1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam

97 2,7K 31
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 203,14 KB

Nội dung

Lời Nói Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu khoa học đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của CNTT với những ứng dụng của nó đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới-Kỷ ng

Trang 1

Lời Nói Đầu 1

Chương I: Tổng quan về hợp đồng điện tử và rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử 4

I TMĐT và hợp đồng điện tử 4

1 Khái niệm và đặc điểm của TMĐT 4

1.1 Khái niệm TMĐT 4

2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử 6

2.1 Khái niệm về hợp đồng điện tử 6

2.2 Đặc điểm của hợp đồng điện tử 7

II Giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp 9

1 Giao kết hợp đồng điện tử 9

1.1 Khái niệm giao kết hợp đồng điện tử 9

1.2 Chủ thể của hợp đồng điện tử 10

1.3 Hình thức hợp đồng điện tử 12

1.4 Thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử 15

1.5 Nội dung của hợp đồng điện tử 18

1.6 Chữ ký điện tử và bằng chứng về hợp đồng điện tử 22

2 Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử 23

2.1 Khái niệm rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử 23

2.2 Phân loại rủi ro 24

2.3 Tác động của những rủi ro đến việc thực hiện hợp đồng điện tử và những rủi ro phát sinh 32

Chương II Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam 33

I Thực trạng khung pháp lý về TMĐT và giao kết hợp đồngt ở Việt Nam 33

1 Những thuận lợi 33

1.1 Đã ban hành hệ thống các chính sách khuyến khích TMĐT phát triển - cơ sở để hình thành khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử 33

Trang 2

1.2 Những quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam đã

từng bước hình thành 37

2 Những khó khăn bất cập 40

2.1 Những quy định hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử chưa đầy đủ, chưa cụ thể 40

2.3 Chưa có quy định cụ thể về hướng dẫn giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử 41

II Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam và những rủi ro phát sinh 42

1 Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam 42

1.1.Tổng quan về kết quả điều tra của Bộ Công Thương về các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT năm 2007 42

1.2 Hiệu quả ứng dụng TMĐT 44

1.2 Những kết quả đã đạt được 45

2 Những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân 52

2.1 Khó khăn về phương thức thanh toán 52

2.2 Quy trình giao kết hợp đồng điện tử chưa được đầu tư xây dựng một cách bài bản 53

2.3 Chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho giao kết hợp đồng điện tử trong TMĐT 54

3 Những rủi ro thường gặp 54

3.1 Rủi ro về chữ ký điện tử 54

3.2 Rủi ro về mặt pháp lý làm hợp đồng điện tử vô hiệu 55

3.3 Rủi ro về mặt kỹ thuật gây hậu quả khó khăn khi xảy ra tranh chấp56 3.4 Rủi ro do liên quan đến bản gốc và lưu hợp đồng điện tử, có ảnh hưởng lớn đến cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp 56

Chương III: Giải pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam 57

I Dự báo về tình hình giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới và khả năng phát sinh những rủi ro 57

Trang 3

2 Xét tốc độ và khuynh hướng phát triển của TMĐT ở Việt Nam 58

II Giải pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 61

1 Nhóm giải pháp vĩ mô 61

1.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử 61

1.2 Nhóm giải pháp về đào tạo đội ngũ, đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và khuyến khích việc giao kết hợp đồng điện tử giữa các doanh nghiệp 64

1.2.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ làm thương mại điện tử và chuyên trách giao kết hợp đồng điện tử 64

1.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Giao dịch điện tử năm 2005, về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử 66

2 Nhóm biện pháp vi mô 67

2.1 Đối với doanh nghiệp 67

2.1.1 Doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin, thực trạng tài chính của khách hàng giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bi lừa đảo, giả mạo 67

2.1.2 Tạo lập cơ cấu chông lại vius và sự thâm nhập 68

2.1.3 Những khuyến cáo đối cụ thể với doanh nghiệp Việt Nam 68

2.2 Giải pháp từ phía người tiêu dùng 77

2.2.1 Sử dụng các công cụ hỗ trợ khách hàng khi mua hàng trực tuyến .77

2.2.2 Một số phương thức đáng tin cậy giúp khách hàng trên mạng: 79 2.3 Nhóm các giải pháp khác 82

2.3.1 Hạ tầng công nghệ thông tin 82

2.3.2 Hạ tầng cơ sở về nhân lực 82

2.3.3 Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý 83

2.3.4 Hạ tầng hệ thống thanh toán tài chính tự động 83

3 Các giải pháp khác 83

KẾT LUẬN 85

Danh mục tài liêu tham khảo 87

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

nghiệp với doanh nghiệp B2C Mô hình thương mại điện tử doanh

nghiệp với Người tiêu dùng

tiêu dùng với người tiêu dùng

thương mại quốc tế

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau hai tháng tìm tòi nghiên cứu đề tài cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tậntình của cô giáo Nguyễn Thị Mơ, giờ đây em đã hoàn thiện khóa luận của mình Hoàn thiện khóa luận, kết thúc khóa học 4 năm cho em bao cảm xúc, những kỷniệm về thầy cô kính yêu, bạn bè tại mái trường Ngoại Thương đã yêu thương, tậntình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua Đó không chỉ là kỷ niệm, mà đó còn lànhững tình cảm mến yêu theo em suốt cuộc đời

Lời bày tỏ đầu tiên là tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin gửi đếnngười thầy mà em vô cùng kính yêu đã ảnh hưởng lớn đến em trong suốt nhữngnăm học đại học, trong những khó khăn trong cuộc sống mà em đã trải qua, côcũng là người đã nhiệt tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em hoàn thiện khóaluận này – GS.TS Nguyễn Thị Mơ Cho phép em được gửi tới cô lời kính chúcmạnh khỏe, hạnh phúc, kính mong cô giáo của em luôn tràn đầy sức khỏe để cônghiến, để yêu thương và chắp cánh cho những thế hệ sinh viên hôm nay và mai sau

Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu nhàtrường, đến tập thể các thầy cô giáo Khoa Quản Trị Kinh Doanh, cùng toàn thể cácthầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương – Hà Nội đã dìu dắt em trong suốtnhững năm qua, đã tạo cho em một môn trường học tập và rèn luyện tốt Kínhchúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc

Em cũng xin được bày tỏ tình cảm đến tập thể lớp Luật KDQT- K43 cùngtoàn thể các bạn sinh viên trường đại học Ngoại Thương đã cùng em gắn bó, họctập và vươn lên trong suốt quá trình học tập

Cảm ơn thầy cô, cảm ơn bạn bè đã cho em tri thức, tình yêu thương, cho emtình bạn và cho em cả ước mơ, nghị lực vào đời!

Hà Nội, ngày 20/5/2008

Sinh ViênTrần Thị Thanh Thuỷ

Trang 6

Lời Nói Đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những thành tựu khoa học đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển củaCNTT với những ứng dụng của nó đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới-

Kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức mà cơ sở của nó là việc hình thành mộtphương thức kinh tế mới: thương mại điện tử (TMĐT) Sự ra đời và phát triểncủa TMĐT đã khiến các giao dịch thương mại ngày càng phát triển, mở rộng

và tự do Sự tự do ở đây không phải là thiếu tính kiểm soát mà nó thể hiện ở sựvượt qua những rào cản về không gian, thời gian của các quy trình giao kếttrong thương mại truyền thống, đẩy nhanh tốc độ, khối lượng giao dịch cũngnhư nhanh chóng nắm bắt các cơ hội thiết lập các mối quan hệ đa phương củathương mại quốc tế Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các phương tiệntruyền thông hiện đại ấy thì việc đảm bảo những mối quan hệ kinh tế vẫn được

sử dụng phương tiện chủ yếu là hợp đồng, có điều để thích ứng với những thayđổi từ thương mại truyền thống sang thương mại TMĐT thì hợp đồng được sửdụng bởi thuật ngữ hợp đồng điện tử (HĐĐT)

Với nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giơi,Việt Nam cũng đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của những ứngdụng TMĐT trong các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại quốc tế Vận dụngđược TMĐT trong phát triển giao dịch thương mại sẽ là bàn đạp giúp ViệtNam phát triển kinh nhanh hơn, mạnh hơn, nắm bắt được cơ hội thiết lập cácmối quan hệ thương mại quốc tế tốt hơn Tuy nhiên, TMĐT mà biểu hiện của

nó ở việc giao kết HĐĐT cũng tiềm ẩn những khó khăn, nảy sinh những rủi rohết sức phức tạp mà việc thiếu hiểu biết về những rủi ro này sẽ đem lại nhữngkhó khăn, tổn thất hậu quả khó khắc phục đối với các doanh nghiệp cũng nhưcộng đồng người sử dụng Vì vậy, để hiểu rõ HĐĐT là gì? Những rủi ro tronggiao kết và thực hiện HĐĐT là gi, có tác động như thế nào đến hoạt động củadoanh nghiệp? để từ đó có thể xem xét các biện pháp phòng tránh những rủi ro,

Trang 7

em đã lựa chọn vấn đề: “Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử” làm đề tàinghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở làm rõ khái niệm về hợp đồng điện tử và những rủi ro tronggiao kết hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp thường gặp phải, đề tài đề xuấtgiải pháp phòng tránh rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng điện tử và rủi ro trong giaokết hợp đồng điện tử Đối tượng của đề tài còn bao gồm cả các quy định về hợpđồng điện tử, về giao kết hợp đồng điện tử trong luật pháp Việt Nam, một số nước

và quốc tế

b Phạm vi nghiên cứu

- Do giới hạn về thời gian, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giao kếthợp đồng điện tử và phòng ngừa rủi ro từ giao kết hợp đồng của các doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu vấn đề này người viết đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu tổng hợp như phương pháp thống kê phương pháp so sánh,phương pháp tổng hợp

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận gồm 3chương:

Chương I: Tổng quan về hợp đồng điện tử và rủi ro trong giao kết hợp

đồng điện tử.

Chương II: Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro

thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam

Chương III: Giải pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử

ở Việt Nam

Trang 8

Với khóa luận của mình, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của quýthầy cô và quý bạn đọc để khóa luận hoàn thiện hơn.

Hà Nội,ngày 20 tháng 5năm 2008

Sinh viên

Trần Thị Thanh Thủy

Trang 9

Chương I:

Tổng quan về hợp đồng điện tử và rủi ro trong giao kết hợp

đồng điện tử

I Thương mại điện tử và hợp đồng điện tử

Khái niệm thương mại điện tử

C ó nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử

thương mại thông thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử vàtruyền thông đặc biệt là mạng Internet”1 Từ khái niệm trên ta thấy, TMĐT là sự đilên một nấc cao mới của thương mại thông thường cùng với sự phát triển của thếgiới số, chứ không phải là một lĩnh vực kinh doanh độc lập với thương mại thôngthường

hàng, quảng cáo và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạngInternet nhưng được giao nhận một cách hữu hình và tất cả các sản phẩm đượcgiao nhận như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”

kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền số liệuđiện tử dưới dạng chữ, âm thanh và hình ảnh TMĐT gồm nhiều hành vi trong đó

có hoạt động mua bán hàng hóa qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung

kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện

tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng,tiếp thị trực tiếp người tiêu dùng, và các dịch vụ sau bán hàng TMĐT được thựchiện đối với cả thương mại hàng hóa (như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và với cả thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tưvấn pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thông (như chăm sóc sức khỏe, giáo

1: <Điều 1 Luật Mẫu của UNCITRAL năm 1996>

Trang 10

dục) và các hoạt động mới như siêu thị ảo”2

Quan điểm về TMĐT theo cách hiểu của quốc tế được phân tích theo nghĩarộng, phản ánh sự đi lên không ngừng của của những ứng dụng CNTT và TMĐTtrong mọi hoạt động của cuộc sống nói chung và hoạt động thương mại nói riêng Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm thươngmại điện tử Luật chỉ quy định khái niệm về giao dịch điện tử, theo đó: “Giao dịch

thể hóa khái niệm phương tiện điện tử: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạtđộng dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,

phạm vị điều chỉnh của Luật là rất rộng, bao trùm các giao dịch điện tử trongnhiều lĩnh vực, không chỉ rõ lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà cả trong lĩnh vựcdân sự, trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước Được xây dựng dựatrên luật mẫu của UNCITRAL về TMĐT, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm

2005 có cách tiếp cận tương tự với Luật mẫu, đó là cách tiếp cận theo nghĩa rộng.Đây là cách tiếp cận phù hợp Việc coi TMĐT là hoạt động sử dụng các phươngtiện điện tử theo nghĩa rộng và có tính mở sẽ ra trong tương lai, khả năng áp dụngTMĐT còn lớn hơn do nhiều phương tiện hiện đại mới sẽ ra đời Hơn nữa, đối vớicác quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam thì việc hiểu TMĐT theo nghĩarộng sẽ khiến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm bớt lúng túng, bỡ ngỡ banđầu Khi chúng ta coi fax, telex, điện thoại xưa nay chúng ta vẫn quen sử dụng lànhững phương tiện thực hiện TMĐT thì việc áp dụng hình thức kinh doanh mớiqua mạng Internet cũng chỉ là sự phát triển lên cao tất yếu trong cuộc cách mạng hóa thông tin

2.<Marc Bacchett, Patrick low, Aaditya mattoo, Ludger Schuknecht, Hannu Wager and Madelon Wehrens 1998, Electronic Commerce anh the Role of the WTO, WTO publication>

3 <Điều 4 khoản 6 Luật Giao dịch điện tử năm 2005>

4 < Điều 4 khoản 10 Luật Giao dịch điện tử năm 2005>

Trang 11

Đặc điểm của thương mại điện tử

bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm hoặc các phương tiện điện tử khác.Chính đặc điểm này làm thay đổi cơ bản văn hóa giao dịch bởi lẽ độ tin cậy khôngcòn phụ thuộc vào các cam kết bằng giấy mà bằng niêm tin lẫn nhau giữa các đốitác Giao dịch không dùng giấy tờ cũng làm giảm đáng kể chi phí và nhân lực đểchu chuyển, lưu trữ và tìm kiếm văn bản khi cần thiết Tuy nhiên, điều này cũng

ẩn chứa rủi ro do không lưu trữ hợp đồng mà khi xảy ra các tranh chấp kiện tụng

sẽ không có bằng chứng để tranh tụng

điểm này tạo lên cách nhìn nhận về TMĐT của các quốc gia với các mức trình độkhoa học công nghệ khác nhau thì khác nhau Nguồn nhân lực trong lĩnh vựcTMĐT luôn phải được đào tạo để bắt kịp với thời đại của khoa học

quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính

Khái niệm về hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử (tiếng anh là e-contracts hay online contracts) là một loạihình cơ bản của giao dịch điện tử Theo điều 11 Luật mẫu về TMĐT củaUNCITRAL năm 1986 hợp đồng điện tử được hiểu là: “Hợp đồng được ký kếtthông qua các phương tiện điện tử, trong đó hợp đồng hay một phần của hợp đồng

cơ bản vẫn là một một hợp đồng có nội dung như hợp đồng thông thường nhưngkhác ở chỗ nó được ký kết thông qua các phương tiện điện tử Theo đó phươngtiện điện tử được hiểu là: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trêncông nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học,

5.<IDC, International Datel Corp>

Trang 12

điện từ hoặc công nghệ tương tự”6 Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm

2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thôngđiệp dữ liệu theo quy định của Luật này”7 Khái niệm thông điệp dữ liệu, theo Luậtnày, được hiểu là: “Thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và lưu trữ bằngphương tiện điện tử”, theo đó, “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựatrên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quanghọc, điện từ hoặc công nghệ tương tự” Như vậy, kết hợp với những phân tích vềTMĐT, ta thấy rằng những cách hiểu khác nhau về TMĐT sẽ dẫn đến những quanniệm khác nhau về hợp đồng điện tử, đặc biệt là phương thức cũng như mức độtham gia của các phương tiện điện tử vào quá trình giao kết cũng như thực hiệnhợp đồng Do đó, để đi đến sự thống nhất cần xác định những đặc điểm cơ bản củahợp đồng điện tử

Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Được giao kết bằng các phương tiện điện tử, hợp đồng điện tử có một số đặcđiểm cơ bản sau đây:

Tính phi biên giới: Trong giao kết hợp đồng điện tử ở phạm vi quốc tế, kể cả giao

dịch điện tử ở phạm vi dân sự đến giao dịch TMĐT, các bên thực hiện việctruyền các thông tin, dữ liệu thông qua một hệ thống mạng mang tính toàn cầu Vìvậy, không có khái niệm biên giới nữa Một thương nhân, dù anh ta ở đâu, ở từngđịa phương khác nhau trong một nước hay ở phạm vi quốc tế, dù vào thời điểmnào cũng có thể giao dịch với đối tác của mình mà không có bất kỳ một trở ngạinào Việc xác định vị trí, địa điểm, nơi mà thương nhân này tiến hành giao dịch trởnên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống, thậm chí đôi khi là không thểthực hiện được Điều này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp khi phải xác định địađiểm giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt khi chúng được giao kết với thương nhân nước ngoài

6.< Điều 4 khoản 12 Luật Giao dịch điện tử năm 2005>

7 < Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005>.

Trang 13

- Tính vô hình, phi vật chất: Môi trường điện tử là một môi trường số hóa,

môi trường ảo, vì vậy, các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, nghĩa

là hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng minh, được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử.điện tử chứ không sờ mó, cầm nắm một cách vật chất được Tính vô hình và phivật chất này khiến cho việc xác định một số yếu tố của hợp đồng trở nên khác xa

so với các hợp đồng bằng giấy trắng, mực đen truyền thống: Ví dụ như vấn đề bảngốc, vấn đề chữ ký của 2 bên, vấn đề về bằng chứng của hợp đồng để làm cơ sởpháp lý khi phải tranh tụng trước tòa…

- Tính hiện đại, chính xác: Tính hiện đại của hợp đồng thể hiện ở chỗ, hợp

đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiệnđại, là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời đạihiện nay Đó là những công nghệ hiện đại như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từtính quang học, các công nghệ truyền dẫn không dây…Việc sử dụng các côngnghệ này đem lại độ chính xác cao cho các giao dịch Có những giao dịch mà tất

cả các bước đều được tự động hóa (ví dụ một quy trình tự động để mua hàng).Hợp đồng điện tử, với tính hiện đại và chính xác như vậy sẽ là phương thức giaodịch mới, hiệu quả cho các chủ thể pháp luật nói chung và các doanh nghiệp nóiriêng trong nề kinh tế tri thức và trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tếquốc tế

- Tính rủi ro: Phương thức giao kết hợp đồng điện tử cũng có những rủi ro

nhất định Thật vậy, với sự phát triển kinh ngạc của TMĐT, người ta cũng đangphải đối mặt với những rủi ro phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồngđiện tử, mà nguyên nhân phát sinh những rủi ro đó là do chính tính vô hình và tínhhiện đại về mặt kỹ thuật hiện đại của hợp đồng điện tử mang lại Trong một môitrường ảo, đôi khi rất khó khăn để xác định năng lực pháp lý của đối tác giao kếthợp đồng, xác định xem đơn hàng trên Internet là đơn hàng thật hay đơn hàng giả.Tính “ vô hình” khiến cho việc lưu trữ hợp đồng nhằm đảm bảo bằng chứng về hợp đồng trong trường hợp xảy ra tranh chấp cũng là điều không đơn giản Làm

Trang 14

thế nào để có thể có được một chữ ký điện tử đáng tin cậy? Làm thế nào để bảomật hợp đồng hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử? Làm thế nào để hạn chế rủi rochống phá sự tấn công của các hacker…Đó cũng là những câu hỏi làm đau đầukhông chỉ những nhà kinh doanh mà còn cả những nhà nhà làm luật khi giao dịchđiện tử phát triển tầm quốc tế Trên thực tế, nhiều người đã phải chịu thiệt hại donhững rủi ro này mang lại Nhiều khách hàng bị mất tiền do việc bảo mật khôngtốt thẻ tín dụng, nhiều doanh nghiệp không lấy được tiền hàng do hợp đồng bị giảmạo chữ ký điện tử, nhiều vụ tranh chấp rơi vào bế tắc khi cơ quan giải quyếttranh chấp không tìm được cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên có lợiích bị xâm phạm v.v…

- Luật điều chỉnh:

Những đặc điểm riêng biệt của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thốngkhiến cho luật điều chỉnh hợp đồng điện tử cũng khác biệt so với luật điều chỉnhcủa các hợp đồng truyền thống Người ta thường không thể dùng pháp luật đượcxây dựng để điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng truyền thống làm cơ

sở pháp lý giải quyết những vấn đề phát sinh từ việc giao kết hợp đồng điện tử.Pháp luật hợp đồng truyền thống chưa đề cập đến những vấn đề như thông điệp dữliệu, trao đổi dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử và cùngvới chúng là những hành vi gian lận Ngoài ra, là giả mạo chữ ký, lừa đảo, vì vậy,chưa thể giải quyết vấn đề rất đặc thù phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợpđồng điện tử – Một loại hợp đồng hiện đại, chính xác nhưng lại hàm chứa nhiềurủi ro do tính chất mô hình, phi vật chất, phi biên giới của nó Đặc biệt trong lĩnhvực kinh doanh quốc tế , một vấn đề thường phát sinh khi nghiên cứu nội dungpháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng điện tử trong kinh doanh quốc tế, đó

là vấn đề về luật áp dụng cho hợp đồng điện tử mang yếu tố quốc tế Vấn đề là ởchỗ, nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các bên trong hợp đồng kinh doanh quốc

tế, dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử, được quyền thoả thuận, lựachọn thống nhất luật áp dụng mà các bên cho là thích hợp để điều chỉnh hợp đồngcủa mình Tuy nhiên, nếu các bên không thống nhất được vấn đề này, việc xác

Trang 15

định luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng trở lên khó khăn Với các hợp đồngđiện tử được giao kết giữa các quốc gia khác nhau cũng như vậy, mặc dù trongthương mại điện tử không có ranh giới quốc gia, các giao dịch được tiến hành trênthị trường phi biên giới Song, trên thực tế sẽ có những giao dịch mà chủ thể ở cácnước khác nhau, và các chủ thể này có quốc tịch khác với nơi họ cư trú hoặc nơi

họ đặt trụ sở kinh doanh Ví dụ: một thương nhân Nhật cư trú tại Việt Nam, đặtmua hàng qua internet với công ty Singapore đang kinh doanh tại Mỹ, hàng hoáđược vận chuyển từ Malaisia sang Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ mạng lại làmột công ty Việt Nam nhưng máy chủ lại đặt tại Thái Lan Một giao dịch như vậy

có thể được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau Trong nhữngtrường hợp như vậy, việc xác định áp dụng luật pháp của quốc gia nào điều chỉnhhợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài là vấn đề hết sức phức tạp

Rõ ràng, những quy định về giao kết hợp đồng điện tử không thể hoàn toàngiống những quy định về giao kết hợp đồng truyền thống Chính vì vậy, luật điềuchỉnh hợp đồng điện tử trong đó có những quy định hướng dẫn giao kết hợp đồngđiện tử kể cả hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố quốc tế cũng sẽ phải cónhững điểm riêng biệt nhất định không chỉ các doanh nghiệp mà cả các nhà làmluật cũng phải nắm bắt, vận dụng để thực thi

II Giao kết hợp đồng điện tử và những phát sinh

Khái niệm giao kết hợp đồng điện tử

Giao kết hợp đồng là thuật ngữ được Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 sửdụng để chỉ việc ký kết hợp đồng Vì vậy, giao kết hợp đồng điện tử là quá trìnhđàm phán, thương thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua trao đổi các dữ liệuđiện tử Các hợp đồng như vậy sẽ được lưu trữ hoàn toàn ở dạng dữ liệu điện tử Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Giao kết hợp đồngđiện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hay toàn bộ giaodịch trong quá trình giao kết hợp đồng”8 Quá trình giao kết hợp đồng có thể được

8.< Điều 36 khoản 1 Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005>

Trang 16

thực hiện qua nhiều giao dịch, từ việc quảng cáo hàng hóa (dịch vụ), chào bán,chào mua hàng hóa (dịch vụ) đến chấp nhận mua hay bán hàng hóa, dịch vụ đó.Khi một số các giao dịch này hay toàn bộ các giao dịch này được thực hiện thôngqua việc trao đổi dữ liệu (như trao đổi dưới dạng điện tín, điện báo, fax, thư điệntử…) thì quá trình đó được gọi là quá trình giao kết hợp đồng điện tử.

Trên thực tế việc giao kết hợp đồng điện tử có thể đơn giản là việc người tiêudùng thực hiện một giao dịch nhỏ, đơn giản thông qua các phương tiện điện tử nhưđặt mua vé máy bay, vé tàu qua điện thoại hoặc Internet; đặt mua sách, mua hànghóa tiêu dùng thông qua chào hàng hoặc đặt hàng thông qua website bán hàng củadoanh nghiệp kinh doanh hàng hóa trên mạng, thanh toán thông qua thẻ ngânhàng…Hợp đồng điện tử cũng có thể được giao kết giữa 2 hay nhiều công ty đểthực hiện giao dịch, trao đổi nhằm bán hoặc mua hàng hóa,dịch vụ nhằm mục đíchthương mại Quá trình giao kết này có thể dẫn đến giá trị một hợp đồng lớn và tínhchất phức tạp, trong thực tiễn TMĐT, phương thức này được gọi là B2B(BUSINESS TO BUSINESS)

Chủ thể của hợp đồng điện tử

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử gồm các bên - người bán và ngườimua hàng hoá (hoặc cung ứng dịch vụ) qua mạng Để hợp đồng có hiệu lực, chủthể phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi Tuy nhiên, việc xác định nănglực chủ thể của các chủ thể trong giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên khó khănhơn rất nhiều so với trong hợp đồng truyền thống Những khó khăn đó là:

hàng hoá và dịch vụ cho mọi đối tượng vào mạng Internet Họ bị ràng buộc và chi phối bởi các quy định pháp lý của nước mình cũng như nước người tham gia giaokết với họ Chẳng hạn lệnh cấm vận của Mỹ với Irap, Libya, Cuba sẽ làm vô hiệuhoá các hợp đồng điện tử được giao kết giữa các cá nhân và tổ chức của các nướcnày với nhau Hoặc theo quy định của pháp luật mỗi nước, một mặt hàng hoá haydịch vụ đối với nước này là hợp pháp nhưng ở nước khác lại bị cấm lưu thôngcũng làm cho hợp đồng điện tử được giao kết để mua hàng hay dịch vụ không thực

Trang 17

hiện được dù đã giao kết Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định năng lựccủa các chủ thể sẽ có thể dẫn đến hợp đồng điện tử vô hiệu và gây ra nhiều tổn thấtthiệt hại cho người bán.

doanh nghiệp cung cấp hàng hoá (dịch vụ) qua mạng là khó xác định được xemliệu khách hàng có đủ năng lực hành vi hay chưa Vấn đề rắc rối phát sinh khi

khách hàng ở tuổi vị thành niên Một là, theo quy định của pháp luật ở một số

nước, có một số loại hàng hoá cấm bán cho đối tượng là vị thành niên như thuốc

lá, rượu, sách báo khiêu dâm v.v…Theo pháp luật của những nước này, người bántrong trường hợp này có thể bị buộc vào tội hình sự hoặc phải chịu trách nhiệmdân sự nếu không biết chắc khách hàng của mình đã đủ tuổi hành vi hay chưa Rất

khó xác định được điều này khi mua hàng qua mạng Hai là, các hợp đồng giao

kết với tuổi vị thành niên mà không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu củachúng cũng sẽ bị vô hiệu Vấn đề là hợp đồng sẽ bị vô hiệu với vi thành niênnhưng vị thành niên sẽ được miễn trách nhiệm và sẽ gây ra nhiều hậu quả pháp lýcho người bán

thể thấy vai trò của người thứ ba trong việc giao kết hợp đồng điện tử, vai trò củabên thứ ba là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực là rất quan trọng

vì họ có thể đảm bảo giá trị pháp lý và tính hiệu lực của hợp đồng điện tử Chính

họ là người chuyển, lưu giữ các thông tin điện tử, các thông điệp số, cung cấpchứng thực xác nhận độ chính xác và tin cậy của các thông tin điện tử và các thôngđiệp số đó Vì vậy, để các hoạt động TMĐT phát huy hết vai trò của nó một cách

có hiệu quả thì pháp luật về TMĐT cần phải có các quy định về trách nhiệm vàgiới hạn trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng với các thông tin mà họgửi, nhận và lưu trữ trong máy chủ Đồng thời cũng cần phải ban hành các quyđịnh pháp lý cụ thể điều chỉnh hoạt động của các cơ quan chứng thực trên mạng.Những quy định này chính là cơ sở pháp lý hướng dẫn việc giao kết hợp đồng điện

tử mà các chủ thể giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh

Trang 18

doanh trên mạng phải nghiên cứu để tuân thủ trước khi thực hiện giao kết hợpđồng điện tử nói chung và giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói riêng, nếu họmuốn thành công trong lĩnh vự kinh doanh đặc biệt này.

Tóm lại, việc xác định năng lực của chủ thể trong giao kết hợp đồng điện tử là

vô cùng quan trọng, với tính đặc thù của loại hình kinh doanh này mang tính phibiên giới nên nó mang trong mình những rủi ro pháp lý về chủ thể giao kết hợpđồng mà những nhà kinh doanh cần hết sức cẩn trọng trong việc giao kết hợp đồngđiện tử Chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng trong việc xác định năng lực của chủ thểgiao kết hợp đồng điện tử có thể đem lại cho những nhà cung cấp hàng hoá (dịchvụ) những tổn thất và hậu quả pháp lý nghiêm trọng

Hình thức hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, hay nói cáchkhác, là hợp đồng điện tử không sử dụng các hình thức hợp đồng truyền thống nhưhợp đồng bằng lời nói, bằng hành vi hay bằng văn bản Hợp đồng điện tử có thể làhợp đồng được thảo và gửi qua thư điện tử hoặc là hợp đồng nhấn nút đồng ý quacác trang web bán hàng, theo đó, khi người mua nhấn vào nút “tôi đồng ý” trêntrang web bán hàng (có chứa các điều kiện mua bán trước khi giao dịch hoànthành) thì hợp đồng được coi là giao kết và các bên phải thực hiện các cam kết củamình

Một trong những vấn đề khó khăn của hợp đồng điện tử là các thoả thuậnnhư vậy thường được thực hiện trong môi trường hoàn toàn trực tuyến Một môitrường như vậy liệu có mang tính ràng buộc pháp lý hay không?

Câu hỏi này cũng như những khó khăn nêu trên được lý giải rõ hơn nếu điểmqua một số dạng, một số biểu hiện của hình thức hợp đồng điện tử mà chúng được

sử dụng phổ biến hiện nay trong giao kết hợp đồng điện tử Các dạng biểu hiện vềhình thức của giao kết hợp đồng điện tử là:

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange viết tắt là EDI) làviệc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” Có cấu trúc nghĩa là các thông

Trang 19

tin trao đổi được các đối tác thoả thuận với nhau sẽ tuân thủ theo một khuân dạngnào đó từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặcgiữa các đơn vị đã thoả thuận buôn bán với nhau Theo cách này, sẽ tự động hoáhoàn toàn không cần đến sự can thiệp của con người Theo uỷ ban của Liên HiệpQuốc về Luật Thương mại Quốc Tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử

được quy định như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông

tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử,

có sử dụng một tiêu chuẩn đã đựoc thoả thuận để cấu trúc thông tin”

Hình thức thanh toán điện tử

Một trong những dạng biểu hiện của hình thức hợp đồng điện tử là thanhtoán điện tử Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thôngqua bản tin điện tử (electronic message) thay cho việc dùng tiền mặt Ví dụ, trảlương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻmua hàng, thẻ tín dụng v.v…Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toánđiện tử đã mở rộng và được thực hiện dước các hình thức khác nhau như:

- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange,

gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giaodịch với nhau bằng điện tử

- Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát

hành ( ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự

do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong phạm vi một nướccũng như giữa các quốc gia với nhau; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật sốhoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hoá” (digital cash)

- Túi tiền điện tử (electronic purse), còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền mặt

Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (storedvalue card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó

Hình thức phổ biến của hợp đồng điện tử là thư điện tử Luật giao dịch điện

tử Việt Nam năm 2005 quy định: “Hình thức hợp đồng điện tử là hợp đồng được

Trang 20

thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”( Điều 33) Điều 10 của Luật này giải thích

rõ: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,

chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax…”.

Các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước…sử dụng thư điện tử để gửi chonhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail,viết tắt là e-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúcđịnh trước nào

Trên đây liệt kê ba dạng biểu hiện về hình thức của hợp đồng điện tử Vềmặt kỹ thuật công nghệ thông tin, các dạng biểu hiện về hình thức của hợp đồngđiện tử này còn được gọi là thông điệp dữ liệu điện tử Vậy hình thức hợp đồngdưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử này có giá trị pháp lý như thế nào? Luật phápcác nước khác nhau quy định không giống nhau về vấn đề này Các nước theo hệthống luật Anh-Mỹ (Comon law) thừa nhận dữ liệu máy tính là một tài liệu vì nóchứa “những thông tin có thể đọc được, có thể lưu trữ trong máy tính hoặc các file

dữ liệu” Mặc dù vậy, dữ liệu máy tính chưa thoả mãn đầy đủ các yêu cầu đượccoi là dạng văn bản Theo điều 1 Luật năm 1978 của Anh thì: “Văn bản được hiểu

là bản đánh máy, bản in, bản ảnh và các hình thức thể hiện từ ngữ ở dạng hữu hình”14 Dữ liệu máy tính không được coi là hữu hình

Giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử được Luật mẫu của UNCITRAL thừanhận, theo Điều 5; Điều 6 của Luật này quy định không có sự khác nhau về giá trịpháp lý giữa tài liệu điện tử và tài liệu trên giấy Tuy nhiên, Luật mẫu chỉ có giá trịkhi các bên dẫn chiếu trong hợp đồng thì nó mới có giá trị thực sự

Luật thương mại Việt Nam năm 1997 khẳng định thư điện tử và các hìnhthức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản (Điều 49) Luật

thương mại năm 2005, Điều 15 đã có quy định rõ hơn: “Trong hoạt động thương

mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản” Luật

giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 cụ thể: “thông điệp dữ liệu được thể hiệndưới hình thức trao đổi dữ kiệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, fax

Trang 21

và các hình thức tương tự khác” (Điều 10) Luật giao dịch điện tử năm 2005 khẳngđịnh giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử trên là: “Thông tin trongthông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thểhiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” (Điều 11) Nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp

về vấn đề này, đặc biệt, nhằm làm yên lòng các doanh nghiệp cũng như các chủthể tham gia giao kết hợp đồng điện tử, Điều 12 luật Giao dịch điện tử năm 2005quy định: “Trong trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằngvăn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tinchứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếukhi cần thiết” Những quy định này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng thừa nhận giá trịpháp lý các hình thức khác nhau của hợp đồng điện tử nếu những thông hình thứcnày có chứa những thông tin có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khicần thiết Như vậy, trong những năm gần đây, thực tiễn pháp lý nhiều nước trênthế giứo cũng như Việt Nam đã có sự thừa nhận là hình thức hợp pháp của hợpđồng điện tử, có giá trị pháp lý như văn bản, có giá trị làm chứng cứ (nếu đáp ứngcác điều kiện do luật định) Vấn đề còn lại là phải làm sao để những thông tin chứatrong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập được và sử dụng được để tham chiếukhi cần thiết

Thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử

Về trình tự giao kết hợp đồng điện tử, các bên giao kết vẫn phải tuân theonhững quy định về đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng) và chấp nhận chào hàngnhư đối với việc giao kết hợp đồng truyền thống Tuy vậy, việc “gửi” và “nhận”một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng được thể hiện dưới hình thức mộtthông điệp dữ liệu có tính chất khác với việc gửi và nhận một hình thức “vật chất”thông thường Vấn đề được đặt ra khi giao kết hợp đồng điện tử là: Khi nào chàohàng bắt đầu có hiệu lực, khi nào chấp nhận chào hàng được coi là đã được gửi đihay đã nhận bởi người chào hàng? Vì chào hàng và chấp nhận chào hàng là nhữngthông tin được tao ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiệnđiện tử cho nên quá trình này thường không cần có sự can thiệp trực tiếp của con

Trang 22

người Điều này dẫn đến một khó khăn trong việc xác định thời gian và địa điểmgiao kết hợp đồng Thời gian giao kết hợp đồng là yếu tố quan trong xác định thờiđiểm có hiệu lực của hợp đồng khi không có một thoả thuận nào khác của các bên.Còn địa điểm giao kết hợp đồng là một trong những căn cứ để xác định luật điềuchỉnh các giao dịch trọng hợp đồng quốc tế.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là, khi nào hợp đồng được coi là giao kết Dù ápdụng thuyết tiếp thu hay thuyết tống phát thì cũng cần phải xác định thời điểm mộtthông điệp dữ liệu (ví dụ, một chấp nhận chào hàng được “gửi” bởi người khởi tạo-người được chào hàng) được “nhận” bởi người nhận (người chào hàng) Thờiđiểm được chuyển ra ngoài hệ thống thông tin của người gửi, hay thời điểm thôngđiệp dữ liệu được nhập vào một hệ thống thông tin ngoài tầm kiểm soát của ngườigửi Còn thời gian nhận được thông điệp số là thời điểm thông điệp đó nhập vào

hệ thống thông tin của người nhận, khi nó đến máy chủ của người chào hàng, khi

nó được tải về máy tính của người này, hay khi người chào hàng đọc nó? Các thờiđiểm này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm người chào hàng nối mạng.Trong các án lệ về giao kết hợp đồng điện tử, trọng tài, toà án thường xét đến thờigian tiếp nhận dự kiến, thường được xác định bằng cách giả định rằng người chàohàng phải liên tục, một cách hợp lý, kết nối để nhận các thông điệp (e-mail vănbản chẳng hạn) gửi đến mình và khi nhận được thì phải đọc ngay khi đã tải về.Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn khi phải dự tính đến chênh lệch múi giờ giữa cácnước, giờ mở văn phòng…Ví dụ, nếu một thông điệp chấp nhận chào hàng đượcgửi ngày 30/09/2007 lúc 18h30, hợp đồng sẽ được coi là giao kết vào ngày làmviệc kế tiếp, tức ngày 01/10/2007 khi văn phòng của người chào hàng bắt đầu mở

cửa Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL, Điều 15 quy định: “ việc gửi một

thông tin số hóa được coi là hoàn thành khi thông tin đó vào hệ thông thông tin không phụ thuộc vào người gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa người gửi và người nhận”.

Trong Luật giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005, Điều 17 quy định rõ:

Trang 23

“Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời

điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: thời điểm gửi một thông điệp

dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này vào hệ thống thông tin nằm ngoài tầm kiểm soát của người khởi tạo”

Về thời điểm nhận dữ liệu, Điều 19 của Luật giao dịch điện tử Việt Nam năm

2005 quy định như sau: “Nếu người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để

nhận thông điệp dữ liệu , thời điểm nhận được thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp nhập vào hệ thống thông tin đã được chỉ định Nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận”

Như vậy, nếu Luật mẫu của UNCITRAL chủ yếu nhấn vào thời điểm ngườinhận truy cập vào hệ thống thông tin thì luật giao dịch điện tử của Việt Nam lạinhấn mạnh vào thời điểm thông điệp dữ liệu đi vào hệ thống thông tin

Tuy nhiên, có thể nhận thấy cả 2 nguồn luật trên đều đã gián tiếp gắn kếtgiao dịch điện tử vào với một mạng truyền nhất định, thông qua việc đề cập tới cáckhái niệm về hệ thống thông tin nằm ngoài tầm kiểm soát của người nhận Vậynếu như theo cách hiểu giao dịch điện tử thực hiện bằng các phương tiện điện tử

và không gắn với một mạng truyền tin thì khái niệm hệ thống thông tin của ngườigửi và người nhận sẽ được hiểu như thế nào? Đây vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ cho cácnhà làm luật của Việt Nam và quốc tế

Khó khăn tương tự cũng sẽ phát sinh khi xác định địa điểm giao kết hợpđồng Người chào hàng có thể thực hiện việc trao đổi dữ liệu để giao kết hợp đồngđiện tử ở khắp nơi, không nhất thiết phải là trụ sở, hay tại nơi cư trú của mình Cácbên trong giao dịch TMĐT tiếp xúc với nhau trong môi trường ảo, một môi trường

“số hoá”, mọi lúc, mọi nơi đề có thể truy cập vào mạng để gửi và nhận thông điệp

dữ liệu Vậy địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu (nhằm xác định địa điểmgiao kết hợp đồng) có phải là địa điểm các bên có mặt, một cách thực tế, khigửi/nhận hay không? Một địa điểm như vậy sẽ được xác minh và chứng minh nhưthế nào? Điều này dường như là khó có thể thực hiện được do tính phi biên giới và

Trang 24

tính ảo của môi trường điện tử Và khi đã xác định được một địa điểm như vậy thì

sẽ xảy ra những trường hợp địa điểm này lại không có mối liên hệ với các chủ thểtham gia, với nơi phát sinh nghĩa vụ hay nơi thực hiện nghĩa vụ Trong bối cảnh

đó, vấn đề đặt ra sẽ là cần phải xác định địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệunhư thế nào và theo nguyên tắc nào?

Luật mẫu của UNCITRAL Điều 15, khoản 4 quy định như sau: “Thông điệp

dữ liệu được suy đoán là đã được gửi đi từ người gửi đặt tại cơ sở và được nhận tạinơi người nhận đặt tại cơ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa người gửi vàngười nhận” Nếu người gửi và người nhận có nhiều hơn một cơ sở thì cơ sở nhậntin hoặc gửi tin là cơ sở có liên quan chặt chẽ nhất với hoạt động diễn ra tại đó,hoặc nếu không có hoạt động diễn ra tại đó thì là cơ sở chính Nếu nếu người gửihoặc người nhận không có cơ sở nào thì đó là nơi người nhận hoặc người gửithường trú Nơi liên quan chặt chẽ đến hoạt động diễn ra tại đó có thể được hiểu lànơi diễn ra hoặc liên quan nhiều nhất tới giao dịch đối tượng của hợp đồng Tuynhiên, lại không có quy định rõ thế nào là chặt chẽ, do đó vấn đề này có lẽ sẽ đượcquyết định bởi từng cơ quan giải quyết cụ thể

Theo Luật giao dịch điện tử của Việt Nam 2005 thì địa điểm gửi nhận các

thông điểm dữ liệu được quy định tai Điều 17,119 như sau : “địa điểm gửi, nhận

thông điệp dữ liệu là “ trụ sở của người khởi tạo, người nhận nếu người khởi tạo

là cá nhân Nếu người khởi tạo/người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi/ nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết với giao dịch” Tuy nhiên, vấn

đề còn bỏ ngỏ là nếu người gửi/nhận giao dịch tại 1 cửa hàng internet hoặc tại mộtnơi mình đang đi công tác thì sao?

Nội dung của hợp đồng điện tử

Nội dung của một hợp đồng điện tử bao gồm các điều khoản thoả thuận giữacác chủ thể Đối với hợp đồng điện tử, các điều khoản này mang tính kỹ thuật điện

tử rất cao và thường do người bán (hoặc người cung ứng dịch vụ) làm sẵn và hiểnthị trên web của mình

Trang 25

Vì vậy, khi nói đến nội dung của hợp đồng điện tử, khác với hợp đồng truyềnthống- hợp đồng mà khi đàm phán để tiến tới giao kết, các bên thường chỉ chú ýđến các điều khoản chủ yếu làm thành nội dung của hợp đồng như đối tượng củahợp đồng, giá cả, điều kiện thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng v.v…Ở hợpđồng điện tử, các bên giao kết hợp đồng bắt buộc và trước hết phải chú ý đếnnhững quy định có tính kỹ thuật của công nghệ tin học Đó là cách hiển thị nộidung của hợp đồng điện tử Nếu không thao tác tốt, chính xác quy trình kỹ thuậtnày thì việc giao kết hợp đồng điện tử về mặt nội dung cũng không thể đạt được.

Vì vậy, khía cạnh pháp lý của quy trình giao kết liên quan đến nội dung của hợpđồng điện tử Từ đó, có thể khẳng định, các yêu cầu về mặt kỹ thuật của cách hiểnthị nội dung của hợp đồng điện tử cũng chính là cơ sở pháp lý mà các bên phảituân thủ khi giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là hợp đồng TMĐT

1.5.1 Cách hiển thị nội dung của hợp đồng điện tử

Để những nội dung này có hiệu lực thì trước hết phải thu hút được sự chú ýcủa người truy cập Các cách hiển thị hiện nay là:

- Hiển thị không có đường dẫn “without hyperlink” Theo cách này, người

bán thường ghi chú ở cuối mỗi đơn hàng rằng: “Hợp đồng này tuân theo các điềukhoản tiêu chuẩn của công ty” Tuy nhiên, cách thức này có nhượng điểm là chưa

đủ mạnh để thu hút sự chú ý của khách hàng và nếu khách hàng có để ý tới đi nữathì họ cũng không biết tìm các điều khoản tiêu chuẩn của công ty ở đâu

- Hiển thị có đường dẫn “with hyperlink”: Ở trường hợp này, cũng có sự

ghi chú giống như trường hợp trên nhưng có đường dẫn đến trang web chứa cácđiều khoản tiêu chuẩn của công ty Cách thức này được phần lớn người bán trựctiếp sử dụng Nhược điểm của phương pháp này là chưa chắc khách hàng đã vàotrang web để đọc các điều khoản chủ yếu nói trên

- Hiển thị điều khoản ở cuối trang web: Theo cách hiển thị này, thay vì

đường dẫn tới một trang web khác thì người bán trực tuyến để toàn bộ điều khoản

ở cuối trang Khách hàng muốn xem hết trang web thì buộc phải thực hiện thao táccuộn trang và buộc phải đi qua các điều khoản Tất nhiên, việc đọc hay không tuỳ

Trang 26

thuộc vào chính bản thân khách hàng nhưng nó cũng thể hiện rõ thiện chí củangười bán trong việc muốn cung cấp, chuyển tải nội dung hợp đồng đến taykhách hàng.

- Hiển thị điều khoản ở dạng hộp thoại (Dialogue Box): Khách hàng muốn

tham gia giao kết hợp đồng phải kéo chuột qua tất cả các điêug khoản ở cuối trangrồi mới tới được hộp thoại “tôi đồng ý” hoặc “tôi đã xem các điều khoản hợpđồng” Khi click chuột vào hộp thoại này thì coi như hợp đồng đã được giao kết.Phương pháp này khắc phục những nhược điểm của hai phương pháp trên ở chỗ:khi khách hàng click chuột vào hộp thoại có nội dung như trên, họ sẽ tự có nhucầu và phải đọc những điều khoản mà họ đồng ý ràng buộc bản thân Tuy nhiên,cách thể hiện nội dung này không phải là không có nhược điểm Nhược điểm đó làngười truy cập sẽ cảm thấy nản khi phải đọc những điều khoản dài ở cuối trang

Họ có thể bỏ cuộc giữa chừng, đặc biệt là khi mua bán những mặt hàng hoặc dịch

Trang 27

được tải về trong một thời gian hợp lý, nếu không, người bán sẽ hoàn trả lại tiềncho người mua.

1.5.3 Một số điều khoản đặc biệt cần lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử

Trong hợp đồng điện tử, có một số điều khoản được coi là các điều khoảnđặc biệt quan trọng liên quan tới tính hiệu lực của hợp đồng điện tử Đó là:

điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực) Trong hợp đồng truyền thống, vấn đềkhi nào hợp đồng có hiệu lực đã được quy định bởi rất nhiều quy tắc và thực tiễnthương mại, qua lịch sử phát triển của thương mại Tuy nhiên, đối với lĩnh vựcgiao kết trực tuyến, vấn đề này trở nên phức tạp hơn Thuyết tống phát hay thuyếttiếp thu có còn ý nghĩa nữa không? Chấp nhận chào hàng như thế nào sẽ có hiệulực và hợp đồng hình thành? v.v… Đối với hợp đồng điện tử, một điều dễ nhậnthấy là người soạn sẵn hợp đồng luôn muốn dành cho mình nhiều lợi thế Do đó,

họ luôn quy định sẵn thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bằng cách sử dụngđiều khoản hình thành hợp đồng Điều khoản hình thành hợp đồng thường đượcquy định như sau:

Hình thành hợp đồng

Các giao dịch của công ty hiện chỉ là các chào hàng tự do Giá cả và hàng hoá

có thể thay đổi Các Quý khách hàng đồng ý không thay đổi những điều khoản vànhững điều kiện đã được công ty quy định ở mẫu này Thoả thuận này chỉ là lờichào hàng từ phía Quý khách hàng mà không ràng buộc cho công ty cho đến khicông ty gửi thư điện tử chấp nhận và quý khách hàng đã nhận được thư điện tử đó.Công ty bảo lưu quyền từ chối lời chào hàng của Quý khách hàng vì bất kỳ lý dogì

Nguồn: Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, Trang 76 - NXB Lao

Động Xã Hội, năm 2006 – GS.TS Nguyễn Thị Mơ chủ biên

Một điều khoản được soạn sẵn như vậy rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi của ngườibán trực tuyến Vì người mua, khi giao kết hợp đồng điện tử kiểu như thế này sẽphải đọc kỹ để hiểu rằng nếu mình click vào hộp thoại thì người mua đã tự ràng

Trang 28

buộc mình với những điều kiện mà người bán đưa ra và sẽ khó thay đổi theo ýmình Trong trường hợp này, rõ ràng thuyết tống phát hay tiếp thu sẽ không còn có

ý nghĩa nữa

Người bán trực tuyến luôn sử dụng loại điều khoản này để chối bỏ hoặc cố ý giảmthiểu trách nhiệm của mình càng nhiều càng tốt

các hợp đồng điện tử, điều khoản này được quy định rất chi tiêt Phương thứcthanh toán chủ yếu là phương thức điện tử, theo đó, người mua cung cấp số thẻ tíndụng cho người bán Phần lớn rủi ro thuộc về người mua Việc thanh toán chỉ coinhư hoàn tất khi người bán nhận được tiền chứ không phải vào thời điểm ngườimua nhập số thẻ tín dụng Ngoại trừ những công ty làm ăn chân chính, các công ty

“ma” thường xuyên phủ nhận việc tiền đã đến tay họ Tuy nhiên, trong thực tiễngiải quyết tranh chấp phát sinh từ giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, để bảo

vệ người mua trực tuyến, một số ít toà án cho rằng, nếu người bán mô tả quy trìnhthanh toán và người mua đã thực hiện đúng chỉ dẫn đó thì coi như người mua đãhoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình

1.5.4 Vấn đề về lỗi kỹ thuật trong nội dung hợp đồng điện tử

Khi giao kết hợp đồng điện tử qua trang web, người mua dường như phải tựmình làm mọi việc, tự chọn hàng, số lượng, phương thức thanh toán đến việc giaohàng v.v…nên dễ phạm phải các lỗi về thao tác kỹ thuật Những lỗi này mang tínhkhách quan, thể hiện sự không thống nhất giữa thao tác bên ngoài với ý chí bêntrong của người mua, do bị ảnh hưởng bởi yếu tố kỹ thuật của công nghệ tin học.Trong trường hợp này, không thể ràng buộc người mua vì các lỗi kỹ thuật đó.Trong thực tiễn, một số nước cho phép người mua không bị ràng buộc bởi hiệu lựccủa hợp đồng bằng cách thông báo ngay cho người bán về lỗi kỹ thuật này Tuynhiên, trường hợp này hiếm khi được toà án chấp nhận vì theo quan điểm của toà

án, người bán được coi là phải có sự thuần phục, nhuần nhuyễn trong kỹ thuật muabán trực tuyến

Trang 29

dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữliệu được ký.

Chữ ký điện tử trên thực tế tồn tại ở nhiều dạng Ví dụ, ở Anh, con dấu củamột công ty đã được coi là chữ ký, hoặc bản fax của một chữ ký cũng có giá trịnhư bản chính Nhiều phương pháp để “áp” các dấu trên giấy đã được công nhậnnhư là một chữ ký, ví dụ như là một bức thư được in trên giấy tiêu đề của mộtcông ty cũng có thể được coi là được “ký” Như vậy, để phát triển việc giao kếthợp đồng điện tử, người ta đã “mềm hoá” các quy định về chữ ký điện tử và côngnhận nhiều hình thức của chữ ký này

Chỉ cần tồn tại một sự xác nhận nào đó là đã đủ điều kiện để chữ ký điện tửtrở thành một chữ ký có hiệu lực Đối với các thư điện tử, người viết thường tạomột dữ liệu chữ ký ở cuối thư và hình thức này cũng được pháp luật nhiều nước,đặc biệt là các nước theo hệ thống pháp luật Common law chấp nhận có giá trị nhưmột chữ ký Tuy nhiên, trên thực tế các thức này không an toàn và dễ bị ăn cắp(chỉ bằng một thao tác cắt-dán đơn giản) Vì vậy, các nước thường đưa ra nhữngquy định liên quan đến chữ ký điện tử nhằm chống lại các hành vi ăn cắp hay hành

vi mạo danh chữ ký điện tử Giao kết hợp đồng điện tử mà không tìm hiểu kỹ cácquy định của pháp luật hiện hành về chữ ký điện tử sẽ đặt các doanh nghiệp vàonhững rủi ro khôn lường

1.6.2 Bảo mật chữ ký điện tử

Trang 30

Pháp luật các nước thường quy định về bảo mật chữ ký điện tử Một trongnhững phương pháp tiên tiến đang được nhiều nước áp dụng để bảo mật chữ kýđiện tử là mã hoá chữ ký điện tử.

Mã hoá là khoa học về an ninh thông tin, nó gắn liền với các hệ thống xáotrộn thông tin và sau đó sắp xếp lại các thông tin này Các chuyên gia an ninhthông tin hiện nay nghiêng về sủ dụng phương pháp mã hoá chữ ký có tênlà hạtầng mã hoá công khai (Public Key Infrastructure - PKI) Đây làmột một trongnhững phươngpháp an toàn và sủ dụng một thuật toán để mã hoá các văn bản trựctuyến, theo đó, chỉ có các bên có thẩm quyền truy cập được vào các văn bản này.Các bên này có chìa khoá để đọc và ký vào các văn bản, bởi vậy nó có khả năngđảm bảo không có ai mạo danh chữ ký Mặc dù các tiêu chuẩn kỹ thuật chophương pháp này đang trong quá trình nghiên cứu và xây dựng công nghệ PKIđược mong chở chắc chắn sẽ được chấp nhận rộng rãi trong tương lai và các doanhnghiệp, những người tiêu dùng sẽ có khả năng sở hữu và sử dụng chữ ký điện tử

mã hoá này

2 Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử

Khi áp dụng một phương thức hiện đại như các phương tiện điện tử tronggiao kết hợp đồng thì các bên cạnh các tiện ích mà giao kết hợp đồng điện tử manglại, các bên phải đối mặt với một số rủi ro nhất định, cả về mặt kỹ thuật, về mặtthương mại cũng như về mặt pháp lý

Khái niệm rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử

Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử là những tổn thất, mất mát xảy ratrong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử của những người sử dụng, nó có tácđộng xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng như lợi ích của người

sử dụng

Phân loại rủi ro

Rủi ro từ vấn đề pháp lý

Trang 31

Rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý thường đưa đến tranh chấp kiện tụng kéodài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro pháp lý

Rủi ro về thiếu thông tin

Sự bùng nổ thông tin hiện nay với sự hỗ trợ của mạng Internet đã góp phầnkhông nhỏ vào sự thành công của các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT nhưng cũng

là sự mở đầu cho những thất bại của những doanh nghiệp chậm đổi mới và thiếuthông tin trong kinh doanh Rủi ro về thông tin thể hiện như sau:

hoặc không thực hiện hợp đồng

sản xuất sản phẩm trên thị trường

Ví dụ 1: Rủi ro về thiếu thông tin về đối tác khi tham gia giao kết hợp đồng

điện tử dẫn đến bị lừa.

Vụ lừa đảo tín dụng của nhóm Colony Invest

Trang 32

Từ tháng 5/2007 các đối tượng tham gia vụ việc đã sử dụng trang webwww.colonyinvest.net để tuyên truyền mọi người tham gia đầu tư tài chính vàocác dự án của công ty Colony Invest Management Inc có địa chỉ tại Hoa Kỳ Đặcbiệt thủ đoạn dụ dỗ chính là tỷ lệ lãi suất rất cao (từ 2,5% đến 3%/ ngày theo môhình đa cấp với nhiều hình thức chia lợi nếu như người tham gia giới thiệu đượcngười tham gia tiếp theo, cụ thể: được 10% trên số tiền đầu tư nếu trực tiếp giớithiệu được 1-3 người, từ người thứ 4 đến người thứ 6 sẽ được 12%, từ người thứ 7trở lên sẽ được 15% (những người này gọi là tầng 1, còn người giới thiệu đượcxem như là trưởng một nhóm đầu tư) Ngoài ra, nếu những người thuộc tầng lớp 1lại tiếp tục giới thiệu được những người tiếp theo thì người giới thiệu cấp 1 sẽđược hưởng lợi gián tiếp trên tổng số tiền đầu tư tối đa đến 8 tầng Với thủ đoạnnày, nhóm lừa đảo đã dụ dỗ được gần 30.000 người tham gia góp tiền rồi chiếmđoạt toàn bộ số tiền này.

Một trong những thủ đoạn của nhóm lừa đảo sử dụng để tạo niềm tin cho cácnạn nhân là lập website với những thông tin không có thực về một tập đoàn tàichính lớn của nước ngoài (website www.colonyinvest.net được đăng ký tên miềnquốc tế nên không có cơ chế kiểm soát và quản lý thông tin về người đăng ký).Ngoài ra, website này có một phần mềm tạo tài khoản (account) và tính điểm dựatrên số tiền người tham gia đóng góp(9) Thực tế xác minh của cơ quan điều tra chothấy việc giao dịch, chuyển tiền đều được hực hiện bằng các phương thức thôngthường như chuyển tiền mặt trao tay hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, hoàn toànkhông có việc giao dịch qua mạng

Bên cạnh website này, nhóm lừa đảo còn tiến hành nhiều thủ đoạn truyềnthông tinh vi khác như tuyên truyền lãi suất cực cao từ 2% đến 3%/ngày, xây dựng

hệ thống đại lý theo kiểu kinh doanh bán hàng đa cấp với tỷ lệ hoa hồng cao, tổchức quảng cáo rầm rộ ở nhiều nơi Thậm chí, nhóm lừa đảo còn mời văn phòngluật sư hướng dẫn nhằm lừa bịp, lôi kéo nhiều người tham gia Kết quả là mặc dùviệc giao dịch nhận tiền không có chứng từ như hóa đơn, biên lai nhận tiền nhưng

9.<Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, trang 42>

Trang 33

rất nhiều nạn nhân ở nhiều địa phương trong cả nước đã tin cập nộp tiền cho bọnlừa đảo.

http://www.nhandan.com.Việt Nam/tinbai/?top=40sub=67article=111470

Qua vụ việc trên chúng ta thấy việc tìm hiểu rõ thông tin về đối tác là rất quantrọng trong các giao dịch điện tử, việc thiếu thông tin về đối tác sẽ là rủi ro lớn chocác bên tham gia giao kết hợp đồng và đem lại hậu quả xấu đến lợi ích của người

sử dụng Ví dụ trên là một minh chứng rõ nét về những rủi ro phát sinh do việcthiếu thông tin chính xác về đối tác khiến những người đầu tư bị lừa gạt, việc giaodịch qua mạng Internet không chỉ dựa vào lòng tin mà quan trọng hơn là nhữngthông tin chắc chắn về đối tác của mình để có thể có những giao dịch hiệu quả

Để khắc phục được rủi ro về mặt thông tin điều quan trọng là doanh nghiệp,người sử dụng phải điều tra các khách hàng tiềm năng, thẩm định năng lực tàichính của các đối tác để đảm bảo họ có đủ khả năng thanh toán và thực hiện đơnhàng cũng như không có yếu tố lừa đảo

Ngoài ra, TMĐT và các giao dịch điện tử qua mạng đang ngày càng trở thànhnhu cầu cấp thiết Các thông tin được truyền đi trong TMĐT và các giao dịch đều

là những thông tin rất quan trọng như đơn đặt hàng, số tài khoản, thông tin về sảnphẩm, khuyến mại, giảm giá, hợp đồng và các điều khoản giao dịch…Tuy nhiên,với các thủ đoạn tinh vi, nguy cơ bị ăn cắp thông tin qua mạng ngày càng gia tăng.Hiện nay, giao dịch qua Internet chủ yếu sử dụng phương thức TCP/IP Đây làgiao thức cho phép các thông tin được gửi từ máy tính này tới máy tính khác quamột loạt các máy trung gian hoặc mạng riêng biệt Chính điều này đã tạo cơ hộicho những kẻ trộm công nghệ cao và các hacker có thể thực hiện các hoạt độngphi pháp Các thông tin được truyền trên mạng đều có thể gặp một số rủi ro sau:

của nó không còn

thay thế khi đến tay người nhận

Trang 34

- Bị mạo danh: (Impersonation): Thông tin được gửi tới cá nhân mạo nhận làngười nhận hợp pháp theo 2 hình thức Hình thức thứ nhất là bắt chước, tức là một

cá nhân có thể giả vờ như người khác bằng cách sử dụng địa chỉ email của mộtngười khác hoặc giả mạo một tên miền của một trang web Hình thức thứ 2 làxuyên tạc, tức là một cá nhân hay một tổ chức có thể đưa những thông tin khôngđúng sự thật về họ như một trang web mạo nhận ăn cắp tín dụng và không bao giờgửi hàng cho khách hàng

Ví dụ : Rủi ro về giả mạo nhãn hiệu hàng hoá

Trường hợp SFR (Công ty điện thoại truyền hình của Pháp)(10)

Công ty điện thoại truyền hình của Pháp chuyên cung cấp và khai thác mạnglưới truyền hình, cái tên SFR được đăng ký thành lập vào tháng 12/1998 tại cơquan bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc gia (INPI) của Pháp Công ty cũng đã đăng kýnhãn hiệu của mình vào năm 1995 tại tổ chức thế giới về bảo hộ sở hữu trí tuệ(OMPI) và tại phòng cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu của Mỹ vào năm 1998 Khicông ty SFR, đã sở hữu tên miền dạng “.fr” xin đăng ký dạng “.com”, thì cái tênmiền sfr.com đã được một công ty của Mỹ có tên W3System Inc sử dụng Công tynày chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có 1 trang web là www.W3 Inc.com và trên web đó họ cấp hoặc bán các tên miền có dạng tương ứng vớiphần lớn các nhãn hiệu của Pháp như Aerospatiale, Agnè B, Bouygues, TF1 vàđặc biệt là “sfr.com” đăng ký năm 1997

Qua ví dụ này ta cũng thấy được rủi ro về thông tin khi bị mạo danh và giảmạo, nó gây thiệt hại nặng nề cho công ty bị giả mạo

- Bị thay đổi nội dung thông tin: Thông điệp bị lộ nội dung và bị thay đổi các nộidung quan trọng, gây ra những hiểu nhầm cho người nhận

2.2.3 Rủi ro từ khía cạnh kỹ thuật và an ninh mạng

Trong lĩnh vực này, có 3 bộ phận rất dễ bị tấn công và tổn thương khi thựchiện các giao dịch TMĐT đó là: Hệ thống khách hàng, máy chủ của doanh nghiệp

và đường dẫn thông tin Có bảy dạng rủi ro nguy hiểm nhất đối với an ninh của

10.< Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, trang 41>

Trang 35

các website và các giao dịch giao kết hợp đồng điện tử.

nhau như virus, worm Đây là các chương trình máy tính có khả năng nhân bảnhoặc tự tạo các bản sao của chính mình và lây lan ra các chương trình, các tệp dữliệu khác trên máy tính

truy cập trái phép vào một website hay một hệ thống máy tính Lợi dụng các điểmyếu ( hay còn gọi là các lỗ hổng ) trong hệ thống bảo vệ của website và lợi dụng

ưu điểm của internet là một hệ thống mở để tấn công nhằm phá hỏng những hệthống bảo vệ của website hay hệ thống máy tính của một tổ chức

có thể xảy ra trong trường hợp thẻ tín dụng bị mất, bị đánh cắp, các thông tin về sốthẻ, mã PIN, các thông tin về khách hàng bị tiết lộ và sử dụng bất hợp pháp, hoặctrong trường hợp xảy ra các rủi ro khác Trong TMĐT, các hành vi gian lận xảy ra

đa dạng và phức tạp hơn Nếu như trong thương mại truyền thống, việc mất thẻhoặc bị đánh cắp thẻ là mối đe dọa lớn nhất đối với khách hàng thì trong TMĐT,thì mối đe dọa lớn nhất là việc mất các thông tin liên quan đến thẻ hoặc các thôngtin liên quan đến giao dịch sử dụng thẻ trong quá trình diễn ra giao dịch Các tệp

dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng thường là những mục tiêu hấp dẫn đối với cáctin tặc khi tấn công các website TMĐT để lấy cắp các thông tin cá nhân của kháchhàng như tên, địa chỉ, số điện thoại…để mạo danh khách hàng lập các khoản tíndụng mới nhằm phục vụ những mục tiêu khác

Một sự lo ngại khác của người bán là sự phủ định đối với các đơn hàng quốc

tế Trong trường hợp một khách hàng quốc tế đặt hàng và sau đó từ chối hànhđộng này, người bán trực tuyến thường không xác định rằng thực chất hàng hóa đãđược giao đến tay khách hàng hay chưa và chủ thẻ tín dụng có thực sự là người đãthực hiện đơn đặt hàng hay không?

Trang 36

- Sự lừa đảo: lừa đảo trong TMĐT là việc tin tặc sử dụng các địa chỉ thư điện

tử giả hoặc mạo danh một người nào đó thực hiện những hành động phi pháp Sựlừa đảo cũng có thể liên quan đến sự thay đổi hoặc làm chệch hướng các liên kếtweb đến một địa chỉ khác với các địa chỉ thực hoặc tới một website giả mạowebsite thực cần liên kết

biện pháp khác nhau để làm tràn ngập hoặc dẫn tới tắc nghẽn mạng truyền thônghoặc sử dụng số lượng lớn máy tính tấn công vào một mạng (dưới dạng các yêucầu phân bố dịch vụ) từ nhiều điểm khác nhau gây nên sự quá tải về khả năngcung cấp dịch vụ, mạng máy tính ngừng hoạt động và người sử dụng không thểtruy cập được vào website đó Qua đó làm giảm doanh số hoạt động của cácwebsite, giảm uy tín và tiếng tăm của doanh nghiệp

sự di chuyển của thông tin trên mạng Khi sử dụng các mục đích hợp pháp, nó cóthể giúp phát hiện các lỗ hổng trên mạng Ngược lại, nếu sử dụng vào các mụcđích phạm tội, nó sẽ trở thành những mối nguy hiểm rất lớn và khó có thể pháthiện

- Xem lén thư điện tử: bằng cách sử dụng các đoạn mã ẩn bí mật gắn vào một

thông điệp thư điện tử, cho phép người xem lén có thể giám sát toàn bộ cácthông điệp chuyển tiếp được gửi cùng với thông điệp ban đầu

Những rủi ro trên làm ảnh hưởng đến tính bảo mật thông tin của các bên giao kếthợp đồng, nó nảy sinh rủi ro như việc đánh cắp thông tin cá nhân, giả mạo làngười mua hàng gây tổn thất cho người bán, hay lừa đảo lấy thông tin thẻ tíndụng…Tất cả những biểu hiện của rủi ro này gây tổn thất xấu đến hoạt động giaokết và thực hiện hợp đồng điện tử

Ví dụ 5: Rủi ro do có sự ăn cắp dữ liệu cá nhân

Một vụ ăn cắp dữ liệu cá nhân (11)

Trường hợp điển hình trong thời gian qua là vụ án Trần Quang Duy (21 tuổi)

11 < Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, trang 30>

Trang 37

đã ăn cắp được số tài khoản thẻ tín dụng của nhiều người để đặt mua gần 100 vémáy bay của hãng Tiger Airway rồi đem bán lại kiếm tiền Khi hành vi của Duy bịphát hiện, hãng Tiger Airway chỉ kịp hủy một số vé máy bay, còn lại 59 vé đã bịbạn bè của Duy sử dụng cho việc du lịch và để bán cho người khác, thu lợi hơn 50triệu đồng.

http://Việt Namexpress.net/Vietnam/phap-luat/2007/09/3B9FAAF1/

Cũng liên quan đến việc trộm dữ liệu thẻ tín dụng, Vũ Ngọc Hà đã thực hiệntrót lọt việc dùng tiền ăn cắp để mua hàng trên mạng trị giá 441.226.215 đồngtrong suốt quãng thời gian từ năm 2004 đến năm 2006 Hà đã mua một phần mềmdomain, đăng ký trò chơi điện tử, rồi sau đó tự tìm kiếm thông tin tài khoản thẻ tíndụng bằng cách tung virus (Keylogger) vào các địa chỉ e-mail của họ để cácchương trình diệt virus không phát hiện được, bẻ khoá lấy mật mã Khi đã lấyđược các thông tin từ các tài khoản mà chủ các tài khoản tín dụng không biết bịvirus thâm nhập, nên đã kích hoạt virus làm cho các thông tin về tài khoản tíndụng được gửi đến e-mail của Hà Nhiều khách hàng đăng ký tài khoản tại dịch vụchuyển tiền trực tuyến trên mạng đã bị lộ thông tin và mật khẩu truy cập Vũ Ngọc

Hà thường sử dụng , thực hiện các lệnh chuyển tiền đến bất kể địa chỉ nào theo ýmình

http:// www.laodong.com.vn/home/cntt/2007/8/52317.laodong

2.2.4.1 Rủi ro từ phia người mua do các yếu tố khách quan của môi trường thương mại điện tử mang lại

pháp quản lý và sở hữu

đoạn mã nguy hiểm hoặc các nội dung không lành mạnh

các thông tin của người sử dụng cho một người khác, cho một tổ chức khác Điều

Trang 38

này tương đương với thông tin của người sử dụng có thể bị đánh cắp, đây cũng làmối đe dọa rất lớn đối với khách hàng.

2.2.4.2 Rủi ro từ phía doanh nghiệp do các yếu tố khách quan của môi trường thương mại điện tử mang lại

nhập vào trang web để thay đổi các trang và nội dung trên các trang của website

phá hoại website để những người khác không thể sử dụng được

2.2.4.3 Rủi ro từ cả phía doanh nghiệp và người sử dụng

- Rủi ro khách quan từ môi trường thương mại điện tử:

được rằng đường truyền sẽ không bị một bên thứ ba theo dõi

chắc được rằng thông tin được truyền giữa hai bên sẽ không bị thay đổi

- Rủi ro chủ quan từ phía người bán/người mua cố tình vi phạm

Trang 39

Những rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử đều có tác động xấu đến việcthực hiện hợp đồng, trong phần rủi ro trong giao kết hợp đồng này tác giả chỉ xin

đề cập đến những khía cạnh rủi ro có tác động xấu đến doanh nghiệp và người sửdụng Internet để phân tích

Khi giao kết hợp đồng điện tử nếu không nắm bắt rõ thông tin về đối tác nhưnăng lực pháp lý, năng lực tài chính có thể dẫn đến là người mua/người bán bị lừa

như ví dụ về Vụ lừa đảo tín dụng của nhóm Colony Investn như đã trình bày ở phần trên Hoặc ví dụ minh hoạ điển hình về Vụ lừa đảo ăn cắp dữ liệu cá nhân

c ủa Vũ Ngọc Hà làm bằng chứng cho rủi ro về thông tin cá nhân Bên cạnh những

rủi ro mang tính khách quan còn là nhứng rủi ro có tính chủ quan từ phía ngườimua hoặc người bán, với những rủi ro đối với người mua hàng đó là người mua đãthanh toán nhưng hàng không được giao hoặc giao không đúng phẩm chất, hỏnghóc, đổ vỡ trong quá trình giao hàng Mặt khác đối với người bán rủi ro đặc biệtnguy hiểm là không biết chắc chắn là người có thể tín dụng có thực sự là người đặthàng không, từ đó dẫn đến rủi ro như giao hàng mà người mua từ chối hay hàng đãgiao mà người mua từ chối thanh toán… Tất cả những rủi ro này sẽ gây thiệt hạiđến hoạt động của doanh nghiệp cũng như lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Trang 40

Chương II.

Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường

gặp trong giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam

I Thực trạng khung pháp lý về giao kết hợp đồngt ở Việt Nam

Đã ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005-đạo luật cơ bản đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh giao kết hợp đồng điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho giao kết hợp đồng điện tử.

Ngày 29/11/2005, Luật giao dịch điện tử đã được quốc hội khóa XI, kỳ họpthứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 Được xây dựng trên cơ sở luậtmẫu UNCITRAL về TMĐT, đây là lần đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh mộtcách toàn diện các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cácgiao dịch hành chính, dân sự đến hoạt động kinh doanh, thương mại Việc banhành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã mở ra một giai đoạn mới cho TMĐTViệt Nam, đánh dấu việc TMĐT chính thức được pháp luật thừa nhận và bắt đầuphát triển mạnh mẽ trên mọi khía cạnh Sự ra đời của luật giao dịch điện tử năm

2005, trong 2 năm qua đã có tác động lớn đến nhận thức xã hội như việc hìnhthành hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 25/6/2007; các hoạt độngtuyên truyền đào tạo về TMĐT không ngừng phát triển, các chương trình sinh viênnghiên cứu TMĐT cũng được phát động mạnh mẽ trong cả nước…Đặc biệt,TMĐT có tác động mạnh mẽ đến các phương thức kinh doanh: Các doanh nghiệp

đã triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là sựxuất hiện và phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp kinh doanh TMĐTchuyên nghiệp Điều này tạo thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng điện tử

Đặc biệt, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng đưa ra một số quy định liênquan tới giao kết hợp đồng điện tử như: Quy định khái niệm về hợp đồng điện tử(Điều 33); khẳng định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử (Điều 34); nguyên tắcgiao kết hợp đồng điện tử (Điều 36); khái niệm giao kết hợp đồng điện tử (Điều

Ngày đăng: 28/11/2012, 14:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Quốc Vinh, Giải pháp cho hố ngăn cách số, tạp chí Tia sáng, số 17 (5/12/2005).II. Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp cho hố ngăn cách số
1. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ (chủ biên): Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB lao động xã hội, Hà Nội năm 2006 Khác
2. TS. Trần Văn Hoè: Giáo trình Thương mại điện tử, NXB thống kê, năm 2006 Khác
3. PGS.TS. Vũ Ngọc Cừ. ThS.Trịnh Thanh Lâm, Thương mại điện tử, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội năm 2001 Khác
4. Nguyễn Dương và Ngọc Quyên: Hạn chế rủi ro trong kinh doanh, NXB giao thông vận tải năm 2005 Khác
5. Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 Khác
9. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996 Khác
10. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 9/6/2006 về Thương mại điện tử Khác
11. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về chữ ký số và chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/2/2007 Khác
12. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 trong hoạt động tài chính ban hành ngày 23/2/2007 Khác
13. Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008 Khác
14. Nguyễn Văn Thoan, hợp đồng và chữ ký điện tử theo Luật Thương mại Quốc gia và Quốc tế của Hoa Kỳ, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 12/2005 Khác
15. Nguyễn Văn Thoan, Quy trình vận tải và giao nhận điện tử trong hệ thống Bolero, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 13/2005 Khác
16. VDC, khám phá Internet, số 58, tháng 10/2005 Khác
4. www.thuongmaidientu.com 5. www.Worltrade.B2B.com 6. www.Eurotechnology.com 7. www.ebusiness.vnn.vn 8. www.emarket.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Xem bảng 3) - Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam
em bảng 3) (Trang 58)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w