1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI mẹ và TINH THẦN nữ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT PARK WAN SUH

12 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRONG TIỂU THUYẾT PARK WAN SUH

NGO VIET HOAN* Tóm tắt: Park Wan Suh là một trong những tiểu thuyết gia tiêu biểu của văn đàn Hàn Quốc Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, bà sáng tác nhiều tiểu thuyết quanh các chủ để phản ánh chiến tranh 625 Hàn Quốc, vấn đề phân cách Nam - Bắc Triều, vấn đề nữ quyền hay chủ nghĩa tối thượng vật chất như một xu thế nổi bật trong xã hội hiện đại Hàn Quốc, Trong tiểu thuyết của Park Wan Suh, người ta thấy được những cách tân mới mẻ so với tiểu thuyết truyền thống Hàn Quốc Những đặc tính của phụ quyền được làm mờ nhạt đến mức tối đa và thông thường được thay thế bằng các hình tượng nữ quyển Do đó, mẫu tính hay nữ

quyên luôn là chủ thể của tự sự và hình tượng nhân vật nữ, đặc biệt là hình tượng “người mẹ” giữ một vị trí

hết sức quan trọng trong hệ thống tác phẩm của bà Bài viết này dựa trên nền tảng lý thuyết của phê bình nữ quyền và ký hiệu học, từ đó đi vào khảo sát và giải mã đặc sắc nghệ thuật của hệ thống biểu tượng “người mẹ” và diễn trình trưởng thành về tư tưởng cũng như tinh thần nữ quyền của phụ nữ Hàn Quốc qua các thời kỳ trong tiểu thuyết Park Wan Suh

Từ khoá: Park Wan Suh, nữ quyền, hình tượng người mẹ, văn học Hàn Quốc

1 Dẫn nhập gia nam như John Milton, Alexander Pope,

Richard Russo, Nam 1911, Oliver Schreiner

cũng xuất bản cuốn sách có tựa đề Phụ nữ và

lao động (Women and Labour) Năm 1929,

Adeline Virginia Woolf đã cho ra mắt cuốn

sách Căn phòng của riéng minh (A room of

One’s Own) Cuén sach da miéu ta sinh dong và tinh tế về những bất công mà những người

phụ nữ - những người ngoài việc làm vợ, làm (cũ ó lúc) nó đề xuất phương án giải quyết mẹ ra, vẫn mong muốn được hưởng thụ giáo cũng có lúc) nó đề xuã ẽ P 6 an pial quy án giải quyế dục - đã gặp phải Simone De Beauvoir vao ~ ae og: ¬

những bất cơng ấy Trọng số đó phải kể đến năm 1949 cũng đã xuất bản cuốn Giới tinh

Marry Wollstonecraft với Biện luận về quyén thứ hai (The Second Sex), trong đó bà dành lợi của phy nit (A Vindication of the Rights of

Women) được xuất bản vào năm 1972 Cuốn sách cũng để cập và thảo luận về một số tác

“Phong trào phụ nữ” những năm 60 của

thế kỷ XX không phải là khởi điểm của Chủ nghĩa nữ quyển mà là sự tái sinh của một loại

hình tư tưởng và vận động đã có lịch sử lâu

đời Loại hình tư tưởng và vận động này từ rất sớm đã có các trước tác kinh điển của riêng mình Các trước tác ấy đã phơi bày những bất

bình đẳng mà phụ nữ gặp phải trong xã hội, và

một phần quan trọng để bình luận về cách miêu tả về phụ nữ trong tiểu thuyết của David

Herbert Lawrence Nam giới cũng không phải

— A 2 2 2 ` x ~“ `

© TS - Viện Văn học, Email: ngoviethoan@ không có đóng E0P BI cho truyền thông này

Trang 2

Stuart MIII xuất bản cuốn sách có tựa đề Suv thuần phục của phụ nữ (The Subjection of Women) hay Friedich Engels nam 1884 cũng

đã xuất bản cuốn Nguồn gốc của gia đình

(The Origin of the Family)

Phê bình văn học nữ quyền ngày nay là

hệ quả được sản sinh từ “Phong trào phụ nữ”

diễn ra trong những năm 60 của thế kỷ XX

Đó là một phong trào mà ngay từ khi bắt đầu đã mang những màu sắc văn học đậm nét Bởi vì nó ý thức được tác dụng của các hình tượng phụ nữ được phác hoạ bởi văn học, từ đó tạo ra những thách thức với hình

tượng truyền thống về người phụ nữ trong văn học Nó đồng thời lấy việc nghi ngờ về

tính quyển uy và tính nhất quán của hình tượng phụ nữ làm nhiệm vụ trọng tâm Từ góc độ này, phong trào phụ nữ về căn bản có mối liên hệ với sách và văn học Do đó,

không thể xem phê bình chủ nghĩa nữ quyển là một tiểu hệ hay một nhánh ký sinh của

chủ nghĩa nữ quyền, mà là một trong những

phương thức có ảnh hưởng trực tiếp đến thái

độ và hành động của con người trong đời sống thường nhật [2, tr.1 16,117]

Những khái quát nói trên của Peter Barry đã phản ánh quá trình hình thành

và phát triển của chủ nghĩa nữ quyển cũng như phê bình chủ nghĩa nữ quyển trước và sau những năm 60 của thế kỷ XX Tại Hàn Quốc, đây cũng là thời kỳ mà đất nước

này có những thay đổi mang tính chất lịch sử, như chiến tranh 625 hay việc đất nước

chuyển sang mô hình cơng nghiệp hố kèm theo nhiều hệ luy của nó Hình tượng người

mẹ và cách xây dựng hình tượng người mẹ

trong văn học Hàn Quốc ở thời kỳ này vì thế cũng đã có những sự thay đổi hết sức to lớn

Do đó, văn học nữ từng một thời bị xem nhẹ và đẩy ra ngoại biên, nay lại nhận được sự

quan tâm đặc biệt của văn đàn Hàn Quốc

Rất nhiều nhà văn đã xây dựng hình tượng người mẹ để qua đó thể hiện tư tưởng, cảm

xúc của bản thân và phát đi những thanh âm

biểu trưng của thời đại Hình tượng người

mẹ xuất hiện trong văn học Hàn Quốc thời

kỳ này không còn tổn tại dưới lớp bọc của

sự phục tùng hay một tiềm thức trong sự đối lập với hình tượng người cha, mà đã có những đặc trưng khác biệt hoàn toàn so với

truyền thống

Tiểu thuyết gia Park Wan Suh là một trong những nhân vật tiêu biểu cho dòng

văn học nữ của văn đàn văn học hiện đại

Hàn Quốc Năm 1970, bà tham gia giải thưởng tiểu thuyết do tạp chí Nữ sinh Đông Á tổ chức và chính thức ra mắt văn đàn Hàn Quốc với tác phẩm Loã mộc!' Kể từ sau những năm 80 của thế kỷ XX, bà sáng

tác và liên tục cho ra mắt nhiều tiểu thuyết

quanh các chủ đề phản ánh chiến tranh 625, vấn đề phân cách Nam - Bắc Triều, vấn đề nữ quyền hay chủ nghĩa tối thượng vật chất

như một xu thế nổi bật trong xã hội hiện

đại Hàn Quốc, Trong đó đáng chú ý hơn

cả là một loạt hình tượng nhân vật nữ, đặc biệt là nhân vật người mẹ với nhiều phong

cách khác nhau Trong số đó, có thể kể đến

hình tượng người mẹ phong kiến trọng nam khinh nữ trong Lốa mộc hay Mùa của khát vọng; hình tượng người mẹ đa nhân cách và tự mâu thuẫn trong Sự khởi đầu của một ngày được sống hay Chiếc cọc gỗ của mẹ;

hình tượng người mẹ sùng bái kim tiền, xem vật chất là chìa khoá vạn năng trong Những

năm hoang phế của thành phố hay Sau buổi trưa của sự loạng choạng Trong tiểu

thuyết của Park Wan Suh, hình tượng người mẹ luôn là chủ thể của tự sự và có một vị trí

Trang 3

hết sức quan trọng trong thế giới nghệ thuật của bà Những tác phẩm văn học gần như

vắng bóng hình tượng người cha nói trên có mối quan hệ mật thiết với hoàn cảnh trưởng thành của Park Wan Suh Khi bà mới được 4

tuổi thì phụ thân đã qua đời, sau đó anh trai bà tham gia chiến tranh và cũng bỏ mạng ngoài sa trường Sự thiếu vắng tình thương của cha vô hình trung trở thành một mất mát

to lớn trong quá trình trưởng thành của Park

Wan Suh, đồng thời có ảnh hưởng sâu đậm

đối với sự nghiệp sáng tác của bà Điều này

cũng phần nào cho thấy tầm quan trọng của chuỗi hình tượng người mẹ trong hệ thống tác phẩm của Park Wan Suh Khảo sát hệ

thống nhân vật nữ, đặc biệt là hình tượng người mẹ do đó là phương thức hiệu quả để

mở ra và giải mã thế giới biểu tượng nghệ

thuật trong trong tiểu thuyết Park Wan Suh 2 Hệ thống hình tượng “người mẹ” trong thế giới tiểu thuyết của Park Wan Suh 2.1 “Người mẹ” mang trong mình sự

cố chấp của tư tưởng trọng nam khinh nữ Hàn Quốc là một đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho gia Dẫu

cho cả trong xã hội hiện đại ngày nay, những

ảnh hưởng của chế độ phụ quyền vẫn nghiễm nhiên tổn tại Tư tưởng trọng nam khinh nữ do đó vẫn tiềm tàng trong mọi ngóc ngách

của đời sống Sự hiện diện và ngày một được khẳng định của nữ quyền kỳ thực cũng phản ánh một quá trình tự giải phóng lâu dài người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ trong

xã hội phương đông vốn bị áp bức và trói

buộc bởi các hệ tư tưởng lạc hậu trước đây

Tác phẩm Lõa mộc dựa trên bối cảnh chiến

tranh Hàn Quốc 625 Nó miêu tả một cách

sinh động cuộc sống phải chịu nhiều ly tán, mất mát và đau khổ của người dân, qua đó

có những đặc tả độc đáo về sự cô độc trong

sâu thẳm tâm can của con người cũng như khát vọng cháy bỏng của họ về tình yêu và

hạnh phúc Người mẹ trong tác phẩm này

trước sau như một đều cho rằng, con gái là sự dư thừa, là của nợ Đối với bà ta, con trai mới là tất cả sinh mệnh Sự tổn tại của con

trai đồng nghĩa với sự tổn tại của bản thân, nếu con trai chết đi thì cuộc đời bà ta cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa Đoạn tự thoại dưới đây của cô con gái là nét vẽ tỉnh tế phác

hoạ sinh động hiện thực nói trên: “lôi chán ghét và thù hận mẹ Trước hết là chán ghét cái màu xám tẻ nhạt đã tạo ra hình tượng của

mẹ Giữa những lớp tóc bạc lại xen kế rất

nhiều tóc đen, khiến cho cả mái đầu hiện ra với một màu nâu, mà màu sắc của những bộ

quần áo mặc trên người bà ta cũng thế, cũng

luôn là những loại vải đã được nhuộm thành

màu nâu Nhưng, cái khiến cho tôi không

thể chịu được vẫn là màu nâu của sự cố chấp

kia - một thái độ sống hết sức cố chấp kiểu

như cứ kiên trì, không chết được thì đành

sống vậy Mà lại còn là sự cố chấp khiến người ta phải khiếp sợ kiểu như một bước cũng không chịu lùi ấy nữa chứ ” (NVH

dịch) [7, tr.7]

Sau khi người con chết vì chiến tranh,

người mẹ dường như chẳng còn tâm trí nào

để chải tóc, trang điểm hay thậm chí làm việc nhà nữa Linh hồn của người mẹ đã chết

cùng với đứa con trai của bà ta Do đó, bà ta

chỉ còn cách tự nhốt mình trong những hồi ức về thời mà đứa con trai của bà vẫn còn sống Chỉ có điều ấy mới giúp được ba ta

tạm thời tỉnh lại từ trạng thái chết giả kia; mới có thể giúp bà tạm thời được sống như

một người phụ nữ tràn đầy sức sống thuở

nào Những tư tưởng lạc hậu một thời đã trói buộc người mẹ, chèn ép cuộc sống của

người mẹ Nó đồng thời cũng đã ảnh hưởng

sâu sắc đến quá trình trưởng thành của đứa

Trang 4

ngày một tôi tệ đi cũng chính bởi sự ràng buộc đến ngạt thở của những tư tưởng thủ cựu kia: “Thật không biết đã bao lâu rồi, cái

màu nâu che kín đôi mắt của mẹ đã bỗng chốc biến đâu mất Trong ánh mắt mẹ lại le lói một thứ tình cảm nào đó Tôi sợ rằng một khi ánh nhìn của mình lạc khỏi mẹ lúc

này liền mất đi cái khoảnh khắc linh hồn của mẹ khó khăn lắm mới có thể tìm lại được ấy Thế nên tôi cứ cố ý nhìn chằm chằm vào

đôi mắt của mẹ Thế nhưng cái đôi mắt long lanh của mẹ dường như chẳng chịu kiên

nhẫn thêm chút nào và liền dần mất đi thần sắc Bà khe khẽ rút bàn tay đang bị tôi nắm chặt, quay người nằm về một phía rồi nặng nề than vãn: “Ông trời thật không có mắt, sao lại bắt hết mấy đứa con trai, chỉ để lại

mỗi đứa nha dau ” (NVH dich) [7, tr.23] Câu văn trên là lời thoại của bà mẹ khi tỉnh lại sau cơn bạo bệnh Đứa con gái ngéng

lòng chờ đợi sự vỗ về của mẹ, nhưng cái mà cô nhận được vẫn chỉ là sự lạnh nhạt vốn đã ton tại trước đây Bà mẹ trong tác phẩm chi than trời trách đất tại sao lại bắt hết mấy đứa

con trai của bà mà chỉ để đứa con gái sống sót Từng lời, từng chữ trong câu nói của bà

hồn tồn khơng đái hoài đến cảm xúc của

cô con gái Trong mắt của người mẹ ấy, con

trai là niềm tin duy nhất khiến bà vượt qua mọi nhọc nhằn của cuộc đời để duy trì sự

sống, còn con gái chỉ tổn tại như một ảo ảnh, có cũng được, không có cũng chẳng sao

Trong tiểu thuyết Mùa của khát vọng, tất cả mọi sự quan tâm và tình cảm, bà mẹ Heo đều gửi gắm nơi con trai mình Dẫu

có nhắm chặt mắt, bà vẫn có thể cảm nhận

được tiếng bước chân của con mình đang ổi từ nơi xa đến Sau khi con trai bị bắn chết, bà

liên mắc phải chứng mất tiếng nói, mất hồn

tồn năng lực ngơn ngữ, điều mà bà ghi nhớ

duy nhất là bài hát ru con ngủ thuở nào Cứ

như thế, ngày nào bà cũng đến bên phần mộ con trai và ngâm nga mãi bài hát ru ấy [3, tr.98-102] Tất cả những hình tượng người

mẹ nói trên đã phản ánh một hiện tượng phổ

biến tổn tại trong xã hội Hàn Quốc suốt một

thời gian dài Sự thiên lệch và phân biệt đối xử của các bà mẹ dành cho các con trai của mình, trên một phương diện khác lại là nỗi

đau, thậm chí trở thành sang chấn tâm lý đối

với nhiều thế hệ phụ nữ Hàn Quốc

Những tình tiết và nội dung trên xuất hiện khá nhiễu trong tiểu thuyết của Park

Wan Suh, tái hiện một cách hết sức sinh

động về một hiện thực lịch sử của xã hội Hàn Quốc - chế độ phụ quyển vẫn có những ảnh hưởng thâm căn cố đế đến xã hội Hàn Quốc hiện đương đại, dẫu cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ ngày càng

trở nên phong phú hơn Nó cũng là minh chứng sống động lý giải tại sao tư tưởng

trọng nam khinh nữ vẫn tiếp tục tổn tại và có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với đời sống và quá trình trưởng thành, phát triển của người phụ nữ Hàn Quốc

2.2 “Người mẹ” với tính cách song

trùng và những mâu thuẫn nội tại

Trong tiểu thuyết Park Wan Suh, hình tượng người mẹ đa phần đều xuất hiện với

hai hay nhiều chiều kích tính cách Có khi

là sự kết hợp giữa nam quyển và nữ quyên, có khi lại là sự mâu thuẫn nội tại giữa tính truyền thống và tính hiện đại Trong tiểu

thuyết Sự khởi đầu của một ngày được sống, Park Wan Suh đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật nữ Moon Cheong Hee tự mâu thuẫn và xung đột với chính mình trong quá trình chọn lựa giữa truyền thống và hiện đại

Sau khi tốt nghiệp, Moon Cheong Hee vốn

Trang 5

trước so với chồng In Cheol Ah vốn cũng là đồng nghiệp cùng trường Nhưng do sự ràng buộc của lễ giáo và quan niệm xã hội, rằng người phụ nữ nên là người vượng phu

ích tử, nên chăm lo sắp xếp công việc nội trợ trong gia đình, nên cô đã phải nhường lại

cơ hội cho chồng để về nhà làm nội trợ Dẫu

cho cô chọn lựa cách tuân theo quan niệm

truyền thống - từ chức, trở về nhà để chăm lo

cho chồng con, nhưng cô ý thức được rằng:

“Chỉ có sự nghiệp mới khiến cho người phụ nữ có cơ hội có được tự do” [5, tr.102] Để

theo đuổi sự tự do trong cuộc sống cũng như khẳng định giá trị của bản thân, Moon

Cheong Hee đã mở Viện thẩm mỹ và Trường đào tạo hành nghề làm đẹp Cô vừa vất vả

lo toan cho sự nghiệp riêng của bản thân, vừa tận tâm tận lực chăm sóc, phụng dưỡng

mẹ chồng, hầu hạ chồng và chăm lo cho các con Như thế, xét trên phương diện hành

động, cô đã đứng về phía hàng ngũ của sự

tiến bộ Để thoát khỏi sự áp đặt và ràng buộc của tư tưởng phụ quyển truyền thống, theo đuổi sự tự do và giải phóng cho người phụ

nữ, cô đã tự mở thẩm mỹ viện và có được sự

nghiệp của riêng mình Sau khi biết chong

ngoại tình, cô đã nghĩ hay cứ phá vỡ bức tường mà hôn nhân và gia đình đã dựng lên

kia đi, để tìm kiếm mái ấm tinh thần thực sự thuộc về riêng mình Tuy thế, trên phương diện tinh thần, cô vẫn là một hiện thân cho phụ nữ truyền thống Hàn Quốc Giống như đa phần phụ nữ trong xã hội ấy, cô vẫn chỉ là vật hy sinh của chế độ phụ quyền Dau cho cô đã không ngừng nỗ lực để trở thành người

phụ nữ hiện đại, tự lực tự cường, song Moon

Cheong Hee van không thể thoát khỏi sự

ngăn cản và cay nghiệt của quan niệm Nho

gia truyền thống về sự độc lập nhân cách

cho người phụ nữ Do đó, trong nội bộ gia

đình, cô vẫn cứ tiếp tục vai diễn vợ hiển, dâu

thảo, tận tâm, tận lực hiếu kính mẹ chồng,

hầu hạ chồng và nuôi dạy con cái, vẫn cứ tiếp diễn cuộc sống mà từ sâu thắm tân can cô biết mình đã vô cùng chán ghét

Trong tiểu thuyết Cái cọc gỗ của mẹ,

Park Wan Suh đã xây dựng hình tượng người mẹ vừa có những mạnh mẽ và quả đoán của người đàn ông, nhưng cũng có sự

mềm mại, dịu hiền của người phụ nữ Sau khi chồng chết, bà trở thành trụ cột của gia đình một cách bất đắc đĩ và bắt đầu đảm

nhận trách nhiệm nuôi dưỡng gia đình cũng

như chăm lo, dạy dỗ con cái Để thoát khỏi

sự ràng buộc của những hủ tục truyền thống, bà mang theo các con, rời bỏ quê nhà để

đến chốn thị thành Bằng sự kiên cường và

độc lập tự thân, bà đã dũng cảm tuyên chiến

với chế độ phụ quyền đã lỗi thời với mong

muốn tìm kiếm cho được sự độc lập và tôn nghiêm cho người phụ nữ Trong các tác

phẩm văn học trước đây, do chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phụ quyền, thông thường chỉ

có người bố mới là người áp đặt tư tưởng, ý nguyện của mình lên con cái Nhưng trong

Cái cọc gỗ của mẹ, do sự vắng bóng của

người cha và những áp lực của cuộc sống, người mẹ đã đảm nhận vai diễn đặc biệt này một cách một cách hết sức tự nhiên Hình tượng người người đàn bà mạnh mẽ cũng từ

đó mà dần hình thành Trong tiểu thuyết, bà

mẹ không quan tâm đến ý nguyện của con

gái mà tự quyết định cắt đi mái tóc của cô Trong việc chuyển đến thủ đô Seoul sinh

Trang 6

là điều không gì có thể thể phủ nhận hoặc xoá mờ Trong tiểu thuyết, do chiến tranh

loạn lạc, lương thực bị thiếu hụt nghiêm trọng, để các con được ăn no, người mẹ đã

không màng đến việc có thể bị cảnh sát bắt

hoặc có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào để

ra ngoài tìm thức ăn cho các con Chi tiết này đã phản ánh sinh động hình tượng một người mẹ vừa có những đặc tính của người

bố - độc đoán, áp đặt ý thức của bản thân lên

các con, nhưng lại có những đặc tính tuyệt

vời của người mẹ - có thể vì con mà hy sinh tất cả, kể cả sinh mạng - một đặc tính tuyệt vời của người phụ nữ truyền thống

2.3 Hình tượng “người mẹ” sùng bái

kim tiên, coi vật chất là chìa khoá vạn năng Tiểu thuyết của Park Wan Suh được

công chúng đón nhận và yêu thích có nguyên

nhân quan trọng từ việc các tác phẩm của bà

không hề né tránh các vấn đề hiện thực, mà dũng cảm đưa ra và phê phán mặt trái hay

các vấn đề bất hợp lý trong xã hội Từ giữa

đến cuối thế kỷ XIX về sau, Hàn Quốc chịu

sự ảnh hưởng của nền sản xuất công nghiệp Sự lên ngôi của chủ nghĩa kim tiền lấy vật chất làm vạn năng: sự giả tạo của tầng lớp

trung sản đã phá vỡ và làm băng hoại đạo đức xã hội Trong hoàn cảnh xã hội như thế, người phụ nữ nói chung, người mẹ nói riêng

đã xuất hiện với những đặc trưng mới khác

biệt so với trước đây Những đặc tính như

sự giả tạo, thói thượng tôn vật chất, sùng bái kim tiển, ngày một trở nên rõ rệt Park

Wan Suh đã dựa trên sự nhạy cảm, góc nhìn độc đáo cũng như sự sắc sảo của ngòi bút để phác hoạ một loạt hình tượng phụ nữ và hình tượng người mẹ trong thời đại mới Thông qua hệ thống nhân vật này, bà khéo léo lên

tiếng phê phán sự thèm thudng vat chat va

sự giả tạo vô độ của hiện thực xã hội Hàn

Quốc đương thời

Tiểu thuyết Sau buổi trưa của sự loạng choạng rniêu tả thói hám vật chất và bộ mặt giả tạo của giai cấp trung sản, qua đó phê phán ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với

nhân cách và đạo đức xã hội Tiểu thuyết khắc hoạ hình ảnh người đàn bà - vốn là

mẹ của ba đứa con - như một kẻ tôn sùng

chủ nghĩa kim tiền đến mức cực đoan Bà

ta vô cùng hài lòng với việc chồng mình từ

bỏ công việc giảng dạy để về vận hành một doanh nghiệp nhỏ Bởi vì như thế, sự thèm thudng vat chat cha ba ta sé được thoả mãn ở một mức độ cao hơn Bà ta yêu tiền và cho rằng, chỉ có tiền mới có thể đem đến

hạnh phúc và sự mãn nguyện Mọi tình cảm,

cảm xúc của bà ta dường như đều bị chi phối bởi những thay đổi trong đời sống vật chất

Đoạn hội thoại sau đây giữa bà ta và chồng

lột tả một cách sinh động bản tính hám tiền,

sùng bái vật chất cũng như tính cách giả tạo, thừa nước đục thả câu của giai cấp trung sản

- những thứ vốn đã trở thành bản chất trong

con người bà ta:

“Phu nhân Heo ngày nào cũng than

phiền tiền không đủ tiêu Lời nói lúc nào cũng như súng đã lên đạn, hận không thể ấn đâu Heo Seong xuống chiếc ghế kia mà bắt anh ta moi tiền ra Mua đồng hồ Rolex cũng chưa thấm thoát gì, phu nhân Heo lại muốn

làm nhẫn kim cương bạch kim, lại muốn con

rể và thông gia Ong chọn vải để may mấy bộ Vest với Hàn phục Đã thế lại còn sống chết muốn đính thêm cúc vàng trên áo khốc

ngồi và áo gI-lê

Trang 7

Đây đều là những quy tắc của xã hội thượng

lưu gần đây, một mụ đàn bà như tôi có thể

có cách nào khác hay sao?”

“Còn vest cho chú rể nữa chứ Một bộ vest tôi còn thấy nhiều, lại lôi đâu ra cả bộ

Hàn phục nữa? Còn đòi gắn cúc vàng nữa

Thật hoang đường! Con Cho Hui có thiếu

cẵng què chân đâu, gả cho người ta còn phải

biếu thêm của hả?”

“Anh bớt nói mấy câu thừa thãi ấy ởi cũng không ai bảo anh là thằng câm Tôi mà nói là đính cúc bạch kim chắc anh tức chết ngất hả? Những thứ đó đều là quy tắc của giới thượng lưu đấy Muốn trèo được cành

cao thì phải dựa theo quy tắc của người ta

mà làm Anh cho rằng tiêu tiền như thế tôi

không đau lòng hay sao? Nhưng không thể trách tôi được, xã hội thương lưu vốn dĩ đã ”

“Mẹ của mấy đứa à, xin em đừng hễ mở miệng ra là liền nhắc đến cái xã hội thượng lưu chết tiệt ấy nữa! ” (NVH dich)

[§, tr.49]

Simone de Beauvoir trong Gidi tinh

thứ hai cũng từng nhắc đến việc người me

không hẳn đang xem con gái của mình như một thành viên với những đặc tính ưu việt,

mà kỳ thực hy vọng sẽ tìm thấy phân thân của mình qua hình ảnh của con gái nhiễu

hơn Hy vọng thông qua con gái để bù đắp những thiệt thòi trước kia của bản thân [9,

tr.9] Trong tiểu thuyết Sau buổi trưa của

sự loạng choạng, rõ ràng người mẹ dang xem con gái mình như một phân thân và hy

vọng thông qua việc con gái xuất gia có thể thoả mãn nhu cầu về vật chất cũng như thân

phận, địa vị - cái mà trước đó bà chưa từng có được Thừa cơ hội này, bà có thể thay

đổi thân phận trung sản của mình để ra nhập

vào “xã hội thượng lưu” Trong suy nghĩ của người mẹ, hôn sự của con gái chẳng qua chỉ

là một giao dịch liên quan đến việc liệu gia

đình bà có thể hay không thể trở nên hưng

vượng hơn mà thôi Cái mà bà ta mong đợi không phải là hạnh phúc của con gái, mà là liệu rằng bà ta có thể đạt được lợi ích gì hay

không, có thể nâng cao địa vị và thay đổi

thân phận xã hội hay không Những quan niệm giá trị giả tạo này đã hình thành những

ảnh hưởng tiêu cực đến cả tính cách của cô con gái cũng như đẩy vận mệnh của cả một gia đình vào những tình huống éo le, khó

lòng cữu vãn Ba cô con gái của bà ta đều

lần lượt bị đẩy vào cái vòng tròn của hôn nhân không hạnh phúc Con gái đầu hẹn hò

VỚI con trai của một gia đình giàu có Chịu

ảnh hưởng sùng bái chủ nghĩa vật chất tối

thượng từ mẹ, cô cũng mơ ước được gả cho

giới thượng lưu Thế nhưng con tạo xoay vần, cuối cùng cô bị gả về làm vợ lẽ cho một gã thương nhân đã ngoài ngũ tuần, đã

có đủ cả con gái và con trai Hôn nhân của

cô con gái thứ hai và thứ ba cũng đều gặp phải nhiều bất trắc Chồng bà ta vì muốn kiếm thêm nhiều tiền nên trong quá trình thi công đã ăn cắp, ăn bớt nguyên vật liệu của công trình, cuối cùng bị tố giác nên tuyệt vọng uống thuốc ngủ tự tử Số phận bi thảm của các nhân vật trong tiểu thuyết là tiếng sết rợn người vạch trần và tố cáo chủ nghĩa

vật chất trong xã hội Hàn Quốc Nó không

chỉ làm bại hoại những giá trị truyền thống

tốt đẹp của xã hội Hàn Quốc xưa, mà còn

phá vỡ sự hoà hợp, bao dung và chia sẻ vốn là nền tảng căn bản trong các mối quan hệ

gia đình

3 Quá trình tự ý thức của hệ thống nhân vật nữ và tỉnh thần nữ quyền trong

tiểu thuyết Park Wan Suh

Trong dòng chảy văn học Hàn Quốc, Park Wan Suh là một trong những nhà văn

để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc Các tác phẩm

Trang 8

khắc hằn vòng đời của tiểu thuyết hiện đại Hàn Quốc Trong các tác phẩm của Park Wan Suh, ngoài hệ thống hình tượng “người mẹ” gây ám ảnh cho cả người đọc Hàn Quốc và thế giới, hệ thống nhân vật nữ cũng để

lại những ấn tượng thời đại hết sức độc đáo,

đặc biệt là về phụ nữ Hàn Quốc trong những năm 50-80 của thế kỷ XX Nhân vật nữ trong tác phẩm của Park Wan Suh đã đi qua

gió bụi của chiến loạn và phải đối diện với biết bao đau thương, thảm khốc của xã hội vật chất vô tình Câu chuyện của họ tràn đầy

khát vọng về sự độc lập, về nhu cầu được theo đuổi ước mơ của bản thân Số phận của họ là sự đối đầu đầy cam go giữa tình yêu, sự nhiệt huyết và những bất công của xã hội

Dòng máu chảy trong con người họ sục sôi

và căm phẫn, không cam chịu lẽ bất bình để

tuôn trào dòng chảy của sự tự ý thức và tinh thần nữ quyền 3.1 Hình tượng người phụ nữ Hàn Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 Những năm 50 của thế kỷ XX, Hàn Quốc trải qua ba năm chiến tranh thảm

khốc Sự ác liệt của chiến tranh khiến cho

người dân Hàn Quốc ngập chìm trong loạn

lạc và đau thương Cuộc chiến tranh lần này ngoài việc xây dựng những nên tảng cơ bản cho cải cách xã hội Hàn Quốc ở giai đoạn sau, thì cũng đã ảnh hưởng sâu sắc

đến đời sống của các tầng lớp phụ nữ Hàn Quốc mà hệ quả của nó là việc xuất hiện ba

nhóm phụ nữ phổ biến trong xã hội: “người chưa chết”, “người phụ nữ gia trưởng” và “công chúa Tây”

3.1.1 “Người chưa chết”

“Người chưa chết” là danh xưng mà xã hội Hàn Quốc dùng để gọi nhóm phụ nữ vốn dĩ phải chết cùng chồng nhưng may mắn còn

sống sót Nó đồng thời cũng là một sự phủ định lớn đối với nhóm người bất hạnh này Ba năm chiến tranh khiến cho Hàn Quốc

mất đi một lượng lớn nam thanh niên và vì

thế đã trực tiếp làm xuất hiện hiện tượng “người chưa chết” Theo các thống kê, số

lượng phụ nữ thuộc nhóm “người chưa chết”

lên đến hơn 50 vạn người Trạng thái cuộc sống của họ trở thành vấn đề cốt lõi của xã hội Hàn Quốc đương thời Park Wan Suh trong tiểu thuyết Đất đai trở lại đã có những

miêu tả hết sức sinh động và tỉnh tế về cuộc

sống của nhóm phụ nữ này

Chéng cia nhân vật chính trong tiểu thuyết này do có tư tưởng khác biệt so với quần chúng trong phong trào đấu tranh nên

đã bị tố giác, sau đó bị quân đội nhân dân

tra tấn đến chết Cái chết của chồng mặc dù khiến cho nữ chính đau lòng khôn xiết,

nhưng cái khiến cô lo lắng hơn lại chính là

việc cái chết do trái ngược với tư tưởng chủ lưu của chồng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của các con Do đó, cô quyết

định giấu giếm các con sự thật về cái chết của chồng Giữ chặt nỗi đau trong lòng, cô nói với các con rằng, cha chúng khi còn sống là một trưởng thôn đức cao vọng trọng,

sau cùng chết trong tay quân địch Bằng lời nói dối ấy, cô đã dựng ra một hình tượng anh hùng và tràn đây nhiệt huyết về người cha

trong lòng các con [3, tr.59]

Qua tiểu thuyết nói trên, người đọc nhận ra sự khắt khe, thậm chí có phần miệt thị đối với những “người chưa chết” Xã hội

không những không an ủi, giúp đỡ họ vượt

qua nỗi đau mất người thân mà còn dùng

những luân lý bảo thủ và lạc hậu một thời

để trói buộc sự tự do của họ Đối với những người phụ nữ này, nỗi đau của việc mất đi

thân nhân kỳ thực không tài nào so sánh

Trang 9

đàm tếu và dư luận xã hội Việc nhân vật

nữ chính trong tiểu thuyết dùng lời nói dối để xây dựng một hình tượng “ảo” về người

cha trong lòng các con mình đã phản ánh

sống động vấn đề nhức nhối của xã hội Hàn

Quốc đương thời: chỉ có cách gột sạch quá khứ kia, gia đình cô mới có thể đón nhận và được sống một cuộc sống bình thường như bao người khác trong xã hội

3.1.2 “Người phụ nữ gia trưởng ” Như chúng tôi đã trình bày trong quá

trình phân tích hệ thống biểu tượng “người

mẹ”, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia

truyền thống, trong xã hội Hàn Quốc Nam

giới luôn là người đảm nhận vai trò làm chủ

gia đình Nhưng do chiến loạn, phần lớn

nam giới tham gia binh ngũ hoặc hy sinh

nơi chiến trận, nên những người vợ, người

mẹ buộc phải gồng lên đảm nhận vai trò làm chủ gia đình để duy trì cuộc sống cũng như chăm lo cho bố mẹ hai bên và con cái

Người mẹ trong Lõz mộc mà chúng tôi để

cập ở trên hay nhân vật nữ chính trong Á¡

đã ăn hết những cây Sing - a ngày ấy [1] chính là biểu trưng cho nhóm phụ nữ này

[10, tr.132]

3.1.3 “Công chúa tây”

“Công chúa tây” là danh xưng dành cho

những người phụ nữ Hàn Quốc chuyên hành nghề phục vụ xác thịt cho đàn ơng nước ngồi hoặc những người phụ nữ Hàn Quốc lấy chồng Mỹ sau chiến tranh Lịch sử của

“công chúa tây” gắn liền với lịch sử đóng

trú của quân đội Mỹ trên đất Hàn Chiến

tranh, loạn lạc đã khiến cho người phụ nữ mỗi ngày đều phải trải qua trong lo lắng và

sợ hãi Để sinh tổn, một nhóm phụ nữ bắt

đầu tham gia các công việc xung quanh các

doanh trại của quân Mỹ, trong số này bao

gồm cả những “người chưa chết” mà chúng

tôi đề cập ở trên Chiến tranh vừa bat dau thi số lượng người phụ nữ bán dâm cũng tăng lên mạnh mẽ Chính phủ Hàn Quốc và Mỹ gọi nhóm phụ nữ này bằng một cái tên thống nhất là “người phụ nữ thoải mái” hay “phụ nữ thương mại”, còn người dân Hàn Quốc

Ay, $€

thì gọi họ bằng cái tên “đĩ tây”, “công chúa tây” Tiểu thuyết Sự nhục nhã của giáo hội của Park Wan Suh đã phản ánh một cách

sinh động và tinh tế về chủ đề này

Nhân vật chính trong tiểu thuyết còn

chưa tốt nghiệp trường trung học nữ sinh thì

chiến tranh Hàn Quốc đã nổ ra Trong loạn

lạc của khói lửa chiến tranh, cô cùng với em trai, em gái của mình theo mẹ chạy nạn Mất đi sự đỡ đần, che chở của chồng, mẹ cô buộc

phải ra ngoài tìm việc để nuôi sống mấy mẹ

con Trong lúc ấy, dân chạy nạn và dân bản

địa xung quanh cô đều đã bắt đầu chạy đến

làm việc xung quanh các doanh trại quân đội Mỹ, trong đó, nhiều cô gái vì mưu sinh đã chọn lựa trở thành “công chúa tây” Chịu

ảnh hưởng của cả hoàn cảnh sống và sự khốn khổ của cuộc sống, mẹ cô gái liền có ý tưởng cho nhân vật chính vốn là con gái đầu đi làm “công chúa tây” để kiếm tiền nuôi sống gia

đình Do không thuyết phục được con gái nên cuối cùng chính bà lại trở thành “công

chúa tây” Người mẹ môi son má phấn, tóc uốn phông đứng trước nhân vật chính giờ đây đã hoàn toàn mất đi sự trang nghiêm và thần thánh vốn có của một người mẹ Cô vừa

ghê sợ và ruồng bỏ mẹ mình, nhưng cũng lại tự trách vì mình mà mẹ mới ra nông nỗi

ấy Sau cùng, cô đành phải chọn lựa kết hơn để thốt khỏi mái nhà đang dưỡng dục mình

khi tuổi đời vẫn còn quá trẻ [4, tr.26] Trong những sáng tác của Park Wan

Suh trong những năm 50, bất kể di sản chiến

Trang 10

sống cả gia đình hay người mẹ vì không

thuyết phục được con nên tự mình trở thành

“công chúa tây”, tất cả những hình tượng ấy đều được hình thành bởi hoàn cảnh đặc thù của xã hội Hàn Quốc trong giai đoạn

này Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn có lẽ lại nằm ở chỗ sự thức tỉnh và tự ý thức của người phụ nữ Hàn Quốc trong giai đoạn này

mới chỉ dừng lại ở những mầm mống non

nớt Khi đối diện với đau khổ do mất mát người thân và sức ép của dư luận xã hội, họ

chỉ biết chọn lựa bị động thích nghi Về cơ bản không ai có tâm trí để nghĩ đến việc những biến cố nói trên sẽ tạo ra cho bản thân những ảnh hưởng hay tổn thương như thế nào Có những người trong số họ thậm

chí còn trực tiếp chọn lựa việc “hy sinh” bản

thân để gia đình được sống Tuy thế, trên

một phương diện khác, nhân vật nữ trưởng

trong tiểu thuyết Sự nhục nhã của giáo hội lại le lói những niềm hy vọng xa xôi về việc phái nữ sẽ dần thức tỉnh rỗi kiên cường đứng

lên để tự cứu lấy mình

3.2 Hình tượng người phụ nữ Hàn

Quốc trong giai đoạn từ cuối những năm 60 đến những năm 70

Những năm 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc bước vào giai đoạn “cơng nghiệp

hố”, “đơ thị hoá”, “hiện đại hoá”, kinh tế tăng trưởng nóng khiến cho trật tự và đạo đức xã hội cũng có những thay đổi to lớn Mật độ dân số thành thị ngày càng đông đúc, xã hội vận hành trên cơ sở chế độ gia

tộc, sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội, khoảng cách phát triển giữa thành thị và

nông thôn ngày càng lớn, là hàng loạt vấn đề mà xã hội Hàn Quốc phải đối mặt trong giai đoạn này Đặc biệt kể từ đầu những năm 70 về sau, tư tưởng gia trưởng tư bản

chủ nghĩa gần như ăn sâu vào tam kham của

mỗi người “Chồng chỉ lo làm việc, vợ phụ

trách nội trợ” trở thành hệ ý thức mới tôn tai trong khắp các gia đình Cùng với sự phát

triển nhanh chóng của kinh tế tư bản chủ nghĩa, để phát huy tốt nhất giá trị của người lao động, mỗi một gia đình đều cần có một người mẹ hiển vợ đảm để có thể chăm lo tốt nhất cho gia đình Tư tưởng “mẹ hiển vợ đảm” đã trở thành một thủ đoạn thống trị

tỉnh thần, tạo ra bức tường vô hình trói buộc sự tự do của người phụ nữ, biến họ trở thành

vật hiến thân cho gia đình, thậm chí hinh sinh sự nghiệp của bản thân để làm tròn bổn

phận trong g1a đình

Trong tiểu thuyết Hoa rụng lá tré mam, Park Wan Suh đã có những phác hoạ chỉ tiết

và sinh động về cuộc sống của các bà nội

trợ “mẹ hiển vợ đảm” này Haeng Chagha và chồng đều tốt nghiệp từ đại học danh giá Trước khi kết hôn, Haeng Chagha đã phát huy rất tốt năng lực chuyên môn về mỹ thuật trang trí cũng như hỗ trợ lãnh đạo để vận hành tốt các công việc liên quan đến trang trí và nhận được rất nhiều tán thưởng Lúc đó, cô vô cùng tự tin về diện mạo, học lực,

bối cảnh gia đình và cả năng lực công việc

của bản thân Tuy thế, đo chồng cô là trưởng

phòng kinh doanh của một doanh nghiệp lồn,

lại có tiểm lực kinh tế nên không quá trông đợi vào những hỗ trợ về mặt kinh tế của cô

Lại thêm tư tưởng chủ đạo đương thời “mẹ hiển vợ đảm”, cho nên cô buộc lòng phải từ chức - cái từng là niềm kiêu ngạo của cô,

để đảm nhận công việc của một bà nội trợ toàn thời gian Mới đầu, bởi sự hâm mộ của người khác, cơ hồn tồn bằng lòng, thậm

chí có phần hạnh phúc về công việc nội trợ của mình Nhưng sau này, cùng với những

thăng trầm của cuộc sống gia đình, cảm giác bất an trong cô ngày một lớn dần lên

Trang 11

cấp trung sản Đặc điểm chung của nhóm bà

nội trợ này là đều được học hành bài bản, thế

nên, lo lắng về việc không thể trở thành một người “mẹ hiển vợ đảm” trong họ vượt lên trên nỗi lo về việc có hay không thể thực hiện được mong muốn, khát vọng của bản thân

Do đó, đa phần trong số họ đều chọn lựa từ bỏ

sự nghiệp để dành trọn tâm sức chăm lo cho gia đình Dẫu thế, họ cũng dần có được cách nhìn đúng đắn hơn về quan điểm chủ lưu - hy sinh sự nghiệp của bản thân để trở thành “mẹ

hiền vợ đảm”; đồng thời, bắt đầu hiểu được ý nghĩa đặc biệt của việc thực hiện giá trị tự

thân Đây là giai đoạn bắt đầu có những dấu hiệu manh nha về việc phụ nữ Hàn Quốc đã

bước sang thời kỳ tự ý thức và thức tỉnh toàn

diện [4, tr.168]

3.3 Hình tượng người phụ nữ Hàn

Quốc trong những năm 80

Những năm 80 của thế kỷ XX là thời kỳ Hàn Quốc bắt đầu bước vào thời đại dân chủ

hoá Ý thức tự thân và sự thức tỉnh của phụ nữ Hàn Quốc trong giai đoạn này ngày một mạnh mẽ hơn Các phong trào vận động phụ

nữ ở Hàn Quốc thời kỳ này như măng mọc

sau mưa, tăng lên mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Cùng với đó, cơ hội để tham gia các công tác xã hội của họ cũng ngày

một nhiều hơn Chính những chuyển biến xã

hội ấy đã góp phần hình thành những hình

tượng hoàn toàn mới về người phụ nữ Hàn

Quốc - mô thức phụ nữ hoàn toàn độc lập

Trong tác phẩm M⁄2 xa người, mưa giữ người, vợ chồng Su Chan va Chan Woo

mặc dù yêu nhau từ khi còn học đại học,

nhưng ngày đầu sau khi kết hơn, Chan Woo liền hồi nghi về trinh tiết của vợ Từ đó về

sau, anh ta không có cách nào chấp nhận

vợ mình Hai vợ chồng vì thế thường xuyên cãi vã Trong cuộc hồn nhân đầy nghiệt

ngã và đau khổ này, Su Chan không giống như những người phụ nữ truyền thống khác

thường chọn lựa chịu đựng trong thầm lặng,

cô đã đứng lên đấu tranh chống lại sự trói buộc của đời sống gia đình và những áp lực ngày càng lớn đến từ phía người chồng để

giành lại sự tự do cho bản thân Cái khoảnh

khắc cô biết được có một công ty lớn đang tuyển dụng, trong đầu cô liền hiện ra ý nghĩ “hình như không cần sống cuộc sống như thế này nữa rồi, cuối cùng cũng đã có cách để kết thúc cuộc sống hiện tại rồi”, đồng

thời quyết đoán ly hôn với chồng ngay sau khi di 1am [6, tr.5 1]

Ngoài mẫu phụ nữ có học vấn, dám quả quyết ly hôn để chọn lựa cách sống mà

mình muốn, trong những năm 80, trong xã

hội Hàn Quốc còn xuất hiện một loại hình

nhân vật nữ khác - những người phụ nữ tôn

sùng chủ nghĩa độc thân Nhưng bất kể dựa vào sự độc lập về kinh tế để có được sự tự do trong cách sống hay chọn lựa cuộc sống

đơn thân, sự xuất hiện của các nhân vật này

trong tiểu thuyết của Park Wan Suh đã phản ánh một hiện tượng phổ biến của xã hội Hàn Quốc: Phụ nữ Hàn Quốc trong giai đoạn dân

chủ hoá đã không còn cam chịu bị ràng buộc

và dắt mũi bởi những tư tưởng thủ cựu của

xã hội cũ, cũng không cam chịu hy sinh tự

do của bản thân chỉ để trở thành “mẹ hiển

vợ đảm” nữa Khi gặp phải những éo le, trắc trở trong cuộc sống, họ cũng không còn than

trời trách đất và cũng không bằng lòng im lặng chịu đựng nữa, mà dũng cảm theo đuổi khát vọng để thay đổi bản thân Đối với phụ nữ Hàn Quốc trong giai đoạn này, dư luận

xã hội, áp lực gia tộc, cuộc sống vợ chỗng,

tất cả những thứ ấy, đều đã không còn là sự sống còn đối với họ Cói thể nói, ý thức độc

Trang 12

4 Kết luận

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, đàn

ông và phụ nữ không chỉ có sự khác biệt về

tâm sinh lý, mà còn có những trải nghiệm và đảm nhận những chức năng xã hội khác

nhau Duy có một điểm tương đồng duy nhất

đó là, bất kể là đàn ông hay đàn bà, chúng

ta đều được mẹ hoài thai, sinh đẻ và dưỡng dục Do đó, con người từ lúc sinh ra đến khi

chết đi đều chịu ảnh hưởng, thậm chi bi chi phối bởi người mẹ Là một bộ phận quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài

người, hình tượng người mẹ vì thế cũng có

ảnh hưởng quan trọng và sâu sắc đối với quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Hình tượng người mẹ được phác hoạ trong các

tác phẩm văn chương không chỉ khẳng định tính tất yếu và tầm quan trọng của người mẹ

trong xã hội; thông qua hệ thống nhân vật

ấy, nhà văn còn phản ánh những hiện thực

xã hội qua những lăng kính khác biệt và bày

tỏ tiếng nói của thời đại

Nếu như đem tất cả tiểu thuyết về phụ

nữ, về người mẹ của Park Wan Suh xâu

chuỗi với nhau, người đọc sẽ có cảm giác

dường như đang được xem một bộ phim tài liệu về số phận của người phụ nữ Hàn Quốc

Mà trong bộ phim ấy, chúng ta có thể thấy

được một cách rõ ràng, sinh động về trạng thái cuộc sống và cảm xúc, cũng như diễn

trình tư tưởng của các tầng lớp phụ nữ Hàn Quốc qua mỗi thời kỳ Dưới ngòi bút hiện

thực chủ nghĩa của Park Wan Suh, người

đọc có thể sẽ phát hiện ra dường như những dáng vóc kiên cường sẽ dần dần biến mất trong hành trình đấu tranh với số mệnh Khi

họ tái sinh giữa đau thương và tuyệt vọng,

khi bánh xe của số mệnh cứ tàn nhẫn lăn

qua, yêu và hận trong họ, ước mơ và khát

vọng trong họ cũng đã đánh thức nhiều hơn những người phụ nữ khác, khiến họ dám đối diện với cuộc sống để đấu tranh cho tự do

và độc lập về nhân cách cũng như thoả mãn những nhu cầu chính đáng của nội tâm

Là một trong những đại diện xuất sắc của văn học nữ quyền Hàn Quốc, Park Wan

Suh da xây dựng hàng loạt hình tượng người mẹ và nhân vật nữ trong tác phẩm của mình

Bằng các hình tượng với những diện mạo và phong cách khác nhau ấy, Park Wan Suh không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bản thân đối với phái yếu trong xã hội, bà đồng thời cũng đặt ra, phê phán và phản tư về một loạt vấn dé của xã hội Hàn Quốc,

qua đó, có những đóng góp quan trọng cho

sự phát triển của văn học Hàn Quốc hiện đại

Tài liệu tham khảo

[1] Park Wan Suh (2012), Ai da ăn hết những cây

Sing - a ngày ấy, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh [2] Peter Barry (2014), Beginning Theory: An

Introduction to Literary and Cultural Theory, #8

Al]: x⁄#*kxl#tk WEE, BR TAF HH ARAL»

[3] 2RHEW (2008), (AMIR) DEP EB REMI) » PRAFAE AALS [4l ®@#&#£ (1997), (kfliZ/hMU1Z%: Đà LX FM—UÚ&È»tùb), WlẰ #7 XU ARLES [5] &##ff, (2010), (4Ii4#&f£fWiXS36 3——*‡tiiZ4&?ã/h\ G3 HE —ZKI2F là) 'h#WEffN),, REWER, SASH [6] PAB (2008) (‡M#Z⁄h H#xkðlãxX BTR) » RHARFA AME PAE [7] I[iI#RMjẩäjZ (2007), Q2), REX He, L3: LEW#*È 3t [8] [Wl‡MBiZ (2009, (WHÍðU# BH} ›

2# #®#3š Li Lac AH ice [l9] [EGR BRE: (SPE) AOE Si, Le: EMSC hit, 20114f

[10] Ait (2007), CHRP ADE PE

Ngày đăng: 02/08/2022, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w