Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 64)

gặp trong giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam

I. Thực trạng khung pháp lý về giao kết hợp đồngt ở Việt Nam

1. Những thuận lợi

Đã ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005-đạo luật cơ bản đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh giao kết hợp đồng điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho giao kết hợp đồng điện tử.

Ngày 29/11/2005, Luật giao dịch điện tử đã được quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006. Được xây dựng trên cơ sở luật mẫu UNCITRAL về TMĐT, đây là lần đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh một cách toàn

diện các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ các giao dịch hành chính, dân sự đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Việc ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã mở ra một giai đoạn mới cho TMĐT Việt Nam, đánh dấu việc TMĐT chính thức được pháp luật thừa nhận và bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên mọi khía cạnh. Sự ra đời của luật giao dịch điện tử năm 2005, trong 2 năm qua đã có tác động lớn đến nhận thức xã hội như việc hình thành hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 25/6/2007; các hoạt động tuyên truyền đào tạo về TMĐT không ngừng phát triển, các chương trình sinh viên nghiên cứu TMĐT cũng được phát động mạnh mẽ trong cả nước…Đặc biệt, TMĐT có tác động mạnh mẽ đến các phương thức kinh doanh: Các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp kinh doanh TMĐT chuyên nghiệp. Điều này tạo thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng điện tử.

Đặc biệt, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng đưa ra một số quy định liên quan tới giao kết hợp đồng điện tử như: Quy định khái niệm về hợp đồng điện tử (Điều 33); khẳng định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử (Điều 34); nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử (Điều 36); khái niệm giao kết hợp đồng điện tử (Điều 37). Ngoài ra, Luật còn quy định về chữ ký điện tử; nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử; nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử và bên chấp nhận chữ ký điện tử v.v… Mặc dù, chưa thật đầy đủ và cụ thể nhưng những quy định này là những quy tắc đầu tiên hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử. Từ những quy tắc đầu tiên được ban hành trong Luật giao dịch điện tử năm 2005 nhiều văn bản nghị định dưới luật lần lượt được ban hành nhằm từng bước hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh về giao kết hợp đồng điện

Luật giao dịch điện tử năm 2005 là nền tảng đầu tiên cho việc thiết lập một hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện về giao dịch điện tử tại Việt Nam. Sau khi được ban hành, trong 2 năm 2006 và 2007 hàng loạt các văn bản dưới luật đã ra đời nhằm điều chỉnh chi tiết việc triển khai giao dịch điện tử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.2. Đã kịp thời ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Các văn bản pháp quy liên quan đến TMĐT ban hành trong 2 năm 2006,2007

Thời gian ban hành Văn bản

29/6/2006 Luật CNTT

09/6/2006 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT

15/2/2007Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch

23/2/2007 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

08/3/2007 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng

10/4/2007 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước

10/4/2007 Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định về

03/5/2007 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật CNTT về công nghiệp, CNTT

18/1/2006 Quyết định 04/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống thông tin trong ngành ngân hàng

28/4/2006

Quyết định số 13/2006/QĐ-BBCVT của bộ bưu chính viễn thông về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam

quản lý trò chơi trực tuyến

29/6/2006 Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT về xử phạt hành chính và khiếu nại, tố cáo về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và trò chơi trực tuyến

17/7/2006 Quyết định số 169/QĐ-TTg quy định về đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ, thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

31/7/2006 Quyết định của ngân hàng nhà nước số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử

04/10/2006 Quyết định số 223/QĐ-TTg sửa đổi quy định về đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ, thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

06/12/2006 Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM về triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010

29/12/2006 Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM của bộ thương mại về việc ban hành kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT ngành thương mại đến năm 2010

22/1/2007 Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

23/2/2007 Chỉ thị số 03/2007/CT-BBCVT của bộ bưu chính viễn thông về việc tăng cường đảm bảo an ninh trên mạng

22/3/2007 Quyết định số 18/2007/QĐ-BTC của Bộ tài chính về việc in, phát hành sử dụng, và quản lý vé máy bay điện tử

05/4/2007 Quyết định số 05/2007/QĐ-BBCVT của Bộ bưu chính viễn thông ban hành quy định về giải quyết khiếu nạ và hướng dẫn giải quyết tranh chấp

giữa người sử dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet

15/5/2007 Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước ban hành quy chế pháp hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

19/6/2007 Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT của Bộ bưu chính viễn thông ban hành mẫu quy chế chứng thực chữ ký số

22/6/2007 Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành quy định về thí điểm hải quan điện tử

25/6/2007 Quyết định số 706/2007/QĐ-BNV của Bộ nội vụ cho phép thành lập hiệp hội TMĐT

03/7/2007 Quyết định số 18/2007/QĐ-BTM của Bộ thương mại về việc ban hành quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

24/8/2007 Chỉ thể số 20/2007/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước 25/9/2007 Quyết định số 1699/2007/QĐ-TCHQ của tổng cục hải quan ban hành

quy trình thủ tục hải quan điện tử .

Cùng với một số văn bản ban hành năm 2005, những văn bản ra đời trong 2 năm gần đây đã tạo lên một khung pháp lý tương đối toàn diện cho giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng tại Việt Nam, đặc biệt là bốn nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và ba nghị định hướng dẫn luật CNTT. Nếu trước năm 2005, phần lớn các văn bản chỉ liên quan đến các vấn đề kỹ thuật CNTT, thì các văn bản ban hành sau Luật Giao dịch điện tử đã mở rộng diện điều chỉnh đến những ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính, hành chính nhà nước… Đây là những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền đề cho việc triển khai các quy

trình TMĐT nói chung và giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói riêng hoàn chỉnh ở cấp độ doanh nghiệp trong thời gian tới.

Nhiều quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử đã từng bước hình thành.

• Các quy định về giao kết hợp đồng điện tử có mối quan hệ hữu cơ với giao kết hợp đồng truyền thống

Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng dân sự, thương mại và kinh tế (Điều 35 khoản 2 luật giao dịch điện tử 2005).

Một số vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử tương đồng với giao kết hợp đồng truyền thống sẽ được quy định trong pháp luật hợp đồng truyền thống. Ngoài ra, những nội dung đặc trưng, tính đặc thù của việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ do các văn bản luật mang tính chuyên ngành điều chỉnh. Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh việc giao kết hợp đồng điện tử là Luật giao dịch điện tử năm 2005.

Cùng với Luật giao dịch điện tử năm 2005 là sự ra đời của nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 về TMĐT, là nghị định hướng dẫn khá chi tiết nhiều vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng TMĐT. Nghị định này quy định chi tiết việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài (Điều 3); thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử trong giao kết hợp đồng thương mại, quy định về quản lý nhà nước về TMĐT, kể cả xử lý vi phạm pháp luật về TMĐT.

• Đã ban hành các quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử

Những văn bản đã liệt kê ở trên cho thấy đã nhiều quy định tạo thành khung pháp lý về giao kết hợp đồng TMĐT ở Việt Nam. Những quy định này thể hiện những nội dung cơ bản sau:

 Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng TMĐT như một hình thức văn bản có giá trị như bản gốc

Các văn bản pháp luật dân sự , kinh tế, thương mại Việt Nam đều quy định về hình thức hợp đồng, theo đó, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể (Điều 40 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 24 Luật Thương mại VIệT NAM năm 2005). Điều đáng chú ý là Điều 3 khoản 15 Luật thương mại năm 2005 khẳng định rõ: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”. Bằng các quy định này, Luật thương mại năm 2005 đã công nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu như một hình thức văn bản . Và như vậy, tất cả các loại hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005, khi được ký kết thông qua các phương tiện điện tử, đều thoả mãn yêu cầu về hình thức văn bản, đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng . Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu rất quan trọng cho việc sử dụng các chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử nói chung và trong giao kết hợp đồng TMĐT nói riêng.

Bộ luật dân sự năm 2005 bổ sung thiếu sót của bộ luật dân sự năm 1999 bằng quy định tại điều 124 khoản 1 như sau: “Giao dịch dân sự thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”. Như vậy, hình thức văn bản điện tử đã được thừa nhậ rõ ràng về giá trị pháp lý, không chỉ đối với hợp đồng dân sự mà cả đối với hợp đồng thương mại., nó được công nhận giá trị pháp lý như hợp đồng bằng bằng văn bản.

Luật giao dịch điện tử năm 2005 ra đời đã khẳng đinh giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử ở mức khẳng định rõ ràng hơn: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới các thông điệp dữ liệu” (Điều 34 Luật giao dịch điện tử năm 2005).

Luật giao dịch điện tử còn quy định về giá trị chứng cứ của hợp đồng điện tử. Điều 14 khoản 1 của Luật này khẳng điịnh: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì nó là một thông điệp dữ liệu”. Điều này khẳng định giá trị làm bằng chứng của hợp đồng điện tử khi có tranh chấp xảy ra.

Trong lĩnh vực thương mại, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 đã khẳng định rất rõ ràng giá trị của các chứng từ điện tử: “Chứng từ điện tử không bị

phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vị chứng từ đó là chứng từ điện tử” (Điều 7). Chứng từ TMĐT “có giá trị pháp lý như văn bản nếu thông tin chứa trong chứng từ điện tử đó có thể truy cập được để sử dụng khi cần thiết” (Điều 8). Đặc biệt, để hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề này, Điều 9 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP quy định rằng “chứng từ điện tử không chỉ có giá trị pháp lý như văn bản mà còn có giá trị pháp lý như bản gốc”.

Chứng từ điện tử có giá trị như bản gốc nếu thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

- Có sự đảm bảo tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác.

- Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

 Đã có những quy phạm luật cụ thể hoá các nguyên tắc giao kết hợp đồng TMĐT

Luật giao dịch điện tử năm 2005 đã đưa ra 3 nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng (Điều 35 Luật giao dịch điện tử năm 2005)

- Các bên tham gia có quyền tự do thoả thuận sử dụng các phương tiện điện trong giao kết và thực hiện hợp đồng;

- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng;

- Khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về kỹ thuật, chứng thực các điều kiện bảo mật tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

 Đã có một số quy định hướng dẫn cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử

Thời điểm gửi, nhận đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trong việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng điện tử và phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Luật Thương mại năm 1997 đã không đưa ra một nguyên tắc nào đển xác nhận thời điểm gửi,

nhận, còn Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thời điểm gửi, nhận giao kết hợp đồng nhưng chỉ áp dụng cho giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống. Điều 391 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung cho những thiếu sót này với quy định “đề nghị được coi là đã được nhận khi giao kết hợp đồng là đề nghị được gửi vào hệ thống thông tin chính thức của bên nhận đề nghị”. Quy định này được áp dụng cho những đề nghị được giao kết hợp đồng dưới những thông điệp dữ liệu. Để hướng dẫn cụ thể về giao kết hợp đồng thì Điều 36, khoản 2 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 khẳng định: “Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện qua các dữ liệu điện tử”. Ngoài ra, Điều 17; 18; 19 của Luật này còn cụ thể hoá thời điểm nhận, gửi các thông điệp dữ liệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w