1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đề cương ôn tập môn dược lý học lâm sàng

15 2,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 448,14 KB

Nội dung

Chẩn đoán Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng trực tiếp hoặc bằng cách đuổi cho lợn chạy sau đó quan sát biểu hiện thở của lợn nếu nhanh thở lại bình thường thì ko sao còn chậm và khó th

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN

MÔN: Dược lý học lâm sàng Học kỳ I năm học 2013-2014

1 Nguyên tắc chọn thuốc trong phòng và điều trị hội chứng viêm

đường hô hấp phức hợp ở lợn?

Nội dung Bệnh viêm đường hô hấp phức hợp ở lợn

Giới thiệu bệnh  Bệnh hô hấp phức hợp trên lợn xảy ra do sự kết hợp của nhiều mầm bệnh hô

hấp trong cùng 1 thời điểm

Nguyên nhân Tiên phát: Do Mycoplasma hyopneumoniae, virus cúm, PRRS

Thứ phát: Do vi khuẩn Bordetella bronchiseptica, Pasteurella multocida,

Haemophilus pneumoniae, Actinobacillus pleuropneumonia, Streptococcus suis, Salmonella cholerasuis

CƠ CHẾ TRUYỀN BỆNH

Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn heo trước và sau cai sữa Mầm bệnh có nhiều ở phổi, phủ tạng, dịch tiết đường hô hấp, dịch mũi

Đầu tiên, M.hyopneumoniae tấn công gây tổn thương lông rung niêm mạc khí quản và suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho các vi khuẩn phụ nhiễm tấn công Bordetella bronchiseptica và Pasteurella multocida type D gây viêm teo mũi truyền nhiễm

Haemophilus pneumoniae gây viêm đa xoang, đa khớp có sợi fibrin

Actinobacillus pleuropneumonia gây viêm phổi đốm, phổi bị tụ huyết, dính sườn Streptococcus suis gây viêm đa xoang, đa khớp, viêm phổi mủ

Salmonella cholerasuis gây bệnh viêm phổi xung huyết

Triệu chứng  Thời gian nung bệnh ngắn 5 - 7 ngày, bệnh xảy ra ở dạng cấp tính

 Heo sốt cao, suy yếu, bỏ ăn, ốm nhanh Ho, hắt hơi, dịch nhày chảy từ mũi ra, khó thở, há miệng để thở, thở ngồi như chó, thở thể bụng

Bệnh tích  Phổi bị nhục hóa, xẹp, có nhiều đốm xuất huyết, cứng, màu đỏ sẫm, đôi khi

có mủ, viêm phổi dính sườn

 Bao tim tích nước, tràn dịch màng phổi và xoang bụng

 Viêm khớp

Chẩn đoán Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng trực tiếp hoặc bằng cách đuổi cho lợn chạy

sau đó quan sát biểu hiện thở của lợn nếu nhanh thở lại bình thường thì ko sao còn chậm và khó thở  bệnh

Phòng Phòng bằng thuốc và vệ sinh phòng bệnh sát trùng chuồng trại đầy đủ, giữ ấm về

mùa đông, mát mẻ về mùa hè , có thể trộn kháng sinh vào thức ăn( ko nên) Tiêm phòng vacxin đầy đủ định kì Vacxin Porcilis BPM

Trang 2

Điều trị Đối với Virus

• Không chữa được bằng kháng sinh

• Dùng kháng sinh phổ rộng chữa bệnh kế phát

• Kết hợp thuốc hạ sốt: Anagin C

• Thuốc trợ sức: Vitamin B1, Bcomplex, ADE

Đối với vi khuẩn

Dùng kháng sinh để điều trị

Kháng sinh sử dụng: Enrofloxacin, Tylosin, Tiamulin, Ceftiofur, Tetracyclin, Lincomycin,…

Điều trị Sử dụng Tulavitryl thành phần chứa Tulathromycin là kháng sinh thế hệ mới

thuộc nhóm Macrolide Kháng sinh này tác dụng tốt trên các loại vk gây bệnh hô hấp phức hợp mà ko gây kháng thuốc  điều trị hiệu quả nhất

2 Nguyên tắc chọn thuốc trong phòng và điều trị bệnh viêm đường hô

hấp lợn do Mycoplasma spp gây nên ( Suyễn lợn)?

Giới thiệu bệnh Còn được gọi là bệnh viêm phổi địa phương là một bệnh hô hấp mãn tính ở heo

Là bệnh quan trọng trên đường hô hấp trên heo ở các trại chăn nuôi tập trung, gây giảm tăng trọng trên heo thịt và bệnh tích trên thùy trước của phổi

Nguyên nhân Nguyên nhân do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra Độ tuổi nhiễm bệnh là

heo con ở giai đoạn sau cai sữa và heo choai (đặc biệt là heo >7 tuần tuổi )

Triệu chứng Cấp tính:

Bệnh cấp tính thường gặp trong đàn lần đầu bị nhiễm M hyopneumoniae

Ở gđ 7 – 8 tuần tuổi sau khi bị nhiễm mầm bệnh có thể thấy những triệu chứng cấp tính nghiêm trọng như viêm phổi nặng, ho âm ran, thở khó, sốt và tỷ lệ chết cao.Tuy nhiên những triệu chứng này biến động và biến mất khi bệnh nhẹ đi

Mãn tính:

Bệnh thường gặp ở trong đàn có mầm bệnh xuất hiện nhiều lần Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở độtuổi từ7 – 18 tuần như ho kéo dài và nhiều lần (heo

ho theo kiểu ngồi chó) Một số con bị

hô hấp nặng và biểu hiện triệu chứng viêm phổi Sẽ có khoảng 30 – 70% số heo có bệnh tích tổn thương phổi khi

mổ khám

Bệnh tích  Phổi bị viêm đặc chắc lại như thịt ( gan hóa, nhục hóa) chìm khi cắt thả vào

nước

 Phần thùy phổi bị tổn thương có tính chất đối xứng 2 bên từ trước ra sau

Chẩn đoán Chẩn đoán dựa trên tiền sử của bệnh trong trại, dấu hiệu lâm sàng và

phương pháp phòng thí nghiệm Mổ khám thấy heo có bệnh tích phổi hóa gan trên thùy phổi trước Có thể sử dụng phương pháp ELISA, PCR và nuôi

cấy để chẩn đoán M hyopneumonia Tuy nhiên việc nuôi cấy rất khó khăn

Trang 3

Phòng Phòng bằng thuốc và vệ sinh phòng bệnh sát trùng chuồng trại đầy đủ, giữ ấm

về mùa đông, mát mẻ về mùa hè , trộn kháng sinh vào thức ăn Vacxin: chích Vacxin M+Pac hoặc MycoPAC hoặc Ingelvac MycoFLEX cho heo con 2 liều khi heo con được 1 tuần tuổi và 3 tuần tuổi

Điều trị  Dùng Tylosin: Liều 20 mg/ kg P, tiêm bắp thịt, dùng liên tục 6 ngày, nghỉ 5

ngày, lại tiếp tục dùng 5 ngày nữa

 Dùng Tiamulin: Đây là kháng sinh có tác dụng diệt Mycoplasma và các vi khuẩn khuẩn đường hô hấp khác

có tác dụng rất tốt đối với Mycoplasma

 Khi sử dụng kháng sinh cần bổ sung thuốc trợ sức trợ lực( vitamin B,C, Men tiêu hóa cho vật nuôi để nâng cao sức đề kháng chống chịu lại bệnh

3 Nguyên tắc chọn thuốc trong phòng và điều trị bệnh viêm tử cung

lợn nái?

Nội dung Bệnh viêm tử cung lợn nái

Giới thiệu bệnh

Nguyên nhân  Thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vệ sinh

 Thường xảy ra sau sinh do can thiệp thủ thuật bằng tay gây xước niêm mạc,…

 Sót nhau sau đẻ  kế phát

 Phối giống trực tiếp

 Kế phát bệnh truyền nhiễm

Triệu chứng Giảm tiết sữa

Nhiệt độ cơ thể tăng cao Biến đổi bộ phận sinh dục  Âm hộ sưng tấy Tăng tiết dịch trắng đục, hôi, đặc,…có thể vàng Đứng nằm bứt rứt ko yên

Sốt, mệt mỏi

Bệnh tích Biến đổi bộ phận sinh dục  Âm hộ sưng tấy

Tăng tiết dịch trắng đục, hôi, đặc,…có thể vàng

Chẩn đoán Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng  dễ nhận biết

Phòng Phòng bằng thuốc sử dụng sau khi đẻ tiêm oxytoxin, amoxicillin,…và vệ sinh

phòng bệnh sát trùng chuồng trại đầy đủ, vệ sinh trước và sau khi đẻ cho lợn, tránh can thiệp bằng tay khi đẻ nếu ca thiệp phải kĩ thuật tốt và khử trùng đầy

đủ, phối giống phải đúng kĩ thuật

Trang 4

Điều trị Ngay sau khi đẻ xong với những con nái ở trường hợp trên tiêm ngay một liều

thuốc kháng sinh Chọn những loại kháng sinh không ảnh hưởng làm giảm sữa như: Vidan-T tiêm bắp 20ml/con/lần x 2lần/ngày; Tetramycin 10cc/1con/ngày, liên tục trong 3 ngày; Tylan 50 hoặc Suanavil 5 tiêm 10cc/1con/ngày, liên tục trong 3 ngày Trong thời gian tiêm kháng sinh, tiêm trợ lực, trợ sức bằng vitamin C, B1, B12, B.complex, Gluconat canxi, Stricnin…kích thích lợn ăn khoẻ để tiết sữa cho lợn con

Riêng đường sinh dục của mọi loại lợn nái sau khi đẻ nên thụt rửa bằng dung dịch thuốc tím 0,1% (1g/1lít nước) hoặc Lugon 0,1-0,15% Và tốt hơn nữa là

LÁ TRÀ XANH đun sôi dùng thụt rửa trực tiếp ngày 2 lần trong 3 ngày liên tiếp

Nếu con nái sau khi đẻ đã bị viêm tử cung có hiện tượng sốt nhẹ, bỏ ăn, giảm sữa, âm hộ có nước đục màu trắng sữa chảy ra có mùi hôi thối ta cần can thiệp như sau:

Tiêm ngay một liều thuốc Oxytoxin để kích thích nhu động bộ phận sinh dục tống hết dịch mủ ra ngoài, liều tiêm 10-15UI (2-3ống 5UI)/1lợn/1lần/ngày, lợn nái có trọng lượng 80-100kg; ngày tiêm 2 lần/sáng, chiều Sau khi nhựa mủ trong tử cung được tống hết ra ngoài tiến hành thụt rửa tử cung, âm hộ, âm đạo bằng thuốc tím 0,1% hoặc Lugon 0,1-0,15% Sau khi thụt rửa 1-2 giờ cần thụt vào tử cung một trong 3 loại dung dịch kháng sinh: T.Metrion; Penicillin 2 triệu đơn vị hoặc Tetramycin 2g pha trong 20-40cc nước cất, công việc này tiến hành trong 2-3 ngày

4 Nguyên tắc chọn thuốc trong phòng và điều trị bệnh lợn con phân

trắng?

Nội dung Bệnh lợn con phân trắng

Giới thiệu bệnh

Nguyên nhân  Bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con thường gây chết heo con do nhiễm độc

tố vi trùng và do mất nước

 Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi trùng E.coli, Salmonella (S cholerasuis,

S typhisuis) và đóng vai trò phụ là vi trùng: Proteus, Streptococus

 Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và suốt trong thời kỳ bú

mẹ

Triệu chứng Thể gây chết nhanh

Chủ yếu ở heo từ 4-15 ngày tuổi, sau 1-2 ngày đi phân trắng heo con gầy sút rất nhanh, kém bú rồi bỏ bú hẳn, đi đứng xiêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt

Thể kéo dài

Heo từ 20 ngày tuổi trở lên hay mắc thể này, bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày, heo bú kém, phân màu trắng đục, trắng hơi vàng Có con mắt có ghèn, có quần

Trang 5

nhạt, bốn chân lạnh Có con hay đứng riêng một chỗ và thở nhanh, tiêu phân lỏng Màu phân từ xanh đen biến thành màu xám (màu tro bếp), rồi màu trắng đục, trắng hơi vàng Mùi tanh, khắm Phân dính vào mông, đuôi, bệnh kéo dài 2-4 ngày Heo suy nhược, trước khi chết có hiện tượng co giật hoặc run

thâm quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt Nếu không lành, heo suy nhược rồi chết sau hàng tuần bị bệnh

Bệnh tích Niêm mạc mắt, miệng, hậu môn trắng nhợt Khi heo chết do mất nước nên xác

khô, mổ ra thấy gan màu nâu đen, dạ dày chứa những cục sữa chưa tiêu hóa, có những nốt đen trên thành dạ dày Ruột trương giãn to, xuất huyết ở niêm mạc ruột, màng treo ruột, hạch màng ruột sưng to

Chẩn đoán Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích khi mổ khám

Phòng Phòng bằng thuốc và vệ sinh phòng bệnh sát trùng chuồng trại đầy đủ , trộn

kháng sinh vào thức ăn Tiêm sắt đầy đủ (IRON DEXTRAN 10% hoặc IRON DEXTRAN B12: 1 ml/ con vào ngày thứ 3 và 1 ml/ con vào ngày thứ 10)

- Với bệnh phân trắng lợn con thì yếu tố nhiệt độ rất quan trọng Ngay sau khi sinh, cần cho lợn con vào ô úm ở nhiệt độ 32-34oC, duy trì nhiệt độ như vậy trong 2-3 ngày, sau đó giảm dần nhiệt độ đến 25-28oC từ ngày thứ 8 đến khi cai sữa

- Phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng: chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt Cần chú ý khâu thức ăn cho mẹ phải tốt cả về số lượng và chất lượng, không nên thay đổi thức ăn của lợn mẹ trong quá trình đang cho lợn con bú sữa Thực hiện tốt 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn; chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông

- Tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao, tiêm sắt cho lợn con

- Phòng bằng vắc xin cho cả lợn mẹ và con: Tiêm cho lợn mẹ 1 -2 tuần trước khi đẻ Tiêm cho lợn con vào ngày tuổi thứ 14

Điều trị - Cho lợn uống nước sắc của các lá, quả chát như hồng xiêm, lá ổi, búp sim,…

- Dùng các chế phẩm sinh học để tăng cường tiêu hóa hấp thu: như Complex-subtilit, hoặc bột subtilit

- Bổ sung các nguyên tố vi lượng: bằng các chế phẩm Premix

- Dùng các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm như: Colistin, Flumyquil, Neomycin, Antidia

- Kết hợp cho lợn uống đường gluco, chất điện giải, Sobiton chống mất nước, tăng cường sức đề kháng cho lợn con

Kháng sinh:

Enrofloxacin: Baytril 2.5% (bayer), BIO-Enrofloxacin 50, Five-Trile Sulfamethoxazole: Enrosul 10 (vemedim), Septotryl Inyectable, Septotrim 24%

Trang 6

(Navetco), Ampicilin: Ampicoli fort, Ampeseptryl (vemedim) Streptomycin: Streptomycin, Streptomycin sulfate (Navetco), Tylomycin (Navetco) Colistin: Colenro, Colis T

Thuốc bổ trợ:

Catosal (bayer), calphon fort (bayer), becoamin (safa), vigantol E (bayer), B complex, vitamin C

Phác đồ điều trị:

BIO-Enrofloxacin 50 1ml/con (1ml cho 10kg thể trọng) + Catosal 1ml/con ngày

2 lân cách nhau 12 tiếng dồng hồ

Septotryl Inyectable (1ml/con) + becoamin (1ml/con) + vitamin C ngày 2 lần cách nhau 12 tiếng đồng hồ

Lincomycin: lincocine 10 (vemedim)

5 Nguyên tắc chọn thuốc trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng ở

lợn?

Nội dung Bệnh cầu trùng ở lợn

Giới thiệu bệnh  Cầu trùng Isospora suis là nguyên sinh động vật

Là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở heo con

 Bệnh do ký sinh trùng Isospora suis, chúng kí sinh trong ruột non của heo

 bệnh cầu trùng trên heo(lợn)

 Bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi

 Thường gặp nhất ở lợn con theo mẹ, 8-15 ngày tuổi

 Bệnh phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém

Nguyên nhân  Do một loại kí sinh trùng Isospora suis

 Kí sinh trùng này sống và nhân lên trongtế bào đường ruột

 Đây là một nguyên sinh động vật sinh sản rất nhanh

 Thời gian ủ bệnh khoảng 4-6 ngày

 Phá hủy nhung mao và màng ruột trong quá trình ủ bệnh ở heo con theo mẹ

Triệu chứng  Giai đoạn đầu  tiêu chảy

 Giai đoạn sau phân đặc hơn và màu từ vàng  xám xanh, hoặc trong phân

có lẫn máu khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

 Cầu trùng tác động gây tổn thương trên thành ruột non làm heo con tiêu chảy dẫn đến mất nước

 Tỷ lệ chết do cầu trùng - rất thấp

 Khi đàn heo bị nhiễm cầu trùng thì heo con còi cọc chậm lớn và phát triển không đều

Trang 7

Bệnh tích  Ruột heo sung huyết có hình dải ruy băng

 Ruột có màng giả do kế phát Clostridium

Chẩn đoán  Dựa vào dịch tễ học

 Dựa vào kết quả điều trị kháng sinh

 Dựa vào triệu chứng, bệnh tích

 Dùng PP xét nghiệm phân tìm NN

Phòng  Vệ sinh phòng bệnh

 Vệ sinh, sát trùng

 Dọn sạch phân heo  tránh noãn nang cầu trùng từ phân xâm nhập vào heo con Cần cọ rửa sạch sẽ chuồng trại hàng ngày

 Không cho heo con tiếp xúc với phân và các chất độn chuồng

 Tách riêng heo bệnh và tiêu hủy những heo chết cho bệnh

 Khử trùng với Omnicide hoặc một số loại chất sát trùng khác

 Dùng thuốc để phòng bệnh

 Heo 5 ngày tuổi phòng bệnh bằng cách cho uống kháng sinh Toltrazoril 5%1 ml/heo 1 ngày, Amprolium hydrochloride

25-65mg/1kgthể trọng trong 3 ngày

Điều trị Nguyên tắc điều trị :

 Chẩn đoán đúng bệnh  Chọn thuốc điều trị đúng bệnh

 Bệnh gây hậu quả trên đường ruột heo  xử lý

 Bổ sung thêm 1 số thuốc phòng điều trị bệnh kế phát

 Sử dụng thêm các thuốc bổ trợ tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

 Bổ sung điện giải, vitamin, men lactose bacillus …

 Sử dụng Vitamin K để cầm máu

 Vệ sinh sạch sẽ

Phác đồ 1

 Đầu tiên cần cách ly các con bị bệnh  cuối chuồng nuôi

 Sử dụng Colicoc - Maphavet  điều trị bệnh ghép với E.coli, Salmonella

 Bổ sung chất điện giải, tăng sức đề kháng

 Điện giải Gluco K – C ( Maphavet)

 Bổ sung men tiêu hóa Lactovet SOLUBLE liều 50g/200kgP/lần pha

nước cho uống

Trang 8

6 Nguyên tắc chọn thuốc trong phòng và điều trị bệnh viêm vú ở bò

sữa?

Nội dung Bệnh viêm vú ở bò sữa

Giới thiệu bệnh

Nguyên nhân - Yếu tố con người, vệ sinh

- Vi khuẩn

 Streptococus 86%

 Staphylococus 5,4%

 E.Coli 1,2%

 Mycoplasma

 Vi khuẩn khác

 Nấm candida albicaus

- Kế phát

- Cơ thể vật nuôi

Triệu chứng  Triệu chứng có thể chia làm 2 thể :

 Sốt cao trên 42 độ C

 Viêm cấp tính : núm vú sưng, đỏ tấy, con vật sốt, bỏ ăn, ko nhai lại…

 Viêm mạn tính : sản lượng sữa giảm, có thể hình thành sẹo

Bệnh tích Teo bầu vú:

Phần lớn tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không phục hồi Thể tích thùy vú mắc bệnh nhở hơn bình thường, khả năng tiết sữa của tuyến vú giảm hoặc mất hẳn

Xở cứng bầu vú:

Sờ vào bầu vú thấy rắn chắc hoặc ấn mạnh vào tuyến vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ

Bầu vú ngoại tử:

Lúc đầu bề mặt bầu vú có những đám màu hồng tím, cứng đau, về sau loét và hoại tử có mủ Toàn bộ thùy vú sưng to, ấn vào thấy dịch màu hồng chảy ra

Chẩn đoán  Lâm sàng

 Phi lâm sàng

 Phương pháp chỉ thị

 Phương pháp CMT

Phòng Phòng bằng thuốc và vệ sinh phòng bệnh sát trùng chuồng trại đầy đủ

Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng tốt

- Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các dụng cụ vắt sữa

- Đảm bảo chuồng trại khô ráo, không đọng phân, nước tiểu

- Cho bò ăn sau khi vắt sữa để giữ bò ở tư thế đứng trong một thời gian, hạn chế vi trùng xâm nhập vào đầu vú

- Thực hiện quy trình kiểm soát vệ sinh vắt sữa

- Thực hiện thao tác vắt sữa đúng kỹ thuật

Trang 9

- Thường xuyên kiểm tra bầu vú, kiểm tra độ nhiễm vi sinh của sữa bằng phương pháp thử cồn, CMT (6 tháng/ 1 lần) để sớm phát hiện bệnh viêm vú

- Dùng vaccin phòng bệnh viêm vú bò sữa (định kỳ 6 tháng/ lần)

Điều trị  Nguyên tắc chọn thuốc có thể kể đến như:

 Chẩn đoán chính xác từng ca bệnh, giai đoạn bệnh

 Tình trạng gia súc và lịch sử điều trị

 Chọn thuốc có tác dụng tốt nhất lên căn nguyên bệnh đó

 Tác dụng phụ, ảnh hưởng sau điều trị

 Có thể tư vấn từ đồng nghiệp…

Chú ý: Đối với liệu trình điều trị kháng sinh trên bò, ta nên làm kháng sinh đồ

để xác định tính đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh thì việc điều trị có kết quả hơn

 Có thể sử dụng các kháng sinh sau : Ampicilin, Amoxcycilin, Cloxaxillin, Cephalexin, Tylosin

 Khi sử dụng cần bổ sung thuốc chống viêm như : Desamethazone, Amoxicillin,…

 Bổ sung thêm thuốc hạ sốt Anagil C, bổ sung vitaminADE, C, B- complex…

 Phác đồ 1: điều trị toàn thân (hạn chế sử dụng)

 Penicillin hay Ampicillin: liều 10.000 – 20.000 đơn vị/1kg thể trọng Tiêm bắp trong 1 ngày, ngày tiêm 2 lần

 thường ít khi dùng penicillin Thường dùng Ampicillin

 Hoặc dùng Pen-Strep: - Trâu, bò: 1lọ/ 80 kg thể trọng

- Pha với nước cất, tiêm bắp 4 – 5 ngày

 Phác đồ 2: Điều trị cục bộ

Nên sử dụng ƣu tiên nhất khi con vật ở giai đoạn cấp tính

Dùng các thuốc pha sẵn trong ống tiêm vào bầu vú:

• Mamifort : - Cloxacilin 200mg, Ampicilin 75mg

- Dùng liên tục 3 lần cách nhau 12 giờ

- Dùng trong thời gian khai thác sữa

• Mamifort Secado : - Cloxacilin 500mg, - Ampicilin 250mg

- Trước khi cạn sữa, vắt hết sữa, lau sạch vú rồi bơm

- Dùng cho giai đoạn cạn sữa

Trang 10

7 Nguyên tắc chọn thuốc trong phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD trên gà do Mycoplasma spp gây nên?

Nội dung Bệnh CRD gà ( Hen gà )

Giới thiệu bệnh

Nguyên nhân Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra

Triệu chứng Chung :

 Gà ốm, ủ rũ, giảm ăn, gà vươn cổ để thở

 Gà thở khò khè, khó thở, chảy nước mũi, có thể ho ở gà con

 Mặt sưng to

 Có bọt khí ở mắt

 Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm

 Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao, rất khó thở Tỉ lệ chết tới 30%

Bệnh tích  Khí quản sung huyết, có bọt

 Túi khí viêm, mờ đục

 Nếu kế phát với E.coli thì xung quanh tim và gan có phủ 1 lớp màng sợi,

 Xoang mắt, mũi, khí quản có dịch nhầy màu trắng hơi vàng

 Phổi viêm từ nhẹ đến nặng Màu nhạt hoặc thâm tím

Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng lâm sàng cần phân biệt rõ với bệnh

IB, Gumboro, thông qua triệu chứng đặc thù và mổ khám…

Phòng Phòng bằng thuốc và vệ sinh phòng bệnh sát trùng chuồng trại đầy đủ , trộn

kháng sinh vào thức ăn như Doxycyclin, tăng cường sức đề kháng vật nuôi phòng bệnh bằng thuốc trợ sức, trợ lực( gluco ,vitamin ADE,B…)

Điều trị  Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ phun sát trùng,…

 Sử dụng kháng sinh thảo mộc như Tỏi giã nát pha nước nhỏ mắt, mũi, miệng,…

 Dùng thuốc kháng sinh ( Tylan, Doxycyclin, gentamycin, Tiamulin,…

 Nếu gà sốt bổ sung thêm hạ sốt Anagil C

 Bổ sung thuốc trợ sức trợ lực( gluco ,vitamin ADE,B…) và vitamin K  cầm máu nếu có xuất huyết đường tiêu hóa,

 Phác đồ : Tylosin 98% :

 Cách dùng: 0.5 gram/15kg thể trọng gà Tiêm bắp thịt: pha với nước cất

hoặc cho uống: 1 gam pha với 2l nước, cho uống liên tục từ 3-5 ngày

 Thuốc trợ sức: cho uống hoặc trộn với thức ăn các vitamin B1, C, D, E

 Hộ lý: Mùa đông che chuồng kín, ấm, mùa hè giữ chuông khô, thoáng,

sạch

Ngày đăng: 26/02/2014, 22:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bệnh tích  Ruột heo sung huyết có hình dải ruy băng  Ruột có màng giả do kế phát Clostridium  - Đề cương ôn tập môn dược lý học lâm sàng
nh tích  Ruột heo sung huyết có hình dải ruy băng  Ruột có màng giả do kế phát Clostridium (Trang 7)
Chẩn đoán  Dựa vào triệu chứng điển hình  Test thử   - Đề cương ôn tập môn dược lý học lâm sàng
h ẩn đoán  Dựa vào triệu chứng điển hình  Test thử (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w