B. NỘI DUNG
2.1. Vai trò của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc hình
hình thành và phát triển nhân cách con người.
2.1.1 Vai trị của giáo dục gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người
Trong sự tác động biện chứng thì gia đình là cơ sở, là nền tảng nhân tố quan trọng có tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi lẽ gia đình là nơi con người bắt đầu sinh ra, lớn lên và hình thành phát triển nhân cách, phát huy truyền thống của gia đình với những giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại đã được giáo dục của gia đình truyền lại cho mỗi cá nhân và từ đó chuyển những giá trị đó vào bản thân mình tạo nên bản sắc của mình. Đó là “cái tơi” của bản thân của mỗi chúng ta, do đó từ khi đứa trẻ lọt lịng đến khi đứa trẻ biết tiếp nhận quan hệ xã hội, gia đình là mơi trường giáo dục rất quan trọng đối với nó. Đứa trẻ mới sinh ra thì nhân cách của nó chưa rõ ràng, thơng qua sự bắt chước của các hành vi đạo đức của thành viên trong gia đình nó sẽ dần hình thành nhân cách của mình nếu sự giáo dục của gia đình tốt và chuẩn mực đạo đức của xã hội thì nó sẽ tiếp thu và hình thành nhân cách tiến bộ. Cịn ngược lại, mơi trường giáo dục gia đình khơng tốt dẫn đến sự hình thành nhân cách của nó cũng bị ảnh hưởng xấu “Con người sinh ra mà khơng ở với lồi người mà ở với sói thì khơng có nét nào là nhân cách của con người” [8; 27]
Chính vì vậy, sự giáo dục của gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người là khơng xem nhẹ đây là trường học đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con người. C.Mác đã khẳng định rằng: gia đình là một tế bào của xã hội,
là một xã hội thu nhỏ. Do đó gia đình tham gia vào mọi q trình sản xuất, tự sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ sản phẩm, từ việc tái tạo ra con người, đồng thời trang bị tri thức cho mọi thế hệ lao động tương lai, trang bị kiến thức văn hóa và sự hiểu biết căn bản và những giá trị văn hóa, đạo đức cho con người.
Sự hình thành và phát triển nhân cách mới của cá nhân thì gia đình là yếu tố đầu tiên. Bởỉ vì, ở đây đứa trẻ thường tiếp xúc với các thế hệ như ông bà, cha mẹ, anh chị - là người làm gương cho đứa trẻ học hỏi. Vì vậy để nhân cách của con người khơng đi chệch hướng với đạo đức cá nhân thì vai trị là rất quan trọng là nơi nhen lửa tinh thần đạo đức “Cần - Kiệm - Liêm - Chính” cho các em học tập. Trên thực tế nhiều gia đình xem nhẹ vai trị giáo dục nhân cách. Trong gia đình bố mẹ, anh chị em cư xử với nhau không tốt hoặc hành động thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật… những trường hợp xấu này đã làm cho con cái chai lỳ coi thường pháp luật, chỉ có những đứa trẻ phân biệt đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp gia đình là một tấm gương sáng và có điều kiện kinh tế nhưng khơng quan tâm đến sự giáo dục con cái, ỷ lại giáo dục con cái mặc cho thầy cô giáo ở nhà trường quản lý không hề quan tâm đến con cái nên nhân cách của con cái dần dần bị tha hóa biến chất trở thành những đứa ăn chơi lêu lỏng hoặc nhiều gia đình có trẻ em với thói quen địi gì được nấy, nuông chiều quá mức nên khi lớn lên lười nhác không ý thức được trách nhiệm bản thân, quen tính phụ thuộc vào người khác, đến một lúc nào đó gia đình khơng thỏa mãn điều kiện khơng đáp ứng nhu cầu thì sẽ trở nên bất mãn bỏ nhà đi lang thang, tụ tập, đàn đúm, vi phạm pháp luật…
Ngày nay, chúng ta đang đứng trước bối cảnh tồn cầu hóa nhưng chúng ta bắt gặp nhiều thách thức to lớn phải vượt qua. Trong đó thách thức về xây dựng gia đình Việt Nam đáp ứng những cuộc địi hỏi ngày càng cao của cơng cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì vai trị
giáo dục gia đình đối với sự phát triển nhân cách lại càng phải chú ý hơn, bởi sự tác động của nhiều luồng văn hóa khác nhau nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách con người. Vì vậy, giáo dục nhân cách ở gia đình như một “Bộ giảm xóc” của xã hội, giáo dục nhân cách gia đình khơng dừng lại ở lý luận mà phải đi vào thực tiễn để đáp ứng theo công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và khẳng định chủ trương: “xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là mơi trường quan trọng,hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách của con người, bảo tồn và phát huy văn hóa tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [31; 103,104].
Bởi vậy, trong công cuộc đổi mới đất nước tạo nhân lực cho đất nước để có con người vừa có tài, vừa có đức thì phải bắt đầu giáo dục nhân cách ở gia đình. Bởi lẽ nhân cách của con người bao gồm cả tài và đức thì gia đình là nơi ni dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng, các thành viên của gia đình cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình hạnh phúc “gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phồn vinh” góp phần vào việc xây dựng nhân cách con người mới - con người xã hội chủ nghĩa để có nguồn nhân lực dồi dào, góp phần xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2.1.2 Vai trò của giáo dục nhà trường đối với việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người
Nhà trường là nơi các em bắt đầu tiếp xúc với sự đa dạng của xã hội, nhà trường thu nhận con người từ bậc mầm non lên đại học (lứa tuổi 2 - 25 tuổi). Ở lứa tuổi này, con người đã trải qua một quá trình hình thành nhân cách nhất định thông qua sự giáo dục ở gia đình. Nhưng nhân cách chưa được hình thành bởi vì giáo dục gia đình các em chỉ mới tiếp thu những kiến thức đơn giản, mới chỉ bắt chước những việc làm và hành động của người lớn trong gia đình chứ
chưa tiếp xúc được với môi trường xã hội, chưa có kiến thức giúp các em nhận biết được giá trị cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Từ tiểu học, trung học cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên, óc những người trẻ tuổi trong sạch như một tấm lụa trắng nhuộm xanh nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn trong tương lai của thanh niên”[ 20; 47].
Ở đây, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh vai trò của giáo dục nhà trường đối với đời sống tư tưởng tình cảm là chủ yếu nhất. Những tư tưởng tình cảm đó làm cho nhân cách cá nhân phát triển tốt trong cộng đồng. Phát triển nhân cách là nhiệm vụ thường xuyên của giáo dục nhà trường trước đây cũng như hiện nay, giáo dục nhà trường phải làm cho mơi trường và con người có nhân cách lý tưởng của xã hội chủ nghĩa có tư cách đạo đức tốt và lý tưởng cao đẹp, “cái tôi” của mỗi cá nhân phải hòa chung vào đạo đức cộng sản vun đắp tình cảm lớn như yêu nước thương dân yêu tổ quốc, yêu đồng bào, cái chân - thiện - mỹ, tính trung thực…những tư tưởng đó là nguồn gốc của nhân cách, làm cho nhân cách phát triển phù hợp với từng lứa tuổi và điều kiện kinh tế, về cả nội dung và phương pháp, Bác viết: “ở tiểu học, thì giáo dục các cháu: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học…
Ở trung học, thì cần đảm bảo cho học trị những kiến thức phổ thông chắc chắn, thiết thực,…
Ở bậc Đại học, cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận …” [20;17].
Như vậy giáo dục nhân cách con người phải uốn từ nhỏ “uốn cây từ lúc còn non, đừng để tâm hồn các em bị xao động và lây nhiễm chủ nghĩa cá nhân”. Có uốn nắn từ nhỏ thì khi lớn lên các em mới có đủ cả đức lẫn tài, có sự kiên nhẫn và đủ tự tin vững bước ra môi trường xã hội.
Đặc biệt, đất nước ta đang trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước địi hỏi những con người có đạo đức và tài năng để làm chủ mọi hoạt động đưa đất nước vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, như Hội nghị IV của Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng đã khẳng định: “Phải có con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đây chính là vấn đề cấp bách bởi vì nền kinh tế thị trường đang thâm nhập vào con người, tác động tiêu cực đối với tiến bộ xã hội. Đặc biệt là nhân cách của con người. Do vậy, phải chủ trương giáo dục nhân cách cho toàn thể nhân dân. Đặc biệt là giáo dục nhân cách trong nhà trường, vì đây là nơi hội tụ thế hệ trẻ làm chủ tương lai đất nước.
Giáo dục nhân cách con người ở nhà trường là một chiến lược lâu dài. Nó khơng dừng lại ở một thời điểm nào của lịch sử đất nước. Bác Hồ đã từng nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chiến lược trồng người là gian khổ, phải bảo đảm làm sao đào tạo cho được con người có cả đức lẫn tài, làm chủ tập thể xã hội,làm sao đào tạo cho được con người “vừa hồng vừa chuyên”. Trên thực, tế giáo dục nhà trường ở nước ta cịn nhiều mặt hạn chế nên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển nhân cách con người.
Mặt khác, ở nhà trường ngồi những gì được in thành sách cho các em học tập còn một yếu tố khác tác động mạnh đến sự phát triển nhân cách đó là nhân cách của thầy cô giáo cũng giúp các em học được rất nhiều. Bởi vì “giáo dục ẩu” nó cũng góp phần hình thành giá trị nhân cách của các em như: sự tiếp xúc với phong thái của thầy cô giáo, bạn bè,… Ở giáo dục nhà trường các em mới thật sự rèn luyện, học hỏi, tu dưỡng và ý thức đầy đủ về một con người và trưởng thành từng bước một, làm cho mỗi cá nhân trong xã hội ý thức được mình, làm trịn bổn phận và trách nhiệm của một công dân xã hội chủ nghĩa.
Đúng vậy, môi trường giáo dục nhà trường là nơi mà các em được tiếp xúc đa dạng về nhiều phương tiện xã hội, nên các em nhanh chóng ý thức được bản thân, ý thức được với gia đình và ý thức được xã hội.
Giáo dục ở nhà trường khác với giáo dục ở gia đình. Vì: một mặt, nhà trường vừa bảo đảm được tính nghiêm ngặt, kỷ luật nội quy nhà trường; mặt khác có sự thay đổi phát huy tính tự giác của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập nên nhân cách của các em có bước phát triển hơn.
Giáo dục nhân cách cho con người ở nhà trường là thời gian quan trọng nhất có ý nghĩa cho sự phát triển nhân cách cũng như tri thức, khoa học… Kinh nghiệm cho thấy nếu một cá nhân mà ở giáo dục nhà trường khơng tốt thì sau này rời ghế nhà trường bước ra xã hội sẽ biến thái nhân cách và sẽ sa vào vòng pháp luật.
Đánh giá chất lượng giáo đào tạo, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chất lượng giáo dục còn yếu kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên được ít bồi dưỡng chương trình phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề chưa thật phù hợp… Công tác quản lý giáo dục đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập, thanh tra giáo dục còn nhiều yếu kém, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài chậm khắc phục” [31;170,171]
Vai trò của giáo dục nhà trường là rất quan trọng trong giáo dục - đào tạo. Bởi vì, đây là lĩnh vực tạo nên sức mạnh trí tuệ, dân trí, là nguyên khí quốc gia. Trong thời gian vừa qua sức mạnh đồng tiền đã xâm lấn vào cơ chế hoạt động của giáo dục, những người có tiền có thể mua được cả tri thức, bằng cấp… người ta có thể biến kẻ dốt nát thành kẻ có học thức. Cho nên phẩm giá “Tơn sư trọng đạo, nhân - nghĩa - lễ - đức - trị” trong tư tưởng Nho giáo đã
biến thái. Tình cảm thầy trị nhiều khi chỉ là quan hệ mua bán, hành vi đạo đức và nhân cách của con người đã bị hạ thấp.
Tóm lại, sự phát triển nhân cách trong giáo dục nhà trường có vai trị quan trọng, nó là ngọn nguồn đạo đức của con người. Bởi nơi đây là nơi bắt đầu sự uốn nắn và trưởng thành của nhân cách con người. Nhân cách con người có phát triển và hồn thiện sau này hay khơng là nhờ vào môi trường giáo dục nhà trường. Trong thư gửi cho học sinh vào tháng 9 năm 1945 Bác Hồ viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng
Dân tộc Viêt Nam có bước tới đài vinh quang để so sánh với các cường quốc năm châu hay khơng
Chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em” [ 20; 46 ].
Như vậy, trong chiến lược trồng người thì giáo dục nhà trường có vai trị quan trọng và cần thiết nên khơng thể xem nhẹ được. Cần phải có một chính sách giáo dục đúng đắn phù hợp, để phát triển mạnh về trí tuệ, hồn thiện về đạo đức nhân cách, đào tạo con người mới vừa hồng, vừa chuyên. Là cơ sở vững chắc để phát triển nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh.
2.1.3 Vai trò của giáo dục xã hội đối với việc phát triển hoàn thiện nhân cách con người
Yếu tố xã hội được xem là yếu tố tổng hợp của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Bởi lẽ, con người vừa rời khỏi môi trường giáo dục nhà trường là bước ra môi trường xã hội, được tiếp xúc với các tổ chức Nhà nước như: cơ quan đoàn thể, tổ chức hành chính, các Hội Liên hiệp… Đây là mơi trường mới, mỗi cá nhân phải tự học tập, vận dụng những kiến thức đã được giáo dục ở gia đình và nhà trường để vận dụng vào kỹ năng sống của mình. Đây thực sự là mơi trường thuận lợi cho con người tự hồn thiện chính bản thân mình. Một điều khác với mơi trường giáo dục gia đình và nhà trường
là: Mơi trường xã hội thì bản thân mỗi cá nhân phải tự tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm sống, ở đây nhân cách không phát triển theo sự giáo dục cha mẹ, thầy cô nữa mà bằng nguyên tắc pháp luật và đạo đức của xã hội. Mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi của bản thân mình sao cho phù hợp với hồn cảnh lịch sử xã hội. Quá trình phát triển nhân cách và hồn thiện nó phải dựa vào sự nắm bắt kinh nghiệm của bản thân trong đời sống thực tế hằng ngày của xã hội. Mỗi cá nhân tuy có đặc trưng riêng trong sự phát triển nhân cách nhưng phải có sự hịa đồng vào cái chung của xã hội. Mỗi cá nhân là mỗi con người cá thể mà nhân cách của họ phản ánh với nhân cách xã hội, là sản phẩm của sự phản ánh xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định. Mỗi cái tôi của nhân cách cá nhân đều