Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÀI TẬP NHÓM
(Nhiệm vụ cá nhân)
Học phần Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã -
hội và Tinh thần khởi nghiệp trong
tập đoàn VinGroup
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Nhật Minh
Mã số sinh viên: 20200408
Lớp học: 138491 Thành viên nhóm: 6 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Trọng
Hà Nội, 12/2022
Trang 2Mục L c ụ
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
I ĐẶT V N ĐỀ 3 Ấ II TÓM T T N I DUNG CHÍNH C A H C PHẮ Ộ Ủ Ọ ẦN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦ N KH I NGHI P 4Ở Ệ 2.1 Khái niệm văn hóa 4
2.2 Khái ni m vệ ăn hóa kinh doanh 4
2.3 Tinh th n khầ ởi nghi p 7ệ III GIỚI THI U T NG QUAN V TỆ Ổ Ề ẬP ĐOÀN VINGROUP 8
3.1 Giớ i thi u v tệ ề ập đoàn VinGroup 8
3.2 L ch s hình thành và phát tri n 8ị ử ể 3.3 Lĩnh vực hoạt động 10
IV CƠ SỞ LÝ THUYẾT V Ề ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHI M XÃ HỆ ỘI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT V Ề KHỞ I NGHI P, TINH THỆ ẦN KH I NGHI P 13Ở Ệ 4.1 Đạo đức kinh doanh 13
4.1.1 Khái niệ m 13
4.1.2 Các nguyên t c và chu n m c cắ ẩ ự ủa đạo đức kinh doanh 13
4.1.3 Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh 14
4.1.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong phát tri n doanh nghi p 14ể ệ 4.2 Trách nhi m xã h i 16ệ ộ 4.2.1 Khái niệ m 16
4.2.2 Các khía c nh cạ ủa trách nhi m xã h i 16ệ ộ V PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHI M XÃ H I VÀ TINH THỆ Ộ ẦN KHỞI NGHI P C A DOANH NGHI P Ệ Ủ Ệ VINGROUP 18
5.1 Đạo đức kinh doanh 18
a S m ứ ệnh 18
b Giá tr c t lõi 18ị ố 5.2 Trách nhi m xã h i 20ệ ộ 5.3 Tinh th n khầ ởi nghi p 23ệ 5.3.1 Gi i thi u v ớ ệ ề Phạm Nhật Vượng 23
5.3.2 Quá trình khởi nghi p 23ệ VI KẾT LUẬN 26
6.1 Nội dung đã làm được 26 6.2 Bài h c kinh nghi m 26ọ ệ
TÀI LI U THAM KH O 27Ệ Ả
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo này là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân
và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của thầy Nguyễn Đức Trọng, bạn bè đồng nghiệp và người thân Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập nghiên cứu vừa qua Kính chúc thầy - sức khỏe, thành công trên con đường sự nghiệp
Trong quá trình thực hiện B tập nhóm này , nhận thấy mình đã cố gắng hết ài sức nhưng vì kiến thức vẫn còn hẹn hẹp nên vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô
bổ sung để bài luận được hoàn thiện hơn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng
em Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên
Trang 5I ĐẶT VẤN ĐỀ
Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý.Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người
về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi
nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần Khẳng đinh thương hiệu Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh Để làm rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu đề tàì:
“Đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và tinh thần khởi nghiệp trong tập đoàn VinGroup
Trang 6II TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỌC PHẦN VĂN HÓA KINH DOANH
VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
2.1 Khái niệm văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”1 Định nghĩa này - nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật Thực tế quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là của con người,
do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn,
sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
2.2 Khái ni m vệ ăn hóa kinh doanh
- Theo nghĩa rộng:
Trang 7Văn ho kinh doanh lá à toàn b c c giộ á á trị v t ch t v c c giậ ấ à á á trị tinh th n do chầ ủ thểkinh doanh s ng t o v t ch l y qua quá ạ à í ũ á trình hoạt động kinh doanh, trong s tự ương tác gi a chữ ủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh
- Theo nghĩa hẹp:
Văn h a kinh doanh l m t hó à ộ ệ thống c c giá á trị, c c chu n m c, c c quan ni m v á ẩ ự á ệ àhành vi do chủ thể kinh doanh t o ra trong quạ á trình kinh doanh, được th hi n ể ệtrong cách ứng x c a h vử ủ ọ ớ ã hộ ự nhi n mi x i, t ê ở ộ ộng đồng hay một c t khu vực
=> Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi
do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh gồm: triết lí kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và ứng xử kinh doanh
- Đặc trưng của ăn hóa kinh doanh v
Văn hóa kinh doanh chính là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù tồn tại trong xã hội,
nó là một bộ phận của một nền văn hóa dân tộc, xã hội Chính vì thế mà nó cũng mang những đặc trưng chung của văn hóa, cụ thể những đặc trưng đó là:
– Mang tính tập quán: Hệ thống những giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định các hành vi được hay là không được trong một xã hội cụ thể Các tập quán này sẽ cần được khuyến khích và cần được phát triển bởi nó có mang những nét văn hóa tốt đẹp của đất nước cũng như mang lại văn hoá tốt đẹp của doanh nghiệp
– Mang tính cộng đồng: Văn hóa kinh doanh bao gồm có các hoạt động mang tính chất đặc trưng với mục tiêu là lợi nhuận và đáp ứng được các yêu cầu của những khách hàng Chính vì vậy mà văn hoá kinh doanh không thể tự tồn tại mà nó như là một sự quy ước chung trong một cộng đồng xã hội mà những thành viên trong một cộng đồng người cùng phải tuân theo một cách rất tự nhiên và không ép buộc – Mang tính dân tộc: Đây là một đặc trưng tất yếu của văn hoá kinh doanh, bởi vì bản thân văn hoá kinh doanh chính là một bộ phận có nằm trong văn hoá dân tộc Khi những giá trị của văn hoá dân tộc đã được thẩm thấu vào trong tất cả những hoạt động kinh doanh thì sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và tạo nên những cảm nhận chung của những người có làm kinh doanh trong cùng một dân tộc
– Mang tính chủ quan: Đặc trưng này được thể hiện thông qua những việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, có những đánh giá khác nhau về cùng một sự việc
và cùng một hiện tượng kinh doanh
Trang 8– Mang tính khách quan: Do đã được hình thành trong toàn quá trình với sự tác động của những nhân tố bên ngoài như là xã hội, lịch sử, hội nhập,…cho nên tính khách quan sẽ tồn tại với chính các chủ thể kinh doanh Có các giá trị của văn hoá kinh doanh buộc các chủ thể kinh doanh sẽ phải chấp nhận chứ họ không thể biến đổi chúng theo những ý muốn chủ quan
– Mang tính kế thừa: Ở trong quá trình kinh doanh thì mỗi thế hệ sẽ có cộng thêm những đặc trưng riêng biệt của mình vào trong hệ thống văn hoá kinh doanh trước khi thực hiện truyền lại cho các thế hệ sau Và thời gian qua đi thì dưới sự sàng lọc sẽ làm cho những giá trị của những văn hoá kinh doanh sẽ trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn
– Mang tính tiến hóa: Trong hoạt động kinh doanh thì rất sôi động và ở hoạt động này luôn luôn thay đổi, chính vì thế mà văn hoá kinh doanh với tư cách chính là bản sắc của các chủ thể cũng luôn phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp với chính trình độ kinh doanh và phù hợp với tình hình mới Đặc biệt là ở trong thời đại hội nhập thì việc giao thoa với những sắc thái kinh doanh của những chủ thể khác nhằm để trao đổi và tiếp thu những giá trị tiến bộ là điều tất yếu
– Mang tính học hỏi: Các giá trị có thể sẽ được hình thành từ những kinh nghiệm khi xử lý những vấn đề, từ kết quả của chính quá trình nghiên cứu hoặc là được tiếp nhận ngay trong quá trình giao lưu với những nền văn hoá khác Tất cả những giá trị
đó đã được tạo nên là bởi tính học hỏi Như vậy, ngoài những giá trị mà được kế thừa thì tính học hỏi sẽ giúp cho văn hoá kinh doanh có được các giá trị tốt đẹp được từ các chủ thể và những nền văn hóa khác
Tuy nhiên, kinh doanh lại là một hoạt động mà có những nét khá khác biệt so với những hoạt động khác vì thế mà nên ngoài những đặc trưng trên thì văn hoá kinh doanh sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt nhằm để phân biệt với những văn hoá ở các lĩnh vực khác, những nét đặc trưng đó được biểu hiện như sau:
– Văn hóa kinh doanh sẽ chỉ hình thành khi có nền sản xuất hàng hoá phát triển mà đến mức kinh doanh sẽ trở thành một hoạt động phổ biến và trở lên chính thức và trở thành một nghề Và tới một lúc nào đó, xã hội sẽ ra đời một tầng lớp mới gọi là doanh nhân Cũng chính vì vậy mà ở bất kỳ một xã hội nào cũng sẽ có hoạt động kinh doanh
và đều có văn hoá kinh doanh Văn hoá kinh doanh được hình thành như một hệ thống giá trị, một cách cư xử đặc trưng ở trong lĩnh vực kinh doanh
– Văn hoá kinh doanh cũng phải phù hợp với các trình độ kinh doanh của các chủ thể kinh doanh Văn hoá kinh doanh chính là sự thể hiện tài năng, thể hiện phong cách
Trang 9và thể hiện thói quen của những nhà kinh doanh Chúng ta không thể nào phê phán các nền văn hoá của những quốc gia khác là tốt hay là xấu, ta không thể nhận xét các văn hoá kinh doanh của các chủ thể là hay hoặc là dở, vì văn hoá kinh doanh sẽ luôn luôn phù hợp với những trình độ phát triển của kinh doanh Do đó, cần phải học cách chấp nhận và cần phải học hỏi văn hoá kinh doanh của những chủ thể khác nhau trên thị trường nhằm để có thể hợp tác, được hội nhập và phát triển trong một môi trường toàn cầu hoá hiện nay.
2.3 Tinh th n kh i nghi p ầ ở ệ
Tinh th n kh i nghi p ch nh lầ ở ệ í à chính là động l c c a s ph t triự ủ ự á ển Được biểu đạt ởnhiều mức độ kh c nhau, cá ó thể à l mức độ á c nhân, ở mức độ ổ ch c, bi t ứ ến các ýtưởng c a một cá nhân hay tổ chức nào đó trở thàủ nh sáng ki n thực t , gi i phóng sức ế ế ảmạnh s ng tá ạo đó trở thành ngu n v n nhân lồ ố ực ở góc độ á c nhân gỞ óc độ ổ chức, t
nó trở thành động lực chính trong việc tăng trưởng và sự tồn tại của doanh nghi p ệHay nói cách kh c, tinh th n khá ầ ởi nghiệp ch nh l y u quyí à ế ết định công ty, doanh nghiệp c ó phát triển hay chết Đố ới góc độ x h i, tinh th n khi v ã ộ ầ ởi nghi p g p ph n ệ ó ầtrong việc tạo ra s k t nự ế ối giữa cung v c u, t o ra nhi u vià ầ ạ ề ệc làm mớ ừ m ci, t đó à ác vấn đề phát sinh cũng được giải quyết
Trang 10III GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP
3.1 Giới thiệu về ập đoàn V t inGroup
Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ: Tập đoàn Vingroup - Công ty CP) là một tập đoàn
đa ngành của Việt Nam
Vingroup được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1993, với tiền thân là công ty Technocom chuyên về sản xuất mì ăn liền tại Ukraina bởi một nhóm các du học sinh người Việt Nam, những người này sau đó quay trở lại đầu tư đa ngành tại quê hương còn thương hiệu mì thì được Nestlé của Thụy Sỹ mua lại vào năm 2004 Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhập bằng cách hoán đổi cổ phần Đến giữa tháng 2 năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Tại Việt Nam, Vingroup được ví như là một phiên bản Chaebol Hàn Quốc tức - kiểu tập đoàn tư nhân có tiềm lực, quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực đồng thời mang trọng trách làm ngọn cờ đầu của nền kinh tế
Được coi là một trong những tập đoàn lớn, nổi tiếng và thành công nhất tại Việt Nam, tuy nhiên, Vingroup cũng bị cáo buộc là đã thâu tóm đất đai, thao túng truyền thông trong nước cũng như nước ngoài, ép buộc các cán bộ và nhân viên phải mua xe
và điện thoại của công ty
Trang 11USD tại Singapore
Tháng 2 năm 2010, Tập đoàn Nestle của Thụy Sĩ đã mua lại cơ sở Technocom ở Ukraina và thương hiệu Mivina, giá mua được thỏa thuận là 150 triệu USD (gần chính xác) Vào thời điểm đó, Technocom có 3 nhà máy tại Kharkov là "Mivina-3″, "EF-G-FOOD" và "Pakservis", với 1900 người lao động và doanh thu hàng năm là khoảng 100 triệu đô la
• Năm 2010, khai trương dự án Vincom Center Đồng Khởi tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2011, đại hội cổ đông bất thường 2 Công ty Cổ phần Vincom và Vinpearl đã chính thức thông qua phương án sáp nhập để thành lập Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (Vingroup) với vốn điều lệ dự kiến sau sáp nhập là gần 5.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 265 triệu Đô la Mỹ) và mức vốn hóa khoảng 50.000 tỷ (tương đương khoảng 2,4 tỷ Đô la Mỹ)
Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch giải trí), - Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) và hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup
• Ngày 7/1/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, là bệnh viện theo
mô hình bệnh viện khách sạn, tại Vinhomes Times City Hà Nội
• Tháng 3/2012: Lần thứ hai phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế với khối lượng 185 triệu USD, niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Singapore
• Tháng 6/2012: Phát hành bổ sung thành công 115 triệu USD Trái phiểu chuyển đổi, nâng tổng số phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD.The Landmark 81 - tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 dự án của tập đoàn Vingroup.-
• Tháng 12/2012: Thương vụ phát hành 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế được Finance Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bình chọn là "Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012"
• Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
• Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu Vinschool - Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông
Trang 12• Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, - thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail
• Tháng 7/2013: Khai trương siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City – Quần thể trung tâm thương mại – Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu
Á
• Tháng 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKE Hệ thống trung tâm mua sắm, tư vấn - giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em Vingroup chính thức gia nhập thị trường bán lẻ
• Tháng 11/2013: Vingroup phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế và trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên phát hành thành công trái phiếu quốc tế
• Tháng 11/2013: Ra mắt thương hiệu Vinhomes, dòng sản phẩm BĐS nhà ở dịch vụ hạng sang
• Năm 2014, khởi công dự án phức hợp Vinhomes Central Park tại thành phố Hồ Chí Minh Ra mắt thương hiệu VinMart và VinMart+
• Tháng 1/2015: Thành lập VinDS, công ty vận hành các chuỗi bán lẻ đồ thể thao (Sports World), giày dép (ShoeCenter), mỹ phẩm (BeautyZone) thời trang (Fashion MegaStore)
• Năm 2015, ra mắt thương hiệu nông nghiệp công nghệ cao VinEco và siêu thị điện máy VinPro Đưa vào vận hành vườn thú bán hoang dã Vinpearl Safari đầu tiên tại Việt Nam với 3.000 cá thể động vật thuộc 150 loài quý hiếm
• Năm 2016: ra mắt chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết và phát hành thẻ VinID
• Năm 2017, ra mắt thương hiệu bất động sản đại chúng VinCity cùng trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) và hãng phim hoạt hình VinTaTa Niêm yết cổ phiếu CTCP Vincom Retail
• Tháng 9 năm 2017: thành lập VinFast, công ty có ngành nghề đăng ký hoạt động là sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc, sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe, đóng tàu và cấu kiện nổi, đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí, sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe
3.3 Lĩnh vực hoạt động
Vingroup là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Khi tham gia vào bất kỳ một lĩnh vực nào cũng chứng tỏ được vai trò là người tiên phong và dẫn dắt cho
Trang 13sự thay đổi bắt kịp xu hướng người tiêu dùng trên thị trường và chuyên cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế
Với mục tiêu phát triển mang phong thái chuyên nghiệp thì tập đoàn Vingroup còn tập trung xây dựng hệ sinh thái đa dạng lớn nhất với 3 lĩnh vực chính là công nghệ, công nghiệp và thương mại du lịch
Hiện tại thì trên thị trường Vingroup đang quản lý đến 45 dự án bất động sản, 25 khách sạn, 60 trung tâm thương mại Vincom và nhiều sân Golf các khu vui chơi giải trí và hơn 1475 siêu thị VinMart và VinMart+, 14 nông trường VinEco và 9 bệnh viện, phòng khám đa khoa quốc tế VinMec, 27 trường học Vinschool và số lượng khách hàng trên hệ thống VinID khủng và lực lượng nhân lực lớn
Vingroup luôn dẫn đầu về các ngành nghề trên thị trường mang tiêu chuẩn quốc tế và mới đây Vingroup đã sáng lập ra thương hiệu VinFast về sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên phá vỡ mọi kỷ lục trong ngành chế tạo và sản xuất ô tô trên thế giới và đây chính là một niềm tự hào của người Việt Nam
Với lợi thế về tài chính và uy tín, năng lực hoạt động thì Vingroup đang thực hiện nhiều định hướng để có thể trở thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch
vụ phát triển nhất trong tương lai
Các lĩnh vực hoạt động của Vingroup bao gồm: