1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích triết lý kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học công nghệ thực phẩm

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích triết lý kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm
Tác giả Nhóm 2, 134138
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Trọng
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Môn học Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp đã được đưa vào chương trình họcvới mục tiêu nắm vững những kiến thức cơ bản và nhận thức, vai trò, ảnh hưởng của vănhóa kinh doanh,;

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ _

BÀI TẬP NHÓM Học phần: Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ SINH HỌC-CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Trọng

Hà Nội, 6/2022

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua thời gian phát triển cùng với sự xuất hiện của các phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa, các yếu tố văn minh phương cũng như sự xáo trộn về chính trị văn hóa thìtầng lớp doanh nhân cũng bắt đầu hình thành Từ các thi sĩ yêu nước trong các phong tràođầu tiên cho đến những năm giữa thế kỷ XX thì doanh nhân Việt Nam phát triển tươngđối mạnh mẽ, trở thành chỗ dựa cho Chính phủ, là “ân nhân” của cách mạng Nhữngđóng góp của tầng lớp doanh nhân không chỉ cung cấp nguồn tài chính cho các phongtrào cách mạng mà còn là những người xây dựng cho nền văn hóa kinh doanh hiện đạicủa nước nhà

Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp cũng từ đó được đề cập đến trong vai tròthúc đẩy nền kinh tế xã hội, đưa Việt Nam ngày càng phát triển trong quá tình hội nhậpquốc tế Việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam hiện đại không thểtách rời việc kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc

Môn học Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp đã được đưa vào chương trình họcvới mục tiêu nắm vững những kiến thức cơ bản và nhận thức, vai trò, ảnh hưởng của vănhóa kinh doanh,; hiểu được sự phong phú, đa dạng cũng như vai trò của các nhân tố vănhóa kết tinh trong hoạt động kinh doanh và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong mỗi cánhân sinh viên

Trong quá trình học tập thì mỗi thành viên trong nhóm em đã thu thập được thêm nhiều

kĩ năng cá nhân đến kĩ năng làm việc nhóm để cùng nhau tìm hiểu được những văn hóakinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thực phẩm nói riêng

Để có được bài báo cáo về Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp thì nhóm em xingửi lời cảm ơn đến TS.Nguyễn Đức Trọng đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trìnhhoàn thiện bài tập nhóm cũng như giải đáp những khó khăn mà chúng em gặp phải Cùngvới đó thì sự đóng góp công sức của các thành viên trong nhóm là một phần không thểthiếu để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện một cách chỉn chu và hoàn thiện như thếnày

Xin cảm ơn thầy cô và tất cả mọi người!

Trang 3

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ TỔNG THỂ

Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, kinh tế phát triển ngày càng nhanh chosức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên Muốn tồn tại và pháttriển các doanh nghiệp buộc thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm ra mục tiêu và hướng điđúng đắn cho mình Mỗi doanh nghiệp cần có những triết lí kinh doanh, đạo đức kinhdoanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp phù hợp với từng thời điểm của xã hội

để đưa doanh nghiệp phát triển cũng như cạnh tranh được với những doanh nghiệp cùngngành trong nước cũng như ngoài nước

Trong hai năm dịch bệnh diễn ra đã tác động nặng nề lên các doanh nghiệp của thếgiới Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến nhân công, tạm thời dừng hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp cũng như tác động một phần không nhỏ tới kinh tế của doanh nghiệp.Muốn còn được tồn tại thì mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những mục tiêu cũng nhưphương pháp để duy trì doanh nghiệp của mình

Những điều trên đều sẽ được thể hiện rõ trong chính văn hóa doanh nghiệp cũng nhưtinh thần khởi nghiệp của mỗi doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp chính là những tế bào đểtạo nên nền kinh tế quốc gia Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp sẽ tác độngtrực tiếp đến sự phát triển chung của đất nước Trong nền kinh tế thị trường thì doanhnghiệp cần khai thác được vai trò của văn hóa kinh doanh để nhanh chóng phát triển, rútngắn khoảng cách giữa những doanh nghiệp nước ta và những doanh nghiệp nước ngoài,tạo điều kiện cho quá trình hội nhập

Đối với sinh viên hiện nay, việc tìm hiểu về văn hóa kinh doanh và tinh thần khởinghiệp cũng là tiền đề để thúc đẩy việc đưa ra những doanh nghiệp mới hoặc sáng tạocủng cố thêm những điều cần biết cũng như hiểu về doanh nghiệp mà mình đang hướngtới Chính điều này khiến môn học Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp thu hútđược nhiều sự quan tâm của sinh viên trong trường và đạt được những hiệu quả vô cùngtốt

Trang 4

CHƯƠNG 2: TÓM TẮT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH VỀ VĂN HÓA KINH

DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Học phần Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp là một học phần cần thiết đốivới bất kỳ ai muốn tìm hiểu và tham gia vào hoạt động khởi nghiệp, hoạt động kinhdoanh Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức chung về văn hóa kinhdoanh và tinh thần khởi nghiệp, hiểu được vai trò của văn hóa kinh doanh và tác động củavăn hóa kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời đại công nghê số vàlàm sao để nuôi dưỡng và biến ước mơ khởi nghiệp thành hiện thực với tinh thần khởinghiệp

Sau khi kết thúc học phần , sinh viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về phươngpháp xây dựng triết lý kinh doanh; đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội; các phongcách lãnh đạo, quản lý; các mô hình văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và thực trạng ởViệt Nam; hiểu biết và có tinh thần khởi nghiệp nói chung, khởi nghiệp công nghệ nóiriêng

Học phần bao gồm các nội dung chính như:

- Giới thiệu khái quát về văn hóa doanh nghiệp và vai trò của văn hóa doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

- Văn hóa doanh nhân

- Văn hóa doanh nghiệp

- Tinh thần khởi nghiệp

2.1 Khái quát về văn hóa doanh nghiệp và vai trò doanh nghiệp

2.1.1 Khái quát về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa – một cụm từ mà chúng ta phải thừa nhận và khẳng định mối quan hệ mậtthiết với con người chúng ta Theo tiếp cận về ngôn ngữ thì văn hóa và sự giáo dưỡng,vun trồng nhân cách con người bao gồm cá nhâ, cộng đồng, xã hội loài người Theo nghĩahẹp thì có thể hiểu đó là những văn hóa xung quanh chúng ta như văn hóa nghệ thuật, vănhóa ẩm thực, kinh doanh, trình độ văn hóa, nếp sống văn hóa, văn hóa Nam Bộ, văn hóaphương Đông, văn hóa Việt Nam, văn hóa đại chúng, Còn theo nghĩa rộng thì văn hóa làmột tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phongtục và tất cả những thói quen, khả năng, tập quán, Vậy chúng ta có thể hiểu văn hóa là

Trang 5

tổng thể nói chung giá trị vật chết và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trìnhlịch sử, đồng thời con người cũng chính là sản phẩm của văn hóa

Kinh doanh – theo từ điển Tiếng Việt thì được hiểu là tổ chức việc sản xuất buôn bánsao cho sinh lời.Vậy kinh doanh là hoạt động của cá nhân hay một tổ chức nhằm đạt đượcmục đích lợi nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh như quản trị, tiếp thị, tàichính, kế toán, sản xuất Đây là một hoạt động phong phú nhất của con người

Vậy chúng ta có thể hiểu văn hóa kinh doanh là gì ? Xét theo nghĩa rộng thì văn hóakinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sángtạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinhdoanh Xét theo nghĩa hẹp thì văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩnmực, các quan niệm, hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh,được thể hiện qua cách ứng xử của họ với xã hội tự nhiên trong một cộng đồng hay mộtkhu vực

Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hóa được chủ thể kinh doanh sử dụng vàtạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể Theo đó thìvăn hóa kinh doanh sẽ được xem xét trên hai phương diện Phương diện đầu tiên là cáchthức, mức độ mà doanh nhân, doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh của họ.Phương diện còn lại là sản phẩm và những giá trị văn hóa mà các doanh nhân, doanhnghiệp tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ

2.1.2 Vai trò của văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững Động cơcủa các doanh nghiệp không thể chỉ dừng lại ở việc kiếm lợi nhuận mà còn là đáp ứngđược nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, được thể hiện văn hóa doanh nghiệp củamình qua sự sáng tạo mang lại lợi ích cho xã hội

Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh Trong tổ chức và quản lý kinhdoanh thì vai trò của văn hóa thể hiện ở sự lựa chọn phương hướng kinh daonh, sự hiểubiết về sản phẩm cũng như dịch vụ, mối quan hệ và các quy tắc của doanh nghiệp, của thịtrường Văn hóa kinh doanh sẽ hướng dẫn toàn bộ hoạt động trong kinh doanh như việcmua và bán hay trong mối quan hệ giao tiếp với khách hàng

Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế Điều này vô cùng quantrọng trong việc trao đổi thương mại buôn bán quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc giữacác nền văn hóa khác nhau trên thế giới Thông qua đó sẽ góp phần giúp các doanh

Trang 6

nghiệp tìm kiếm và cung cấp nguồn hàng hóa cho thị trường quốc tế, giới thiệu những nétđẹp văn hóa dân tộc đến thế giới

2.2 Triết lý kinh doanh

2.2.1 Khái niệm về văn hóa kinh doanh

Theo vai trò: Triết lí kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạtđộng kinh doanh

Theo yếu tố cấu thành: Triết lí kinh doanh là phương châm hành động là hệ giá trị vàmục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

Theo cách thức hình thành: Triết lí kinh doanh là những tư tưởng phản ánh thực tiễnkinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinhdoanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

Như vậy chúng ta có thể hiểu: Triết lý kinh doanh là những quan niệm, giá trị màdoanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp

2.2.2 Nội dung của triết lí kinh doanh

Nội dung của triết lý kinh doanh bao gồm sứ mệnh (tuyên bố tại sao tồn tại? phục vụ

vì cái gì?), mục tiêu (thứ đạt được) và hệ thống các giá trị (rút ra được bí quyết gì giúpchúng ta thành công)

Đầu tiên về sứ mệnh doanh nghiệp chính là bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp,

là lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích, là xác định rõ doanh nghiệp là

ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào? Sứ mệnh doanh nghiệp được xây dựng dựa trêncác yếu tố cơ bản là lịch sử, những năng lực đặc biết và môi trường của doanh nghiệp (tổchức) Những đặc điểm để tạo nên một bản tuyên bố sứ mệnh là tập trung vào thị trườngchứ không phải sản phẩm cụ thể, có tính khả thi và sự cụ thể rõ ràng

Tiếp theo là mục tiêu doanh nghiệp Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau mộtquá trình hoạt ddoongj Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái màdoanh nghiệp muốn đạt được sau một quá trình hoạt động hoặc sau khi thực hiện kếhoạch Mục tiêu được phân loại là các mục tiêu của doanh nghiệp, sự phân cấp các mụctiêu và kết hợp các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu tổng thể và mục tiêu

bộ phận Thông qua nguyên tắc SMART để thiết lập nên mục tiêu của doanh nghiệp

Nguyên tắc SMART được hiểu cụ thể là:

Trang 7

- S (Specific – Cụ thể, rõ ràng): Muốn đạt dược thành tích gì? Muốn có gì? Thunhập ra sao? Tăng cường như thế nào ?

- M (Measurable – Có thể đo đếm): Con số cụ thể là bao nhiêu ?

- A (Achievable – Khả thi): Có khả thi hay không? Mục tiêu có quá thấp hay không?

- R (Reallistic – Thực tế): Có phù hợp hay không? Mục tiêu có quá thấp hay không?

- T (Timebound – Có kỳ hạn): Thời gian hoàn thành như thế nào ? Có hợp lí haykhông?

Cùng với đó cần xác định được công cụ thực hiện mục tiêu chính là chiến lược Chiếnlược là chương trình hành động tổng quát giúp đạt được mục tiêu Nội dung của một bảnchiến lược sẽ bao gồm: mục tiêu chiến lược, phân tích về môi trường (bên trong và bênngoài), các nguồn lực cần sử dụng, chính sách trong thu hút, sử dụng, điều phối cácnguồn lực và có các hoạt động triển khai, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh Chiến lược tácđộng đến các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp.Chiến lược doanh nghiệp sẽ gồm các loại như chiến lược công nghệ, sản xuất; chiến lược

tổ chức, nhân sự; chiến lược tài chính và chiến lược marketing Song song với đó thìchiến lược cạnh tranh sẽ hướng tới các yếu tố như chi phí thấp, khác biệt hóa và sự tậptrung của doanh nghiệp

Cuối cùng là hệ thống các giá trị Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin cănbản của những người làm việc trong doanh nghiệp Hệ thống các giá trị của doanh nghiệpđược xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như người sởhữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượngkhác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Các thành viên trong doanh nghiệp

dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xâydựng Hệ thống các giá trị bao gồm hệ thống các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là yêu tốquy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức Các nguyên lýhướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọngtrong nội bộ tổ chức Có hai cách để xây dựng hệ thống các giá trị đó là: các giá trị đãhình thành theo lịch sử, được các thể hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc hình thành tự pháttrong doanh nghiệp ; các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xâydựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới

2.2.3 Vai trò của triết lí kinh doanh

Triết lí kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triểnbền vững của doanh nghiệp Triết lí kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây

Trang 8

dựng và quản lí chiến lược cảu doanh nghiệp cùng góp phần giải quyết mối quan hệ giữamục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác của doanh nghiệp

Triết lí kinh doanh là phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra mộtphong cách làm việc dặc thù của doanh nghiệp

Tóm lại triết lí kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động cảu các cánhân, bộ phận và doanh nghiệp

2.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

2.3.1 Đạo đức kinh doanh

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánhgiá hành vi của con người đối với bản thân và trong mối quan hệ với người người khác,với xã hội Chuẩn mực đạo đức như sự độ lượng, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, tín,thiện,…

Khái niệm đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh Ở phương Tây thìđạo đức kinh doanh xuất phát từ những tín điều trong tôn giáo như sự trung thực, sự chiasẻ, Những năm 70s thì đạo đức kinh doanh trở thành vấn đề được nghiên cứu, giảng dạyliên quan đến hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, Cho đến năm 90s thì hìnhthành thế chế hóa đạo đức kinh doanh và đưa ra một khái niệm đầy đủ về đạo đức kinhdoanh Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực, có tác dụng điềuchỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh

Một số nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh như tinh trung thực, tôntrọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội; bímật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là các chủ thể kinh doanh Theo nghĩarộng thì đó là tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: doanhnhân, khách hàng, các chủ thể khác có liên quan

Đạo đức kinh doanh có vai trò góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thế kinhdaonh, góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, góp phần vào làmtăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc Cùng với đó, đạo đức kinhdoanh vó vai trò làm tăng sự hài lòng của khách hàng, tạo ra lợi nhuận bền vững chodoanh nghiệp và sẽ làm tăng uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp, ngành và quốcgia

Trang 9

2.3.2 Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội Cótrách nhiệm với xã hội làm tăng đến mức tối đa các tác động tích cực và giảm tới mức tốithiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội

Trách nhiệm xã hội được biểu hiện trên 4 nghĩa vụ:

- Nghĩa vụ kinh tế: Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất hàng hóa, dịch vụ xãhội cần, thỏa mãn nhà đầu tư, phát triển sản phẩm, công nghệ và phát triển tài nguyênmới Đối với người lao động thì nghĩa vụ kinh tế thể hiện ở việc ; tạo công ăn việc làmcho người lao động, môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân, trang

bị bảo hộ lao động, trang thiết bị, máy móc; trả lương đầy đủ và hưởng các quyền lợi theoquy định của pháp luật; có cơ hội thăng tiến Còn đối với người tiêu dùng thì doanhnghiệp cần cung cấp hàng hóa, dịch vụ an toàn, chất lượng; thông tin sản phẩm, định giá

rõ ràng; đưa ra hệ thống phân phối, bán hàng, cạnh tranh Đối với chủ sở hữu thì doanhnghiệp có nghĩa vụ bảo tồn, phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác

- Nghĩa vụ pháp lý: Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ quy định

về pháp luật, tuân thủ luật cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, môi trường và khuyến khíchphát hiện những hành vi sai trái

- Nghĩa vụ đạo đức: Nghĩa vụ đạo đức là những hành vi và hoạt động mà xã hội mongđợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống pháp luật, không đượcthể chế hóa thành luật Khía cạnh đạo đức thường được thể hiện thông qua những nguyêntắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong sứ mệnh và chiến lược của công ty

- Nghĩa vụ nhân văn: Nghĩa vụ nhân văn là những hành vi và hoạt động thể hiện mongmuốn đóng góp cho cộng dồng và xã hội

2.4 Văn hóa doanh nhân

2.4.1 Khái niệm văn hóa doanh nhân

Văn hóa doanh nhân là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vicủa doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp

2.4.2 Vai trò của văn hóa doanh nhân

Trong hoạt động kinh tế, doanh nhân có vai trò là người lãnh đạo, là lực lượng nòngcốt và đi đầu trong hoạt động kinh doanh của tổ chức Không có doanh nhân thì không cóvăn hóa kinh doanh

Trang 10

Văn hóa doanh nhân là bộ phận quan trọng nhất, là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

và văn hóa kinh doanh Văn hóa doanh nhân biểu hiện tầm nhìn, phẩm chất, năng lực vàbản sắc cá nhân của họ thông qua hoạt động kinh doanh, tạo ra các sản phẩm

2.4.3 Yếu tố ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân

- Nhân tố văn hóa: Văn hóa là yếu tố cơ bản quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tớivăn hóa của doanh nhân Văn hóa của môi trường sống chính là cái nôi nuôi dưỡng vănhóa cá nhân, nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và hành động vcuar doanh nhântrên thương trường Văn hóa đóng vai trò là môi trường xã hội, là điều kiện đề văn hóadoanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt độngkinh doanh Sự kết hợp xủa văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức và tinh cách cá nhân sẽ tạonên một đặc trưng riêng cho mỗi doanh nhân

- Nhân tố kinh tế: Văn hóa doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độphát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinhdaonh trong lĩnh vực đó Nền kinh tế càng phát triển, tầng lớp doanh nhân ngày càngđông đảo Điều đó dẫn đến việc hình thành các giá trị văn hóa mới do sự sáng tạo, giaothoa, học hỏi văn hóa lẫn nhau trong quá trình kinh doanh

- Nhân tố chính trị- pháp luật: với mỗi thể chế chính trị thì giai cấp thống trị lại cóquan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về việc quản lý xã hội rồi việc lựa chọn chiếnlược phát triển kinh tế đất nước Các quan điểm này được hiện thực hóa bằng các thể chế.Hoạt động kinh doanh của doanh nhân phải tuân theo hệ thống thể chế chính trị pháp luật

ấy Do đó thể chế cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, khuyến khích hayhạn chế ở lĩnh vực nào

2.5 Văn hóa doanh nghiệp

2.5.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Nhà xã hội học người Mỹ E.N.Schein đưa ra định nghĩa văn hóa như sau: "Văn hóadoanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bênngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quákhứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởinguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyếtđịnh thích hợp Các thành viên của tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ýnghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu"

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w