan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ Doanh nghiệp nào biết sửdụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt Hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp muốn dạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụngcác lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài Đó là:

 Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủyếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sảnphẩm, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp Khách hàngcó được thoả mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ.

 Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với doanh nghiệpvề chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phụcvụ,….bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường

Trang 40

đều phải gây dựng sự tín nhiệm Đó là quy luật bất di bất dịch đểtồn tại trong cạnh tranh trên thương trường.

 Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cungứng.

 Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức quảng cáo, các cơquan lãnh đạo doanh nghiệp,… Thông qua các tổ chức này đểmở rộng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng,người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn,đồng thời bảo vệ uy tín và tín nhiệm đối với doanh nghiệp.

 Phát triển thông tin liên lạc với các tổ chức khác trên thị trường. Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.

 Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái: bảo vệ rừng đầunguồn, chống sự ô nhiễm của bầu không khí, nguồn nước, sự bạcmầu của đất đai trong phát triển sản xuất kinh doanh………

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp – Trung tâm đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp – Trường ĐHKTQD 1997 Khác
2. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – Trung tâm đào tạo 4. kinh doanh tổng hợp – Trường ĐHKTQD 1999 Khác
3. Giáo trình Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh – Trung tâm đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp – Trường ĐHKTQD 1997 Khác
4. Marketing căn bản (PhilipKoler) – NXB Thống kê 1994 Khác
5. Những vấn đề về hiệu quả kinh tế trong các xí nghiệp công nghiệp/ Ngô Đình Giao – Hà Nội: Lao động 1984 Khác
6. Hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp công nghiệp/Nguyễn Sỹ Thịnh, Lê Sỹ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn: NXB Thống kê 1985 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Quy trình sản xuất cán thép - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
Hình 2 Quy trình sản xuất cán thép (Trang 44)
Thụng qua cỏc số liệu của “Bảng cõn đối kế toỏn” và “Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” của Cụng ty năm 2006 dưới đõy sẽ giỳp  chỳng ta đi sõu vào phõn tớch đỏnh giỏ tỡnh hỡnh tài chớnh của Cụng ty. - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
h ụng qua cỏc số liệu của “Bảng cõn đối kế toỏn” và “Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” của Cụng ty năm 2006 dưới đõy sẽ giỳp chỳng ta đi sõu vào phõn tớch đỏnh giỏ tỡnh hỡnh tài chớnh của Cụng ty (Trang 53)
Biểu 6. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2007 - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
i ểu 6. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2007 (Trang 53)
Cỏc tỷ số trờn phản ỏnh khả năng thanh toỏn. Qua bảng hệ số tài chớnh ta thấy ở đõy khả năng thanh toỏn ở Cụng ty cú xu hướng giảm - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
c tỷ số trờn phản ỏnh khả năng thanh toỏn. Qua bảng hệ số tài chớnh ta thấy ở đõy khả năng thanh toỏn ở Cụng ty cú xu hướng giảm (Trang 55)
- Cũng qua bảng biểu ta thấy, số vũng quay của vốn lưu động của cụng ty trong 3 năm liờn tục tăng  - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
ng qua bảng biểu ta thấy, số vũng quay của vốn lưu động của cụng ty trong 3 năm liờn tục tăng (Trang 56)
Nguồn: Bảng đăng ký đơn giỏ và quỹ lương năm2007 - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
gu ồn: Bảng đăng ký đơn giỏ và quỹ lương năm2007 (Trang 59)
Biểu 12. Bảng số lượng vật tư chớnh sử dụng trong năm - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
i ểu 12. Bảng số lượng vật tư chớnh sử dụng trong năm (Trang 64)
Biểu 12. Bảng số lượng vật tư chính sử dụng trong năm - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
i ểu 12. Bảng số lượng vật tư chính sử dụng trong năm (Trang 64)
Hình 4 : Sơ đồ quản lý nguyên vật liệu - Một số giả pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
Hình 4 Sơ đồ quản lý nguyên vật liệu (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w