Đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng điện tử.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Giải pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam.

2.1.3.1. Đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng điện tử.

đặc biệt là hợp đồng thương mại điện tử ký với các đối tác nước ngoài. Những khuyến cáo sau đây xin được chuyển tới các doanh nghiệp Việt Nam.

2.1.3.1. Đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng điện tử. điện tử.

Trước khi giao kết hợp đồng điện tử, những doanh nghiệp này cần phải:

- Có năng lực thật sự về thương mại điện tử

Các doanh nghiệp khi tham gia vào giao kết hợp đồng điện tử trước tiên cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức căn bản về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử. Điều này đòi hỏi từ ban lãnh đạo công ty đến các thành viên trong công ty đều phải được trang bị kiến thức không chỉ các vấn đề kỹ thuật mà cả vấn đề kinh doanh, về pháp lý liên quan đến thương mại điện tử. Điều này rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp làm chủ được môi trường kinh doanh nhiều tiện ích nhưng ẩn chưa nhiều rủi ro.

- Cần tuyển dụng đội ngũ chuyên gia giỏi về tin học, về công nghệ thông tin.

Điều kiện thứ hai, doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp ( thiết kế trang web quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc giao kết hợp đồng điện tử…) và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phat sinh (như diệt các vius tấn công, có biện pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học)

- Đầu tư đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật

Điều kiện thứ ba là các yêu cầu về máy móc – công nghệ. Điều kiện này gồm hai nhánh: thứ nhất là về máy móc, doanh nghiệp phải được trang bị các máy tính và các thiết bị kỹ thuật (như các thiết bị mạng) đạt đủ các điều kiện kỹ thuật; thứ hai là truyền thông, doanh nghiệp phải có một đường truyền dẫn dữ liệu ổn định, nhanh, chính xác. Để có được điều này, cần phải có sự đầu tư thích đáng, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đầu tư nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Không chỉ có Nhà nước đầu tư mạnh mẽ mà doanh nghiệp cũng phải đầu tư đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật nhằm bảo đảm cho sự thành công về mặt công nghệ thông tin, cho việc giao kết hợp đồng điện tử tại doanh nghiệp mình.

- Có kỹ năng bảo mật các hợp đồng điện tử

Điều kiện thứ tư, doanh nghiệp phải có một phương pháp quản lý dữ liệu thích hợp nhằm đảm bảo tính bảo mật cho các hợp đồng điện tử. Ngay cả bằng giấy trắng mực đen thì tính bảo mật của các hợp đồng truyền thống cũng đã được quan tâm. Khi hoạt động ký kết hợp đồng diễn ra qua mạng Internet, một thế giới ảo không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được vì vấn đề này càng được nhấn mạnh. Nhiều khi đây là nhân tố quyết định thành bại trong kinh doanh, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp và có được sự tin tưởng từ phía khách hàng, đối tác. Hợp đồng trong thương mại điện tử sẽ không thể phát triển một khi người tham gia chưa an tâm về công tác bảo mật.

Kỹ năng bảo mật này không phải chỉ được đặt ra đối với doanh nghiệp, với các cán bộ kinh doanh mà là đối với mọi thành viên của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu muốn giao kết hợp đồng điện tử thành công, lãnh đạo doanh nghiệp phải giáo dục ý thức bảo mật cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng cơ chế bảo mật và cơ chế giám sát việc thực thi cơ chế bảo mật đó. Sẽ là rủi ro không lường nếu tội phạm lừa đảo, tiết lộ thông tin, ăn cắp bí mật… lại do chính thành viên trong nội bộ doanh nghiệp thực hiện.

- Đổi mới nhận thức về vai trò của hợp đồng điện tử

Điều kiện thứ năm là vấn đề nhận thức, nhận thức của người chủ doanh nghiệp, của nhân viên trong doanh nghiệp về hình thức kinh doanh mới này. Giao kết hợp đồng điện tử sẽ không thể thực hiện tại các doanh nghiệp nơi mà ở đó các nhân viên vẫn muốn duy trì phương thức giao kết hợp đồng truyền thống. Hoặc là sự bảo thủ, hoặc là sự do dự trước những rủi ro mà hình thức này có thể đem lại, đó là những lý do cản trở các doanh nghiệp vào cuộc. Xã hội phát triển, công nghệ thông tin phát triển sẽ tạo ra nhiều hình thức, phương thức kinh doanh mới, hiện đại, và là xu hướng phát triển của nền thương mại trong tương lai, đặc biệt là của

nền thương mại quốc tế. Để hội nhập thành công, để phát triển trong bối cảnh thương mại quốc tế “số hóa” hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quyết tâm cao để vào cuộc nhằm nắm được những thời cơ mới. Tìm hiểu và nắm được những những

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử và những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w