1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2

21 729 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 226 KB

Nội dung

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài thực nghiên cứu tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động quản trị Logistics của DNVVN tại Tp.HCM. Thông qua khảo sát việc đầu tư các thiết bị phần cứng, phần mềm, nối mạng

Trang 1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:

Hoạt động quản trị Logistics (hậu cần) có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động củadoanh nghiệp (DN) Tuy nhiên, các hoạt động này thực tế tại nhiều DN Việt Nam vẫn cònmang tính chất riêng lẻ Do vậy, quản trị Logistics tại VN vẫn chưa phát huy được sứcmạnh như những nước phát triển trên thế giới đã và đang làm Thêm nữa, để bảo đảm việcquản trị Logistics thành công thì DN cần phải xây dựng hệ thống thông tin (HTTT) thíchhợp với quy trình nghiệp vụ riêng của từng DN, giúp cho việc tiếp nhận, xử lý, luânchuyển thông tin giữa các bộ phận và với khách hàng, đối tác hiệu quả HTTT được xemnhư mạch máu của DN và thông tin cũng chính là một phần tài nguyên của DN Với sựbùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) trong việc ứng dụng rộng rãi vào việcxây dựng và quản lý HTTT trong các nhà máy, xí nghiệ, đã tạo ra một cuộc cách mạngtrong phương thức quản lý, sản xuất, kinh doanh…CNTT nhanh chóng được ứng dụngtrong hầu hết lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ… Thực tế cho thấy rằng tổ chức hay cánhân nào càng nhanh chóng ứng dụng được CNTT một cách hiệu quả vào việc quản lý,sản xuất, kinh doanh hay các hoạt động liên quan khác thì họ càng có nhiều cơ hội thànhcông và tạo ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh của mình Do vậy vấn đề ứng dụng CNTTvào hoạt động quản trị Logistics là một yêu cầu cấp thiết đối với DN muốn vươn xa hơntrên thương trường mà cũng là chiến trường rất khốc liệt

Vào năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giớiWTO mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức DN Việt Nam sẽ dần bướcvào sân chơi của nền kinh tế toàn cầu DN VN phải hiểu rõ vị thế của mình và tìm giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt ứng dụng CNTT trong quản lý hoạtđộng DN, kiểm soát tốt chi phí, nâng cao chất lượng, tăng năng suất… Có như thế, DNmới có tự tin và sự chuẩn bị cần thiết trước lộ trình các bảo hộ về mậu dịch dần được tháobỏ trong thời gian sắp tới.

Nền kinh tế VN là nền kinh tế nhiều thành phần mà trong đó xét về quy mô, thì thànhphần DNVVN chiếm một số lượng đáng kể lên đến 96% tổng số DN trên toàn quốc, đónggóp 25% GDP của cả nước1 Con số này chắc chắn sẽ tăng lên khi nhà nước ngày càng cónhiều chính sách khuyến khích sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế tư nhân vốn rấtnăng động, tận dụng được vốn, tay nghề và thu hút lao động đối với nhiều tổ chức, cánhân Tuy nhiên, với nhóm đối tượng này, phần lớn có xuất phát điểm là vốn ít, nhân lựcchưa chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý chưa cao nên DNVVN gặp nhiều khó khăn tronghoạt động quản trị Logistics Thêm nữa là số lượng nhân sự có hiểu biết và khả năng vậndụng CNTT trong quản trị DN nói chung và quản trị Logistics nói riêng chưa đủ đáp ứngcho nhu cầu phát triển của DN.

1 Theo phát biểu của Ông Nguyễn Hoàng Lưu, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà

Trang 2

Điều này đã tác động không nhỏ đến tiến độ và kết quả việc thực hiện tin học hóa, ứngdụng CNTT ở nhiều DN đặt biệt là DNVVN trong thực tế Thậm chí, một số DNVVNkhông thấy được lợi ích mang lại của tin học hóa và mất lòng tin vào khả năng đổi mớiphương thức quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, một mục tiêu mà bất cứ DN nàocũng nhắm tới.

Xuất phát từ bối cảnh đó, sinh viên đã đặt nhiều tâm huyết, quyết tâm chọn và thực hiện

đề tài “ Khảo sát mức độ tin học hóa trong quản trị Logistics của các Doanh Nghiệp

vừa và nhỏ tại Tp Hồ Chí Minh” Qua đó, tác giả mong muốn đánh giá tổng quát về

mức độ tin học hóa trong quản trị Logistics của các DNVVN tại TP.HCM, tìm hiểu cácvấn đề mà DNVVN đang gặp phải trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản trịLogistics Trên cơ sở này, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể giúp DN có định hướngđầu tư phù hợp vào CNTT để việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn,nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của bản thân DN cũng nhưcủa nền kinh tế Việt Nam.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài “ Khảo sát mức độ tin học hóa trong hoạt động quản trị Logistics của các

DNVVN tại TP.HCM” được thực hiện nhằm đạt những mục tiêu sau:

 Tìm hiểu việc quản lý dòng thông tin, và những vấn đề phát sinh trong thực tế ứngdụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong quản lý hoạt độnglogistics của DNVVN.

 Đánh giá mức độ tin học hóa trong hoạt động quản trị Logistics của các DNVVNtại Tp.HCM thông qua khảo sát thực tế.

 Đề xuất các hướng đầu tư thích hợp góp phần giúp DN sử dụng được những lợi íchmà CNTT mang lại trong hoạt động quản Logistics

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

Việc khảo sát này giúp DNVVN tại Tp.HCM nhìn lại tình hình tin học hóa của DN trongsự phát triển chung của ngành CNTT, thấy được cụ thể hơn những lợi ích CNTT mang lạitrong hoạt động quản trị Logistics, và qua đó tạo cơ sở cho DN ứng dụng các lợi thế củaCNTT vào hoạt động Logistics Đồng thời các ý kiến đề xuất sẽ giúp cho DNVVN cónhững đầu tư về CNTT hợp lý hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tếtoàn cầu Kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở quan trọng cho những nghiên cứuchuyên sâu kế tiếp có liên quan trong tương lai, giúp DNVVN có thêm nhiều điều kiệnphát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn và khẳng định vị trí quan trọng của họ trong nềnkinh tế VN.

1.4 PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI:

Trang 3

 Đề tài này thực hiện khảo sát mức độ tin học hóa trong hoạt động quản trịLogistics, hoạt động quản trị Logistics ở đây đứng trên góc độ là hoạt động quản trịLogistics trong phạm vi một DN , là một mắc xích trong hoạt động quản trị chuỗicung ứng.

 DN được khảo sát tập trung phần lớn là những DN hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất có quy mô vừa tại Tp.HCM.

1.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý thuyết

Nắm sơ bộ tình hình thực tế và đối tượng cần khảo sátTiếp cận nguồn thông tin thứ

cấpMục tiêu đề tài

Thiết kế bảng câu hỏiVấn đề cần khảo sát

chuyên gia

Tổng hợp và phân tích số liệu

Khảo sát thựcPhù hợp

Xác định vấn đề và nguyên nhân

Trang 4

1.6 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Do những giới hạn về thời gian và nguồn lực, đối tượng khảo sát có số lượng rất lớn vàtrải rộng trên khắp nước nhưng đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu những DN có quy mô vừahoạt động tại Tp.HCM, không quá nhỏ vì những vấn đề trong tin học hóa tập trung nhiềutrong đối tượng này, điều đó cho phép cuộc khảo sát diễn ra dễ dàng hơn trong việc đi lại,liên hệ, gửi bảng câu hỏi…

Nhu cầu và cách thức thu thập thông tin:

Những thông tin thứ cấp:

 Đây là nguồn thông tin dự định sẽ phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu về những vấn đề liênquan đến hoạt động quản trị logistics và áp dụng CNTT trong hoạt động này Nguồnthông tin này chủ yếu từ các sách tham khảo, các bài báo, các báo cáo, các trang webcó liên quan về vấn đề này.

 Phần tìm hiểu các DNVVN tại Tp.HCM cũng được tìm hiểu qua các trang web, xemnhư thông tin ban đầu.

Thông tin sơ cấp

 Phương thức thực hiện khảo sát chủ yếu bằng email, gửi thư bằng đường bưu điện (códán sẵn tem và bao thư cho hồi đáp), và một số phỏng vấn trực tiếp Ngoài ra, tác giảcũng tham khảo ý kiến chuyên gia về những kinh nghiệm trong phương pháp khảo sátvà một số khảo sát đã có sẵn.

 Từ những kết quả đạt được, tiến hành nhận xét, đánh giá mức độ tin học hóa củadoanh nghiệp và đề xuất giải pháp về vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngquản trị logistics.

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TRONG DN2.1.1 Định nghĩa quản trị Logistics trong DN

Một xu hướng kinh doanh rất phổ biến trong thời kì cạnh tranh tự do là DN rất quan tâmđến việc làm sao bán càng nhiều sản phẩm để đạt được lợi nhuận tối đa Tất cả sự “ưu ái”đều dành cho bộ phận kinh doanh hay chú trọng marketing nhiều hơn nữa để thâu tóm vàmở rộng thị phần cho DN, nhất là các DNVVN rất mong muốn có ngay một chỗ đứngtrên thị trường Sự phát triển của các thành phần kinh tế đang tăng nhanh về loại hình lẫnsố lượng đã làm cho việc giữ vững thị phần là điều không dễ, và mở rộng, chiếm lấy thêmmột thị phần càng khó khăn hơn Trong sự hữu hạn về thị trường tiêu dùng đó, một trongnhững cách hiệu quả nhất giúp các DN đạt mục tiêu lợi nhuận nên bắt đầu từ chính bảnthân nội bộ của mình, làm sao để kiểm soát hiệu quả và tiết kiệm chi phí, làm cho giá bánđến tay người tiêu dùng cuối cùng cạnh tranh hơn Như vậy, DN cần chú trọng đến cả đầura để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đồng thời phải biết cắt giảm chi phí không cần thiếtmà vẫn bảo đảm được hệ thống chạy tốt Xét đến khía cạnh đầu vào, DN cũng gặp khókhăn nhất định khi nguồn lực cho sản xuất như nhân lực, vật lực (nguyên vật liệu, máymóc thiết bị), tài lực (vốn, tiền mặt ) và đặc biệt là thời gian… có giới hạn Quản trịLogistics trong DN giúp DN trả lời cho bài toán tiết kiệm chi phí đầu vào và sử dụng cácnguồn lực sao cho tối ưu nhất Do vậy có rất nhiều định nghĩa về hoạt động quản trịLogistics nhưng nhìn chung các định nghĩa đều nên lên lợi ích thiết thực mà quản trị

Logistics mang lại Trong nghiên cứu của mình, sinh viên nhận thấy rằng: “Quản trị

Logistics trong DN bao gồm những hoạt động giúp tối ưu hóa về vị trị, thời gian, vậnchuyển và dự trữ nguồn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, ,thành phẩm từ nơi nhàcung cấp đến khách hàng của DN với tổng chi phí thấp nhất”

Với định nghĩa trên ta thấy quản trị Logistics là một chuỗi các hoạt động liên quan đếnnhiều bộ phận, phòng ban trong DN như bộ phận thu mua, quản lý nguyên vật liệu, bộphận kinh doanh, bộ phận quản lý kho Nếu trước đây mỗi phòng ban là một “ốc đảo”riêng biệt thì quản trị Logistics thiết kế và quản lý các hoạt động này một cách có khoahọc để cắt giảm những chi phí không cần thiết phát sinh trong mỗi phòng ban và giúp chobộ máy quản lý của DN hoạt động hiệu quả hơn, là cơ sở quan trọng để DN nâng caonăng lực canh tranh.

2.1.2 Vai trò của quản trị Logistics đối với DN

 Từ định nghĩa của quản trị Logistics cũng cho thấy rõ quản trị Logistics đóngvai trò quan trọng bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của DN với chi phí tiết kiệm.Từ đó, DN có thể cung cấp sản phẩm giá thành thấp hơn nhưng có chất lượng đáp ứngđúng hoặc hơn cả mong đợi của khách hàng.

Trang 6

 Mặt khác quản trị Logistics cũng giúp DN chủ động hơn trong việc chọn lựanguồn cung cấp, duy trì mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với nhà cung cấp và kháchhàng.

 Từ việc chủ động hơn trong khâu tìm nguyên vật liệu, quản trị Logistics đồngthời hỗ trợ trong việc lên kế hoạch sản xuất tốt hơn Sự kết hợp giữa hai khâu này giúpviệc sản xuất luôn ở mức ổn định.

 Ngoài ra quản trị Logistics hỗ trợ đắc lực cho chiến lược marketing, đặc biệt làmarketing hỗn hợp 4P (Product, Price, Place, Promotion), vì chỉ có quản trị Logistics hoạtđộng kết hợp chặt chẽ các phòng ban trong DN, đóng vai trò then chốt để đưa sản phẩmđến nơi cần đến vào đúng thời điểm thích hợp.

2.1.3 Nội dung của quản trị Logistics trong DN:

Trước hết quản trị Logistics trong DN là quản lý một quá trình xuyên suốt có sự kết hợphợp lý giữa các phòng ban để đạt được mục đích tối ưu của tổ chức Do vậy nội dung củaquản trị Logistics trong DN khá rộng bao gồm:

 Dịch vụ khách hàng Hệ thống thông tin Dự trữ

 Quản trị vật tư Vận tải

Định nghĩa:

Dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của công ty nhằm thỏa mãn các yêu cầucủa khách hàng liên quan đến thực hiện đơn hàng (từ lúc tiếp nhận, xử lý đơn hàng),những hoạt động đó có thể là: lập bộ chứng từ, xử lý, truy xuất đơn hàng, giải quyết cáckhiếu nại liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mãi mà DN cam kếtcung cấp cho khách hàng.

(Nguồn: Tác giả PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Quản trị Logistics NXB Thống Kê 2006)

Như vậy dịch vụ khách hàng có liên quan đến rất nhiều yếu tố Nhìn chung sẽ được chiathành ba nhóm:

Trang 7

 Trước giao dịch Trong giao dịch Và sau giao dịch

Chi tiết của từng yếu tố được mô tả qua hình sau:

(Nguồn: Tác giả PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Quản trị Logistics NXB Thống Kê 2006)

2.1.3.b Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin được xem là mạch máu của DN, hãy tưởng tượng nếu thông tin khôngđược trao đổi lẫn nhau thì việc ra quyết định trong chính từng phòng ban gặp rất nhiềukhó khăn Một ví dụ đơn giản là, bộ phân kinh doanh khi tiếp nhận đơn đặt hàng củakhách hàng, nếu không có thông tin về tình hình hàng hóa trong kho, tình hình của sảnxuất, hoặc thông tin về mối quan hệ giữa DN và khách hàng đó, bộ phận kinh doanhkhông thể tự mình đưa ra quyết định có chấp nhận đơn hàng hay không Thông tin chínhlà cơ sở để đưa ra quyết định và rõ ràng thông tin càng nhiều việc ra quyết định càngthuận lợi hơn.

Như ta đã biết nhiều dữ liệu và sự kiện khi được sắp xếp và nhìn nhận một cách có hệthống sẽ tạo ra những thông tin giá trị Giá trị của thông tin tùy thuộc rất nhiều vào khảnăng của người dùng dữ liệu để tạo ra thông tin Trước đây, để thu thập dữ liệu DN ghi

Hình 1: Các yếu tố của dịch vụ khách hàngCác yếu tố trước

giao dịch:

Xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng

Giới thiệu các dịch vụ cho khách hàngTổ chức bộ máy thực hiện

Phòng ngừa rủi roQuản trị dịch vụ

Các yếu tố trong giao dịch:

Tình hình dự trữ hàng hóaThông tin hàng hóa

Tính ổn định của quá trình thực hiện đơn hàng

Khả năng thực hiện các chuyến hàng đặc biệt

Khả năng điều chuyển hàng hóa

Thủ tục thuận tiệnSản phẩm thay thế

Các yếu tố sau giao dịch:

Lắp đặt, bảo hành sửa chửa và các dịch vụ khác

Theo dõi sản phẩm

Giải quyết than phiền, khiếu nại, trả lại sản phẩmCho khách hàng mượn sản phẩm

Chăm sóc khách hàng, duy trì và phát triển, duy trì mối quan hệ với khách hàng

Trang 8

chép lại dữ liệu, sự kiện, hoạt động bằng một hệ thống sổ sách, và thực hiện chế độ báocáo để có thông tin nhằm phân tích hoạt động trong quá khứ, lập kế hoạch cho tương lai,… và rất nhiều quyết định khác Việc này đã khiến DN gặp phải một số vấn đề:

 Gây mất thời gian khi phải ghi chép khối lượng lớn dữ liệu

 Tốn không gian để lưu trữ sổ sách giấy tờ, dữ liệu có thể bị mất hoàn toàn khixảy ra sự cố hỏa hoạn

 Thời gian để có thông tin cần tìm không nhanh chóng

 Việc ghi chép dữ liệu để báo cáo có thể xảy ra sai sót, có thể xảy ra chỉnh sửasố liệu.

Và máy tính đã giúp DN giải quyết phần lớn các vấn đề trên Máy tính giảm tối đa khônggian lưu trữ dữ liệu, truy tìm, sao chép dữ liệu nhanh và chính xác, có nhiều biện pháp đểbảo mật dữ liệu và khả năng mất dữ liệu thấp nếu thường xuyên thực hiện sao lưu dữ liệu.Trong quản trị Logistics, thông tin được sử dụng có liên quan đến thông tin của rất nhiềuphòng ban, cụ thể là thông tin tại bộ phận Logistics, kĩ thuật, kết toán - tài chính,marketing, sản xuất, kinh doanh, kho, bến bãi, vận tải…Các thông tin của những bộ phậnđó nếu được kết nối chặt chẽ với nhau, sẽ hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định của từng bộphận đặc biệt là bộ phận xử lý đơn hàng của khách hàng Chu trình xử lý một đơn hàngtrong một DN có thể qua những khâu sau:

(Nguồn Tác giả PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Quản trị Logistics NXB Thống Kê 2006

Chuyển đơn đặt hàng

Kế hoạch sản xuất Kiểm tra công nợ

Danh mục hàng hóa

sẵn có

Thực hiện đơn hàng

Kế hoạch chuyển hàng

Chuẩn bị xuất kho Vận chuyển

hàng hóa Giao hàng cho

khách hàng Khách hàng

đặt hàng

Sản xuất

Hóa đơn

Chứng từ vận tải Đơn đặt

hàng

Hồ sơ danh mục hàng

hóa Nhận đơn

hàng

Hình 2: Đường đi của một đơn hàng

Thông tin trực tiếpThông tin gián tiếp

Trang 9

Hình trên cho thấy đường đi của một đơn hàng qua rất nhiều khâu xử lý, cần nhiều thôngtin liên quan Do vậy cách thức xử lý thông tin có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chu trình xửlý đơn đặt hàng, Nếu thực hiện một hệ thống sổ sách ghi chép như cách truyền thống,chắc chắn không thể nào rút ngắn được thời gian xử lý Trong khi đó với sự trợ giúp củamáy tính và nếu các thao tác xử lý được tiến hành trên một chương trình phần mềmchuyên dụng, các công đoạn được rút ngắn thời gian rất đáng kể Phần này sẽ được trìnhbày rõ hơn trong mục III.

2.1.3.c Dự trữ

Dự trữ (NVL, bán thành phẩm, thành phẩm) là một thành phần quan trọng của quản trịLogistics trong DN, dự trữ góp phần nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng,giảm thiểu rủi ro khi có biến động thị trường về giá cả, nhu cầu, xu hướng (tăng/giảm).Nhưng dự trữ đồng thời cũng gây ảnh hưởng làm tăng chi phí kho bãi, bảo quản, hư hao,mất mát, tính hiệu quả sử dụng vốn…Tuy vậy để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liêntục cần phải dự trữ một lượng nhất định nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thànhphẩm Sự tích lũy, ngưng đọng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… ở mỗigiai đoạn vận động của quá trình Logistics như vậy được gọi là dự trữ Chi phí dự trữ làmtăng thêm giá trị trên mỗi đơn vị thành phẩm Do vậy quản trị Logistics tốt cần phải thựchiện tổ chức dự trữ hợp lý một mặt đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, mặt khácbảo đảm chi phí dự trữ là thấp nhất.

2.1.3.d Quản trị vật tư

Nguồn lực sử dụng, những yếu tố đầu vào luôn có mức giới hạn, nên quản trị vật tư có vaitrò quan trọng trong quản trị Logistics Mặc dù quản trị vật tư không tác động trực tiếpđến người tiêu dùng cuối, nhưng chất lượng của quản trị vật tư có ảnh hưởng đến chấtlượng dịch vụ khách hàng, quản trị vật tư không tốt sẽ tác động ngay từ khâu đầu vào thìquá trình sản xuất khó hứa hẹn cho ra một sản phẩm đạt chất lượng như thiết kế ban đầuhoặc là cam kết chất lượng của DN với khách hàng Từ đây sẽ kéo theo hàng loạt các vấnđề hàng bị trả lại, chỉnh sửa, trễ hẹn giao hàng… làm mất uy tín của DN Thêm nữa khixảy ra sai sót, mắc lỗi thì nhiều khả năng DN phải ngừng chuyền sản xuất gây gián đoạnsản xuất thì thiệt hại sẽ nặng nề hơn do vậy DN cần phải làm đúng ngay từ đầu mà cụ thểlà công việc quản trị tốt đầu vào của mình.

2.1.3.e Vận tải

Vận tải giúp cho việc vận chuyển NVL từ nhà cung cấp đến đơn vị sản xuất hay nhàmáy sản xuất và phân phối thành phẩm kịp thời đến khách hàng (đại lý, nhà bán lẻ, ngườitiêu dùng cuối) theo lộ trình định trước và cam kết của DN Tùy theo sản phẩm DN sảnxuất mà DN lựa chọn hình thức vận chuyển cho hợp lý Ngoài ra trong khâu quản trị đầuvào của DN vận tải cũng đóng vại trò quan trọng, làm sao để đưa nguyên liệu, bán thànhphẩm vào kịp quá trình sản xuất liên tục Ngày nay, các DN có xu hướng sử dụng dịch vụ

Trang 10

bên ngoài để thực hiện khâu này Các dịch vụ vận tải có thể giúp DN không cần phải đầutư nhiều vào khâu chuyển hàng, thủ tục hải quan, do vậy DN có thể hoàn toàn tập trungvào công việc sản xuất chính Thậm chí, chi phí sử dụng dịch vụ của DN còn thấp hơnkhi các công ty dịch vụ tận dụng được tính kinh tế về quy mô

Do vậy quản trị Logistics cần cân nhắc các hình thức vận chuyển và quyết định tựmình thực hiện hay thuê ngoài Một quyết định tốt của công tác quản trị Logistics có thểgiúp giảm thiểu chi phí đồng thời tinh gọn bộ máy hoạt động của DN.

2.1.3.f Kho bãi

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên liệu, bánthành phẩm, thành phẩm…và cung cấp những thông tin về tình trạng và vị trí hàng hóatrong kho.

Vai trò của quản trị Logistics trong DN là giúp thiết kế lựa chọn vị trí của nhà kho saocho chi phí vận chuyển là thấp nhất Ví dụ nhà kho chứa nguyên vật liệu, bán thành phẩmcần bố trí gần nhà xưởng, nơi sản xuất hoặc thậm chí ngay trong nhà xưởng Đối với cácthành phẩm thì tuy theo mạng lưới kênh phân phối mà có sự bố trí nhà kho hợp lý giúpđáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

2.1.3.g Quản trị chi phí

Theo kết quả của các nhà nghiên cứu thì chi phí Logistics có thể vượt quá 25% chi phí sản

xuất (Nguồn: Tác giả PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Quản trị Logistics NXB Thống Kê 2006)

Điều đó một lần nữa khẳng định quản trị Logistics tốt có thể tiết kiệm một chi phí đáng kểlà cơ sở để giảm giá thành nâng cao tính cạnh tranh của DN Khi phân tích tổng chi phíLogistics ta có:

 Chi phí phục vụ khách hàng Chi phí vận tải

 Chi phí kho bãi

 Chi phí giải quyết đơn hàng và hoạt động hệ thống thông tin Chi phí sản xuất thu mua

 Chi phí dự trữ

Quản trị Logistics có vai trò phối hợp hoạt động của các bộ phận để giảm thiểu cácthành phần chi phí trên Thêm nữa, hoạt động Logistics và chi phí Logistics có liên hệ mậtthiết với nhau vì chính hoạt động nên phát sinh chi phí, do đó chúng có tác động ảnhhưởng lẫn nhau Nhà quản trị Logistics phải có khả năng cân bằng hai yếu tố này để đạtđược mục đích của tổ chức.

2.2 CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LOGISTICS

Logistics bao gồm quản lý đơn hàng, hàng hóa, vận tải và kết hợp với lưu kho, dỡhàng, đóng gói, tất cả được tích hợp thông qua một mạng lưới được thiết kế sẵn Mục tiêucủa Logistics là hỗ trợ thu mua, sản xuất và đáp ứng yêu cầu trong vận hành Trong một

Ngày đăng: 28/11/2012, 12:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
1.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (Trang 3)
Chi tiết của từng yếu tố được mô tả qua hình sau: - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
hi tiết của từng yếu tố được mô tả qua hình sau: (Trang 7)
Hình 2: Đường đi của một đơn hàng - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
Hình 2 Đường đi của một đơn hàng (Trang 8)
Hình 3: Chuỗi giá trị của Logistics trong DN - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
Hình 3 Chuỗi giá trị của Logistics trong DN (Trang 11)
Máy móc-Máy tính, màn hình, ổ đĩa từ, máy in, máy quét… Phương tiện-Đĩa mềm, băng từ, đĩa quang, thẻ từ, mẫu tài liệu… - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
y móc-Máy tính, màn hình, ổ đĩa từ, máy in, máy quét… Phương tiện-Đĩa mềm, băng từ, đĩa quang, thẻ từ, mẫu tài liệu… (Trang 13)
Hình 5:Chức năng của HTTT qua bốn cấp độ quản lý - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
Hình 5 Chức năng của HTTT qua bốn cấp độ quản lý (Trang 15)
Hình 6: HTTT tích hợp - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
Hình 6 HTTT tích hợp (Trang 18)
Bảng 2: Một số HTTT hỗ trợ trong các lĩnh vực của DN - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
Bảng 2 Một số HTTT hỗ trợ trong các lĩnh vực của DN (Trang 19)
Hình 7: Mạng intranet và extranet trong DN - Khảo sát mức độ tin học hĩa trong quản trị logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh phần 2
Hình 7 Mạng intranet và extranet trong DN (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w