1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng

70 761 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 574,13 KB

Nội dung

- Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóaPhần lớn nguồn vốn của nhiều thành phần trong kinh tế đi vay từ ngân hàng đểbắt tay vào n

Trang 1

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Luật tín dụng do quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6

năm 2010, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực

hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng,

tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.

Như vậy, NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xínghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sửdụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán vàcung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên

1.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợinhuận Đây là hoạt động đem lại khoản thu nhập khá lớn cho ngân hàng

Hoạt động cho vay của NHTM được định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả

cả gốc và lãi”

1.1.3 Phân loại hoạt động cho vay

1.1.3.1 Theo thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổ

sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu tiêu dùngngắn hạn của các cá nhân

Trang 2

- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm Tín dụng trung hạn

chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết

bị, công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thờigian thu hồi nhanh Bên cạnh đó, nó còn được dùng để đầu tư tài sản lưu độngthường xuyên của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập

- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay trên 5 năm Loại tín dụng này dùng để

đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vậntải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

1.1.3.2 Theo mục đích sử dụng vốn

- Cho vay bất động sản: là loại hình cho vay liên quan đến việc mua sắm và

xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai hay bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp, thương mại và dich vụ

- Cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Loại cho vay ngắn hạn để bổ

sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

- Cho vay nông nghiệp: Loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nông

nghiệp như mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động,nguyên nhiên liệu…

- Cho vay cá nhân: Loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân

như mua sắm các vật dụng đắt tiền Ngày nay, ngân hàng còn thực hiện các khoảncho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống qua phát hành thẻ tín dụng

- Cho các định chế tài chính khác vay: hình thức phổ biến nhất cho vay trên

thị trường liên ngân hàng

- Cho thuê: Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm thuê vận hành, thuê

và mua lại, thuê tài chính Tài sản cho thuê thường là bất động sản và động sản chủyếu là máy móc thiết bị

1.1.3.3 Theo đối tượng cho vay

- Tín dụng vốn cố định: các khoản cho vay để hình thành vố cố định trong các

doannh nghiệp

- Tín dụng vốn lưu động: Các khoản cho vay để hình thành vốn lưu động

Trang 3

1.1.3.4 Theo hình thức bảo đảm

- Cho vay có bảo đảm đối vật (cho vay có đảm bảo bằng tài sản): là hình thức

cho vay mà số tiền được cấp ra dựa trên tài sản đảm bảo (cầm cố, thế chấp) Các tàisản dùng đảm bảo nợ vay phải hội đủ các điều kiện về tính thị trường, ổn định Cáchình thức cho vay có đảm bảo như đảm bảo bằng các chứng khoán( giấy tờ có giá),bằng hợp đồng thầu khoán, bằng vật tư hàng hóa, bằng bất động sản

- Cho vay có bảo đảm đối nhân (cho vay có đảm bảo không bằng tài sản): Là

cam kết của một hay nhiều người về việc trả nợ ngân hàng thay cho khách hàng vayvốn khi khách hàng vay vốn không trả được nợ vay đến hạn Người đứng ra bảolãnh phải hội tủ hai điều kiện về năng lực pháp lý và năng lực tài chính Thôngthường, người đứng ra bảo đảm là các ngân hàng, tổ chức, tài chính, các doanhnghiệp Các cá nhân muốn đứng ra bảo đảm thường phải có tài sản bảo đảm nợ vay

1.1.3.5 Theo phương thức hoàn trả

- Cho vay trả góp: Loại hình cho vay mà việc hoàn trả vốn và lãi theo định kỳ.

Loại cho vay này thường áp dụng cho các khoản vay có thười gian dài như cho vaybất động sản, cho vay tiêu dùng đối với những tài sản có giá trị cao Ngoài ra, hìnhthức này còn áp dụng cho một số loại cho vay có hình thái giá trị nhỏ như cho vayđối với những nhà kinh doanh nhỏ (cho vay chợ), cho vay tài trợ trang thiết bị nôngnghiệp

- Cho vay phi trả góp: cho vay thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận.

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: chẳng hạn như hình thức thấu chi, cho vay

qua thẻ tín dụng

1.1.3.6 Theo xuất xứ tín dụng

- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu vay,

đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay ngân hàng

- Cho vay gián tiếp: Khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế

ước, chứng minh nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như chiết khấuthương phiếu, mua các phiếu hàng tiêu dùng, máy móc nông nghiệp trả góp haymua nợ

Trang 4

1.1.3.7 Theo hình thức cho vay

- Thấu chi: là hình thức cho vay gắn liền sử dụng tài khoản tiền gửi vãng lai

của cá nhân hoặc danh nghiệp thông qua việc sử dụng số dư trong một hạn mức chophép, với một thời hạn, phí do ngân hàng quy định Quyền thấu chi có thể được chialàm hai loại:

+ Quyền thấu chi mặc định: Hình thức thấu chi phổ biến nhất Quyền nàyđược ngân hàng cấp cho khách hàng và ghi rõ điều kiện sử dụng tài khoản Kháchhàng có quyền rút quá số dư một mức cho phép mà không cần thông báo trước chongân hàng

+ Quyền thấu chi thỏa thuận: Khi khách hàng có quyền rút quá số dư, kháchhàng phải xin phép

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay để tạo thuận lợi cho thanh toán của

khách hàng

+ Tương tự như thấu chi nhưng áp dụng cho khoản vay lớn, quan trọng hơn.+ Cho vay rót vốn một lần, thời gian ngắn có thể đi kèm với một khoản vaykhác hoặc với một khoản thu khác

+ Cho vay đối với những hoạt động kinh doanh theo mùa vụ như khách sạn,nông nghiệp,…

- Chiết khấu giấy tờ có giá: như kỳ phiếu thương mại, các chứng chỉ tiền gửi,

- Cho vay tiêu dùng cá nhân: là hình thức cho vay ngắn và trung hạn với lãi

suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng Việc trả nợ thường được trả hàngtháng với số tiền cố định Cho vay tiêu dùng cá nhân thường là cho vay để muaphương tiện đi lại hoặc du lịch hoặc cho vay đối với sinh viên Đối với những kháchhàng tốt, ngân hàng còn cấp cho khách hàng một tập séc để rút tiền

- Tín dụng tuần hoàn: là hình thức tín dụng mà khách hàng được vay một

khoản tiền cố định, khi hoàn trả sẽ được vay lại

- Tín dụng thuê mua: cho vay dưới hình thức cho thuê tài sản mà khách hàng

cần sử dụng, sau một thời gian khách hàng có thể mua lại tài sản này

Trang 5

- Tín dụng nhà ở: Bao gồm cho vay thanh toán, cho vay tiết kiệm nhà ở, cho

vay tự do

- Mua các khoản nợ của doanh ngiệp: hình thức phổ biến nhất của factoring là

mua các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp

1.1.4 Các nguyên tắc cho vay

Khi khách hàng cần vay vốn từ NHTM, ngoài các giấy tờ, chứng từ cần thiếtthì khách hàng cần phải đảm bảo ba nguyên tắc cho vay Các nguyên tắc cho vay cóquan hệ mật thiết, gắn bó với nhau thành một tổng thể thống nhất, có ảnh hưởng rấtlớn đến quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các thành phần kinh tế, phòng ngừađược các yếu tố rủi ro đảm bảo an toàn tín dụng, đồng thời gây sức ép buộc các đơn

vị kinh tế tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế

1.1.4.1 Vốn vay phải có mục đích và sử sụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD

Trong nguyên tắc này, vốn vay khi được giải ngân phải được sử dụng đúngcho các mục đích đã được bên xin vay đưa ra khi đề xuất vay vốn với ngân hàng vàđược ngân hàng cho vay chấp nhận Ngân hàng có quyền từ chối hoặc hủy bỏ mọiyêu cầu vay vốn không sử dụng đúng mục đích đã cam kết trước đó Quán triệtnguyên tắc này, ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vayđúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay vềphương diện này

Tính mục đích của tiền vay gắn liền với hiệu quả kinh tế của khoản vay và ảnhhưởng trực tiếp đến rủi ro có thể xảy đến với khoản vay Hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng

từ đó ảnh hưởng đến tính sinh lời của ngân hàng

1.1.4.2 Vốn vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong HĐTD

Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung - cầu vềvốn, chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định Trong khoảngthời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thỏa thuận rằng ngân hàng sẽcam kết giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay Khi kết thúc

Trang 6

kỳ hạn vay, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) và mộtkhoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.

Những sai lệch so với dự kiến của việc hoàn trả nợ vay về mức độ trả nợ, thờihạn trả nợ đều phản ánh sự không bình thường trong hoạt động của bên vay ở cácmức độ khác nhau Điều nay có thể gây ra rủi ro tổn thất cho ngân hàng

1.1.4.3 Vốn vay phải có đảm bảo

Việc xác định một cách tương đối chính xác người sử dụng vốn vay có khảnăng trả nợ hay không là điều rất khó Do đó, để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả thìkhoản tín dụng đó phải đảm bảo Có hai hình thức đảm bảo sau:

+ Đảm bảo bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ

ba, tài sản hình thành từ vốn vay

+ Đảm bảo không bằng tài sản dưới hình thức tín chấp hoặc theo chỉ thị, nghịđịnh của Chính phủ

Tùy thuộc vào đối tượng vay vốn có quan hệ như thế nào với ngân hàng màngân hàng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc không có đảm bảo bằng tài sản

1.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạtđộng này đã ra đời từ lâu và trở thành một trong hai nhiệm vụ cơ bản Đây cũng lànghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng bởi vì chỉ có lãi cho vay mới bù đắplại các chi phí phát sinh như chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ Trong quá trình phát triển của ngân hàng, lợi nhuận từ các khoản cho vay chiếmphần lớn thu nhập Khi lượng tiền gửi tăng lên đáng kể thì các hình thức cho vaycũng phong phú

Khi định nghĩa về hoạt động cho vay, có nhiều quan điểm khác nhau và có thể

định nghĩa: “Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động cung ứng tiền cho tất

cả các khách hàng có nhu cầu về tiền để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng”.

Và hoạt động cho vay có những vai trò:

Trang 7

- Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Phần lớn nguồn vốn của nhiều thành phần trong kinh tế đi vay từ ngân hàng đểbắt tay vào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (Ví dụ: kinh tế ngoài quốcdoanh chiếm tới trên 70%) Do vậy bằng các chính sách cho vay, định hướng chungcủa nhà nước góp phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối.Bằng những công cụ tín dụng mà ngân hàng có thể cho vay ưu đãi nhữngnghành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhànước trong từng giai đoạn cụ thể

- Hoạt động cho vay góp phần điều hòa cung – cầu dịch vụ, hàng hóa

Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh

mà thiếu vốn thì doanh nghiệp phải vay vốn của ngân hàng Nhưng doanh nghiệpchỉ thu được lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ ngân hàng khi doanh nghiệptiêu thụ được hết số sản phẩm hàng hoá đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phậnnhững người tiêu dùng mua và có khả năng mua sản phẩm đó

Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thể có đủ

số tiền để mua hàng hoá mình muốn Họ chỉ đủ khả năng mua sau một thời gian dàitích luỹ Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kì tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanhnghiệp bị ngưng trệ Doanh nghiệp sẽ không thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quaysản xuất

Do đó, ngân hàng cho doanh nghiệp vay sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thì

sẽ có nhiều hàng hoá Ngân hàng cho người tiêu dùng vay sẽ thoả mãn nhu cầuhàng hoá Như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần điều hoà cung -cầu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho nền kinh tế

- Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn

Vốn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiện cáchình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, tạo thành chu kì tuầnhoàn và luân chuyển vốn được thể hiện dưới dạng tiền tệ Trong quá trình đó, đểduy trì hoạt động liên tục, đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại đồng

Trang 8

thời ở ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưu thông Từ đó xảy ra hiện tượng thừa,thiếu vốn tạm thời: tại một thời điểm nhất định có những đơn vị kinh tế có vốn tiền

tệ nhàn rỗi và có những đơn vị thiếu vốn Hiện tượng này xảy ra thường xuyên vàphổ biến trong bất kì nền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phảigiải quyết được vấn đề điều hoà vốn NHTM với vai trò là một trung gian tài chínhđứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điều hoà cung - cầu vốn cho các doanhnghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bịgián đoạn

- Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới

Với những doanh nghiệp trang bị trình độ kĩ thuật còn thấp kém, công nghệ lỗithời, thiếu đồng bộ làm giảm ưu thế của các doanh nghiệp, làm cho các doanhnghiệp đó kém phát triển Thông qua vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp dùngđồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những công nghệ hiện đại, đổi mới dây truyềnsản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầutrong và ngoài nước Như vậy hoạt động cho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mớivào các doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp sản xuất ngày càng có hiệuquả, mở rộng sản xuất kinh doanh

- Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng

Cho vay là một trong những hoạt động lớn của ngân hàng Ở các nước pháttriển, doanh thu từ hoạt động này thường chiếm 70%, hay đến 90% doanh thu củangân hàng, ở các nước đang phát triển Hiện nay 80% doanh thu của các NHTM là

từ hoạt động tín dụng, mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn

Nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh tế có thể vay của ngân hàng đểđầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đượckhông những đủ tiền trả cho ngân hàng mà còn có tiền gửi vào ngân hàng, nghĩa làlàm tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Mặt khác, khi sản xuất kinh doanhphát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển

Trang 9

1.2 Hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo quy định tại điều 3 - Nghị định 56/2009/NĐ-CP: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ

Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động

Tổng nguồn vốn Số lao động

1 Nông, lâm

nghiệp và thủy

sản

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người - 200người

Từ trên 20

tỷ đồng

-100 tỷ đồng

Từ trên 200người - 300người

2 Công nghiệp

và xây dựng

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người - 200người

Từ trên 20

tỷ đồng

-100 tỷ đồng

Từ trên 200người - 300người

3 Thương mại

và dịch vụ

10 người trởxuống

10 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người - 50người

Từ trên 10

tỷ đồng - 50

tỷ đồng

Từ trên 50người - 100người

1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, các DNNVV xuất hiện ngày càng nhiều trong nền kinh tế Việt Namdưới nhiều hình thức: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty

cổ phần,… và dần trở thành lực lượng đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự pháttriển của đất nước Vì vậy, cần hiểu rõ về DNNVV để có thể có những phương án,chính sách thích hợp nhằm phát triển DNNVV hơn nữa Đặc điểm của DNNVV:

- DNVVN năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường

Trang 10

Đây là một trong những ưu thế nổi bật của DNNVV mà các doanh nghiệp lớnkhó có thể có được Thể hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, số vốn ít, cơ sở vật chấtkhông nhiều,… nên các DNNVV có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của thịtrường nếu nắm bắt được xu thế tiêu dùng của khách hàng hiện nay Bên cạnh đó,với quy mô nhỏ nên DNNVV có khả năng phản ứng nhanh và thích nghi với sựthay đổi của môi trường kinh tế, có thể nhanh chóng chuyển đổi hoặc thu hẹp quy

mô sản xuất trong khi doanh nghiệp lớn không thể thực hiện chuyển đổi vì có thểgây ra tổn thất lớn

- DNVVN được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp

Để thành lập một doanh nghiệp lớn, điều tất yếu cần có là số vốn ban đầu lớn,tuy nhiên, đối với các DNNVV thì điều này là không cần thiết Với nguồn vốn banđầu thấp, mặt bằng sản xuất nhỏ, dễ quản lý nên các DNNVV linh hoạt hơn trongviệc huy động nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, người quen dẫn đến giảm được chiphí cố định và tận dụng tốt nguồn lực sẵn có

- DNVVN tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh

DNNVV thường là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có sự bảo

hộ của Nhà nước Mặt khác, hiện nay các DNNVV phát triển rộng rãi và có sự đadạng trong cung cấp hàng hóa Vì thế, để tồn tại và phát triển, các DNNVV phảibiết tận dụng, tìm tòi các cơ hội, cạnh tranh với nhau để dành được thị trường tiềmnăng hơn Từ đó tạo nên sự sôi động cho nền kinh tế

- DNVVN có khả năng tài chính hạn chế và thường gặp khó khăn trong việc mua máy móc, thiết bị nên thường gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công

Công nghệ, máy móc sản xuất đổi thay từng ngày nhưng vì số vốn ban đầuthấp nên lợi nhuận của DNNVV cũng có phần hạn chế Từ đó, việc mua các máymóc, thiết bị, dây chuyền công nghệ gặp khó khăn nên các doanh nghiệp còn phải

sử dụng công nghệ lạc hậu hoặc đi theo hướng sản xuất thủ công

- DNVVN thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng và thị trường tài chính

Trang 11

Từ trước đến nay, Nhà nước ta luôn chú trọng, quan tâm đến tình hình hoạtđộng kinh doanh, sản xuất của DNNVV, luôn đưa ra các giải pháp, phương ánnhằm đưa nguồn vốn đến doanh nghiệp Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiềukhó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn Nguyên nhân ở đây là do năng lực tàichính của các DNNVV còn hạn chế, quá trình sản xuất, kinh doanh dễ gặp rủi rogây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng Mặt khác, các TCTD vẫn chưatin cậy vào các DNNVV nên thường cho doanh nghiệp vay vốn khi có tài sản thếchấp, trong khi phần lớn DNNVV thiếu tài sản cố định giá trị lớn Đây chính lànhững rào cản lớn đối với việc tiếp cận vốn của DNNVV.

- DNNVV tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong một quốc gia

Ở các thành phố, điều kiện phát triển kinh tế có phần thuận lợi hơn, vì thế, cácdoanh nghiệp, tập đoàn lớn thường tập trung tại đây Trong khi đó, vùng nông thôn,miền núi, hải đảo chỉ phát triển nông – lâm – ngư nghiệp Điều này khiến cho sựcân bằng kinh tế giữa các vùng miền có phần không đồng đều Và loại hìnhDNNVV xuất hiện đã giải quyết vấn đề này Ở bất cứ khu vực nào, chỉ cần cónguồn tài nguyên và nguồn lực phù hợp thì đều có các DNNVV Vì vậy, có thể nóirằng DNNVV tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong một quốc gia

1.2.3 Vai trò của DNNVV đối với phát triển kinh tế

- DNNVV có thể len lỏi sâu rộng vào ngõ ngách của nền kinh tế, là giải pháp tạo ra nhiều việc làm cho nhiều đối tượng lao động

+ Do đặc tính phân bố rải rác, phân tán nên các DNNVV thường có thể đảmbảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt làcác vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế mới,… với các đối tượng lao động có trình độtay nghề thấp Nhờ đó, nạn thất nghiệp giảm xuống, đồng thời cũng giảm lượngngười di chuyển lên thành phố tìm việc làm

+ Do tính linh hoạt, dễ thích nghi với các thay đổi trên thị trường củaDNNVV Khi có biến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ khó xoay trở nhanh, vìthế sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tiếp tục tồn tại

và phát triển Trong khi đó, các DNNVV vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử

Trang 12

dụng biện pháp cắt giảm lao động nhờ khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh củamình.

- Các DNVVN cung cấp lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường

Các loại hàng hóa của DNNVV thường thiên về sự đa dạng về chất lượng vàchủng loại, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Như thế các doanh nghiệpnày mới có thể cạnh tranh với các công ty và tập đoàn lớn mạnh hơn Bên cạnh đó,các DNNVV cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các doanh nghiệp lớn bỏ qua vìdoanh thu từ đó quá nhỏ

- Nâng cao khả năng quản lý điều hành, từng bước phát triển, hình thành các doanh nghiệp lớn

Trong nền kinh tế hiện nay, nhiều người trẻ tuổi muốn mở công ty riêng để cóthể tự do sáng tạo, năng động hơn là làm việc trong công ty lớn Và các DNNVV rấtthích hợp đối với họ trong việc thử sức mình Bên cạnh đó, các công ty tư nhân lớnđều có tiền thân từ những công ty nhỏ

Các DNNVV là nơi thích hợp để tạo ra nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiềukinh nghiệm làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn Tại những doanh nghiệp này,nhân viên sẽ được học các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn Khi cóđầy đủ kinh nghiệm, năng lực, nhân viên công ty nhỏ sẽ được công ty lớn tiếp nhận

- Các DNVVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng

Thường là khi các DNNVV được thành lập tại địa phương nào thì đều có côngnhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó Như vậy, lao động ở địaphương sẽ có công ăn việc làm, có nguồn thu nhập Kết quả là quỹ tiền tiết kiệm –đầu tư của địa phương đó được bổ sung

Mặt khác, các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực địa lý hoặc các thịtrường có quy mô nhỏ, kém phát triển, xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên,… vìcho rằng nguồn lợi thu từ đó thấp, không thể bù đắp được phần chi phí đã bỏ ra

Trang 13

Nhưng đối với các DNNVV thì lại khác, vì chi phí bỏ ra thấp hơn nên nguồn lợi thulại là có thể chấp nhận được Mặt khác, một nền kinh tế chỉ có các công ty với quy

mô lớn sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, không tận dụng hếtnguồn lao động và tài nguyên, gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế

- Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn

Các công ty, tập đoàn lớn không có được tính linh hoạt, năng động như cáccông ty nhỏ hơn vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn nênthiếu khả năng phản ứng, thiếu linh hoạt khi môi trường trong nền kinh tế thay đổi.Khi đó, nếu một tỷ lệ lớn nguồn lao động và tài nguyên nằm trong tay các công ty

có quy mô lớn thì công ty sẽ trở nên chây ì, chậm chạp, không phản ứng kịp với cácthay đổi trên thị trường Vì vậy, nền kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp lớn màcũng cần có một tỷ lệ thích hợp các DNNVV để tính hiệu quả của nền kinh tế đượcnâng cao

- Giữ gìn, phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, các ngành nghềtruyền thống đang đứng trước nguy cơ bị quên lãng vì những công nghệ sản xuấtdây chuyền hàng loạt

Ví dụ như: Ngày trước, mọi gia đình đều sử dụng đồ dùng được làm thủ côngnhư chén bát, giày dép, Nhưng ngày nay, khi khoa học – kỹ thuật phát triển, nhiềusản phẩm ra đời với giá thành thấp, mẫu mã đẹp hơn thì đồ thủ công gần như khôngcòn được nhiều người sử dụng vì giá thành cao hơn và không được phù hợp với xuthế hiện thời nữa Muốn tồn tại được thì các thợ thủ công phải tập hợp lại và thànhlập doanh nghiệp, sau đó quảng bá rộng rãi đến các khách hàng tiềm năng của sảnphẩm thủ công Và loại hình thích hợp để sản xuất thủ công là DNNVV

Việc sản xuất thủ công, tổ chức, thành lập các làng nghề truyền thống để đápứng cho một bộ phận nhỏ người tiêu dùng khá khó khăn Vì thế, với sự phát triểnmạnh mẽ của công nghệ tiên tiến, những DNNVV nên sử dụng các phương tiệntruyền thông để quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoàinước Bên cạnh đó cũng nên tiếp cận và làm quen với công nghệ nhằm giúp ích cho

Trang 14

công việc như tạo hình,… để sản phẩm thủ công không còn bị lỗi thời so với cácsản phẩm dây chuyền.

1.3 Hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1 Vai trò cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Bảo đảm cho hoạt động của các DNNVV được liên tục

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuậtthay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứngvững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tế, không một doanh nghiệp nào cóthể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Vốn vay từ ngân hàng

đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy mócthiết bị cải tiến phương thức kinh doanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện choquá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV

Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợpđồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng cácđiều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không Do

đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương

án sản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìmcách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suấtlợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi.Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giảingân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả

- Góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong nền kinh tế thị trường, hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sảnxuất kinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưuhoá hiệu quả sử dụng vốn Đối với các DNNVV, do hạn chế về vốn nên việc sửdụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp, nếu sử dụng thì giá vốn sẽ

Trang 15

cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải

có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý, nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằmtối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất

- Tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại vàđứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh Đặc biệtđối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trongcạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khókhăn Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liênkết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sứccạnh tranh Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khivốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiệnđược Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa Như vậy để có thể đáp ứngkịp thời, các DNNVV chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng để giúp doanh nghiệpthực hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh

- Góp phần phát huy các ngành nghề truyền thống, là công cụ tài trợ cho các ngành nghề kinh tế kém phát triển

Các làng nghề truyền thống, ngành kém phát triển thường không thu hút sựđầu tư, sản xuất từ các doanh nghiệp lớn nên chủ yếu phát triển theo hướngDNNVV Khi các NHTM cho doanh nghiệp vay vốn, có nghĩa ngân hàng đã gópphần khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tố tác động đến mở rộng cho vay DNNVV

1.3.2.1 Từ phía ngân hàng

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược phát triển sẽ tạo ra một định hướng chung về khách hàng mục tiêu,

từ đó xây dựng nên các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với đối tượng khách hàng đó

- Chính sách tín dụng

Trang 16

Chính sách tín dụng của một NHTM được xem như là kim chỉ nam trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng đó Chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ, khoa học

và thống nhất sẽ xác định cho các cán bộ tín dụng phương hướng đúng đắn khi thựchiện nhiệm vụ của mình, từ đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động cho vay

- Quy mô nguồn vốn của NHTM

Quy mô nguồn vốn, đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu là nhân tố quan trọngquyết định đến khả năng cho vay của một ngân hàng Các ngân hàng lớn thườngcung cấp các khoản cho vay có giá trị lớn cho các doanh nghiệp, còn các ngân hàngnhỏ thường tập trung cho vay các khoản có quy mô nhỏ - nghiệp vụ tín dụng bán lẻ

- Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay

Đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của NHTM.Một ngân hàng sẽ ít có khả năng lớn mạnh, khả năng mở rộng hoạt động cho vaynếu những sản phẩm cho vay mà nó cung cấp cho khách hàng là đơn điệu, chấtlượng không cao

- Thông tin tín dụng

Là tất cả các thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, đảm bảo tiền vay, tìnhhình tín dụng và thông tin pháp lý của khách hàng Hệ thống này được đưa ra nhằmhình thành cơ sở dữ liệu về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phântích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng Mục đích quan trọng nhất là tìmkiếm, phát hiện ra sớm các khoản tín dụng có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi

ro của khoản nợ đồng thời dự báo trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyểnsang nợ xấu

- Trình độ cán bộ công nhân viên

Trình độ của cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Khi các cán bộ tín dụng có trình độchuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng thì sẽ có thể phân tích,nắm bắt được tình hình của khách hàng Từ đó đưa ra được quyết định tín dụngchính xác

1.3.2.2 Từ phía DNNVV

Trang 17

- Năng lực tài chính của DNNVV

Năng lực tài chính là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đếnhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì tìnhhình tài chính sẽ vững mạnh, từ đó mới có thể đáp ứng được những yêu cầu và tiếpcận được nguồn vốn của ngân hàng

- Phương án sản xuất kinh doanh

Đây là một vấn đề liên quan đến tính hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp khisản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó Khi tiến hành phương án sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp sẽ tính toán doanh thu thu được, các chi phí liên quan và lỗ lãi

Từ đó sẽ đưa ra các quyết định là có tiến hành thực hiện dự án hay không

- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ

Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý tốt thì sẽ có chiến lược kinh doanh tốt,khả năng kinh doanh cao và có thể quản lý vốn tốt Nó được thể hiện ở cách thức tổchức hoạt động chung, tổ chức hoạt động sổ sách kế toán, quản lý tài chính hiệu quả

và phù hợp với quy định của pháp luật, môi trường kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận vốn ngânhàng và thiện chí trả nợ của chủ doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh được thể hiện ởviệc doanh nghiệp trung thực, sử dụng vốn đúng mục đích, quản lý tốt, báo cáo thật,đảm bảo hoạt động kinh doanh được lành mạnh, đảm bảo trả được nợ cho ngânhàng

1.3.2.3 Từ môi trường bên ngoài

- Chính sách phát triển kinh tế của đất nước

Chính sách phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụngcủa ngân hàng đối với DNNVV Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của Nhà nước sẽgây nên những biến động lớn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng

- Môi trường pháp lý

Trang 18

Môi trường pháp lý là một hệ thống văn bản liên quan đến toàn bộ các hoạtđộng của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Khi một hệ thống phápluật đồng bộ thì sẽ tạo sự an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung vàhoạt động của các ngân hàng nói riêng Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiếtcủa Nhà nước, pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng, nó như một hành lang pháp lýtạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp phápcho các chủ thể kinh tế và có tính chất bắt buộc đối với tất cả các chủ thể kinh tế đó.Khi hệ thống pháp luật xảy ra rắc rối, không đồng bộ thì sẽ gây ra những khó khăncho ngân hàng trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng và sẽ ảnh hưởng đến khảnăng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế.

- Môi trường chính trị - xã hội

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định đối với các nhàđầu tư Khi nền chính trị ổn định thì nó sẽ tạo ra được sự tin tưởng lớn đối với cácnhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn Khi đầu tư tăng lên, các doanh nghiệp sẽ có

cơ hội để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh từ đó hoạt động tín dụng của ngânhàng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay

1.3.3.1 Mức tăng trưởng doanh số cho vay

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánhgiá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch tín dụng của ngân hàng

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và cóhiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếmkhách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả

1.3.3.2 Mức tăng trưởng dư nợ

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm đểđánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kếhoạch tín dụng của ngân hàng

Trang 19

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và cóhiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếmkhách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

1.3.3.3 Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – 5)

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tạingân hàng, tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạnchuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chấtlượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng củangân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoảnvay

- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém,

Trang 20

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Tên pháp lý: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

Việt Nam

- Tên đầy đủ tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for

Industry and Trade

- Tên thương hiệu: VietinBank

- Câu định vị thương hiệu: Nâng giá trị cuộc sống

trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990

Ngày 27 tháng 9 năm 1993, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số67/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thuộcNHNN Việt Nam Ngày 21 tháng 9 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướngChính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 về việcthành lập lại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công tyNhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 07 tháng 3 năm 1994của Thủ tướng Chính phủ

Trang 21

- Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt

Nam

- Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000

- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấubước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thếgiới

- Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA

- Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng lớn trên thế giới, định chế tàichính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàngChâu Á, Hiệp hội tài chính Viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chứcphát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và thươngmại điện tử tại Việt Nam

- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triểncác sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chinhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm

- Có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công

ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tàisản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công tyTNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sựnghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa

năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trịcuộc sống

Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu

trong nước và Quốc tế

Trang 22

Giá trị cốt lõi:

- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng

- Năng động, sang tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại

- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến, làm việc hết mình; đượcquyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp;được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi

Triết lý kinh doanh

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế

- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội

- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank

2.1.2 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Đà Nẵng

VietinBank Đà Nẵng là một chi nhánh chính của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam có trụ sở tại 172 Nguyễn Văn Linh - Quận Thanh Khê – Tp.ĐàNẵng VietinBank Đà Nẵng được đánh giá là có quy mô thuộc loại lớn của Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển như sau:Tháng 11 năm 1988 hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT vềviệc chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, chinhánh VietinBank Quảng Nam - Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo Pháp lệnh hoạtđộng ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính

Khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hìnhkinh doanh, VietinBank Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành chi nhánh VietinBank

Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định14/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam

Chi nhánh VietinBank Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay đã bám sát mục tiêuphát triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu của thành phố.VietinBank Đà Nẵng đã đạt được những bước đột phá về nguồn vốn huy động và

Trang 23

cho vay nền kinh tế Từ tổng dư nợ đạt 477 tỷ đồng vào năm 1998, đến nay chinhánh này đã đưa tổng dư nợ lên gần 2.000 tỷ đồng, chiếm 21.3% thị phần tín dụngtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng VietinBank Đà Nẵng đã có sự phát triển lớn mạnh

về mọi mặt: số lượng khách hàng ngày càng nhiều, có nhiều hình thức huy độnglàm cho nguồn vốn huy động ngày càng tăng, doanh số cho vay ngày càng lớn, chấtlượng cho vay ngày càng cao Hàng năm, Ngân hàng dành hàng trăm tỷ đồng vốncho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh

đó, vốn của Ngân hàng cũng đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mức dự án,những công trình trọng điểm của Tp.Đà Nẵng và khu vực góp phần tạo nên diệnmạo khang trang của thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của VietinBank Đà Nẵng

Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa,chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, Thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thìVietinBank Đà Nẵng là một trong những Ngân hàng chuyên doanh có ảnh hưởngrất lớn đến sự phát triển của Thành phố

VietinBank Đà Nẵng hoạt động kinh doanh theo luật của các TCTD Cũngnhư các Ngân hàng khác nó có chức năng kinh doanh và quản lý trực tiếp đồng ViệtNam và ngoại tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế Vìvậy, VietinBank Đà Nẵng thực hiện những chức năng sau:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách nhà nước, các quy định trong luậtNHNN và luật các TCTD

- Nhận vốn ủy thác từ các chương trình tài trợ Quốc gia, nhận tiền gửi thanhtoán, tiền gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam vàđồng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trong vàngoài nước

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi:

+ Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với nhiều hình thức tiết kiệmphong phú, đa dạng như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang,…

Trang 24

- Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín phiếu.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế về mậudịch và phi mậu dịch

- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, Séc du lịch, chi trả kiều hối

- Chuyển tiền thanh toán đến các NHTM trong toàn quốc thông qua hệ thốngviễn thông nhanh, an toàn và chính xác

- Bảo lãnh, tái bảo lãnh:

+ Bảo lãnh: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnh vay vốn, bảo lãnh giao nhận hàng, bảo lãnh tiền đặt cọc

+ Tái bảo lãnh: phát hành bảo lãnh trên cơ sở cam kết bảo lãnh đối ứng củamột ngân hàng khác

- Dịch vụ thẻ ATM và Ngân hàng điện tử:

+ Phát hành, thanh toán ATM

+ Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card

- Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Internet Banking, Phone banking, Mobile

- Dịch vụ khác: đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, thẩmđịnh dự án, thu chi hộ ngân quỹ, giử hộ tài sản quý

2.1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại VietinBank Đà Nẵng

Trang 25

a Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh VietinBank Đà Nẵng không ngừng hoànthiện công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu hoạt động vàphát triển ngày càng cao của xã hội Hiện nay, chi nhánh có các phòng ban được bốtrí theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý sau:

Ban Giám đốc của Ngân hàng bao gồm:

Trang 26

P Quản lý rủi ro và nợ xấu

P Giao dịchLoại 1

P.Thông tin điện toán

P Tổng hợp

P Tổ chức hành chính

P Giao dịch Loại 2

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIETINBANK ĐÀ NẴNG

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

b Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám đốc và các phòng ban

Nhiệm vụ của Ban Giám đốc:

- Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán bộ, kiểm tranội bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Tổ chức hành chính

- Phó giám đốc chi nhánh: Thay mặt giám đốc chỉ đạo điều hành mặt kinh

doanh, các hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, điều hành cácphòng giao dịch, quản lý tiền gởi dân cư, kế toán hành chính, chịu trách nhiệm điềuhành hoạt động của chi nhánh khi giám đốc uỷ quyền

Trang 27

Nhiệm vụ của các phòng ban:

- Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt, thực hiện

các nghiệp vụ về kho quỹ của chi nhánh, thu - chi tiền của khách hàng

- Phòng kế toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, xử lý các

nghiệp vụ liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh…

- Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay

đối với khách hàng là cá nhân

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho

vay đối với khách hàng và doanh nghiệp

- Phòng giao dịch: thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, mở và quản lý

các tài khoản cho khách hàng

- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: thực hiện chức năng quản lý các rủi ro

tín dụng cho chi nhánh, kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn

- Phòng tổng hợp: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh,

xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụngân hàng

- Phòng thông tin điện toán: cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của chi nhánh,

khai thác các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng

- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh

doanh của chi nhánh như sắm dụng cụ, trang thiết bị; sắp xếp tổ chức hội nghị, hộihọp, tiếp khách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của chi nhánh

2.1.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Đà Nẵng

a Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất và quyết định sựthành công của một Ngân hàng Đối với Ngân hàng, huy động vốn mang lại nguồnvốn để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Bên cạnh đó, các NHTM có thể đolường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng Còn

Trang 28

đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn giúp khách hàng tiết kiệm và đầu tưlàm cho tiền của họ sinh lời, cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ vàtích lũy vốn nhàn rỗi tạm thời Đồng thời khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch

vụ khác của NHTM

Huy động vốn là một trong những mặt mạnh của VietinBank khi so sánh vớinhiều NHTM khác Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước,VietinBank đã phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có và đưa Ngân hàng phát triểnmạnh mẽ Cùng với nhu cầu của khách hàng hiện nay, các sản phẩm tiền gửi cũngngày càng đa dạng hơn: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, kỳ phiếu, chứngchỉ tiền gửi,… khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của VietinBank luôn có

sự tăng trưởng cao đưa VietinBank trở thành NHTM có nghiệp vụ huy động vốnhiệu quả nhất Cụ thể là:

Năm 2011

Năm 2012

So sánh 2011/2010

So sánh 2012/2011

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rõ khả năng huy động vốn từ tiền gửi củaVietinBank Đà Nẵng liên tục tăng Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1,33 lần, đạt2.128.858 triệu đồng, trong khi năm 2010 là 1.597.438 triệu đồng Năm 2012 đạt2.206.906 triệu đồng, tăng 78.048 triệu đồng so với năm 2011 Điều này cho thấyquy mô huy động vốn của VietinBank Đà Nẵng ngày càng tăng, chứng tỏ rằng Chi

Trang 29

nhánh đang giành được nhiều niềm tin từ phía khách hàng, uy tín của Ngân hàngđược nâng cao Để đạt được những kết quả đó, Chi nhánh đã thực hiện tốt công tácnghiên cứu thị trường, tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trên cùng địabàn, theo dõi diễn biến của lãi suất huy động trong nền kinh tế,… Từ đó đưa ranhững giải pháp, phương hướng để VietinBank Đà Nẵng ngày một phát triển hơn.

Tiền gửi cá nhân năm 2010 là 897.158 triệu đồng, chiếm 56,2% tổng số vốnhuy động được Qua năm 2011, số tiền tăng 113.999 triệu đồng so với năm 2010,đạt 1.011.157 triệu đồng và chiếm 47,5% tổng số vốn Năm 2012 tăng so với năm

2011 là 1,17 lần, đạt 1.186.034 triệu đồng, chiếm 53,7% Từ đó cho thấy nguồn vốnđược huy động trong giai đoạn 2010 – 2012 có tăng nhưng với mức độ không đồngđều Tỷ lệ tiền gửi cá nhân so với nguồn vốn huy động năm 2011 là thấp nhất trong

3 năm mà nguyên nhân là nền kinh tế năm 2011 bị khủng hoảng trầm trọng dẫn đếntình trạng lạm phát tăng Vì thế, nguốn vốn huy động từ các cá nhân trên thị trường

có phần giảm xuống

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

Tiền gửi của tổ chức kinh tế tại VietinBank Đà Nẵng năm 2011 tăng 416.693triệu đồng so với năm 2010, đạt 1.102.407 triệu đồng và chiếm 51,8% tổng số vốnhuy động, trong khi đó, số tiền gửi năm 2010 chỉ được 685.714 triệu đồng Qua năm

2012, VietinBank Đà Nẵng huy động được 1.003.743 triệu đồng từ các tổ chức kinh

tế Như vậy, số tiền gửi vào Chi nhánh năm 2012 đã giảm 98.664 triệu đồng so vớinăm 2011 Nguyên nhân là do đợt khủng hoảng năm 2011 có ảnh hưởng đến nềnkinh tế năm 2012 khiến tình trạng lạm phát vẫn chưa được khắc phục Vì thế các tổchức kinh tế cần phục hồi lại vị thế và uy tín trên thị trường bằng cách tập trung vào

cả chất lượng và cả giá thành sản phẩm nhằm thích nghi với nhu cầu của người tiêudùng Mặt khác, lạm phát làm cho giá cả leo thang khiến người tiêu dùng cẩn thậnhơn trong việc chi tiêu Cũng từ đó mà lợi nhuận của các doanh nghiệp năm 2012

có phần thấp hơn so với những năm trước và nguồn vốn huy động từ các tổ chứckinh tế giảm xuống

Trang 30

Tiền gửi vốn chuyên dùng luôn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nguồn vốnhuy động Năm 2011, Chi nhánh huy động được 15.294 triệu đồng, chiếm 0,72%tổng huy động và tăng 728 triệu đồng so với năm 2010 Đến năm 2012, tỷ trọng tiềngửi vốn chuyên dùng tăng 1.835 triệu đồng so với năm 2011, đạt 17.129 triệu đồng.Trong đó:

- Hoạt động phát hành GTCG tăng đều qua các năm Năm 2011, Chi nhánhthu được 5.473 triệu đồng từ việc phát hành GTCG, tăng 1.103 triệu đồng so vớinăm 2010 Năm 2012, nguồn vốn thu được là 6.840 triệu đồng

- Nguồn vốn mà Ngân hàng phải đi vay từ các TCTD tăng giảm thất thường

Cụ thể là năm 2010, Ngân hàng vay 10.196 triệu đồng Năm 2011 giảm xuống còn9.821 triệu đồng nhưng đến năm 2012 lại tăng lên đến 10.289 triệu đồng

b Tình hình hoạt động cho vay

NHTM là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ và hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận bằng cách đi vay (huy độngvốn) và cho vay lại (tín dụng)

Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011/2010

So sánh 2012/2011

Số tiền % Số tiền %

1 Doanh số cho vay 4.428.187 4.825.790 5.549.658 397.603 8,98 723.868 15,0

Ngắn hạn 2.630.450 3.862.072 4.444.832 1.231.622 46,82 582.760 15,09Trung – Dài hạn 1.797.737 963.718 1.104.826 -834.019 -46,39 141.108 14,64

2 Doanh số thu nợ 3.947.932 4.591.508 5.226.951 643.576 16,30 635.443 13,84

Ngắn hạn 2.209.761 3.666.333 4.155.419 1.456.572 65,92 489.086 13,34Trung – Dài hạn 1.738.171 925.175 1.071.532 -812.996 -46,77 146.357 15,82

Trang 31

3 Dư nợ bình quân 1.887.164 2.060.191 2.134.597 173.027 9,17 74.406 3,61

5 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay trong 3 năm đều tăng chứng tỏhoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng tốt, uy tín của Ngân hàng đang dầnđược khẳng định trong nền kinh tế thị trường Năm 2011, doanh số cho vay là4.825.790 triệu đồng, tăng 397.603 triệu đồng so với năm 2010 Và qua năm 2012,

số tiền tăng 723.868 triệu đồng, đạt 5.549.658 triệu đồng Trong 3 năm, doanh sốcho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là năm 2011 và 2012 chiếm trên80% tổng doanh số, trong khi năm 2010 chỉ chiếm 59,4% Về hoạt động tín dụngtrung và dài hạn, doanh số có phần giảm sút qua 3 năm Năm 2010, tỷ lệ cho vaychiếm đến 40,6% nhưng đến năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống còn gần20% Nhưng nhìn chung, hoạt động tín dụng của VietinBank Đà Nẵng đang trên đàtăng trưởng đồng đều với sự phát triển của nền kinh tế

Biểu đồ 2: Doanh số cho vay giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

Doanh số thu nợ của Chi nhánh năm 2011 đạt 4.591.508 triệu đồng, tăng 1,16lần so với năm 2010 Năm 2012, con số này tăng 635.443 triệu đồng, đạt 5.226.951triệu đồng Điều này chứng tỏ rằng các hoạt động tín dụng của Chi nhánh đạt hiệu

Trang 32

quả tốt trong những năm qua, tỷ trọng rủi ro xảy ra trong khi cho các tổ chức kinh tếvay thấp nên các khoản nợ được thu về ngày càng tăng Cụ thể, doanh số thu nợ cáckhoản ngắn hạn ngày càng tăng lên, từ 2.209.761 triệu đồng trong năm 2010 lên4.155.419 triệu đồng năm 2012, tăng gần như gấp đôi trong vòng 3 năm Về cáckhoản trung – dài hạn năm 2012 giảm mạnh, tỷ trọng chỉ bằng một nửa so với năm

2010, đạt 1.071.532 triệu đồng

Biểu đồ 3: Doanh số thu nợ giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

Chỉ tiêu dư nợ bình quân của VietinBank Đà Nẵng tăng đều qua 3 năm Năm

2010, dư nợ là 1.887.164 triệu đồng Năm 2011 tăng 9,17% so với năm 2010, đạt2.060.191 triệu đồng Và qua năm 2012, con số tiếp tục tăng lên đến 2.134.597 triệuđồng

Vấn đề nợ xấu trong ngân hàng luôn là vấn đề cần được giải quyết triệt đểnhưng không năm nào không tồn tại nợ xấu Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu chiếm đến0,07% tổng sư nợ Đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,06% tỷ lệ nợxấu/dư nợ Qua năm 2012, tỷ lệ tăng lên đến 0,11% và tăng gấp 1,95 lần so với năm

2011 Nguyên nhân nợ xấu là do hầu hết các TCTD hiện nay theo đuổi chiến lượctăng trưởng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn tồn tại nhiều hạn chế.Ngoài ra, có nhiều TCTD tập trung đầu tư vốn vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ronhư bất động sản, chứng khoán,…

Để có được những kết quả như hiện nay, VietinBank Đà Nẵng đã và đang đưa

ra các phương án, chính sách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhưng vẫn duy trìđược lượng khách hàng truyền thống, tạo điều kiện kịp thời hỗ trợ nguồn vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Đội ngũ cán bộ, nhân viêngiao dịch và chất lượng sản phẩm của VietinBank Đà Nẵng đã tạo được niềm tin và

uy tín đối với khách hàng, trở thành một đối tác quan trọng đồng hành với cácdoanh nghiệp để cùng phát triển

Trang 33

Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ bình quân của các năm đều dương Năm 2010 là 0,07%.Đến năm 2011, con số này giảm xuống còn 0,06% nhưng lại tăng lên đến 0,11%vào năm 2012 Điều này có thể cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việcquản lý chất lượng các khoản cho vay.

c Hoạt động kinh doanh

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng

2010

Năm 2011

Năm 2012

So sánh 2011/2010

So sánh 2012/2011

Số tiền % Số tiền %

1

486.53 6

618.71 2

536.704

572.38 0

488.320

Lợi nhuận trước thuế 54.993 58.793 46.332 3.800 6,91 -12.461 -21,19

(Nguồn: Phòng tổng hợp của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng)

Từ bảng trên có thể thấy tổng thu nhập của Ngân hàng tăng đều qua mỗi năm.Năm 2011 là 486.536 triệu đồng, tăng 167.825 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010(đạt 318.711 triệu đồng) Năm 2012, Ngân hàng thu được 618.712 triệu đồng, tăng132.176 triệu đồng so với năm 2011 Cụ thể là:

- Thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 3 năm vừa qua.Năm 2010 là 272.593 triệu đồng, tương đương với 85,93% tổng thu nhập Năm

Trang 34

2011 tăng 144.757 triệu đồng so với năm 2010, đạt 417.350 triệu đồng Năm 2012,

tỷ trọng là 86,75%, đạt 536.704 triệu đồng

- Năm 2011, thu nhập từ dịch vụ ngân hàng là 29.712 triệu đồng, tăng gấp 1,7lần so với năm 2010 (đạt 17.337 triệu đồng) Đến năm 2012, con số này tiếp tụctăng lên đến 35.308 triệu đồng

- Khoản thu ngoài tín dụng cũng tăng khá đều Năm 2011, con số này là17,858 triệu đồng, tăng 5.904 triệu đồng so với năm 2010 Năm 2012 đạt 22.452triệu đồng, tăng 4.594 triệu đồng

- Thu nhập từ hoạt động khác trong năm 2011 là 21.616 triệu đồng, tăng 4.789triệu đồng Năm 2012, thu nhập tiếp tục tăng lên, đạt 24.248 triệu đồng

Nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển làm cho nhucầu luân chuyển vốn giữa Ngân hàng với khách hàng diễn ra sôi nổi Bên cạnh đó,

sự đa dạng về dịch vụ và sản phẩm của Ngân hàng cũng là một trong những nguyênnhân thu hút khách hàng đến với Ngân hàng

Biểu đồ 4: Tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

Tổng chi phí của VietinBank Đà Nẵng tăng lên qua mỗi năm Năm 2011, chiphí là 427.743 triệu đồng, tăng 164.025 triệu đồng so với năm 2010 Năm 2012, đạt572.380 triệu đồng, tăng gấp 1.34 lần so với năm 2011 Trong đó:

- Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất Năm 2011, chi phí là 362.582triệu đồng, tăng 138.429 triệu đồng Và qua năm 2012, tăng 125.738 triệu đồng, đạt488.320 triệu đồng

- Chi phí kinh doanh khác cũng tăng theo từng năm Năm 2010, con số này chỉđạt 4.750 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã là 14.763 triệu đồng, tăng 3,11 lần

Trang 35

- Chi phí chung tại Chi nhánh năm 2010 là 23.756 triệu đồng Năm 2011, chiphí tăng gần như là gấp đôi (1,7 lần) so với năm 2010, đạt 40.636 triệu đồng Năm

2012 là 48.852 triệu đồng, tăng 8.216 triệu đồng so với năm 2011

- Chi phí khác của năm 2010 là 11.059 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đạt20.455 triệu đồng, tăng gấp 1,85 lần

Biểu đồ 5: Tổng chi phí của Ngân hàng năm 2010 - 2012

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng)

Qua 3 năm, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng giảm không đồng đều.Năm 2011 là 58.793 triệu đồng, tăng 3.800 triệu đồng so với năm 2010 (đạt 54.993triệu đồng) Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận bị giảm xuống còn 46.332 triệu đồng(giảm 12.461 triệu đồng so với năm 2011) Nguyên nhân là do tổng thu nhập từnăm 2011 đến năm 2012 chỉ tăng lên 132.176 triệu đồng trong khi tổng chi phí bỏ

Như tất cả các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam, hiện nay Chi nhánh VietinBank Đà Nẵng đang cung cấp nhiều sản phẩmdịch vụ cho vay doanh nghiệp:

Ngày đăng: 28/02/2014, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình huy động vốn - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng 1 Tình hình huy động vốn (Trang 28)
b. Tình hình hoạt động cho vay - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
b. Tình hình hoạt động cho vay (Trang 30)
Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng 2 Tình hình hoạt động cho vay (Trang 30)
Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay trong 3 năm đều tăng chứng tỏ hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng tốt, uy tín của Ngân hàng đang dần được khẳng định trong nền kinh tế thị trường - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng s ố liệu trên cho thấy doanh số cho vay trong 3 năm đều tăng chứng tỏ hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng tốt, uy tín của Ngân hàng đang dần được khẳng định trong nền kinh tế thị trường (Trang 31)
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 33)
2.2.3.1. Tình hình hoạt động cho vay đối với DNVVN theo thời gian - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
2.2.3.1. Tình hình hoạt động cho vay đối với DNVVN theo thời gian (Trang 44)
Bảng 4: Tình hình hoạt động cho vay DNNVV theo thời gian - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng 4 Tình hình hoạt động cho vay DNNVV theo thời gian (Trang 45)
Về doanh số cho vay, bảng số liệu trên cho thấy số vốn cho vay ngắn hạn ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động cho vay DNNVV - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
doanh số cho vay, bảng số liệu trên cho thấy số vốn cho vay ngắn hạn ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động cho vay DNNVV (Trang 46)
Bảng 5: Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo thời gian - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng 5 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo thời gian (Trang 46)
Bảng 6: Tình hình cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng 6 Tình hình cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế (Trang 48)
Bảng 7: Tình hình cho vay DNNVV theo hình thức bảo đảm - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
Bảng 7 Tình hình cho vay DNNVV theo hình thức bảo đảm (Trang 52)
Theo như bảng số liệu bên dưới thì có thể thấy rằng hình thức cho vay có TSBĐ đối với các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với hình thức khơng có TSBĐ - tìm hiểu hoạt động cho vay ngân hàng vietinbank đà nẵng
heo như bảng số liệu bên dưới thì có thể thấy rằng hình thức cho vay có TSBĐ đối với các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với hình thức khơng có TSBĐ (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w