TÓM TẮT LUẬN VĂN Thời điểm sinh viên (SV) bước vào trường đại học, nghĩa là bước vào một môi trường hoàn toàn mới: mới trong cách dạy, cách học, trong động lực học, mục đích học... Đối với
Trang 1Phụ lục 3: Các bài báo về giáo dục
- Dạy học nhóm – Phương pháp dạy học tích cực
- Về mối quan hệ tương tác giữa người dạy và người học
- Thế nào là nền giáo dục mạnh
- Lối thoát nào cho giáo dục đại học Viết Nam
- Bệnh “lười đọc” của sinh viên
- Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học – Cao đẳng
- Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại
- Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học
- Hướng nghiệp sớm cho học sinh
- Why – Lối tư duy tôi học được ở Anh
- Những quái chiêu học và chơi
- So cialization and education in postmodern times: The school – a limited sphere of intergration
Trang 2Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?
GS,TS Trần Đình Sử
Hồ sơ sự
09:54' AM
- Thứ hai, 04/06/2007
“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”
Mặc dù hiện nay chúng ta đang có một hệ thống Đại học gồm: Đại học Quốc gia đa ngành, Đại học vùng đa ngành, Đại học chuyên ngành, Đại học địa phương, Đại học tại chức, Đại học từ xa, Đại học dân lập nhưng tất cả đều thiếu đẳng cấp khu vực và thế giới, chất lượng đào tạo ngày càng tụt hậu, kém hiệu quả so với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Trước thực trạng đó, không ít người đã mất niềm tin vào Đại học nước nhà, không hy vọng đầu tư để tự nâng cấp các Đại học hiện có, mà sốt sắng nghĩ tới dự án mời chuyên gia nước ngoài giúp đỡ đề xây dựng một trường Đại học đẳng cấp quốc
tế, dạy học bằng tiếng Anh, theo chương trình "quốc tế" Tôi cho rằng, đó là một cách nghĩ cần được bàn bạc lại cho thấu đáo
Đội ngũ giáo viên - khâu quyết định hệ thống đào tạo
Thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà là sản phẩm của các chính sách phát triển Đại học của các nhà quản lý Bệnh thành tích dẫn đến các cuộc chạy đua theo bề nổi, theo số lượng mà
ít quan tâm thực chất, đặc biệt ít quan tâm tới yếu tố con người không quan tâm đội ngũ giảng viên
và cơ sở vật chất Bước vào thời kỳ đổi mới chúng ta đã thay đổi mô hình và hệ thống Đại học, đa ngành hoá đào tạo, đầu tư nhiều kinh phí cho các trường trọng điểm, nhưng chất lượng vẫn tụt hậu
Vì sao như vậy? Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng theo tôi, có một vấn đề rất then chốt nhưng đã bị buông lỏng, thả nổi và cho đến nay vẫn chưa hề được đặt ra để giải quyết Đó là vấn đề đội ngũ giảng viên Đại học Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưng nhân tố con người trong trường Đại học thì bị thả nổi từ những năm 80 cho đến nay! Thời Giáo sư Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp việc chọn người gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa rất được coi trọng, kết quả là chúng ta có được một đội ngũ cốt cán làm nòng cốt cho việc đào tạo Đại học và sau Đại học cho đến nay Nhưng từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ giao lưu quốc tế thay đổi lớn, đội ngũ cán bộ kia liền tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc với môi trường Đại học Âu - Mỹ Trung Quốc cũng có tình trạng như ta, nhưng họ nhanh chóng chuyển hướng: đưa hàng loạt cán bộ khoa học đào tạo trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa (cũ), vốn đã có trình độ, đi đào tạo lại dưới hình thức thực tập sinh tại các nước Âu Mỹ Làm như thế họ đạt được ba mục đích Một là trang bị lại ngoại ngữ, hai là trang bị lại kiến thức và ba là xây dựng các quan hệ hợp tác khoa học mới Nhờ thế, thế hệ cốt cán vừa duy trì vị thế, vừa có điều kiện đổi mời chương trình và giáo trình đào tạo, rút ngắn khoảng cách tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới
Chúng ta cũng có một thế hệ như thế, nhưng đã bị bỏ roi, đế cho tự tàn lụi Họ ít có điều kiện tiếp cận vời trình độ phương Tây, học trò do họ đào tạo ra vì thế mà cũng không theo kịp trình độ của thời đại, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn Thế hệ cốt cán nói trên nay đã về hưu hoặc ngấp nghé về hưu, và xảy ra tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên có chất
Trang 3lượng Đội ngũ giảng viên cốt cán hiện nay chủ yếu được đào tạo trong nước, học trò của thế hệ thứ nhất Nhược điểm trầm trọng của họ là không tinh thông ngoại ngữ, ít vốn liếng văn hoá Âu Mỹ và
ít có quan hệ khoa học với các trường Đại học Âu Mỹ Nếu bỏ rơi nốt thế hệ này thì sự hẫng hụt giảng viên sẽ kéo dài thêm trong vài thập kỷ nữa Độ tuổi của thế hệ này trung bình từ 35 - 50 tuổi Cần có kế hoạch gấp rút cho thế hệ này được đi tu nghiệp ở các nước Âu Mỹ trong vòng từ 1 - 3 năm, trang bị lại ngoại ngữ và kiến thức khoa học, trên cơ sở đó họ sẽ co đủ điều kiện phát huy vai trò cốt cán trong đào tạo cho đất nước trong khoảng 10 - 15 năm tới Muốn nâng cao chất lượng đào tạo Đại học trước mắt thì phải có chính sách đúng đắn đối với thế hệ cốt can hiện nay Tiếp theo cần
có chính sách đào tạo các thế hệ kế tiếp
Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng
Có lẽ trên thế giời không đâu có chế độ đãi ngộ thấp kém, tệ hại đối với trí thức như ở nước ta Muốn có trình độ cao, theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, người giảng viên phải không ngừng học tập Muốn thế, họ phải có thu nhập hoàn toàn yên tâm để tập trung vào chuyên môn Tôi là Giáo sư, Tiến sĩ, đã giảng dạy Đại học 46 năm, mà lương tháng chỉ hơn 5 triệu đồng, trong đó đã bao gồm 50% phụ cấp đứng lớp, số phần trăm này sẽ mất khi về hưu Như thế thì giảng viên trẻ sẽ sống và phát triển năng lực chuyên môn của họ thế nào với đồng lương ít ỏi của họ? Thù lao đào tạo một thạc sĩ là 1,5 trệu đồng, thù lao đào tạo tiến sĩ trong ba năm, mỗi năm 2 triệu đồng, đọc phản biện một Luận án Tiến sĩ 500 nghìn đồng, viết một bài báo khoa học được thù lao từ 200 đến 300 nghìn đồng Chế độ đó không khuyến khích nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo, không tính đến nhu cầu trang bị và sử dụng các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như máy vi tính, đi tham quan, trao đổi khoa học với nước ngoài Trong cơ chế thị trường hiện nay, trong khi ngành nào cũng dựa vào mặt bằng giá trên thế giới để tăng giá, chỉ riêng giá người là không theo mặt bằng thế giới nào cả!
Trang thiết bị dạy học học không theo kịp yêu cầu
Trang bị các phòng học, các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém, vừa không cập nhật, vừa không có hệ thống Vào mạng các Trường Đại học nước ngoài, chưa nói các nước Âu
-Mỹ, chỉ riêng các Đại học lớn ở Nga, Trung Quốc - các nước vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, họ cũng có nhiều thư viện điện tử nhiều kho dữ liệu rất phong phú cho Sinh viên, Giảng viên sử dụng Ở nước ta, cho đến nay chưa hề có một thư viện điện tử nào, chưa có một Trường Đại học nào có được một trang web mang nội dung học thuật để cho các nhà nghiên cứu và sinh viên truy cập cả! Trong thời đại điện tử, với khấu hiệu hô hào tự học, học suốt đời mà lại thả nổi việc sử dụng phương tiện hiện đại như thế cho sinh viên, thì còn có gì biện minh được về chính sách phát triển Đại học của đất nước?
Tôi cho rằng, Dự án Đại học đẳng cấp quốc tế cũng chỉ là sản phẩm của bệnh thành tích và bệnh sĩ diện, ít có giá trị thực tế Nó còn thể hiện sự mất lòng tin đối với chính người Việt Nam Đã mất lòng tin đối với người Việt Nam thì mong gì đưa được đại học Việt Nam lên tầm quốc tế! Lối thoát cho Đại học Việt Nam hiện nay phải xuất phát từ thực tế Đại học Việt Nam, tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót thì nhất định chất lượng Đại học sẽ lên Chúng ta không nên quên bài học về nông nghiệp Từ một nước thiếu gạo, chỉ cần thay đổi chính sách hợp lý, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/
Trang 4Bệnh lười đọc" của sinh viên
Hà Ánh ghi
Thanh Niên
11:12' AM
- Thứ bảy, 03/02/2007
"Lười đọc " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện
Ngẫu hứng đọc
Thi xong môn cuối cùng, Châu Giang - sinh viên khoa Ngữ văn Anh trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã bắt tay vào việc sưu tập tài liệu cho các môn học kỳ mới Nghỉ hè, nghỉ tết là thời gian vàng ngọc để Giang tranh thủ tìm tòi trước bài vở Ấn tượng nhất ở Giang, có lẽ là khả năng đọc sách bằng tiếng Anh
Đi đâu, giỏ xách của Giang cũng có vài cuốn sách, không phải một truyện vui ngăn ngắn thì cũng tiểu thuyết dài tập Ít quan tâm đến sách chuyên ngành, nhưng Mai - sinh viên trường ĐH Luật TP.HCM lại rất quan tâm đến việc cập nhật những kiến thức xã hội Đặc biệt là những cuốn sách hay, có giá trị như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Thế giới phẳng, Đắc nhân tâm Mai cho biết: "Đọc để bắt nhịp thế giới xung quanh mình, để khi nói chuyện với bạn bè không bị lạc lõng Nhưng quan trọng, mình học được nhiều kinh nghiệm về cuộc sống, có khi những vận dụng thực tế vào bài vở Nhất là qua việc đọc tạo cho mình một tư duy độc lập"
Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thói quen đọc sách như Giang, Mai Thực tế, đa số sinh viên đều rất ít ngó ngàng đến sách chuyên ngành, và không phải bạn nào cũng quan tâm đến những chuyện không phải là của mình - những vấn đề xã hội Đại - sinh viên trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đưa ra một thông điệp buồn, như một tiếng nói chung cho các bạn của mình: "Đọc sách cũng còn phải tùy hứng
Thường khi phải thuyết trình hoặc chuẩn bị cho kỳ thi tụi em mới ghé thư viện đọc sách Bình thường thì hiếm lắm" Hay như Quang - sinh viên trường ĐH dân lập Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM, không biết mặt mũi thư viện trường như thế nào nhưng lại rất thường "thăm nom" mấy tiệm truyện tranh gần nhà Cũng bởi, những Phong vân, Thủy hử, Yokohama " vừa ngắn gọn, lại vui mắt chứ không thiếu sắc màu như sách học"
Lý do: Chín người mười ý
Là sinh viên, ai cũng biết sách báo chứa đựng trong nó cả kho tàng tri thức, nhưng nhiều người vẫn không lý giải được "bệnh lười đọc", cũng như những hiệu ứng kỳ diệu mà sách mang lại trong thực tế cuộc sống Nên khi được hỏi về nhân tố "gây bệnh", mỗi người một cách trả lời Số đông cho rằng: cuộc sống hiện đại với đa dạng kênh thông tin thì xem ti vi, nghe đài, lướt web hấp dẫn hơn nhiều so đọc sách Hấp dẫn hơn bởi những sự thưởng thức đa dạng từ âm thanh, hình ảnh chứ không đơn thuần là bằng mắt
Trang 5Với những người hay đọc ké tại các nhà sách thì "vấn đề nằm ở chỗ, giá cả của nhiều loại sách không phù hợp với túi tiền của sinh viên, nhất là những sách hấp dẫn vừa dài vừa đắt thì không thể đọc theo kiểu chớp nhoáng tại nhà sách, mà càng không thể mua được về nhà" Có bạn lại cho rằng, với một số sinh viên phải chật vật với cơm áo gạo tiền, thời gian là vấn đề quyết định sự lựa chọn cách họ tiếp cận thông tin "Chị tính coi, sáng tới trường, chiều và tối tranh thủ vài sô làm thêm, đêm về chỉ còn thấy mỗi cái giường, đầu óc đâu mà nghiền ngẫm sách báo hả chị", được hỏi, cô bạn Dung trọ học tại Thủ Đức tuôn một tràng về lý do rất khó bình luận
Ý kiến khác thì cho rằng, chương trình học dày đặc là "thủ phạm" không cho phép sinh viên dành thời gian nhiều cho đọc, đặc biệt là đọc theo kiểu tìm tòi, suy luận và nghiên cứu vấn đề Một so sánh khá thuyết phục, sinh viên nước ngoài, cụ thể ĐH Auckland (New Zealand), chỉ lên lớp 6 - 8 tiếng mỗi tuần
để giáo viên định hướng cách nghiên cứu, thời gian còn lại họ tự học theo cách tự đọc và tự nghiên cứu
Chính môi trường học và phương pháp đào tạo đã tạo điều kiện và cả thói quen bắt buộc cho việc đọc của sinh viên Đồng tình với ý kiến trên, một giảng viên dạy môn chuyên đề Luật báo chí - xuất bản kể một câu chuyện thoạt nghe hài hước: "Một sinh viên đã thú thật là không biết chọn sách nào khác ngoài
bộ truyện tranh Bảy viên ngọc rồng để làm bài tập khảo sát về đọc sách và tìm hiểu về các quy định pháp luật trong xuất bản cuốn sách mà bạn chọn đọc gần nhất"
Dù là lý do gì, và dù có thêm những kênh thông tin khác, lợi ích của việc đọc vẫn không gì thay thế được Và một thực tế hiện nay, ngoài sự vững chắc về chuyên môn, kiến thức nền, những hiểu biết xã hội là điều nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ở nhân viên của mình
TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh - giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM:
Việc số đông sinh viên mình ít đọc có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan Nhưng nói chung họ rất thụ động trong việc đọc Thụ động bởi sinh viên chỉ đọc khi được giảng viên yêu cầu thuyết trình về một đề tài, viết một bài tiểu luận hoặc khi được khuyến khích bởi một người khác về một cuốn sách hay nào đó, tức chỉ khi bị áp chế hoặc được truyền cho niềm tin thì họ mới đổ xô đi đọc Họ chưa có thói quen đọc một cách chủ động, đọc theo nhu cầu hoặc sở thích Do vậy, nên chăng không phải đợi đến bậc ĐH
-CĐ, mà ngay từ phổ thông, các em cần được tạo một môi trường học tập, cũng như phương pháp học tập phù hợp để có thời gian cho việc đọc, nghiền ngẫm và nghiên cứu kiến thức.
Việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giảm tải chương trình, tăng cường sự chủ động của người học, hạn chế tình trạng thầy đọc trò chép trong lớp là một trong những hướng đi chiến lược góp phần giải quyết một cách dây chuyền những hạn chế có liên hệ với nhau, trong đó có việc lười đọc của sinh viên.
Trần Văn Huấn - sinh viên khoa Châu Á - Thái Bình Dương, ĐH dân lập Hồng Bàng:
Theo tôi, việc đọc sách của sinh viên bị hạn chế một phần cũng do họ chưa thực sự có được điều kiện lý tưởng để đọc sách ở một vài trường Một chuyên đề học, trong thư viện chỉ có vài cuốn tài liệu, bạn này mượn thì bạn kia không có Sách mới bán ra thì không hợp với túi tiền sinh viên Dạng thư viện công cộng như Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM thì không nhiều, mà không phải bạn nào cũng có thể ngồi liên tục mấy tiếng đồng hồ tại đó để đọc sách Có lần, tôi đã không thể mượn được sách từ thư viện các quận trong nội thành chỉ vì tôi không phải là người dân cư trú tại địa bàn đó
Hà Hồng Nhung - sinh viên khoa Quản trị khách sạn quốc tế trường ĐH Công nghệ Auckland (New
Trang 6Ngay từ nhỏ, ba mẹ đã tập cho tôi một thói quen đọc sách Không nhất thiết cứ phải đọc sách, mà sách
cũng không nhất thiết cứ phải là chuyên ngành, bởi sinh viên thời hiện đại có nhiều con đường để đọc và cập nhật thông tin khác nhau Dù là đọc một mẩu báo, lướt qua một trang web, hay nghe một bài viết trên đài tất cả đều tốt Đừng nghĩ mình không phải là người thích sách báo, mình không có thời gian đọc,
hãy cứ dành ra một số giờ nhất định trong tuần cho việc đọc, bạn sẽ thấy rằng sách báo ẩn chứa điều kỳ
diệu Một kinh nghiệm đơn giản từ bản thân, một lần nhờ tình cờ đọc được một mẩu tin trên tờ báo du lịch
cũ tôi đã giúp khách sạn nơi tôi làm việc tháo gỡ tình huống cam go với khách hàng Chỉ cần thấy được
sự cần thiết thực sự từ việc đọc, thì bạn sẽ có thời gian để đọc cũng như tìm được niềm đam mê với
sách.
Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng
Lê Minh Triết
Thực trạng Giáo dục & đào tạo hiện nay ở nước ta là nỗi âu lo sâu sắc của toàn xã hội, vì nó gắn liền với mỗi gia đình và tương lai phát triển của đất nước Vấn đề này đã được đề cập mọi lúc, mọi nơi và nhiều khi gay gắt trong Hội thảo khoa học, trên mặt báo và tại diễn đàn của Quốc Hội Các nhà giáo, các nhà khoa học đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp đổi mới nền giáo dục nước nhà, nhưng sự chuyển biến rất chậm chạp và đôi khi còn tạo ra các mâu thuẫn mới trong nội bộ hệ thống giáo dục Nguyên nhân của tình trạng này có thể phân tích theo các quan điểm khác nhau Do đó, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có quan điểm thống nhất, các kiến nghị, đề xuất giải pháp thường chưa đủ tính đồng bộ và tính
hệ thống
Để thống nhất quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trước hết ta phải xuất phát từ chức năng của Ngành GDĐT từ tính chất của các bậc đào tạo và mục tiêu chiến lược của ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Nói chung, giáo dục có 3 chức năng: chức năng xã hội, chức năng kinh tế và chức năng văn hoá tư tưởng Tuy nhiên các chức năng đó thể hiện khác nhau ở các bậc học Có thể khẳng định rằng trong thời đại ngày nay ở bậc Đại học - Cao đẳng chức năng kinh tế trở thành chức năng chính, giáo dục Đại học - Cao đẳng thuộc lĩnh vực kinh tế dịch vụ Xem xét ba chức năng trên cho toàn bộ hệ thống GDĐT, mục tiêu của giáo dục thể hiện bằng phương châm chung là: nâng cao dân trí, phát huy dân khí, đào tạo nhân lực, trọng dụng nhân tài Nhân tài không xuất hiện trong quá trình đào tạo ở nhà trường, mà chỉ thể hiện trong quá trình sử dụng đúng người có trình độ kiến thức sâu rộng trong môi trường tinh tế - xã hội thích hợp Biết trọng dụng nhân tài, biết tạo điều kiện để nhân tài phát huy tác dụng, thì nhiều nhân tài sẽ xuất hiện và khi nhân tài xuất hiện thì phải được tiến cử đúng lúc, đúng chỗ
Hiện nay, hầu như tất cả các nước đều đề ra và thực hiện chương trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đối với hệ thống Đại học Tất nhiên, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Nhưng ở mọi quốc gia, nền giáo dục đều có lịch sử phát triển, truyền thống và kinh nghiệm riêng Do đó, trên thế giới không thể tìm thấy hai quốc gia nào có hệ thống giáo dục hoàn toàn đồng nhất Chính vì thế mới có chuyện phải tiến hành các thủ tục công nhận bằng cấp và học vị của nhau, như chúng ta đều biết, mặc
dù xu thế hoà nhập về nội dung đào tạo và cấu trúc Đại học đang được quan tâm ở nhiều nước
Nghiên cứu tình hình cải cách, đổi mới giáo dục trên thế giới chúng ta có thể nhận ra 2 kiểu cải cách: Cải cách diễn ra bên trong hệ thống giáo dục, còn bản thân hệ thống đó vẫn không thay đổi
Cải cách sâu sắc, toàn diện cả hệ thống giáo dục được tác động của các nhân tố bên ngoài hệ thống, bên ngoài khuôn khổ của nước ta đã tiến hành một cuộc cách mạng giáo đục như vậy sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945
17 năm qua, ngành giáo dục đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách, đổi mới về chương trình, tổ chức hệ thống giáo dục và đa dạng hoá nguồn đầu tư Nhưng tất cả những biện pháp đó chủ yếu diễn ra trong hệ thống giáo dục hiện hữu, nên hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, thậm chí đôi khi gây tác động tiêu cực lên
xã hội, hoặc sau cải cách chúng ta quay lại điểm khởi đầu Đã đến lúc chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng giáo dục mới đối với toàn bộ hệ thống giáo dục, mà trước hết là đối với bậc giáo dục Đại
Trang 7học - Cao đẳng Nói khác đi, chúng ta phải tiến hành cải cách giáo dục kiểu thứ hai đã nêu trên
Đối với nước ta các nhân tố khách quan bên ngoài hệ thống giáo dục hiện hữu tác động vào hệ thống giáo dục bao gồm: Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Do vậy, đòi hỏi hệ thống giáo dục và đào tạo phải cung cấp đủ nhân lực có trình độ cao chậm nhất cũng trước năm 2010 Chính vì thế cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng
Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng vào thị trường và nền kinh tế thế giới
Cơ chế kinh tế đã thay đổi đòi hỏi phải thay đổi cơ chế quản lý và tổ chức hệ thống giáo dục, đặc biệt là
cơ chế quản lý bậc Đại học và Cao đẳng, bậc học có mục tiêu cung cấp lực lượng lao động có trình độ cao cho thị trường nhân lực Hệ quả đương nhiên là thị trường nhân lực có trình độ cao đòi hỏi phải hình thành thị trường Đại học - Cao đẳng
Các trường Đại học và Cao đẳng phải cạnh tranh để thu hút Sinh viên Do đó các trường phải có quyền
tự chủ cao trong việc tuyển sinh, thành lập và giải thể các khoa, các bộ môn, tuyển Giáo sư, Giảng viên tuỳ theo nhu cầu của trường Các trường Đại học và Cao đẳng dần dần không còn có chủ quản như hiện nay, mà hoạt động theo luật giáo dục mới và các quy định của pháp luật Sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phân luồng học sinh tốt nghiệp Trung học, nếu chúng ta có thể đánh giá xếp hạng (accreditation) các trường như nhiều nước đã làm đặc biệt là ở Hoa Kỳ Với một cơ chế thích hợp, các Hội khoa học -
kỹ thuật quốc gia kết hợp với các Hội doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp khác hoàn toàn có thể đánh giá khách quan và xếp hạng các trường Đại học và Cao đẳng Khi đó vai trò và trách nhiệm xã hội của các hội nghề nghiệp sẽ được nâng cao
Xu hướng phát triển các hệ thống Đại học - Cao đẳng trên thế giới có tác động rất lớn đến quá trình đổi mới hệ thống Đại học - Cao đẳng ở nước ta Các xu hướng dễ dàng nhận thấy bao gồm: đào tạo đại trà, tuyển sinh dễ dàng và sàng lọc chặt chẽ trong quá trình đào tạo học suốt đời, thường xuyên bằng các hình thức đào tạo khác nhau, đào tạo liên ngành, kết hợp chức năng đào tạo với chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức công nghệ
Dưới đây là một số đề xuất theo cách nhìn hệ thống GDĐT trong hệ tổng thể kinh tế - xã hội:
1) Tập trung mọi nguồn lực tạo sự chuyển biến đột phá cho bậc Đại học - Cao đẳng Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân thành lập nhiều trường Đại học và Cao đẳng ở các vùng kinh
tế - văn hoá - xã hội Có các chính sách và giải pháp ưu đãi để huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho
sự phát triển về số lượng và chất lượng bậc Đại học và Cao đẳng với hai hình thức tổ chức công lập và
tư thục Sẽ có người đặt câu hỏi: Đội ngũ giảng dạy đại học và cao đẳng hiện nay vừa yếu lại vừa thiếu, thì làm sao bảo đảm chất lượng đào tạo? Chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại: Đã có bao nhiêu phần trăm đội ngũ khoa bọc và công nghệ có trình độ cao được tham gia đào tạo? Đó là chưa kể một lực lượng khá đông đảo các nhà khoa học và kỹ sư về hưu theo luật lao động có thể tham gia đào tạo ở các trường Đại học và Cao đẳng Về mặt chất lượng đào tạo chúng ta cũng cần có cách đánh giá mới Chính người sử dụng nhân lực mới đánh giá đúng chất lượng đào tạo của nhà trường Một tổ chức chỉ bao gồm các giáo sư cũng không thể làm điều đó Nói khác đi, thị trường nhân lực khoa học - công nghệ sẽ điều chỉnh chất lượng đào tạo, cũng như quy mô đào tạo Vả lại, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh bản thân nhà trường phải nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút Sinh viên và đứng vững trên thị trường Đại học - Cao đẳng
2) Gắn đào tạo với sử dụng lực lượng lao động được đào tạo Có chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động hợp lý dựa theo năng lực và hiệu quả, thì vấn đề mâu thuẫn giữa đào tạo và sử dụng, hiện tượng tiêu cực trong bằng cấp hoặc kiếm bằng theo các cách phi đạo đức sẽ được giải quyết Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, lấy hiệu quả làm thước đo, không tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý, tổ chức xã hội nào lại chỉ dựa vào mảnh bằng để tuyển chọn, sắp xếp và đề bạt cán bộ, nhân viên Bằng cấp chỉ có giá trị thông tin cho biết người có bằng trải qua một quá trình đào tạo nhất định Do đó, cần phải xây dựng và thực hiện chính sách sử dụng nhân lực được đào tạo theo quan điểm mới Thực ra vài chục năm trước đây chúng ta đã từng thực hiện điều này!
3) Trong giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ sôi động như hiện nay, nhất là khi nền kinh tế nhiều nước lần lượt phát triển lên bậc thang kinh tế tri thức, một vấn đề lớn được đặt ra đối với hệ thống
Trang 8đào tạo Đại học và Cao đẳng là đào tạo chuyên sâu (specialized training) hay đào tạo rộng (gener- alized training) Ngày nay hiện tượng: "đổi nghề" nhiều lần trong đời làm việc đã trở nên phổ biến Ngoài ra, những vấn đề phải giải quyết trong thực tiễn đều có tính liên ngành Do đó, hệ thống Đại học
và Cao đẳng nước ta nên chọn cách đào tạo rộng là chủ yếu, thời gian đào tạo có thể rút ngắn bớt Nhà nước chỉ nên tập trung phát triển một số trường, một số khoa đào tạo chuyên sâu để tạo ra đội ngũ có tài năng cung cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển văn hoá - nghệ thuật, tạo ra và phát triển công nghệ mới
4) Để đổi mới bản thân hệ thang giáo dục - đào tạo Đại học và Cao đẳng, nhiều nhà giáo và nhà khoa học có tâm huyết đã đưa ra nhiều giải pháp rất thiết thực và khá cụ thể ở đây tôi chỉ đưa ra thêm một vài kiến nghị:
Chỉ tổ chức thi tuyển đối với một số trường đào tạo chuyên sâu, trường năng khiếu Việc tuyển sinh nên
để cho các trường chủ động thực hiện
Việc xây dựng chương trình và nội dung kiến thức phải do một tập thể các nhà giáo, các nhà khoa học
và kỹ sư ở các viện nghiên cứu và trong các doanh nghiệp thực hiện để gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn Ngay từ 1956 - 1957 ở Hoa Kỳ, để xây dựng chương trình vật lý cho trường trung học người ta đã phải làm như vậy
Chuẩn hoá, nâng cao trình độ đội ngũ giảng dạy Đại học và Cao đẳng nên dựa theo các tiêu chuẩn phổ biến ở các nước trong khu vực và phấn đấu theo tiêu chuẩn ở các nước công nghiệp phát triển Kiên quyết chống hiện tượng chuẩn hóa hình thức dựa vào bằng cấp đang có "xu hướng lạm phát" hiện nay Chỉ các nhà giáo, các nhà khoa học trực tiếp tham gia giảng dạy và đào tạo mới được sử dụng chức danh "Giáo sư", "Phó Giáo sư” trong hoạt động giáo dục và hoạt động xã hội Hội đồng chức danh khoa học (có lẽ phải có tên gọi khác!) không trực tiếp công nhận, mà chỉ làm nhiệm vụ đánh giá có đủ tư cách hay không (habilitation) để các trường tuyển chọn Bằng cách đó chúng ta có thể phân bố hợp lý Giáo sư, Phó Giáo sư giữa các trường, giữa các vùng
Một việc tưởng chừng không quan trọng, nhưng rất cần thống nhất đó là danh xưng học vị và chức danh Tên gọi học vị "Thạc sĩ" là không đúng, vì theo nghĩa Hán - Việt Thạc sĩ là người có học vấn uyên thâm, có đạo đức cao và có thể hiểu là "bác học" theo cách tôn xưng trong xã hội Tôi thấy nên chọn danh xưng "Học sĩ", vì người có bằng master thực chất chỉ mới học nghiên cứu Tên gọi chức danh "Phó giáo sư" cũng bất hợp lý, vì ai cũng biết Phó Giáo sư không phải là người giúp cho Giáo sư, như chức phó trong cơ quan quản lý Tôi đề nghị nên chọn danh xưng "giảng sư”, vì chính các associate profes - sor mới là người giảng dạy các giáo trình chính ở các trường Đại học đã được chuẩn hoá
Theo Tạp chí Khoa học & Tổ quốc
-
1
2
»
Theo Viet-studies http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/
Trang 9Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học
Nguyễn Phan
Báo Tuổi Trẻ
"Riêng tối hôm trước khi mất Thu học đến 4g sáng " - một cán bộ quản lý của ký túc xá ĐH Bách khoa cho biết như thế Giá như có một phương pháp học tập khoa học và hợp lý hơn, có lẽ Thu đã không phải hứng chịu một kết cục lạnh lùng đến thế Phải chăng đó chính là cái hậu của suốt những năm dài ĐH, Thu phải chịu áp lực nặng nề từ bài vở, từ những cuộc thi căng thẳng và không khoan nhượng?
Trong lúc chờ phỏng vấn tại ĐH Y dược TP.HCM, tôi lấy điện thoại ra chơi trò chơi điện tử Một SV thấy vậy ngạc nhiên hỏi: “Điện thoại di động có trò chơi điện tử à?” Tiếp đó, anh SV cho biết người anh của mình mới mua điện thoại Samsung trị giá 3 triệu đồng và tỏ ý băn khoăn không biết máy của anh mình “có trò chơi điện tử không?”
Tôi không nghĩ đó là một SV năm 5 ngành y lại thấy lạ lẫm khi “điện thoại di động có trò chơi điện tử” Một đồng nghiệp đi cùng chỉ đưa ra lời nhận xét: “Chẳng có gì là lạ cả khi mà SV trường này học bù đầu bù cổ Thời gian đâu mà để ý đến những việc xung quanh!” Quả vậy, tại ĐH Y dược, đi đâu cũng thấy SV trải tấm bạt nilông để ngồi - và cả nằm nữa - dọc các hành lang Quyển sách để bên cạnh, miệng lẩm nhẩm học bài với ánh mắt nhìn lạc lõng và dường như không để ý đến bất cứ thứ gì đang diễn ra xung quanh mình
Có quá nhiều SV vừa học vừa chơi và cũng có quá nhiều SV quên mọi thứ trên đời để học Cả hai kiểu học như thế đều mang lại những kết quả tiêu cực khác nhau Một bên là sự hụt hẫng về kiến thức, thường xuyên đối diện với nguy cơ bị đuổi học Còn bên kia lại là sự mệt mỏi và căng thẳng, những lo
âu chất chồng trong những năm dài ĐH đã khiến sức khỏe bị suy sụp, lạc lõng với những diễn tiến xung quanh của xã hội, lạ lẫm với những điều đang tác động đến cuộc sống hằng ngày
Điều đáng mừng là gần đây một số trường ĐH đã bắt đầu đề cập đến “phương pháp học tập ở ĐH” cho các tân SV vào đầu mỗi năm học mới Thế nhưng đó cũng chỉ là những động thái manh mún, lẻ tẻ Giáo trình cho môn học để biết cách học này vẫn chưa đến được với số đông SV Nguyên nhân chính dẫn đến việc SV khó tiếp thu được phương pháp học là do những bài học của việc tự học có từ thực tế của SV ít khi được đưa vào chương trình Thêm vào đó việc học theo kiểu trả bài, rồi lịch học và lịch thi cứ dày đặc, đan xen lẫn nhau khiến “phương pháp học tập ở ĐH” hầu như bị phá sản hoàn toàn
Định hướng cho việc học của SV là một yêu cầu cực kỳ quan trọng, quan trọng không kém nữa là việc thiết lập một thời gian biểu hợp lý cho SV trong lúc học lẫn lúc thi
Một SV đột tử vì học quá nhiều?
Ngày 9.1.2004, khi gọi bạn mình dậy đi học, các SV phòng 404A KTX Bách khoa phát hiện SV Đàm Hữu Thu (khóa 99, khoa xây dựng, ĐH Bách khoa, ĐHQG TPHCM) chết ngay trên giường ngủ Nguyên nhân gây đến đột tử cho SV này được Bệnh viện Chợ Rẫy xác định là nhồi máu cơ tim
Đại diện ban quản lý KTX Bách khoa cho biết bình thường SV Thu học đến 3g30 sáng, còn tối hôm trước khi bị đột tử SV này đã thức học bài đến 4g sáng
Được biết SV Đàm Hữu Thu đã nộp luận văn tốt nghiệp cho trường và ngày 17.1.2004 tới sẽ bảo vệ luận văn tốt nghiệp của mình.
Thi thể của SV này đã được đưa về Phú Yên
Trang 10Thế nào là nền giáo dục mạnh?
Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))
Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
Một vế trong vấn đề phát triển bền vững là phải có một nền giáo dục đào tạo (GDĐT) lành mạnh Điều này đã đem ra bàn cãi nhiều rồi, và hầu như đã được sự đồng thuận, bởi vì trong thời đại xã hội tri thức và thông tin này, trong khung cảnh toàn cầu hóa mà sự cạnh tranh luôn luôn hiện diện,
“trình độ biết việc” và “giá trị của tay nghề” càng ngày càng là những tiêu chuẩn phân định trong cuộc chạy đua kiếm khách mua hàng, và hơn thế nữa, bao trùm lên cả vấn đề kinh tế, sự cạnh tranh toàn cầu còn là sự tranh đua của chính các xã hội Nhưng thế nào là lành mạnh?
Theo tôi, nói tóm tắt, một nền GDĐT lành mạnh là một nền GDĐT có sứ mạng rõ rệt, mang mục tiêu khả thi, trung thực, mang tính khoa học, phân minh, bảo đảm được hiệu quả ích lợi cho đất nước, bảo đảm được sự công bằng cho mọi thành viên trong xã hội Vì giới hạn của câu chữ, trong bài này tôi chỉ xin nêu vài nét chính với thí dụ minh họa tập trung vào nền giáo dục Đại học
Sứ mạng của Đại học
Sứ mạng của Đại học là gì, và tại sao ở mức độ đó, giảng dạy lại phải gắn liền với nghiên cứu khoa học? (Từ “Đại học” được dùng theo nghĩa bao trùm cả cái gọi là “sau Đại học” như Luật Giáo dục 01/01/2006 đã công nhận trong Điều 4.d/ Chương I)
Nói vắn tắt bằng một câu: sứ mạng của Đại học là mở rộng biên thùy của sự hiểu biết, mang sự hiểu biết (đã, đang và sẽ có được) vào cuộc sống, do đó từ nghiên cứu cơ bản, tìm cách chuyển sang nghiên cứu ứng dụng, rồi sau đó tìm cách đưa vào sử dụng đại trà (thí dụ như khâu công nghệ của một số ngành, có liên kết với các doanh nghiệp), song song với sự chuyển giao hiểu biết Từ sứ mạng đó, mới định ra mục tiêu, quy chế, mới phân biệt phần kiến thức cơ bản và phần đào tạo nghề nghiệp, mới đưa những phương tiện tài chính và vật chất vào để thực hiện, mới tính toán sao cho cân đối ngành nghề hợp với nhu cầu, mới phân chia vai trò của công lập và tư lập Sức mạnh của các nước phát triển cao hiện nay chính nhờ ở quan niệm Đại học như vậy, dựa trên cơ sở một niềm tin lành mạnh vào khoa học Nó khác xa với quan niệm về một nền Đại học là nơi nhắm đào tạo ra những “danh nhân”, mà thời thịnh thì giúp vua trị dân, thời suy thì vinh thân phì gia, thậm chí ngày nay còn có ý kiến đòi hỏi nơi đó phải là nơi có những phương tiện đồ sộ, và tụ tập những nhân vật
có chức danh cao quý (!), nhưng mục tiêu thì mơ hồ Nguy cơ sẽ là: để tồn tại, phải bày ra những công trình nghiên cứu để chứng minh sự cần thiết của mình, và chuyển giao những hiểu biết có thể
là vô bổ của mình cho những sinh viên chen đua vào học để có bằng cấp nhằm kiếm được một địa
vị xã hội, và rồi cứ quay vòng như vậy… Một quan niệm sai lạc như vậy không thể tạo ra những con người biết việc và những tay nghề có giá trị cần thiết cho sự phát triển
Thế nào là một nền GDĐT mang tính khả thi?
Đó là một nền GDĐT mà mục tiêu phù hợp với khả năng thực hiện Một nền giáo dục Đại học và nghiên cứu khoa học mang tính khả thi ở nước ta hiện nay không mơ tưởng đến những lĩnh vực khoa học mà mình chưa cần với tới (thí dụ: các dự án nghiên cứu về năng lượng hạt nhân như ITER, trung tâm CERN, thám hiểm vũ trụ ), mà tập trung vào những lĩnh vực không cần đầu tư tốn kém lắm và chỉ cần những công nghệ trong tầm tay của mình, với một đội ngũ chuyên gia có đủ