Vấn đề bản tính con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người ở việt nam hiện nay

73 1K 4
Vấn đề bản tính con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ TRẦN NGỌC SƠN VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Huế, 05/2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Thái Thị Khương Trần Ngọc Sơn HUẾ, 05 2011 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Thái Thị Khương. Các thầy, cô giáo trong khoa luận chính trị, bạn bè và người thân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thời gian nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Khoa học Huế; Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã tạo điều kiện cho em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế, thời gian không nhiều và những do khách quan khác, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để Khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên Trần Ngọc Sơn MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………… … 1 B. NỘI DUNG…………………………………………………………… 6 CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC…………………………………………….……….6 1.1 Quan niệm về bản tính con người trong lịch sử triết học trước Mác……………………………………………… … 6 1.2 Quan điểm về bản tính con người trong triết học Mác - Lênin………………………………………………….………26 Tiểu kết chương 1………………… ………………………………31 Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY…….… 33 2.1. Vai trò của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người………….………….33 2.2. Phương hướng và giải pháp giáo dục, phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay………………………………….……….42 Tiểu kết chương 2…………………………………… …………… 62 C. KẾT LUẬN…………………………………………………… ……………64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….67 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của khóa luận. Dù thời đại nào vấn đề con người cũng được xem là vấn đề trung tâm của khoa học. Nếu như ngành khoa học xã hội tập trung vào nghiên cứu đời sống tinh thần của con người thì khoa học tự nhiên lại đi sâu nghiên cứu con người bản thể, cấu trúc sinh học. Với Triết học lại có nhiệm vụ tổng hợp khái quát các thành tựu của khoa học và rút ra một số vấn đề chung nhất về con người và là cơ sở luận và phương pháp luận để chúng ta tìm hiểu thế giới con người sâu hơn giúp chúng ta hiểu được chính mình . Bất kỳ một trào lưu triết học nào khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người cũng đặt ra câu hỏi: Con người là gì, cái gì làm cho con người khác với các loài sinh vật khác? Tại sao giữa các cá nhân lại có sự phân biệt với nhau. Ban đầu các trường phái triết học thường dùng: “cái tôi”, “tính người” dùng để chỉ sự khác nhau nhưng về sau họ đã dùng “nhân cách”. Nhân cách chính là xác định “bản chất” con người bởi vì hiểu đúng bản chất con người thì mới xác định đúng con đường và phương pháp rèn luyện nhân cách của con người. Việt Nam hiện nay, đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Không chỉ dừng lại lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế mà còn làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực, đạo đức đời sống văn hóa xã hội. Lấy con người làm trung tâm của sự phát triển đất nước. Phát triển con người vừa là sự phát triển của kinh tế xã hội, trong đó phạm trù “nhân cách” là một nội dung cơ bản của quá trình phát triển nguồn nhân lực để con người thật sự là chủ thể của mọi hoàn cảnh. Bởi vì, muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công thì phải có con người: Có cả tài lẫn đức, có đủ năng lực và bản chất chính trị, đó là yêu cầu cơ bản của giáo dục phát triển sự nghiệp trồng người nước ta hiện nay. Xu hướng toàn cầu hóa đã tác động tích cực trong đời sống xã hội đó là: góp phần sáng tạo giá trị tinh thần của con người, sàng lọc và thẩm định để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nhân cách một cách toàn diện, bên cạnh đó nó cũng có những mặt trái là: Nhân cách của con người có sự xáo trộn làm cho tưởng con người chạy theo đồng tiền lối sống thực dụng, đua đòi…làm mất nhân cách của chính mình. Vì vậy, việc giáo dục phát triển nhân cách con người phải được tiến hành đồng bộ cả gia đình, nhà trường và cả xã hội để đào tạo những con người có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng đểcon người “vừa hồng vừa chuyên”. Có nghĩa là không chỉ đào tạo chuyên môn mà phải giáo dục nhân cách của con người. Thực tế cho thấy, việc giáo dục phát triển nhân cách cho con người nước ta trong điều kiện hiện nay có nhiều thuận lợi. Đó là: Xu hướng toàn cầu hóa đã cho người Việt Nam có điều kiện giao lưu học hỏi những thành tựu các nền văn hóa khác nhau từ đó hình thành bản sắc văn hóa của riêng mình. Nhưng những thuận lợi đó cũng gặp không ít khó khăn, đó là: một bộ phận người Việt Nam chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ có xu hướng sống thực dụng trong học tập và đạo đức. Sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống bên ngoài xã hội thông qua mạng internet, phim ảnh…đã ảnh hưởng rất mạnh đến môi trường cuộc sống. Song điều đáng nói là sự quản công tác giáo dục của hệ thống gia đình và nhà trường cũng như xã hội chưa thật đồng bộ và quan tâm đúng mức và đạt chất lượng theo hệ chuẩn. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải giáo dục nhân cách con người để phát huy được tính tích cực đem lại lợi ích cho xã hội, đồng thời làm cho nền kinh tế phát triển cũng như nâng cao trình độ nhận thức cho mọi người. Đó là, tất cả mọi cá nhân trong xã hội có trình độ tưởng văn hóa đạo đức cao nhằm chống lại thái độ bảo thủ xem nhẹ vai trò đạo đức và trách nhiệm xây dựng xã hội phồn vinh. Chính vì, những do đó mà chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề bản tính con người từ luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu khóa luận. Trong lịch sử triết học vấn đề bản tính con người và sự hình thành nhân cách con ngườiđề tài gây nhiều tranh luận gay gắt, mỗi trường phái triết học đều có một quan điểm riêng, nhưng nhìn chung tác giả đã có một đóng góp nhất định cho nhân loại, trong những thập kỷ gần đây. Vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận. Việt Nam cũng có nhiều công trình viết về con người giáo dục đạo đức nhân cách như: -“Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc -“Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”- Đoàn Đức Hiếu - “Mấy vấn đề đặc điểm trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay”, Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực. Ngoài ra các văn kiện, Nghị quyết, Cương lĩnh của Đảng cũng đề cập đến nhiều vấn đề về giáo dục đào tạo, vấn đề nguồn nhân lực con người. Trên các tạp chí Triết học, cũng có nhiều bài viết về giáo dục đạo đức, nhân cách con người: Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Triết học; số 4;8/2004. ''Môi trường và giáo dục gia đình với hình thành nhân cách trẻ em”. Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Giáo dục; (127), 12/2005. “Vai trò của điều kiện và môi trường giáo dục trong quá trình đào tạo”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận. Mục đích Khóa luận có mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ bản tính con người trong triết học trên cơ sở tiếp thu chọn lọc những yếu tố hợp của các trường phái triết học và từ đó vận dụng vào việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên khóa luận giải quyết những vấn đề sau: - Nghiên cứu về bản tính con người trong triết học - Làm rõ việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận. Đối tượng nghiên cứu - Quan điểm về bản tính con người trong triết học. - Vai trò giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận không đề cập đến vấn đề con người mà chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong vấn đề bản tính con người trong triết học và công tác giáo dục, rèn luyện nhân cách con người Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu Về cơ sơ luận: khóa luận dựa trên thế giới quan và biện pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Về phương pháp nghiên cứu: khóa luận kết hợp các biện pháp: Phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu và so sánh 6. Đóng góp của khóa luận Thông qua khóa luận tác giả muốn làm rõ việc giáo dục nhân cách con người mới Việt Nam hiện nay. Đây là một vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm trong việc giáo dục con người mới Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm giáo dục nhân cách trong việc phát triển con người hiện nay. Ngoài ra, khóa luận cònđề tài tham khảo cho sinh viên quan tâm đến những vấn đề này. 7.Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 2 chương và 4 tiết. B. NỘI DUNG Chương 1 QUAN NIỆM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 1.1 Quan niệm về bản tính con người trong lịch sử triết học trước Mác 1.1.1 Quan niệm về bản tính con người trong triết học Phương Đông Triết học Phương Đông từ thời Cổ Đại đến Trung Đại, không có một ranh giới rõ ràng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan. Vì vậy tưởng triết học về vấn đề bản tính con người có sự pha trộn thể hiện tính phong phú đa dạng của nó. Khi nói đến bản tính con người hầu hết các nhà triết học Phương Đông đều đề cao vai trò của đạo đức xem đạo đức là cái cốt lõi, nền tảng của bản tính của mỗi cá nhân. Triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề của tôn giáo. Nên khi luận bàn về bản tính con người không thể thoát khỏi triết học của tôn giáo. Các đạo giáo hay một vài học thuyết đều theo quan điểm “Nhất thần” làm mục đích tín ngưỡng, điều này đã được Will Durant nhận xét là: “Không có một xứ nào mà tôn giáo có thế lực và đóng vai trò quan trọng như Ấn Độ, người Ấn Độ sở dĩ chấp nhận sự thống trị của ngoại nhân, một phần là họ không cần biết những kẻ thống trị của mình thuộc giống nào, họ cho tôn giáo mới là cốt yếu chứ không phải là chính trị, linh hồn mới là chính chứ không phải là thể xác, các kiếp sau mới vô tận chứ kiếp này chỉ là phù du"[11; 17, 18]. [...]... sống giúp con người khám phá ra giới tự nhiên và sau đó tác động lớn đến duy và ý thức của con người Như vậy Phoiơbắc đã xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục Cho nên khi hoàn cảnh và nền giáo dục thay đổi thì bản tính con người cũng thay đổi theo, vì vậy cần phải có môi trường giáo dục tốt để giáo dục bản tính con người cho tốt Phoiơbắc cũng đã đề cao bản tính cá thể của con người, ông... rằng Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [2; 390], có nghĩa là mối quan hệ ấy biểu hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của con người, con người đây là những con người sống hoạt động trong xã hội của một thời đại nhất định chứ không có những con người trừu tượng Con người đây là những con người. .. giáo dục Giáo dục con người nhằm cho họ có khả năng sống hoạt động trong xã hội và sự phát triển của xã hội, con người không ngừng giáo dục và hoàn thiện chính bản thân mình “mỗi người là mục đích của chính bản thân mình”[39;405] Quan niệm về con người của Cantơ có một ý nghĩa sâu sắc so với thời đại của ông, bởi nó thể hiện tính nhân đạo cao cả trong mục đích của giáo dục Nhằm hướng con người đi đến. .. cá nhân của tầng lớp trí thức phù hợp với nhu cầu trị quốc Bởi vậy, các quan điểm này của triết học Phương Đông đã hòa quyện với nhau thành “Tam giáo đồng nguyên” và trở thành con đường rèn luyện, giáo dục đạo đức con người Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến Và một số yếu tố tích cực để được kế thừa góp phần vào việc giáo dục nhân cách con người việt nam hiện nay 1.1.2 Quan điểm về bản tính con. .. sự giáo dục lâu dài gắn liền với phát triển trưởng thành của con người Bởi vậy, muốn thay đổi bản chất con người thì phải thay đổi cội nguồn tạo nên bản chất con người chứ không thay đổi những quan hệ xã hội được C.Mác chỉ ra Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” thì đây, ông đã không dừng lại bản năng sinh vật của con người, mà đã đề cập đến con người và mối quan hệ con người trong... điểm về bản chất con người trong triết học Mác Lênin Trong lịch sử triết học vấn đề con người bản chất con người được các nhà tưởng đưa ra và bàn luận một cách sôi nổi, song tất cả các quan niệm của họ còn mang tính phiến diện trong tất cả các phương pháp tiếp cận, giải về con người nói chung và bản chất con người nói riêng có nghĩa họ chưa có cách nhìn toàn diện cụ thể khoa học về con người. .. thuận theo tính đó thì sinh ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn không có” (Tuân Tử, trang 354) Mặc dù Tuân Tử cho rằng, tính người là ác, nhưng có thể giáo dục con người từ ác thành thiện dựa trên cơ sở môi trường giáo dục: tính là cái ta không thể làm ra nhưng mà có thể cảm hóa” Từ đó ông kêu mọi người nỗ lực học tập nhằm gạt bỏ tính ác của con người nhằm hướng tới cái thiện Như vậy bản tính con người theo... sinh mệnh và đạo đức con người được bảo đảm và hoàn thiện Bởi vậy, mà vấn đề bản tính con người không một trường phái triết học nào lại không quan tâm Các Nho Gia thời này đã đưa ra đường lối trị nước theo con đường “đức trị” và nhân tri” Có nghĩa là muốn giáo dục cảm hóa con người thì phương pháp tốt nhất là giáo dục đạo đức, nhằm giúp con người hoàn thiện bản tính tốt và đẩy lùi tính xấu của mình Vì... mình Luận điểm nổi tiếng con người về bản tính vốn là bất bình đẳng” [39;451] đã chứng minh quan niệm của ông Bởi vậy, theo ông mọi bất công tệ nạn xã hội là những tất yếu của sự phát triển của xã hội đều bắt nguồn từ bản tính con người ông viết: Người ta tưởng rằng người ta vĩ đại khi người ta phát hiện ra chân rằng: Con người sinh ra vốn là thiện, nhưng người ta sẽ vĩ đại hơn nhiều nếu người. .. cảm tính chỉ là “cái bóng của ý niệm” Ông đã đồng nhất bản tính của con người với linh hồn bất tử Ông khẳng định tri thức của con người bắt nguồn từ ý niệm sinh ra, và do con người có sự kết hợp của ba yếu tố: tính - là cơ sở của sự thông thái, ý chí - là cơ sở của lòng dũng cảm, nhục dục - là cơ sở của sự hiểu biết Vì vậy bản tính con người hoàn thiện được và vượt lên ý niệm tối cao của cái thiện . những lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài Vấn đề bản tính con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người ở Việt Nam hiện nay làm đề tài. KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Giáo

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan